Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí

Đến năm 2008 thì tình hình lại trái ngược hoàn toàn, mặc dù so với năm 2006 và 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm. So với năm 2007 thì năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên là 280.597.918ngđ, với tỷ lệ tương ứng là 64,34%; ngược lại với doanh thu lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 1.026.785 ngđ tương ứng với tỷ lệ là 83,81%. Điều này tưởng chừng như là vô lý nhưng đây là một thực tế mà công ty đang lâm phải. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2008 công ty đi vay nợ quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình làm cho khoản lãi vay phải trả tăng lện và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2007 công ty chỉ vay 10.857.624 ngđ nhưng đến năm 2008 thì con số này là 68.885.150ngđ. Tương ứng với sự tăng vọt về vốn vay này là sự tăng lên của chi phí lãi vay từ 1.031.818 ngđ vào năm 2007 lên đến 5.313.776ngđ vào năm 2008. Với mức chi phí lãi vay quá lớn như vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống một cách nhanh chóng. Điều này cho thấy tình hình vốn của công ty đang thiếu trầm trọng và cơ cấu của công ty như năm 2008 là chưa hợp lý. Các khoản vay quá lớn cũng chứng tỏ rằng tình hình tài chính của công ty không được tốt, khả năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng cao.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở thực tập: CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XNK SẢN PHẨM CƠ KHÍ Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Mechanical Products Export – Import Limited Company, viết tắt là MECANIMEX, có trụ sở chính đóng tại số 37 – Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là chủ yếu và sản xuất công nghiệp. I Quá trình hình thành và phát triển Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí được thành lập dưới sự liên kết của một bộ phận của Công ty Machino và của Công ty Tocotap theo quyết định số 88/CT ngày 2/3/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 26/3/1985 theo giấy phép kinh doanh số 1.011.012/GP của Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim (sau này đổi thành Bộ công nghiệp, hiện nay Bộ Công nghiệp và sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương). Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí được thành lập lại theo Quyết định số 216QĐ/TCNSĐT ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Số ĐKKD 108242 ngày 20/05/1993 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp. Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp theo quyết định số 1171/GP/TCNSĐT ngày 27/10/1995 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ – CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí đã được chuyển đổi từ Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí (Mecanimex) theo QĐ số 120/2004/QĐ – BCN ngày 02/11/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Từ tháng 03/2004 Công ty tiếp nhận Nhà máy Quy chế Từ Sơn nhập vào Công ty theo Quyết định số 18/2004/QĐ – BCN ký ngày 09/03/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Nhà máy Quy chế Từ Sơn được thành lập năm 1963. Chuyên sản xuất các chi tiết lắp xiết theo tiêu chuẩn: TCVN, ISO, DIN, JIS, ASTM, BS... áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Sản phẩm chính của Nhà máy gồm: các loại bu lông, đai ốc, vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm lò xo từ M3 ÷ M80. Các loại bu lông, vít được chế tạo đạt cấp bền từ 4.6 đến 12.9, ren được chế tạo theo hệ Mét, hệ Anh, hệ Mỹ. Ngoài ra nhà máy còn sản xuất một số mặt hàng đặc biệt có chất lượng cao phục vụ cho các ngành chế tạo máy, đường sắt, đóng tàu, đường dây và trạm điện, dây chuyền sản xuất xi măng; bu lông, đai ốc vít, tắc kê ô tô; các chi tiết có ren cho xe đạp, xe máy, xe hơi... Sản phẩm của Nhà máy được sản xuất theo công nghệ tiên tiến theo dây chuyền Đập nguội tự động và Đập nóng khuôn kín; bảo vệ bề mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, nhúng kẽm nóng đạt chất lượng cao phục vụ nhiều công trình trọng điểm Quốc gia như: Đường ống dẫn dầu Bắc – Nam, công trình đường sắt thống nhất, công trình nhà máy thủy điện Hoà Bình, công trình đường dây tải điện 500 KVA, công trình đường Đèo Hải Vân, công trình toà nhà Quốc hội... Do tính chất là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty có chức năng và phương hướng thay đổi phù hợp với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thật vậy, trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1989, công ty chủ yếu kinh doanh theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủcác nước XHCN về các mặt hàng là sản phẩm của ngành cơ khí và luyện kim. Từ năm 1990 trở lại đây cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường công ty đã tự chủ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh của mình, không ngừng mở rộng danh mục xuất nhập khẩu sang các mặt hàng tiêu dùng và thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu khác. Với mục tiêu hoạt động của công ty là nhằm sử dụng có hiệu quả dòng vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không ngừng tăng thu ngoại tệ, thu hút thêm lao động xã hội góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động. Kết quả sau 23 năm hoạt động hiện nay công ty mecanimex là một trong những doanh nghiệp đạt doanh thu khá về kinh doanh thương mại và sản xuất công nghiệp trong Tổng công ty Máy và TBCN. Danh mục hàng xuất nhập khẩu được mở rộng, ngoài những mặt hàng truyền thống như các loại máy móc, thiết bị, vật tư hàng hoá phục vụ cho n gành cơ khí, luyện kim và hoá chất, công ty còn tiến sang xuất nhập khẩu các mặt hàng điện tử gia dụng và một số hàng tiêu dùng khác. Công ty còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như gia công, chế biến hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng trong nước, làm đại lý, kinh doanh dịch vụ, tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp. Hơn thế nữa thị trường hoạt động cũng được mở rộng, ngoài các thị trường cũ là LB Nga và các nước Đông Âu công ty hiện nay đã xâm nhập được vào các thị trường như: Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... II Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty. 1 Đặc điểm tổ chức quản lý. Mecanimex hoạt động theo cơ chế phân cấp hoạt động bao gồm cấp quản lý (giám đốc và các phó giám đốc) và cấp thực hiện (các phòng ban chức năng, chi nhánh và văn phòng đại diện). Hiện nay, công ty có tất cả 412 cán bộ công nhân viên, trong đó số người có trình độ đại học là 58 người. 1.1 Bộ phận quản lý. Đứng đầu công ty là giám đốc do Bộ chủ quản trực tiếp bổ nhiệm. Giám đốc điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước bộ chủ quản cấp trên và toàn thể cán bộ nhân viên của công ty. Giám đốc công ty được quyền tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh cho phù hợp với nhiệm vụ của công ty và qui định phân cấp quản lý của Bộ chủ quản và Tổng công ty. Giám đốc có hai phó giám đốc giúp việc, điều hành một hoặc một vài lĩnh vực của công ty theo sự phân cấp và uỷ quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. 1.2 Các phòng ban chức năng: * Văn phòng công ty: gồm hai bộ phận là hành chính quản trị và tổ chức nhân sự. - Bộ phận hành chính quản trị: có chức năng theo dõi các quy chế, chính sách của công ty, giám sát hoạt động kỷ luật, thu nhận thông tin và chính sách quốc gia để gửi về văn phòng. Đồng thời làm tất cả các công tác hành chính sự vụ của công ty như in ấn tài liệu văn phòng phẩm, phục vụ điều hành tổng đài và mạng lưới điện thoại quốc gia phục vụ công tác vận chuyển trong công ty. - Bộ phận tổ chức nhân sự: có chức năng theo dõi tình hình biến động về nhân sự của công ty, điều hành sắp xếp các vị trí của nhân sự trong công ty theo quyết định của giám đốc. * Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: là bộ phận kinh doanh chủ chốt của công ty. Bao gồm bộ phận kinh doanh ngoại và bộ phận kinh doanh nội. - Bộ phận kinh doanh ngoại: có nhiệm vụ giao dịch và ký kết hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu với các công ty nước ngoài, làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. - Bộ phận kinh doanh nội: có nhiệm vụ giao dịch và ký kết các hợp đồng mua bán, uỷ thác xuất nhập khẩu với các đơn vị kinh tế trong nước, đôn đốc khách hàng trong nước thực hiện giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lượng để hợp đồng được thực hiện tốt. * Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ theo dõi quản lý vốn để đề ra những chiến lược nhằm bảo toàn và phát triển vốn; tổng hợp tất cả các số liệu kế toán để có thể đưa ra tình hình lỗ, lãi của công ty. Làm các thủ tục thanh toán nội giữa Mecanimex với các đơn vị trong nước, thực hiện thanh toán ngoại giữa công ty với các công ty nước ngoài khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. 1.3 Chi nhánh và văn phòng đại diện. - Chi nhánh tại thành phố HCM: hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hiệu quả kinh doanh. - Văn phòng đại diện tại Hài Phòng: có nhiệm vụ thực hiện mọi thủ tục giao dịch nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. - Văn phòng đại diện tại LB Nga: thực hiện việc giao dịch với các công ty của Nga và các nước Đông Âu. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MECANIMEX Giám đốc Phó giám đốc phụ trách hành chính Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng tài chính kế toán Văn phòng công ty Phòng kinh doanh XNK Đại diện tại LB Nga Đại diện tại Hải Phòng Chi nhánh thành phố HCM Tổ chức nhân sự Hành chính quản trị Kinh doanh ngoại Kinh doanh nội 1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Xét về cơ cấu, bộ phận tài chính kế toán của công ty Mecanimex bao gồm: - Kế toán trưởng: đồng thời là trưởng phòng, là người chịu trách nhiệm chung về tài chính, kế toán của công ty. Kế toán trưởng có chức năng giúp giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty. Kế toán trưởng có hai phụ tá là kế toán phó giúp việc, kế toán phó còn dảm nhận các phần hành kế toán cụ thể như: một kế toán phó có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán như mở L/C, nhập khẩu hàng, thanh toán với khách hàng, thanh toán với khách hàng và theo dõi công nợ. Một kế toán phó còn lại theo dõi về chi phí và viết hoá đơn bán hàng. Các kế toán viên bao gồm kế toán phụ trách về thuế, công nợ phải thu, doanh thu tiêu thụ, kế toán phụ trách tổng hợp về các phần hành như tiền lương, TSCĐ, quỹ... của công ty. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Kế toán trưởng Phụ tá kế toán trưởng Xử lý số liệu bằng máy tính Kế toán thuế và tiêu thụ Kế toán trưởng tổng hợp (tiền lương, TSCĐ...) Hình thức tổ chức kế toán của công ty là hình thức nhật ký chứng từ. Quá trình thực hiện ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện trên máy tính. Kế toán tập hợp và phân loại các chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, hoá đơn, giấy báo Nợ, giấy báo Có, thông báo thuế... sau đó nhập chứng từ vào máy tính. Máy tính sẽ tự động thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ, lên các báo cáo tài chính theo quy định, lên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ cái tài khoản, lên các báo cáo công nợ và các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý khác của công ty. Niên độ kế toán bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử trong ghi chép kế toán của công ty là VNĐ. Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ lệ giá Ngân hàng bình quân ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Mecanimex Mecanimex là một doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước đầu tư vốn (ban đầu) thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn và tài sản do Nhà nước giao. * Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất đa dạng, gồm: Kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể: + Kinh doanh thương mại gồm các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau: - Kinh doanh xuất nhập khẩu (tự doanh và uỷ thác), các sản phẩm cơ khí, sản phẩm luyện kim, khoáng sản, máy móc, thiết bị phụ tùng cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải; Thiết bị dụng cụ y tế, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh và tin học... - Kinh doanh, sản xuất, trang trí nội ngoại thất, đồ gỗ gia dụng, gồm sứ, hàng dân dụng và tiêu dùng, hoá chất, hàng mỹ phẩm, phân bón, xăng dầu, chất dẻo. - Gia công các chủng loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như các loại sản phẩm gia dụng bằng kim loại (sắt thép), đồ gỗ (bàn ghế...). - Kinh doanh văn phòng, khách sạn, nhà ở, bất động sản, kho bãi, siêu thị, vận tải và giao nhận hàng hoá. Dịch vụ triển lãm thương mại về máy móc, thiết bị và hàng công nghiệp. Làm đại lý ký gửi hàng hoá... + Sản xuất công nghiệp gồm: Sản xuất cung cấp các loại bu lông đai ốc vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm lò xo từ M3 ÷ M80. Cấp bền bulông, vít đạt 4.6 ÷ 12.9 sản xuất các loại bulông, gu giông đặc biệt; các chi tiết có ren cho xe đạp, xe máy, xe ô tô... * Hoạt động kinh doanh của công ty có hai hình thức là: + Kinh doanh trực tiếp: xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh nội. Thực chất là thực hiện hợp đồng mua với khách hàng nước ngoài để tiêu thụ trong nước (NK) hoặc thực hiện việc thu mua hàng trong nước rồi hợp đồng bán cho nước ngoài (XK). Trên cơ sở phân tích kế hoạch kinh doanh và tình hình thị trường các cán bộ phòng kinh doanh nội và ngoại lên phương án kinh doanh có nêu rõ tên hàng cần nhập, xuất, số lượng, đơn giá, chi phí thu mua dự tính, lãi vay ngân hàng (nếu phải vay ngân hàng), thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu là hàng chịu thuế TTĐB), lãi dự tính đệ trình lên phó giám đốc phụ trách kinh doanh phê duyệt. Sau khi đã được phó giám đốc phê duyệt, phòng kinh doanh phê duyệt. Sau khi đã được phó giám đốc phê duyệt, phòng kinh doanh ngoại tiến hành ký kết hợp đồng ngoại với bên cung cấp hoặc bên tiêu thụ. + Kinh doanh gián tiếp: uỷ thác xuất nhập khẩu. Để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, công ty thực hiện dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu cho những đơn vị có nhu cầu nhưng không có điều kiện xuất nhập khẩu trực tiếp. Quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác công ty phải ký kết hai hợp đồng, một hợp đồng nội với đơn vị uỷ thác và một hợp đồng ngoại với đơn vị nước ngoài. Công ty thay mặt bên uỷ thác thực hiện giao dịch và làm thủ tục kê khai, nộp các loại thuế của hàng xuất nhập khẩu. Khi thực hiện xong hợp đồng ngoại thì một bộ chứng từ được chuyển giao cho đơn vị uỷ thác. Sau đó bên nhận uỷ thác và bên giao uỷ thác phải tiến hành quyết toán hợp đồng uỷ thác. Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động của công ty Mecanimex một số năm gần đây. Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công Mecanimex năm 2006, 2007, 2008. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Nguồn vốn kinh doanh BQ Ngđ 140.478.246 152.818.308 184.205.464 2. Vốn NSNN cấp bình quân Ngđ 25.127.785 37.584.388 42.628.702 3. D. thu bán hàng và cung cấp DV Ngđ 238.071.605 436.117.068 716.714.086 4. Doanh thu thuần Ngđ 238.039.427 435.694.293 716.714.086 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD Ngđ 52.006.124 737.033 -1.067.411 6. Tổng lợi nhuận trước thuế Ngđ 786.215 1.225.174 198.389 7. Tỷ suất LN VKD (trước thuế) % 37,02 0,48 -0,58 8. Tỷ suất LN VCSH (trước thuế) % 3,13 3,26 0,47 9. Thu nhập bình quân (đ/người) Ngđ 2.958 3.625 5.412 Qua bảng số liệu ở trên ta thấy doanh thu tiêu thụ của công ty liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng thêm 198.045.463ngđ với tỷ lệ tăng là 83,19%; năm 2008 so với năm 2007 doanh thu tăng thêm là 280.597.018ngđ với tỷ lệ tăng tương ứng là 64,34%. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thời gian vừa qua nhằm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ và nhận thêm nhiều hợp đồng uỷ thác để từ đó tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vụ của công ty tăng là do: thứ nhất do số lượng tiêu thụ của những mặt hàng truyền thống của công ty tăng vì thị trường tiêu thụ được mở rộng ra nhiều nước; thứ hai là công ty xuất hiện thêm sản phẩm mới vì thế lượng sản phẩm mới này được tiêu thụ cũng làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu vào phân tích từng lý do cụ thể. * Về sản phẩm, hàng hoá của công ty đã tăng lên rất nhiều về cả mặt số lượng và chất lượng. Trước đây công ty chỉ xuất khẩu các chủng loại máy công cụ, dụng cụ cầm tay, các loại khoá, cân và các loại sản phẩm cơ khí phục vụ cho lĩnh vực tiêu dùng khác, các loại sản phẩm gia dụng bằng kim loại, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu khác... máy móc thiết bị cho các lĩnh vực công nghiệp, y tế, xây dựng, giao thông vận tải tiêu dùng gia dụng như điều hoà không khí, máy giặt, máy bơm nước, nồi cơm điện, các đồ gia dụng khác... Cho đến khi công ty tiếp nhận nhà máy Quy chế Từ Sơn tử tháng 3/2004 thì danh sách các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty tăng thêm rất nhiều loại như: bulông, đai ốc, vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm lò xo từ M3 ÷M80. Các loại bulông, vít được chế tạo đạt cấp bền từ 4.6 đến 12.9. Ren được chế tạo theo hệ Mét, hệ Anh, hệ Mỹ. Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm, hàng hoá kinh doanh, hơn nữa cũng đã chú trọng hơn tới chất lượng hàng hoá, đặc biệt sản phẩm của nhà máy Từ Sơn được sản xuất theo công nghệ tiên tiến theo dây chuyền dập nguội tự động và dập nóng khuôn kín; bảo vệ mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, nhúng kẽm nóng đạt chất lượng cao vì vậy mà sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh rất cao, hấp dẫn được khách hàng, sẽ có nhiều khách hàng cả ở trong và ngoài nước mua hàng hoá của công ty làm cho khối lượng hàng tiêu thụ tăng lên, từ đó tăng doanh thu. * Về thị trường tiêu thụ: Từ khi thành lập công ty đã không ngừng phấn đấu trở thành một doanh nghiệp tin cậy đối với nhiều đối tác sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế, từ đó tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Khi mới thành lập thì công ty chủ yếu kinh doanh theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước XHCN về các mặt hàng là sản phẩm của ngành cơ khí luyện kim. Những năm đầu khi công ty được tự chủ hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình thì thị trường xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu chỉ có LB Nga và các nước Đông Âu. Nhưng cho đến nay nhờ sự nỗ lực không ngừng công ty đã mở rộng thị trường ra nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Canađa, Đức, Pháp... cụ thể: - Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thị trường trong nước của công ty là 77,4% cả nước, gồm nhiều tỉnh như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Lâm Đồng... Thị trường nước ngoài (xuất khẩu) chiếm 22,6% các quốc gia. - Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp thì sản phẩm của nó được tiêu thụ ở tất cả các tỉnh thành trong nước. Chất lượng hàng hoá thì tốt hơn; số lượng hàng hoá thì đa dạng, phong phú thị trường tiêu thụ được mở rộng là những yếu tố giúp cho công ty trong các năm vừa qua có thể tăng được lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu của công ty. Đây là hướng đi đúng đắn của công ty nên nó cần được khuyến khích phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tự hoàn thiện bản thân, hoàn thiện sản phẩm để từ đó đáp ứng được nhu cầu khách hàng tạo tiền đề cho việc tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ. Trong năm 2007, bên cạnh việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty còn sử dụng các khoản chi phí một cách hợp lý, hiệu quả, tạo điều kiện tăng lợi nhuận của công ty, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 438.959 ngđ, tỷ suất LN VCSH tăng từ 3,13 lên 3,26 chứng tỏ một đồng vốn chủ bỏ ra ở năm 2007 thu được nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm 2006. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên. Đến năm 2008 thì tình hình lại trái ngược hoàn toàn, mặc dù so với năm 2006 và 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm. So với năm 2007 thì năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên là 280.597.918ngđ, với tỷ lệ tương ứng là 64,34%; ngược lại với doanh thu lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 1.026.785 ngđ tương ứng với tỷ lệ là 83,81%. Điều này tưởng chừng như là vô lý nhưng đây là một thực tế mà công ty đang lâm phải. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2008 công ty đi vay nợ quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình làm cho khoản lãi vay phải trả tăng lện và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2007 công ty chỉ vay 10.857.624 ngđ nhưng đến năm 2008 thì con số này là 68.885.150ngđ. Tương ứng với sự tăng vọt về vốn vay này là sự tăng lên của chi phí lãi vay từ 1.031.818 ngđ vào năm 2007 lên đến 5.313.776ngđ vào năm 2008. Với mức chi phí lãi vay quá lớn như vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống một cách nhanh chóng. Điều này cho thấy tình hình vốn của công ty đang thiếu trầm trọng và cơ cấu của công ty như năm 2008 là chưa hợp lý. Các khoản vay quá lớn cũng chứng tỏ rằng tình hình tài chính của công ty không được tốt, khả năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng cao. Các tỷ suất LNVKD và LNVCSH đều giảm lại càng chứng tỏ rằng việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả. Cụ thể năm 2007 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0.48 đồng lợi nhuận, 1 đồng vốn chủ bỏ ra thì thu được 3.26 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008 các con số này lần lượt chỉ là -0.58 đồng và 0.47 đồng. Qua xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Mecanimex một số năm vừa qua cho thấy công ty phát triển không ổn định, năm 2007 công ty làm ăn rất tốt, có hiệu quả thì đến năm 2008 tình hình lại thay đổi hoàn toàn. Công ty lâm vào tình trạng thiếu vốn kinh doanh trầm trọng vì vậy phải đi vay quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Việc đi vay làm tăng các khoản nợ của công ty dẫn đến khả năng thanh toán của công ty giảm xuống, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn và đặc biệt là rủi ro tài chính tăng lên. Vấn đề đặt ra là phải xem xét lại việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty nhằm xác định một cơ cấu vốn hợp lý, biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, ổn định; nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tình hình tài chính của công ty lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh và vốn lưu động của công ty Mecanimex. Bảng Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Mecanimex Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Cuối năm 2007 Cuối năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TỔNG TÀI SẢN 148.106.559 100% 220.304.369 100% 72.197.810 0,00% A. Tài sản ngắn hạn 134.961.606 91,12% 188.077.515 85,37% 53.115.909 -5,75% B. Tài sản dài hạn 13.144.953 8,88% 32.226.854 14,63% 19.081.901 5,75% TỔNG NGUỒN VỐN 148.106.559 100% 220.304.369 100% 72.197.810 0,00% A. Nợ phải trả 86.560.965 58,45% 166.630.977 75,64% 80.070.012 17,19% I. Nợ ngắn hạn 82.540.092 95,35% 158.011.139 94,83% 75.471.047 -0,53% II. Nợ dài hạn 4.020.873 4,65% 8.619.838 5,17% 4.598.965 0,53% B. Nguồn vốn chủ sở hữu 61.545.594 41,55% 53.673.392 24,36% -7.872.202 17,19%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22763.doc
Tài liệu liên quan