Kết cấu và cơ sở số liệu: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Phát triển Tin học được lập theo quy định của Bộ tài chính ( mẫu số B01- DN) kết cấu bao gồm hai phần : tài sản và nguồn vốn, được sắp xếp theo kiểu một bên, phần tài sản xếp trước rồi tới phần nguồn vốn, hết mỗi phần đều có dòng tổng cộng .
Cơ sở để lập Bảng Cân đối kế toán năm 2008 là bao gồm:
Bảng Cân đối kế toán năm 2008( lấy số cuối kỳ)
Bảng Cân đối số phát sinh năm 2008
Các sổ kế toán liên quan
Một số tài liệu khác
Phương pháp lập củ thể:
Cột “ số đầu năm ” căn cứ vào cột “ số cuối năm ” của Bảng Cân đối kế toán được lập tại ngày 31/12/2008 để ghi vào chỉ tiêu tương ứng
Cột cuối kỳ căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh được lập vào ngày 31/12/2009, sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản được lập ngày 31/12/2009, tiến hành củ thể như sau:
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn ( mã số 100): Được lập bằng cách lấy tổng cộng số liệu của các mã số: mã số 110, mã số 120, mã số 130, mã số 140 và mã số 150 để ghi số tiền là: 3.264.369.329 đồng (xem phụ lục )
1. Tiền và các khoản tương đương tiền ( mã số 110): căn cứ vào số liệu là số dư cuối kỳ của sổ Cái tài khoản 111, sổ Cái tài khoản 112 để ghi số tiền là: 1.526.880.300 đồng.
2. Các khoản phải thu ngắn hạn ( mã số 130) được tổng hợp số liệu của các mã số 131, mã số 132, mã số 138,mã số139 để ghi số tiền là: 122.718.710 đồng. Trong đó mã số 138, mã số 139 không có số liệu.
Phải thu khách hàng (mã số 131) căn cứ vào số dư nợ trên sổ chi tiết phải thu khách hàng ( mở theo từng khách hàng) để ghi số tiền là: 106.855.220 đồng.
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH phát triển tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng và đường lối kinh doanh của công ty,tổ chức các hoạt động kinh doanh nghiên cứu phát triển, mở rộng đối tác, phát triển khách hàng và quyết định đầu tư.
Giám đốc
Nhiệm vụ:
Tổ chức điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty. Thay mặt công ty trực tiếp ký kết vào các giao dịch dân sự, pháp luật, hợp đồng kinh tế mua bán sản phẩm hàng hoá…với cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong mọi hoạt động của mình.
Phòng kinh doanh
Nhiệm vụ:
Kinh doanh phân phối: phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam với đại diện là các đơn vị tin học.
Kinh doanh bán lẻ: trở thành một địa chỉ tin cậy của khách hàng tiêu dùng với phưong châm: Chất lượng, dịch vụ, giá cả.
Thực hiện công việc kinh doanh theo đường lối của ban giám đốc.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá của công ty.
Nghiên cứu theo dõi diễn biến của thị trường , báo cáo ban giám đốc để kịp thời có phương hướng thích hợp.
Tìm kiếm và phát triển thị trường, xây dựng dự án, tư vấn thiết kế triển khai nhiều dự án lớn cho doanh nghiệp nhà nứơc, tư nhân nước ngoài.
Phòng tổng hợp
Nhiệm vụ:
Quản lý nhân sự, theo dõi đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự, quản trị tiếp nhận các công văn đến và đi, lo một số công việc về chính sách như vấn đề mang tính chất phục vụ tiếp khách những vấn đề liên quan thuần tuý về hành chính. Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao, tuyển dụng nhân viên, quản lý lao động.
Phòng kế toán
Nhiệm vụ:
Lập sổ sách kế toán và các công việc liên quan đến tài chính
Bộ phận phần mềm:
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu công nghệ mới,các công nghệ chuyên dùng, phát triển các phần mềm ứng dụng.
Phòng kỹ thuật
Nhiệm vụ:
Nhóm nghiên cứu phát triển và đào tạo: Nghiên cứu các công nghệ mới, các công nghệ chuyên dụng,tích hợp hệ thống nghiên cứu giải pháp. Đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như khách hàng.Tư vấn giải đáp cho khách hàng.
Nhóm triển khai và lắp đặt hệ thống:
- Cài đặt hệ thống
- Lắp đặt thiết bị
- Thi công mạng
Bộ phận bảo hành
Nhiệm vụ:
Tiến hành sửa chữa sản phẩm do công ty bán ra
Sửa chữa dịch vụ cho các sản phẩm đã hết hạn bảo hành
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ:
Phân phối, bán hàng cho những khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh.
PHẦN 2: HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN TIN HỌC
1. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
1.1. Hình thức kế toán mà đơn vị vận dụng
Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng:Theo hình thức chứng từ ghi sổ
Căn cứ để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt qua trước khi ghi sổ kế toán.
- Hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ sách sau:
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ Cái
+ Các sổ thẻ, kế toán chi tiết
- Về sổ kế toán chi tiết thì kế toán mở các sổ kế toán chi tiết như:
+ Sổ chi tiết tài khoản: 133,131,141,331,156,3331,311,..
+ Sổ theo dõi tăng , giảm tài sản cố định
- Về sổ tổng hợp thì công ty có:
+ Bảng cân đối số phát sinh
+ Sổ Cái
- Tổ chức báo cáo tại công ty: Công ty lập báo cáo tài chính theo năm cho cơ quan thuế , cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê. Báo cáo tài chính quy định cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo QĐ 48 bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
+ Ngoài ra phải lập thêm biểu phụ là Bảng cân đối tài khoản
Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Phát triển Tin học đựơc thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ2 : Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu:
1.2.Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
Sơ đồ3: Tổ chức phòng kế toán tại Công ty
Kế toán trưởng
(Kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán viên
Thủ quỹ
Thủ kho
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán của công ty trước giám đốc. Giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính và theo dõi trực tiếp: Nguồn vốn và TSCĐ của Công ty, kế toán các nhiệm vụ tiêu thụ, kết qủa và thu nhập. Kế toán trưởng ghi chép phản ánh tổng quát tình hình tài sản và hoạt động của đơn vị, có nhiệm vụ ghi sổ, lập báo cáo tài chính. Giúp kế toán viên theo giõi và hạch toán các nghiệp vụ.
- Kế toán viên: thực hiện ghi chép các chứng từ ban đầu, mở các sổ, thẻ chi tiết để phản ánh số liệu phát sinh. Giữ các sổ sách bảng biểu liên quan, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, TGNH, theo dõi các nghiệp vụ thanh toán công nợ, đối chiếu công nợ, các khoản lương và trích theo lương…
- Thủ kho: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn của hàng hoá.
- Thủ quỹ: Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi tiền cho các nghiệp vụ liên quan đến thu chi.Đối chiếu quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt bằng số dư trên sổ sách.
1.3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng VN
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh Nghiệp vừa và nhỏ
Hình thức kế toán áp dụng : theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Phương thức kế toán áp dụng
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối năm:
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ): Kê khai thường xuyên
Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Khấu hao theo đường thẳng
Nguyên tắc ghi nhận chi phí vay: Ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm khi phát sinh
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệnh tỷ giá hối đoái: Ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhân doanh thu: Tuân thủ đầy đủ 5 diều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14" Doanh thu và thu nhập khác
2. Các phần hành hạch toán kế toán trong Công ty TNHH Phát triển Tin học
2.1. Kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một trong hai bộ phận của kế toán doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán tài chính. Kế toán quản trị cung cấp thông tin để giúp nhà quản trị đưa ra quyết đinh đúng đắn.
Tại Công ty TNHH Phát triển Tin học, do đặc điểm của công ty là doanh nghiệp nhỏ và vừa lượng nhân viên ít, nên kế toán quản trị và kế toán tài chính đều phải kiêm nhiệm, họ phải đưa ra các báo cáo, các thông tin mà nhà quản trị yêu cầu.
Tại công ty không tổ chức cụ thể kế toán quản trị như kế toán tài chính, mà từng kế toán sẽ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết khi nhà quản trị yêu cầu thuộc phần việc của mình.
2.2. Hạch toán kế toán tài chính tại Công ty TNHH Phát triển Tin học
2.2.1. Hạch toán kế toán tài sản cố định
2.2.1.1. Hiện trạng Tài sản cố định tại công ty
Bảng 3: Bảng thống kê Tài sản cố định của công ty
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Đơn vị :VN đồng
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Giá trị còn lại
I.Máy móc thiết bị
741.214.632
20.228.069
II. Phương tiện vận tải
- Xe ôtô Doblo
- Xe tải
640.090.091
358.400.000
281.690.091
20.110.000
12.896.000
7.214.000
Tổng tài sản cố định
1.381.304.723
40.338.069
( Nguồn: phòng kế toán)
2.2.1.2 Sơ đồ ghi sổ kế toán Tài sản cố định:
Sơ đồ 4: Sơ đồ ghi sổ kế toán Tài sản cố định
Chứng từ tăng giảm và khấu hao tài sản cố định
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK 211, TK214
Sổ cái TK 211,TK214
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi hàng tháng:
Đối chiếu:
2.2.1.3.Phân loại TSCĐ tại công ty
TSCĐ hữu hình:
Máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý
Phương tiện vận tải
TSCĐ vô hình:
Quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh
2.2.1.4.Các chứng từ tăng giảm TSCĐ
Các chứng từ tăng, giảm Tài sản cố định Công ty sử dụng:
- Quyết định của giám đốc về việc tăng giảm TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT
- Biên bản kiểm nghiệm
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
- Phiếu thu, Phiếu chi, giấy báo Nợ, Có
2.2.1.5. Đánh giá TSCĐ
Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tùy từng loại TSCĐ mà công ty có cách thức khác nhau.
Nguyên giá TSCĐ = Giá thực tế + Chi phí có liên quan
Trên cơ sở nguyên giá, giá trị hao mòn, kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ khi đã sử dụng theo công thức sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
2.2.1.6. Hạch toán kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ
Công ty sử dụng tài khoản 211,tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 vì công ty không có TSCĐ thuê tài chính
Tk 2111 TSCĐ hữu hình
Tk 2113 TSCĐ vô hình
Kế toán ghi chép, hạch toán tăng TSCĐ trên cơ sở chứng từ ban đầu như: hợp đồng mua bán, hoá đơn, biên bản bàn giao, các chứng từ liên quan đến chi phí vận chuyển ( nếu có).
Trường hợp: Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ hữu hình
Trích nghiệp vụ tăng TSCĐ: Trên cơ sở những biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu số 01- TSCĐ và các chứng từ liên quan, kế toán mở sổ hạch toán chi tiết theo từng đối tượng TSCĐ. Trong tháng 8 năm 2008 Giám đốc công ty quyết định mua một số thiết bị văn phòng của đơn vị bạn với số tiền nguyên giá là: 37.225.300 đồng tiền mua hàng Công ty thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán số: 10, Hóa đơn GTGT số 02589, biên bản giao nhận TSCĐ số 07 và biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán tập hợp chứng từ, ghi chép các sổ có liên quan và hạch toán TSCĐ.
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01-GTKL-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số 02589
Liên 2: giao cho khách hàng
Ngày 28 tháng 8 năm 2008
Đơn vị bán hàng: Công ty Tin học Mai hoàng
Địa chỉ: Số 9- Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Số tài khoản: 0541100690005 tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân đội Hà Nội
Điện thoại: 04.35377108
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty TNHH và phát triển Tin học
Địa chỉ: khu A76, ngách 3, Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng MS: 0100513647
stt
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Máy điều hoà Sam Sung
cái
1
10.487.600
10.487.600
2
Máy vi tính
Cái
1
7.000.000
7.000.000
3
Máy in DNA
cái
1
7.362.700
7.362.700
4
Máy Photocopy Tosiba
cái
1
12.375.000
12.375.000
Cộng tiền hàng: 37.225.300
Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 3.722.530
Tổng cộng tiền thanh toán: 40.947.830
Số tiền viết bằng chữ: (Bốn mươi triệu chín trăm bốn mươi bảy nghìn tám trăm ba mươi đồng chẵn)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
- Khi tiến hành giao nhận 2 bên lập Biên bản giao nhận :
Công ty TNHH Phát triển Tin học Mẫu số 01-TSCĐ
Địa chỉ:Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
TÀI SẢN
Hôm nay ngày 30 tháng 08 năm 2008 tại văn phòng Công ty TNHH Phát triển Tin học.
Thành phần gồm:
Bên A: Công ty TNHH Phát triển Tin học ( Bên mua)
Địa chỉ: Khu A76, ngách 3, Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội
Do ông ( bà ): Nguyễn văn Tạo C vụ: P.Giám đốc- làm đại diện
Bên B: Công ty Tin học Mai hoàng
Địa chỉ: Số 9, Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Bên B đã bàn giao và trang bị cho bên A gồm:
TT
Tên hàng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
1
2
3
1
Máy điều hòa SamSung
1
10.487.600
10.487.600
2
Máy vi tính và máy in ĐNA
1
14.362.700
14.362.700
3
Máy photocopy Tosiba
1
12.375.000
12.375.000
Tổng cộng
37.225.300
Thủ trưởng Kế toán trưởng Người nhận Người giao
Công ty TNHH Phát triển Tin học Mẫu số 12- TSCĐ
Địa chỉ:Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm Ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC
ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số:51
Ngày 30 tháng 8 năm 2008
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số:10 ngày 30 tháng 8 năm 2008
Tên, ký hiệu ,mã , quy cách TSCĐ…số hiệu TSCĐ…….
Nước sản xuất……Năm sản xuất…….
Bộ phận quản lý, sử dụng: Văn phòng Công ty. Năm đưa vào sử dụng 2008
Công suất(diện tích) thiết kế……
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày…. Tháng….năm….
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn tài sản cố định
Ngày tháng năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
19/8/07
Máy điều hòa Samsung
10.487.600
19/08/07
Máy vi tính và máy in ĐNA
14.362.700
19/08/07
Máy photocopy
12.375.000
Căn cứ vào hóa đơn và biên bản giao nhận cùng các chứng từ có liên quan, kế toán viên lập chứng từ ghi sổ sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp kiêm kế toán trưởng ký duyệt vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi sổ cái tài khoản sau đó chuyển cho kế toán viên vào các sổ chi tiết.
2.2.1.7. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Trường hợp TSCĐ tăng:
Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm như đã trình bày ở trên:
- Ghi sổ đăng ký và sổ chi tiết TSCĐ
Căn cứ vào các chứng từ giao nhận TSCĐ, kế toán công ty mở sổ đăng ký TSCĐ và sổ chi tiết TSCĐ.
Công ty TNHH Phát triển Tin học
SỔ ĐĂNG KÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tháng 8 năm 2008
TT
Tên TSCĐ
Nước SX
Nguyên giá
Năm sử dụng
Số khấu hao
Số khấu hao 1 năm
Ghi chú
1
Máy điều hòa Samsung
10.487.600
2007
2
Máy vi tính và máy in ĐAN
14.362.700
2007
3
Máy photocopy
12.375.000
2007
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc về TSCĐ phát sinh. Kế toán vào chứng từ ghi sổ theo mẫu sau:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số :20
Tháng 8 năm 2008
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu Tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
…..
152
19/8
…….
- Mua máy điều hòa Samsung
…..
211
…..
112
10.487.600
…..
152
19/8
Máy tính và máy in ĐNA
211
112
14.362.700
152
19/8
Máy photocopy Tosiba
211
112
12.375.000
Kèm theo ba bộ chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên ) ( ký, họ tên)
Sau khi phản ánh chứng từ ghi sổ về tăng TSCĐ sau đó vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ TSCĐ.(Định kỳ 10 ngày/ lần)
Cuối tháng khóa sổ. Cộng số liệu trên các chứng từ ghi sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ …ghi sổ với các sổ chi tiết TSCĐ, sổ bảng tổng hợp TSCĐ…và lấy số liệu tổng cộng của chứng từ ghi sổ vào sổ cái.
2.2.1.8. Kế toán khấu hao TSCĐ
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hiện đang áp dụng tại công ty: TSCĐ trong công ty được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Xác định mức khấu hao hàng năm theo công thức:
Mức khấu hao năm cho một loại TS= Giá trị của TSCĐ/ số năm sử dụng
Kế toán tổng hợp khấu hao:
Tài khoản kế toán: Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao TSCĐ kế toán Công ty sử dụng TK 214 “ hao mòn TSCĐ”.
Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ , mức trích khấu hao tháng trước, tình hình và hồ sơ, chứng từ biến động tăng, giảm TSCĐ trong tháng trước, tỷ lệ khấu hao từng loại tài sản, kế toán tiến hàng tính khấu hao.
2.2.1.9. Hạch toán sửa chữa Tài sản cố định
Ở công ty không phát sinh những nghiệp vụ sửa chữa nâng cấp tài sản cố định, những nghiệp vụ kế toán sửa chữa tài sản cố định thông thường phát sinh được hạch toán vào Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng là:
- Tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Tài khoản 111 “ Tiền mặt”
- Tài khoản 112 “ Tiền gửi ngân hàng”
Chứng từ sử dụng: Các phiếu thu, phiếu chi, Hóa đơn GTGT của dịch vụ ( nếu có)
2.2.2. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
2.2.2.1. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu
Công ty TNHH Phát triển Tin học là công ty thương mại và sản xuất phần mềm gia công, không giống những công ty sản xuất hàng hóa khác. Nên công ty không phải hạch toán kế toán nguyên vật liệu.
2.2.2.2. Hạch toán công cụ dụng cụ
Tài khoản phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của công cụ dụng cụ tại công ty là Tài khoản 153 “ Công cụ, dụng cụ”
Các chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ thẻ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp xuất tồn, Biên bản kiểm nghiệm
Sơ đồ 5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán Công cụ, dụng cụ
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp xuất, tồn
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Đối chiếu:
2.2.3.Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.3.1.Phương pháp xây dựng quỹ lương tại công ty
Quỹ lương của Công ty là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên của công ty. Hiện nay công ty xây dựng quỹ lương trên tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là 22%.
Hàng tháng sau khi tổng hợp toàn bộ doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sẽ lấy tổng doanh thu đó nhân với 22% sẽ ra quỹ lương của công ty trong tháng đó.
Ví dụ: Doanh thu tháng 12 năm 2009 của Công ty là 302.096.795 đồng, thì quỹ lương của công ty là: 302.096.795 *22% = 66.461.295đồng.
Hàng tháng công ty sẽ tính ra thưởng cho CNV lấy từ quỹ thưởng , khoản tiền thưởng này góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho lao động, khuyến khích hăng say trong công việc. Tiền thưởng của công ty được tính 15% trên tổng quỹ lương: 15%*66.461.295=9.969.194 đồng.
2.2.3.2.Nguyên tắc trả lương và phương pháp trả lương
Ở Công ty, việc chi trả lương đều do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ các chứng từ “Bảng thanh toán tiền lương” và “ Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản khác cho nhân viên trong công ty.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Theo quy định của nhà nước thì hệ số lương của các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp như sau:
Đối với bậc đại hoạc là 2,34
Đối với bậc cao đẳng là 2,1
Đối với bậc trung cấp là 1,86
Và mức lương cơ bản là : 800.000đồng
Hệ số phụ cấp:
Giám đốc; 0.6
Phó giám đốc : 0.4
Trưởng phòng: 0.3
Phó trưởng phòng: 0.2
Ví dụ: Nhân viên Nguyễn thị Hường thuộc bộ phận kế toán trong tháng 12 năm 20009 làm được 27 ngày công, do là trưởng phòng nên sẽ có hệ số phụ cấp là 0.3, hệ số lương là 2,34. Vậy tháng lương của Nguyễn thị Hường là:
LCB=800.000*(2,34+0,3)*27/27= 2.112.000 đồng
2.2.3.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản kế toán chủ yếu như sau:
- Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
- Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác
- Tài khoản 335: Chi phí phải trả
Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hợp đồng lao động
- Phiếu thu, phiếu chi
- Bảng thanh toán trợ cấp BHXH
2.2.3.4..Sơ đồ ghi sổ kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương
Sơ đồ 6: Sơ đồ ghi sổ kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương
Các chứng từ gốc: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán BHXH
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK
Sổ cái TK 334, TK 338
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Đối chiếu:
2.2.3.5.Trình tự luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 7: Luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương
Bảng thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Bảng chấm công
Ý kiến phê duyệt của giám đốc
Phiếu chi
Cuối tháng kế toán lập bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận rồi chuyển cho kế toán trưởng ký , sau đó chuyển cho giám đốc ký duyệt.
Khi giám đốc đã ký duyệt thì lúc bấy giờ thủ quỹ mới lập phiếu chi để chi lương cho cán bộ công nhân viên.
BẢNG CHẤM CÔNG PHÒNG KẾ TOÁN
Tháng 12 năm 2009
stt
Họ và tên
Cấp bậc lương
Ngày trong tháng
Số công lương thời gian
Số công nghỉ việc hưởng 100%
Số công hưởng BHXH
1
2
3
4
…
30
31
1
Nguyễn Thị Hường
(2,34+0,3)
x
x
x
x
..
x
x
27
2
Nguyễn Xuân Lan
2,1
x
x
x
x
..
x
x
27
3
Bùi Minh Hoa
1,8
x
x
x
x
…
x
x
27
(Nguồn phòng kế toán)
2.2.3.6. Hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty
4 Quỹ BHXH: được tính là 20% trên tổng quỹ lương, trong đó 15% tính vào chi phí kinh doanh của Công ty, 5% do người lao động góp vào trừ vào lương. Công ty sẽ nộp hết 20% cho cơ quan bảo hiểm.
Ví dụ: Nguyễn Thị Hường thuộc phòng kế toán cuối tháng kế toán tính ra số tiền lương là: 2.112.000 đồng, vậy số tiền mà Hường phải nộp BHXH là:
2.112.000x 5%= 105.600 đồng
Còn tiền BHXH mà công ty phải chịu vào chi phí là:
2.112.000x 0,15= 316.800
4 Quỹ BHYT: được tính 3% trên tổng quỹ lương trong đó
-2% tính vào chi phí của công ty
-1% tính vào lương của công nhân viên
Ví dụ: Nhân viên Hường với số lương là :2.112.000 đồng thì số tiền mà Hường phải nộp BHYT là 21.120 đồng
Còn 2% công ty tính vào chi phí
4 KPCĐ: được tính 2% trên tổng lương, được tính hết vào chi phí.
2.2.4. Hạch toán kế toán chi phí thu mua và tính giá thành hàng hóa
2.2.4.1. Tài khoản và chứng từ, sử dụng
Tài khoản sử dụng :
- Tài khoản 1561 “ Hàng hóa”
- Tài khoản 1562 “ Chi phí vận chuyển hàng hóa”
Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn mua hàng ( Hóa đơn GTGT)
- Hóa đơn vận chuyển ( nếu có)
- Phiếu nhập kho
2.2.4.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành
Hàng hóa là các loại sản phẩm công ty mua về với mục đích để bán buôn và bán lẻ. Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm : Giá mua theo hóa đơn và chi phí thu mua hàng hóa
Kế toán nhập xuất tồn, hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc.
Giá gốc mua và bao gồm giá mua theo hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ) và các chi phí phát sính trong quá trình thu mua, vận chuyển bốc dỡ, bảo quản từ nơi mua về doanh nghiệp.
Phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, thì chi phí thu mua vận chuyển hàng bán đựơc phân bổ cho số hàng đã xuất bán.
2.2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
2.2.5.1. Kế toán bán hàng
Sơ đồ 8:Sơ đồ ghi sổ kế toán bán hàng tại Công ty
Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT
Sổ chi tiết, Thẻ kho, Báo cáo bán hàng
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ TK 511
Sổ Cái TK 511
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Đối chiếu:
¬Chứng từ, sổ sách tài khoản sử dụng
- Chứng từ kế toán: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT(hoá đơn mua bán hàng hoá)
- Tài khoản sử dụng: Kế toán tổng hợp bán hàng ở Công ty được thực hiện trên TK 156 – Hàng hoá. Tài khoản 156 được mở các tài khoản cấp 2: Tài khoản 1561- Hàng hoá, Tài khoản 1562- Chi phí mua hàng
- Hệ thống sổ: Sổ chi tiết TK 156, TK 3331, TK 331,TK 632, Tk 511
¬Kế toán chi tiết bán hàng
Việc tổ chức kế toán chi tiết tình hình biến động hàng hoá của Công ty là cần thiết và có tác dụng rất lớn trong việc quản lý và cung cấp những thông tin kinh tế kịp thời chính xác về hàng hoá ở mỗi thời điểm, để giúp đỡ lãnh đạo Công ty có biện pháp kịp thời hợp lý giảm số hàng hoá tồn đọng hay tăng cường cung ứng phân phối, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kế toán chi tiết hàng hoá ở công ty được tiến hành theo phương pháp ghi thẻ song song. Cụ thể hạch toán như sau:
- Thủ kho: sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình nhập- xuất -tồn hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng.
Căn cứ lập thẻ kho: Thủ kho căn cứ các chứng từ do phòng kế toán đưa xuống để tiến hành nhập- xuất- tồn kho hàng hoá theo đúng số lượng ghi trong chứng từ. Cuối ngày thủ kho phân loại, kiểm tra chứng từ theo từng loại hàng hoá rồi ghi vào số lượng nhập -xuất- tồn vào từng thẻ kho tương ứng.
- Kế toán viên: Kế toán tiến hành theo dõi hàng hoá về các mặt hiện vật lẫn giá trị. Dựa trên các chứng từ ban đầu là phiếu nhập, phiếu xuất. Kế toán chi tiết hàng hoá ở công ty sử dụng sổ chi tiết hàng hoá và bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hoá.
¬ Trích dẫn hóa đơn một nghiệp vụ bán hàng: xuất bán hàng vào ngày 26 tháng 11 năm 2009
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 2: giao cho khách hàng
Ngày 26 tháng 11 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Phát triển Tin học
Địa chỉ: Từ Liêm, Hà Nội Số tk:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn thị Thơm
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hình thức thanh toán: TM MS:
TT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1+2
1
Mouse Misumi
Chiếc
30
16.800
251.640
2
Quạt CPU pen III
Chiếc
30
25.600
288.000
3
Loa Microlab
Bộ
6
80.182
107.273
Cộng tiền hàng
1.753.092
Tiền thuế GTGT
175.309
Tổng cộng tiền thanh toán
1.928.401
Số tiền viết bằng chữ: (một triệu , chín trăm hai mươi tám nghìn , bốn trăm linh một đồng)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
ØKế toán doanh thu bán hàng
Chứng từ kế toán sử dụng hiện nay để hạch toán doanh thu bán hàng : Bao gồm phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Dựa vào các điều khoản ký kết trong hợp đồng, phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho. Kế toán theo dõi kinh doanh sẽ lập hoá đơn GTGT làm 3 liên (lưu lại một liên). Khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu khách hàng trả bằng tiền mặt, kế toán tiền mặt sẽ viết phiếu thu sau đó khách hàng cầm hoá đơn xuống kho làm thủ tục nhận hàng. Lúc này sau khi kiểm tra hoá đơn, thủ kho xuất hàng cho người mua, giữ lại một liên để ghi thẻ kho. Khách hàng giữ lại một liên ( liên đỏ). Thủ kho sẽ chuyển liên còn lại cho phòng kế toán.
Tài khoản sử dụng:
Khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ thì kế toán sử dụng TK 511.Để theo dõi doanh thu tiêu thụ thì kế toán công ty sử dụng sổ chi tiết tài khoản doanh thu, sổ cái tài khoản doanh thu, là một doanh nghiệp áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu tiêu thụ không bao gồm thuế VAT.
Hàng ngày căn cứ vào hóa đơn GTGT,kế toán tiến hành phản ánh nghiệp vụ vào sổ chi tiết tài khoản doanh thu vào chứng từ ghi sổ đến cuối tháng vào sổ cái.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT ngày tháng năm, công ty bán hàng cho công ty….
Với giá bán tổng cộng là 1.928.401đồng kế toán ghi:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:
Ngày 26 tháng 11năm 2009
Đơn vị:đồng
Chứng từ
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Ghi chú
SH
Ngày, tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
26/11
Phản ánh doanh thu bán hàng
111
511
1.928.401
1.753.092
26/11
Phản ánh GTGT phải nộp
3331
175.309
Phương pháp kế toán:
Trong trường hợp khi khách hàng thanh toán kế toán viết phiếu thu, phiếu thu được lập thành 2 liên:
Liên 1: lưu làm chứng từ gốc cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ
Liên 2: Giao cho người nộp tiền
ØKế toán giá vốn hàng bán
Công ty sử dụng phương pháp giá đích danh để tính giá vốn hàng xuất bán, Theo phương pháp này khi xuất lô hàng nào thì lấy giá trị hàng mua thực tế của lô hàng đó để tính giá vốn của hàng xuất kho.Cách tính này rất chính xác, yêu cầu kế toán phải hạch toán chi tiết, chính xác theo từng lô hàng.
Để hạch toán giá vốn hàng hóa, kế toán Công ty sử dụng các tài khoản và sổ kế toán sau:
TK 156 “ Hàng hóa”
TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
ØChi phí quản lý kinh doanh
Chi phí bán hàng, toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, chi phí quản lý, chi phí mua ngoài bằng tiền khác phục vụ cho quản lý, bán hàng được hạch toán vào tài khoản 642.
ØKế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Công ty không hạch toán 2 khoản giảm giá hàng bán, và hàng bán bị trả lại. Nhưng thực tế hai khoản này vẫn xuất hiện. Khi xuất hiện nghiệp vụ liên quan đến khoản hàng bị trả lại, nếu được chấp nhận khách hàng giao lại hóa đơn đỏ cho phòng kế toán, thủ kho lập phiếu kho và nhập lại số hàng bị trả lại, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi vào sổ chi tiết hàng hóa
Nếu xuất hiện giảm giá hàng bán, việc hạch toán được tiến hành ngay trên hóa đơn GTGT , giá hạch toán xem như giá bán, kế toán hạch toán bình thường.
2.2.5.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh
Để xác định kết quả tiêu thụ tại công ty, kế toán sử dụng TK 911 và các TK liên quan. TK 511, TK 515,TK 521,TK 711,TK 632,TK 635, TK 642, TK 811, TK 711.
Cuối mỗi liên khóa tài chính kế toán kết chuyển TK 632, TK 642, TK 811, TK 635, TK 821vào bên Nợ Tk 911. Kết chuyển TK 511, TK 515, TK 711 vào bên Có tk 911 để xác định kết quả kinh doanh. Phần chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có của TK 911 sau khi kết chuyển được kết chuyển vào TK 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối”
2.2.6. Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
2.2.6.1. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phần hành kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền là phần hành không thể thiếu được đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của Công Ty. Nó là công cụ quản lý và sử dụng vật tư tài sản. Nó đảm bảo quyền tự chủ tài chính của Công ty, kế toán bằng tiền giúp công ty xác định mức vốn cần thiết quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh. Nó đảm bảo cho các nhu cầu chi trả thanh toán thường xuyên, hàng ngày và đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra thường xuyên liên tục.
Trong quá trình hoạt động hoạt động kinh doanh, công ty phải thường xuyên sử dụng các loại vốn bằng tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán giữa công ty với các đối tượng trong mối quan hệ mua bán hàng hoá cung cấp lao vụ, dịch vụ, các khoản thuế phải nộp, tiền lương, bảo hiểm xã hội, các khoản chi phí khác bằng tiền.
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán bằng tiền là phải phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ sự vận động của vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra đối chiếu thường xuyên số liệu hiện có, tình hình thu chi, các khoản vốn bằng tiền ở quỹ công ty, các khoản tiền gửi tại các ngân hàng.
Vốn bằng tiền ở Công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ Công ty ( TK 111), các khoản Tiền gửi ngân hàng (TK 112).
2.2.6.2.Hạch toán kế toán Tiền mặt
Tiền mặt là khoản tiền ở quỹ của công ty, dùng để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày cũng như thuận tiện cho việc thanh toán các khoản phải trả.
Những quy định của kế toán tiền mặt và công tác quản lý tiền mặt trong công ty:
Kế toán phải lập các chứng từ thu chi theo đúng chế độ
Khi hạch toán tiền mặt phải sử dụng một đơn vị tiền tệ duy nhất là đồng Việt Nam.
Chỉ được xuất tiền ra khỏi quỹ khi có đầy đủ các chứng từ hợp lệ , tiền mặt phải được đảm bảo trong két an toàn, chống mất trộm, chống cháy.
Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu, chi, tiền mặt giữ gìn, bảo quản do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ không được nhờ người khác làm thay, trong trường hợp cần thiết phải làm thủ tục uỷ quyền cho người khác làm thay và được sự đồng ý bằng văn bản của giám đốc.
Hàng ngày khi nhận được báo cáo quỹ kèm các chứng từ gốc do thủ quỹ gửi lên, kế toán phải kiểm tra đối chiếu số liệu trên từng chứng từ với số liệu trên sổ quỹ. Sau khi kiểm tra xong, kế toán tiến hành định khoản và ghi vào sổ tổng hợp tài khoản Tiền mặt.
4Trình tự ghi sổ của Tiền mặt
Sơ đồ 9: Sơ đồ ghi sổ của kế toán Tiền mặt
Phiếu thu,
Phiếu chi
Sổ chi tiết
TK Tiền mặt
Sổ quỹ
Tiền mặt
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 111
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu:
4Hạch toán kế toán Tiền mặt tại Công ty TNHH và phát triển tin học
Trong công ty hàng ngày, phát sinh nhiều khoản thu chi tiền mặt:
¬ Trích một nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1 năm 2009:
Phiếu thu số 01 ngày 05/01/2009: Đinh Thị Oanh phòng kế toán vay tiền ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số tiền là 36.000.000.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 111 36.000.000
Có TK 311 36.000.000
Công ty TNHH và phát triển Tin học
Địa chỉ: Từ Liêm, Hà Nội
Phiếu thu
Số : 01
Ngày 05 tháng 01 năm 2009
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Hường
Địa chỉ: Phòng kế toán
Lý do nộp: Vay tiền ngân hàng về nộp quỹ tiền mặt
Số tiền: 36.000.000
Số tiền viết bằng chữ: ( Ba mươi sáu triệu đồng)
Kế toán trưởng Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Đã nhận đủ số tiền( viết bằng chữ):Ba mươi sáu triệu đồng
Ngày 05 tháng 01 năm 2009
Thủ quỹ
Căn cứ vào các hoá đơn thu tiền, kế toán lập phiếu thu được lập thành 3 liên ( đặt giấy than lên, viết một lần). Một liên lưu lại nơi lập , 2 liên còn lại chuyển cho kế toán trưởng duyệt. Sau khi được kế toán trưởng duyệt, phiếu thu được chuyển cho thủ quỹ để ghi tiền, thủ quỹ sau khi thu tiền tiến hành ghi sổ số tiền thực nhận vào phiếu thu, đóng dấu đã thu và ký vào phiếu thu. Phiếu thu được trả 1liên cho người nộp tiền , 1liên được giữ lại để ghi vào sổ quỹ và cuối ngày thì chuyển cho kế toán tiền mặt ghi sổ vào sổ chi tiết tiền mặt và sổ quỹ tiền mặt.
2.2.6.3.Kế toán Tiền gửi Ngân hàng
Trong quá trình kinh doanh, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng, đảm bảo cho việc thanh toán an toàn, thuận tiện, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán.
Các khoản tiền của doanh nghiệp tại các ngân hàng bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim quý , đá quý. Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đòi hỏi doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và số dư của từng loại tiền gửi
Chứng từ dùng để thanh toán Tiền gửi Ngân hàng:
Giấy báo có , giấy báo Nợ , bản kê sao của Ngân hàng
Các chứng từ khác: Séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi
4Hạch toán kế toán Tiền gửi Ngân hàng
¬ Trích một nghiệp vụ làm giảm Tiền gửi ngân hàng
Ngày 05/01/2009. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 12.000.000 đồng
Kế toán định khoản
Nợ TK 111 12.000.000
Có TK 112 12.000.000
Công ty TNHH phát triển Tin học
Địa chỉ: Từ Liêm, Hà Nội
Phiếu thu
Số : 02
Ngày 05 tháng 01 năm 2009
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Hường
Địa chỉ: Phòng kế toán
Lý do nộp: Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Số tiền: 12.000.000 đồng
Số tiền viết bằng chữ: (mười hai triệu đồng)
Kế toán trưởng Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): (Mười hai triệu đồng)
Ngày 05 tháng 01 năm 2009
Thủ quỹ
(ký, ghi rõ họ tên)
Ngân hàng Công thương Từ Liêm- Hà Nội
Giấy báo nợ
(Bộ tài chính)
Căn cứ thông tư duyệt y dự toán: số 252 ngày 5 tháng 1 năm 2009
Yêu cầu kho bạc nhà nước cho rút tiền gửi
Chi ngân sách số tài khoản :620793
Chi ngân sách số tài khoản: 620793
Đơn vị được hưởng: Công ty TNHH phát triển Tin học
Số tài khoản:620793
Tại ngân hàng công thương Đống Đa
Lý do: Rút tiền nhập quỹ tiền mặt
Viết bằng chữ: (Mười hai triệu đồng)
Đối chiếu kiểm tra và điều chỉnh trên TK 112
Mục đích: nhằm đảm bảo sự thống nhất số tiền đã phát sinh và hiện còn dư tại tài khoản Tiền gửi Ngân hàng giữa sổ sách của Ngân hàng và sổ sách của nhân viên kế toán Công ty.
Thông thường mỗi khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng về nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản tiền gửi của công ty, nhân viên kế toán sẽ đối chiếu các chứng từ, sổ sách của mình với bên ngân hàng về số phát sinh, số dư tài khoản. Do cả hai bên cùng quản lý những số liệu phát sinh trên một tài khoản duy nhất thông qua hệ thống sổ sách khác nhau, nên cả hai đều cố gắng không để tình trạng chênh lệch xảy ra và thực tế tại Công ty vẫn chưa xảy ra tình trạng này.
2.2.6.4. Hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam, về nguyên tắc Công ty căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, hàng hóa, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu, hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả…Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.
- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản phải thu và bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán (tỷ giá xuất quỹ)
- Cuối năm tài chính , doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNH Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT.
- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua , bán.
Để phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kế toán sử dụng TK 413 “ Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ”
2.2.6.5.Hạch toán lãi tiền gửi, lãi tiền vay
Công ty hạch toán tiền gửi, lãi tiền vay, trên những tài khoản sau:
Tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính”
Tài khoản 635 “ Chi phí hoạt động tài chính”
2.2.7. Hạch toán các nghiệp vụ đầu tư và dự phòng
Hiện nay Công ty TNHH Phát triển tin học không hạch toán các nghiệp vụ đầu tư và dự phòng
2.2.8. Hạch toán kế toán nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu
2.2.8.1. Hạch toán kế toán vay ngắn hạn
Sơ đồ 10: Sơ đồ ghi sổ của kế toán vay ngắn hạn
Phiếu thu ( tiền vay ngắn hạn)
Phiếu chi( trả nợ tiền vay)
Giấy báo Nợ
Hợp đồng vay
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết tiền vay ngắn hạn
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 311
Bảng tổng hợp chi tiết tiền
Báo cáo tài chính
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Đối chiếu:
►Chứng từ kế toán vay ngắn hạn:
Hợp đồng vay
Khế ước vay,
Giấy báo Nợ, các phiếu Thu, Chi liên quan.
v Hạch toán kế toán vay ngắn hạn
¬Trích một nghiệp vụ liên quan đến vay ngắn hạn: như đã trình bày trong mục kế toán tiền mặt, nghiệp vụ phát sinh vào ngày 5 tháng 1 năm 2009
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG VAY VỐN
Số:02
Hôm nay vào hồi 8h ngày 2 tháng 1 năm 2009
Chúng tôi gồm có:
Bên vay vốn: Công ty TNHH Phát triển Tin học
Gồm có
-Nguyễn Văn Tạo chức vụ: Giám đốc
-Nguyễn thị Hường chức vụ: Kế toán trưởng
Bên cho vay: Ngân hàng công thương TP Hà nội
Ông:………………………………… chức vụ:……………………….
Ông:……………………………………chức vụ:…………………………..
Bà:………………………………………chức vụ:…………………..
Chúng tôi ký kết hợp đồng vay vốn ngắn hạn với thời gian vay là 10 tháng, tổng số tiền là :25.000.000 đồng( Hai mươi năm triệu đồng chẵn)
ĐẠI DIỆN BÊN VAY VỐN ĐẠI DIỆN BÊN CHO VAY
Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
-Khế ước nhận nợ vay ngắn hạn:
Ngân hàng công thương TP Hà Nội
KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ VAY NGẮN HẠN
Số khế ước đăng ký tại ngân hàng công thương TP Hà Nội
1.Bên vay vốn: Công ty TNHH Phát triển Tin học
2. Theo hợp đồng vay vốn số 02 ngày 2 tháng 1 năm 2009
3.Tổng số tiền nhận vay theo khế ước là 25.000.000đồng
Bằng chữ: ( Hai mươi năm triệu đồng chẵn)
4.Thời hạn vay: 10 tháng. Lãi suất 1% tháng.
5.Ngày trả nợ: Ngày 10 tháng 11năm 2009
6.Tài khoản tiền vay số:6207932
7.Người nhận tiền vay khế ước: Nguyễn Thị Hường
Hà nội,ngày 5tháng 1 năm 2009
Đại diện ngân hàng Đại diện công ty
CBTD Giám đốc kế toán trưởng Giám đốc
2.2.8.2.Hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
Trong năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 2.966.588.082 đồng trong đó nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 3.200.000.000 đồng , lợi nhuận chưa phân phối là âm 233.411.918 đồng.
2.2.9. Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Phát triển Tin học
2.2.9.1.Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của Công ty, đáp ứng nh cầu hữu ích cho một số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, thu nhập khác. Chi phí, lãi và lỗ
- Các luồng tiền
* Trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo tài chính
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính
Thời hạn gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
2.2.9.2.Cách lập Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Phát triển Tin học năm 2009
vBảng cân đối tài khoản ( xem phụ lục)
Cơ sở để lập Bảng Cân đối tài khoản là :
- Số liệu khóa sổ trên Sổ Cái năm 2009
- Bảng Cân đối tài khoản năm 2008
Trước khi lập Bảng Cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ và khóa sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu giữa các số liệu có liên quan.
Nội dung và phương pháp lập : Bảng Cân đối tài khoản năm 2009 tại Công ty TNHH phát triển Tin học
Cột dư Nợ đầu kỳ và cột dư Có đầu kỳ của năm 2009 được lấy từ số dư cuối kỳ của Bảng Cân đối tài khoản năm 2008 hoặc số dư đầu kỳ của các tài khoản trên sổ Cái năm 2009.
Cột phát sinh Nợ và cột phát sinh Có: Phản ánh số phát sinh trong năm 2009, số phát sinh Nợ và số phát sinh Có. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng cột phát sinh trong kỳ của từng tài khoản trên sổ Cái năm 2009.
Số dư cuối kỳ: cột dư Nợ cuối kỳ , dư Có cuối kỳ được căn cứ vào số dư cuối kỳ của năm 2009 của các tài khoản trên Sổ Cái, hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ trên Bảng Cân đối tài khoản năm 2009.
Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng Cân đối tài khoản. Số liệu “ cộng” trong Bảng Cân đối tài khoản, phải đảm bảo các tính cân đối bắt buộc:
Tổng số dư Nợ đầu kỳ năm 2009 phải bằng tổng số dư Có đầu kỳ năm 2009 của các tài khoản và bằng 5.096.744.909 đồng
Tổng số phát sinh Nợ phải bằng tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo năm 2009 và bằng 38.138.742.218 đồng
Tổng số dư Nợ cuối kỳ phải bằng tổng số dư Có cuối kỳ các tài khoản và bằng 4.750.573.260 đồng ( số liệu này được dùng để lập Bảng Cân đối tài khoản năm 2010)
vBảng cân đối kế toán (xem phụ lục)
Kết cấu và cơ sở số liệu: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Phát triển Tin học được lập theo quy định của Bộ tài chính ( mẫu số B01- DN) kết cấu bao gồm hai phần : tài sản và nguồn vốn, được sắp xếp theo kiểu một bên, phần tài sản xếp trước rồi tới phần nguồn vốn, hết mỗi phần đều có dòng tổng cộng .
Cơ sở để lập Bảng Cân đối kế toán năm 2008 là bao gồm:
Bảng Cân đối kế toán năm 2008( lấy số cuối kỳ)
Bảng Cân đối số phát sinh năm 2008
Các sổ kế toán liên quan
Một số tài liệu khác
Phương pháp lập củ thể:
Cột “ số đầu năm ” căn cứ vào cột “ số cuối năm ” của Bảng Cân đối kế toán được lập tại ngày 31/12/2008 để ghi vào chỉ tiêu tương ứng
Cột cuối kỳ căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh được lập vào ngày 31/12/2009, sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản được lập ngày 31/12/2009, tiến hành củ thể như sau:
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn ( mã số 100): Được lập bằng cách lấy tổng cộng số liệu của các mã số: mã số 110, mã số 120, mã số 130, mã số 140 và mã số 150 để ghi số tiền là: 3.264.369.329 đồng (xem phụ lục )
1. Tiền và các khoản tương đương tiền ( mã số 110): căn cứ vào số liệu là số dư cuối kỳ của sổ Cái tài khoản 111, sổ Cái tài khoản 112 để ghi số tiền là: 1.526.880.300 đồng.
2. Các khoản phải thu ngắn hạn ( mã số 130) được tổng hợp số liệu của các mã số 131, mã số 132, mã số 138,mã số139 để ghi số tiền là: 122.718.710 đồng. Trong đó mã số 138, mã số 139 không có số liệu.
Phải thu khách hàng (mã số 131) căn cứ vào số dư nợ trên sổ chi tiết phải thu khách hàng ( mở theo từng khách hàng) để ghi số tiền là: 106.855.220 đồng.
3.Hàng tồn kho( mã số 140) được tổng hợp số liệu của các mã số: mã số 141, mã 19 để ghi số tiền 1.576.967.009 đồng.
Trong đó mã số 149 không có số liệu
Hàng tồn kho mã số 141 căn cứ vào sổ Cái tài khoản 156 để ghi số tiền là: 1.576.976.009 đồng.
4.Tài sản ngắn hạn khác mã số 150 được tổng hợp số liệu của các mã số: mã số 151,mã số 152, mã số 158 để ghi số tiền là 37.803.310 đồng, trong đó mã số 151 không có số liệu
B. Tài sản dài hạn( mã số 200) được tổng hợp số liệu từ các mã số 210,mã số 220, mã số 230, mã số 240. Trong đó mã số 220, mã số 230, mã số 240 không có số liệu
Tài sản cố định mã số 210 được tổng hợp số liệu từ các mã số 211, mã số 212( hao mòn được ghi âm), để ghi số tiền là 57.733.741 đồng
Nguyên giá mã số 211 căn cứ vào số dư Nợ trên sổ Cái của tài khoản 211 để ghi số tiền là 1.381.304.723 đồng.
Hao mòn mã số 212 căn cứ vào số dư Có của tài khoản 214 trên sổ Cái để ghi số tiền là 1.323.570.982 đồng
Tổng cộng tài sản mã số 250 được tổng hợp từ các số liệu của các mã số : mã số 100, mã số 200, để ghi số tiền là 3.322.103.070 đồng
NGUỒN VỐN
A.Nợ phải trả (mã số 300) được lập bằng cách tổng hợp từ các số liệu của các mã số: mã số 310, mã số 320 để ghi số tiền là 355.514.988 đồng.
- Nợ ngắn hạn được tổng hợp số liệu từ các mã số : mã số 311, mã số 312, mã số 313, mã số 314, mã số 315, mã số 316, mã số 318, mã số 319. Trong đó mã số 311, mã số 315, mã số 316, mã số 319 không có số liệu phát sinh.
+ Phải trả người bán (mã số 312) căn cứ vào số dư có trên sổ chi tiết của tài khoản 331( mở theo từng khách hàng ) để ghi số tiền là 160.334.359 đồng.
+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (mã số 314) căn cứ vào số dư có của tài khoản 333 trên sổ Cái để ghi số tiền là 52.680.629 đồng.
+ Các khoản phải trả phải ngắn hạn khác mã số 318 được căn cứ vào số liệu số dư Có của tài khoản 338 trên sổ Cái để ghi số tiền 2.500.000 đồng
B.Nguồn vốn chủ sở hữu mã số 400
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng hợp số liệu từ các mã số: mã số 410, mã số 430,để ghi số tiền là 2.966.588.082 đồng. (xem phụ lục)
Vốn chủ sở hữu 410 được tổng hợp từ số liệu từ các mã số : mã số 411, mã số 412,mã số 413, mã số 414,mã số 415,mã số 416, mã số 417b để ghi số tiền là 2.966.588.082 đồng.
+ Vốn đầu tư chủ sở hữu mã số 411 căn cứ vào sổ Cái tài khoản 411 để ghi số tiền là 3.200.000.000 đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mã số 417 căn cứ vào sổ Cái tài khoản 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối” để ghi số tiền là 233.411.918 đồng (ghi âm)
Tổng cộng nguồn vốn mã số 440 chỉ tiêu này được tổng hợp số liệu từ các mã số: mã số 410 và mã số 430, để ghi số tiền 3.322.103.070 đồng.(xem phụ lục).
vBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết cấu và cơ sở dữ liệu:
Công ty TNHH phát triển tin học lập BCKQHĐKD theo đúng mẫu biểu của Bộ Tài Chính(mẫu B02-DN). Bao gồm 17 chỉ tiêu. Căn cứ vào số liệu của BCKQHĐKD năm 2008 và các chỉ tiêu phát sinh năm 2009.
Phương pháp lập củ thể:
Cột “ năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh căn cứ vào cột năm nay của Báo cáo kỳ trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.( xem phụ lục)
Cột năm nay của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập như sau:
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 01) căn cứ vào số phát sinh của tài khoản 511 trong kỳ báo cáo để ghi số tiền là:4.822.414.025đồng
2.Các khoản giảm trừ doanh thu( mã số 02) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số liệu phát sinh Có của TK521, TK 531, TK 532 đối ứng với bên Nợ của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để ghi số tiền là: 0 đồng
3.Doanh thu thuần về bán hàng ( mã số 10) căn cứ vào số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lấy số liệu của mã số 01 trừ số liệu ở mã số 02 được số tiền là 4.822.414.025 đồng.
4. Giá vốn hàng bán mã số 11 căn cứ vào số phát sinh Có của tài khoanfr632 “ giá vốn hàng bán” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để ghi số tiền là 3.254.262.336 đồng.
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 20) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu của mã số 10 trừ số liệu mã số 11 để ghi số tiền 1568.151.689 đồng.
6.Doanh thu hoạt động tài chính mã số 21 căn cứ vào số phát sinh Nợ của tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng bên Có của T K 911 để ghi số tiền 2.747.515 đồng.
7. Chi phí tài chính mã số 22 số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 để ghi số tiền là 52.280.587 đồng.
8.Chi phí quản lý kinh doanh mã số 24 tổng hợp số phát sinh Có của TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911 để ghi số tiền là 1.354.397.791 đồng.
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mã số 30 được tính bằng cách lấy số liệu của mã số : mã số 20 cộng mã số 21 trừ mã số 22 và mã số 24 để ghi số tiền là 164.220.826 đồng ( xem phụ lục)
- Thu nhập khác, chi phí khác không phát sinh nên lợi nhuận khác bằng 0 đồng.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế mã số 50 được tính bằng cách lấy số liệu của mã số 40 cộng với số liệu của mã số 30 được số tiền là 164.220.826 đồng
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 51): được tính bằng cách lấy số liệu của mã số 50 nhân với 25% được số tiền là 41.055.207 đồng.
Lợi nhuận sau thuế TNDN (mã số 60): được tính bằng cách lấy số liệu của mã số 50 trừ đi số liệu của mã số 51 ra số tiền là 123.165.619 đồng.
vBáo cáo lưu chuyển tiền tệ
Cơ sở số liệu: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008 lấy số cuối kỳ
Bảng cân đối kế toán năm 2009
Bảng xác định kết quả kinh doanh năm 2009
Các sổ kế toán liên quan và các tài liệu khác
Phương pháp củ thể: cột đầu năm của BCLCTT năm 2009 căn cứ vào cột cuối năm của BCLCTT năm 2008 để điền vào các chỉ tiêu tương ứng.
vThuyết minh báo cáo tài chính ( xem phụ lục)
Cơ sở số liệu: Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
Phương pháp lập củ thể:
Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty bao gồm 7 phần
Phần I: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Phần II: Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Phần III: Bảng thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán
Phần IV:Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phần V: Thông tin bổ sung cho các khoản mục trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phần VI: Những thông tin khác
Phần VI: Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và kiến nghị
KẾT LUẬN
*****
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Phát triển Tin học, được tiếp cận với môi trường làm việc, công nghệ hiện đại của công ty. Dựa vào kiến thức đã học đi vào tìm hiểu thực hành về những nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp.Cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: Hoàng Thị Thanh Huyền, và các anh chị phòng kế toán em đã tìm hiểu được tình hình thực tế hạch toán những nghiệp vụ kế toán đã phát sinh trong doanh nghiệp.
Trong những năm qua Công ty đã có những thành quả nhất định, ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, tạo được uy tín đối với khách hàng. Sự thành công đó phải kể đến sự nỗ lực làm việc của tất cả nhân viên trong công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Thanh Huyền, các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập để hoàn thiện báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26607.doc