Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tiến Đạt

Nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam được biết đến là một nước có tình hình chính trị và an ninh quốc phòng ổn định, đó chính là một yếu tố quan trọng giúp cho nước ta có nhiều nhà đầu tư vốn để phát triển nền kinh tế. Trong các lĩnh vực thì ngoại thương góp phần lớn vào quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nó đóng vai trò như một chùm chìa khóa để mở ra thành công trong kinh doanh. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra những chính sách nhằm khuyến khích và nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay nước ta là một thành viên của tổ chức WTO đã có quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hóa với trên một trăm quốc gia. Điều đó đã đưa Việt Nam từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu nay thành nước tiên tiến. Mục tiêu của đất nước Việt Nam trong tương lai sẽ đi theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa để sánh vai với các cường quốc có nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới. Muốn làm được như vậy trước tiên nhà nước cần phải điều chỉnh lại bộ máy, các chính sách đẩy mạnh xuất nhập khẩu Nếu làm được như vậy em tin rằng không lâu nữa nước ta sẽ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tiến Đạt là một công ty thành lập có thâm niên không lâu nhưng do sự nhạy bén trong việc áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và tìm kiếm thị trường rất tinh tế. Do vậy Công ty đã nhanh chóng thu hút được lượng khách hàng rất lớn và là bạn hàng uy tín của nước bạn. Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài làm đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm được tốt hơn. Mặt khác Công ty còn tiếp thu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu từ các nước trên thế giới.

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tiến Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh tốt hơn. Với một quốc gia mà số lượng hàng nhập khẩu cao hơn so với số lượng hàng sản xuất trực tiếp ở trong nước thì sẽ tạo ra một làn sóng cạnh tranh giữa các nghành công nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu cho thị trường trong nước với các hàng nhập khẩu bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải giảm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để có sức cạnh tranh tốt hơn. Tất cả các hàng nhập khẩu khi tràn vào thị trường Việt Nam chịu mức thuế rất cao vì vậy các hàng nhập khẩu có giá chênh lệch rất cao so với hàng sản xuất trong nước. Khi xảy ra tình trạng hàng nhập khẩu được tiêu dùng nhiều hơn hàng sản xuất trong nước thì sẽ làm cho hàng sản xuất trong nước bị trì trệ, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm hơn. Các doanh nghiệp không tự sản xuất được mà phải nhập khẩu hàng hóa sẽ là một tổn hại rất lớn cho doanh nghiệp. Làn sóng cạnh tranh này sẽ tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp trong nước phải giảm chi phí sản xuất, phải tăng năng suất lao động hơn nữa, phải cải thiện nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm để không thua kém các sản phẩm nhập khẩu. Thêm một điều nữa là khi doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất thì kèm theo giá thành sản phẩm cũng thấp hơn. Đối với tâm lý người tiêu dùng và với mức thu nhập của người dân Việt Nam hiện tại thì hàng hoá mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vì vậy nếu các doanh nghiệp mà thực hiện tốt khâu giảm chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm thì hàng hoá trong nước sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, hạn chế phải nhập khẩu hàng từ nước ngoài. - Nhập khẩu còn được coi là yếu tố cấu thành một chiến lược tổng hợp nhằm khuyến khích xuất khẩu và phát triển công nghiệp cùng với các chính sách khác có liên quan. - Nhập khẩu tác động đến việc tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, cơ sở hạ tầng tốt. Có tác động khuyến khích tiếp nhận các công nghệ mới và thúc đẩy cạnh tranh. Trong thời buổi kinh tế thị trường hàng cạnh tranh hàng thì việc nhập khẩu hàng hoá là một động lực quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nền sản xuất trong nước, tạo đà cạnh tranh cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Khi thực hiện tốt chính sách sản xuất hàng hoá trong nước, hàng hoá được sản xuất với số lượng nhiều sẽ dẫn đến dư thừa sản phẩm. Điều này là một yếu tố rất quan trọng nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác. Điều này sẽ giúp cho hàng hoá của Việt Nam được nước ngoài biết đến nhiều hơn, hàng hoá của Việt Nam sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Một điều quan trọng nữa của hàng hoá nhập khẩu đối với chính sách kinh tế của Việt Nam đó là hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sẽ giúp cho các nghành công nghiệp ở Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc nhiều hơn về công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm. Từ đó sẽ học hỏi được nhiều hơn về công nghệ sản xuất mới, để từ đó có thể áp dụng vào để sản xuất ở nước mình. Tạo cho sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn. Tạo ra sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nước với các sản phẩm nhập nước ngoài. Làm tốt điều này thì hàng hoá của Việt Nam sẽ được ưa chuộng trên tất cả các thị trường, kể cả các thị trường khó tính. II/ Các nguyên tắc nhập khẩu - Phải có hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của nhà nước về số lượng hoặc trị giá một mặt hàng nào đó được nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định. Với mục đích của hạn ngạch nhập khẩu đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước, thực hiện sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, thực hiện các cam kết với chính phủ nước ngoài. Khi đưa ra biện pháp hạn ngạch nhập khẩu ta sẽ thấy được rõ tác động của hạn ngạch đối với việc nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội. Đối với chính phủ và các doanh nghiệp trong nước việc cấp hạn ngạch trong nước có lợi xác định được số lượng và hàng hoá nhập khẩu. Hạn ngạch đem lại lợi nhuận cho những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành nhà độc quyền. Họ có thể đặt mức giá bán cao để thu lợi nhuận nhiều. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra bên ngoài. Chính sách nhập khẩu là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường bên ngoài, có cơ hội học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ thị trường bên ngoài. Khi tiếp cận được với các nền công nghệ sản xuất mới, nâng cao được chất lượng sản phẩm trong nước, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa sản phẩm của mình thâm nhập và mở rộng thị trường ra bên ngoài. - Bảo vệ thị trường nội địa Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu vào trong nguyên tắc nhập khẩu sẽ giúp bảo vệ được thị trường hàng hoá trong nước không bị lay động và ảnh hưởng từ những hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào. Giúp cho thị trường nội địa ổn định và vững vàng hơn khi hàng nhập khẩu tràn vào thì hàng hoá trong nước vẫn giữ được giá và bình ổn về giá cả cũng như số lượng tiêu thụ. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh tế quốc tế Khi các đặt ra các nguyên tắc nhập khẩu thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo. Như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp đứng vững hơn trên thị trường. Khi tạo lập được một vị thế mạnh và có chỗ đứng vững, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế. Từ đó hoạt động kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp cũng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. III/ Qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sơ đồ các bước thực hiện một hợp đồng nhập khẩu Làm thủ tục hải quan Kiểm tra hàng nhập Thanh toán Khiếu nại (nếu có) Nhận hàng Mua bảo hiểm Thuê phương tiện vận tải Mở L/C Xin giấy phép nhập khẩu 1. Xin giấy phép nhập khẩu - Giấy phép nhập khẩu: Là một biện pháp quản lý nhập khẩu dưới dang hạn chế số lượng nhưng giấy phép nhập khẩu khác hạn ngạch ở chỗ không quy định số lượng cụ thể mà chỉ yêu cầu khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xuất trình. - Bước thực hiện: mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng để nhập một hoặc một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định. Muốn xin được giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải điền vào đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu in sẵn (04 bản) có chữ kí của giám đốc kèm theo bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương, phiếu hạn ngạch và gửi đến phòng giấy phép của Bộ Công Thương . Sau 03 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đó, Phòng giấy phép sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy phép nếu thấy phù hợp. Hiện nay phần lớn hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đều không phải xin giấy phép nhập khẩu. Tuy vậy, những mặt hàng mà việc nhập khẩu chúng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước thì chủ hàng vẫn phải xin giấy phép nhập khẩu như: - Xi măng Portland đen và trắng - Đường tinh luyện, đường thô. - Xe hai bánh, ba bánh nguyên chiếc mới 100% và bộ linh kiện không có đăng kí tỉ lệ nội địa hoá. - Phương tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống, loại mới - Hàng nhập khẩu theo hạn ngạch: Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg Ngoài ra, một số hàng nhập khẩu phải xin giấy phép của bộ chuyên ngành theo danh mục công bố hàng năm của từng bộ 2. Mở L/C Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, việc quan trọng đầu tiên là nhà nhập khẩu Việt Nam phải tiến hành mở L/C cho người nước ngoài hưởng. Để mở được L/C tại ngân hàng, trước hết đơn vị nhập khẩu phải mở một tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng đó, đồng thời nộp bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu do hải quan cấp. Các bước mở L/C như sau - Nộp cho phòng nhập khẩu của ngân hàng các giấy tờ như sau: + Bản sao giấy phép nhập khẩu hàng hoá nếu hàng quản lý bằng giấy phép. + Bản sao hợp đồng nhập khẩu hàng hoá. + Giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu của ngân hàng) có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng của đơn vị nhập khẩu. - Ký quỹ mở L/C. - Thanh toán phí mở L/C cho ngân hàng. 3. Thuê phương tiện vận tải Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, người nhập khẩu có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải tuỳ thuộc vào các điều khoản của hợp đồng mua bán, đặc biệt là điều kiện cơ sở giao hàng. Trong các điều kiện cơ sở giao hàng EXW, FAS, FOB và FCA người nhập khẩu phải có nghĩa vụ thuê phương tiện vận chuyển. Công việc này được tiến hành như sau: Nếu hàng xuất khẩu có khối lượng lớn đủ một chuyến tàu và có tính đồng nhất như than, quặng, lương thực... nhà xuất khẩu thường thuê tàu chuyến để chở hàng. Còn đối với những hàng số lượng nhỏ, lẻ tẻ đóng trong bao kiện, nơi hàng đến lại nằm trên tuyến đường đi của tàu chợ, nhà xuất khẩu phải đăng ký chỗ trên tàu chợ gọi là lưu khoang tàu để chở hàng. Để lưu khoang tàu chợ, việc đầu tiên chủ hàng phải nghiên cứu lịch trình chạy của tàu chợ. Từ đó, chọn hãng tàu có uy tín và cước phí rẻ. Tiếp đó, chủ hàng đến đại lý hãng tàu, điền và ký vào đơn xin lưu khoang (booking note), sau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển. Còn đối với công việc thuê tàu chuyến thì phức tạp hơn nhiều vì chủ hàng phải trực tiếp đàm phán với hãng tàu để ký hợp đồng thuê tàu 4. Mua bảo hiểm Người nhập khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hoá khi hợp đồng mua bán hàng hoá sử dụng các điều kiện cơ sở giao hàng: EXW, FAS, FOB, FCA, CFR và CPT. Công việc này tiến hành như sau: Khi mua bảo hiểm, chủ hàng nhập khẩu phải xác định 3 vấn đề: - Mua bảo hiểm ở công ty bảo hiểm nào. - Mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào. - Mua bảo hiểm với giá trị là bao nhiêu. Trước hết chủ hàng phải nghiên cứu kỹ hợp đồng mua bán ngoại thương và nội dung thư tín dụng. Trường hợp hai văn bản trên không qui định rõ, chủ hàng nhập khẩu phải căn cứ vào các yếu tố như tính chất của hàng nhập khẩu, tuyến đường vận chuyển, thời tiết khí hậu... Bước tiếp theo, chủ hàng đến công ty bảo hiểm điền vào giấy yêu cầu được bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở theo mẫu sẵn và kí hợp đồng bảo hiểm dưới hai hình thức Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau đó chủ hàng phải đóng phí bảo hiểm trước khi tàu rời bến. 5. Làm thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu về cơ bản có một số đặc điểm sau: Tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu có mã số HQ/2002-NK, nền màu xanh lá cây nhạt, có in chữ “nhập khẩu” màu xanh đậm, chìm. Tờ khai này gồm 38 mục: người nhập khẩu phải điền vào ô từ 1 đến 29; từ ô số 30 đến 38 dành cho hải quan kiểm tra hàng hoá và tính thuế; riêng ô số 31, nhà nhập khẩu phải kí tên sau khi chứng kiến việc kiểm tra hàng hoá thực tế. Bộ hồ sơ khai báo hải quan hàng nhập khẩu bao gồm. Chứng từ phải nộp: tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu: 02 bản chính. + Hợp đồng mua bán ngoại thương: 01 bản sao. + Vận đơn: 01 bản sao. Ngoài ra đối với hàng hoá không đồng nhất, nộp thêm bản kê chi tiết hàng hoá (01 bản chính, 01 bản sao); đối với hàng nhập khẩu có điều kiện nộp thêm giấy phép nhập khẩu (01 bản chính); giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có qui định (01 bản chính); giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch (01 bản chính)... Chứng từ phải xuất trình: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản sao hoặc bản chính. + Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh nhập khẩu: 01 bản sao hoặc bản chính. Bộ hồ sơ này phải nộp và xuất trình cho hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. 6. Nhận hàng Tuỳ theo phương thức thuê tàu và điều kiện chuyên chở mà người nhập khẩu phải thực hiện các công việc chủ yếu để nhận hàng. Tuy nhiên dù nhận hàng theo phương thức nào cũng cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Người nhận hàng phải xuất trình được các chứng từ chứng minh mình là chủ sở hữu của hàng hoá. - Người nhận phải nộp đủ các lệ phí có liên quan đến hàng hoá trong thời gian lưu kho, lưu bãi tại cảng. - Hàng nhận phải đúng ký mã hiệu, số lượng ghi trong các chứng từ có liên quan - Ở nước ta, việc nhận hàng hoá nhập khẩu từ các tàu biển nước ngoài do cảng biển tiến hành nhưng cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá bên trong các bao bì còn nguyên đai nguyên kiện, cũng như không chịu trách nhiệm sau khi hàng hoá đã ra khỏi cảng. 6.1. Đối với hàng rời, chuyên chở bằng tàu chuyến - Nhận bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi cho thông qua hệ thống ngân hàng. - Sau khi nhận được “Giấy báo tàu đến” (Notice of arrival – NOA) của hãng tàu, chủ hàng nhập khẩu trình vận đơn cho hãng tàu để nhận được ba bản lệnh giao hàng (Delivery order – D/O). Hãng tàu sẽ giữ lại B/L. - Nộp đơn xin đăng ký kiểm hoá và nhận thông báo sẵn sàng dỡ hàng của tàu (Notice of Readiness – NOR). - Nhân viên giao nhận của đơn vị nhập khẩu phải có mặt cùng với các đại diện của các cơ quan có liên quan (công ty giám định; công ty bảo hiểm...) trong quá trình mở hầm tàu dỡ hàng ra khỏi tàu. Sau đó tiến hành kiểm hoá hải quan 6.2. Đối với hàng chuyên chờ bằng container - Đến ngân hàng nhận bộ chứng từ gửi hàng do người xuất khẩu gửi trong đó có B/L đường biển.Trình vận đơn cho hãng tàu để đổi lấy 03 bản D/O. Nếu chủ hàng lấy D/O muộn từ 5 đến 7 ngày kể từ ngày tàu cập cảng thì người nhập khẩu phải nộp tiền lưu container qúa hạn, thì hãng tàu mới cấp D/O. Nếu mang contianer về kho riêng để kiểm hoá hải quan thì người nhập khẩu phải làm đơn gửi cho hãng tàu xin mượn container. Nếu chấp nhận, hãng tàu sẽ cấp cho người nhập khẩu giấy mượn container cùng với D/O. - Đến phòng điều độ của cảng nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ container, nộp biên lai thanh toán các phí này cùng với D/O để đỏi lấy phiếu xuất kho cho phép hàng ra khỏi cảng. - Nộp đơn xin đăng ký kiểm hoá; nếu kiểm hoá tại kho riêng thì phải nêu rõ trong đơn. - Hoàn tất việc nhận hàng nếu trong quá trình kiểm hoá của hải quan không có vấn đề gì về hàng hoá và hồ sơ khai báo hải quan. 7. Kiểm tra hàng nhập khẩu Theo qui định, hàng nhập khẩu khi về đến cảng phải được kiểm tra kĩ càng. Hai bộ phận có trách nhiệm kiểm tra là cảng và chủ hàng nhập khẩu. - Trước khi dỡ hàng ra khỏi tàu, nhân viên dỡ hàng của cảng sẽ kiểm tra niêm phong kẹp chì, hình dạng bên ngoài của bao bì, số kiện hàng... Nếu thấy hàng vẫn nguyên đai, nguyên kiện, xếp đúng vị trí như trong sơ đồ xếp hàng thì sẽ tiến hành dỡ hàng ra khỏi tàu. Ngược lại, nếu thấy dấu hiệu mất kẹp chì hay bao bì sờn rách... nghĩa là nghi ngờ hàng bên trong bị tổn thất thì phải mời công ty giám định đến lập biên bản giám định (Suvery Report). Nếu thấy hàng chuyên chở mà bị thiếu hụt so với D/O thì phải lập “Biên bản kết toán nhận hàng” với tàu (Report on receipt of Cargo – ROROC) và yêu cầu thuyền trưởng kí vào. Trường hợp nhân viên dỡ hàng thấy các kiện hàng bị đổ vỡ lật úp thì phải lập “Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng” (Cargo Outturn Report – COR). Nếu sau khi tàu rời khỏi cảng rồi mới phát hiện hàng bị thiếu hụt mất mát thì đại lý tàu biển cấp “Giấy chứng nhận hàng thiếu” (Certificate of Shortlanded cargo – CSC). Tuy nhiên, cảng biển chỉ có trách nhiệm kiểm tra hình thức bên ngoài, nếu thấy hoàn hảo không có dấu hiệu nghi ngờ nào thì trách nhiệm kiểm tra và lập các chứng từ trên thuộc về chủ hàng. - Chủ hàng nhập khẩu sau khi nhận hàng nhưng chưa có điều kiện giám định tại chỗ mà nghi ngờ hàng hoá có tổn thất phải lập thư dự kháng (Letter of Reservation) chậm nhất trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng ra khỏi tàu nhưng phải trước khi tàu rời bến. Ngay khi có điều kiện mở lô hàng và nếu thấy hàng thực sự có tổn thất, thiếu hụt hay không đồng bộ theo hợp đồng... thì phải mời công ty giám định và công ty bảo hiểm đến lập “Biên bản giám định”. Đó chính là căn cứ để chủ hàng khiếu nại các bên có liên quan. 8. Thanh toán Khi áp dụng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho ngân hàng chứ không phải cho người xuất khẩu bởi vì khi đó người xuất khẩu đã nhận được tiền hàng từ ngân hàng rồi. Khâu thanh toán này diễn ra trước cả khâu người nhập khẩu nhận được hàng bởi vì muốn nhận được hàng anh ta phải đến ngân hàng để lấy B/L mà muốn lấy B/L, anh ta phải thanh toán tiền hàng cho ngân hàng. Trước khi chấp thuận thanh toán tiền hàng cho ngân hàng nhà nhập khẩu cần kiểm tra kĩ lưỡng bộ chứng từ thanh toán trên hai khía cạnh: - Kiểm tra tính đồng bộ của bộ chứng từ thanh toán. - Kiểm tra mức độ phù hợp giũa chứng từ với L/C. Ở đây nhà nhập khẩu cần lưu ý là theo phương thức thanh toán này, ngân hàng sẽ chỉ có trách nhiệm trả tiền hàng cho người xuất khẩu khi bộ chứng từ do họ xuất trình hoàn toàn phù hợp với L/C, và tương ứng như vậy nhà nhập khẩu phải thanh toán cho ngân hàng. Chính vì thế , người nhập khẩu không thể viện lí do là bộ chứng từ không phù hợp với hàng hoá thực nhận hoặc hàng hoá đến chậm hoặc hàng hoá bị tổn thất v.v... mà từ chối thanh toán hay đòi lại tiền từ ngân hàng. 9. Khiếu nại Khi thấy hàng hoá có tổn thất, thiếu hụt trong quá trình kiểm tra, người nhập khẩu phải làm thủ tục khiếu nại gồm các công việc sau: - Bước 1: Lập các chứng từ pháp lý ban đầu như Suvery Report, COR, CSC, ROROC... Nếu không có các chứng từ này, chủ hàng sẽ mất quyền khiếu nại. - Bước 2: Làm đơn khiếu nại trong thời hạn khiếu nại qui định trong hợp đồng. Trong đơn khiếu nại phải nêu rõ lí do khiếu nại và đối tượng khiếu nại. Khiếu nại người bán trong các trường hợp sau: - Hàng giao không đúng qui cách, phẩm chất. - Hàng bị tổn thất do bao bì, kí mã hiệu không đúng. - Hàng nguyên đai, nguyên kiện nhưng bị thiếu hụt. - Hàng chậm giao. Khiếu nại hãng tàu trong các trường hợp sau: - Hàng bị thiếu hụt so với B/L. - Hàng bị đổ vỡ, hư hỏng, rách nát. - Hàng bị giảm phẩm chất do quá trình vận chuyển gây ra. Khiếu nại công ty bảo hiểm khi hàng đã mua bảo hiểm, tổn thất là do các rủi ro được bảo hiểm gây ra hoặc tổn thất là do lỗi của người chuyên chở nhưng phải bảo lưu quyền khiếu nại cho công ty bảo hiểm sau này. Bước 3: Khẩn trương gửi bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại, các chứng từ pháp lý và các chứng từ về hàng hoá như B/L, hoá đơn, bản kê chi tiết... cho đối tượng khiếu nại. Trong trường hợp chưa suy đoán lỗi thuộc về ai thì chủ hàng gửi bản gốc bộ hồ sơ khiếu nại cho người nghi ngờ nhất, gửi hai bản sao bộ hồ sơ cho 2 người còn lại. 2 bản sao này có giá tri bảo lưu bảo quyền khiếu nại ngay cả khi thời hạn khiếu nại chấm dứt. CHƯƠNG II : THỰC TẾ CÔNG TÁC NHẬP KHẨU HÀNG TÔN TẠI CÔNG TY TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT _Tên công ty: CÔNG TY TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT. _Tên Tiếng Anh: TIEN DAT TRADING AND CONSTRUCTION COMPANY LIMITED. _Tên viết tắt: TIEN DAT & CCO.,LTD. _Trụ sở công ty: Số nhà 37 tổ 42 khu tập thể Học Viện An Ninh, đường Khuất Duy Tiến, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. _Điện thoại: 043 530 666 Fax: 0435 534 738 I/ Giới thiệu về công ty. 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty TNHH TM&XD Tiến Đạt thuộc hình thức công ty TNHH hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công ty được thành lập ngày 26/04/2004. Điều lệ này là soạn thảo văn cứ và luật doanh nghiệp số 13/06/QH10 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 12/06/1999, các điều bổ sung sửa đổi và văn bản hướng dẫn thi hành doanh nghiệp hiện hành.Từ ngày thành lập công ty cho đến thời điểm hiện tại công ty không ngừng nâng cao thêm trình độ chuyên môn ,các trang thiết bị,máy móc tiên tiến phục vụ cho sản xuất.Một yếu tố có thể duy trì đưoc sự tồn tại của công ty chính là sự đoàn kết của các thành viên sáng lập trong công ty.Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu,tìm hiểu thị trường nội địa cũng như nước ngoài để tăng nguồn đầu tư và thu lợi nhuận. Và tạo công ăn việc làm cho người lao động,nâng cao chất lượng cuộc sống. Công ty sẽ là nhà cung cấp uy tín của khách hàng , là đối tác lâu dài của nước bạn. 2/ Chức năng , nhiệm vụ của công ty. _Công ty kinh doanh những ngành nghề sau: + Sản xuất chế tạo, thi công kết cấu thép, khung nhà xưởng. + Sản xuất, buôn bán tấm lợp kim loại. + Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng. + Xây dựng dân dụng,công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, và san lấp mặt bằng. + Buôn bán vật tư sắt thép, hàng cơ kim khí. + Vận tải hàng hoá. + Kinh doanh, nhà nghỉ, khách sạn. + Dịch vụ ăn uống, giải khát . + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. + Vận tải hành khách. + Kinh doanh bất động sản. + Buôn bán,chế biến gỗ và xuất nhập khẩu gỗ. + Dịch vụ cho thuê văn phòng. + Xuất, nhập khẩu sắt, thép, vật liệu xây dựng. *Nhiệm vụ của công ty TNHH TM&XD Tiến Đạt. _ Theo dõi diễn biến của thị trường ( tìm kiếm thông tin, nhu cầu của thị trường, thông tin về khả năng cung cấp hàng hoá theo các nhóm hàng công ty kinh doanh, các tác động ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ở tầm vĩ mô và vi mô đến lĩnh vực hoạt động mà công ty tham gia...) _ Cùng ban lãnh đạo công ty tổ chức các hoạt động xã hội, quan hệ cộng đồng, quảng bá hình ảnh – thương hiệu TIEN DAT & CCO., LTD _Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập các phương án kinh doanh, phân loại khách hàng, lựa chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu để đề xuất phương án đầu tư trình lãnh đạo công ty... _ Chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng theo dõi tình trạng của sản phẩm sau khi tung ra thị trường, thu thập thông tin phản hồi về chất lượng sản phẩm - dịch vụ cũng như cung cách phục vụ của công ty... _ Phối hợp cùng đội ngũ kỹ thuật - sản xuất hoặc đội ngũ công tác viên một cách liên hoàn để có thể cung cấp cho khách hàng ( bao gồm khách hàng mua lẻ, khách hàng mua buôn và khách hàng dự án ) những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt. _ Công ty được phép hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kin tế tốt nhất cho công ty. 3/Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: Giám đốc công ty Thành viên trong công ty Kế toán thuế Thủ quỹ Công nhân viên Thủ kho xưởng Cán bộ giao nhận Kế toán công nợ Kế toán nhập khẩu * Giám đốc công ty có quyền hạn và nghĩa vụ sau đây: +Giám đốc công ty do các thành viên bầu ra trong số các thành viên trong công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước công ty, thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. + Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. + Tổ chức thực hiện các kế hoạch của các thành viê, các kế hoạch kinh doanh, tài chính và phương ánd dầu tự của công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức , định mức lương, tăng lương, hạ lương các chức danh trưởng phòng, phó phòng, các tổ trưởng, tổ phó các đơn vị trực thuộc của công ty. Trước khi bổ nhiệm các chức danh trên phải thông qua các thành viên công ty. + Được quyền điều động, tiếp nhận các chức danh trên và số cán bộ, công nhân, nhân viên theo kế hoạch lao động. + Cộng quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động của công ty theo đúng bản điều lệ này. + Lập trương chình kế hoạch hoạt động của công ty. Chuẩn bị chương trình,nội dung tài liệu phục vụ cuộc họp của công ty. Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của các thành viên trong công ty. + Giám đốc công ty có quyền triệu tập các cuộc họp,chủ tọa các cuộc họp của công ty. + Mỗi quý phải họp ít nhất một lần, trường hợp cần thiết có thể triệu tập họp bất thường. Các thành viên trong công ty: được bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên công ty, xem xét và xử lý các vi phạm của thành viên trong công ty. Các thành viên được tuyển vào làm là do giám đốc xét duyệt vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong công việc. Quyền và nghĩa vụ các thành viên trong công ty: Quyết định chiến lược phát triển của công ty. Quyết định huy động thêm vốn theo các hình thức. Quyết định phương án đầu tư. Quyết định các giái pháp phát triển trị trường, tiếp thị, công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị được ghi trong sổ kế toán của công ty Quyết định về mức lao động hàng năm. Bố nhiệm, miễn nhiệm, cách chức mức nâng lương, hạ lương các chức danh kế toán trưởng, trưởng các đơn vị, trưởng các phòng ban trực thuộc công ty, quản đốc các phân xưởng và các chức danh tương đương theo yêu cầuc ông tác quản lý. Quyết đinh cơ cấu quy chế quản lý nội bộ công ty. Quyết định nâng cấp công ty, thành lập chi nhanh, lập các đơn vị mới trực thuộc công ty, lập văn phòng đại diện,quyết đinhj góp vốn, mua cổ phẩn của các doanh nghiệp khác. Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên giám đốc công ty. Thành viên công ty có quyền yêu cầu giám đốc,phps giám đốc điều hành công ty, cán bộ quản lý khác trong công ty cung cấp các thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và các đơn vị trong ty. Các thành viên trong công ty thông qua quết định bằng biểu quyết tại cuộc họp,lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác.Mỗi thành viên công ty có 1 phiếu biểu quyết cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của giám đốc công ty. Ý kiến không tán thành của thiểu số thành viên được bảo lưu nhưng thành viên đó vẫn phải chấp hành quyết định của giám đốc công ty. Tất cả các cuộc họp đều phải ghi đầy đủ vào số viên bản.Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm vì tính chính xác và trung thực của biên bản cuộc họp. II/Thực trạng nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty TNHH TM &XD TIÊN ĐAT. 1/Cơ cấu hàng nhập khẩu. Công ty nhập khẩu rất nhiều nguyên – vât liệu trong xây dựng nhưng chiếm ưu thế và số lượng nhiều nhất vẫn là mặt hàng tôn.Mặt hàng này có nhiều loại nhưng được người tiêu dùng ưa chuộng gồm có:tôn cuộn đen,tôn tấm đen KMK,tôn mạ màu NKCC.Các sản phẩm tôn đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và quan trọng hơn là uy tín trong kinh doanh của công ty.Nó còn là nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty,thúc đẩy quan buôn bán với các nước trên thế giới.Từ năm 2006 đến năm 2008 công ty đã nhập khẩu với số liệu như sau: Bảng 1: Cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2006-2008: ĐVT: kg Năm Tên hàng 2006 2007 2008 1.Tôn mạ màu NKCC 205.730.000 290.500.000 330.423.000 2. Tôn cuộn đen 1.399.450.000 1.800.682.000 2.030.521.000 3. Tôn tấm đen KMK 895.604.000 967.522.000 1.050.756.000 (Nguồn: phòng kinh doanh thương mại) Biểu đồ 1:Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty giai đoạn 2006_2008: Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu hàng nhập khẩu trong 3 năm của công ty ta có thể thấy cơ cấu nhập khẩu của công ty như sau: _ Tổng cơ cấu nhập khẩu của công ty năm 2006 với 3 mặt hàng là 2.500.784.000 kg _ Tổng cơ cấu nhập khẩu của công ty năm 2007 với 3 mặt hàng là 3.058.704.000 kg _ Tổng cơ cấu nhập khẩu của công ty năm 2008 với 3 mặt hàng là 3.411.700.000 kg Cụ thể cơ cấu nhập khẩu của từng mặt hàng như sau: a.Mặt hàng tôn cuộn đen: _ Nhập khẩu năm 2006 là 1.399.450. 000 kg chiếm 56% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2006. _ Nhập khẩu năm 2007 là 1.800.682.000 kg chiếm 59% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2007.So với năm 2006 tăng lên 401.232.000 kg,tăng 3% so với năm 2006. _ Nhập khẩu năm 2008 là 2.030.521.000 kg chiếm 60% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2008.So với năm 2007 tăng 1% tổng sản phẩm nhập khẩu ,tương ứng tăng 631.071.000kg.So với năm 2006 lên đến 731.071.000 kg,tăng 4% tổng sản phẩm nhập khẩu . Nguyên nhân dẫn tới sự tăng,giảm giữa các năm chủ yếu là do mức tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao. Mặt hàng tôn cuộn đen được khách hàng ưa chuộng nhất là do phẩm chất hàng đạt tiêu chuẩn; mẫu mã của hàng hoá đa dạng và phong phú hơn. Số lượng mặt hàng của công ty nhập khẩu đều tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ công ty đã tạo được uy tín trong thị trường nước mình,từ đó sẽ tích luỹ thêm được vốn để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ và thiết lập được mối quan hệ buôn bán với nước ngoài. b. Mặt hàng tôn tấm đen KMK. _ Nhập khẩu năm 2006 là 895.604.000 kg chiếm 35.8% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2006. _ Nhập khẩu năm 2007 là 967.522.000kg chiếm 31.63% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2007. So với năm 2006 tăng 71.918.000 kg; giảm 4,17% . _ Nhập khẩu năm 2008 là 1.050.756.000 kg chiếm 31% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2008. So với năm 2007 tăng 83.234.000 kg; giảm 0,63%. Năm 2008 so với năm 2006 tăng 155.152.000 kg; giảm 4,8%. Nguyên nhân dẫn đến mặt hàng tôn tấm đen KMK đứng ở vị trí thứ 2 chính là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng không mạnh như tôn cuộn đen,nhưng hàng năm nó cũng góp1 phần lớn vào ngân sách của công ty. c. Mặt hàng tôn mạ màu NKCC. _ Nhập khẩu năm 2006 là 205.730.000 kg chiếm 8.2% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2006. _ Nhập khẩu năm 2007 là 290.500.000 kg chiếm 10% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2007. So với năm 2006 tăng 84.770.000 kg; tăng 1,8% so với năm 2006. _ Nhập khẩu năm 2008 là 330.423.000 kg chiếm 9.7% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2008. So với năm 2007 tăng 39.923.000 kg; giảm 0,3%. Năm 2008 so với năm 2006 tăng 124.693.000 kg; tăng 1,5%. Nguyên nhân dẫn đến mặt hàng tôn mạ màu NKCC nhập khẩu với khối lượng nhỏ nhất chính là do mặt hàng này có chất lượng và phẩm chất không tốt bằng 2 loại tôn trên. Như vậy qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy cơ cấu giữa 3 mặt hàng có sự chênh lệch nhau đáng kể, chiếm ưu thế mạnh nhất là mặt hàng tôn cuộn đen,thứ 2 là mặt hàng tôn tấm đen KMK, đứng thứ 3 là mặt hàng tôn mạ mầu NKCC. Điều đó cho thấy công ty nhập khẩu với khối lượng rất lớn qua các năm vì công ty vẫn không thể sản xuất đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Nếu có thể công ty cần đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất trong kinh doanh ,giảm hàng nhập khẩu đến mức thấp nhất có thể. 2. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tôn: Bảng 2:Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty giai đoạn 2006_2008. ĐVT: Đ Năm Tên hàng 2006 2007 2008 1.Tôn mạ màu NKCC 3.085.950 3.921.750 4.625.922 2.Tôn cuộn đen 27.989.000 32.412.276 33.097.492 3.Tôn tấm đen KCK 9.135.160 8.707.698 9.982.182 (Nguồn: phòng kinh doanh thương mại) Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty giai đoạn 2006_2008: Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ kim ngạch nhập khẩu trong 3 năm của công ty ta có thể thấy kim ngạch của công ty qua các năm như sau: _ Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006 với 3 mặt hàng là 40.210.110 đồng. _ Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2007 với 3 mặt hàng là 45.041.724 đồng. _ Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2008 với 3 mặt hàng là 47.705.596 đồng. Cụ thể kim ngạch của từng mặt hàng như sau: a. Mặt hàng tôn cuộn đen. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 là 27.989.000 đồng chiếm 69.6% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng. Với đơn giá là 20.000 đồng /kg và số lượng là 1.399.450.000 kg. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 là 32.412.276 đồng chiếm 72% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng. Với đơn giá là 18.000 đồng /kg và số lượng là 1.800.682.000 kg. So với năm 2006 có đơn giá giảm 2000 đồng /kg nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng 4.423.276 đồng. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 là 33.097.492 đồng chiếm 69.4% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng với đơn giá là 16.300 đồng /kg và số lượng là 2.030.521.000 kg. So với năm 2007 đơn giá tiếp tục giảm xuống còn 1.700 đồng/kg nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng 685.216 đồng /kg. Năm 2008 so với năm 2006 đơn giá giảm xuống còn 3.700 đồng /kg nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng lên 5.108.492 đồng. Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng tôn cuộn đen tăng liên tục qua các năm là do số lượng mặt hàng ở mỗi năm đều tăng trong khi đơn giá thì giảm. b. Mặt hàng tôn tấm đen KCK. _Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 là 9.135.160 đồng chiếm 22.7% tổng kim ngạch nhập khẩu ba mặt hàng với đơn giá là 10.200 đồng/kg và số lượng là 895.604.000 kg. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 giảm xuống còn 8.707.698 đồng chiếm 19.3% tổng kim ngạch nhập khẩu ba mặt hàng. Với đơn giá là 9.000 đồng và số lượng là 967.522.000 kg. So với năm 2006 đơn giá giảm xuống còn 1.200 đồng /kg, kim ngạch nhập khẩu giảm 427.462 đồng. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 tăng lên 9.982.182 đồng chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng. Với đơn giá là 9.500 đồng /kg và số lượng 1.050.756.000 kg. So với năm 2007 đơn giá tăng lên 500 đồng /kg dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng 1.274.484 đồng. Năm 2008 so với năm 2006 đơn giá giảm 1.700 đồng /kg dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng lên 847.022 đồng. Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu luôn tăng, giảm là do cơ cấu nhập khẩu lúc tăng, giảm như năm 2007 cơ cấu nhập khẩu giảm xuống lên kim ngạch nhập khẩu cũng giảm theo .Nhưng đến năm 2008 cơ cấu nhập khẩu tăng lên kim ngạch nhập khẩu cũng tăng trong khi đơn giá giảm. c. Mặt hàng tôn mạ màu NKCC. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 là 3.085.950 đồng chiếm 7.7% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng. Với đơn giá là 15.000 đồng/kg và số lượng là 205.730.000 kg. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng lên 3.921.750 đồng chiếm 8.7% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng. Với đơn giá là 13.500 đồng /kg và số lượng là 290.500.000 kg. So với năm 2006 đơn giá giảm xuống còn 1.500 đồng /kg nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng 835.800 đồng /kg. _ Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 tiếp tục tăng 4.625.922 đồng chiếm 9.6% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng với đơn giá là 14.000 đồng /kg. So với năm 2007 đơn giá tăng 500 đồng/kg, kim ngạch nhập khẩu tăng 704.172 đồng. Năm 2008 so với năm 2006 đơn giá giảm xuống 1.000 đồng /kg và kim ngạch nhập khẩu tăng 1.539.972 đồng. Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục qua các năm chính là do cơ cấu nhập khẩu tăng về khối lượng nhập khẩu, trong khi đơn giá giảm qua các năm. Như vậy qua bảng số liệu và biểu đồ về kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng ta có thể thấy công ty nhập khẩu đều tăng qua các năm trong khi đơn giá tằng, giảm qua các năm. Kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất của công ty là mặt hàng tôn cuộn đen tuy đơn giá có giảm nhưng công ty vẫn nhập với số lượng lớn dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng đáng kể. Mặt hàng tôn tấm đen KCK cũng tăng đều qua các năm; thấp nhất là mặt hàng tôn mạ màu NKCC năm 2007 tuy có giảm về kim ngạch nhập khẩu nhưng đến năm 2009 lại tăng. Điều đó cho thấy nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng dẫn tới kim ngạch nhập khẩu tăng với số lượng khá lớn. Hàng năm công ty nhập khẩu hàng từ nước ngoài vào là chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Để đạt đựơc hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất thì công ty cần tìm ra phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao.Theo hướng tự cung ,tự cấp phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước; giảm nhập khẩu tư nước ngoài .Vì vậy chúng ta cần xem xét lại trình độ chuyên môn của công nhân viên trong công ty. 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng tôn. Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng từ 3 thị trường là Đài Loan, Trung Quốc, Nga. Trong 3 thị trường này công ty nhập khẩu nhiều nhất từ Đài Loan, thứ 2 là Trung Quốc và cuối cùng là Nga. Thị trường nhập khẩu ở công tăng, giảm qua các năm cụ thể như sau. Bảng 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty giai đoạn 2006_2008. ĐVT:% Năm Tên nước 2006 2007 2008 1. Đài Loan 45,5 40 32,1 2.Trung Quốc 30 35,7 43,6 3. Nga 25,5 23,5 28,3 (Nguồn: phòng kinh doanh thương mại) Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2006 của công ty TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT. Nhìn vào bảng số liệu và bảng số liệu cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng tôn của công ty nam 2006 ta thấy công ty nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Đài Loan chiếm 45,5%. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc chiếm 30%. Thị trường thứ 3 là thị trường Nga chiếm 25,5%. Nguyên nhân thị trường Đài Loan chiếm ưu thế vì Đài Loan là 1 nước có uy tín trong kinh doanh,mặt khác giá cả tương đối hợp lý phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng nước ta. Ngoài ra Đài Loan còn là nước láng giềng của nước ta .Thị trường Trung Quốc và thị trường Nga chiếm tỉ lệ phần trăm ít hơn là do chất lượng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn hoặc gía cả cao hơn thị trường Đài Loan.Các thị trường có sự cạnh tranh khá khắc nghiệt , đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn va kỹ thuật tốt hơn nữa. Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2007 của công ty TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT. Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu 3 mặt hàng tôn cẳa công ty năm 2007 ta thấy: _Thị trường Đài Loan vẫn là thị trường nhập khẩu đứng đầu của công ty. Năm 2007 công ty đã nhập khẩu hàng hoá từ thị trường so với năm 2006 là 40%;giảm 5,5% .Nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu ở thị rường Đài Loan giảm là do khách hàng đã có sự thay đổi xu hướng và so sánh giữa các thị trường với nhau ,thị trường nào tiếp thị tốt và có chất lượng hàng tốt thì công ty sẽ lam ăn với nước đó. _Thị trường đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc chiếm tỉ lệ phần trăm là 35,7%.So với năm 2006 tăng 5,7 %. Như vậy tỉ lệ phần trăm giữa các nước đã có sự thay đổi, điều đó cho thấy Trung Quốc đã thay đổi chiến lược trong kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhưng tỉ lệ nhập khẩu vẫn đứng sau Đài Loan do hàng hoá của Trung Quốc không đa dạng và phong phú như ở Đài Loan. _Thị trường Nga chiếm tỷ lệ phần trăm thấp nhất so với 2 thị trường trên.Năm 2007 chiếm 23,5%; giảm 2% tỷ lệ nhập khẩu của công ty so với năm 2006. Điều này cho thấy thị trường Nga không nâng cao trình độ chuyên môn của mình dẫn đến công ty nhập khẩu không nhiều ở Nga. Như vậy ta thấy công ty nhập khẩu mạnh nhất vẫn là thị trườg Đài Loan,tuy có giảm nhưng tỉ lệ phần trăm nhập khẩu vẫn lớn nhất;thứ 2 là Trung Quốc;cuối cùng là Nga. Công ty đã nhanh chóng lắm bắt được sự đỏi mới của thị trường hàng hoá ở mỗi nước.Vì trong kinh doanh khi có lợi nhuận cao thì công ty sẽ hợp tác với nước đó. Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2008 của công ty TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT. Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty năm 2008 ta thấy: _Thị trường Đài Loan giảm tỷ lệ nhập khẩu của công ty rõ rệt từ 40% năm 2007 đến năm 2008 còn có 32,1%;giảm 7,9%.So với năm 2006 tỉ lệ phần trăm giảm xuống 12,9%.Công ty nhập khẩu từ thị trường Đài Loan ngày càng giảm xuống,vì chất lượng hàng hoá và mẫu mã không đa dạng và phong phú như các thị trường khác. _Thị trường Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm hữu được ưu thế.Năm 2008 tỷ lệ nhập khẩu của công ty là 43,6%;tăng 7,9%.So với năm 2006 tỷ lệ phần trăm tỷ lệ phần trăm tăng 13,6%. Như ta được biết Trung Quốc là quốc gia tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại rất nhanh ,ngoài ra đội ngũ kỹ thuật và chuyên môn có tay nghề giỏi,nguồn lao động dồi dào cũng là 1 nhân tố quan trọng góp phần làm tăng tỷ lệ nhập khẩu của công ty đối với Trung Quốc. _Thị trường Nga tỷ lệ nhập khẩu của công ty năm 2008 là 28,3%; tăng 4,8% so với năm 2007. So với năm 2006 tăng 6,8% tỷ lệ nhập khẩu. Công ty lại nhập khẩu hàng hoá từ Nga vì sự cạnh tranh giữa thị trường ngày càng gay gắt hơn. Như vậy cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty trong 3 năm có sự tăng ,giảm khác nhau. Năm 2006 công ty nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất ở thị trường Đài Loan nhưng trong 2 năm 2007; năm 2008 thì công ty đã giảm tỷ lệ nhập khẩu ở nước này. Thay vào đó là thị trường Trung Quốc;Nga được công ty nhập khẩu với tỷ lệ lớn. Đáng quan tâm là thị trường Trung Quốc tỷ lệ nhập khẩu tăng rất nhanh vì Trung Quốc là một nước có nền công nghệ, trang thiết bị hiện đại; nguồn lao động dồi dào.Trung Quốc là nước làng giềng của nước ta nếu nhập khẩu hàng tại thị trường này sẽ nhận được hàng hoá 1 cách nhanh nhất. Sự thay đổi tỷ lệ phần trăm giữa các nước chứng tỏ các nước không ngừng đổi mới mình trong kinh doanh. Nước nào có thế mạnh thì cần phát huy còn nhược điểm thì cần khắc phục với mục đích khẳng định thương hiệu của mình. CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NHẬP KHẨU I/ Định hướng phát triển của công ty. 1. Kết quả đã đạt được. Công ty thành lập cho đến thời điểm hiện tại đã được 5 năm. Trong 5 năm công ty đã có những đóng góp to lớn vào ngân sách của nhà nước tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng đi lên góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước đi theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công ty rất nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường và phát hiện ra nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Công ty hoạt động đa ngành nghề nhưng chủ yếu là cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. Các sản phẩm do công ty sản xuất ra và nhập khẩu từ nước ngoài rất đa dạng và phong phú với mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp. Công ty nên lấy tiêu chí “khách hàng là thượng đế”. Trong những năm kinh doanh công ty đã có những bạn hàng gắn bó từ ngày thành lập cho đến bây giờ; điều đó càng khẳng định thêm thương hiệu của công ty. Góp phần phát triển ngân sách của công ty, công nhân viên luôn có việc làm ổn định và mức lương cao. Công ty hiện nay đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn và tay nghề cao trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, bảo hành sản phẩm và chăm sóc khách hàng. -Với tay nghề cao, thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng với nhiều mẫu mã và chủng loại. -Công ty không chỉ dừng lại ở những sản phẩm và mình sản xuất ra công ty còn nhập khẩu nhiều sản phẩm có chất lượng tốt mà thị trường đang cần. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là mặt hàng tôn; ngoài ra còn nhập khẩu thêm các sản phẩm như thép, máy móc, trang thiết bị sản xuất và tiêu dùng. Dưới sự chỉ đạo của các cán bộ kỹ thuật, các công nhân viên của công ty có thể cho ra đời các sản phẩm hoặc cụm sản phẩm phức hợp với tính thẩm mỹ cao dựa trên bản vẽ kỹ thuật do khách hàng cung cấp hoặc do cán bộ kỹ thuật cung cấp như: +Buôn bán vật tư sắt thép, hàng cơ kim khí. +Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và san lấp mặt bằng. +Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. +Xuất, nhập khẩu sắt, thép, vật liệu xây dựng. -Các sản phẩm của công ty TNHH TM và XD Tiến Đạt hiện nay đã được khách hàng tin dùng và có nhiều đơn đằt hàng với khối lượng lớn. Từ đó làm tăng ngân sách cho công ty. Trong tưong lai các sản phẩm của công ty ngày càng thêm phong phú và đa dạng hơn với lượng tốt và giá cảt hợp lý. 2. Phương hướng phát triển Với định hướng phát triển bền vững, Tiến Đạt luôn đề cao bảo vệ chữ tín để từng bước khẳng định thương hiệu của mình bằng việc luôn lắng nghe khách hàng và lựa chọn, tư vấn và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty đã và đang luôn đầu tư thoả đáng và phát huy nhân tố con người, ứng dụng những công nghệ tiên tiến về bán hàng và quản lý doanh nghiệp, tạo môi trường và điều kiện tạo tốt nhất có thể cho cán bộ nhận viên để qua đó tạo ra một chất lượng làm việc tốt nhất, hiệu quả nhất, phục vụ khách hàng cao nhất. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2010 là: -Chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. -Tăng vốn điều lệ lên đến 50 tỷ đồng. -Tổng doanh thu đạt từ 200 đến 500 tỷ đồng/năm. -Mở rộng cơ sở phát triển cơ sở sản xuất hiện có và thành lập mới nâng tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh của công ty lên 6 đến 8 lần. -Tạo việc làm cho khoảng 200 lao động với thu nhập bình quân 3.500.000 đồng/người/tháng. II/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu 1. Ưu điểm: - Thông qua nguồn số liệu mà phòng kinh doanh thương mại của công ty cung cấp ta thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển rất tốt và ngày càng đi vào quỹ đạo phát triển tự nhiên. - Tình hình nhập khẩu hàng hóa của công ty chủ yếu là những sản phẩm mà hiện trên thị trường của Việt Nam còn chưa đáp ứng được hoặc khan hiếm. Do vậy, các sản phẩm nhập khẩu của công ty hầu hết có chất lượng tốt,có uy tín trên thị trường. Các sản phẩm của công ty đáp ứng đượng thị hiếu người tiêu dùng, nhu cầu cần thiết của cuộc sống. - Các sản phẩm do công ty tự sản xuất và gia công chế tạo cũng có chất lượng rất tốt và cũng chiếm lĩnh được nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm tự sản xuất của công ty cũng có rất nhiều loại với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. - Đội ngũ nhân viên và công nhân của công ty luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao với công việc, làm việc hết năng suất. Luôn thân thiện và lắng nghe sự góp ý từ khách hàng. Luôn đặt lợi ích của khác hàng lên đầu, quan tâm trước hết đến chất lượng sản phẩm và giá thành của sản phẩm. - Công ty luôn luôn tiếp cận với công nghệ mới trong công việc và trong sản xuất, tiếp thu cái mới, cái tốt. Sữa chữa và cải thiện cái cũ. - Luôn tìm kiếm và khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách triệt để nhất. 2. Tồn tại: - Còn chưa khai thác hết thị trường tiêu thụ. - Công tác quản lý còn chưa hoàn thiện. - Đội ngũ cán bộ, công nhân viên còn thiếu kinh nghiệm. - Mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu còn chưa hợp lý. - Khả năng cạnh tranh trong thị trường nội địa còn chưa cao. III/ Nhận xét và giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu Trong thời gian thực tập tại công ty em đã học hỏi và tiếp thu thêm được nhiều kinh nghiệm trong công tác nhập khẩu. Trong thời gian này, em đã thấy được tầm quan trọng của công việc nhập khẩu hàng hoá. Công ty TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT là một công ty tuy mới thành lập nhưng hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đó, công ty cần phải phát huy hơn nũa tiềm năng của mình, cần phải có những biện pháp cụ thể hơn trong khâu quản lí của công ty mình. Công ty nên đưa ra những chiến lược hoạt động cụ thể hơn để thực hiện dễ dàng hơn. Nên phân công cụ thể hơn công việc cho các bộ phận. Làm được điều này công ty sẽ phát triển tốt hơn. Một điều nữa cũng quan trọng không kém để góp phần cải thiện công tác nhập khẩu đó là điều kiện về giá nhà nước và giá doanh nghiệp. Nhà nước cần đưa ra những chính sách về giá nhập khẩu hay hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu. Có mức thuế suất phù hợp vói từng loại mặt hàng nhập khẩu. Đối với mỗi loại hàng hoá thì nhà nước có những mức giá về thuế khác nhau như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước cần áp dụng đúng khung giá hàng nhập khẩu đã quy định cho các loại hàng hoá, có biên pháp quản lý chặt chẽ hơn về tình hình nhập khẩu hàng hoá. Về giá doanh nghiệp thì các doanh nghiệp nhập khẩu cần xem xét và đưa ra mức giá hợp lý cho từng mặt hàng mà doanh nghiệp mình nhập khẩu. Phải điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và mức thu nhập của người tiêu dùng. Làm tốt khâu này thì công tác nhập khẩu sẽ được cải thiện tốt hơn. Giá doanh nghiệp và giá nhà nước trong vấn đề nhập khẩu là hai bước rất quan trọng để cải thiện tình hình nhập khẩu. Ngoài ra các doanh nghiệp nhập khẩu muốn hoàn thiện và nâng cao công tác nhập khẩu cần chú trọng nhiều hơn về khâu quản lý cũng như theo dõi diễn biến tình hình biến động của thị trường cũng như nền kinh tế. Để cải thiện tình hình nhập khẩu theo hướng tích cực, tức là không quá nhập siêu thì các doanh nghiệp nhập khẩu nên nhận thức được rằng nhập khẩu hàng hóa là một bước khởi đầu quan trọng trong việc phát triển thị trường hàng hóa cũng như bước quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp nên nhận thức việc nhập khẩu hàng hóa sẽ giúp cho daonh nghiệp của mình có điều kiện tiếp xúc với nền khoa học công nghệ mới nhất và hiện đại nhất. Nhập khẩu hàng hóa giúp các doanh nghiệp tìm tòi và sang chế ra nhiều mẫu sản phẩm mới, nhiều dòng sản phẩm khác nhau mà không bị trùng lặp và nhàm chán. Nhập khẩu hàng hóa giúp các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng hàng hóa của nước mình, khi nhập hàng hóa từ nước khác về, sau một thời gian tiêu thụ ta có thể so sánh sản phẩm trong nước với sản phẩm ngoại nhập. Từ bước so sánh đó ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm của nước mình. Phát huy những ưu điểm sẵn có, khắc phục những tồn đọng còn hạn chế. Để từ đó nâng cao và hoàn thiên tốt hơn công tác nhập khẩu của mình. Dần dần đưa công tác nhập khẩu đi lên theo một hướng tích cực và hoàn thiện hơn. Tóm lại: Để công tác nhập khẩu được cải thiện và nâng cao, các doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn về giá doanh nghiệp, giá nhà nước. Tìm tòi, học hỏi, sang tạo và nâng cao công tác quản lý cũng như chất lượng và mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp mình. Để từng bước khắc phục và vươn lên trong hoạt động nhập khẩu, nhưng theo một hướng tích cực hơn là không quá trong tình trạng nhập siêu.Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước có thế mạnh tiềm năng trong hoạt động ngoại thương. KẾT LUẬN Nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam được biết đến là một nước có tình hình chính trị và an ninh quốc phòng ổn định, đó chính là một yếu tố quan trọng giúp cho nước ta có nhiều nhà đầu tư vốn để phát triển nền kinh tế. Trong các lĩnh vực thì ngoại thương góp phần lớn vào quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nó đóng vai trò như một chùm chìa khóa để mở ra thành công trong kinh doanh. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra những chính sách nhằm khuyến khích và nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay nước ta là một thành viên của tổ chức WTO đã có quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hóa với trên một trăm quốc gia. Điều đó đã đưa Việt Nam từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu nay thành nước tiên tiến. Mục tiêu của đất nước Việt Nam trong tương lai sẽ đi theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa để sánh vai với các cường quốc có nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới. Muốn làm được như vậy trước tiên nhà nước cần phải điều chỉnh lại bộ máy, các chính sách đẩy mạnh xuất nhập khẩu… Nếu làm được như vậy em tin rằng không lâu nữa nước ta sẽ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Tiến Đạt là một công ty thành lập có thâm niên không lâu nhưng do sự nhạy bén trong việc áp dụng các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và tìm kiếm thị trường rất tinh tế. Do vậy Công ty đã nhanh chóng thu hút được lượng khách hàng rất lớn và là bạn hàng uy tín của nước bạn. Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài làm đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm được tốt hơn. Mặt khác Công ty còn tiếp thu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Thời gian viết bài báo cáo có hạn nên bài báo cáo của em chưa được hoàn chỉnh rất mong được sự đóng góp và xây dựng của Quý Công ty và các thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2009. Học sinh MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36970.doc
Tài liệu liên quan