Báo cáo thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) May Nhân Đạo - Trí Tuệ

* Túi điện thoại Chiết ly đáy túi 2 bên đều nhau theo đúng đường mực dấu. Miệng túi điện thoại được may với chun, bản to miệng túi 3/8". Túi được phân thành 2 phần đều nhau bởi đường may kê với vải phối, bản to của phối bằng 1/4 khi may túi với xúp yêu cầu phải kéo căng sợi xúp và phần đáy túi phải nguýt tròn sao cho 2 bên đáy túi phải đều nhau. Bản to xúp thành phẩm = 2cm; đường mí xung quanh xúp 0,15 cm theo mẫu. Yêu cầu túi dán xong phải êm phẳng, không hở xúp ra ngoài. - Băng dính túi điện thoại: Băng dính 2 mặt, bản to bằng 1cm. Băng dính cắt 4 góc vuông đều nhau + Mặt bông dán mí 4 cạnh vào miệng túi (thấm) định vị theo đường mực đan sẵn. Khi dán phải dán cân đối 2 bên miệng túi. + Mặt gai dán vào thân lần lót sao cho khi còn trung khít với mặt bông và 2 bên miệng túi cân nhau. * Túi chìa kháo, son môi. - Dán mác chìa khóa, son môi sao cho cân đối với 2 bên túi theo đường mực dấu .Chú ý khi dán mác son thì đầu son phải quay lên trên phía miệng túi, còn chìa khóa thì quay về phía đáy túi. Túi son nằm về phía nẹp áo. - Nắp túi phải quay tròn đều, đường diễn xung quanh nắp túi = 0,15 cm cặp chì đều. Dán nắp tíu vào thân trước sau đó dán túi đè lên.

doc61 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) May Nhân Đạo - Trí Tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ vải, định mức và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. - Sao và cắt hoàn chỉnh bộ mẫu về giác sơ đồ, đồng bộ mẫu. - Tiến hành giác: Khi giác sơ đồ cần chú ý sao cho định mức nguyên liệu là thấp nhất, đúng canh sợi. Công việc giác sơ đồ chia làm 2 bước: + Bước 1: Giác sơ đồ định mức trên cơ sở báo khổ, giác sơ đồ theo khách hàng đòi hỏi, duyệt sơ đồ nguyên liệu với khách hàng và nhận định mức trên cơ sở sơ đồ. + Bước 2: Sơ đồ sản xuất trên cơ sở kế hoạch và tác nghiệp sản xuất của xí nghiệp. Giác tất cả các sơ đồ theo cỡ và khổ vải thực tế để phục vụ, sản xuất. Khi giác sơ đồ để sơ đồ đạt yêu cầu kỹ thuật thì tất cả các chi tiết phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý khoa học. Chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau. Các chi tiết phải đúng theo chiều canh sợi, đối với sản phẩm có tuyết, có hình trang trí có hướng, có kẻ thì phải giác sao cho khi may có hình trang trí theo đúng áo mẫu. - Đo mẫu, ghi kí hiệu các chi tiết, các cỡ lên các chi tiết giác trên mẫu. g. Xây dựng định mức Trên cơ sở dựa theo tài liệu của khách hàng tiến hành may mẫu, giác sơ đồ để xây dựng định mức cho mã hàng. - Định mức nguyên liệu: Từ sơ đồ giác sản phẩm. - Định mức phụ liệu: Trên cơ sở thực tế của sản phẩm may mẫu, cần có những phụ liệu gì, số lượng như thế nào như: khóa, cúc, chỉ. h. Thiết kế dây chuyền. Căn cứ vào phía công nghệ may lắp sản phẩm, nhân viên thiết kế dây chuyền tiến hành phân công công việc trong dây chuyền may. Việc thiết kế dây chuyền này phải được thiết kế tỉ mỉ kỹ lưỡng, phân chia công việc sao cho hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện máy móc, nhà xưởng của các tổ may, cũng như phù hợp với trình độ, năng lực của các công nhân trong dây chuyền. k. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng. * Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật: Hệ thống toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật được xây dựng ở các công đoạn của quá trình sản xuất. Nhưng phải chú trọng luôn luôn kiểm tra đều công đoạn may lắp sản phẩm. Bản tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các nội dung. + Hệ thống đặc điểm, hình dáng, cấu tạo mã hàng. + Quy định sử dụng nguyên phụ liệu (bảng màu) + Quá trình chế thử và xác định kích thước thành phẩm + Kỹ thuật cắt + Kỹ thuật may + Quy cách công nghệ cho công đoạn hoàn thành. * Xây dựng tiêu chuẩn bao gói hoàn thành mã hàng. Xây dựng tất cả các văn bản kỹ thuật để hướng dẫn các bước công việc của phân xưởng hoàn thành như sau: - Phương pháp là sản phẩm: là như thế nào, nhiệt độ, độ ẩm ra sao, là chi tiết nào trước, chi tiết nào sau. - Phương pháp gấp: gấp như thế nào, kích thước bao nhiêu? - Quy cách đóng gói, đóng thùng: Quy định kích thước của túi PE, của thùng (hòm) cotton, phương pháp đóng gói, thùng các sản phẩm 3. Công tác tổ chức sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất của phòng kỹ thuật là chuyên môn hóa các bước công việc tới từng người lao động, phù hợp với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người. 4. Phân công lao động. Sau khi nhận tài liệu của khách hàng, tổ trưởng tổ kỹ thuật tiến hành xem xét và phân công công việc theo chức năng và nghiên cứu của mỗi người trong tổ kỹ thuật. Mặc dù vậy trong quá trình thực hiện các bước công việc các lao động phải phối hợp với nhau chặt chẽ để trao đổi thông tin, để thực hiện tố các công việc của mình. Cụ thể như sau: STT Tên các bước công việc Thiết bị sử dụng Loại lao động 1 Nhận hồ sơ kỹ thuật Thủ công Trưởng phòng Kỹ thuật 2 Kiểm tra mẫu Máy, thủ công Tổ trưởng, nhân viên 3 Sao mẫu đối Thủ công Nhân viên thiết kế 4 May mẫu đối Máy, thủ công Tổ trưởng 5 Duyệt mẫu đối Máy, thủ công Trưởng phòng kỹ thuật 6 Xây dựng bộ mẫu Thủ công Nhân viên đồng bộ 7 Giác sơ đồ Thủ công, máy Nhân viên giác sơ đồ 8 Xây dựng định mức May, thủ công Nhân viên định mức 9 Thiết kế chuyền Nhân viên thiết kế chuyển 10 Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng Máy, thủ công Nhân viên tiêu chuẩn III. Công nghệ sản xuất của công đoạn cắt bán thành phẩm. 1.Nhiệm vụ : Công đoạn cắt bán thành phẩm có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng cho kế hoạch sản xuất. 2. Quy trình cắt bán thành phẩm Chuẩn bị bàn cắt -> Trải vải -> Truyền hình cắt lên vải -> Khoan dấu, khoan dính -> Cắt phá, cắt gọt -> Đánh số - > Phối kiện -> Hạch toán bàn a. Chuẩn bị bàn cắt. * Bước 1: Nhận kế hoạch cắt + Nhận mẫu sơ đồ cắt + Nhận phiếu cắt (phiếu hành trình công nghệ cắt) * Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và kê bàn cắt phù hợp với mẫu sơ đồ cắt. * Bước 3: Kiểm tra mẫu sơ đồ + Kiểm tra kích thước mẫu sơ đồ (dài x rộng mẫu) đối chiếu voíư số liệu ghi trên đầu mẫu. + Kiểm tra số lượng các chi tiết ghi trên mẫu * Bước 4: Mực bàn cắt + Khung mẫu sơ đồ lên bàn cắt. + Sang dấu chiều dài mẫu sơ đồ lên bàn cắt, đánh dấu 2 mép biên và đánh dấu mép bằng bên cạnh bàn phía phải. Trên 2 cạnh của bàn cắt đánh dấu khu vực trên bề mặt của sản phẩm để trong quá trình trái vải có thể tận dụng những nỗi nhỏ trùng với khu vực A, B, C của sản phẩm khi trải vải phải trải vải, một cách chính xác để tiết kiệm vải, hạn chế phát sinh đầu tấm. * Bước 5: Nhận vải và xếp vải ở đầu bàn cắt. - Nhận từng tấm vải hoặc từng cây, ghi chiều dài tấm vải vào phiếu cắt, kiểm tra đối chiếu màu sắc chất lượng của vải. - Xếp vải ở đầu bàn cắt thì phải xếp vải theo một chiều tấm vải có khổ hẹp nhất đặt ở dưới sau đó chuẩn bị dao xén đầu vai thước gạt vải, phấn đánh số. b. Trái vải. *Mục đích: Nhằm tạo ra những bàn vải đảm bảo đủ số lượng lớp vải theo quy định. Các lớp vải phải êm, ba cạnh của bàn vải phải đứng thành trong đó 2 cạnh là 2 đầu bàn vải và một cạnh ở mép bàn bên phải * Quy trình trải vải. - Ke mẫu: Căn cứ vào phiếu bàn cắt công nhận lấy mẫu và phối mẫu so sánh chiều dài, vóc cỡ, khổ vải, loại vải, đơn hàng, mã hàng và số sản phẩm được giác trên mẫu. - Xác định mặt trái, mặt phải rồi xiên vào trục. - Trước khi trải vải công nhân phải trải 1 lớp giấy mỏng lên trên mặt bằng cắt để tránh cho sản phẩm bị bẩn và để máy cắt, cắt chính xác, khổ giấy và chiều dài giấy bằng sơ đồ cắt. - Trải thử mẫu: + Trải thử 3 lá vải rồi áp sơ đồ lên thử khổ vải so mép bàn vải sao cho vuông góc với mẫu rồi ke chiều dài cắt đầu bàn để lại dư 1cm khi chuẩn bị. + Trái tiếp 30 lá vải nữa tiếp tục đặt mẫu sơ đồ lên kiểm tra + Khi kiểm tra song yêu cầu công nhân tiến hành trải theo số lượng ghi ở phiếu trong quá trình trái vải công nhân thường xuyên kiểm tra 2 mép vải để phát hiện sản mẫu. Nếu trên lá vải lỗi sợi loang ố phải đánh dấu từng lá vải. - Công nhân phải kiểm kê số m của từng cuộn vải, hạch toán số lá nhân với chiều dài mẫu để phát hiện kịp thời thừa thiếu trong cuộn khi trải xong bàn vải phải đo đầu tám và kích kê từng loại theo quy định rồi hạch toán nếu thiếu phải cùng tổ trưởng cắt, KCS thủ kho nguyên liệu lập biên bản ngay xong mới ghi êtêket và dắt êtêket vào đầu bàn. - Trong êtêket ghi chiều dài, rộng sơ đồ cắt, ghi sổ bảng cắt, số lá vải/1 bàn cắt, số bàn bán thành phẩm trên bản cắt, cỡ vóc, chữ ký của KCS. - Khi trải xong bàn vải, công nhân trải vải và KCS phải ký vào phiếu theo dõi bàn cắt. * Kiểm tra. - Khi bàn vải đã dắt êtêket KCS cùng công nhân cắt kiểm tra số lượng so với phiếu và kích thước so với mẫu. Nếu đúng với tiến hành cắt truyền hình cắt lên vải. * Mục đích Tạo ra các đường cắt theo chu vi của các chi tiết một cách chính xác tới sơ đồ cắt và sang dấu ký hiệu của bàn cắt sang các chi tiết chính. * Căn cứ vào cấu tạo mặt vải, hình trang trí trên mặt vải, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm thì người ta sử dụng 1 trong những phương pháp sau: - Phương pháp xoa phấn: Dùng mẫu sơ đồ đã được đục lỗ theo chu vi của các chi tiết đặt lên mặt bàn vải điều chỉnh cho mẫu sơ đồ cân đối và ăn khớp với mặt bàn vải, dùng thước chặn 2 đầu của mẫu sơ đồ cho khỏi xê dịch. Chọn màu phấn phù hợp với màu vải dùng chổi bông thấm bột phấn xoa dọc chu vi của các chi tiết từ đầu mẫu bên này sang đầu mẫu bên kia. Bột phấn lọt qua các khe đục lỗ để lại trên mặt lá vải các chu vi ký hiệu các chi tiết. Phương pháp này áp dụng với những lô hàng có số lượng lớn, nhiều bàn vải và sử dụng chung 1 sơ đồ, mặt vải ăn phấn và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm không cao - Phương pháp phun: Xếp các chi tiết của mẫu cứng lên lá mặt của bàn vải theo sơ đồ dùng thiết bị phun màu để phun vào chỗ trống các chi tiết. Phương pháp này chi áp dụng với bàn vải chỉ cắt 1 bàn là đủ kế hoạch và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm không cao. - Phương pháp cắt trên sơ đồ mẫu giấy. Đặt mẫu sơ đồ cân đối trên mặt bàn vải, dùng kẹp ghim chặt mẫu lên bàn vải. Khi cắt cả sơ đồ. Phương pháp này áp dụng với loại vải có mặt vải trơn bóng không ăn phấn và với sản phẩm yêu cầu về mặt kỹ thuật cao, vệ sinh công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao. - Phương pháp vạch trực tiếp lên bàn vải. Xếp các chi tiết của mẫu cứng lên lá mặt bàn vải trên sơ đồ. Dùng phấn vẽ trực tiếp với bàn vải đơn chỉ cắt 1 lần hoặc là sản phẩm đơn chiếc. Khoan dấul, khoan dính * Khoan dấu: Nhằm định vị, sang dấu, khống chế vị trí đường may kích thước của một số chi tiết, một số bộ phận từ lá mặt đen lá mới của bàn vải để hỗ trợ cho công đoạn may thực hiện được chính xác, giảm các thao tác thừa. Dùng thiết bị khoan có gắn mũi khoan nhỏ, khoan dấu định vị trên lá mặt bàn vải, mũi khoan có tác dụng tách sợi vải để lại dấu định vị nhỏ từ lá mặt đến lá cuối của bàn vải. áp dụng: Đối với loại vải có khả năng chịu nhiệt cao, để lại dấu của mũi khoan. * Khoan dính: Ngoài chu vi các chi tiết (vải, trơn bóng) lợi dụng nhiệt độ của mũi khoan làm cho các lớp vải tại vị trí khoan nóng chảy dính lại với nhau có tác dụng giữ các lớp vải không bị xô lệch trong quá trình cắt. Khoan dính thực hiện ở các vị trí những khoảng chống ngoài đường chu vi của các chi tiết áp dụng cho các loại vải có khả năng chịu nhiệt kém, mặt vải trơn bóng. c. Cắt (cắt phá, cắt gọt) * Máy cắt tay (hay còn gọi là máy cắt di động hoặc máy cắt phá) - Trước khi cắt công nhân phải định hình các mảng trên sơ đồ cần phải cắt phá, các chi tiết thường cắt phá: Thân áo, thân quần, tay áo. đơn vị các chi tiết lớn phải dùng mẫu cứng áp vào sơ đồ rồi cắt bâừng máy cắt tay ngay tại bàn vải rồi bấm các dấu đã quy định trên mẫu ứng như đường may chắp sườn, tay, tra cổ, đường trần bóng * Máy cắt vòng (cắt bằng máy tự động) - Các mảng chi tiết phải đưa lên máy cắt vòng để đảm bảo tính mỹ thuật và chính xác. Các chi tiết cắt vòng thường là những chi tiết nhỏ, khó cắt đã được cắt phá ở bàn vải rồi đưa lên máy cắt vòng để đảm bảo chính xác bán thành phẩm. - Các chi tiết thường cắt vòng: Măng xéc, nẹp ve, túi áo. * Yêu cầu kỹ thuật của các bán hệ thốngành phẩm sau khi cắt - Các chi tiết phải được cắt chính xác từ lá mặt đen cuối, không lẹm hụt, không để vải sơ và rút sợi. - Độ sâu của các chi tiết điểm bấm không quá 0,5 cm đơn vị các chi tiết nhỏ độ dung sai không quá 0,2cm - Cắt xong công nhân cắt buộc từng chi tiết rồi thu gọn vào nơi quy định Đánh số * Mục đích: Tránh cho khi may lắp bị sai màu trên sản phẩm. Nguyên tắc là tất cả các tập chi tiết từ chi tiết chính đến chi tiết phụ đều phải đánh số từ lá mặt đến lá cuối theo đúng số thứ tự số lớp vải trên bàn cắt. Vị trí đánh số phải đảm bảo đúng vị trí trình lắp ráp đồng thời không ảnh hưởng đến vệ sinh công nghiệp của sản phẩm. * Quá trình đánh số. - Trước khi công nhân đánh số phải mang hàng ra lấy êtêket xem số lượng hàng là bao nhiêu, cỡ gì rồi lấy chi tiết xem loại vải này đánh số bằng bút gì, chiều cao bao nhiêu, đánh số vải mặt trái hay phải, quy định đánh số vào chỗ nào thì mới đánh. - Có loại sản phẩm không đánh số bằng bút mà đánh số bằng cách dán băng dính có in số vào bán thành phẩm. - Đánh số xong nếu có hàng in, thêu buộc êtêket giao cho khâu đó nếu chi tiết phải ép. Mex thì đóng gói viết êtêket treo lên êtêket chính và đưa vào một chỗ quy định sau đó xuất bán thành phẩm cho dây chuyền. d. Phối kiện. - Là đóng gói tất cả các chi tiết của cùng một sản phẩm, cùng một cỡ đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển từ công đoạn cắt đến công đoạn may. - Trước khi phối kiện phải kiểm tra số mặt bàn, đem các chi tiết theo bảng liệt kê cấu tạo các chi tiết. h. Hạch toán tiêu hao nguyên liệu (hạch toán bàn cắt) Mục đích: Nhằm khống chế lượng vải tiêu hao cho 1 bàn cắt HBCTT = Hnhận - Hcòn HBCTT = [ (Dm+3) L ] + Hsx Hsx = 0,5 - 1 Hao phí sx đòi hỏi Trong đó: HBCTT: lượng vải tiêu hao thực tế cho 1 bàn cắt Dm: Dài mẫu sơ đồ L: Số lớp vải quy định cho 1 bàn cắt Sơ đồ tổ chức sản xuất xửơng cắt Công ty may TNHH Nhân Đạo - Trí Tuệ. Tổ trưởng cắt Tổ phó cắt Trải vải Công nhân cắt Công nhân đánh số Công nhân vệ sinh công nghiệp a. Tổ trưởng cắt. * Chức năng: Được phân công quản lý và điều hành toàn bộ tổ cắt * Nhiệm vụ: - Bố trí phân công công việc cho từng tổ viên, hướng dẫn và kiểm tra cũng như tạo điều kiện cho từng tổ viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Quản lý ngày, giờ công của các tổ viên. - Nhận kế hoạch cắt và phiếu bàn cắt của công nhân viên tác nghiệp và điều hành tổ sản xuất theo kế hoạch đó - Chịu toàn bộ trách nhiệm khâu kỹ thuật của tổ cắt mình quản lý. b. Tổ phó cắt. * Chức năng: Được phân công cấp bán thành phẩm cho các tổ may * Nhiệm vụ: Được ủy quyền điều hành tổ cắt khi tổ trưởng đi vắng. - Cấp toàn bộ bán thành phẩm do tổ may theo hóa đơn của nhân viên tác nghiệp. - Giao nhận hàng in, thêu với tổ thêu. - Thời gian còn lại cùng tham gai công việc với tổ cắt. c. Công nhân trải vải * Nhiệm vụ: Tạo ra những bàn vải đảm bảo đủ số lượng lớp vải theo quy định. Các lớp vải phải êm, ba cạnh của bàn vải phải đứng thành trong đó 2 cạnh là 2 đầu bàn vải và 1 cạnh ở mép bàn bên phải. - Trong quá trình trải vải phải đồng thời theo dõi phát hiện nỗi của vải để loại bỏ hoặc đánh dấu cắt đổi. Trong lúc đó người đứng đầu bàn phải cắt vải và đánh số thứ tự lên lá vải và đầu tấm của vải để tiện theo dõi trong quá trình cắt đổi. - Kết thúc bàn vải thì thu nhập đầu tấm, xác định chiều dài đầu tấm để thanh toán và hạch toán bàn cắt với kho nguyên liệu. d. Công nhân cắt, đánh sổ. * Chức năng: Cắt toàn bộ bán thành phẩm theo phiếu bàn cắt * Nhệm vụ : Nhận hóa đơn lấy vải, bảng phân phối mẫu và phiếu bàn cắt do nhân viên tác nghiệp cắt. - Nhận nguyên liệu từ kho nguyên liệu - Nhận mẫu sơ đồ từ nhân viên tác nghiệp cắt. - Tiến hành trải vải và các nguyên liệu khác - Tiến hành công việc cắt đánh số - Nếu chi tiết có thêu phải giao cho phòng in, thêu. - Viết êtêket cho từng bàn cắt theo số thứ tự. e. Công nhân vệ sinh công nghiệp. * Chức năng: thực hiện tốt việc vệ sinh công nghiệp trong toàn xí nghiệp. * Nhiệm vụ: Quét dọn vệ sinh trong toàn xí nghiệp IV. cong nghệ sản xuất của công đoạn này. 1. Quy trình công nghệ sản xuất. Đây là công đoạn chiếm khối lượng công việc lớn nhất trong quá trình gia công sản phẩm (từ 70-80%) vì vậy nó quyết định năng xuất và chất lượng của toàn cơ sở công đoạn may có thể coi như là một đơn vị thi công thiết kế dây chuyền. Quy trình công nghệ sản xuất của công đoạn này bao gồm. a. Chuẩn bị kỹ thuật. - Tổ chức nghiên cứu quy cách kỹ thuật của mã hàng mới. - Giới thiệu mẫu chuẩn mà hình dáng bên ngoài và cấu tạo của sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất. - Phổ biến cho người sản xuất nắm được yêu cầu kỹ thuật và phương pháp gia công sản phẩm. - Nghiên cứu lại bản thiết kế dây chuyền, cân đối lại lực lượng lao động và trang thiết bị để có kế hoạch phân công và bổ xung, thay thế cho phù hợp với yêu cầu của sản phẩm nếu cần. * Chuẩn bị bán thành phẩm. Bán thành phẩm phải được cắt chính xác, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và được cung cấp tới từng vị trí làm việc. Độ lớn của chi tiết phụ thuộc vào số lượng bán thành phẩm và độ lớn của lô hàng. Để tránh tình trạng lao động cuối chuyền phải chờ việc thông thường tập bán thành phẩm ban đầu được chi nhỏ (từ 5 - 10 chi tiết). Trước khi cấp phát tập bán thành phẩm tới từng vị trí làm việc phải: - Kiểm tra tập bán thành phẩm của từng chi tiết về cả số lượng và chất lượng. - Kiểm tra mức độ ăn khớp của các đường may giữa các tập chi tiết có liên quan đến nhau. Mực sửa bán thành phẩm, phát hiện kịp thời các sai hỏng. Nếu tự khắc phục được thì mực sửa, nếu không báo lại cho bộ phận cắt xử lý. * May Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, vật chất đầy đủ ta tiến hành dải chuyền. Mỗi tổ được phân theo dây chuyền hàng dọc, máy đựơc kê dọc theo hai bên bàn băng chuyền, tổ chức theo một chiều thuận phù hợp với điều kiện sản xuất. Các bó bán thành phẩm được giao tới tận tay các công nhân trong chuyền sau khi đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn Người công nhân phải có trách nhiệm làm chuẩn xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Sau khi may xong bước công việc của mình người công nhân cần kiểm tra lại để chuyển cho người kế tiếp và người kế tiếp lại có trách nhiệm kiểm tra lại nếu thấy chưa đạt thì trả lại. b. Giám sát kỹ thuật điều hành sản xuất. Cán bộ kỹ thuật giám sát quá trình sản xuất của các công nhân trong dây chuyền. Khi đã phân công công việc cho từng lao động thì phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết kỹ thuật thực hiện và giám sát chất lượng trong suốt thời gian sản xuất, khắc phục những sai hỏng thường gặp xảy ra. Người quản lý phải bao quát toàn bộ dây chuyền theo dõi năng suất của từng cá nhân và cung cấp kịp thời các tập bán thành phẩm tới tận tay người lao động theo dõi và điều động lao động để không bị ứ đọng trong dây chuyền, thu gom sản phẩm thoát chuyền chuyển sang thu hóa đôn đốc tái chế (sửa chữa những sai hỏng sau thu hóa lần thứ nhất). c. Kiểm tra sản phẩm thoát chuyền. Công tác kiểm tra sản phẩm thoát chuyền là đối chiếu chất lượng sản phẩm vừa sản xuất với những tiêu chuẩn trong quy cách kỹ thuật công tác này thực hiện triệt để theo nguyên tắc: - Sản phẩm thoát chuyền qua thu hóa 100%, - Số lượng sản phẩm thóat chuyền được chuyển đến thu hóa phải báo trước. - Cán bộ thu hóa phải nắm chắc các tiêu chuẩn kỹ thuật và có trình độ cao. - Đánh dấu bằng phấn hoặc chỉ ra trên êtêket vị trí không đảm bảo chất lượng - Sau khi sửa phải kiểm tra lại lần 2. 2. Công tác tổ chức sản xuất. a. Hình thức tổ chức sản xuất. Quá trình gia công sản phẩm có thể chia nhỏ thành nhiều nguyên công vì vậy có thể tổ chức sản xuất theo một dây chuyền rõ rệt nhất và xác định định mức của từng nguyên công. Hình thức tổ chức sản xuất là chuyên môn hóa tới từng người lao động thành phần của tổ may gồm có: tổ trưởng, tổ phó, thu hóa, công nhân. b. Phân công lao động Bám sát bản thiết kế dây chuyền và căn cứ vào khả năng của từng lao động trong dây chuyền tiến hành phân công công việc cho tưngf lao động cụ thể đảm bảo các yêu cầu của dây chuyền sản xuất cũng như người lao động. Với những công nhân có trình độ lao động trung bình người ta chia khối lượng công việc tương đương với thời gian trung bình của dây chuyền, mức độ phức tạp của công việc phù hợp với trình độ bậc thợ. Đối với những công nhân có trình độ vượt trội hoặc kém hẳn người ta chia khối lượng công việc tăng thêm hoặc kém đi một cách tương đối với thời gian trung bình của dây chuyền khi phân công lao động cần xem xét các điều kiện cụ thể của cơ sở như quy mô sản xuất, tính chất của đơn hàng, mức độ chuyền hóa của mặt hàng, điều kiện sử dụng trang thiết bị , khả năng của công nhân trình độ của cán bộ quản lý. Trong quá trình phân công công việc phải xác định được giới hạn của phân công lao động nghĩa là phải tránh các lao động tối thiểu hoặc tối đa không nên phân công quá nhiều công việc nhỏ hoặc đơn giản sẽ gây nên ức chế và nhàm chán cho ngươì lao động. 3. Công tác kiểm tra và quản lý chất lượng. a. Công tác kiểm tra chất lượng Công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành thường xuyên ở 3 cấp là: - Người sản xuất. - Cán bộ kỹ thuật. - KCS. Trước khi sản xuất người công nhân phải kiểm tra bán thành phẩm, kiểm tra bảng màu và một số điều kiện cần thiết khác nếu có gì sai sót phải báo cáo để có biện pháp xử lý thích hợp. Trong khi gia công sản phẩm phải luôn kiểm tra để phát hiện, những sai sót xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời. Một nguyên tắc bất di bất dịch trong ngành may là người thực hiện bước công việc sau phải kiểm tra người có bước công việc trước. Sau khi hoàn thành sản phẩm cán bộ thu hóa phải kiểm tra theo đúng quy trình (thứ tự kiểm tra các bộ phận) và mỗi bộ phận phải đối chiếu với tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm - Đúng vị trí, kích thước của các bộ phận - Đảm bảo độ cân đối, đối xứng của các chi tiết bộ phận - Đảm bảo độ êm phẳng - Đảm bảo kỹ thuật đường may - Vệ sinh công nghiệp: Không còn đầu chỉ, không sườn, xơ. * Công tác quản lý chất lượng Trước khi triển khai dây chuyền phải tiến hành một cách chắc chắn, mọi bộ phận phải hoạt động một cách đều đặn, phải theo dõi bán thành phẩm có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, thường xuyên xem xét kiểm tra để xử lý sai hỏng, kịp thời. Kiểm tra và giám sát công nhân thực hiện, yêu cầu công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Người cán bộ kỹ thuật luôn bám sát kiểm tra, đôn đốc kịp thời để tránh tình trạng sai hỏng xảy ra hàng loạt. 4. Công tác quản lý điều hành sản xuất Kế hoạch sản xuất mã hàng căn cứ vào những thông tin, hồ sơ kỹ thuật mã hàng cùng những thông tin cơ sở như số lượng thiết bị, chủng loại, số lượng công nhau cùng trình độ tay nghề của họ. Quá trình sản xuất bao giờ cũng trải qua 3 giai đoạn là: triển khai sản xuất, sản xuất ổn định và kết thúc sản xuất hao hụt sản lượng xảy ra ở giai đoạn 1 và 3 do có sự thay đổi sản xuất từ mã hàng này sang mã hàng khác do người sản xuất phải có thời gian làm quen với sản phẩm mới, công nghệ mới, chất liệu mới do công việc cung cấp vật tư chậm trễ không đồng bộ. * Giai đoạn 1: Triển khai sản xuất - Công tác chuẩn bị: + Nghiên cứu nắm chắc các vấn đề: yêu cầu kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất may mã hàng, yêu cầu chất liệu, chất lượng trang thiết bị + Chuẩn bị bổ xung, điều hành lao động hoặc thiết bị phù hợp phân công công việc cho từng lao động, bổ xung hoặc thay đổi thiết bị. + Bóc tách bán thành phẩm thành các tệp chi tiết nhỏ. - Xác định việc nào cần thiết nhất để lao động cuối chuyền có việc làm trong thời gian sớm nhất. * Giai đoạn 2: Sản xuất ổn định. - Đây là giai đoạn mà năng suất của dây chuyền đạt được năng suất đề ra. Người quản lý cần quan sát để đáp ứng đầy đủ các điều kiện vật chất kỹ thuật cho lao động trong chuyển như cung cấp bán thành phâmr hoặc sửa chữa thiết bị trục trặc. - Tăng cường kiểm tra chất lượng phát hiện sai hỏng uốn nắn kịp thời tránh hiện tượng sai hỏng hàng loạt phát hiện, khắc phục kịp thời những yếu tố gây ra sự ngưng trệ. ách tắc trong dây chuyền. * Giai đoạn 3: Kết thúc sản xuất Là giai đoạn cuốn chiếu mã hàng. Cần tổ chức kiểm tra chất lượng của sản phẩm đã thoát chuyền đồng thời điều chỉnh lao động bổ xung cho công đoạn cuối để sản phẩm cuối của mã hàng kết thúc sớm nhất. 5. Các tình huống thường xảy ra trên dây chuyền * Bán thành phẩm nhận về không hoàn chỉnh - Do cắt không chính xác. - Mẫu sơ đồ, không chuẩn, lẫn chi tiết trong khâu cắt. Để khắc phục thì tự mực sửa hoặc báo lại khâu cắt xử lý * ứ đọng chuyền ở một số bước công việc. Nguyên nhân do: - Phân công công việc không hợp lý. - Cung cấp bán thành phẩm không kịp thời - Bán thành phẩm không được mực sửa trước khi tiến hành sản xuất *Công nhân nghỉ đột xuất - Do ốm đau bệnh tật, việc gia đình - Do yêu cầu công tác - Cách khắc phục - Điều động thợ nhảy chuyền - Phân chia bớt công việc, hỗ trợ lẫn nhau. - Tăng cường bằng cách đưa đồ phá (ke, cữ) máy chuyên dùng vào những bộ phận hợp lý * Trục trặc về thiết bị. Có nhiều nguyên nhân gây ra sai hỏng về thiết bị thời hạn làm,do công nhân không hiểu hết quy cách sử dụng thiết bị. Công nghệ sản xuất của công đoạn hoàn thành * Chức năng nhiệm vụ. Khôi phục lại chất lượng sản phẩm sau khi đã qua sản xuất ở các công đoạn trứơc đó. - Trang trí, gấp, đóng gói sao cho thuận tiện cho việc trưng bày sản phẩm đảm bảo dễ kiểm tra số lượng chất lượng, loại sản phẩm, giữ gìn bảo quản hàng hóa được thuận tiện. 2. Quy trình công nghệ của công đoạn hoàn thành Tẩy -> Là -> Gấp -> đóng gói -> đóng hòm * Tẩy: là dùng các loại hóa chất tẩy các vết bẩn trên bề mặt sản phẩm căn cứ vào các vết bẩn khác nhau để dùng các chất tẩy khác nhau sao cho phù hợp. Yêu cầu khi tẩy: Phải đảm bảo không làm mất dáng của sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến bề mặt vải. Tại vị trí vết bẩn phải được giặt sách bằng nước. Ngay sau khi tẩy bẩn phải được phơi khô và là trước khi gấp sản phẩm. * Là gấp - Là: Dùng nhiệt độ, độ ẩm lực lén thích hợp với từng loại sản phẩm tác động lên bề mặt của vải nhằm khắc phục lại chất lượng của sản phẩm tùy từng loại sản phẩm, chất liệu của từng loại mà sử dụng nhiệt độ và phương pháp là khác nhau. Yêu cầu: Là hết diện tích sản phẩm, không để lại vết nhăn, vết gấp trên sản phẩm, các đường may phải là phẳng. Ngoài ra ta còn phải sử dụng nhiệt độ cho phù hợp với tinh chất từng loại vải. Tránh là vàng, cháy, biến dạng chi tiết của sản phẩm, không gây ố bẩn trên sản phẩm. Khi công nhân là xong phải có nhiệm vụ treo áo lên mắc để tránh bẩn, tránh nhàu. - Gấp áo đây là khâu điển hình cho đóng gói, khi gấp phải đảm bảo cho sản phẩm được êm phẳng, cân đối, phải trình bầy được kiểu mẫu, giới thiệu đường nét cơ bản của sản phẩm. Quy cách giáp với từng loại sản phẩm phụ thuộc vào chất liệu, kết cấu của loại sản phẩm, phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng của từng loại sản phẩm. - Đóng gói: Nhằm liên kết các sản phẩm với nhau trước khi đóng vào thùng số lượng trong mỗi gói phụ thuộc vào số lượng một loại sản phẩm. Nhưng khi đóng gói phải đảm bảo những nguyên tắc dễ kiểm tra chất lượng, số lượng trong giao nhận có tác dụng bảo quản hàng hoá. - Đóng hòm: Sau khi đã liên kết các sản phẩm với nhau sản phẩm được đưa vào hòm với mục đích dễ kiểm tra số lượng và đặc biệt là bảo quản trong quá trình vận chuyển. Phần C. Tìm hiểu chuyên sâu về sản xuất mã hàng 10 - L5010S I. Giới thiệu đặc điểm, hình dáng mã hàng 10 - L5010S áo răckét 2 lớp (lớp ngoài, lớp trong bằng: nỷ, lót hoa có trần bông) thân trước có 2 túi ốp trong kéo khóa có buộc dày dệt. - Tay áo 2 mang, gấu tay phẳng - Cổ: áo cổ bẻ có chân - Lớp: lót bên trong được chia thành 2 phần bởi đường ốp eo. Phần phía trên thân là nỷ, phía dưới là vải lót hoa có trần bông. Bên trái phái trên thân trước có may túi điện thoại. Bên phải thân trước phía dưới có 2 túi hộp (túi chìa khóa, túi sau). - Gấu áo may thẳng, nẹp áo cài cúc bấm. - Mã hàng 10 - L5010S có 880 sản phẩm có 4 cỡ, được sản xuất bởi 2 mầu chính: màu mận và màu xanh rêu. II. Triển khai sản xuất mã hàng 10 - L5010S - Mã hàng 10 - L5010S là loại hàng sản xuất theo đơn đặt hàng với số lượng 880 sản phẩm. - Mặt hàng này khách hàng cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu và gửi áo mẫu, mẫu giấy, tài liệu kỹ thuật về cho công ty. Công ty may Nhân Đạo - Trí Tuệ chỉ việc tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật, và nguyên phụ liệu để tiến hành giá công theo đơn đặt hàng. - Quá trình sản xuất mã hàng 10 - L5010S trải qua 5 công đoạn công đoạn chuẩn bị nguyên phụ liệu -> công đoạn chuẩn bị kỹ thuật -> công đoạn cắt -> công đoạn may -> công đoạn hoàn thành. * Trước khi đi vào sản xuất phòng kỹ thuật nhận được bán tài liệu kỹ thuật sau 1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu - Dựa vào tài liệu (hồ sơ kỹ thuật) mà khách hàng gửi cho phòng kế hoạch đưa ra tài liệu về số lượng, chủng loại cho nguyên phụ liệu để tiến hành nhập kho. - Khi mà Contener của khách hàng đến giao hàng thì thủ kho phải kiểm tra phiếu giao hàng xem có hợp lệ không. Nếu hợp lệ thì tiến hành nhập kho bằng cách bật nắp contener và bốc xếp hàng hoá vào trong kho. Sau đó kiểm tra về số lượng, chất lượng xem có khớp với tài liệu nhận đượckhông. - Phương pháp kiểm tra bằng cách cân, đo, đong, đếm, kiểm tra bằng máy. Sau khi kiểm tra thấy khớp, đạt tiêu chuẩn với tài liệu đã gửi thì tiến hành nhập kho để bảo quản, cấp phát. 2. Chuẩn bị kỹ thuật. * Phòng kỹ thuật sau khi nhận được hồ sơ kỹ thuật, có mẫu phải nghiên cứu, triển khai chuẩn bị kỹ thuật để sản xuất mã 10 - L5010S. - Dựa vào áo mẫu, tài liệu kỹ thuật nhân viên kỹ thuật phải lập bảng thống kê các chi tiết sao cho đủ, cắt mẫu giấy thành các chi tiết rồi kiểm tra trên mẫu giấy các thông số kích thước xem có khớp với tài liệu kỹ thuật hay không, độ dư, thiếu hụt bao nhiêu. Nếu thấy không khớp hỏi lại khách hàng xem cần chỉnh sửa cái gì rồi điều chỉnh lại mẫu để được bộ mẫu hoàn chỉnh. - Sau khi gia mẫu ta tiến hành may mẫu đối rồi gửi cho khách hàng duyệt xin nhận xét. - Làm mẫu dấu làm mẫu đấu trên bìa cứng để đưa xuống xưởng may sang dấu. - Làm mẫu cắt bằng bìa cứng để cho xưởng cắt áp mẫu lên kiểm tra sơ đồ cắt. - Làm mẫu dưỡng để may các chi tiết cổ nắp túi. - Thiết kế sơ đồ cắt (giác sơ đồ), xác định định mức vải cho 1 bàn cắt, độ dư đầu tấm. - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho mã hàng căn cứ mẫu gốc, tài liệu KT mã hàng - Xây dựng phương án công nghệ lắp giáp sản phẩm - Làm bảng màu đưa xuống phân xưởng sản xuất. 3. Công đoạn cắt mã hàng 10 - L5010S - Nhân viên tác nghiệp nhận bản giác sơ đồ từ phòng kỹ thuật và dựa vào khổ vải, chiều dài, màu sắc, chất liệu của bản giác rồi ra phiếu theo dõi bàn cắt và đưa xuống cho bàn cắt đểt tiến hành các bước công việc tiếp theo. Nhận nguyên liệu từ kho -> trải vải -> kiểm tra -> cắt -> đánh số -> phối kiện -> hạch toán bàn cắt. - Quy định về đánh số: + Đánh bằng bút sáp với vải chính, lót. Kích thước của chữ: cao len, đánh ở những chỗi ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt sản phẩm về vệ sinh công nghiệp như: ở gấu áo, phía cuối nẹp. + Trên cùng một lớp vải (lá vải) các chi tiết phải đánh cùng một số - Phối kiện: đóng gói tất cả các chi tiết phải của cùng một màu, cùng cỡ đảm bảo không bị sợi vãi vải trong quá trình vận chuyển từ cắt đến may * Trước khi phối kiện phải kiểm tra, liệt kê các chi tiết theo bảng liệt kê số đầu. - Hạch toán bàn cắt HBCTT = Hnhận - Hcòn HBCTT = [ (Dm+3) L ] + Hsx Hsx = 0,5 - 1 Hao phí do sản xuất đòi hỏi Trong đó: HBCTT: Lượng vải tiêu hao thực tế cho 1 bàn cắt Dm: Dài mẫu sơ đồ L: Số lớp vải quy định cho 1 bàn cắt 4. Công đoạn may Dựa vào áo mẫu, bảng tiêu chuẩn kỹ thuật, phối màu mã hàng 10 - L5010S giao cho xưởng may - Nhân viên kỹ thuật xưởng, tổ trưởng, tổ phó nghiên cứu mã hàng và giải chuyền cho hợp lý để đảm bảo năng suất chất lượng sản phẩm hướng dẫn công nhân may từng bộ phận, sau đó kiểm tra từng công đoạn một xem có đạt yêu cầu không, nếu không đạt phải chỉnh sửa ngay tránh để tình trạng sai hỏng hàng loạt khi sản phẩm đã hoàn thiện vì vậy công đoạn may, người cán bộ kỹ thuật dưới chuyền và công nhân đóng vai trò rất quan trọng nó quyết định năng suất và chất lượng của sản phẩm và chiếm lượng thời gian rất lớn 70 - 80% thời gian sản xuất phải cung cấp bán thành phẩm kịp thời để đảm bảo dây chuyền được sản xuất liên tục không bị ứ đọng. 5. Công đoạn hoàn thành Đây là công đoạn cuối cùng nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng, công đoạn này có chức năng khôi phục lại chất lượng của sản phẩm sau khi đã qua sản xuất ở các công đoạn trước đó. Nó làm tăng giá trị thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng và thuận tiện cho việc trưng bày sản phẩm đảm bảo dễ kiểm tra số lượng, chất lượng, bảo quản hàng hoá thuận tiện. - Là: trước khi là sản phẩm đã được vệ sinh công nghiệp sạch sẽ không có vết ố bẩn, không đầu chỉ Dùng bàn là hơi với nhiệt độ là ; nhiệt độ khi là phải là đều tay không làm bai sản phẩm không để ở nhiệt độ quá cao làm bóng mặt vải - Gấp: gấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật bao gói. - Đóng gói: mỗi áo cho vào một túi PE có dán 2 điểm miệng túi bằng băng dính - Đóng thùng: thùng cotton phải đảm bảo chất lượng bên ngoài thùng có ghi rõ các thông tin về mã hàng. Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ BM: 09/02/06 Số: 67/05 Tiêu chuẩn bao gói Tên khách hàng:Heafm Mã hàng: 10 - L5010S - áo răcket 2 lớp Đơn vị sản xuất: Công ty TNHHH Nhân Đạo Trí Tuệ 1. Là Sản phẩm trước khi là phải được vệ sinh công nghệ sạch sẽ cả lần trong lẫn lần ngoài: không dày dầu, không ố bẩn, không có sườm sơ là phẳng toàn bộ diện tích của mặt sản phẩm, các đường may của lần ngoài, lần lót theo quy định. Trong quá trình là phải chú ý:không được là ở nhiệt độ quá cao, là phải đều tay để tránh độ co, bai không đều của 2 bên nẹp áo, mặt vải không bị bóng, vàng. Đặc biệt sau khi là hình dang của sản phẩm không bị biến dạng, tay áo ở đây là tay tròn không có măng xéc vì vậy khi là phải chú ý sao cho cửa tay không bị sẹp xuống mà phải tròn đèu. Sản phẩm là xong phải đảm bảo độ êm phẳng, không nhăn nhúm và giữ được hình dáng áo. 2. Gấp Trước khi gấp phải bẻ sao cho hai bên cổ áo phải êm phẳng cài cúc vuông vắn. Gấp áo phải cân đối. Khoe ra được phần cổ, tay và túi áo để dễ nhận biết các đặc trưng của sản phẩm. 3. Đóng gói: Trước khi đóng gói sản phẩm KCS phải kiểm tra xem sản phẩm có đạt yêu cầu không, nếu đạt mới tiến hành cho vào 1 túi PE/1giấy chống ẩm/ 1 cỡ dán ngoài túi PE. 4. Đóng thùng: Sau khi đóng gói xong nhân viên KCS kiểm tra xem đã đạt yêu cầu chưa nếu đạt mới xếp vào thùng và đóng thùng cho chắc chắn, đúng yêu cầu của khách hàng. - Thùng đóng phải đảm bảo kích thước C C x D x R = 20 x 80 x 60 cách mạng - Bên ngoài thùng có ghi đầy đủ các thông tin về mã hàng như: GROSWT, NETWT, MADE in; QUALITY; SIZE; COLOR; STYLY - Trọng lượng mỗi thùng 70kg, các thùng phải được dán băng dính bản to Bảng liệt kê các chi tiết mã hàng 10 - L5010S Đơn vị sản xuất: Xưởng II Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ Phòng kỹ thuật STT Tên các chi tiết Lần ngoài/ số lượng Dựng / số lượng Lần lót / Số lượng Bông Mex Lót nỷ Lót bóng Lót hoa 1 Thân trước 02 2 Thân sau 01 3 Tay + Mang tay lớn + Mang tay nhỏ 02 02 02 02 02 02 02 4 Thân trước trên lót 02 5 Thân sau trên lót 01 6 Thân trước dưới lót 7 Thân sau dưới lót 01 01 8 Đáp nẹp 02 02 9 Cổ (chân cổ + lá cổ) 02 01 01 10 Dày ốp eo 01 02 11 Túi 2 bên sườn 02 02 02 12 Cơi túi 02 13 Túi điện thoại 01 14 Thân túi (chìa khóa + son) 02 02 15 Thân túi (chìa khóa + son) 02 16 Súp (điện thoại + chìa khóa son) 03 17 Đáp lưng 01 18 Khóa túi sườn 2 chiếc/áo 19 Cúc 5 chiếc/áo 20 Mác xuất xứ + mác sử dụng + mác sườn vỏ + thẻ bài 1 chiếc/áo 21 mác (chía khóa + son 1 chiếc/áo) 22 Nhám dính 23 Chun đầu túi điện thoại 25 Dây dệt Ngày.tháng.năm 200 Người thống kê Thiết kế chuyền mã: 10 - L5010S STT Các bước nguyên công Thiết bị Bậc thợ Thời gian (s) Đơn giá Ghi chú 1 Kẻ thân trước TC 3 70 2 Kẻ thân sau TC 3 50 3 Kẻ tay to TC 3 60 4 Kẻ tay nhỏ TC 3 40 5 Kẻ lá cổ TC 3 30 6 Kẻ chân cổ TC 3 30 7 Kẻ nẹp lót TC 3 50 8 Kẻ thân trước trên lót TC 3 40 9 Kẻ thân sau trên lót TC 3 40 10 Kẻ thân trước dưới lót TC 3 40 11 Kẻ thân sau dưới lót TC 3 20 12 Kẻ tay to lót TC 3 40 13 Kẻ tay nhỏ lót TC 3 30 14 Kẻ súp túi TC 3 30 15 Kẻ túi thân trước trên lót TC 3 30 16 Kẻ túi thân trước dưới lót TC 3 30 17 Kẻ nắp túi TC 3 20 18 Kẻ đáp cơi thân trước TC 3 20 19 May gá cơi với thân trước 1K 4 80 20 Bổ cơi TC 3 60 21 Ghim khóa vào lót 1K 4 20 22 Cắt dây kéo khóa TC 3 10 23 Chặndây + đầu khóa túi CD 4 20 24 Mĩ cơi hoàn chỉnh 1K 5 280 25 Diễn 2 kim xung quanh túi 2K 4 80 26 Chắp vai 1K 4 80 27 Diễn vai 2K 4 60 28 Chắp sườn vỏ + đặt mác 1K 4 40 29 Chắp sườn tay vỏ 1K 4 100 30 Diễn sườn tay vỏ 2K 4 90 31 Chắp bung tay vỏ 1K 4 70 32 May cửa tay 1K 4 80 33 Tra tay vỏ 1K 5 240 34 Ghim bông+Mex lá cổ 1K 4 190 35 Quay lá cổ 1K 4 80 36 Gọt lộn lá cổ TC 3 70 37 Diễn lá cổ 1K 4 40 38 Ghim chân lá cổ 1K 4 60 39 Ghim bông + Mex chân cổ 1K 4 40 40 Quay cổ 1K 5 100 41 Gọt lộn cổ TC 3 50 42 Mí chân cổ 1K 4 80 43 Ghim chân cổ 1K 4 50 44 Gọt chân cổ TC 3 20 45 Tra cổ 1K 5 140 46 Mí kê phối vào túi điện thoại 1K 4 70 47 Chiết ly+mí ly túi điện thoại 1K 4 60 48 May miệng túi điện thoại 1K 4 20 49 May súp túi điện thoại 1K 4 60 50 Gọt túi điện thoại TC 3 30 51 Mí súp túi điện thoại 1K 4 70 52 Dán túi điện thọai vào lót 1K 4 60 53 Cắt may băng lông gai túi điện thoại 1K+TC 4 30 54 Quay nắp túi 1K 4 50 55 Gọt lộn nắp túi TC 3 30 56 Mí nắp túi 1K 4 40 57 May mác vào túi (chìa khóa +Son) 1K 4 50 58 May súp vào túi (chìa khóa+son) 1K 4 120 59 Gót lộn túi (chìa khóa+son) TC 3 50 60 Mí súp túi 1K 4 120 61 Dán nấp túi vào lót hoàn chỉnh 1K 4 160 62 Chắp sườn lót dưới +đặt mác 1K 4 70 63 Chắp sườn lót trên 1K 4 40 64 Chắp ngang thân lót 1K 4 70 65 Mí ốp có 1K 4 120 66 Chạy ziczac lót CD 4 140 67 Ghim bông thị trường dưới lót 1K 4 80 68 Ghim bông TS dưới lót 1K 4 60 69 Ghim bông tay to lót 1K 4 90 70 Ghim bông tay nhỏ lót 1K 4 70 71 Ghim bông nẹp lót 1K 4 90 72 Chạy day lé nẹp lót 1K 4 80 73 Xén bông hoàn chỉnh CD 4 130 74 May dây treo 1K 4 10 75 May mác vào đáp thân sau 1K 4 70 76 Cắt gắn dây treo + mác cổ TC 3 30 77 kê mí nẹp cổ 1K 4 120 78 Chắp vai lót 1K 4 60 79 Chắp mang tay lót 1K 4 80 80 chắp bụng tay lót 1K 4 60 81 Quay 2 đầu gấu 1K 4 50 82 Quay nẹp + cổ 1K 5 160 83 Tra tay nót +giằng vai lót 1K 4 150 84 Gót lộn áo TC 3 130 85 Gót 2 túi thân trước 1K 5 40 86 Diễn nẹp áo 2K 5 100 87 May gấu CD 4 160 88 Di bọ khóa áo TC 4 30 89 Lấy dấu đục cúc TC 4 120 90 Đóng cúc 1K 4 130 91 May miệng túi (khóa son) TC 3 30 92 Gọt nắp túi TK 3 10 II. Quy cách may Dùng chỉ 40s/3 cùng màu vải chính, mật độ mũi chỉ 10 mũi/1" các đường may phải vắt sổ. * Yêu cầu cách sử dụng mác. Các loại mác phải đặt đúng vị trí, kích thước theo tài liệu kỹ thuật đã hướng dẫn. * Về quy cách may: may theo áo mẫu III. Yêu cầu kỹ thuật về các đường may. 1. yêu cầu chung: Các đường may phải êm phẳng, không nhăn dúm, không bỏ mũi không sùi mũi chỉ, đúng mất độ mũi chỉ 10 mũi/1",. Hai đầu đường may phải lại mũi chắc chắn trùng khít, độ lớn, vị trí các chi tiết đúng thông số kỹ thuật 2. Yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết, bộ phận của sản phẩm a. Cổ áo - Cổ tra cân đối, đủ mo, đủ lé. Hai đầu chân cổ và lá cổ phải bằng nhau, hai đầu cổ phải được nguýt tròn đều, mép nẹp không bị thừa, vểu Các đường may êm phẳng đúng quy định, hình dáng cổ đúng hình mẫu. Đường mí chân cổ phải đều không bị chượt mí. - Khi tra cổ điểm giữa của chân cổ phải trùng với điểm giữa của vòng cổ thân áo. b. Tay - Khi tra tay các đường may phải cách đều mép. Tay tra xong phải tròn làn, đủ độ mọng, khi kéo căng không bị đứt chỉ. - Đường cửa tay phải êm phẳng. Không nhăn dúm, bản to của gấu tay đúng kích thước kỹ thuật. - Hai bên tay áo phải đều nhau, cân đối giữa các chi tiết. - Tay tra xong không bị vặn. c. Túi ốp hai bên thân trước. - Hai bên túi phải đối xứng, đúng kích thước. - Các đường may phải êm phẳng, không sùi chỉ, bỏ mũi - Đường mí miệng túi (khóa) hai cạnh phải đều nhau bằng 0,2mm. Dây dệt phải che kín khóa. - Củ khóa phải quay về phía nẹp - Túi may xong phải êm phẳng, không bị hở. d. Nẹp áo - Nẹp áo 2 bên phải bằng nhau - Đường diễn nẹp phải êm phẳng đúng mật độ mũi may, không sùi chỉ, bỏ mũi. Khoảng cách đường diễn 0,7mm, hai đầu đường may lại mũi chắc chắn. e. Gấu áo - Đường may cách đều mép, không vặn, không tuột sệch. - Hai bên gấu áo phải đều nhau, đúng kích thước. - Đường may gấu phải êm phẳng, đảm bảo đúng mật độ mũi may không sùi chỉ, bỏ mũi, hai bên đường may lại mũi chắc chắn. f. Các đường chắp (sườn, bụng tay) - Các đường chắp đúng kích thước, trùng khớp - Đường may xong phải thẳng đều không bị cầm bai, yêu cầu ngã 4 nách phải trùng nhau 3. Yêu cầu kỹ thuật khi may sản phẩm lần lót. * Đáp lưng: May đáp lưng, dây treo, mác cân đối với thân sau của sản phẩm. - Sợi dây treo có kích thước 3/8 x 4. Dây treo làm bằng vải phối - Đường may mí đáp lưng phải êm phẳng, mí đều đúng mật độ mũi may * Đáp nẹp: Đường chắp đáp nẹp phải êm phẳng đúng kích thước, đường mũi phải đều; Bản to của phân phối có kích thước 1/4 * Đường ốp eo: Đường mí ốp eo phải đều đúng mật độ mũi may, không sùi chỉ, bỏ mũi. Đường ốp eo được may bằng vải chính.. Đường chạy rích răc phải đều không được bỏ mũi, màu chỉ trùng với màu của vải phối, mật độ mũi may là 13/8". * Túi điện thoại Chiết ly đáy túi 2 bên đều nhau theo đúng đường mực dấu. Miệng túi điện thoại được may với chun, bản to miệng túi 3/8". Túi được phân thành 2 phần đều nhau bởi đường may kê với vải phối, bản to của phối bằng 1/4 khi may túi với xúp yêu cầu phải kéo căng sợi xúp và phần đáy túi phải nguýt tròn sao cho 2 bên đáy túi phải đều nhau. Bản to xúp thành phẩm = 2cm; đường mí xung quanh xúp 0,15 cm theo mẫu. Yêu cầu túi dán xong phải êm phẳng, không hở xúp ra ngoài. - Băng dính túi điện thoại: Băng dính 2 mặt, bản to bằng 1cm. Băng dính cắt 4 góc vuông đều nhau + Mặt bông dán mí 4 cạnh vào miệng túi (thấm) định vị theo đường mực đan sẵn. Khi dán phải dán cân đối 2 bên miệng túi. + Mặt gai dán vào thân lần lót sao cho khi còn trung khít với mặt bông và 2 bên miệng túi cân nhau. * Túi chìa kháo, son môi. - Dán mác chìa khóa, son môi sao cho cân đối với 2 bên túi theo đường mực dấu .Chú ý khi dán mác son thì đầu son phải quay lên trên phía miệng túi, còn chìa khóa thì quay về phía đáy túi. Túi son nằm về phía nẹp áo. - Nắp túi phải quay tròn đều, đường diễn xung quanh nắp túi = 0,15 cm cặp chì đều. Dán nắp tíu vào thân trước sau đó dán túi đè lên. - Súp túi: Bản to thành phẩm của súp là 2cm đường mí súp đều 0,15 cm khi dán 2 bên đáy túi phải tròn đều cân đối. Yêu cầu túi dán xong phải êm phẳng không hở súp ra ngoài, hai cạnh trên và dưới thân túi phải trùng khít cân đối. * Dây dằng: Dây dằng bằng vải lót, bản to bằng 2 cm.Đặt ghim chặn dây dằng chắc chắn tại vị trí ngã tư nách, bụng tay, sống tay 2 bên sườn, hai điểm đầu vai. Khoảng cách dây sau ghim = 2,5 cm * Đóng cúc: - Yêu cầu khi lấy dấu để đục cúc phải lấy đúng vị trí kích thước - Cúc đóng xong khi cài vào hai bên nẹp phải bằng nhau, êm phẳng Công ty TNHH may Nhân Đạo - Trí Tuệ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ============= Cân đối vật tư mã: 10 - L5010S Sản lượng STT Tên vật tư Đơn vị tính Định mức 1 Vải chính y 2,05 2 Vải phối y 0,03 3 Lót nỷ y 0,05 4 Lót 210T y 0,08 5 Lót hoa y 0,35 6 Bông 30z y 0,60 7 Bông 20z y 0,30 8 Bông cứng y 0,25 9 Mex cứng y 0,15 10 Cúc 20mm chiếc 1,02 đã có % 11 Cúc 23mm chiếc 4,08 đã có % 12 Khóa túi 2,04 đã có % 13 Nhám dính chiếc 0,03 14 Mác chính dệt chiếc 1,02 15 Mác túi chiếc 2,04 16 Mác sử dụng chiếc 1,02 17 Mac dán ni lon Pe y 1,02 18 Dây dệt túi khóa y 0,40 19 Chun viền miệng túi y 0,12 20 Chỉ chiếc 600 21 Thẻ bài + túi PE đựng thẻ chiếc 1,02 22 Túi PE đóng gói áo chiếc 1,02 23 Giấy chống ẩm chiếc 1,02 Kết luận Từ những tìm hiểu thực tế về quá trình sản xuất kinh doanh cho thấy Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ là một doanh nghiệp có đầy đủ tiềm năng để sản xuất các mặt hàng đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Quy mô sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý của Công ty ngày càng được hoàn thiện. Công ty đã xây dựng được uy tín của mình trong ngành may mặc Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đơn vị sản xuất trong và ngoài nước, sự biến động về nhu cầu của sản phẩm may mặc trong nước và quốc tế khắc phục những khó khăn phát huy thuận lợi Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ đã tìm cho riêng mình đường lối kinh doanh đúng đắn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Để hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp với các nội dung - Tìm hiểu tiểu sử Công ty. - Tìm hiểu quá trình sản xuất ở 5 công đoạn: Chuẩn bị nguyên phụ liệu -> chuẩn bị kỹ thuật -> công đoạn cắt -> công đoạn may -> công đoạn hoàn thành. Ban lãnh đạo Công ty cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ em rất nhiều Cuối cùng em xin chần thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Lý đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình viết báo cáo, Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập. Sinh viên Lại Thị Thao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số..NQ() ============ Hà Nội, ngàytháng..năm 2005 Nội quy Phòng cháy và chữa cháy (Ban hành kèm theo quyết định số .ngày.tháng..năm 2005 Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và trật tư an ninh trong cơ quan, Giám đốc qui định nội quy phòng cháy và chữa cháy như sau: Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, kể cả những người đến liên hệ công tác. Điều 2: Không được sử dụng lửa, củi, đun nấu, hút thuốc trong kho và nơi cấm lửa. Điều 3: Không được câu, mắc , sử dụng điện tùy tiện; hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt đèn, quạt và các thiết bị điện khác trước khi ra về. Không: - Dùng các vật liệu dẫn điện khác thay cầu chì. - Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm - Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện, dây dẫn điện. - Để xăng dầu, các chất dễ cháy trong phòng làm việc. - Sử dụng bếp điện bằng dây mai so thắp hương trong phòng làm việc Điều 4: Sắp xếp vật tư, phương tiện, hàng hoá trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ xếp riêng từng loại, có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường để tiện kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết. Điều 5: Khu vực để ô tô, xe máy phải gọn gàng, có lối đi lại,khi đỗ xe phải hướng đầu xe ra ngoài. Điều 6: Không để các chướng ngại vật trên các lối đi lại, hàng lang, cầu thang Điều 7: Phương tiện dụng cụ cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng theo qui định, không ai được lấy sử dụng vào việc khác. Điều 8: Cán bộ công nhân viên thực hiện tốt qui địnhnày được khen thưởng, người nào vi phạm sẽ tùy mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nội quy sử dụng điện (Ban hành kèm theo quyết định số./QĐ ngày.tháng. năm 2005 của Giám đốc Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ Điều 1: Cán bộc công nhân viên trong toàn cơ quan phải thực hiện tiết kiệm điện ở nơi mình làm việc. Đi ra ngoài hoặc hết giờ làm việc, trước khi ra về phải cắt điện với mọi thiết bị tiêu thụ điện. Điều 2: Không được đấu nối, làm thay đổi hệ thống điện, bộ phận nào có nhu cầu sử dụng điện như chiếu sáng, ổ cắm hoặc dùng thêm thiết bị điện có công suất lớn phải báo cáo cho lãnh đạo cơ quan bố trí thợ điện sửa chữa. Điều 3: Cấm dùng các đồ điện cá nhân để đun nấu, sưởi, sấy. Thường xuyên kiểm tra an toàn điện để tránh các sự cố gây cháy nổ do điện. Điều 4: Khi sử dụng hệ thống điện có sự cố chập, mất điện, không được tự ý sửa chữa phải cắt điện và báo ngay cho người phụ trách bố trí thợ điện đến sửa chữa. Trên đây là qui định về việc sử dụng điện trong toàn cơ quan, mỗi người phải nghiêm túc thực hiện, ai vi phạm để xảy ra các sự cố về điện tùy theo mức độ thiệt hại nặng nhẹ sẽ bị xử lý đúng theo quy định hiện hành. Giám đốc Nội qui phòng cháy kho vật tư (Ban hành kèm theo quyết định số./QĐ ngày. tháng. năm 2005. Của Giám đốc Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ Điều 1: Cấm mang chất nổ, chất độc, hút thuốc, đun nấu, thắp hương thờ cúng trong và xung quanh khu vực kho. Những người không có nhiệm vụ không được vào kho. Điều 2: Vật tư, hàng hoá trong kho phải gọn gàng, thành từng lô riêng biệt, cách xa đường dây điện, bóng điện ít nhất 0,5m Điều 3: Thủ kho không được tự ý sửa chữa, đấu mắc làm thay đổi hệ thống điện, hệ thống điện hư hỏng phải báo cho người có trách nhiệm sửa chữa,thay thế. Điều 4: Các phương tiện chữa cháy phải để ra nơi dễ thấy, dễ lấy, thường xuyên được kiểm tra, lau chùi, bảo quản. Cấm mang phương tiện chữa cháy đi làm việc khác. Điều 5: Trước và sau giờ làm việc, thủ kho phải kiểm tra hàng hoá, vật tư cắt điện, đóng cửa trước khi ra về kiểm tra kho có vấn đề gì nghi vấn phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm. Điều 6: Mọi người phải nghiêm túc thực hiện nội qui phòng cháy kho vật tư. Ai vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý đúng theo quy định hiện hành. Nội qui phòng cháy xưởng sản xuất (Ban hành kèm theo quyết định số./QĐ ngày. tháng. năm 2005. Của Giám đốc Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ Điều 1: Cấm mang chất nổ, chất độc, hút thuốc, đun nấu, thắp hương thờ cúng trong xưởng sản xuất. Cán bộ công nhân viên muốn hút thuốc phải vào nơi qui định. Điều 2: Không được tự ý đấu nối, sửa chữa làm thay đổi hệ thống điện, không được treo quần áo trên bản điện tủ điện, thiết bị tiêu thụ điện. Điều 3: Phải thực hiện đầy đủ, đúng qui định an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Điều 4: Không được mang xe đạp, xe máy vào nơi sản xuất, nơi để sản phẩm, bán thành phẩm phải gọn gàng, không đề lên dây điện, gần bảng điện, không chiếm lối đi lại, lối thoát nạn, đường ra vào tổ chức chữa cháy. Điều 5: Phương tiện chữa cháy phải bảo quản tốt, để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được dùng vào việc khác. Điều 6:Sau giờ làm việc phải vệ sinh công nghiệp, kiểm tra nhà xưởng, cắt điện trước khi ra về. Điều 7: Mọi người phải nghiêm túc thực hiện nội qui phòng cháy xưởng sản xuất. Ai vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ bị xử lý đúng theo qui định hiện hành. Công ty may Nhân Đạo - Trí Tuệ Phiếu theo dõi bàn cắt Ngày.tháng..năm Số bán Tên sản phẩm Theo bản vẽ sơ đồ Nhận nguyên liệu Sử dụng nguyên liệu Vóc cỡ Rộng mẫu (m) Dài mẫu (m) Loại sơ đồ Loại màu sạc Khổ vải Tiêu hao thực Thủ kho ký Số lá Số BTP Số m Xuất nguyên liệu TT Tên và số lượng nguyên liệu Số lá/cuộn Tiêu hao công nghệ tấm (m) Nguyên tấm (m) Đầu bàn (m) Dài thực tế Chênh lệch Thừa (m) Thiếu (m) Dư Sơ đồ bố trí làm việc dây chuyền may Bảng màu mã 10 - L5010S (Heafm) Màu Tên màu Limestone Nhãn túi khoá + son Vải ngoài Miao Out shell Mex Vải phối Miao Out shell Chỉ may chính Mac sườn Lôgling vải lót thân chứa Mac in VietNam Lót tay, túi Dây nhán Cúc đáp Bóng cứng Băng dệt kéo khoá túi Khoá Mác dán túi nilong Mác sườn ngoài Thẻ bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT641.doc
Tài liệu liên quan