Báo cáo Thực tập tại công ty vận tải dầu khí Việt Nam

Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hải ngày càng có thêm cơ hội phát triển. Công ty vận tải dầu khí Việt Nam tuy còn non trẻ song đã từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên trở thành một trong những công ty vận tải hàng hải hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh chức năng chính là vận tải dầu thô xuất khẩu và các sản phẩm từ dầu, trong những năm qua Công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang cung cấp tất cả các dịch vụ vận tải hàng hải. Với doanh số không ngừng tăng lên qua các năm, sự phát triển của Công ty còn rất nhiều hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên qua những phân tích sơ bộ về tình hình tài chính tại Công ty, có thể nhận thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn và bất cập trong hoạt động quản lí tài chính, đặc biệt là tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn. Với một cơ cấu vốn mà các khoản nợ chiếm một tỷ trọng lớn, Công ty có thể sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong hoạt động của mình. Việc cấp bách hiện nay là Công ty phải tìm biện pháp để tăng cường sự ổn định và an toàn của nguồn vốn, bên cạnh đó phải tăng cường hơn nữa công tác quản lí vốn để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Có như vậy Công ty mới có thể tiếp tục phát triển một các vững chắc và lành mạnh.

doc23 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty vận tải dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thuật ngữ và từ viết tắt BCĐKT: Bảng cân đối kế toán BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động TS: Tài sản NV: Nguồn vốn NS: Ngân sách LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu CP: Chi phí ĐTDH: Dầu tư dài hạn CNV: Công nhân viên CSH: Chủ sỡ hữu ĐGTS: Đánh giá tài sản TNDN: Thu nhập doanh nghiệp Lời nói đầu Sau hơn một thập niên thực hiện đường lối mở cửa, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong sự phát triển đáng tự hào đó có đóng góp rất lớn của các ngành, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Cùng với việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các tổ chức và các nước trên thế giới, hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng trở nên sôi động và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế nói chung và vận tải hàng hải nói riêng là một nhu cầu bức thiết nhằm chủ động trong việc giao nhận hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm xuất khẩu và từng bước hình thành một cơ sở vật chất đủ mạnh cho các hoạt động kinh tế với nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, ngay từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ đã giao cho Bộ Giao tông vận tải nhiệm vụ đề xuất thành lập và quản lý các công ty vận tải hàng hải, trong đó có Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon Shipping). Đây là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng chính là độc quyền quản lý, khai thác các dịch vụ vận chuyển dầu khí bằng đường biển tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành khai thác dầu khí, Công ty vận tải dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với việc mở rộng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mở rộng hệ thống các chi nhánh và các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc trên phạm vi cả nước, góp phần vào sự phát triển của ngành vận tải hàng hải nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Do đó, qua một thời gian thực tập, được sự hướng dẫn của PGS – TS Nguyễn Thị Thu Thảo – giảng viên Khoa Ngân hàng – Tài chính trường đại học Kinh tế quốc dân cùng các anh chị tại phòng Kế toán tài chính chi nhánh Công ty tại Hà Nội, em xin mạnh dạn trình bày một số nhận định khái quát để từ đó có một cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính tại Công ty vận tải dầu khí Việt Nam. Do kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên báo cáo này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các anh chị tại phòng Kế toán tài chính của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Quang Huy. Nội dung Tổng quan về Công ty vận tải dầu khí Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam là công ty độc quyền về vận tải dầu khí đường biển ở nước ta hiện nay. Công ty ra đời căn cứ vào quyết định số 638QĐ/TCCB – LĐ ngày 28/2/1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc “Thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty vận tải dầu khí Việt Nam” , gọi tắt là FALCON (Falcon Shipping Company), trụ sở chính đặt tại 36 – Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của Công ty góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dầu khí – một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài chức năng chính là vận tải dầu thô bằng đường biển, Công ty còn tham gia vào các hoạt động hàng hải như làm đại lý tàu biển, thuê tàu và môi giới hàng hải, cung ứng nhiên liệu cho tàu biển… Số vốn ban đầu của Công ty là 2.268.000.000 đồng, trong đó vốn cố định là 204.000.000 đồng và vốn lưu động là 2.064.000.000 đồng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Falcon đã không ngừng phát triển và thực hiện đa dạng hoá các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó vận tải biển là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đồng thời chú trọng tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của mình trong việc phát triển dịch vụ hàng hải. Năm 1996, dựa trên sự nhanh nhạy về nắm bắt nhu cầu thị trường, Công ty đã bổ sung ngành nghề kinh doanh của mình, mở rộng hoạt động sang ngành xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng và đại lý vận tải đa phương thức. Hiện tại, Falcon đang sở hữu một đội tàu mạnh bao gồm tàu biển, tàu lai dắt và cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ hàng hải như đại lý tàu, môi giới và thuê tàu; khai thác kho bãi container; quản lý, khai thác cảng và bến phao; lai dắt và cứu hộ hàng hải; sửa chữa tàu biển; vận tải đa phương thức và giao nhận vận chuyển quốc tế; xếp dỡ và vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng… Ngày 27 tháng 3 năm 1996, Công ty chuyển sang chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty hàng hải Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới. Năm 2004 là năm thứ 9 trong quá trình phát triển và hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong năm này, các lĩnh vực hoạt động của Công ty tiếp tục phát huy hiệu quả. Tuy bước đầu còn gặp một số khó khăn song Công ty vẫn cố gắng thực hiện những dự án kinh doanh của mình nhằm khẳng định chỗ đứng trên thị trường vận tải hàng hải. Tổng số vốn hiện tại của Công ty đã lên tới gần 70 tỷ đồng, trong đó vốn cố định trên 20 tỷ tập trung chủ yếu ở các phương tiện vận tải, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc… Vốn lưu động của Công ty chủ yếu là vốn bằng tiền. Là một công ty độc quyền về vận tải dầu khí bằng đường biển, sự tồn tại và phát triển của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam là một tất yếu. Do đó, Công ty chắc chắn sẽ còn nhiều bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: Sở hữu, quản lý và khai thác tàu biển: Falcon là công ty vận tải biển hàng đầu ở Việt Nam. Vận tải biển là chức năng chính của Công ty. Với đội tàu đa dạng về chủng loại, dung tích, từ tàu chở hóa chất, tàu chở dầu sản phẩm, tàu hàng rời đến tài chở dầu thô trọng tải 71.829 tấn và với phạm vi hoạt động rộng của đội tàu, đặc biệt là khu vực Đông Nam á, Viễn Đông và Trung Đông…. Falcon đã tích cực tham gia vào lĩnh vực vận tải dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật, hóa chất, hàng rời và hàng bách hoá. Đại lý tàu biển: Falcon rất có uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đại lý tàu. Đồng thời là chủ tàu và là người khai thác tàu, Công ty luôn đặt lợi ích của chủ tàu lên hàng đầu. Với sự kết hợp chặt chẽ của hệ thống các chi nhánh và cảng biển trên cả nước, Công ty có một vị thế cạnh tranh rất lớn trong loại hình dịch vụ này. Môi giới và thuê tàu: Đây là một lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Ngoài các hợp đồng thuê chuyến và định hạn, nhiều hợp đồng vận chuyển dài hạn với khối lượng lớn đã được kí kết và thực hiện, trong đó dầu thô, clinker, gạo và than là những mặt hàng chủ đạo. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực khác như: khai thác kho bãi container; quản lý, khai thác bến phao và cảng; lai dắt và cứu hộ hàng hải; sửa chữa tàu biển; dịch vụ Logistics (từ khâu lưu chuyển nguyên vật liệu, chế biến thành phẩm đến nơi tiêu thụ cuối cùng); nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hàng hải; cung ứng nhiên liệu hàng hải; cung cấp thuyền viên và xuất khẩu lao động. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Tổng số lao động hiện nay của Công ty là 1.200 người, bao gồm các thuyền viên, nhân viên văn phòng làm việc tại 15 chi nhánh, văn phòng đại diện, xí nghiệp trực thuộc trên phạm vi cả nước. Sơ đồ bộ máy Công ty vận tải dầu khí Việt Nam Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc phó tổng giám đốc Các phòng ban các chi nhánh Trụ sở chính trực thuộc Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc, là người điều hành trực tiếp và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của Công ty. Cùng với Tổng giám đốc còn có hai Phó tổng giám đốc, một Phó tổng giám đốc phụ trách các phòng ban tại trụ sở chính, một Phó tổng giám đốc điều hành các chi nhánh. Các phòng ban và đơn vị trực thuộc của Công ty bao gồm: Phòng tổ chức cán bộ lao động, tiền lương: có chức năng đề xuất biện pháp và tổ chức thực hiện các thông tư, chỉ thị của Nhà nước, của ngành và của Công ty về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và mọi chế độ khác có liên quan đến quyền lợi của người lao động như các chế độ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, tăng lương và nâng bậc lương… Phòng tài chính kế toán: tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính, phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty; tính toán, ghi chép, sử dụng đúng tài khoản, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng dự án, kế hoạch: có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và lập các dự án, cung cấp các dự án để trình lên cơ quan chủ quản. Phòng khai thác: làm nhiệm vụ quản lý và khai thác đội tàu của Công ty, đồng thời làm nhiệm vụ thuê tàu và môi giới thuê tàu. Phòng đại lý tàu: thay mặt Công ty thực hiện các dịch vụ làm đại lý tàu biển cho các tàu của Công ty và các khách hàng có nhu cầu. Phòng giao nhận: chủ yếu là tham gia vào hoạt động giao nhận ngoại thương, mang lại một phần lợi nhuận cho Công ty. Phòng khoa học – kỹ thuật: tổ chức quản lý và theo dõi về kỹ thuật đối với các trang thiết bị, phương tiện vận tải của Công ty để có thông tin kịp thời, chính xác về kỹ thuật cần thiết phục vụ điều hành kinh doanh vận tải. Phòng vật tư: căn cứ vào nội dung các chỉ thị, thông tư và quy định kỹ thuật của nhà nước, của ngành và của Công ty để xây dung quy trình, quy định về kỹ thuật, định mức cấp phát nhiên liệu phù hợp với tình hình đặc điểm kinh doanh. Phòng kinh doanh: tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, từ tiếp thị để tìm khách hàng tới cung ứng dịch vụ cho khác hàng. Thông tin cập nhật cho khách hàng biết về tình hình vận chuyển hàng hóa. Xí nghiệp sửa chữa tàu và giàn khoan: làm nhiệm vụ sửa chữa đội tàu của Công ty, đồng thời sửa chữa đội tàu của các chủ tàu khác và giàn khoan khi có yêu cầu. Xí nghiệp tàu kéo và dịch vụ lai dắt: khai thác tàu kéo và lai dắt của Công ty như kéo và lai dắt xà lan, các phương tiện thuỷ, hỗ trợ tàu ra vào cảng, phục vụ cho việc khai thác dầu khí. Các chi nhánh: là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải hạch toán báo sổ hoạt động kinh doanh về Công ty. Hiện Công ty có 9 chi nhánh được đặt tại: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Vũng Tàu. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty vận tải dầu khí Việt Nam: Bộ máy kế toán là bộ phận không thể thiếu trong bất kì đơn vị nào nhằm thực hiện nhiệm vụ hạch toán tình hình thu, chi. Do vậy cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán cho đơn vị trên cơ sở xác định được khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt tới về hệ thống thông tin kinh tế. Công ty vận tải dầu khí Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hải với quy mô tương đối lớn và có nhiều chi nhánh. Có thể khái quát bộ máy kế toán tại Công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Kế toán trưởng Kế toán kế toán kế toán kế toán Tổng hợp vận tải thanh toán TSCĐ Và thuê tàu và thuế Kế toán chi nhánh Kế toán trưởng: là người tổ chức bộ máy kế toán hợp lý trên cơ sở xác định khối lượng công việc, phổ biến chủ trương và chỉ đạo hoạt động bộ máy kế toán, tham gia ký duyệt các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính kế toán của Công ty. Đồng thời, kế toán trưởng có nhiệm vụ thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều hành và kiểm soát bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ, chuyên môn kế toán tại Công ty. Kế toán tổng hợp: điều hành kế toán viên, tổng hợp số liệu từ các kế toán viên và các báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc, từ đó lập báo cáo tài chính cho Công ty. Kế toán vận tải và thuê tàu: có trách nhiệm phản ánh thông tin kế toán của đội tàu từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới các giai đoạn tiếp theo như ghi sổ kế toán, lập báo cáo kết quả hoạt động của đội tầu. Kế toán thanh toán và thuế: có trách nhiệm phản ánh thông tin kế toán, tình hình thanh toán của Công ty tới các bên liên quan và các khoản phải nộp Nhà nước. Kế toán TSCĐ: có trách nhiệm thông tin, kiểm tra sự biến động của các TSCĐ trong Công ty. Kế toán các chi nhánh: tập hợp số liệu từ các chi nhánh, đơn vị trực thuộc, từ đó hoàn thành việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh từng kỳ. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là bản tổng hợp về sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ. Do đó khi phân tích bảng cân đối kế toán, ta có thể rút ra nhiều nhận xét về thực trạng tài chính của công ty. Theo dõi Bảng cân đối kế toán của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (xem B.1) qua các năm 2001, 2002, 2003, có thể nhận thấy một điều rất rõ ràng đó là sự gia tăng nhanh chóng của tổng tài sản. Nếu như năm 2001 tổng giá trị tài sản của Công ty là trên 25 tỷ đồng thì đến năm 2002 con số này là gần 38 tỷ và năm 2003 đạt trên 68 tỷ đồng, tức là tăng bình quân 86%/năm. Điều này cho thấy quy mô của Công ty đã được mở rộng và phát triển. Sự gia tăng của tổng tài sản thể hiện chủ yếu ở mức độ tăng TSCĐ, trong khi TSLĐ của Công ty cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do năm 2003 Công ty đã đầu tư mua mới một số tàu vận tải chuyên dụng nhằm phục vụ cho hoạt động vận tải dầu thô, điều này làm cho giá trị TSCĐ (tính theo nguyên giá) của Công ty tăng 209% trong năm 2003 (xem B.2). Sự biến động của tổng tài sản cũng được thể hiện qua mức độ thay đổi mạnh mẽ của tổng nguồn vốn trên BCĐKT của Công ty (xem B.2). Thực tế cho thấy nợ phải trả là thành phần có sự biến động mạnh mẽ nhất của tổng nguồn vốn. Nếu như năm 2002 các khoản nợ của Công ty tăng 45,75% so với năm 2001 thì đến năm 2003 mức tăng này là 105,66%. Điều này cho thấy Công ty đã dùng vốn vay để tài trợ cho hoạt động mua sắm TSCĐ, mà chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn rất nhiều so với mức tăng của tổng nguồn vốn. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại bởi nó có khả năng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Công ty khi các khoản nợ này đáo hạn. Qua bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản tại Công ty (xem B.3), có thể nhận thấy TSLĐ và các khoản đầu tư ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên 60% tổng tài sản. Mặc dù trong năm 2003 TSCĐ của Công ty tăng mạnh nhưng vẫn chiếm chưa đến 40% giá trị tài sản. Điều này cho thấy Công ty luôn ở trong trạng thái có khả năng thanh toán cao và cũng phù hợp với đặc thù ngành vận tải hàng hải là thời gian từ khi ký kết hợp đồng vận chuyển đến khi thanh toán hợp đồng thường dài (thể hiện ở tỷ trọng các khoản phải thu rất lớn). Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khi Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, gây nhiều rủi ro trong kinh doanh. Để thấy rõ hơn tình hình tài chính tại Công ty vận tải dầu khí Việt Nam, cần phải xem xét tới cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (xem B.4). Qua bảng phân tích ta thấy mặc dù nguồn vốn chủ sỡ hữu có tăng lên qua các năm nhưng mức độ tăng rất chậm so với sự gia tăng của tổng nợ. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm trên 30% tổng vốn của Công ty. Đặc biệt cơ cấu nợ của Công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn như nợ vay, nợ Ngân sách và nợ cán bộ công nhân viên. Việc sử dụng một cơ cấu vốn gồm chủ yếu là các khoản nợ cho phép Công ty tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính song do mức độ tự tài trợ quá thấp cũng hàm chứa nhiều rủi ro khi các khoản nợ đáo hạn. Tuy nhiên đây cũng là một thực trạng thường thấy ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. B1. Bảng cân đối kế toán qua các năm của Công ty Falcon đơn vị: triệu đồng Tài sản Mã số Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A.TSLĐ &ĐTNH 100 19.802,285 29.620,097 43.093,646 I. Tiền 110 9.695,75 14.469,34 23.296,216 1. Tiền mặt 111 395,01 509,23 1.110,155 2. Tiền gửi NH 112 9.300,74 13.951,11 22.186,061 II. Phải thu 130 9.846,19 14.769,24 17.184 1.Phải thu KH 131 878,93 1.318,4 3.878 2.Trả trước NB 132 7.984,26 11.976,4 12.761,5 3. Phải thu khác 138 983 1.474,44 544,5 III. Hàng tồn kho 140 577,73 1. Công cụ dụng cụ 143 577,73 IV. TSLĐ khác 150 260,345 390,517 2.035,7 1. Tạm ứng 151 260,345 390,517 2.035,7 B. TSCĐ & ĐTDH 200 5.541,718 8.312,565 25.687,027 I. TSCĐ 210 4.975,4 7.463,088 22.512,55 1. TSCĐ hữu hình 211 4.975,4 7.463,088 22.512,55 - Nguyên giá 212 5.221,05 7.831.57 23.367 - Hao mòn luỹ kế 213 245,650 368,482 854,45 II. Đầu tư TCDH 220 550 825 3.150 1.Góp liên doanh 222 550 825 3.150 III.Ký quỹ DH 240 16,318 24,477 24,477 Tổng cộng 25.344,003 37.932,662 68.780,673 Nguồn vốn Mã số Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A. Nợ phải trả 300 16.237,425 23.665,143 48.669,65 I. Nợ ngắn hạn 310 16.237,425 23.665,143 48.669,65 1. Vay ngắn hạn 311 2.245,36 4.868,05 13.116,2 3. Phải trả người bán 313 4.864,46 6.296,7 17.735,4 4.Người mua trả trước 314 5.235,93 7.353,9 8.156,6 5. Thuế, phải nộp NS 315 319,97 479,955 2.245,45 6. Phải trả CNV 316 1.867,705 2.362,538 3.882 7. Phải trả khác 318 1.704 2.304 3.534 B.Nguồn vốn CSH 400 9.106,578 14.267,519 20.111,023 I. Nguồn vốn quỹ 410 9.106,578 14.267,519 20.111,023 1. Nguồn vốn KD 411 4.902,42 6.860,7 6.957,163 2. Chênh lệch ĐGTS 412 2.400,89 3. Chênh lệch tỷ giá 413 1.121,37 4. Quỹ phát triển KD 414 245,233 1.951,4 5. Quỹ dự trữ 415 767,85 271,35 644,43 6. Quỹ KT, PL 417 3.191,075 1.826,27 104,02 7. Nguồn vốn XDCB 418 5.309,199 6.931,75 Tổng cộng 25.344,003 37.932,662 68.780,673 B2. Bảng so sánh tình hình tài chính qua các năm (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2002/2001 Năm 2003/2002 Chênh lệch Mức tăng(%) Chênh lệch Mức tăng (%) TSLĐ 9.817,812 49,6 13.473,549 145,49 TSCĐ 2.770,847 50 17.374,462 209 Nợ phải trả 7.427,718 45,75 25.004,507 105,66 Vốn CSH 5.160,941 56,67 5.843,504 40,95 Tổng TS (NV) 12.588,659 49,67 30.848,011 81,32 B3. Bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) A. TSLĐ 19.802,285 78,134 29.620,097 78.08 43.093,646 62,65 1. Tiền 9.695,75 38,26 14.469,34 38,144 23.296,216 33,87 2.Phải thu 9.846,19 38,85 14.769,24 38,94 17.184 24,98 B. TSCĐ 5.541,718 21,866 8.312,565 21,914 25.687,027 37,35 1. TSCĐ 4.975,4 19,63 7.463,088 19,67 22.512,55 32,73 2.ĐTDH 550 2,17 825 2,17 3.150 4,58 3. Ký quỹ 16,318 0,064 24,477 0,0645 24,477 0.0356 B4. bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) A.Nợ phải trả 16.237,425 64,07 23.665,143 62,39 48.669,65 70,76 1.Nợ ngắn hạn 16.237,425 64,07 23.665,143 62,39 48.669,65 70.76 2.Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 3.Nợ khác 0 0 0 0 0 0 B.Vốn CSH 9.106,578 35,93 14.267,519 37,61 20.111,023 29,34 1.Vốn quỹ 9.106,578 35,93 14.267,519 37,61 20.111,023 29,34 2.Nguồn kinh phí 0 0 0 0 0 0 Phân tích sự biến động của các khoản nợ ta có thể có một số nhận định như sau: Các khoản phải trả người bán tăng nhanh một mặt cho thấy mức độ chiếm dụng vớn của Công ty đối với các đối tác là cao nhưng cũng cho thấy Công ty ngày càng trở nên có uy tín đối với các bạn hàng. Các khoản ứng trước của người mua tăng chậm. Điều này là phù hợp khi Công ty mở rộng quan hệ với các khách hàng mới và mức độ tin cậy chưa được thiết lập một cách đáng kể. Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách tăng lên đáng kể, đặc biệt vào năm 2003. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh Công ty song cũng là một thực tế ở các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Các khoản phải trả công nhân viên tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do Công ty thực hiện chủ trương giữ lại một phần lương của cán bộ công nhân viên và hoàn trả vào năm sau. Kể từ trước năm 1999 Công ty trả lương cho người lao động vào cuối mỗi tháng nhưng sang năm 2000 Công ty trả lương vào ngày 05 hoặc 06 tháng sau nên sau ngày 31/12 Công ty vẫn còn nợ lương tháng 12 của cán bộ công nhân viên. Mặt khác, đối với các thuyền viên do hành trình thường kéo dài nhiều tháng nên mức độ tồn đọng quỹ lương của Công ty cũng tăng lên. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam qua Báo cáo kết quả kinh doanh: Dưới đây là báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2001, 2002 và 2003. Từ đó ta có thể tính được một số chỉ tiêu như sau: B5. báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng doanh thu 118.833,28 141.676,18 178.249,92 Các khoản giảm trừ 0 12.031,1 13.850,77 Doanh thu thuần 118.833,28 129.645,08 164.399,15 Giá vốn hàng bán 109.599,43 120.031,01 138.507,7 Lãi gộp 9.233,85 9.614,07 25.891,45 Chi phí bán hàng, quản lý 5.102,15 6.266,74 7.653,2 Thu nhập hoạt động tài chính 423,17 160,34 139,88 Chi phí hoạt động tài chính 93,25 207,91 500,9 Thu nhập bất thường 41,47 5.979,26 6.889,6 Thu nhập trước thuế 4.503,09 9.279,02 24.766,83 Thuế TNDN phải nộp 1.206,86 2.598,13 6.934,71 Lợi nhuận sau thuế 3.296,23 6.680,89 17.832,12 B6. Bảng phân tích chung tình hình KQKD đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002/2001 Năm 2003/2002 Chênh lệch Mức tăng(%) Chênh lệch Mức tăng(%) Tổng DT 22.842,9 19,22 36.573,74 25,82 DT thuần 10.811,8 9,1 34.754,07 26,8 Lãi gộp 380,89 4,12 16.277,38 169,3 LN trước thuế 4.775,93 106,06 15.487,81 166,9 LN sau thuế 3.384,66 106,06 11.151,23 166,9 Từ bảng trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua là liên tục có lãi và quy mô lợi nhuận tăng nhanh, đạt trên 100%/năm. Đây là kết quả của việc Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh đồng thời tiếp cận những khách hàng mới. Mặt khác, trong giai đoạn 2001 – 2003 giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao làm cho giá trị hàng hóa vận chuyển tăng lên và doanh thu của Công ty cũng tăng lên. Tuy nhiên qua BCKQKD có thể nhận thấy lợi nhuận của Công ty tăng nhanh là do khoản thu nhập bất thường khá lớn. Đồng thời giá vốn hàng bán liên tục tăng ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty. Để có thể đánh giá được chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty, ta có thể dựa vào các chỉ tiêu được trình bày dưới bảng sau: B7. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 LN ròng/ tổng DT 2,77 4,71 10 LN ròng/DT thuần 2,77 5,15 10,85 Tổng DT/tổng CP 103,52 112 121,54 LN ròng/ tổng CP 2,87 5,28 12,16 Như vậy, điều dễ dàng nhận thấy là tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng dần qua các năm, xét cả trên mức độ thu lời so với doanh thu hay mức độ sinh lời của chi phí. Do đó, từ đây có thể nhận định rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty là tốt và Công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới khi đã khẳng định được chỗ đứng trên các lĩnh vực kinh doanh mới, chắc chắn Công ty sẽ còn đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong kinh doanh. Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và có hiệu quả, việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn là điều cốt yếu. Công ty cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho phép đánh giá được tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty, từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu sử dụng nguồn vốn kinh doanh. Để đánh giá được ta phải đánh giá nhu cầu của tài sản và nguồn tài trợ thường xuyên để thấy khả năng đảm bảo nguồn vốn trong một thời gian nhất định của Công ty. Điều này là rất quan trọng nhằm đat được sự ổn định trong quá trình kinh doanh. Dựa vào BCĐKT ta có bảng so sánh sau: B8. bảng phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn Chỉ tiêu Tài sản (triệu đồng) Nguồn vốn CSH (triệu đồng) So sánh Thiếu hụt (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Năm 2001 25.344,003 9.106,578 16.237,425 35,93 Năm 2002 37.932,662 14.267,519 23.665,143 37,61 Năm 2003 68.780,673 20.111,023 48.669,65 29,34 Vì Công ty không vay vốn dài hạn nên nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty chính là nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy nguồn vốn CSH chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tài sản cho hoạt động kinh doanh của Công ty, phần chênh lệch chính là nguồn vốn thiếu cho việc đầu tư tài sản. Nghĩa là nếu chỉ sử dụng nguồn tài trợ thường xuyên, Công ty sẽ thiếu vốn trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên xét một cách toàn diện ta thấy không hẳn là Công ty thiếu vốn kinh doanh mà ngược lại Công ty luôn có lượng vốn gửi tại ngân hàng. Cho nên có thể đánh giá rằng ở đây lượng vốn mà Công ty chiếm dụng được đều là các khoản nợ tạm thời, chẳng hạn như các khoản phải trả hộ chủ tàu, chủ hàng hoặc các khoản phải trả cho đối tác nước ngoài ký hợp đồng môi giới thuê tàu vận chuyển mà Công ty được phép trả chậm, trong khi tiền dịch vụ vận chuyển Công ty được khách hàng trả tiền trước, khoảng chênh lệch đó chính là phần Công ty chiếm dụng được. Trong trường hợp của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam , vốn vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng thường xuyên được gọi là nguồn tài trợ tạm thời và đóng một vai trò quan trọng . Thực tế Công ty đã đã sử dụng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp là các đơn vị nước ngoài, khách hàng và công nhân viên, Nhà nước. Điều này đòi hỏi Công ty phải có biện pháp huy động và sử dụng nguồn tài trợ tạm thời một cách hợp lý, thận trọng và đạt hiệu quả cao nhất bởi phần vốn này dễ gây đột biến về khả năng thanh toán. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam: Là một doanh nghiệp Nhà nước với tuổi đời non trẻ, Công ty vận tải dầu khí Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu thành lập, cả về đội ngũ cán bộ quản lý, nguồn vốn hoạt động và thị trường. Ngoài việc thực hiện kế hoạch vận chuyển dầu thô do Nhà nước giao, Công ty đã phải tự tìm kiếm và khai thác nguồn hàng để mở rộng thị trường, và đã bước đầu gặt hái được thành công. Hiện nay, với việc trang bị một đội tàu mạnh và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Công ty đang hứa hẹn sẽ đạt được một quy mô tầm cỡ hơn trong tương lai. Qua nghiên cứu sơ lược về quá trình hình thành, phát triển và một số nét chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty, ta có thể rút ra những nhận định sau: Thế mạnh chính của Công ty là độc quyền vận chuyển dầu thô xuất khẩu, ngoài ra công ty còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như giao nhận ngoại thương, làm đại lý, thực hiện các dịch vụ hàng hải... Qua đó cho thấy, lĩnh vực kinh doanh của Công ty rất đa dạng, điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty tăng doanh thu, tạo thêm lợi nhuận. Cùng với sự phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy kế toán cũng khẳng định vai trò của mình trong việc quản lý điều hành công ty. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh đặc thù là vận tải đường biển, tổ chức kế toán của Công ty đã đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính. Số liệu kế toán phản ánh một cách chung nhất, đầy đủ nhất về tình hình kinh doanh của Công ty và các chi nhánh. Là sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, tiếp cận với tình hình tài chính của Công ty thông qua các báo cáo tài chính, cá nhân em có một số đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam như sau: Thứ nhất: những năm gần đây Công ty luôn kinh doanh có lãi, đồng thời mức độ sinh lời trên doanh thu tăng. Điều đó khẳng định Công ty đang đi đúng hướng trong việc mở rộng lĩnh vực hoạt động và chủ động trong việc tiếp cận khách hàng. Thứ hai: về kết cấu nguồn vốn của Công ty cho thấy nhiều điều đáng lo ngại. Tốc độ gia tăng các khoản nợ ngắn hạn ngày càng cao trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Điều này có thể ví như con dao hai lưỡi: nếu hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra suôn sẻ thì Công ty sẽ thu được nhiều lợi ích nhờ sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên vì kinh doanh hàng hải là ngành có nhiều rủi ro nên Công ty có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi các khoản nợ đến hạn trả. Nói cách khác, nguy cơ mất khả năng thanh toán là điều mà ban lãnh đạo Công ty cần phải tính tới trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của Công ty, chúng ta cần phải xem xét tới các yếu tố khác như phân tích khả năng thanh toán, tìm hiểu về phương thức huy động vốn của Công ty.… Thứ ba: về hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Năm 2003 hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là thấp hơn dự kiến. Do trong năm công ty trang bị thêm tài sản cố định làm cho tổng tài sản của Công ty tăng lên nhưng việc trang bị diễn ra vào thời điểm cuối năm và khi mua sắm về tàu được đưa vào sửa chữa ngay mà thời gian sửa chữa lại kéo dài nên số tàu được đưa vào sử dụng rất ít, hạn chế doanh thu của công ty. Tóm lại, trong cơ chế quản lý tài chính hiện nay các doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để kinh doanh một cách có hiệu quả, Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam cần phải khắc phục những khó khăn tồn tại của mình và phát huy những ưu thế của Công ty để năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng nguồn vốn chủ sở hữu để có thể tự chủ trong nền kinh tế đang hết sức biến động và cạnh tranh gay gắt. Kết luận Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hải ngày càng có thêm cơ hội phát triển. Công ty vận tải dầu khí Việt Nam tuy còn non trẻ song đã từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên trở thành một trong những công ty vận tải hàng hải hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh chức năng chính là vận tải dầu thô xuất khẩu và các sản phẩm từ dầu, trong những năm qua Công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang cung cấp tất cả các dịch vụ vận tải hàng hải. Với doanh số không ngừng tăng lên qua các năm, sự phát triển của Công ty còn rất nhiều hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên qua những phân tích sơ bộ về tình hình tài chính tại Công ty, có thể nhận thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn và bất cập trong hoạt động quản lí tài chính, đặc biệt là tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn. Với một cơ cấu vốn mà các khoản nợ chiếm một tỷ trọng lớn, Công ty có thể sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong hoạt động của mình. Việc cấp bách hiện nay là Công ty phải tìm biện pháp để tăng cường sự ổn định và an toàn của nguồn vốn, bên cạnh đó phải tăng cường hơn nữa công tác quản lí vốn để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Có như vậy Công ty mới có thể tiếp tục phát triển một các vững chắc và lành mạnh. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn là PGS –TS Nguyễn Thị Thu Thảo cùng các anh chị tại phòng Kế toán tài chính chi nhánh Công ty vận tải dầu khí Việt Nam tại Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời nói đầu 1 Nội dung Tổng quan về Công ty vận tải dầu khí Việt Nam 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3 2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty 4 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 5 4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty vận tải dầu khí Việt Nam 7 Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam 9 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua Bảng cân đối kế toán 9 2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam qua Báo cáo kết quả kinh doanh: 15 3. Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty 17 4. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty vận tải dầu khí Việt Nam 18 Kết luận 21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12938.doc
Tài liệu liên quan