Để xây dựng và phát triển một nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tiền lương và các khoản trích theo lương thực sự phải làm được chức năng là đòn bẩy kinh tế, phải trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu điểm, nhược điểm riêng tùy từng ngành nghề, từng doanh nghiệp chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hòa giữa các lợi ích: Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Vận tải Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt cần thiết cho cuộc sống của người lao động. Tiền lương là bộ phận quan trọng về thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động. Do đó Tiền lương là một công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo, tạo động lực trong lao động.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương.
Là một công ty phát triển ở Việt Nam về lĩnh vực thương nghiệp và vận tải, công ty luôn trú trọng đến người lao động đặc biệt luôn quan tâm đến thu nhập cho người lao động ( Bao gồm tất cả lao động trong công ty gồm cán bộ công nhân viên chức làm việc cố định, thường xuyên trong công ty và những lao động phổ thông làm việc theo ngày công và theo giờ) công ty đều trú trọng, quan tâm đến họ.
Trong thời kỳ kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay tất cả người lao động khi họ bỏ công sức lao động ra họ đều quan tâm đến thu nhập của họ trước tiên vì nó gắn liền với nhu cầu thiết thực của bản thân và gia đình họ. Nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu đó công ty luôn có những chế độ đãi ngộ đối với người lao động.
Ngoài tiền lương ( tiền công ) để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải trích vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích: bảo hiểm xã hội, bảo hiêm y tế, kinh phí công đoàn.
Bảo hiểm xã hội ( BHXH): Là một khoản tiền được trích để lập trợ cấp cho người lao động trong trường hợp công nhân viên( CNV) tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động, hay nghỉ hưu…
Bảo hiểm y tế ( BHYT): là một khoản tiền được lập để trợ cấp thuốc men, khám chữa bệnh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
Công ty đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Khi người lao động bị ốm đau, bệnh tật đều được chăm sóc kịp thời.
Kinh phí công đoàn ( KPCĐ): phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức của giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Hoạt động công đoàn của công ty luôn luôn phát triển, để đảm bảo lợi ích và quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được đặt lên hàng đầu các cán bộ công đoàn trong công ty luôn hoạt động tích cực và tạo mọi điều kiện để người lao động được hưởng các chế độ của mình một cách tốt nhất.
Các loại bảo hiểm và kinh phí này được hình thành theo cơ chế tài chính nhất định.
Cùng với tiền lương( tiền công ) các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Việc tính toán, xác định chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đủ, kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, mặt khác góp phần tính đúng, đủ chi phí và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động.
Do vậy quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nó là nhân tố giúp cho kinh doanh hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất và hiệu quả công tác.
Tổ chức công tác hạch toán lao động và tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công và giá thành sản phẩm được chính xác.
2.2- Hạch toán tiền lương
2.2.1- Khái niệm về tiền lương
Trong bất kỳ nền kinh tế nào thì việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện quá trình kinh doanh đều không tách rời lao động của con người. Lao động là yếu tố cơ bản quyết định việc thực hiện kế hoạch sản xuât kinh doanh, lao động được đo lường, đánh giá thông qua các hình thức trả lương cho người lao động của doanh nghiệp.
Tiền lương là một bộ phận xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và lao động, nâng cao trình độ tay nghề cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất lao động.
Nước ta trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân song nó là một giá trị mới sáng tạo và tiền lương được biểu hiện bằng tiền của người lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận ký kết.
2.2.2 Các hình thức trả lương
Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động còn doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó có tiền lương và các khoản khác theo quy định trong hợp đồng.
Hiện nay thang bậc lương cơ bản được nhà nước quy định, nhà nươc khống chế mức lương tối thiểu, không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập của người lao động.
Tổ chức, sử dụng lao động đúng, có hiệu quả và thực hiện tốt chính sách, chế độ nhằm khuyến khích lao động trong sản xuất kinh doanh là một nội dung hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. Vì vậy, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý lao động, tiền lương nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng để phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Từ khi bộ luật lao động, các pháp lệnh, nghị định và các văn bản của nhà nước có liên quan đến vấn đề lao động, mới nhất là việc ban hành nghị định số 28/ CP ngày 28 / 03/ 1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước thì công tác lao động, tiền lương đã được chấn chỉnh và tăng cường một bước. Sau đây là một số chế độ nhà nước quy định về tiền lương đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước.
Hiện nay mức lương tối thiểu được nhà nước chỉ đạo áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước là 350 000 đ. Doanh nghiệp được quyền trả lương tối thiểu cao hơn mức tối thiểu chung. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trong vòng một tháng kể từ ngày thang lương, bảng lương được áp dụng. Ngoài việc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp do chính phủ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước để trả cho người lao động.
Trường hợp công nhân làm thêm giờ:
+ Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương sản phẩm căn cứ vào số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương quy định để tính lương thời gian làm thêm giờ.
+ Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương phải trả thời gian làm thêm giờ bằng 100% lương cấp bậc.
+ Trường hợp công nhân làm việc ca 3 ( từ 22h – 6 h), được hưởng khoản phụ cấp làm đêm ( làm đêm thường xuyên, mức lương hưởng tối thiểu 35% Tiền lương cấp bậc).
- Trường hợp điều động công nhân từ công việc này đến công việc khác hoặc giao việc trái nghề thì tiền lương được tính như sau:
+ Công nhân làm việc không có tính ổn định, có cấp bậc kỹ thuật cao hơn cấp bậc công việc được giao, hưởng lương sản phẩm và khoản chênh lệch 1 bậc lương so với cấp bậc kỹ thuật công việc được giao.
+ Công nhân làm việc có tính chất ổn định, giao việc gì thì hưởng lương việc ấy.
- Trường hợp công nhân sản xuất ra sản phẩm hỏng do nguyên nhân khách quan thì được trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm. Trường hợp làm ra sản phẩm hỏng quá tỷ lệ quy định do chủ quan người lao động thì không được trả lương, phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Trường hợp làm ra sản phẩm có chất lượng thứ phẩm thì sản phẩm có phẩm cấp nào được trả lương theo phẩm cấp đó.
- Trường hợp doanh nghiệp ngừng sản xuất, bố trí cho công nhân làm việc khác và tính trả lương theo công việc được giao. Nếu doanh nghiệp không bố trí được công việc thì công nhân nghỉ hưởng lương tối thiểu bằng 70% tiền lương cấp bậc hoặc theo khả năng chi trả của doanh nghiệp. Nếu bố trí công việc mà người lao động không làm thì doanh nghiệp không chi trả lương.
- Ngoài tiền lương, công nhân có thành tích trong sản xuất, trong công tác còn được hưởng khoản tiền thưởng. Việc tính toán tiền thưởng căn cứ vào sự đóng góp của người lao động và chế độ khen thưởng của doanh nghiệp.
- Tiền thưởng thi đua chi bằng quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét thành tích lao động ( A,B,C…) để tính.
- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên như: thưởng sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động… phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
2.2.3- Các khoản tích theo lương
* Bảo hiểm xã hội: Ngoài tiền lương phân phối cho người lao động theo số lượng, chất lượng lao động thì người lao động còn được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần khi đau ốm, khó khăn, thai sản, tai nạn lao động… Phần sản phẩm xã hội này hình thành lên quỹ BHXH. Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo cho người lao động. BHXH là một hệ thống các chế độ mà mỗi người lao động có quyền được hưởng phù hợp với quy định về quyền lợi dựa trên các văn hoá quản lý của nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quỹ BHXH được hình thành từ:
- Người sử dụng lao động( các doanh nghiệp) đóng 15% từ quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này là tổng số tiền lương tháng của những người tham gia BHXH. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng.
- Hàng tháng người lao động trích 5% từ tiền lương cấp bậc, chức vụ để đóng BHXH.
* Bảo hiểm y tế: song song với việc trích BHXH hàng tháng các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích BHYT, BHYT được trích nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn với mục đích chăm sóc, phục vụ cho sức khoẻ người lao động khi gặp đau ốm, thai sản… Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định dựa vào tổng số tiền lương thực tế phảI trả cho công nhân viên trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện nay là 3% trong đó 2% được tính vào chi phí sản suất kinh doanh, còn lại 1% là do người lao động đóng ( thông thường được trừ vào lương tháng).
* Kinh phí công đoàn: để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định so với tổng số tiền lương thực tế phát sinh. Đây chính là nguồn kinh phí công đoàn của doanh nghiệp và cũng được tính vào chi phí sản xuất. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện nay là 2% . KPCĐ do doanh nghiệp trích lập cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo đúng chế độ nhà nước quy định một phần KPCĐ nộp cho công đoàn cấp trên, một phần để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
Quản lý tốt việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác còn làm cho việc tính phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm được chính xác.
ã- Hạch toán tiền lương
*. Phương pháp hạch toán kế toán:
- Chứng từ kế toán: Để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty kế toán tiền lương tập hợp đầy đủ các số liệu có liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương để phân bổ một cách chính xác tránh sai sót nhầm lẫn.
Chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 1141 TC/ QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thì các chứng từ về lao dộng tiền lương bao gồm:
+Bảng chấm công : Mẫu số 01-LĐTL
+Bảng thanh toán tiền lương: Mẫu số 02-LĐTL
+Phiếu nghỉ hưởng BHXH: Mẫu số 03-LĐTL
+Bảng thanh toán BHXH: Mẫu số 04-LĐTL
Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn nếu như thấy cần và có các nghiệp vụ phát sinh thêm liên quan đến việc tính lương, phụ cấp, BHXH.
Khi theo dõi tiền lương và bảo hiểm xã hội tại Công ty vận tải - Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Kế toán sử dụng trực tiếp hai tài khoản đó là:
Tk 334: Phải trả công nhân viên
Tk 338: Phải trả, phải nộp khác
+ Tk 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương , tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thhuộc về thu nhập của công nhân viên.
- Kết cấu:
TK 334 phải trả công nhân viên
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã ứng cho công nhân viên.
Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công, của công nhân viên.
Các khoản tiền công đã ứng trước.
Các khoản phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả công nhân viên.
Dư có : Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, và các khoản khác công phải trả cho công nhân viên
+Tk 338-Phải trả phải nộp khác
Tk này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các Tk khác (từ 331 đến 336)
Tk 338 có 6 TK cấp 2:
_Tk3381: TS thừa chờ giải quyết
_Tk 3382:Kinh phí công đoàn
_Tk3383: Bảo hiểm xã hội
_Tk 3384 : Bảo hiểm y tế
_Tk 3387: Doanh thu nhận trước
_TK 3388:Phải trả phải nộp khác
ã. nguyên tắc trả lương cho người lao động :
Theo điều 55 bộ luật lao động tiền lương của người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Hiện nay Công ty vân tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà sử dụng các hình thức trả lương đó là:
Lương thời gian áp dụng đối với các phòng ban
Lương sản phẩm áp dụng đối với các xí nghiệp, phân xưởng, trung tâm
Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công thực tế của người lao động để trả tiền lương theo đúng thang bậc. Đối với các phân xưởng sản xuất , bộ phận phục vụ hưởng lương sản phẩm thì thống kê chia lương cho từng người theo thang bậc lương đang hưởng và theo ngày công thực tế làm việc với năng suất lao động.
Việc chia năng suất lao động cho mỗi người lao động và phản ánh các khoản tiền lương, BHXH phải trả cho từng công nhân viên kế toán sử dụng bảng thanh toán lương .
Việc trả lương cho công nhân viên ở công ty được tiến hành 2 lần trong tháng.
+lần 1 :Công ty tạm trả cho công nhân viên khoảng từ 40%-50% tiền lương với ngày công thực tế.
+ Lần 2: Sau khi tính lương và các khoản phải trả công nhân viên các khoản phải trừ vào lương của cán bộ công nhân viên trong tháng. Công ty tiến hành chi trả, thanh toán phần còn lại của lương cho công nhân viên.
cách tính tạm ứng kỳ 1 như sau:
Tạm ứng kỳ I = lương cấp bậc´ hệ số tạm ứng
VD: Chị Nguyễn thị Hà có hệ số lương là 2,34
lương cấp bậc = 2,34 ´ 350.000 = 819.000đ với hệ số tạm ứng là 0,5
Vậy số tiền công Chị Hà tạm ứng là: 819.000 ´ 0,5 = 409.500 đ
Lương cuối kỳ: thực chất của việc tính lương ở công ty là nhằm thanh toán nốt phần còn lại của tiền lương thực tế người lao động được hưởng không những căn cứ vào hệ số trả lương , thời gian làm việc thực tế mà còn căn cứ vào kết quả lao động. Lần 1 thường được tiến hành vào ngày 10 hàng tháng, Lần 2 thường vào ngày 30 hàng tháng.
*. Tổ chức lao động, tiền lương và các khoản trích nộp theo lương:
- Hạch toán về thời gian lao động:
Để theo dõi việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên trong toàn công ty đơn vị sử dụng bảng chấm công để ghi chép, theo dõi thời gian lao động nhằm thuận lợi cho công việc quản lý, tình hình sử dụng thời gian lao động là cơ sở cho việc tính toán tiền lương và chế độ khác( bồi dưỡng độc hại, ca 3, phép, lễ, BHXH, BHYT, KPCĐ) và làm số liệu cho việc tổng hợp phân tích đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động.
* Để hạch toán số lượng người lao động các sử dụng Sổ sách lao động để theo dõi.
Việc tăng số lượng người lao động, do nhận thêm, tuyển mới hay giảm đi do nghỉ hưu.
- Chứng từ theo dõi thời gian lao động là bảng chấm công, bảng chấm công được lập chi tiết cho từng phòng ban, phân xưởng sản xuất để làm cơ sở theo dõi lao động của công nhân viên. Bảng chấm công được theo dõi và treo công khai tại các phân xưởng sản xuất và các phòng ban hoặc do phụ trách thống kê trực tiếp theo dõi, bảng được lập và sử dụng trong một tháng.
- Hạch toán kết quả lao động:
Công ty phản ánh, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên chức (cá nhân hoặc tập thể)
-Phiếu nhập kho sản phẩm ( nếu là sản phẩm cuối cùng)
-Phiếu xác nhận sản phẩm (nếu là thành phẩm chuyển sang giai doạn gia công tiếp theo)
-Phiếu nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành nếu là hợp đồng giao khoán. Việc hạch toán kết quả lao động để làm cơ sở cho việc tính tiền lương và các chế độ: bồi dưỡng hiện vật, thưởng năng suất, thưởng tiến độ cho từng người hoặc từng bộ phận.
.Tính lương, BHXH, BHYT , KPCĐ:
ã Một số cách tính lương tại công ty : Tại các phòng ban phân xưởng, các tổ trưởng, cán bộ có trách nhiệm theo dõi ghi chép số lượng lao động có mặt, vắng mặt, nghỉ phép và nghỉ ốm vào bảng chấm công được lập theo mẫu do Bộ tài chính quy định và được treo tại chỗ để mọi người có thể theo dõi hàng ngày số công của mình.
Cuối tháng thống kê tiến hành tổng hợp tính ra số công cho từng người dựa vào số công tổng hợp từ bảng chấm công kế toán tính lương cho từng người và lập bảng thanh toán lương cụ thể.
*Đối với hình thức lương theo thời gian:
Công ty đang áp dụng cho các bộ phận hành chính, đời sống, bảo vệ và những người trực tiếp sản xuất tại công ty, xí nghiệp, trung tâm. Với hình thức tiền lương này áp dụng cho những loại công việc chưa xây dựng được định mức lao động cụ thể, chưa có đơn giá lương sản phẩm .Tiền lương thực tế trong tháng của cán bộ công nhân viên của công ty chính là số công thực tế trong tháng mà họ nhận được.
Từ số công ghi nhận trong bảng chấm công kế toán tính ra số lương mà người lao động được nhận trong tháng, lập bảng thanh toán lương cho từng phòng ban.
Bảng thanh toán lương cho các phân xưởng phòng ban phải có xác nhận của trưởng phòng. Sau đó kế toán trưởng, Giám đốc duyệt bảng thanh toán lương được đưa về phòng kế toán để thanh toán.
Cụ thể việc tính lương theo thời gian của nhân viên phòng kế toán như sau (dựa vào bảng chấm công)
VD:
Chị Nguyễn thị Hà có hệ số lương là 3,34 và trong tháng 3/2006 chị có 22 công.Vậy số lương thời gian mà chị Hà nhận được là: 3,34 ´ 350000 = 1169000 đ
Và 1 công thời gian của chị là: (3,34 ´ 350000) á 22 = 53136,36 đ
Hình thức trả lương căn cứ vào bằng cấp trình độ chuyên môn được đào tạo để xác định hệ số lương được hưởng tương ứng có gắn với thời gian công tác.
* Hình thức trả lương cho lao động trực tiếp:
Xác định khối lượng lương khoán theo từng loại công việc, từng công trinh.
Trên cơ sở hình thành công việc và được chứng nhận nghiệm thu người lao động sẽ được trả lương. Ngoài ra những công việc của người lao động trực tiếp lao động phát sinh đột xuất trong quá trình lao động nằm trong chế độ khoán, người lao động được trả theo lương ngày. Vì vậy, việc xác định quỹ lương tính đến bộ phận của từng người lao động là rất cần thiết.
Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và được áp dụng tại các trung tâm, xí nghiệp. Đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất tong giai đoạn hiện nay, đảm bảo tính công bằng và hợp lý, khuyến khích người lao động vì lợi ích của mình mà quan tâm đến lợi của tập thể. Cũng từ đó đẩy mạnh hợp lý hoá sản xuất, phát huy cải tiến kỹ thuật, không ngừng sản xuất nâng cao năng suất lao động vì chất lượng sản phẩm và cho những cán bộ quản lý, phục vụ. Hàng ngày các phó giám đốc và các bộ phận trực ca sản xuất nghiệm thu và trả lương cho cán bộ công nhân trong ca. căn cứ vào số tiền được nghiệm thu thanh toán trong ca của công nhân để chia cho từng người, số tiền chia không vượt quá số tiền được nghiệm thu thanh toán. Hình thức trả lương cho người lao động tính theo khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng quy định và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm công việc được tính như sau;
Tiền lương sản
=
Khối lượng sản phẩm
´
Đơn giá tiền lương
phẩm phải trả
đã hoàn thành
sản phẩm
Cụ thể tính lương cho anh Nguyễn văn Tính là công nhân đang làm việc trong tổ điện “ Xí nghiệp xây dưng số 2” tháng 3 anh làm được 28 công và được hưởng lương sản phẩm, đơn giá tiền công là 35.000 đ/công
Do vậy số tiền lương sản phẩm của anh là:
= 28 ´ 35.000 = 980.000 đ
Tiền ăn trưa = số ngày công ´ 5000 = 28 ´ 5.000 = 140000 đ
Vậy số tiền anh được lĩnh là: = 980.000 + 140.000 = 1120.000đ
Đối với các công nhân khác trong đội cũng được áp dụng như trên cụ thể ta có bảng lương chia tổ:
Đơn vị: Công ty VT- XD& CBLT Vĩnh Hà
Bộ phận: XN XD Số 2
Bảng chia lương tổ
Tháng 03 năm 2006
Bộ phận, tổ đội (Tổ điện)
Tổng số tiền đạt được trong tháng;
Tổng số ngày công:
STT
Họ và tên
Số công
Bậc thợ
đơn giá 1 ngày công
Thành tiền
Kí nhận
1
Phùng Đức Việt
30,5
Thợ TD
35000
1067500
2
Lương ngọc Tú
29
LĐPT
26000
754000
3
Nguyên văn Thắng
29,5
LĐPT
26000
767000
4
Nguyễn Văn Tính
28
TD
35000
980000
5
Nguyễn văn chiến
29,5
LĐPT
26000
767000
6
Dương văn Linh
20
TD
35000
700000
7
Phạm văn Quang
17
TD
35000
595000
8
Lê khắc Tấn
25
TD
35000
875000
9
Nguyễn văn Hùng
19
TCXD
32000
608000
10
Bùi văn Thảo
12
CBKT
600000
11
Tiền trách nhiệm
Tổ phó
50000
12
Tiền trách nhiệm
Tổ trưởng
100000
Cộng
7.863.500
CTy VT- XD CBLT Vĩnh Hà
Đơn vị: XN XD số 2
Tổ : Điện
Bảng chấm công
Tháng 3 năm 2006
Stt
Họ và tên
Cấp bậc lương
Ngày trong tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
1
Phùng Đức Việt
K
K
K
K
Kb/K
P
P
P
P
P
K
K
2
Lương ngọc Tú
K
K
K
K
Kb/K
K12
K
P
K
K
K
K
3
Nguyễn văn Thắng
K
K
P
K
Kb/K
K12
K
P
K
K
K
L
4
Nguyễn Văn Tính
K
K
K
K
Kb/K
K12
P
H
K
K
K
K
5
Nguyễn văn chiến
K
K
K
K
Kb/K
K12
K
P
K
K
K
K
6
Dương văn Linh
K
K
K
K
Kb/k
Ô
Ô
Ô
P
Ô
Ô
K
K
7
Cộng
Ngày trong tháng
Quy ra công
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương thời gian
Số công nghỉ viêc hưởng 100% lương
Số công nghỉ việc hưởng…% lương
số công
hưởng
BHXh
K
K
K
K
K
K
K
K12
K
L
13
3
5+1,5
K
K
K
K
K
K
K
K12
K
L
16,5
4
1+1,5
Ô
Ô
Ô
Ô
Ô
K
K
K12
K
L
13,5
2+1,5
5
K
K
K
K
K
K
K
K12
K
L
19
1,5
1+2,5
K
K
K
K
K
K
K
K12
K
L
20,5
1+1,5
K
K
K
K
K
K
K
K12
K
L
15,5
1+1,5
5
98
8,5
11+10
10
Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công
(Ký, họ tên) (ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Trong đó :
Lương sản phẩm: K Làm thêm giờ (4 giờ): K12 L: nghỉ không Lương
ốm: Ô Khám bệnh: Kb/k
Lương thời gian: +
Cô: Con ốm
Biểu 02:
Công ty VT- XD & CBLT Vĩnh Hà
Đơn vị: XN XD Số 2
Tổ: điện
Bảng thanh toán tiền lương tháng 3
Stt
Họ và Tên
Cấp bậc
Hệ số
Lương thời gian
Lương sp
Pc
Khu vực
Trách nhiệm
ăn ca
Tổng cộng
Các khoản trừ
Lương
Kỳ II
C
Tiền
C
Tiền
C
Tiền
ứng Kỳ I
BHXH+Yt
CĐ
QLDP
Tiền
1
Phùng Đức Việt
3,73
6,5
90870
16,0
407624
17840
14500
16
80000
610834
300000
80430
6108
12217
212079
2
Lương ngọc Tú
3,05
2,5
34950
20,5
522268
22858
20
100000
680076
300000
66150
6801
13602
293523
3
Nguyên văn Thắng
3,05
3,5
48930
13,5
292343
15053
13
65000
421326
300000
66150
4213
8426
42537
4
Nguyễn Văn Tính
3,73
3,5
48930
20,5
522268
22858
29000
19
95000
718056
300000
80403
7181
14362
316110
5
Nguyễn văn chiến
3,05
2,5
34950
20,5
443928
22858
20
100000
601736
300000
66150
6017
12034
217535
6
Dương văn Linh
1,83
2,5
34950
15,5
276420
17283
15
75000
403653
300000
40530
4037
8074
51012
Tổng cộng
21
293580
106,5
2464853
118748
43500
103
515000
3435681
1800000
399813
34357
68714
1132796
* Đối với hình thức tiền lương theo sản phẩm :
Là hình thức tiền lương theo khối lượng (hoặc số lượng) sản phẩm công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm công việc đó.
Trả lương theo sản phẩm hoàn thành: căn cứ vào kết quả sản phẩm đã hoàn thành và định mức tiền lương trong kết cấu sản phẩm để tính trả cho người lao động.
VD:
Tháng 3 năm 2006 Anh Phùng Đức Việt có 16 công sản phẩm với đơn giá 25476,5 đ/sản phẩm.
Do đó Lương sản phẩm trong tháng mà anh Việt nhận được là:
16 ´ 25476,5 =407624 đ
Dựa vào bảng chấm công tổ điện ta thấy trong tháng Anh Nguyễn văn Thắng có 5 công nghỉ hưởng BHXH .
BHXH tính theo hệ số lương và được tính như sau:
((3,05 ´ 350000) +35000 ) ´ 5 ngày ´ 75% =159.014,42 đ
26 ngày
Khoản tiền này được cơ quan BHXH trả thay cho doanh nghiệp. Khi có giấy chi, cơ quan BHXH chuyển trả doanh nghiệp để doanh nghiệp chi cho người lao động.
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương của tổ điện XN Xây dựng số 2, Ta có :
* cách tính lương cho người lao động trong doanh nghiệp
Lương của người lao động = Lương thời gian +Lương sản phẩm + phụ cập các loại - các khoản giảm trừ.
Các khoản giảm trừ của doanh nghiệp bao gồm: +Tạm ứng kỳ I
+ BHXH
+KPCĐ
+ Quản lý dự phòng
Theo Bảng thanh toán lương tổ điện XN xây dựng số 2 ta thấy:
BHXH +BHYT được tính như sau:
( Hệ số lương cấp bậc +0,1) ´ 6% ´ 350000 đ
VD:
Anh Phùng đức Việt có hệ số lương cấp bậc là 3,73 .Do đó BHXH anh Việt phải nộp là: (3,73 +0,1) ´ 6% ´ 350000 = 80.430 đ
KPCĐ được tính như sau= 1% ´ S thu nhập
VD: tổng thu nhập của anh Việt là = Lương thời gian +Lương sản phẩm +PC khu vực + trách nhiệm + tiền ăn ca
S thu nhập của anh Việt = 90870 +407624 +17840 +14500 +80000 . =610834 đ.
KPCĐ anh Việt phải nộp = 1% ´ 610834 = 6108 đ.
- Quản lý dự phòng được tính như sau =2% ´ S thu nhập
QLDP anh Việt phải nộp =2% ´ 610834 = 12216,68 đ.
Trong tháng Anh Việt lấy tạm ứng lương kỳ I là: 300000 đ.
Lương kỳ II = S thu nhập – các khoản giảm trừ
Vậy: Lương kỳ II của anh Việt là = 610834 - 300000 - 80.430 - 6108 - 12217 = 212079 đ
2.3._Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
* BHXH : Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc phí giao thông của doanh nghiệp , khoản chi phí BHXH theo quy định của nhà nước .
Tổng BHXH đóng cho cơ quan = 20% S tiền lương cơ bản + phụ cấp ( khu vực dắt đỏ, công việc ).Trong đó:
+Người sử dụng lao động phải đóng 15% tính vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông.
+Người lao động phải đóng 5% từ thu nhập cá nhân .
* Kinh phí công đoàn :
Nguồn kinh phí công đoàn được hình thành từ việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc phí lưu thông = 2% S tiền lương của đơn vị .Theo quy định hiện hành của công ty. Công ty giữ lại 0,6% để làm kinh phí hoạt động , 1,4% nộp cho cơ quan quản lý cấp trên.
* BHYT : Công ty tính trích BHYT 3% theo hệ số lương. Trong đó 2% tính vào giá thành nộp cho cơ quan y tế, 1% thu của người lao động.
Thủ tục trích nộp BHXH phải trả trực tiếp công nhân viên.
-Trường hợp hưởng chế độ trợ cấp ốm đau (đối với người lao động đang làm việc có đóng góp BHXH trong trường hợp ốm đau thông thường ).
Gồm các văn bản giấy tờ sau:
+ Giấy khám bệnh hoặc giấy ra viện ( nếu nằm điều trị tại các cơ sở khám bệnh theo quy định thông tư 12/ LB ngày 3/6/1971 của liên bộ.Tổng liên đoàn lao động Việt nam.
+ Đối với người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày thì giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận điều trị ngoại trú của bệnh viện hoặc phiếu hội chuẩn của viện có xác định mắc bệnh theo danh mục cần điều trị dài ngày tại thông tư 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của liên Bộ y tế - liên đoàn lao động Việt nam.
+ Người lao động nghỉ ốm do thực hiện biện pháp kế hoạch hoá dân số thì có giấy xác nhận của sở y tế theo quy định của bộ y tế.
+ Người lao động nghỉ việc để trông con ốm thì có giấy khám bệnh hoặc giấy ra viện ( nếu phải điều trị) đối với con bị ốm và số ngày mà bố mẹ nghỉ để chăm sóc con ốm ( bản chính ) cơ quan bảo hiểm căn cứ vào các giấy tờ trên đối chiếu với các danh sách và mức tiền lương đóng BHXH do người sử dụng lao động lập , căn cứ vào chế độ chính sách quy định để duyệt thanh toán cho từng trường hợp cụ thể.
- Trường hợp hưởng chế độ trợ cấp thai sản có giấy tờ sau:
+ Phiếu khám thai, giấy tờ xác nhân của tổ chức y tế theo quy định nêu số lượng nghỉ việc khi mang thai .
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh
Cơ quan BH sẽ căn cứ vào các giấy tờ trên đối chiếu danh sách và mức đóng BHXH do người sử dụng lao động lập, căn cứ vào chế độ chính sách quy định để duyệt thanh toán cho từng trường hợp cụ thể.
- Trường hợp hưởng chế độ trợ cáo tai nạn lao động gồm các giấy tờ sau:
+ Biên lai tai nạn lao động
+ Giấy ra viện
+ Biên bản giám định thương tật của hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố hoặc ngành.
+ Công văn của sử dụng lao động gửi BHXH tỉnh, thành phố hoặc ngành, để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động.
+ Quyết định của giám đốc BHXH có thẩm quyền về việc hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động .
Biểu 03:
Phiếu nghỉ hưởng chế độ BHXH
XN XD số 2
Dương Văn Linh 35 tuổi
Tên cơ quan y tế
Ngày tháng
Lý do
Số ngày cho nghỉ
Y bác sỹ ký tên đóng dấu
Số ngày thực nghỉ
Tổng số
Từ ngày
đến ngày
Bệnh viện Bạch Mai
8/3/2006
Sốt Virut
3
8/3
10/3
3
Bệnh viện Bạch Mai
13/3/2006
Dưỡng sức
6
13/3
19/3
6
(Kèm heo hai phiếu khám bệnh của Bênh viện Bạch Mai)
Phần thanh toán:
Số sổ BHXH:8.199012928
Số ngày thực nghỉ: 9 ngày
Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ : 44
Lương tháng đóng BHXH : = 1,83 ´ 350.000 = 640500 đ
Tỷ lệ hưởng BHXH : 75%
Số tiền hưởng BHXH trợ cấp:
640500 ´9 ´ 75% =166283,7 đ
26
Hàng tháng trên cơ sở các chứng từ hợp lệ ( bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, phiếu nhập sản phẩm, kết quả phân loại lao động) các bộ phận liên quan tính tiền lương cho công nhân viên chức ghi vào bảng thanh toán lương. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả cho từng bộ phận để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận có liên quan.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 3 năm 2006
ĐVT: VNĐ
Stt
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334
TK 338
Tổng cộng
3382
3383
3384
Công 338
I
TK 622-CF nhân công trực tiếp
119.964.595
2.399.292
17.994.689
2.399.292
22.793.273
142.757.868
II
TK 627_ CF sản suất chung
25.867.205
517.344
3.880.081
517.344
4.914.769
30.781.974
III
TK 642_ CF QLDN
34.734.743
694.695
5.210.211
694.695
6.599.601
41.334.344
- Phòng tổ chức lao động
9875346
197507
1481302
197507
1876316
1175662
- Bộ phận xuất nhập khẩu
6723311
134466
1008497
134466
1277429
8000740
- Phòng hành chính bảo vệ
5547929
110959
832189
110959
1054107
6602036
_Phòng Tài chính kế toán
6125973
122519
918896
122519
1163935
7289908
_Phòng kỹ thuật KCS
2514358
50287
377154
50287
477728
2992086
_phòng Kế Hoạch đầu tư
3947826
78957
592174
78957
750087
4697913
Cộng
180566543
3611331
27084981
3611331
34307643
2.148.874.186
Người Lập Biểu Kế Toán Trưởng
( Ký Tên) (Ký Tên)
_Phương pháp kế toán và số liệu minh chứng thực tế:
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương tháng 5 của các bộ phận trong toàn công ty , kế toán tổng hợp xác định như sau:
Tổng tiền lương phải trả = 180566543 đ
Trong đó : Lương công nhân trực tiếp sản xuất : 119.964.595 đ
Lương nhân viên quản lý phân xưởng : 25.867.205 đ
Lương cán bộ quản lý : 34.734.743đ
+ Khi xác định tiền lương được phân bổ vào giá thành( đối với tiền lương trực tiếp) ghi:
Nợ Tk622 : 119.964.595
Có Tk334: 119.964.595
Đồng thời ghi:
Nợ Tk 154: 119.964.595
Có TK 622: 119.964.595
+Khi xác định tiền lương trong sản xuất và quản lý. Ghi:
Nợ Tk 627: 25.867.205
Có Tk334: 25.867.205
Nợ Tk642 : 34.734.743
Có Tk334: 34.734.743
Khi xác định tiền lương theo cấp bậc toàn công ty kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ như sau: Lương hệ số =264 người=488,27
Tổng tiền lương = (689,85´35000+(35000´264)+429689,5 = 180.566.543 = 180.566.543 ´ 19%= 47.712.166 đ
Vậy khi trích kế toán ghi phân bổ cho các đối tượng và chi tiết Tk338(1,2,3,4)
Nợ Tk 622: 22.793.2731
Có Tk338: 22.793.273
Đồng thời ghi:
Nợ Tk154: 22.793.273
Có Tk622: 22.793.273
+ Nợ Tk627: 4.914.769
Có Tk 338: 4.914.769
+ Nợ Tk642: 6.599.601
Có Tk 338: 6.599.601
* Đồng thời thu trực tiếp của người lao động 5% BHXH, 1% BHYT nộp cho cơ quan BHXH và BHYT tính theo lương cấp bậc.
Khi thu kế toán ghi:
Nợ Tk111: 10833993 =180566543 ´6%
Có Tk 334(3,4): 10833993
Khi nộp BHXH cho ngân sách kế toán ghi bằng chuyển khoản 20%. Kế toán ghi:
Nợ Tk 338 (1,2,3,4): 36113309 = 180566543 ´ 20%
Có Tk112: 36113309
Khi nộp BHYT cho cơ quan BHYT bằng tiền mặt 3%. Kế toán ghi:
Nợ Tk 338 (1,2,3,4): 5416996,3 =180566543 ´ 3%
Có Tk 111: 5416996,3
* Trích các khoản BHXH ,BHYT ,KPCĐ
- Trích BHXH:
Hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH theo quy định kế toán tiến hành tính ra mức trích BHXH , tính vào chi phí của các bộ phận liên quan để ghi vào sổ theo định khoản.
Nợ TK liên quan ( 622,627,642)
Có Tk 338
Theo quy dịnh hiện nay tỷ lệ trích BHXH tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí lưu thông là 15% tổng tiền lương ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ.
VD: Tổng tiền lương cơ bản tháng 3/2006 Công ty Vận tải Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là : 180566543 đ
Công nhân trực tiếp sản xuất: 119964595 đ
Nhân viên quản lý phân xưởng: 25867205đ
Cán bộ nhân viên quản lý công ty : 34734743 đ
* Tổng tiền BHXH người lao động phải đóng là:
5% ´ 180566543 =9028327 đ
Nợ Tk 334: 9028327
Có Tk 338: 9028327
Khi tính BHXH Trợ cấp cho CBCNV;
Nợ TK 338.3: 1.845.200
Có TK 334: 1.845.200
* Tổng tiền BHXH phải trích tính vào giá thành :
15% ´ 180566543 =27084981đ
Trong đó : công nhân trực tiếp: 15% ´ 119964595 =17994689 đ
+ Nhân viên quản lý phân xưởng : 15% ´ 25867205 = 3880081đ
+Cán bộ quản lý nhà máy : 15% ´ 34734743 =5210211 đ
Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ Tk 622: 17994689
Nợ Tk 627: 3880081
Nợ Tk 642: 5210211
Có Tk 338(3383): 27084981
-Trích BHYT Theo quy định tổng tiền y tế phải nộp =3% tổng tiền lương cơ bản cộng các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ:
Trong đó:
+Tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp là 2%
2% ´ 180566543 =3611331 đ
+ Tính lao động phải đóng góp 1%
1% ´ 180566543=1805665 đ
Kế toán ghi sổ tháng 3 như sau;
Số tiền BHYT tính vào chi phí sản xuất là:
2% ´ 180566543 = 3611331đ
Trong đó: Công nhân trực tiếp sản xuất: 2399292 đ
Nhân viên quản lý phân xưởng: 517344 đ
Cán bộ quản lý nhà máy : 694695 đ
Nợ Tk622 : 2399292
Nợ Tk627: 517344
Nợ Tk642: 694695
Có Tk338(3382): 3611331
Khi tính số BH trừ vào lương của cán bộ công nhân viên, Kế toán ghi:
Nợ Tk 334: 1.083.399
Có TK 338: 1.083.399
Khi nộp BHYT cho cơ quan đăng ký BH
Nọ Tk 338: 5.416.996
Có Tk 112 : 5.416.996
-Trích kinh phí công đoàn:
Theo quy định hiện nay kinh phí công đoàn được trích 2% tổng tiền lương thực trả và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( trong đó doanh nghiệp giữ lại 2% để hoạt động ).
VD: Tổng tiền lương thực trả tháng 3 năm 2006 của công ty Vận tải Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là: 180566543 đ
Kinh phí công đoàn được trích : 2% ´ 180566543 = 3611331 đ
Trong đó nhân viên trực tiếp sản xuất: 2399292 đ
Nhân viên sản xuất chung phân xưởng: 517344 đ
Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 694695 đ
Nợ Tk 622: 2399292
Nợ Tk627: 517344
Nợ Tk642: 694695
Có Tk338(3382): 3611331
Khi trích nộp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ quan cấp trên, kế toán ghi:
Nợ Tk 338.2: 1805665,5
Có Tk 112: 1805665,5
Khi chi tiêu kinh phí công đoàn tại công đoàn cơ sở, Kế toán ghi:
Nợ TK 338.2: 1805665,5
Có Tk 111: 1805665,5
Khi tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ lưu ý rằng trong lương cơ bản có phụ cấp, công ty có thực hiện một số dạng phụ cấp như: trợ cấp chức vụ, phụ câp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ và phụ cấp đặc biệt nhưng khi trích BHXH, BHYT chỉ trích lương cơ bản có phụ cấp chức vụ.
VD: Tính lương cho GĐ Công ty
Thời gian làm việc của giám đốc: đủ 48 giờ/ tuần, 26 ngày/ tháng.
Hệ số lương: 4,47
Hệ số phụ cấp chức vụ: 0,7
Hệ số phụ câpá đặc biệt: 30%
Tính như sau:
TL ={( 4,47+ 0,7) ´ 350000 } + { 30% ´ ( 4,47 + 0,7 ) ´ 350000 }
= 2.352.350 đ
Các khoản trích theo lương:
BHXH = { ( 4,47 + 0,7) ´ 350.000} ´ 5% = 90.475 đ
BHYT = { ( 4,47 + 0,7) ´ 350.000}´ 1% = 18.095 đ
Vậy tiền lương thực lĩnh của Giám đốc là:
= 2.352.350 - 90.475 - 18. 095 = 2.243.780 đ
+ Khi thanh toán bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên cần phải có xác nhận trên phiếu nghỉ hưởng BHXH:
Khi cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp bị ốm thì đến phòng y tế của công ty để lấy giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH do phòng y tế cấp.
Trong giấy có ghi ngày tháng cấp, lý do nghỉ, số ngày nghỉ để làm cơ sở tính toán ra số tiền được hưởng BHXH , căn cứ vào lương cơ bản của người ốm để tính số tiền người ốm được thanh toán theo mẫu bảng thanh toán BHXH.
VD:
Tên sở Y tế Ban hành theo mẫu tại CV số 93
.................. TC/CĐKT ngày 20/7/1999
Số KB/BA Quyển số :01
Giấy chứng nhận nghỉ ốm
Hưởng BHXH
Họ và tên: Nguyễn văn Thắng Tuổi :35
Đơn vị công tác: XN XD số 2
Lý do nghỉ việc: Sốt vi rút
Số ngày nghỉ: 5 ngày
(Từ ngày 18/3 đến hết ngày 23/3/2006)
Xác nhận của phụ trách đơn vị Ngày 18/3/2006
Số ngày thực nghỉ......... ngày Y Bác sỹ KCB
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Phần thanh toán
Đơn vị: ......... Mẫu số 04- LĐTL
Bộ phận:........ Ban hành theo QĐ số 1141 –TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ TC
Biểu 05: Bảng thanh toán Bảo Hiểm Xã Hội
Số ngày nghỉ tính BHXH
Lương bình quân 1 ngày
% tính BHXH
Số tiền hưởng BHXH
05
32.000
75%
155.217
Kế toán BHXH Trưởng ban BHXH Kế toán trưởng
Tiền lương cuối tháng 3 của anh Thắng được tính như sau:
Thời gian làm việc: 17 ngày
Hệ số lương : 3,14
Không có phụ cấp
Tiền lương = Hệ số lương ´ 350.000 - Tiền lương những ngày nghỉ + số tiền được hưởng BHXH -6% BHXH, BHYT ( trên tiền lương cơ bản)
Tiền lương cơ bản = 3,14 ´350.000 = 1.099.000
Tiền lương nghỉ ốm = 3,14 ´350.000 ´ 5 = 211.346
26
Cả 5 ngày nghỉ được hưởng BHXH trả thay lương với mức 75%
= 211.346 ´ 75% = 158.509,5 đ
Đóng BHXH, BHYT 6% = 1.099.000 ´ 6% = 65.940 đ
Vậy tiền lương thực lĩnh = (1.099.000 - 65.940) + 158.509,5 = 1.191.569 đ
Chứng từ ghi sổ
3/2006
Số 128
Trích yếu
TK đư
Số tiền
TK ghi nợ
TK ghi có
Nợ
Có
Phân bổ cho chi phí NCTT
622
334
119.964.595
119.964.595
Phân bổ cho Cp SXC
627
334
25.867.205
25.867.205
Phân bổ cho CP QLDN
642
334
34.734.743
34.734.743
Tổng cộng
-
-
180.566.543
180.566.543
Chứng từ ghi sổ
3/2006
Số 129
Trích yếu
TK đố ứng
Số tiền
TK ghi Nợ
TK ghi có
Nợ
Có
Phân bổ cho chi phí NCTT
622
338
22.793.273
22.793.273
Phân bổ cho Cp SXC
627
338
4.914.769
4.914.769
Phân bổ cho CP QLDN
642
338
6.599.601
6.599.601
Tính vào lương CNV
334
338
10.833.992
10.833.992
Tổng cộng
45.141.636
45.141.636
Chứng từ ghi sổ
3/2006
Số 130
Trích yếu
Tk đối ứng
Số tiền
Tk ghi Nợ
Tk ghi Có
Nợ
Có
BHXH phải trả cho CNV
338
334
1845200
1845200
Nộp BHYT cho cấp trên
338
112
5416996
5416996
Nộp KPCĐ cho cấp trên
338
112
1805665
1805665
Cộng
9.067.861
9.067.861
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
3/2006
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
128
..3/2006
`180.566.543
129
..3/2006
45.141.636
130
..3/2006
9.067.861
Tổng cộng
234.776.040
Sổ Cái TK 334
Tháng3 Năm 2006
Tên TK: Phải Trả công nhân viên
STT
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tkđư
SPS
Nợ
Có
1
Tạm ứng lương kỳ I
111
65390000
2
PB lương vào NCTT
622
119964595
3
PB lương vào CPSXC
627
25867205
4
PB lương vào CPQLDN
642
34734743
5
Trích BHXH, BHYT vào lương
388
34307643
Tổng PS
99697643
180566543
Sổ cái TK 338
3/ 2006
Tên TK : Phải trả phải nộp khác
STT
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đư
Số PS
SH
NT
Nợ
Có
1
..3/06
Tính vào NCTT
622
22.793.273
2
..3/06
Tính vào SXC
627
4.914.769
3
..3/06
Tính vào QLDN
642
6.599.601
4
..3/06
Tính vào lương CNV
334
10.833.992
5
..3/06
BHXH phải trả CNV
334
1845200
6
..3/06
Nộp BHYT
112
5416996
7
..3/06
Nộp KPCĐ
112
1805665
8
..3/06
Chi KPCĐ tại cơ sở
111
1.805.665
9
Tổng PS
10.873.526
45.141.636
2.4 Hạch toán các khoản thu nhập khác
Tại công ty Vận tải Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Ngoài khoản lương và các khoản phụ cấp còn có khoản thu như tiền thêm giờ ( vượt giờ), hay các khoản thu từ trợ cấp của cấp trên.
VD: Chị Nguyễn thị Hà trong tháng 3 có tổng số giờ làm thêm là 8 giờ và mỗi giờ làm thêm được trả là 5.000 đ/ giờ.
Vậy tổng số tiền làm thêm mà chị Hà nhận được là: 8 ´ 5000 = 40.000 đ
Chương III- Một số giải pháp nhằm hạch toán tiền lương và nâng cao sử dụng người lao động
3.1- Đánh giá chung về hoạt động tiền lương
Ưu điểm: - Sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, hình thành mô hình công ty với các đơn vị kinh doanh chiến lược. Đó là mô hình dẫn đến một tập đoàn sản xuất có mối quan hệ hữu cơ về kinh tế, kỹ thuật và lợi ích giữa các thành viên mà đặc trưng của nó là có phân công, có hợp tác liên kết tạo ra sự tập trung đồng bộ và tiết kiệm được các chi phí trong sản xuất.
Xác định đúng và khai thác triệt để các thị trường với thị trường truyền thống
Mở rộng quan hệ đối ngoại, tập trung đẩy mạnh khâu tiếp thị và đấu thầu, coi đay là nhân tố quyết định chủ yếu của công ty
Thoả mãn nhu cầu về chất lượng, đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, dày dặn kinh nghiệm thành lập các đơn vị chuyên môn hoá cao, công nhân kỹ thuật lành nghề có thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc.
Đặc biệt hơn qua công tác tiền lương, Công ty trong những năm qua đã tuyển dụng một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, góp phần giúp công ty đứng vững trên trhị trường
Qua phân tích một số đặc điểm tièn lương trong công ty nói chung và việc phân phối tiền lương và các chính sách của công ty nói riêng cho thấy hiện nây vẫncòn một số nhược điểm mà công ty cần giảI quyết trước mắt để hoàn thiện công tác tiền lương của mình mới mong đáp ứng được các yêu cằu phát triển chung của kinh tế xã hội trong nước.
Nhược điểm:
Bên cạnh những mặt tích cực còn có một số hạn chế đó là công ty không tổ chức hạch toán riêng ở các xí nghiệp mà tất cả đều tập hợp về công ty để hạch toán. Do đó mà quá trình luân chuyển chứng từ thường bị chậm trễ, điều đó ảnh hưởng không ít dến quá trình hạch toán của công ty, gây nên không kịp thời, do vậy công việc hay bị dồn dập, vất vả tại một thời điểm nhất định.
Lao động gián tiếp dưới các đơn vị trực thuộc còn quá lớn
Số lao động có trình độ khoa học kỹ thuật ở độ tuổi cao còn khá nhiều
Công tác tiền lương còn lỏng lẻo, chưa được vận dụng linh hoạt.
3.2 Biện pháp hoàn thiện hạch toán tiền lương
* Mỗi doanh nghiệp đều có một hình thức quan niệm và cách thưc trả lương khác nhau. Tuy nhiên các doanh nghiệp đều mong muốn có một cách thức chi trả và hạch toán tiền lương một cách phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình.
-Trên cơ sở hạch toán thống kê, kiểm tra lại tiền lương, đánh gia năng lực sở trường của từng cán bộ, các điểm mạnh, điểm yếu, chỗ nào cần bổ sung, cần cắ giảm chi phí để điều động sắp xếp lại cho hợp lý.
-Cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, rút gọn các phòng ban để có biện pháp và chế độ tiền lương cho thỏa đáng.
- Phải có chính sách tiền lương rõ ràng và phù hợp với từng cá nhân tập thể.
- Bố trí hợp lý số lao động có chuyên môn được cập nhật với tình hình thực tế.
Chúng ta đều biết trong thời đại bùng nổ thông tin, giáo dục và đào tạo là quốc sách ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia thì công tác tiền lương phải được phân phối đúng người, đúng thời điểm đòi hỏi phải có sự vận dụng lý luận khoa học hiện đại kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn mới có khả năng nâng cao được hiệu quả công tác tiền lương nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra người lao động được hưởng lương theo chất lượng và kết quả công việc nhưng cần phải động viên và khuyến khích người lao động.
Trong tình hình cạch tranh hiện nay, giá thành và chất lượng sản phẩm sẽ là động lực thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Trước mắt công ty phải tận dụng được các nguồn lực hiện có như trang thiết bị và con người tức là trang thiết bị phải hoạt động hết công suất còn người lao động phải làm việc đủ giờ thì mới làm cho năng suất lao động tăng lên, lợi nhuận tăng, tiền lương tăng. Sau đó sẽ dần đầu tư đổi mới nâng cấp trang thiết bị cùng với việc duy trì các lớp học nâng cao tay nghề cho công nhân viên, nâng cao trình độ quản lý và chỉ đạo sản xuất đối với cán bộ các bộ phận để người lao động làm quen với môi trường công nghệ hiện đại, có khả năng thích ứng với máy móc mới, linh hoạt trong quá trình sản xuất và sửa chữa, không để các nguồn lực nhàn rỗi.
Tiền lương cần phải tính đúng, tính đủ dựa trên cơ sở giá trị sức lao động, chẳng hạn với những người có tài năng hay những người làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện việc trả lương không những theo công việc mà còn phải theo số lượng và hiệu quả của người lao động chứ không thể tuân theo bằng cấp. Vì bằng cấp thực sự chỉ là một yếu tố để bố trí công việc và để tính mức lương ban đầu khi bắt buộc làm việc chứ không phải là yếu tố quyết định về tiền lương của người lao động.
Phân công lao động hợp lý ở chỗ phải sắp xếp sao cho đúng người, đúng việc, khuyến khích những người làm việc thực sự có năng suất, chất lượng bằng những hành động cụ thể như khen thưởng ưu đãi,… và có những biện pháp cứng rắn đối với những người làm việc kém hiệu quả, sai quy cách, nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì phải bồi thường quy trách nhiệm cho từng người như vậy mới đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động, tăng trách nhiệm của người lao động trong công việc.
* Hiện tại công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã có nhiều chuyển biến trong công tác hạch toán lao động tiền lương. Tổng số lao động trong công ty ngày càng tăng, đặc biệt số công nhân có tay nghề cao, có trình độ ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển của đất nước Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã tự khẳng định được mình và phát triển không ngừng.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động trong toàn công ty, Công ty phải
tiến hành hạch toán tiền lương một cách nhanh hơn, chính xác hơn. Khi có các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương phải phản ánh ngay để ban giám đốc công ty nắm bắt tình hình một cách cụ thể, kịp thời có như vậy mới nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả sử dụng người lao động trong toàn công ty.
3.3 Biện pháp nâng cao sử dụng người lao động
Công ty cần tiến hành bồi dưỡng về kiến thức khoa học cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời có chế độ thưởng phạt một cách công bằng cho toàn thể ciông nhân viên rong toàn công ty. Do đó sẽ khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty hết mình vì công việc. Thường xuyên thăm hỏi, động viên kịp thời đối với những cán bộ công nhân viên không may bị ốm đau, bệnh tật, và giải quyết các chế độ cho cán bộ công nhân viên theo đúng luật đã được nhà nước ban hành.
Kết luận
Để xây dựng và phát triển một nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tiền lương và các khoản trích theo lương thực sự phải làm được chức năng là đòn bẩy kinh tế, phải trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu điểm, nhược điểm riêng tùy từng ngành nghề, từng doanh nghiệp chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hòa giữa các lợi ích: Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động.
Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đóng góp rất lớn trong quản lý lao động tiền lương. Nếu ta hạch toán đúng, đủ, chính xác sẽ là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo, góp phần hoàn thành kế hoạch được giao, là phương cách đúng đắn nhất nâng cao thu nhập cho chính mình, tích lũy cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Trong điều kiện hiện nay việc nâng cao chất lượng công tác trả lương theo thời gian là nhiệm vụ lâu dài của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với công tác quản lý và hạch toán lao động.
Tuy nhiên trong tình hình kinh tế hiện nay, các chế độ ngân sách luôn thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế mới. Để thích nghi với sự thay đổi đó buộc các công ty, các doanh nghiệp cũng phải có những thay đổi theo để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý và xây dựng lao động và tiền lương tại đơn vị mình.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế đặc biệt là thời gian tiếp xúc ít nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo của các thầy cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kế toán - Đại học kinh tế Quốc dân ( chủ biên PTS Đặng thị Loan)
Lý thuyết hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp- Nhà xuất bản thống kê
Tài liệu của công ty do phòng kế toán cung cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32844.doc