Báo cáo thực tập tại Công ty Viễn thông liên tỉnh và trung tâm Viễn thông khu vực I

- Căn cứ vào nội dung kế hoạch và đề cương hướng dẫn thực tập tốt nghiệp của nhà trường. - Được sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập và sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo và cán bộ của cơ quan trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực I. - Qua thời gian tìm hiểu thực tập, em đã cố gắng nắm bắt được một số nội dung cơ bản theo đề cương thực tập đã được trình bày trong bản báo cáo. - Tuy nhiên về kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế đặc biệt là nhận thức tìm hiểu về các số liệu, tổ chức hoạt động thực tế của một doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện đại vì vậy còn nhiều thiếu sót về số liệu hoặc các từ ngữ thuật ngữ chưa được chuẩn xác. - Với một số nội dung đã nắm bắt được em xin báo cáo cùng các thầy cô nhà trường xem xét bổ xung giúp đỡ em được hoàn chỉnh hơn để em rút kinh nghiệm trong kỳ thực tập chuyên đề tiếp theo.

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Viễn thông liên tỉnh và trung tâm Viễn thông khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHần I: giới thiệu tổng quan về công ty viễn thông liên tỉnh và trung tâm viễn thông khu vực i. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Viễn thông liên tỉnh và trung tâm Viễn thông khu vực I: Công ty Viễn thông liên tỉnh, tên giao dịch là Việt Nam Telecom National, tên viết tắt là VTN, trụ sở 123 Thái Hà - Thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 374/QĐ-TCCB ngày 31/3/1990 của tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thôngViệt Nam (VNPT), là đơn vị hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực viễn thông liên tỉnh. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc VTN gồm: - Trung tâm Viễn thông khu vực I, trụ sở 97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. - Trung tâm Viễn thông khuc vực II, trụ sở 37 Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm Viễn thông khu vực III, trụ sở số 5 Ông ích Khiêm, Thành phố Đà Nẵng. Trung tâm Viễn thông khu vực I là đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc một bộ phận cấu thành trong tổ chức và hoạt động của công ty Viễn thông liên tỉnh, được thành lập theo quyết định số 1001/QĐ - TTCB ngày 20/12/1990 của tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Được thành lập và hoạt động đến nay đã 13 năm, trung tâm Viễn thông khu vực I đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành Viễn thông nói riêng và trong ngành kinh tế nói chung. Vượt qua những khó khăn như địa bàn hoạt động rộng, ảnh hưởng thất thường của thời tiết, các tuyến cáp quang dọc theo quốc lộ đang trong thời kì sửa chữa nâng cấp… Toàn bộ cán bộ công nhân viên trung tâm vẫn từng ngày, từng giờ bám tuyến, đảm bảo thông tin được thông suốt trong mọi tình huống. Trong điều kiện hiện nay,trung tâm không chỉ có sự mở rộng về qui mô mà chất lượng các hoạt động dịch vụ cũng không ngừng tăng lên, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty Viễn thông liên tỉnh và trung tâm Viễn thông khu vực I. 2.1 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của công ty Viễn thông liên tỉnh: a, Chức năng: - Tổ chức, xây dựng, vận hànhkhai thác mạng lưới, dịch vụ viễn thông đường dài, cho thuê kênh viễn thông liên tỉnh. Làm đầu mối nối kết giữa mạng viễn thôngcác tỉnh trong cả nước với của ngõ quốc tế để kinh doanh, xây dựng phát triển theo kế hoạch, quy hoạch của tổng công ty. Đảm bảo thông tin viễn thông phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, chính phủ, chính quyền các cấp phục vụ các ngành kinh tếvà nhân dân theo quy định của tổng công ty. - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị chuyên ngành viễn thông bảo trì các thiết bị viễn thông. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép. b, Nhiệm vụ: Đề nghị thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác, điều hành phát triển mạng lưới và kênh viễn thông đường dài theo phân cấp, đảm bảo các kênh thông tin cho các bưu điện tỉnh. Tổ chức nghiên cứu KHKT, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Được mở các điểm giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông. Tổ chức đối soát sản lượng. Xây dựng giá cước các dịch vụ, cước thuê kênh viễn thông đường dài. Thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo phân cấp. áp dụng các định mức mới và báo cáo tổng công ty để sử dụng. Được tuyển chọn thuê mướn, bố trí, đào tạo lao động hoặc cho thôi việc theo quy định của pháp luật, lựa chọn hình thức trả lương, phân phối thu nhập, quyết định bậc lương theo phân cấp. Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp theo kế hoạch tài chính của tổng công ty, sử dụng vốn, quỹ, huy động vốn theo phân cấp và phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn. Được trích và sử dụng quỹ theo quy định của nhà nước và của tổng công ty. Ký kết và thực hiện hợp đồng theo phân cấp hoặc ủy quyền. c, Quyền hạn: Quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên, và các nguồn lực được giao để thực hiện chức năng của công ty. Phân cấp lại cho các đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng nguồn lực được giao và điều chỉnh nguồn lực nếu cần. Được đề xuất đối tác góp vốn, hoặc chủ động góp vốn kinh doanh theo quy định cụ thể của tổng công ty. 2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của trung tâm viễn thông khu vực I a, Chức năng: Là một đơn vị trực thuộc công ty Viễn thông liên tỉnh, trung tâm Viễn thông liên tỉnh khu vưc I có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng quản lý, vận hành, khai thác tất cả các thiết bị, phương tiện kỹ thuật viễn thông, làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông của ba khu vực trong cả nước, thực hiện tốt công tác phục vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội của Đảng, nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân từ Đèo Ngang – Hà Tĩnh trở ra, đồng thời phối hợp trung tâm II và III đảm bảo phục vụ thông tin liên tỉnh trong cả nước. b, Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể: Quản lý toàn bộ mạng viễn thông liên tỉnh khu vực I bao gồm các phương thức thông tin vi ba, cáp quang theo phân cấp của công ty. Kết hợp chặt chẽ với bưu điện các tỉnh, thành phố để bảo đảm trong khai thác kỹ thuật, kinh doanh có hiệu quả mạng viễn thôngtrong cả nước. Đảm bảo thường xuyên lưu thoát lưu lượng thông tỉn trên toàn mạng theo quy định của công ty và của toàn ngành. Kinh doanh viễn thông trên các phương thức truyền dẫn, cho thuê kênh viễn thông theo quy định, Được mở tài khoản, ký kết hợp đồng kinh tế, tiến hành giao dịch trong địa phận do trung tâm quản lý. Xây dựng kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn phù hợp tài chính của công ty, tổ chức thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch. Xây dựng quy hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược quy hoạch của công ty. Phân cấp lại và điều chỉnh các nguồn lực được giao cho các đợn vị trực thuộc nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đề xuất về quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sản xuất và quản lý trực thuộc. Tham gia, khảo sát, thiết kế, dự toán và xây lắp các công trình, các dự án đầu tư thuộc chuyên ngành thông tin theo yêu cầuvà phân cấp của công ty. Tổ chức nhập các trang thiết bị viễn thông khi được công ty giao nhiệm vụ. Căn cứ định biên lao động , được đề nghị tuyển dụng, thuê mướn, bố trí sử dụng, điều chuyển, hoặc đào tạo lao động theo phân cấp, đề xuất các phương thức trả lương, phân phối thu nhập đối với người lao động theo quy định. Quyết định lương của người lao động theo phân cấp. Trực tiếp quản lý công nhân viên dưới quyền, xét khen thưởng, xét kỷ luật từ khiển trách đến chuyển công tác trong trung tâm. Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Đề xuất đối tác liên doanh, hợp tác trong và ngoài nước, xây dựng phương án hợp tác kinh daonh trình cấp trên, tổ chức hạch toán nội bộ. Được trích và lập quỹ theo quy định của nhà nước và cấp trên. Thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường, chế độ kiểm toán của nhà nước và của công ty. Thực hiện quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, và quốc phòng an ninh quốc gia. 2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: a, Bộ máy quản lý của trung tâm (VTN1). Giám đốc trung tâm. Các phó giám đốc. Phòng Kế hoạch vật tư – Xây dựng cơ bản. Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương. Phòng Tài chính – Kế toán thống kê. Phòng Hành chính – Quản trị. Phòng kinh doanh. Ban thanh tra, bảo vệ, tự vệ. Trạm y tế. 1, Phòng Kế hoạch vật tư – Xây dựng cơ bản: Phòng KHVT – XDCB là phòng chức năng của trung tâm, có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc quản lý công tác kế hoạch hóa và kinh doanh, cung ứng vật tư, XDCB theo phân cấp của công ty. Cụ thể như sau: Nghiên cứu xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của trung tâm theo quy định và hướng dẫn của công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công tygiao, giúp giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh – kỹ thuật – tài chính của trung tâm và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị sản xuất trong trung tâm theo tháng, quý, năm. Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch SXKD, kiểm tra trình giám đốc duyệt và giao kế hoạch cho đơn vị. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch, đề xuất các biện pháp điều tiết tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Lập kế hoạch sửa chữa lớn, đầu tư phát triển và mở rộng, tổ chức giám sát đảm bảo khối lượng, chất lượng vật tư, kỹ mỹ thuật công trình, tiến độ thực hiện, an toàn và phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư. Căn cứ nhiệm vụ được giao, khối lượng xây dựng cơ bản, khối lượng sửa chữa lớn, thường xuyên tổng hợp nhu cầu vật tư, cân đối và lập kế hoạch vật tư theo từng chủng loại. Đối với vật tư thuộc nhà nước, ngành quản lý, trung tâm lập kế hoạch báo cáo công ty. Thực hiện mua và cấp phát cho các đơn vị của trung tâm theo chủng loại, quy cách, số lượng, theo kế hoạch hoặc theo nhu cầu đột xuất, đảm bảo kịp thời. Theo dõi tình hình sử dụng vật tư. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vật tư. Đề xuất đối tác liên doanh, hợp tác kinh tế. Quản lý hợp đồng nhập khẩu, thuê kênh ban đầu, mua bán vật tư. Tổ chức thanh toán các hợp đồng kinh tế. Tập hợp số liệu, phân tích, dánh giá và lập báo cáo theo yêu cầu của giám đốc trung tâm và công ty viễn thông liên tỉnh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá và tham khảo tình hình kinh doanh của các đơn vị trong và ngoài nghành, tình hình kinh tế xã hội và tốc độ phát triển kĩ thuật công nghệ, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, chiến lựơc marketing cho từng loại dịch vụ viễn thông liên tỉnh, chiến lược giá cước, chính sách thu cước. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Tham gia nghiên cứu chế độ kế hoạch hóa của công ty, tổng công ty và hướng dẫn công tác kế hoạch hóa cho toàn trung tâm. 2, Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ: Có nhiệm vụ quản lý mạng lưới viễn thông liên tỉnh, lập các phương án, giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng đường thông xây dựng quản lý kiểm tra việc thực hiện các quy trình quy phạm chỉ tiêu về chất lượng hệ thống thông tin liên lạc. Nghiên cứu áp dụng các sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, an toàn thiết bị, bảo đảm kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trung tâm viễn thông khu vực I hiện đang quản lý hệ thống kĩ thuật thiết bị có thể phân thành 4 loại chính sau: Hệ thống truyền dẫn vi ba số. Hệ thống truyền dẫn cáp quang. Hệ thống tổng đài. Hệ thống quản lý mạng: Mạng đồng bộ quốc gia. Mạng truyền số liệu. Do việc đầu tư thành nhiều giai đoạn và nhiều dự án khác nhau nên hệ thống thiết bị của trung tâm viễn thông khu vực I sử dụng nhiều hãng khác nhau. Đây cũng là khó khăn trong công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị. + Thiết bị vi ba số hiện đang sử dụng là : ATFH. SIS – NEC. SAT. AWA. Fujisu DM – 1000 2G, DM – 10007G. Bóch 155 Mb/s. Siemens 140Mb/s. + Thiết bị cáp quang hiện đang sử dụng là : Nortel. Marconi. Siemens. Fujitsu. Bosch. + Thiết bị quản lý mạng hiện nay của trung tâm viễn thông khu vực I hiện đã đạt đến tốc độ 2,5 GB/s (STM – 16). 3, Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương : Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy lao động sản xuất của trung tâm. Quản lý, kiện toàn bộ máy tổ chức sản xuất cho phù hợp với tình hình phát triển mạng viễn thông. Tuyển chọn bố trí lực lượng lao động cho phù hợp, đúng người, đúng việc. Tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành của nhà nước và của ngành. Thực hiện kiểm tra lại, đối chiếu bảng chấm công do các đơn vị gửi tới đảm bảo việc theo dõi chi trả lương cũng như củng cố nội quy, quy chế của trung tâm. 4, Phòng Tài chính – Kế toán thống kê : Có nhiệm vụ theo dõi quản lý vốn và tài sản cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm. Kế toán trưởng là người giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giám sát công tác kế toán, thống kê của đơn vị, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của trung tâm và công ty. Mô hình tổ chức kế toán tại trung tâm được bố trí sắp xếp khoa học và hợp lý phù hợp với quy mô và phạm vi kinh doanh của trung tâm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mô hình thể hiện qua sơ đồ sau : Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán TS CĐ Kế toán tiên mặt Kế toán Ngân hàng Kế toán Tổng hợp Kế toán Công nợ Kế toán thuế lương Hệ thống tài khoản áp dụng tại trung tâm hiện nay theo quyết định số 4491/QĐ - KTTKTC ngày 15/11/2001 của tổng giám đốc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam trên cơ sở quyết định số 167/2000QĐ - BTC ngày 25/10/2000 của bộ tài chính, quyết định số 1141/TC – QĐ - CĐKT ngày 01/11/1995 của bộ tài chính, các thông tư sửa đổi bổ sung quyết định số 1141/TC – QĐ- CĐKT và công văn số 9664/TC – CĐKT ngày 10/10/2001 của bộ tài chính chấp thuận chế độ kế toán của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. Theo tinh thần của quyết định số 4491 / QĐ - KTTTKH thì trung tâm viễn thông khu vực I sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tương đương bưu điện huyện. Hình thức ghi sổ kế toán hiện nay của trung tâm là chứng từ ghi sổ. Trong quá trình hạch toán, căn cứ chứng từ gốc, kế toán nhập dữ liệu có nối mạng với công ty, điều đó đảm bảo báo cáo kế toán được thiết lập nhanh chóng và chính xác đồng thời công tác quản lý và sử dụng thông tin kế toán cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. 5, Phòng Hành chính – Quản trị: Có nhiệm vụ nhận chuyển phát nhanh những công văn và theo dõi số hiệu thực hiện sao chụp, đánh máy, các văn bản khi cần thiết. Quản lý con dấu của trung tâm theo quy định hiện hành của nhà nước, quản lý nhà tạm do công ty bàn giao, mua sắm và quản lý các đồ dùng vật tư cho sinh hoạt và cho văn phòng. 6, Tổ tính cước và kinh doanh tiếp thị : Có nhiệm vụ tính cứơc các dịch vụ viễn thông mà trung tâm được phép kinh doanh. Trên phạm vi toàn miền Bắc, trung tâm được phép kinh doanh các dịch vụ sau : 1. Điện thoại liên tỉnh. 2. Điện báo. 3. Telex. 4. Truyền dẫn tín hiệu truyền hình. Cho thuê kênh riêng theo nhu cầu khách hàng. Ngoài ra tổ còn có nhiệm vụ về mảng kinh doanh tiếp thị của trung tâm, giới thiệu các dịch vụ viễn thông mà trung tâm có thể cung cấp để khách hàng biết. 7, Ban Thanh tra – Bảo vệ : Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản, giám sát hành chính trong phạm vi trung tâm. 8, Trạm y tế: Có nhiệm vụ quản lý chăm sóc sức khỏe cho CBCNV của trung tâm phối hợp thực hiện các chương trình y tế có liên quan. Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên và khám sức khỏe khi tuyển dụng lao động. b, Các đơn vị sản xuất kinh doanh của trung tâm viễn thông khu vực I. 1, Xưởng bảo dưỡng sửa chữa thiết bị thông tin : Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông thuộc trung tâm quản lý và phối hợp hỗ trợ kỹ thuật với các bưu điện tỉnh, bảo trợ, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông. 2, Xưởng cơ điện : Được chia thành nhiều tổ, nhóm có nhiệm vụ vận hành, khai thác, bảo dưỡng toàn bộ nguồn điện cung cấp cho khu vực thông tin C2 và trên các tuyến viễn thông đảm bảo đủ điện phục vụ cho các đơn vị khai thác thông tin, ngoài ra còn có nhiệm vụ bảo dưỡng bảo trì toàn bộ hệ thống máy lạnh, làm mát thiết bị của toàn trung tâm. Tổ cột cao trong xưởng luôn luôn duy trì, bảo dưỡng và giữ được lớp sơn chống ăn mòn cho các cột vi ba...(Theo qui định của tổng công ty các cột vi ba được đặt trên các vùng núi phía bắc cứ 30 tháng sơn một lần, còn các cột ven biển, đồng bằng thì cứ 24 tháng được sơn lai một lần). 3, Đài điều hành chuyển mạch liên tỉnh : ở đây được lắp đặt một hệ thống tổng đài (TĐX – 10) tương đối hoàn chỉnh của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Với đội ngũ kỹ sư được tuyển chọn và đào tạo cơ bản đã tiếp thu nhanh và vận dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật để khai thác điều hành toàn bộ mạng lưới viễn thông từ Hà Nội đi các tỉnh cũng như từ các tỉnh về Hà Nội giữa các tỉnh với nhau, theo dõi giám sát toàn bộ số phát điện thoại trong kỳ lập báo cáo doanh thu. 4, Đài viễn thông Hà Nội: Có nhiệm vụ quản lý vận hành khai thác toàn bộ tuyến cáp quang dẫn đi các tỉnh và trạm vi ba Núi Nản, ánh Tòng, trạm Phổ Yên và trạm Thái Nguyên với một khối lượng lớn thiết bị tài sản máy móc được trang bị tại đài và trên các trạm có nhiệm vụ nối liền toàn mạng viễn thông liên tỉnh. 5, Đài viễn thông Nam Định: Có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác 9 trạm viễn thông và một số trạm, đường cáp quang dẫn đi qua hệ thống các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và tỉnh Thanh Hóa. 6, Đài viễn thông Vinh : Có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác 9 trạm viễn thông và một số trạm, đoạn cáp quang đi qua địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh. 7, Tuyến viễn thông Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh : Có nhiệm vụ quản lý, vận hành khai thác 5 trạm viễn thông và một số trạm, đường cáp quang đi qua địa phận tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. 8, Tuyến viễn thông Hà Nội – Tuyên Quang – Lào Cai – Yên Bái : Có nhiệm vụ vận hành khai thác 17 trạm vi ba và một số đường cáp quang đi qua địa phận các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và tỉnh Lào Cai. 9, Tuyến viễn thông Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng: Có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác 11 trạm viễn thông đi qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng. 10, Tuyến viễn thông Hà Nội – Sơn La – Lai Châu: Có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác 14 trạm viễn thông và một số trạm đường cáp quang đi qua địa phận các tỉnh Hà Tây, Sơn La, Lai Châu. Với những đài, tuyến, trạm vừa nêu ở trên cho ta thấy trung tâm viễn thông khu vưc I có địa bàn hoạt động rộng khắp 28 tỉnh thành phố phía Bắc, địa bàn hoạt động đầy gian nan vất vả nhưng tất cả CBCNV – Lao động trong toàn trung tâm xác định rõ nhiệm vụ là quản lý, vận hành khai thác mạng lưới viễn thông liên tỉnh, đảm bảo đường thông với chất lượng cao nhất, tốt nhất, phục vụ đắc lực và nhiệt tình cho các Bưu điện tỉnh, thành phố khi các đơn vị này thuê kênh phục vụ công cuộc đổi mới của Đảng, phục vụ cho công cuộc đổi mới Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Tình hình sản xuất kinh doanh của trung tâm viễn thông khu vực I trong 3 năm 2002-2003-2004. Trung tâm viễn thông khu vực I bước vào hoạt động từ năm 1991 theo quyết định của tổng cục bưu điện. Ngay từ buổi đầu trung tâm đã thừa hưởng một cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh và một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, có tinh thần trách nhiệm. Cũng chính nhờ đó mà tổ chức SXKD của trung tâm ngày càng phát triển và hoàn thiện. Hàng năm trung tâm viễn thông khu vực I phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao và góp phần vào việc công ích xã hội. Bảng 1 Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu tại trung tâm viễn thông khu vực i trong 3 năm 2002-2003-2004 (Đơn vị tính : Triệu đồng) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1.Hệ số thanh toán ngắn hạn 3,2 3,2 2,9 2.Hệ số thanh toán nhanh 2,8 2,9 2,6 3.Hệ số thanh toán tức thời 3,8 4,1 3,3 4.Hệ số nợ tổng tài sản 0,07 0,05 0,03 5.Hệ số kết cấu tài sản 0,9 0,9 0,9 6.Hệ số cơ cấu nguồn vốn 0,95 0,96 0,98 7.Vòng quay vốn lưu động 9,2 11,2 12,2 8.Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 0,76 0,79 0,76 9.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1 1,14 1,24 10.Hệ suất doanh lợi doanh thu 0,03 0,08 0,12 11.Hệ số sinh lợi tài sản 0,03 0,09 0,14 12.Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 0,04 0,09 0,15 Bảng (2+3) cho ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của trung tâm trong 3 năm: 2002-2003-2004. Qua bảng 2 ta thấy sản lượng điện thoại liên tỉnh luôn chiếm được 1 tỷ lệ lớn(khoảng 92% đến 95% trong việc đem lại nguồn thu cho trung tâm). Như vậy điện thoại liên tỉnh là một dịch vụ chủ yếu và ngày càng phát triển do nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đó cũng là sự phát triển của khoa học hiện đại đã đem lại cho sản lượng điện thoại liên tỉnh tăng dần từ 100,98% (năm 2002) ; 103,97% (năm 2003) ; 102,54% (năm 2004) Sản lượng điện báo liên tỉnh có xu hướng ngày một giảm: Năm 2003 so với năm 2002 chỉ bằng 59% : (22,5/38,85%) =58,82% Năm 2004 so với năm 2003 chỉ bằng 76% : (17,3/22,5) =76,9% Đây là một xu hướng tất yếu mang tính khách quan vì trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, điện báo đã trở nên lạc hậu so với phương tiện truyền dẫn khác và do đó khách hàng có xu hướng chuyển sang các dịch vụ điện thoại, FAX, có nhiều ưu điểm, tiện lợi nhanh chóng chính xác hơn.TELEX liên tỉnh cũng có xu hướng tăng dần, mặc dù tốc độ chậm lai: Năm 2002 là : 1,3 triệu phút Năm 2003 là : 1,8 triệu phút Năm 2004 là : 1,95 triệu phút Điều này cho thấy lượng khách sử dụng dịch vụ dần đi vào ổn định. Số lượng kênh chuyên dùng cho thuê có xu hướng tăng nhanh trong một số năm trở lại đây. Điều này là do nhu cầu thông tin ngày một tăng trong xã hội hiện đại. Các tổ chức kinh tế xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các cơ sở sản xuất ngày càng thấy được sự cần thiết phải có các kênh truyền số liệu, kênh truyền dẫn riêng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua chỉ tiêu phân tích ta thấy rằng doanh thu sản xuất kinh doanh của trung tâm viễn thông khu vực I năm 2004 cao hơn năm 2003 và năm 2003 cao hơn so với năm 2002. Nghĩa là doanh thu của trung tâm ngày một tăng, tăng 82.224 triệu năm 2000 và 62.202 triệu năm 2001, mặt khác lợi nhuận của trung tâm tăng rất nhanh: Năm 2003 tăng gấp 3 lần so với năm 2002 và năm 2004 tăng gấp 2 lần so với năm 2003 điều này chứng tỏ trung tâm làm ăn rất hiệu quả. Bảng 2 Sản lượng các dịch vụ chủ yếu Thứ tự Nội dung nghiệp vụ Đ.Vị tính Kết quả SXKD đã đạt được trong 3 năm 2002 2003 2004 T.tế KH % KH T.tế KH % KH T.tế KH % KH 1 Điện thoại liên tỉnh Triệu phút 206 204 100,98 288 ____ 177 103,97 383 ____ 374 102,54 2 Điện báo liên tỉnh Triệu phút 38,25 ____ 38,25 100 22,5 ____ 23 97,93 17,3 ____ 18 96,1 3 Telex liên tỉnh Kênh năm 1,3 1,4 92,9 1,8 ____ 1,9 94,74 1,95 ____ 2,00 97,5 4 Kênh cho thuê Giờ năm 1820 ____ 1500 121,33 2662 ____ 1900 1491 4990 ____ 3600 138,6 5 Truyền dẫn tín hiệu hình 4825 ____ 4450 108,43 4950 ____ 4950 108,79 5079 ____ 4650 109,23 Bảng 3 Kết quả sản xuất kinh doanh của trung tâm viễn thông khu vực I qua 3 năm 2002 – 2003 – 2004 (Đơn vị : Triệu đồng) Số TT Chỉ tiêu Kết quả sản xuất kinh doanh 2002 2003 2004 I Tổng doanh thu 223.526 305.750 367.952 1, Cho thuê kênh thông tin trong nước 27.213 40.974 70.392 2, Các nguồn thu phụ (TELEX,điện báo,truyền dẫntín hiệu) 20.036 38.620 24.952 3, Điện thoại liên tỉnh 176.277 226.156 272.635 II Tổng chi phí 206.653 252.652 293.261 1, Chi phí SXKD 92.403 108.473 130.725 2, Chi trích khấu hao cơ bản TSCĐ 50.470 59.839 62.803 3, Bảo hiểm xã hội 1.108 18.840 19.021 4, Khấu hao sửa chữa lớn 18.030 18.840 19.021 5, Nguyên nhiên vật liệu 850 1000 1.200 6, Bảo hộ lao động 900 1.800 1.900 7, Điện lực 1.400 2.100 2.832 8, Đào tạo 300 300 300 9, Chi khác (hành chính, vận chuyển, C.tác phí, VP phẩm) 2.200 30.000 33.000 10, Quỹ thu nhập 19.093 29.000 40.000 III Thu nhập bình quân đầu người/tháng 1,2 1,4 1,7 IV Nộp ngân sách Nhà nước 15.411 21.523 27.691 V Các quỹ 12.111 16.889 27.691 1, Quỹ phát triển 7.873 10.979 13.885 2, Quỹ khen thưởng 2.422 3.378 4.272 3, Quỹ phúc lợi 1.816 2.532 3.204 PHần II : Một số lĩnh vực hoạt động quản trị kinh doanh của trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực I : 1. Kế hoạch của trung tâm : Kế hoạch của trung tâm được xây dựng dựa trên hệ thống kế hoạch của tổng công tyvà công ty giao cho các đơn vị thành viên phụ thuộc, bao gồm các kế hoạch dài hạn 3-5 năm và kế hoạch hàng năm, trong đó kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm thể hiện sự triển khai của đơn vị theo hướng dẫn của cấp trên và các mục tiêu đã nêu ra trong kế hoạch dài hạn. Theo qui định hiện nay của tổng công ty, kế hoạch của các đơn vị trực thuộc trong đó có trung tâm viễn thông I bao gồm những nội dung sau: Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông Kế hoạch đầu tư xây dựng Kế hoạch phát triển dịch vụ mới Kế hoạch sản lượng doanh thu Kế hoạch lao động tiền lương Kế hoạch bảo hộ lao động Kế hoạch đào tạo Kế hoạch tiếp thị kinh doanh, quảng cáo Kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cải tiến quản lý Kế hoạch phòng chống khắc phục thiên tai Kế hoạch động viên thời chiến Kế hoạch chính sách xã hội Kế hoạch sửa chữa đối với tài sản Kế hoạch phần doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông đơn vị được hưởng Kế hoạch tài chính Kế hoạch chi phí khác Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên: Đối với cơ sở sản xuất Trung tâm viễn thông khu vực I Kế hoạch đào tạo hàng năm là cụ thể hóa việc thực hiện theo sự hướng dẫn của tổng công ty theo các văn bản hướng dẫn. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm tại mỗi đơn vị đòi hỏi người làm công tác quản lý đào tạo phải nghiên cứu đề xuất cho sát với thực tế đơn vị và phải phù hợp với các bước đi trong việc thực hiện quy hoạch đào tạo của đơn vị nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý về cấp trình độ và ngành nghề trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Trong đó nhu cầu đào tạo mới cần chú ý đến thời gian đào tạo của từng cấp trình độ sẽ chi phối nguồn lao động bổ xung.Song song với nhu cầu đào tạo mới trong kế hoạch hàng năm cần chú trọng đến bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ công nhân từ đó các đơn vị cử người đi học tại các trung tâm đào tạo của ngành 2. Về lao động tiền lương Để bắt nhịp cùng sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay. Mạng viễn thông liên tỉnh cũng đã và đang dưa dần những trang thiết bị hiện đại nhất, tổng đài thế hệ mới nhất được đưa vào sử dụng, khai thác, do vậy để quản lý, vận hành, khai thác những thiết bị đó trung tâm đã kịp thời điều chỉnh sắp xếp bố trí lao động phù hợp với tình hình phát triển của mạng lưới; bổ xung lao động kịp thời cho các đài, tuyến trạm được mở rộng nâng cấp. Đặc biệt chú trọng đến tay nghề: kĩ sư, công nhân bậc cao, trung cấp ... thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ công nhân trong ngành, những nội dung thiết thực phù hợp với công việc đang làm để không ngừng nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn. Hàng năm trung tâm thường tổ chức các lớp học về nghiệp vụ: kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ; nghiệp vụ về tài chính kế toán, đoàn thể chính trị, an toàn lao động... Hình thức tổ chức phong phú, nội dung sát thực, tổ chức học tập tại cơ quan hoặc liên hệ với các trường Đại học để cử cán bộ đi bồi dưỡng, bổ túc ... Trung tâm còn tạo điều kiện, hướng phát triển cho đi học hàm thụ, tại chức và bổ túc sau đại học ... Thậm chí cử cán bộ đi học tại nước ngoài. Về công tác cán bộ : Đã thực hiện giải quyết thủ tục đề bạt những đồng chí có khả năng lãnh đạo vào những vị trí chủ chốt, bổ nhiệm nhiều cấp trưởng, cấp phó cho các đơn vị ... Đồng thời hàng năm trung tâm còn tuỷen chọn nhiều đồng chí kỹ sư, cử nhân được đào tạo cơ bản ở những trường đại học lớn như ĐHBK, ĐHTH, ĐHKTQD ... về công tác tại trung tâm và được giao nhiệm vụ những vị trí quan trọng. Ngoài ra trung tâm còn tuyển chọn một số trung cấp, công nhân để bổ xung, thay thế cho những CBCNV đã và đang đến tuổi về hưu .. Trong công tác tuyển chọn lao động trung tâm luôn đảm bảođúng chế độ chính sách, quy định của tổng công ty VTN và của trung tâm đề ra, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và ký hợp đồng lao động tập thể và ký hợp dồng lao động với toàn thể CBCNV trong toàn trung tâm. Trong năm 2002 và tính đến tháng 10 năm 2004 trung tâm đã làm được gần 600 sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Về chế độ tiền lương : Thực hiện đúng chính sách của Đảng, nhà nước của Bộ tài chính, của bộ lao động và thương binh xã hội và của các ngành về chế độ tiền lương. Trung tâm luôn thực hiện chế độ lương khoán, khoán theo năng suất chất lượng và ngày công lao động với từng tuyến đài. Tổ chức phân phối thu nhập hợp lý, thưởng phạt đúng quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân theo nguyên tắc: Thực hiện phân phối theo lao động- tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận. Phân phối lao động theo hiệu quả lao động tức là theo gía trị mà lao động sáng tạo ra. Những người thực hiện công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, kỹ thuật cao, đóng góp nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì được trả lương cao, có thể cao hơn giám đốc. Phân phối phải kích thích kịp thời các yếu tố làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chống phân phối bình quân, hệ số dãn cách giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất tạm tính ở mức 6 đến 8 lần. Xác định mức lương thấp nhất: Nhóm lao động làm các công việc giản đơn có hệ số mức độ phức tạp công việc là thấp nhất. Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty, không sử dụng vào mục đích khác phân phối phải bảo đảm tái sản xuất mở rộng. Khi xây dựng qui chế phân phối tiền lương. Lãnh dạo công ty phối hợp với công đoàn cùng cấp thực hiện. Qui chế trả lương được phổ biến công khai đến từng người lao động trong công ty và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy trong năm qua đã khuyến khích được nhiều đơn vị sản xuất và cá nhân. Thực hiện quyết toán lương đúng kỳ, xét nâng lương kịp thời cho cán bộ công nhân viên trong toàn trung tâm. Tuy nhiên hàng quý năm cũng có sự điều chỉnh cho những chỗ chưa hợp lý chưa phù hợp vv ... 3. Tình hình nguồn vốn và quản lý vốn của trung tâm viễn thông viễn thông khu vực I Trung tâm viễn thông khu vực I được công ty viễn thông liên tỉnh giao quyền quản lý một số vốn và tài sản lớn tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh phục vụ của đơn vị . Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty giao, góp phần bảo toàn và phát triển vốn. Trung tâm viễn thông khu vực I chấp hành các qui định của Nhà nước, của tổng công ty và của công ty VTN về giá cước, chính sách giá cả đầu tư, thực hiện chế độ báo cáo định kì (theo quí, theo năm) báo cáo bất thường, chế độ kiểm toán, chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo, chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Công ty VTN. Tuân thủ các qui định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật. Công ty được giao trích lập và sử dụng các quỹ của trung tâm theo quy định trong quy chế tài chính của tổng công ty và phân cấp của công ty. Doanh thu chủ yếu của trung tâm là từ nguồn thu giá cước qua các hoạt động kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông, sản phẩm của trung tâm làm ra có đặc thù là không bao giờ phế phẩm. Bảng 4 Bảng phân tích kết cấu tài sản của trung tâm viễn thông khu vực i trong 3 năm: 2002 – 2003 – 2004. (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Tài sản 211.723 267.048 297.478 1.Tài sản lưu động 22.762 10,3% 25.641 9,6% 28.267 9,5% +Tiền mặt 16.148 7,3% 17.971 6,7% 19.509 6,5% +Các khoản phải thu 2.129 1,0% 2.479 0,9% 2.006 0,7% +Hàng tồn kho 3.132 1,4% 2.811 1,05% 2.392 0,8% +Tài sản lưu động khác 1.290 0,6% 2.380 0,9% 4.350 1,5% 2. Tài sản cố định 198.961 89,7% 241.407 90,4% 269.221 90,5% + Nguyên giá tài sản cố định 295.772 386.866 485.807 + Giá trị hao mòn lũy kế 96.811 145.459 216.585 Mặc dù tài sản của trung tâm tăng dần theo các năm: + 2002 là: 221.723 triệu đồng. + 2003 là: 267.048 triệu đồng. + 2004 là: 297.478 triệu đồng. Tài sản lưu động tăng : + 2002 là: 22.762 triệu đồng. + 2003 là: 25.641 triệu đồng. + 2004 là: 28.576 triệu đồng. Nhưng tỷ trọng tài sản lưu động lại giảm: + 2002 là 10,3% + 2003 là 9,6% + 2004 là 9,56% Vấn đề này là do trung tâm đầu tư tài sản cố định mỗi năm và do nhu cầu thông tin của xã hội ngày một cao, trung tâm đã sớm đầu tư vào khai thác, cập nhật những thiết bị phương tiện máy móc mới đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình khai thác, vận hành mạng viễn thông liên tỉnh. Do vậy tuy tài sản lưu động tăng nhưng tỷ trọng lại giảm. Tiền mặt của trung tâm luôn giữ một lượng quy định do nhu cầu của mạng lưới viễn thông liên tỉnh, do vậy tỷ trọng về tiền mặt luôn ở vị trí tương đối cân bằng. + 2002 là: 16.148 triệu đồng. + 2003 là: 17.971 triệu đồng. + 2004 là: 19.507 triệu đồng. Bảng 5 Bảng tổng hợp nguồn vốn của trung tâm viễn thông khu vực i trong 3 năm 2002 – 2003 – 2004. (Đơn vị tính : Triệu đồng). Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Ngân sách 30.128 13,6% 20.108 7,55% 19.264 6,5% Tổng công ty bổ sung 140.560 63,4% 178.270 66,8% 195.954 65,9% Vay tập trung tại C. ty VTN 35.815 16,2% 51.767 19,4% 65.315 22% Đơn vị bổ sung 15.130 6,8% 273.237 6,3% 290.038 5,7% Tổng cộng 221.723 267.048 297.478 Nhìn vào bảng 5 tổng hợp nguồn vốn của trung tâm viễn thông khu vực I qua các năm gần đây ta nhận thấy rằng: Nguồn vốn ngân sách cấp giảm theo từng năm: + 2002 là: 30.218 triệu đồng. + 2003 là: 20.108 triệu đồng. + 2004 là: 19.264 triệu đồng. Vốn ngân sách giảm bởi ngày đầu thành lập trung tâm viễn thông khu vực I đơn vị chưa ổn định sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sau thuế còn thấp. Trong đó thiết bị máy móc còn mới hiện đại còn cần phải nhập về để kịp thời hòa nhập với xa lộ thông tin trên thế giới, có cơ sở vật chất cần phải nân g cấp như nhà trạm, kho tàng, xe cộ... Cũng cần đầu tư đúng mức đáp ứng được nhu cầu cần thiết thực tế, chính vì vậy lúc ban đầu vốn ngân sách Nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của trung tâm. Sau khi hàng năm làm ăn có lợi nhuận tăng dần, có tích lũy, một phần lợi nhuận được đầu tư vào phát triển mở rộng sản xuất do vậy lúc này vốn ngân sách nhà nước cắt giảm dần. Ngoài ra nguồn vốn chính do tổng công ty bổ xung chiếm tỷ trọng lớn hơn 60% hàng năm. + 2002 là: 63,4% + 2003 là: 66,8% + 2004 là: 65,9% Đây là nguồn vốn chủ yếu quan trọng nhất của trung tâm viễn thông khu vực I. Năm 2003 do lợi nhuận tăng nhanh (Đạt tỷ trọng 214,7% so với năm 1995) Căn cứ số doanh thu và lợi nhuận của trung tâm đã đạt được trong năm, Tổng công ty nhận thấy rằng trung tâm làm ăn có lãi và một mặt cũng do nhu cầu của xã hội việc phát triển thuê bao của các Bưu điện tỉnh, thành phố đã đòi hỏi lưu lượng đường thông nhiều hơn, chất lượng tốt hơn do vậy Tổng công ty đã đầu tư thêm vốn để trung tâm có nguồn đầu tư vào thiết bị máy móc, đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng. Đối với trung tâm viễn thông khu vực I, nhiệm vụ đặt ra khi đầu tư vào thiết bị máy móc nhà xưởng, và vốn cho sản xuất kinh doanh thì khi bỏ ra một đồng vốn làm sao phải thu được hiệu quả cao nhất. Để quản lý được vốn, trung tâm đã đưa ra một số biện pháp sau. Đối với vấn đề khấu hao tài sản cố định: Hiện nay trung tâm đang đổi mới từ việc áp dụng mức khấu hao bình quân sang mức khấu hao theo đường thẳng được quy định trong quyết định số 1062TC/QĐ/CSTK của Bộ tài chính. Theo phương pháp này mức khấu hao hằng năm của từng tài sản sẽ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản và được áp dụng theo công thức: M kh = (NG/T) NG: Nguyên giá TSCĐ T: Thời gian sử dụng Đối với vấn đề bảo toàn vốn lưu động: Trung tâm đã cố gắng giải quyết nợ nần, hàng tháng phòng TC-KTTK đã có công văn đòi nợ đến khách hàng thuê kênh của trung tâm viễn thông khu vực I, làm sao cho khách vừa có tín nhiệm, vừa có trách nhiệm với trung tâm để từ đó trung tâm cũng dòi được món nợ mà khách hàng chưa thanh toán. Cố gắng nắm bắt được những nhu cầu về thông tin của khách hàng để từ đó có phương cách phục vụ chu đáo tận tình. Ngoài ra tổ tính cước có nhiệm vụ rà soát cước và lập kế hoạch thu cước một cách khoa học, tránh thất thoát về cước cho trung tâm và cũng không dể cho khách hàng phân vân kêu ca, tạo cho đồng vốn lưu của trung tâm luôn lưu thông không bị tồn đọng. Đối với vấn đề trích lập quỹ và sử dụng các quỹ: Trung tâm viễn thông khu vực I chỉ đạo vấn đề này như sau: + Quỹ đầu tư phát triển: Trung tâm đã trích 50% lợi nhuận sau thuế cho quỹ này. + Quỹ khen thưởng: Dùng để khen thưởng cho các tập thể cá nhân có thành tích, và theo mức độ đóng góp vào kết quả kinh doanh trong năm theo quy chế của ngành và của công ty VTN. + Quỹ phúc lợi: Được dùng để đầu tư vào công trình phúc lợi của trung tâm chỉ cho các phúc lợi của công cộng của tập thể CBCNV Trung tâm. 4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của trung tâm viễn thông khu vực I Để muốn biết trung tâm làm ăn thực lãi hay không ta đi xem chỉ tiêu: Sức sinh lợi của vốn lưu động và sức sinh lợi của tài sản cố định, qua bảng cho thấy sức sinh lợi tăng dần theo từng năm, cứ năm sau cao hơn năm trước như vậy chứng tỏ rằng lợi nhuận trên một đồng vốn cố định, vốn lưu động của trung tâm bỏ ra tăng ngày một nhiều, như vậy trung tâm làm ăn có lãi. Vòng quay vốn lưu động được nâng dần từ 9,2 năm 2002 đến 11,2 năm 2003 và lên tới 12,2 năm 2004. Như vậy vốn lưu động đã được trung tâm cho quay với số vòng quay nhanh, vòng vốn đựoc luân chuyển nhiều lần trong kỳ nghĩa là doanh nghiệp sử dụng đồng vốn không bị ứ đọng, như vậy trung tâm sử dụng đồng vốn vào việc kinh doanh một cách triệt để nhất. Bảng 6 Hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm viễn thông khu vực i trong 3 năm 2002 – 2003 – 2004 (Đơn vị tính : Triệu đồng) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Doanh thu 223.521 305.750 367.952 Thuế doanh thu 13.412 18.345 22.077 Lợi nhuận 16.873 53.098 95.317 VCĐ bình quân trong kỳ 198.961 214.407 296.221 Nguyên giá bình quân TSCĐ 295.772 386.866 485.808 Vốn LĐ bình quân trong kỳ 22.762 25.644 28.257 Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,12 1,3 1,4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0,76 0,79 0,76 Hàm lượng vốn cố định 0,89 0,79 0,7 Sức sinh lợi TSCĐ 0,06 0,14 0,2 Suất hao phí TSCĐ 1,3 1,3 1,3 Hiệu quả sử dụng VLĐ 9,82 11,9 13 Sức sinh lợi của VLĐ 0,74 2,07 3,4 Vòng quay VLĐ 9,2 11,2 12,2 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0,11 0,09 0,08 Kết luận - Căn cứ vào nội dung kế hoạch và đề cương hướng dẫn thực tập tốt nghiệp của nhà trường. - Được sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập và sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo và cán bộ của cơ quan trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực I. - Qua thời gian tìm hiểu thực tập, em đã cố gắng nắm bắt được một số nội dung cơ bản theo đề cương thực tập đã được trình bày trong bản báo cáo. - Tuy nhiên về kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế đặc biệt là nhận thức tìm hiểu về các số liệu, tổ chức hoạt động thực tế của một doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện đại vì vậy còn nhiều thiếu sót về số liệu hoặc các từ ngữ thuật ngữ chưa được chuẩn xác. - Với một số nội dung đã nắm bắt được em xin báo cáo cùng các thầy cô nhà trường xem xét bổ xung giúp đỡ em được hoàn chỉnh hơn để em rút kinh nghiệm trong kỳ thực tập chuyên đề tiếp theo. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, cô giáo trực tiếp hướng dẫn và các bác, các cô thuộc trung tâm viễn thông khu vực I. Hà Nội tháng 2 năm 2005 mục lục PHần I: giới thiệu tổng quan về công ty viễn thông liên tỉnh và trung tâm viễn thông khu vực i 1 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Viễn thông liên tỉnh và trung tâm Viễn thông khu vực I 1 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty Viễn thông liên tỉnh và trung tâm Viễn thông khu vực I. 3 2.1 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của công ty Viễn thông liên tỉnh 3 2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của trung tâm viễn thông khu vực I 3 2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 4 PHần II : Một số lĩnh vực hoạt động quản trị kinh doanh của trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực I 15 1. Kế hoạch của trung tâm 15 2. Về lao động tiền lương 16 3. Tình hình nguồn vốn và quản lý vốn của trung tâm viễn thông viễn thông khu vực I 18 Đối với vấn đề khấu hao tài sản cố định 21 Đối với vấn đề bảo toàn vốn lưu động 22 Đối với vấn đề trích lập quỹ và sử dụng các quỹ 22 4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của trung tâm viễn thông khu vực I 22 Kết luận 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34759.doc
Tài liệu liên quan