Tóm lại, cả về mặt lý luận cũng như thực tế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần công tác kế toán rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn nhiều khi lại khác nhau, do vậy để đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty vừa đảm bảo đúng chế độ quy định thì đòi hỏi kế toán phải sáng tạo, vận dụng khéo léo lý luận vào thực tế.
Trong thời gian thực tập tại Công ty X49 - Bộ Quốc phòng, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin cho quản lý, tuy nhiên trong công tác vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhỏ. Những thiếu sót này được nêu cụ thể trong nội dung Báo cáo thực tập có kèm theo các biện pháp khắc phục. Với những biện pháp này, em mong rằng Công ty sẽ nghiên cứu vận dụng để công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Do giới hạn về trình độ và thời gian nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty X49 để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn cùng các cô chú phòng Tài chính - Kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty X49 - Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Thực tế công tác hạch toán chi phí
sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại
công ty X49 - bộ quốc phòng
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty X49 - bộ quốc phòng.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty X49 có tiền thân là Xưởng công binh X49 ra đời ngày 28/9/1959 theo quyết định của Cục Công binh (nay là Bộ Tư lệnh Công binh), là một trung đội sửa chữa có nhiệm vụ bảo dưỡng, đại tu một số máy nén khí, máy dò mìn, sản xuất các dụng cụ cầm tay phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày đầu thành lập, xưởng chỉ có 37 cán bộ chiến sỹ với trang bị ít ỏi, thô sơ. Trong quá trình hoạt động, với truyền thống của bộ đội công binh, xưởng X49 đã không ngừng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Sau khi đất nước thống nhất, xưởng X49 tiếp tục được xây dựng và phát triển để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quân đội trong tình hình mới.
Nhằm tạo điều kiện cho xưởng thực hiện nhiệm vụ và mở rộng quan hệ với các đơn vị, xí nghiệp khác, ngày 11/5/1987, Bộ Tư lệnh Công binh ký quyết định cho phép Xưởng Công binh X49 chuyển từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế và lấy tên là xí nghiệp X49.
Ngày 6/8/1993, được phép của Bộ Quốc phòng, xí nghiệp trở thành doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo quyết định số 529 và đổi tên thành “Công ty xây lắp, sửa chữa công trình X49 - Bộ Quốc phòng”, với một số cơ sở vật chất vững mạnh, được xây dựng trên diện tích gần 50.000 m2 cùng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề vững vàng, có trình độ trung cấp và đại học. Trong thời gian đầu thành lập, công ty đã đạt được những thành tựu to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 15/7/1999, Công ty đổi tên thành Công ty X49 - Bộ Quốc phòng.
Tên Công ty: Công ty X49
Tên giao dịch: Công ty X49
Giấy phép hoạt động kinh doanh: số 112685 ngày 20/8/1999
Trụ sở chính: Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại: 048 390 056
Tài khoản giao dịch: 710A 80013 - Phòng giao dịch chi nhánh Cầu Diễn, ngân hàng Công thương - Ba Đình - Hà Nội.
Công ty X49 - Bộ Quốc phòng được tổ chức sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán độc lập và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là hoàn thành tốt các chỉ tiêu pháp lệnh của Bộ Quốc phòng giao, đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng ngoài quân đội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền sản xuất và thoã mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa, đại tu các loại xe máy công binh, sản xuất gia công sản phẩm cơ khí, thiết bị thuỷ lực, sản xuất dây thép gai và các thiết bị quân sự khác, làm công trình phà vượt sông phục vụ cho chiến đấu, đồng thời tham gia sửa chữa, xây lắp các công trình phòng thủ ở Trường Sa. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh một số loại vật liệu xây dựng, nhiên liệu và phụ tùng xe máy công binh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước nên vốn kinh doanh của công ty chủ yếu do ngân sách Quốc phòng cấp (bao gồm vốn lưu động và vốn cố định ). Vốn cố định thường là máy móc thiết bị, còn vốn lưu động chủ yếu là bằng tiền. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn ngân sách ngày càng hạn hẹp nên Công ty X49 nói riêng và các doanh nghiệp Nhà nước nói chung gặp nhiều khó khăn về vốn, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong những năm gần đây, Công ty đã phải tự bổ sung vốn bằng nhiều hình thức huy động khác nhau mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất
Hoạt động cùng với khó khăn chung của nền kinh tế nước nhà về các vấn đề như vốn, công nghệ kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân viên, sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm... nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đã đạt được những thành tích và kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường
2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty X49
Ban giám đốc
PhòngKế hoạch
Phòng KTTC
Phòng Kỹ thuật
Phòng Vật tư
Phòng Hành chính
Phòng Chính trị
Ban KCS
Phân xưởng sửa chữa
Phân xưởng Vỏ mỏng
Phân xưởng Cơ khí
Phân xưởng Cơ điện
Đội sx đá Côn Đảo
Đội sx đá Hoá An
Đội vận tải thuỷ
Ban giám đốc gồm Giám đốc và hai Phó Giám đốc. Trong đó:
Giám đốc là người quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Bộ Tư lệnh về mọi mặt hoạt động sản xuất, kỹ thuật và đời sống của Công ty. Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban thông qua hai phó giám đốc và các trưởng phòng, đồng thời chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất của từng phân xưởng thông qua các quản đốc phân xưởng.
Phó giám đốc chính trị là người tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Đảng, chính trị, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Đảng uỷ, ban giám đốc Công ty về các công việc mình phụ trách.
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh phụ trách, điều tiết kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp và tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trưởng các phòng ban chức năng do Giám đốc và Đảng uỷ Công ty xem xét, đề nghị lên cơ quan Bộ Tư lệnh và ra quyết định bổ nhiệm.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban chức năng:
Phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất của các phân xưởng, tìm kiếm thêm khách hàng, đồng thời nghiên cứu chế độ định mức đơn giá lương sản phẩm và tính lương cho cán bộ công nhân viên chức.
Phòng Kế toán tài chính: chịu trách nhiệm về việc quản lý vốn và tài sản, thực hiện công tác hạch toán trong sản xuất kinh doanh, phản ánh, phân tích và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua việc ghi chép nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho ban Giám đốc đồng thời theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế mẫu sản phẩm, nghiên cứu quy trình sửa chữa, chỉ đạo kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát thi công... Trên cơ sở đó xem xét, bổ sung những thiếu sót trong khâu quản lý kỹ thuật nhằm bảo đảm cho công trình thi công đạt chất lượng cao.
Phòng Vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản, cung ứng vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Phòng Hành chính: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhân sự của Công ty, căn cứ vào kế hoạch của cơ quan chủ quản cấp trên cũng như trong nội bộ Công ty để từ đó có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động một cách kịp thời, tổ chức phân công lao động phù hợp với tình hình sản xuất, thi công các công trình có hiệu quả đồng thời có trách nhiệm theo dõi quỹ tiền lương của Công ty.
Phòng Chính trị: Giúp Ban GĐ điều hành tình hình chính trị Công ty
Ban KCS: Cùng với phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
Dưới bộ máy quản lý của Công ty là bộ máy sản xuất kinh doanh bao gồm 4 phân xưởng và 2 đội sản xuất.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty
Bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Là cán bộ tham mưu giúp Giám đốc trong công tác quản lý tài sản, nguồn vốn và hạch toán kinh doanh của đơn vị, chịu trách nhiệm toàn bộ khâu hạch toán kế toán; Là người trực tiếp phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn các chủ trương về tài chính, kế toán cho toàn bộ các nhân viên trong bộ máy kế toán.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán:
+ Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu của kế toán chi tiết vào sổ tổng hợp, báo cáo kế toán định kỳ, báo cáo quyết toán tài chính năm và các khoản quyết toán với ngân sách Nhà nước.
+ Theo dõi thanh toán tạm ứng, theo dõi chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán lương, các khoản bảo hiểm và các khoản phải trả công nhân viên.
Kế toán giá thành và tiêu thụ thành phẩm:
+ Ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
+ Theo dõi chi tiết thành phẩm bán ra, thanh toán với người mua, đồng thời tính thuế và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thực tế của vật liệu thu mua nhập, xuất, tồn kho. Căn cứ vào phiếu xuất nhập vật tư để xác định phân bổ vật liệu cho các đối tượng sử dụng.
Kế toán tài sản cố định kiêm thủ quỹ:
+ Phản ánh tình hình biến động, tăng giảm về số lượng, chất lượng sử dụng tài sản cố định, tình hình khấu hao tài sản cố định.
+ Phản ánh tình hình thu chi quỹ của Công ty, kịp thời báo cáo khi phát hiện các trường hợp thừa hoặc thiếu so với sổ sách nhằm giải quyết một cách phù hợp.
Các thành viên của bộ máy kế toán tuy có nhiệm vụ kế toán khác nhau song giữa các bộ phận đó lại có sự kết hợp chặt chẽ, mật thiết trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo sự giám sát của kế toán trưởng đối với việc quản lý các hoạt động kế toán trong việc phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty X49
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán
Kế toán giá thành và tiêu thụ thành phẩm
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán tài sản cố định kiêm thủ quỹ
Bộ sổ kế toán
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Với hình thức chứng từ ghi sổ, Công ty chỉ tiến hành ghi sổ vào ngày cuối tháng, trình tự ghi sổ kế toán chung của các phần hành như sau:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp CTG
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
BCĐ số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký CT-GS
Trình tự này khi áp dụng vào kế toán từng phần hành thì cũng có những thay đổi sao cho phù hợp với đặc điểm từng phần hành và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Cụ thể, đối với kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm thì trình tự ghi sổ như sau:
Trình tự ghi sổ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
(theo hình thức sổ Chứng từ ghi sổ)
CTG và các bảng
Bảng tổng hợp CTG
Thẻ tính giá thành (từng đối tượng)
CT-GS
Sổ ĐK
CT-GS
Sổ cái
TK621, 622, 627(1,2,3,4,8) 154(1,2)
BCĐ số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết TK 627(1,2,3,4,8)
Bảng tổng hợp CPSXC
II. Đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty X 49 - Bộ quốc phòng:
Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Công ty X49 thực hiện sản xuất kinh doanh thông qua đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng giao xuống (đối với sản phẩm quốc phòng) và theo hợp đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân khác (đối với sản phẩm kinh tế). Mỗi đơn đặt hàng thường chỉ yêu cầu sửa chữa, sản xuất sản phẩm đơn chiếc. Việc sửa chữa sản xuất sản phẩm của từng đơn được giao xuống các phân xưởng có chức năng phù hợp thông qua văn bản khoán.
Xuất phát từ đặc điểm đó, Công ty X49 đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Để đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động của vật tư, hiện nay Công ty X49 đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
để hạch toán hàng tồn kho. Vì vậy, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất của
Công ty cũng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Đối tượng, kỳ và phương pháp tính giá thành.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty X49 là sản xuất giản đơn, loại hình sản xuất là sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng, nên đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành.
Các khoản mục chi phí.
Chi phí sản xuất của Công ty X49 - Bộ Quốc phòng bao gồm nhiều loại có mục đích và công dụng khác nhau, chúng được phân thành các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
+ Nguyên vật liệu chính: Phụ tùng, sắt thép ...
+ Nguyên vật liệu phụ: Gỗ, sơn các loại, que hàn ...
+ Nhiên liệu: Xăng, dầu các loại ...
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
+ Tiền lương của công nhân sản xuất
+ Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất theo quy định.
Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, đội sản xuất: Tiền lương, các khoản trích theo lương của quản đốc, công nhân phục vụ phân xưởng, đội sản xuất.
+ Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho quản lý phân xưởng, đội sản xuất.
+ Chi phí công cụ dụng cụ dùng chung tại các phân xưởng, đội sản xuất: Bảo hộ lao động, vật rẻ mau hỏng...
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Số tiền trích khấu hao của toàn bộ máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng... dùng cho sản xuất.
+ Chi phí khác bằng tiền: Tiền tiếp khách giao nhận xe, tiền bốc dỡ vật tư ...
Tương ứng với các khoản mục chi phí trên, Công ty X49 sử dụng các tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất là TK 621, TK 622, TK 627.
III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu chính (TK 1521): Là những loại vật liệu trực tiếp cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, tại Công ty chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng 60%- 70% trong tổng chi phí nguyên vật liệu, bao gồm các loại như phụ tùng, sắt thép...
Nguyên vật liệu phụ (TK 1522): Được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao tính chất cuả sản phẩm, chẳng hạn như làm thay đổi màu sắc và hình dáng của sản phẩm. Các loại vật liệu phụ mà Công ty sử dụng như gỗ, que hàn, sơn các loại...
Nhiên liệu (TK 1523) được sử dụng tại Công ty bao gồm: Oxy, xăng, dầu...
IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp trong chi phí sản xuất của Công ty bao gồm tiền lương chính trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
Đối với tiền lương chính trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng và thực hiện hình thức khoán sản phẩm, hình thức trả lương mà Công ty X49 áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất là hình thức trả lương theo sản phẩm.
Đơn giá 1 giờ công
Định mức giờ công sản xuất sản phẩm i
=
Lương CNTT sản xuất sản phẩm i
x
trong đó:
+ Định mức giờ công sản xuất từng loại sản phẩm được phòng Kế hoạch và phòng Kỹ thuật nghiên cứu xây dựng và được nêu rõ trong văn bản khoán.
+ Đơn giá một giờ công do phòng Kế hoạch tính. Đơn giá này phụ thuộc vào bậc thợ bình quân và mức lương tối thiểu
Công ty X49 Phiếu đặt làm
Phân xưởng sửa chữa Họ và tên: Đỗ Đình Sâm
Ngày 30 tháng 12 năm 2001
TT
Tên công việc
Đv tính
Công
1
Sửa chữa gầm máy xúc E302 X-051
Giờ
136
2
Sửa chữa động cơ T100 U263
Giờ
64
Cộng
200
Tiền lương tháng 12 của công nhân Đỗ Đình Sâm:
= 200 x 4679,5 = 935.900 đ
(Công nhân chỉ được nhận lương khi đơn đặt hàng đã hoàn thành).
Công ty X49
Phân xưởng sửa chữa
Bảng thanh toán trả lương
Máy xúc E302 Số X-051
TT
Họ tên CNSX
Số giờ công
Thành tiền
Trừ
6%
Thực
lĩnh
Ký nhận
1
Đỗ Đình Sâm
136
636.412
2
Nguyễn Thị Tình
120
561.540
3
Tạ Hữu Hợp
176
823.592
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
1709
7.997.266
Ngày 30 tháng 12 năm 2001 PX sửa chữa
Bảng thanh toán sản phẩm và Phiếu chi là căn cứ để kế toán lập chứng từ ghi sổ.
Trích
Chứng từ ghi sổ
Số: 546
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Đơn vị tính: đồng
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
...
...
...
...
...
- Thanh toán lương CNTT SC máy xúc E302 X-051 tháng 12
334
1111
7.997.266
7.997.266
- Lương CNTT sửa chữa máy xúc E302 X-051
622
334
7.997.266
7.997.266
- Kết chuyển CPNCTT sửa chữa máy xúc E302 X-051
1541
622
7.997.266
7.997.266
Đối với các khoản trích theo lương.
Công ty X49 thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ như sau:
- BHXH trích 20% trên lương cơ bản, trong đó:
+ 15% hạch toán vào chi phí
+ 5% trừ vào lương
- BHYT trích 3% trên lương cơ bản, trong đó:
+ 2% hạch toán vào chi phí
+ 1% trừ vào lương
- KPCĐ trích 2% trên lương cơ bản và hạch toán vào chi phí.
Lương cơ bản = Hệ số lương x 210.000đ + Phụ cấp thâm niên (nếu có) + Phụ cấp chức vụ (nếu có)
Với cách tính như trên, kế toán thanh toán lập “Danh sách lao động và quỹ lươngtrích nộp BHXH” theo từng tháng cho toàn Công
Dựa trên Danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH, kế toán lập Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 12 năm 2001
Đơn vị: đồng
TT
Tên đơn vị
QS
Tổng lương
1 tháng
KPCĐ2%3382
BHXH 15% 3383
BHYT2%3384
Tổng trích 19%
1
QL DN
45
38.835.130
776.702
5.825.270
776.702
7.378.674
2
QL PX
14
11.422.800
228.456
1.713.420
228.456
2.170.332
- PXSC
03
2.925.000
58.500
438.750
58.500
555.750
...
...
...
...
...
...
...
3
CNTTSX
81
49.938.800
998.776
7.490.820
998.776
9.488.372
- PXSC
31
20.039.400
400.788
3.005.910
400.788
3.807.486
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
140
100.196.730
2.003.934
15.029.510
2.003.934
19.037.378
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ công nhân sản xuất từng phân xưởng phải được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Công thức phân bổ như sau:
Trong đó:
- Số liệu các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng X lấy trên Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ (xem biểu 16).
- Số liệu lương công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng X và lương công nhân trực tiếp sản xuất đơn đặt hàng i được lấy trên Bảng thanh toán sản phẩm (xem biểu 32).
Theo cách tính như trên, kế toán thực hiện phân bổ các khoản trích 19% vào chi phí nhân công trực tiếp sửa chữa máy xúc E302 X-051 như sau:
KPCĐ:
BHXH:
BHYT:
Tương tự, phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đơn đặt hàng khác. Căn cứ vào số liệu tính toán phân bổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ.
Chứng từ - ghi sổ
Số: 553
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
đơn vị tính: đồng
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
- Lương CNTT SC máy xúc E302
622
981.648
Trích KPCĐ 2%
3382
103.331
BHXH 15%
3383
774.986
BHYT 2%
3384
103.331
- Kết chuyển lương CNTT SC
1541
981.648
máy xúc E302
622
981.648
Các chứng từ ghi sổ là căn cứ để kế toán tổng hợp vào Sổ cái TK 622.
Sổ cái
Tài khoản “Chi phí nhân công trực tiếp”
Số hiệu: 622
đơn vị tính: đồng
NTGS
CT-GS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Luỹ kế PS T1- T11
462.226.659
462.226.659
Tháng 12/ 2001
31/12
546
31/12
- Lương CNTT SC máy xúc E302
334
7.997.266
- Kết chuyển CPNCTT SC máy xúc E302
1541
7.997.266
...
...
...
...
...
...
...
31/12
553
31/12
- Trích KPCĐ 2%
3382
103.331
BHXH 15%
3383
774.986
BHYT 2%
3384
103.331
- Kết chuyển CPNCTT SC máy xúc E302
1541
981.648
...
...
...
...
...
...
...
Cộng PS
738.761.726
738.761.726
Luỹ kế PS
1.200.988.421
1.200.988.421
Dư cuối tháng
0
0
V. Hạch toán chi phí sản xuất chung
- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
- Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất
- Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí khác bằng tiền
Để tập hợp các chi phí sản xuất, kế toán dùng TK 627. Tài khoản này được chi tiết theo từng yếu tố, tương ứng với các yếu tố trên là các tài khoản 6271, 6272, 6273, 6274 và 6278.
1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: Tiền lương theo hệ số lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương.
Nhân viên phân xưởng được hưởng lương theo thời gian và được xác định theo công thức:
Tiền lương = Hệ số lương x 210.000 + Phụ cấp thâm niên (nếu có) +
Phụ cấp chức vụ (nếu có).
Chứng từ - ghi sổ
Số: 557
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
- Chi phí nhân viên quản lý PXSC
6271
3.480.780
Lương nhân viên quản lý PXSC
334
2.925.000
Trích KPCĐ 2%
3382
58.500
BHXH 15%
3383
438.750
BHYT 2%
3384
58.500
Tương tự lập chứng từ ghi sổ cho các phân xưởng khác.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ghi “ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh” mở cho TK 6271.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: “Chi phí sản xuất chung”
Số hiệu: 6271
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số
Ghi Nợ TK 6271, chia ra
SH
NT
PXSC
PXCK
..
Tháng 12 /2001
31/12
557
31/12
Lương nhân viên QL PXSC
334
2.925.000
2.925.000
Trích KPCĐ 2%
3382
58.500
58.500
BHXH 15%
3383
438.750
438.750
BHYT 2%
3384
58.500
58.500
...
...
...
...
31/12
603
31/12
Kết chuyển CP NVQL PXSC
1541
- 3.480.750
- 3.480.750
...
...
...
...
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp vào Sổ cái TK 6271.
Sổ cái
Tài khoản: “ chi phí sản xuất chung”
Số hiệu: 6271
NTGS
CT-GS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Luỹ kế PS T1- T11
154.653.774
154.653.774
Tháng 12 năm 2001
31/12
557
31/12
- Lương nhân viên QL
PXSC
334
2.925.000
- Trích KPCĐ 2%
3382
58.500
- BHXH 15%
3383
438.750
- BHYT 2%
3384
58.500
...
...
...
31/12
603
31/12
Kết chuyển CPNVQL PXSC
1541
3.480.750
...
...
...
Cộng PS
13.593.132
13.593.132
Luỹ kế PS
168.246.906
168.246.906
Dư cuối tháng
0
0
2. Hạch toán chi phí vật liệu phục vụ sản xuất.
Tại Công ty X49, vật liệu phục vụ quản lý sản xuất bao gồm vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng, nhiên liệu các loại...
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: “Chi phí sản xuất chung”
Số hiệu: 6272
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số
Ghi Nợ TK 6272, chia ra
SH
NT
PXSC
PXCK
..
Tháng 12 / 2001
31/12
562
31/12
Xuất vật tư quản lý PXSC
1521
700.000
700.000
31/12
563
31/12
Xuất vật tư quản lý PXSC
1521
973.400
973.400
152
3
412.600
412.600
...
...
...
..
31/12
603
31/12
Kết chuyển CP vật tư QL PXSC
1541
- 2.086.000
- 2.086.000
...
...
...
...
..
Cũng căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 6272. Sổ này được mở tương tự như sổ cái TK 6271
3. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất.
Công cụ dụng cụ ở Công ty X49 bao gồm: bàn ren, ta ro, mũi khoan, mũi dao tiện,...
Căn cứ vào các phiếu xuất kho ghi rõ bộ phận sử dụng, kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ.
Tại Công ty X49, chi phí công cụ dụng cụ được tập hợp hết vào chi phí sản xuất của kỳ xuất dùng mà không tiến hành phân bổ cho nhiều kỳ.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: “Chi phí sản xuất chung”
Số hiệu: 6273
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số
Ghi Nợ TK 6273, chia ra
SH
NT
PXSC
PXCK
..
Tháng 12 / 2001
31/12
571
31/12
CCDC PXSC
153
361.501
361.501
...
31/12
574
31/12
CCDC PXSC
153
1.240.012
1.240.012
31/12
575
31/12
CCDC PXSC
153
689.532
689.532
...
...
...
..
31/12
603
31/12
Kết chuyển CP CCDC PXSC
1541
-2.291.045
-2.291.045
...
...
...
...
..
Cũng căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp vào Sổ cái TK 6273. Sổ này được mở tương tự như Sổ cái TK 6271.
Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định.
Việc tính khấu hao tài sản cố định ở Công ty X49 được thực hiện theo quyết định số 166/99 của Bộ Tài chính và theo hướng dẫn số 1733/TT-QĐ ngày 28/6/2000 của Bộ Quốc phòng.
Tài sản cố định của Công ty được chia thành hai nhóm chính là: Máy móc thiết bị và Nhà xưởng. Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao đều theo thời gian.
Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định hiện có và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của từng loại tài sản cố định trong từng phân xưởng, kế toán tài sản cố định tiến hành tính khấu hao cho từng tài sản cố định để đưa vào chi phí và phân bổ cho từng đơn đặt hàng cụ thể.
Trên cơ sở khấu hao tính được của từng phân xưởng, kế toán tài sản cố
định lập Bảng trích khấu hao tài sản cố định, sau đó vào Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Trích khấu hao tài sản cố định
Tháng 12 năm 2001
đơn vị tính: đồng
TT
Nơi sử dụng
Tổng số
KH cơ bản TSCĐ
KH sửa chữa TSCĐ
NX
MMTB
NX
MMTB
1
PX sửa chữa
16.404.000
5.152.000
4.935.000
3.811.000
2.506.000
2
PX cơ khí
5.894.000
1.917.000
1.691.000
1.437.000
849.000
3
PX vỏ mỏng
6.652.000
1.086.000
3.158.000
816.000
1.592.000
4
PX cơ điện
2.787.000
1.593.000
X
1.194.000
X
5
Đội VT thuỷ
1.642.000
X
1.642.000
X
X
6
Đội đá Hóa An
1.623.000
X
1.623.000
X
X
7
Đội đá Côn Đảo
1.623.000
X
1.623.000
X
X
8
Dùng QL DN
14.601.000
4.962.000
4.152.000
2.598.000
2.889.000
Tổng cộng
51.226.000
14.710.000
18.824.000
9.856.000
7.836.000
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Tháng 12 năm 2001
Đơn vị tính: 1.000 đ
Chỉ tiêu
Nơi sử dụng
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 642
NG
KH
PX
SC
PX
CK
PX
VM
PX
CĐ
Đội VVT
Đá H.An
Đá
CĐảo
KHCB TSCĐ
33.534
10.087
3.608
4.244
1.593
1.642
1.623
1.623
9.114
KHSC TSCĐ
17.692
6.317
2.286
2.408
1.194
x
x
x
5.487
Cộng
51.226
16.404
5.894
6.652
2.787
1.642
1.623
1.623
14.601
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ là căn cứ để kế toán phản ánh vào chứng từ ghi sổ.
Hạch toán chi phí khác bằng tiền
Chi phí khác bằng tiền ở Công ty X49 bao gồm chi phí về vận chuyển, bốc dỡ vận tải, nghiệm thu chất lượng sản phẩm khi giao hàng, tiền tiếp khách giao nhận xe, tiền điện, tiền nước, tiền ăn ca của các phân xưởng, tiền vệ sinh công nghiệp...
Căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn bán hàng, hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước, bảng thanh toán tiền ăn ca, các phiếu chi... kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản “chi phí sản xuất chung”
Số hiệu: 6278
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số
Ghi Nợ TK 6278, chia
SH
NT
PXSC
PXCK
..
Tháng 12/2001
31/12
584
31/12
Thanh toán tiền điện SX PXSC
1111
1.608.640
1.608.640
Vệ sinh công nghiệp pxsc
1111
246.000
246.000
...
31/12
589
31/12
CP tiếp khách giao nhận xe PXSC
1111
1.981.000
1.981.000
31/12
590
31/12
CP vận chuyển PXSC
1111
327.000
327.000
...
31/12
597
31/12
Tiền ăn ca pxsc
1111
2.652.000
2.652.000
...
31/12
603
31/12
Kết chuyểnCP khác bằng tiền PXSC
1541
-6.814.640
-6.814.640
...
Căn cứ vào các CT-GS, kế toán tổng hợp ghi vào Sổ cái TK 6278. Sổ này được mở tương tự như Sổ cái TK 6271.
6.Tổng hợp chi phí sản xuất chung.
Cuối tháng, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm căn cứ vào các sổ chi phí sản xuất kinh doanh tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung.
VI. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối kỳ, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được kết chuyển vào bên nợ TK 154. Tại Công ty X49, TK 154 được chi tiết thành 2 tiểu khoản như sau:
TK 1541: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm quốc phòng.
TK 1542: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm ki
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Số hiệu: 1541
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số
Ghi Nợ TK 1541, chia ra
SH
NT
PXSC
CK
..
T 12 / 2001
Dư đầu kỳ
2.802.493.764
8.273.670
31/12
545
31/12
Kc CP NVL TT SC E302
621
21.187.400
21.187.400
3112
546
31/12
- Kc CP NVL TT SC E302
621
1.599.000
1.599.000
- Kc CP NC TT SC E302
622
7.997.266
7.997.266
...
31/12
553
31/12
Kc CP NCTT SC E302
622
981.648
981.648
...
31/12
603
31/12
Kết chuyển CP SXC
627
31.076.435
31.076.435
...
Cộng PS Nợ
1.603.874.236
153.206.767
...
31/12
627
31/12
SP nhập kho
1551
-4.319.098.120
-161.480.437
...
Dư cuối kỳ
87.269.880
0
Sổ cái
Tài khoản: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Số hiệu: 1541
NT
GS
CT- GS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Luỹ kế PS T1-T11
3.037.428.025
291.701.334
Tháng 12/2001
Dư đầu kỳ
2.802.493.764
31/12
545
31/12
Kết chuyển CPNVLTT SC máy xúc E302
621
21.187.400
31/12
546
31/12
- Kết chuyển CPNVL TT SC máy xúc E302
621
1.599.000
- Kết chuyển CPNCTT SC máy xúc E302
622
7.997.266
...
31/12
553
31/12
Kết chuyển CPNCTT SC máy xúc E302
622
981.648
...
31/12
603
31/12
Kết chuyển CPSXC PXSC
627
31.076.435
...
31/12
627
31/12
Sản phẩm nhập kho
1551
4.319.098.120
Cộng PS
1.603.874.236
4.319.098.120
Luỹ kế PS
4.611.302.261
4.610.799.454
Dư cuối kỳ
87.269.880
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công ty X49 tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng nên việc xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ khá đơn giản. Đến cuối kỳ, nếu đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho đơn đó được coi là chi phí dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì không có sản phẩm dở dang.
VII. Tính giá thành sản phẩm ở Công ty X49 - Bộ Quốc phòng.
Do đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của từng đơn, sản phẩm của Công ty mang tính chất đơn chiếc, nên Công ty xác định phương pháp tính giá thành là theo đơn đặt hàng. Toàn bộ chi phí đều được Công ty tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Việc tính giá thành trong Công ty chỉ được thực hiện khi đơn đặt hàng đã hoàn thành. Khi đó toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp và phân bổ cho từng đơn đặt hàng chính là tổng giá thành của đơn đặt hàng đó. Nếu đến cuối kỳ báo cáo mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì Công ty coi như toàn bộ chi phí đã tập hợp và phân bổ cho từng đơn đặt hàng đó chính là chi phí dở dang cuối.
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Tháng 12/2001
Tên sản phẩm: Máy xúc E302 số X-051
Số lượng: 01 máy
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục CP
CPSX
KDDD đầu kỳ
CPSXKD
PS trong kỳ
CPSX
KDDD cuối kỳ
Giá thành SP, DV trong kỳ
Tổng giá thành
Đơn giá
1. CP NVLTT
0
22.786.400
0
22.786.400
22.786.400
2. CPNCTT
0
8.978.914
0
8.978.914
8.978.914
3. CPSXC
0
8.012.147
0
8.012.147
8.012.147
- CP NV quản lý PX
0
897.409
0
897.409
897.409
- CP VL phục vụ SX
0
537.814
0
537.814
537.814
- CP CCDC phục vụ SX
0
590.679
0
590.679
590.679
- CP KHTSCĐ
0
4.229.290
0
4.229.290
4.229.290
- CP khác bằng tiền
0
1.756.955
0
1.756.955
1.756.955
Cộng
0
39.777.461
0
39.777.461
39.777.461
đăng ký chứng từ ghi sổ
CT-GS
Số tiền
CT-GS
Số tiền
SH
NT
SH
NT
...
...
...
563
31/12
1.386.000
538
30/12
16.404.000
...
...
...
...
...
...
571
31/12
361.501
545
31/12
21.187.400
...
...
...
-
-
21.187.400
574
31/12
1.240.012
546
31/12
1.599.000
574
31/12
689.532
-
-
1.599.000
...
...
...
-
-
7.997.266
584
31/12
246.000
-
-
7.997.266
-
-
1.769.504
-
-
7.997.266
...
...
...
...
...
...
589
31/12
1.981.000
553
31/12
981.648
590
31/12
327.000
-
-
981.648
...
...
...
...
...
...
597
31/12
2.652.000
557
31/12
3.480.750
...
...
...
...
...
...
603
31/12
31.076.435
562
31/12
700.000
...
...
...
Phần III
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49- Bộ Quốc phòng.
Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty X49- BQP
Là một doanh nghiệp quốc phòng ra đời khá sớm, Công ty X49 đã trải qua nhiều biến động trong quá trình hình thành và phát triển.
Từ khi chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty đã gặp không ít khó khăn về vốn, kỹ thuật, về lao động và thị trường... Tuy vậy, với sự năng động của bộ máy quản lý, với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, đến nay Công ty đã dần khôi phục được những khó khăn và đã từng bước mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phòng ban của Công ty được phân chia và sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với quy mô của Công ty và phục vụ tốt cho việc sản xuất của Công ty. Song song với quá trình chuyển đổi ấy, hệ thống Công tác kế toán tài chính của Công ty đã không ngừng được biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán. Nó đã thực sự trở thành công cụ đắc lực cho quản lý và hạch toán kinh tế của Công ty
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49 - BQP.
Về việc mở thêm TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Hiện nay chi phí sản xuất chung của Công ty X49 được chia thành: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác bằng tiền (tương ứng với các tiểu khoản 6271, 6272, 6273, 6274, 6278). Theo cách phân chia này, khi phát sinh những khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, điện, nước... kế toán đều hạch toán vào chi phí khác bằng tiền. Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất của các phân xưởng, đội sản xuất, nó mang tính chất khác với các chi phí khác bằng tiền. Do vậy, những khoản chi phí này phải được theo dõi trên một tiểu khoản riêng để đảm bảo sự phù hợp của các yếu tố chi phí.
Theo em, Công ty nên mở thêm TK 6277 và phải quy định rõ nội dung hạch toán vào tiểu khoản này gồm những khoản chi phí nào để phân biệt rõ với các khoản chi phí hạch toán vào chi phí khác bằng tiền. Cụ thể:
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại...
+ Chi phí khác bằng tiền như tiền tiếp khách giao nhận xe, tiền hội nghị, chi phí để nghiệm thu chất lượng sản phẩm, tiền vệ sinh công nghiệp...
Về việc lập các bảng phân bổ
- Về việc lập bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng sản phẩm theo từng phân xưởng.
ở Công ty X49, căn cứ để vào chứng từ ghi sổ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ là Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Trên bảng này chỉ thể hiện từng khoản trích của cả phân xưởng chứ không chi tiết cho từng đơn đặt hàng, vì vậy trước khi vào chứng từ ghi sổ cho từng đơn đặt hàng, kế toán phải tính toán phân bổ khoản trích 19% cho từng đơn và ghi thẳng vào các chứng từ ghi sổ mà không lập bảng phân bổ. Theo em để có thể làm căn cứ rõ ràng cho các số liệu trên chứng từ ghi sổ thì sau khi tính toán phân bổ Công ty nên lập bảng phân bổ BHXH, BHYT, PKCĐ cho từng đơn đặt hàng. Công ty có thể áp dụng mẫu bảng như sau:
Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 12 năm 2001
Phân xưởng sửa chữa
Đối tượng
KPCĐ 2%
3382
BHXH 15%
3383
BHYT 2%
3384
Tổng trích 19%
1. TK 627
58.500
438.750
58.500
555.750
2. TK 622
400.788
3.005.910
400.788
3.807.486
Máy xúc E 302
103.331
774.986
103.331
981.648
T100 U263
115.454
865.908
115.454
1.096.816
DT 75 U587
90.550
679.130
90.550
860.230
DT 75 U781
91.453
685.886
91.453
868.792
Cộng
459.288
3.444.660
459.288
4.363.236
- Về việc lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung.
Cũng như số trích 19%, chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp, tính toán phân bổ, kế toán nên lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng để làm căn cứ vào chứng từ ghi sổ này có
3. Về hệ thống sổ chi tiết.
Nhìn chung, hệ thống sổ chi tiết mà Công ty đang áp dụng là không hợp lý cả về hình thức và cách thức ghi sổ, không đáp ứng được nhu cầu hạch toán chi tiết.
Thứ nhất: Công ty không mở sổ theo dõi chi tiết cho TK 621, TK 622, do vậy những thông tin chi tiết về nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, về chi phí nhân công trực tiếp không được phản ánh cụ thể trên sổ sách kế toán.
Thứ hai: Tại Công ty X49, căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết là các chứng từ ghi sổ sau khi sử dụng để ghi sổ cái. Như vậy, hệ thống sổ cái và sổ chi tiết gần như giống nhau dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu đối chiếu giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào đều nhằm hướng tới mục tiêu là đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Vì vậy, muốn biết một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó, hay nói cách khác phải đánh giá những kết quả đạt được của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra.
Có rất nhiều chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty X49 - Bộ Quốc phòng, một số chỉ tiêu chủ yếu sau sẽ được sử dụng:
Tổng chi phí sản xuất
Chi phí /1000đ doanh thu
CP/1000đ doanh thu
1000
x
=
Tổng doanh thu
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết để có được 1000 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Tổng giá thành SP
=
Hiệu quả kinh doanh
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tổng doanh thu
-
Hiệu quả kinh doanh
=
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Từ số liệu thực tế của Công ty X49 trong 2 năm 2000 và 2001, ta có bảng phân tích sau:
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty X49-BQP
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2001 so với năm 2000
+/-
%
1
Tổng doanh thu
8.967.789.010
15.295.444.809
+6.327.655.799
170,6%
+
DT SPQP
5.503.901.356
8.547.919.696
+3.044.018.340
155,3%
+
DT SPKT
3.463.887.654
6.747.525.113
+3.283.637.459
194,8%
2
Tổng giá thành SP
7.220.727.780
13.025.455.526
+5.804.727.746
180,4%
+
Tổng giá thành SPQP
4.100.991.972
6.572.521.545
+2.471.529.573
160,3%
+
Tổng giá thành SPKT
3.119.735.808
6.452.933.981
+3.333.198.173
206,8%
3
LN từ hoạt động SX
1.747.061.230
2.269.989.283
+522.928.053
129,9%
4
Chi phí / 1000đ DT
805,2
851,6
+46,4
105,8%
5
Lợi nhuận / giá thành
0,242
0,174
-0,068
71,9%
6
Lợi nhuận / DT
0,195
0,148
-0,047
75,9%
7
Giá thành mxúc E302
33.144.139
39.777.461
+6.636.322
120%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng quyết toán năm 2000 và 2001- Công ty X49-BQP)
Xét chỉ tiêu chi phí/1000 đ doanh thu
Năm 2000, để có được 1000đ doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 805,2 đ chi phí nhưng năm 2001 thì Công ty phải bỏ ra là 851,6 đ chi phí. Như vậy, so với năm 2000, chi phí/1000 đ doanh thu năm 2001 tăng +46,4 đ, hay đạt 105,8%, điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tăng và giá thành sản phẩm tăng. Trong khi mục tiêu của doanh nghiệp là phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thì việc tăng chi phí/1000đ doanh thu là dấu hiệu không tốt, phản ánh việc quản lý chi phí chưa thực sự hiệu quả.
Xét chỉ tiêu lợi nhuận/ giá thành
Với một đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu được của Công ty năm 2000 là 0,242 đ, năm 2001 là 0,174 đ. Như vậy, chỉ tiêu này năm 2001 giảm - 0,068 đồng hay chỉ đạt 71,9% so với năm 2000, chứng tỏ rằng một đồng chi phí bỏ ra năm 2000 đem lại hiệu quả cao hơn năm 2001.
Xét chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu
Theo số liệu trên bảng ta thấy, lợi nhuận có trong một đồng doanh thu năm 2001 giảm - 0,047 đ hay đạt 75,9% so với năm 2000. Cũng như các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả kinh doanh của năm 2001 giảm sút so với năm 2000.
Phương hướng hạ giá thành sản phẩm
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao.
- Nâng cao năng suất lao động
- Tận dụng công suất máy móc thiết bị
- Giảm bớt tổn thất, phí tổn trong quá trình sản xuất.
Trên đây là một số ý kiến của em nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty X49 - BQP. Em mong rằng trong thời gian tới, công tác kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty X49 sẽ được củng cố và phát triển, ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong việc cung cấp thông tin cho quản lý.
Kết luận
Tóm lại, cả về mặt lý luận cũng như thực tế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần công tác kế toán rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn nhiều khi lại khác nhau, do vậy để đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty vừa đảm bảo đúng chế độ quy định thì đòi hỏi kế toán phải sáng tạo, vận dụng khéo léo lý luận vào thực tế.
Trong thời gian thực tập tại Công ty X49 - Bộ Quốc phòng, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin cho quản lý, tuy nhiên trong công tác vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhỏ. Những thiếu sót này được nêu cụ thể trong nội dung Báo cáo thực tập có kèm theo các biện pháp khắc phục. Với những biện pháp này, em mong rằng Công ty sẽ nghiên cứu vận dụng để công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Do giới hạn về trình độ và thời gian nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty X49 để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn cùng các cô chú phòng Tài chính - Kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC994.doc