- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn hiện có và nguồn vốn bổ xung nhằm đáp ứng cả về số lượng và chất lượng và chủng loại hàng hoá do hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội.
- Thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng chủng loại, mẫu mã, chất lượng, mở rộng thị trường nâng cao doanh số bán, nhằm không ngừng tăng sức cạnh tranh.
Tổ chức quản lý chặt chẽ và phấn đấu giảm tốt đa chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí triệt để các khoản chi tiêu, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận thực hiện tái đầu tư có hiệu quả.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty xăng dầu quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. tổng quan về công ty xăng dầu quân đội.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty xăng dầu quân đội.
Công ty xăng dầu quân đội là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc tổng cục hậu cần Bộ quốc phòng, được thành lập theo quyết định số 52/QD – QP ngày 06/8/1993 của Bộ quốc phòng và quyết định đổi teensoos 569/QD –QP ngày 22/4/2000. Khi mới thành lập trụ sở giao dịch của công ty được đặt tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Vân tỉnh Hưng Yên với số vốn ban đầu là 8.543.000.000 đồng.
Công ty xăng dầu quân đội tiền thân là xí nghiệp khí tái xăng dầu 165. Công ty được thành lập lần đầu tiên vào tháng 01/1965. Tháng 4 năm 2001 công ty khí tài xăng dầu đã chuyển trụ sở về H3 đường giải phóng phường Phương Mai quận Đống Đa Hà Nội.
Tháng 5 năm 2003 công ty xăng dầu đổi tên thành công ty xăng dầu quân đội theo quyết định số 645/2003/QĐ/QP ngày 12/5/2003 của Bộ quốc phòng.
Công ty xăng dầu quân đội là một doanh nghiệp nhà nước, một đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo pháp luật, có tài khoản riêng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Công ty được phép sử dụng con dấu riêng, được phép cấp quản lý cán bộ và áp dụng các hình thức trả lương theo chế độ chính sách hiện hành.
Công ty được thành lập lần đầu tiên vào tháng 01/1965. Cho đến nay, công ty đã có bề dày truyền thống và lịch sử hơn 35 năm.
Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử công ty vẫn tự khẳng định mình, đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong những năm chiến tranh, cán bộ công nhân viên xí nghiệp khí tài xăng dầu 165 luốn bám xưởng, bám máy bán công trình ngày đêm x và nhanh chóng cho ra đời những sản phẩm đặc thù của ngành xăng dầu quân đôi, phục vụ kịp thời cho chiến trường, toàn dân ta trong cuộc kháng chiến và giải phóng giành độc lập dân tộc.
Thời gian qua, công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về bề rộng lẫn bề sâu, từ chỗ sản xuất kinh doanh những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho quân đội, hiện nay đã đa dạng phong phú hơn về chủng loại số lượng các mặt hàng sản xuất kinh doanh và không những đáp ứng tốt nhu cầu quốc phòng mà đáp ứng đủ nhu cầu của mọi thành phần kinh tế khác trong kinh tế quốc dân cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế và căn cứ điều kiện thực thế, công ty luôn có phương pháp đổi mới chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh mở rộng địa bàn hoạt động phát triển thêm cơ cấu ngành hàng tạo mối quan hệ tốt đẹp với đối tác trong nước cũng như nước ngoài.... nhằm tạo ra sự phù hợp với xu thế phát triển của ngành đồng thời có thể bắt kịp nhịp độ phát triển nền kinh tế, kéo theo sự tăng trưởng về nhu cầu xăng dầu trong nước hay như trên toàn thế giới.
Có được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty, tinh thần đoàn kết cao của các anh chị em, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thường xuyên của các cấp lãnh đạo (thủ trưởng tổng cục, thủ trưởng cục chuyên ngành, các cơ quan công tác nghiệp vụ có liên quan....); có sự đầu tư mới về công nghệ trang thiết bị tiếp nữa là có sự tiến bộ trong việc hoàn thiện phương pháp kinh doanh phù hợp với tình hình mới và thích nghi với sự phát triển của thị trường. Điều này khẳng định vai trò và tầm quan trọng của công ty đối với quốc phòng, đối với ngành kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu hay với nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Hiện nay công ty có trụ sở tại.
259 Đường Giải Phóng- Phương Mai - Đống Đa, Hà Nội, tên giao dịch quốc tế, Mitary Petroleum company.
2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xăng dầu quân đội.
Mục đích sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là đáp ứng tốt nhu cầu về xăng dầu và các sản phẩm khí tài xăng dầu cho quân đội và cho nền kinh tế nói chung.
2.1. Chức năng.
* sản xuất, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm xăng dầu.
* sản xuất kinh doanh trang thiết bị dụng cụ.
* nhập khẩu cung ứng (bảo đảm) xăng dầu cho quốc phòng và mọi thnàh phần kinh tế khác dưới hình thức các hợp đồng kinh tế.
* Chế tạo và lắp dựng các loại kết cấu thép.
* Xuất nhập khẩu trực tiếp khí tài xăng dầu quân đội, máy móc thiết bị vật tư ngành xăng dầu.
* Xây lắp công trình kho bể chứa xăng dầu trạm cấp phát, cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống công nghệ hoàn chỉnh.
2.2. Nhiệm vụ.
* Đảm bảo xăng dầu cho quân đội.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo quyết định hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hdd của công ty.
* Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do nhà nước cấp, tự tạo thêm nguồn vốn, bảm đảm tự trang trải về tài chính, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Để điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng sản xuất kinh doanh bộ máy quản lý của công ty xăng dầu quân đội được tổ chức theo mô hình quản lý trực tiếp chức năng. Theo đó, thì các phòng ban không ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc mà chỉ chuẩn bị quyết định tham mưu cho ban giám đốc và giám đốc là người ra quyết định duy nhất, quan trọng nhất ở công ty.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ 1.
Giám đốc
PGĐ
kinh doanh
PGĐ
kỹ thuật
PGĐ
Chính trị
Xí nghiệp
651
Xí nghiệp
652
Xí nghiệp
653
Trạm xăng dầu số 7
Phòng kinh doanh XNK
Phòng hành chính hậu cần
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính
Văn phòng đại diện tại TP.HCM
Phòng chính trị
Phòng kế hoạch
3.1. Giám đốc công ty: là người có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty (phụ trách chung, quản lý giám sát mọi hoạt động của công ty ), đồng thời là người phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và Tổng cục hậu cần về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như việc chấp hành pháp luật hiện hành.
Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
3.2. Các phó giám đốc (PGĐ): là giúp việc tham mưu cho giám đốc, được giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một số phòng ban, hay một mảng hoặc một bộ phận hoạt động của công ty. Hiện nay có 3 PGĐ giúp việc cho Giám đốc là PGĐ kinh doanh, PGĐ chính trị, PGĐ kỹ thuật.
3.3. Các phòng ban chức năng.
a. Phòng ban chính hậu cần.
Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động, nguồn nhân lực của công ty, nghiên cứu tổ chức biện pháp thực hiện giảm lao động gián tiếp của công ty, nghiên cứu nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hoàn thiện việc trả lương và phân phối tiền lương, tiền thưởng và Giám đốc phê duyệt.
b. Phòng tài chính – kế toán.
Có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán trong toàn công ty thoe đúng pháp luật N, theo quy định của tổng cục hậu cần và của công ty nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra còn có nhiệm vụ đáp ứng kịp thời đầy đủ tài chính phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
c. Phòng kỹ thuật.
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển sữa chữa bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật cho công ty. Kết hợp với phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch tổng hợp để kiểm tra xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các quyết toán xây dựng công trình, ngoài ra phòng kỹ thuật còn tiến hành các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc bán hàng, sản xuất và đảm bảo nhu cầu khách hàng.
d. Phòng kế hoạch tổng hợp.
Có nhiệm vụ tổng kết và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng, từng quý, từng năm căn cứ vào các báo cáo tài chính, của liên độ kế toán trước đó phòng kế toán cung cấp.
Qua đó, đưa ra những đánh giá những gì công ty đã đạt được và những gì công ty chưa làm được trong những năm qua những tồn tại nguyên nhân do đâu, rồi đưa ra những phương hướng biện pháp giải quyết trong những năm tới.
e. Phòng chính trị.
Có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện và triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước phù hợp với tình hình thực tế của công ty, cũng như trong việc cùng kết hợp với các phòng ban khác trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ trước cơ quan cấp trên.
f. Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh.
Có nhiệm vụ đại diện cho công ty tại thị trường phía Nam, thực hiện công tác nghiên cứu, tổ chức thực hiện tiêu thụ hàng hoá.
g. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK ).
Có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh những mặt hàng của công ty, tìm hiểu điều tra thị trường trong và ngoài nước cho sản phẩm đầu vào, đầu ra, tìm kiếm đối tác xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và các biện pháp thực hiện Giám đốc... phục vụ hco hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong cung ứng và kinh doanh xăng dầu.
Trưởng phòng
Nhân viên XNK
Trợ lý kinh doanh
Nhân viên theo dõi TTTN
Đội xe Sitec
Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Quan hệ chỉ huy.
Quan hệ chỉ đạo.
(Nguồn: Tài liệu về cơ cấu tổ chức của công ty xăng dầu quân đội phòng kế hoạch tổng hợp).
3.4. Các xí nghiệp trực thuộc công ty xăng dầu Quân đội.
a. Xí nghiệp: 651: có Việt Nam sản xuất, sửa chữa và bảo hành các sản phẩm khí tài xăng dầu và các sản phẩm kỹ thuật, kinh tế.....
b. xí nghiệp 652: có nhiệm vụ xây dựng, thiết kế các công trình xăng dầu(bể chứa, kho, trạm bán lẻ xăng dầu.....) và lắp đặt các kết cấu thép.
c. Xí nghiệp 653: có nhiệm vụ đảm bảo xăng dầu cho quân đội, kinh doanh xăng dầu và khí tài xăng dầu với mọi thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.
II. Thực trạng kinh doanh của công ty xăng dầu quân đội.
1. Về sản phẩm và thị trường.
Công ty xăng dầu quân đội có bề dày lịch sử hơn 35 năm, với chức năng và nhiệm vụ được giao công ty xăng dầu quân đội có phạm vi và ngành nghề kinh doanh rất rộng, đảm bảo tương đối tốt chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghiệp phục vụ quốc phòng và cho cả nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, công ty đã và đang thực hiện sản xuất, kinh doanh vào 3 mũi nhọn chính và hiện nay đúng là thế mạnh của công ty.
* Xây dựng các công trình dầu trong và ngoài quân đội trong những năm qua công ty đã hoàn thành và xây dựng mới các công trình xăng dầu lớn trên toàn quốc. Xây dựng bể cố định 1000m3, khung nhà xi – lô bột mỳ ở cảng cái lân (Quang Ninh) xây dựng các cụm kho xăng dầu nội bộ, các đơn vị và các trạm bán lẻ xăng dầu.
* Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, hoá chất, bơm, van, các trang thiết bị chuyên ngành xăng dầu về xây lắp các xe Sitec chở xăng dầu. Đây là lĩnh vực truyền thống của công ty kể từ khi được thành lập cho đến nay ,công ty đã cung cấp hầu hết các nhu cầu về bể chứa và lắp dựng xe sitec cho toàn ngành xăng dầu quân đội, các sản phẩm do công ty sản xuất ra cũng đã chiếm thị phần lớn ở thị trường miền Bắc, Trung và một phần thị trường miền Nam.
* Nhập khẩu xăng dầu và khí tài xăng dầu đảm bảo cung ứng cho quốc phòng và nhu cầu của nền kinh tế.
Do nhu cầu về xăng dầu của Việt Nam là rất lớn do vậy được phép của nhà nước và của Bộ quốc phòng, tổng cục hậu cần nên công ty đã tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh từ việc nhập khẩu xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu cho quốc phòng – an ninh công ty đã tiến hành nhập khẩu xăng dầu để phục vụ cho hoạt động kinh tế.
Về thị trường tiêu thụ của công ty thì thị trường tiêu thụ lớn nhất đó chính là thị trường nội bộ hay thị trường có sẵn đó chính là toàn bộ thị trường khép kín của bộ quốc phòng. Ngoài ra công ty còn có một bộ phận khác đang tham gia trên toàn bộ thị trường Bắc, Trung, Nam của nước ta nhưng thị phần của công ty trên thị trường xăng dầu Việt Nam còn rất nhỏ bé nên trong tương lại công ty cần tiến hành nghiên cứu mở rộng thị trường và tăng thị phần của công ty trên thị trường Việt Nam và có khả năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
2. Về lao động.
Là một nội dung nhà nước trực thuộc bộ Quốc phòng vì thế các cấp lãnh đạo và lực lượng lao động trong công ty mang những nét riêng, được phân thành 3 cấp sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên. Cũng như bao doanh nghiệp nhà nước khác trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên lực lượng lao động của công ty chưa kịp thích nghi với tình hình mới do vậy còn một số tồn tại.
Tổng số lao động của công ty năm 2001 là 134 người, năm2002 là 140 người, năm 2003 lực lượng lao động của công ty tăng 120,7% so với năm 2002 cụ thể là 168 người năm 2004 tổng số lao động của công ty là 195 người và năm 2005 số lao động của công ty là 205 người. Đáp ứng tốt nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty nên dự kiến số lao động của công ty sẽ tăng lên vào năm 2006 là 254 cán bộ nhân viên.
Bảng 1: lao động và thu nhập bình quân người lao động (2001 - 2006).
Đơn vị: 1000đ
Số TT
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số lao động qua các năm
Thu nhập bình quân người/tháng
Thực hiện
Tỷ lệ tăng %
Thực hiện
Tỷ lệ tăng %
1
2001
134
650
2
2002
140
104,5
710
109,2
3
2003
169
120,7
720
101,4
4
2004
195
115,4
810
112,5
5
2005
205
105,13
1.100
135,8
6
2006
(KH) 254
123,5
1.150
104,5
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch sản xuất từ 2002 – 2006 của công ty xăng dầu quân đội).
Qua bảng 1, ta thấy số lượng lao động và thu nhập bình quân đầu người của công ty ngày càng tăng, và tăng đều qua các năm điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả tốt, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ngày càng được mở rộng nên đòi hỏi một lượng lao động ngày càng tăng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên công ty ngày càng được tăng lên điều đó chứng tỏ công ty rất thường xuyên quan tâm đến đời sống, sống còn của cán bộ công nhân viên, khuyến khích lòng nhiệt tình của tất cả các thành viên của công ty. Chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội... công ty đều thực hiện đầy đủ đến từng người lao động phong trào lao động của các tổ chức, hội (thanh niên, phụ nữ, Đoàn, Đảng... ) diễn ra sôi nổi, thiết thực có ý nghĩa.
3. Về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất hiện có của công ty còn chưa phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Do việc thiếu, chưa đồng bộ và hiện đại của hệ thống kho bồn bể chứa đã làm giảm tính chủ động trong việc nhập hàng về trong thời điểm có lợi về mức giá xăng dầu thế giới giảm, dự đoán, được nhu cầu tiêu thụ có xu hướng tăng mạnh trong thời gian sắp tới.
Hiện nay, công ty chủ yếu là đi thuê ngoài với chi phí thuê cao ảnh hưởng đến giá thành, hơn nữa địa điểm khoi bể này không thuận tiện cho quá trình vận chuyển, xa địa bàn tiêu thụ của công ty, cơ sở vật chất cũ kỹ, thiết bị bảo quản lạc hậu làm cho mức hao hụt tăng.
Để thực hiện chiến lược phát triển công ty trong vài năm gần đây công ty đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp hệ thống bán lẻ xăng dầu (trên toàn quốc).
Theo tuyến đường mới quy hoạch, nâng cấp hệ thống máy móc công nghệ, nhà xưởng nhằm nâng cao chất lượng mở rộng và phát triển hệ thống phân phối.
4. Về nguồn vốn.
Vốn của công ty thời điểm thành lập 22/4/2000 là 8.543.000.000đ.
Cho đến nay vốn và tài sản của công ty không ngừng tăng lên qua các năm (năm sau cao hơn năm trước) chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển. Nguồn vốn tăng bước đầu đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty, từ chỗ chủ yếu là do ngân sách đến nay công ty đã độc lập về mặt tài chính đã có khả năng thanh toán một phần bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình có thêm yếu tố của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực một ngành đặc chủng xăng dầu.
Bảng 2: Khái quát tài sản và nguồn vốn của công ty xăng dầu Quân đội.
Đơnvị: 1.000.000đ.
Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Mức biến động
3/2
Mức biến động
(4/3)
Mức biến động (5/4)
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
2
3
4
5
1. T.S lưu động
7.166
18.713
50.896
72.066
11.547
261,1
32.183
271,982
21,170
141,6
2. Tài sản cố định
9.829
10.102
18.270
21.617
273
102,7
8.168
180,855
3,347
118,32
3. Tổng TS bằng tổng NV
16.995
28.815
69.166
93.683
11.820
169,5
40.351
240,03
24.517
135,446
- Nợ phải trả
8.621
18.815
49.632
68.142
10.194
218,3
30.817
263,8
18.510
137,29
- Nguồn vốn chủ sở hữu
8.374
10.332
19.534
25.541
1.958
123,4
9.202
189,063
6.007
130,75
Trong đó: NVKD
8.183
10.222
18.721
25.312
2.039
125
8.499
183,144
6.591
135,206
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch sản xuất từ 2002 – 2006 của công ty xăng dầu quân đội).
Qua bảng 2, cho ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do các khoản nợ phải trả và do tăng TSCĐ. Nguồn vốn kinh doanh tăng đều theo các năm, trong đó, nguồn vốn tự bổ xung tăng nhanh hơn vốn ngân sách điều này thể hiện khả năng tự chủ tài chính của công ty. Nhưng trong thực tế khả năng tài chính của công ty vẫn là trở ngại lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty, mà cụ thể nguồn vốn kinh doanh chưa đáp ứng tốt những đòi hỏi của hoạt động nhập khẩu xăng dầu, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của công ty, ảnh hưởng tiêu cực tới giá cả của sản phẩm và nhất là tới hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
Tính đến năm 2005 vốn sở hữu của công ty mới chỉ ở mức 25.451.000.000 đồng, trong đó vốn kinh doanh là 25.312.000.000đồng.
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình trong kinh doanh xuất nhập khẩu, xúc tiến bán hàng phải vay thêm vốn với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng ngoại thương Việt Nam, cổ phần quân đội....
Hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả làm tăng nguồn vốn tỷ lệ tăng tương đối đều qua các năm điều đó chứng tỏ lĩnh vực công ty đang tham gia kinh doanh là rất có triển vọng và ngày càng bổ xung vào nguồn vốn chủ sở hữu, làm tăng khả năng thanh toán của công ty.
Mặt khác qua bảng 2 cho thấy mức biến động của tài sản và nguồn vốn qua các năm là năm sau tăng hơn năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty.
Trong những năm qua, công ty xăng dầu quân đội khôngngừng lớn mạnh và phát triển công ty luôn hoàn thành kế hoạch, Việt Nam được giao ngay cả khi thực hiện nhiệm vụ mới nhập khẩu xăng dầu uy tín của công ty ngày càng được biết đến, thị phần được mở rộng, quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước điều tốt. Doanh thu của công ty tăng nhanh, đời sống của người lao động được cải thiện.
Công ty xăng dầu quân đội rất được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cấp trên, tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, được cấp trên đầu tư cho vay, cấp vốn mua sắm trang thiết bị mới phục vụ yêu cầu của tình hình mới, hoàn thiện cơ cấu mặt hàng, thâm nhập thị trường mới và sâu hơn nữa những thị trường mà công ty hiện đang đang có.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu đáng giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xăng dầu Quân đội.
Đơn vị: tỷ đồng.
Số TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
KH 2006
1
Tổng doanh thu
42,02
66,28
361,15
550
635
% thực hiện so với kế hoạch
92,55%
101,975%
562,41%
138,55%
105,1728
2
Nộp ngân sách
0,792
1,178
41,333
99,3918
105,1728
Nộp thuế
0,728
0,776
40,7423
97,243
104,103
3
Chi phí sản xuất phát triển vốn
40,023
63,374
357,6
545,85
630.,14
4
Báo cáo
5,156
7,811
7,811
12,18
13,45
5
Lợi nhuận chịu thuế
1,997
2,906
2,906
4,15
4,86
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch sản xuất từ 2002 – 2006 của công ty xăng dầu quân đội).
Qua bảng 3, cho ta thấy các chỉ tiêu nhìn chung đều tăng trưởng khá.
- Doanh thu: tổng doanh thu của công ty liên tục tăng và ngày một nâng cao. Tổng doanh thu năm 2002 alf 42,02 tỷ đồng đạt 92,55% so với kế hoạch đề ra. Doanh thu năm 2003 là 66,28 tỷ đồng vượt kế hoạch 101,975% và tăng 157,7% so với năm 2002. Đặc biệt năm 200, tổng doanh thu của công ty đã tăng rất nhanh tới 361,15 tỷ đồng do kể từ 4/2004 công ty được phép nhập khẩu trực tiếp xăng dầu phục vụ quân đội và kinh doanh trong nước, mua hàng bảo đảm chất lượng và tranh thủ được các thời điểm giá cả thị trường dầu thế giới ở mức thấp đảm bảo hiệu quả khâu nhập khẩu.
- Nộp ngân sách: các khoản nộp ngân sách hàng năm của công ty tăng lên công ty thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước và bộ quốc phòng. Nguyên nhân làm tăng các khoản nộp là do lượng thuế nhập khẩu tăng, thuế doanh thu tăng từ hoạt động nhập khẩu có hiệu quả tỷ lệ % nộp ngân sách của công ty ngày một tăng nếu năm 2002 là 1,8% năm 2003 là 1,78%, năm 2004 là 11,3% đến năm 2005 tỷ lệ % nộp ngân sách là 16,7% trong đó các khoản thuế phải nộp qua các năm lần lượt là: 0,728 tỷ đồng năm 2002, 0,776 tỷ đồng năm 2003; 40,7423 tỷ năm 2004, 97,243 tỷ năm 2005và dự kiến 104,103 tỷ năm 2006. Qua trên thấy sự tiến bộ, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng hàng năm, song tỷ lệ tăng chậm ở mức cho phép chứng tỏ các bộ công nhân viên công ty rất có ý thức trong mọi hoạt động nâng cao năng xuất lao động hiệu quả kinh doanh tiết kiệm được thời gian và chi phí nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm giá thành nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
- Bảo toàn vốn và phát triển vốn. Đây là chỉ tiêu mà mọi doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh đều mong muốn. Nó chính là một chỉ tiêu quan trọng cho biết doanh nghiệp kinh doanh có bảo toàn được vốn không và bổ xung nguồn vốn được bao nhiêu, chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn của công ty qua các năm như sau: năm 2002 là 5,156 tỷ đồng năm 2003 là 7,811 tỷ đồng năm 2004 đạt 9,643 tỷ đồng năm 2005 là 12,18 tỷ đồng và dự kiến năm 2006 là 13,45 tỷ đồng .
* Lợi nhuận: Đây là phần mà mọi công ty quan tâm, lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh của tất cả các công ty. Nhìn vào bảng 3 thấy lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm điều đó chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả và ngày càng khẳng định được mình trên thị trường mặc dù trong giai đoạn hiện nay khi mà tốc độ cạnh tranh đang diễn ra hết sức gay gắt trong nền kinh tế thị trường.
III. Những ưu điểm, tồn tại nguyên nhân và phương hướng phát triển.
1. Những ưu điểm.
Do nước ta là một quốc gia đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng, tốc độ cơ giới hoá tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng và nhu cầu xăng dầu, mặt khác xăng dầu là một ngành độc quyền hiện nay công ty là một trong 10 doanh nghiệp được phép nhập khẩu xăng dầu phục vụ tiêu dùng trong nước.
Thị trường tiêu thụ của công ty lại ổn định và ngày càng mở rộng thị phần tiêu thụ trong nước, bên cạnh đó là sự ủng hộ tinh thần đoàn kết từ trên xuống dưới của công ty của cấp trên tất cả những yếu tố trên đã tạo cho công ty một lợi thế rất lớn trong hoạt động kinh doanh.
2. Những tồn tại và nguyên nhân.
Do công ty là một doanh nghiệp mới được thành lập lại là một doanh nghiệp quốc phòng nên vẫn phải thực hiện theo các kế hoạch chỉ đạo của Bộ quốc phòng.
Do mới chuyển đổi nên trình độ quản lý của các bộ công ty chưa được cao, thị trường, giá cả đều có những chỉ tiêu kế hoạch của trên giao, công ty có quyền tự chủ hoàn toàn. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo làn, lạc hâu, còn thiếu các trang thiết bị công nghệ hiện đại, vốn còn hạn chế nên không thể nhập khẩu xăng dầu với số lượng lớn được khi mà giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm. Vẫn chưa hoàn thiện được hệ thống cán bộ nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường và sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới.
* Nguyên nhân.
Do mặt hàng xăng dầu phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của thị trường xăngdầu thế giới, chủ yếu là giá cả về mặt hàng xăng dầu trên thế giới dẫn đến giá nhập khẩu tăng vì vậy sẽ ảnh hướng lớn tới chi phí và lợi nhuận của công ty.
Hệ thống chính sách quản lý của nhà nước đối với hàng xăng dầu nhập khẩu. Các chính sách này bao gồm hệ thống các chính sách thuế, chính sách quản lý ngoại hối, quản lý giá, quản lý hạng ngạch cấp giấy phép .v..v...
Do sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác trong ngành.
Do năng lực tài chính của công ty, do cơ sở vật chất kỹ thuật, kho, bồn bể chứa cầu cảng.
Do năng lực làm việc của các nhân viên còn nhiều hạn chế.
3. Phương hướng phát triển.
Bước sang năm 2006 và những năm tiếp sau thị trường xăng dầu quốc tế có thể có những diễn biến phức tạp và nhiêù biến đổi bất ngờ. Xu hướng toàn cầu hoá diễn ra càng nhanh, do vậy cạnh tranh trên thị trường càng khốc liệt.
Để tồn tại và phát triển được công ty cần thực hiện từng bước những định hướng sau.
3.1. Về tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn hiện có và nguồn vốn bổ xung nhằm đáp ứng cả về số lượng và chất lượng và chủng loại hàng hoá do hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội.
- Thực hiện đa dạng hoá các mặt hàng chủng loại, mẫu mã, chất lượng, mở rộng thị trường nâng cao doanh số bán, nhằm không ngừng tăng sức cạnh tranh.
Tổ chức quản lý chặt chẽ và phấn đấu giảm tốt đa chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí triệt để các khoản chi tiêu, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận thực hiện tái đầu tư có hiệu quả.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2. Công tác Đảng, công tác chính trị.
- Tạo sự thống nhất cao về chính trị và tư tưởng, luôn kiên định với những quan điểm có tính nguyên tắc mà nghị quyết trung ương đã khẳng định.
- Củng cố xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong nội bộ công ty , chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động ổn định công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho người lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1066.doc