Báo cáo thực tập tại Công ty xây dựng số 34

Qua tìm hiểu về Công ty xây dựng số 34 ta có thể thấy được rằng công tác tổ chức hạch toán kế toán có liên quan đến mọi hoạt động, mọi phòng ban. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá qua công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp đó. Trong những năm qua, với sự quan tâm của cấp trên, Công ty xây dựng số 34 đã đạt được nhiều thành tích trong công tác thi công xây dựng. Tuy nhiên, công tác kế toán của Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao vai trò quản lý nội bộ thì Công ty nên có biện pháp, kế hoạch nhất định để hoàn thiện công tác kế toán.

doc58 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty xây dựng số 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị công trình. - Tài khoản sử dụng: do Công ty hoạt động theo hình thức khoán gọn công việc nên việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu không phải là trách nhiệm của Công ty. Công ty chỉ tạm ứng tiền chứ không tạm ứng nguyên vật liệu cho công trình. Vì vậy, để theo dõi nguyên vật liệu, kế toán tại công ty sử dụng các tài khoản sau: + TK 152: nguyên vật liệu. TK này được chi tiết thành 2 tiểu khoản 152- Xi măng, 152- Sắt thép. + TK 621: chi phí nguyên vật liệu ở các đội, xí nghiệp. - Hệ thống chứng từ sử dụng:Để theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu, các chứng từ được sử dụng bao gồm: Phiếu nhập kho (PNK), Phiếu xuất kho (PXK). - Quy trình luân chuyển chứng từ: * Đối với nguyên vật liệu ở kho Công ty Không giống như những Công ty khác, nguyên vật liệu được sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, ở Công ty xây dựng số 34 nguyên vật liệu được mua về chủ yếu nhằm mục đích kinh doanh. Nguyên vật liệu chủ yếu được mua lưu kho Công ty là xi măng và sắt thép. Các nguyên liệu này đóng vai trò là hàng hoá do đó khi xuất bán kế toán ghi tăng giá vốn đồng thời phản ánh doanh thu. Nguyên vật liệu quản lý tại kho công ty theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá xuất kho là giá bình quân sau mỗi lần nhập. + Đối với nguyên vật liệu mua về nhập kho: Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, hoá đơn GTGT do cán bộ thu mua gửi về, nhân viên phụ trách cung tiêu sẽ lập Phiếu nhập kho (PNK): Thủ kho kiểm tra ký vào các chứng từ, nhập kho hàng hoá sau đó giải các chứng từ liên quan tới phòng Tài chính kế toán; Kế toán vật tư tiến hành ghi sổ chi tiết, lập thẻ kho, ghi sổ tổng hợp đồng thời bảo quản lưu trữ. + Đối với nghiệp vụ xuất kho: Nguyên vật liệu xuất kho là phục vụ cho mục đích kinh doanh nên quy trình này được bắt đầu bằng yêu cầu của khách hàng. Trình tự luân chuyển như sau: Sơ đồ 10: Trình tự luân chuyển chứng từ xuất kho vật tư tại kho Công ty Khách hàng Hoá đơn bán hàng Bộ phận phụ Phiếu xuất kho trách cung ứng Thủ kho Xuất kho Kế toán trưởng, Ký duyệt Thủ trưởng đơn vị Kế toán vật tư Lưu trữ bảo quản Trên cơ sở hoá đơn bán hàng gửi đến được Thủ trưởng đơn vị duyệt, cán bộ phụ trách cung ứng sẽ lập Phiếu xuất kho. Sau đó PXK chuyển tới thủ kho, thủ kho căn cứ vào số lượng, chủng loại (xi măng, sát thép)...tiến hành xuất kho (theo giá bình quân sau mỗi lần nhập). Phiếu xuất kho cùng với hoá đơn bán hàng sau khi được ký duyệt bởi Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị thì chuyển tới phòng Tài chính kế toán. Tại đây, Kế toán vật tư phản ánh vào sổ tổng hợp. Sau đó kẹp các chứng từ có liên quan cùng với phiếu xuất kho bảo quản lưu giữ theo từng quyển. * Nguyên vật liệu tại kho công trình. Kế toán ở đơn vị không theo dõi tình hình biến động tăng giảm nguyên vật liệu ở kho công trình mà các công trình sẽ làm nhiệm vụ này. Các công trình sẽ tự quản lý nguyên vật liệu, tự tìm kiếm nguồn cung cấp (thậm chí tự khai thác các nguyên vật liệu như tre nứa, cát sỏi...), tự xuất dùng, tự lập phiếu xuất kho, phiếu nhập kho (mẫu do công ty ban hành), ngoài ra còn làm cả nhiệm vụ định khoản trên các phiếu xuất- nhập kho nói trên. Các công trình khi nào có nhu cầu nguyên vật liệu thì mới mua về đồng thời cũng xuất ngay, do đó giá xuất kho nguyên vật liệu tại chân công trình là giá thực tế đích danh. Khi phát sinh nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu (mua ngoài) nhân viên kế toán ở đội sẽ tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 152, 153: Giá mua cả thuế GTGT Có TK 3386: Nhập chi phí sản xuất (đơn vị khoán gọn) Khi xuất dùng nhân viên kế toán đội ghi: Nợ TK 621, 627: Ghi tăng chi phí sản xuất Có TK 152, 153: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng. Định kỳ cuối tháng nhân viên kế toán hoặc chủ nhiệm công trình sẽ mang hoá đơn GTGT cùng với Phiếu xuất- nhập kho nộp về Công ty để Kế toán phụ trách đội, xí nghiệp tổng hợp và lập Bảng kê chi phí. Mẫu số 2: Bảng kê chứng từ chi phí vật liệu Bảng kê chứng từ chi phí vật liệu STT Chứng từ Số hiệu Ngày tháng Nội dung chi phí Tổng số tiền Trong đó chi tiết VL-621 1331 Tổng cộng - Sổ sách tổng hợp và sổ sách chi tiết: Đối với nguyên vật liệu lưu trữ tại kho Công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất- nhập kho Kế toán vật tư ghi chép vào sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 152, TK632, TK511, TK 33311. Đối với nguyên vật liệu nhập- xuất tại chân công trình định kỳ cuối tháng kế toán phụ trách đội, xí nghiệp tập trung Hoá đơn mua hàng, Phiếu nhập- xuất kho để lên Bảng kê chi phí. - Sơ đồ hạch toán kế toán nguyên vật liệu Việc hạch toán tăng giảm nguyên vật liệu tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 12: Hạch toán kế toán nguyên vật liệu TK331, 1111, 1121 TK152 TK632 Giá mua chưa thuế Giá vốn hàng bán TK1331 Thuế TK627, 621 TK3386 NVL sử dụng cho các công trình NVLcác đội mua dùng cho xây dựng 3. Hạch toán tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ thường là tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần vào giá thành sản phẩm sau nhiều chu kỳ, nhiều giai đoạn qua hình thức khấu hao. Do vậy, TSCĐ trong doanh nghiệp phải được quản lý chặt chẽ theo từng đối tượng và từng nơi sử dụng. - Tài khoản sử dụng: Kế toán Công ty sử dụng TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”, TK214 “ Hao mòn Tài sản cố định”, TK 009 “Nguồn vốn khấu hao”. TK 214 được chi tiết thành các tiểu khoản: TK 21412: Hao mòn nhà cửa TK21413: Hao mòn máy móc thiết bị TL 21414: Hao mòn phương tiện vận tải truyền dẫn TK 21415: Hao mòn thiết bị dụng cụ quản lý TK 21417: Hao mòn giàn giáo cốp pha TK 21418: Hao mòn Tài sản cố định khác - Hệ thống chứng từ sử dụng: Do TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn (>5 triệu) nên Công ty chỉ được phép tiến hành nhượng bán, thanh lý, điều chuyển hoặc mua sắm TSCĐ khi có quyết định cho phép từ phía Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. * Các chứng từ TSCĐ sử dụng gồm: + Biên bản thanh lý TSCĐ + Thẻ TSCĐ + Biên bản giao nhận TSCĐ + Biên bản đánh giá lại TSCĐ * Các chứng từ khấu hao TSCĐ gồm: + Bảng tính khấu hao TSCĐ + Bảng phân bổ khấu hao + Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ - Quy trình luân chuyển chứng từ: Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ không thường xuyên diễn ra nên ở đây ta chỉ xét một số trường hợp đặc trưng. * Nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua sắm. + Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, Giám đốc Công ty sẽ làm Đơn xin đầu tư trình lên Giám đốc Tổng Công ty chờ ký duyệt. + Sau khi được chấp nhận, Công ty lập Dự án đầu tư với nội dung: mua TSCĐ ở đâu, nguồn vốn huy động ở đâu, phương thức đầu tư, tìm kiếm đối tác đầu tư... + Công ty sẽ thực hiện các thủ tục đấu thầu. Sau đó Công ty tiến hành ký Hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp ghi rõ phương pháp bàn giao, phương thức thanh toán... + Khi bàn giao Công ty sẽ tổ chức Hội đồng giao nhận gồm đại diện của cả 2 bên. Hội đồng này sẽ lập Biên bản giao nhận TSCĐ vận hành chạy thử. + Giám đốc Công ty sau khi nhận được công văn của Công ty về việc giao nhận TSCĐ sẽ gửi Quyết định cho phép công ty ghi tăng TSCĐ, tăng nguồn vốn. + Kế toán TSCĐ căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ lập Thẻ TSCĐ, Bảng tính kháu hao, phản ánh vào sổ tổng hợp và chi tiết. * Tăng TSCĐ do điều chuyển + Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, Giám đốc Công ty xây dựng số 34 sẽ làm Công văn trình lên Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội xin điều chuyển TSCĐ. + Sau khi xem xét, Giám đốc Tổng Công ty sẽ gửi 1 Quyết định cho Công ty về việc điều động TSCĐ, đồng thời hướng dẫn về các thủ tục điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên. + Công ty và Công ty xây dựng số 34, Hội đồng giao nhận sẽ lập Biên bản giao nhận vận hành chạy thử. + Căn cứ vào công văn xin điều chuyển TSCĐ của Công ty xây dựng số 34, Biên bản giao nhận TSCĐ, Giấy đồng ý cho đơn vị điều chuyển giảm TSCĐ... Giám đốc Tổng Công ty gửi Quyết định: Đồng ý cho đơn vị điều chuyển giảm TSCĐ. Đồng ý cho Công ty xây dựng số 34 tăng TSCĐ, đồng thời tăng nguồn vốn. + Kế toán TSCĐ căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ lập thẻ TSCĐ, bảng tính khấu hao, phản ánh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết. * Giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán. + Khi phát hiện 1 TSCĐ trong Công ty quá cũ không sử dụng được, Công ty sẽ tổ chức hội đồng đánh giá lại TSCĐ để xem xét hiện trạng TSCĐ, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. Sau đó hội đồng này lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ. + Giám đốc Công ty gửi Thông báo cho các đơn vị trực thuộc, Công văn cho Tổng Công ty xây dựng Hà Nội về việc thanh lý nhượng bán TSCĐ trong đó ghi rõ giá trị thanh lý. + Căn cứ vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Quyết định cho phép thanh lý TSCĐ của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, giấy đề nghị mua của người mua, Hội đồng thanh lý sẽ lập Biên bản thanh lý TSCĐ. + Cuối cùng Kế toán TSCĐ huỷ thẻ TSCĐ, bảng tính khấu hao, ghi vào sổ chi tiết, vào nhật ký chung, vào sổ cái. * Trích khấu hao TSCĐ Kế toán TSCĐ tiến hành tính khấu hao theo phương thức khấu hao đều. Dựa vào năng lực hoạt động của Công ty, thời gian sử dụng của TSCĐ mà Công ty tự ấn định tỷ lệ cũng như mức trích khấu hao theo tháng, tuy nhiên vẫn phải nằm trong khung quy định của Nhà Nước. Định kỳ hàng quý, Kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao một lần, lập bảng tính khấu hao cho từng loại TSCĐ và phân bổ khấu hao cho từng bộ phận sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó kế toán ghi nhật ký chung và phản ánh vào sổ cái TK 214. - Sổ sách tổng hợp và sổ sách chi tiết: Căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Kế toán TSCĐ sẽ phản ánh vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK211, TK214, TK627, TK642. Tuỳ thuộc vào nghiệp vụ tăng TSCĐ liên quan đến loại TSCĐ nào, bộ phận nào sử dụng kế toán sẽ tiến hành ghi chép sổ chi tiết TSCĐ. Cuối năm, Kế toán TSCĐ sẽ lập Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ và Báo cáo khấu hao TSCĐ trình lên Ban quản trị Công ty . - Sơ đồ hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ Tại Công ty Xây dựng số 34 công tác tổ chức hạch toán TSCĐ được thực hiện theo Chế độ kế toán 1141/BTC do Bộ Tài Chính ban hành. Công tác đó được mô tả theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 13: Hạch toán TSCĐ TK331,1111,1121 TK211 TK214 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Nguyên TK1332 giá Thuế TSCĐ thanh lý Tk411 TK821 TSCĐ tăng do Giá trị điều chuyển còn lại Sơ đồ 14: Hạch toán nghiệp vụ trích khấu hao TK211 TK214 TK627 Thanh lý, nhượng bán Trích khấu hao TSCĐ TSCĐ dùng cho sản xuất TK642 Xoá sổ TSCĐ Trích khấu hao TSCĐ khấu hao hết dùng cho quản lý 4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Do Công ty giao việc cho các đơn vị trực thuộc theo hình thức khoán gọn nên kế toán ở Công ty không theo dõi thù lao trả cho các lao động ở đội, nhân viên kế toán sẽ làm công việc này. Cuối tháng, chủ nhiệm công trình tập hợp chứng từ liên quan mang về Công ty để kế toán ghi nhận chi phí. - Tài khoản sử dụng: Tại phòng kế toán Công ty, kế toán sử dụng TK 334,338,622,627,642 để thanh toán lương và các khoản trích theo lương. Hàng năm, dựa trên cơ sở doanh thu dự kiến phòng TCHC sẽ lập quỹ lương dự kiến theo công thức sau: Quỹ lương dự kiến= Hệ số x Doanh thu dự kiến Mức lương chính của mỗi cán bộ, nhân viên công ty được tính trên mức lương cơ bản và hệ số. Đây là căn cứ để tính các khoản trích theo lương (25% trong đó: 19% tính vào chi phí quản lý, 6% trừ vào lương cán bộ). Trên cơ sở doanh thu dự kiến và doanh thu thực hiện hàng tháng phòng TCHC sẽ tính ra mức lương thực tế từng người. Trong lương thực tế, ngoài bộ phận lương chính còn có lương năng suất: Lương năng suất= Lương chính x hệ số năng suất Lương thực tế = Lương chính x (1+ Hệ số năng suất) Nếu doanh thu/tháng = 3.5tỷ/tháng cán bộ quản lý sẽ hưởng lương năng suất bằng 100% lương chính. Nếu doanh thu/tháng < 3.5 tỷ/tháng hệ số năng suất < 100% Cuối tháng phòng TCHC sẽ gửi phòng TCKT bảng lương của các nhân viên, trong đó nêu rõ chức danh, mức lương cơ bản, hệ số, số tiền đã tạm ứng kỳ I số tiền còn được lĩnh... Định kỳ ngày phát lương các nhân viên ở các phòng ban đến phòng TCKT nhận lương. - Hệ thống chứng từ sử dụng; Để hạch toán lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng hệ thống chứng từ bao gồm: + Hợp đồng giao khoán + Bảng chấm công và chia lương + Bảng thanh toán lương chi tiết + Bảng tổng hợp thanh toán lương - Quy trình luân chuyển chứng từ: Tại đội xây lắp, căn cứ vào nhu cầu thực tế của công trình như: san lấp mặt bằng, bốc dỡ đóng cọc, dựng lán trại, sơn, hàn, trát tường... chủ nhiệm công trình lập Hợp đồng giao khoán chi tiết theo từng tổ (tổ sắt, tổ hàn, tổ nề...) Hàng ngày, theo khối lượng công việc mà các công nhân thực hiện được chủ nhiệm công trình lập Bảng chấm công và chia lương: theo dõi số ngày làm việc, số công thực hiện, số tiền được lĩnh. Bảng chấm công được treo công khai để các công nhân có thể theo dõi đảm bảo công bằng. Cuối tháng nhân viên kế toán hoặc chủ nhiệm công trình sẽ mang Hợp đồng giao khoán và Bảng chấm công về phòng Kỹ thuật thi công để xác định đơn giá, công khoán, xác định khối lượng và chất lượng công việc làm được. Sau khi kỹ thuật viên tiến hành thẩm định và xác nhận về khối lượng thi công, phòng TCHC xác nhận số công nhân thực tế của mỗi đội. Sau khi đã lấy các xác nhận cần thiết, phòng TCKT sẽ lập Bảng thanh toán lương chi tiết từng tổ, trên cơ sở đó kế toán lập Bảng tổng hợp thanh toán lương. Sau khi được Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị ký duyệt, các bảng này được chuyển tới thủ quỹ. Kế toán thanh toán sẽ lập phiếu chi và thủ quỹ chi tiền. - Sổ sách tổng hợp và sổ sách chi tiết Cuối tháng khi nhân viên kế toán đội gửi các chứng từ minh chứng về việc chi trả tiền lương, kế toán phụ trách đội sẽ lập Bảng kê chi phí nhân công. Mẫu số 6: Bảng kê chi phí nhân công Bảng kê chi phí nhân công Công trình................ STT Số chứng từ Ngày chứng từ ND chi phí Tổng ghi có TK 3386 Trong đó chi tiết ghi nợ TK 622 TK 6271 Phân bổ lương Định kỳ cuối tháng khi nhận được các chứng từ do đội gửi về, Kế toán Công ty mới ghi sổ nhật ký chung một lần, đồng thời ghi sổ cái TK622, 627, 3386. Công ty xây dựng số 34 không ghi giảm chi tạm ứng TK 1413 mà lại ghi tăng một khoản phải trả đội, xí nghiệp TK 3386, đây là một điểm khác so với chế độ kế toán hiện hành. Hàng tháng sau khi đã lập các bảng kê, vào sổ cái, ghi sổ nhật ký chung, kế toán sẽ tiến hành kưu giữ các hợp đồng giao khoán, Bảng thanh toàn lương, Bảng phân bổ lương, Bảng kê chi phí nhân công theo tập chứng từ, quản lý theo từng tháng, từng công trình. 5. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán a. Thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng - Để phản ánh các quan hệ thanh toán này, kế toán Công ty sử dụng các tài khoản sau: TK 131 “Phải thu khách hàng” chi tiết thành các tiểu khoản + TK 1311: Phải thu khách hàng (xây lắp) + TK 1312: Phải thu khách hàng (dịch vụ xi măng) + TK 1313: Phải thu khách hàng (dịch vụ khác) TK 331 “Phải trả nhà cung cấp” chi tiết thành các tiểu khoản: + TK 3311: Phải trả đối tượng khác + TK 3312: Phải trả nhà thầu phụ - Các chứng từ mà Công ty sử dụng làm căn cứ trong quan hệ thanh toán gồm: + Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, các xác nhận của địa phương đối với các nguyên vật liệu tự khai thác. + Hợp đồng nhận thầu giữa Công ty với các chủ đầu tư hoặc các nhà thầu nhằm phục vụ công trình + Các phiếu thu- chi, các uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. + Quyết toán A- B, giấy đồng ý chấp nhận thanh toán công trình hoặc từng hạng mục công trình. - Để theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp (Công ty xi măng Nghi Sơn và Công ty Gang thép Thái Nguyên ) và khách hàng, Kế toán tổng hợp sử dụng sổ chi tiết công nợ dùng cho tài khoản 131, 331. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán sẽ ghi chép và sổ nhật ký chung và sổ cái các TK 131, TK 331. - Việc hạch toán tình hình biến động về công nợ của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 18: Hạch toán thanh toán với khách hàng TK 511, 515, 711 TK131 TK111, 112, 152 Giá bán Khách hàng trả nợ hoặc đặt trước TK3331 Thuế Sơ đồ 19: Hạch toán thanh toán với nhà cung cấp TK 111, 112 TK 331 TK152, 153 Công ty trả nợ NVL, Công cụ dụng cụ hoặc ứng trước mua ngoài TK1331 Thuế GTGT b. Thanh toán nội bộ trong Công ty - Công ty cấp vốn cho các đội 70% tổng giá trị công trình. Vì vậy để phản ánh được lượng tiền tạm ứng cho các đội, chi phí phục vụ cho thi công công trình kế toán đội sử dụng các tài khoản sau + TK 1413: Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ + TK 3386: Nhận chi phí sản xuất (đơn vị khoán gọn) Công ty không sử dụng TK 136, 336 vì ở các đội, xí nghiệp không tổ chức bộ máy kế toán độc lập. - Hàng tháng nhân viên kế toán ở các đội tập hợp chứng từ liên quan đến các chi phí phát sinh trong tháng như: hoá đơn GTGT, bảng chấm công, giấy biên nhận... và lập bảng kê chi phí để Công ty theo dõi chi phí các đội thi công công trình. Tại Công ty quan hệ thanh toán này được hạch toán như sau: Sơ đồ 20: Quan hệ thanh toán nội bộ TK111,112,152 TK1413 TK3386 TK621,622,627 Thanh toán bù Tạm ứng cho trừ giữa các Hoàn chứng từ các đội đội khi thu chi phí từ các đội được tiền TK1111 Thừa Thiếu Sau khi công trình được nghiệm thu bàn giao (coi như đã tiêu thụ) Công ty chưa thanh toán bù trừ ngay mà chỉ thanh toán bù trừ cho các đội khi thu được tiền của bên chủ đầu tư. Vì thế mà TK 1413 luôn có số dư Nợ, còn TK 3386 luôn có số dư bên Có. Việc sử dụng TK 3386 buộc các đội phải chịu trách nhiệm về công trình mình phụ trách. Chất lượng công trình phụ thuộc vào thẩm định của các bên liên quan, nếu công trình không đạt yêu cầu chủ đầu tư sẽ không trả đủ tiền theo hợp đồng đã thoả thuận. Nếu Công ty đã thanh toán hết cho đội thì phần thiệt hại này Công ty phải chịu. Vì vậy Công ty sẽ thanh toán bù trừ cho đội chỉ khi nào các đội nộp tiền thu được từ phía chủ đầu tư cho Công ty. c. Thanh toán với ngân sách Nhà Nước. Các khoản nộp Ngân sách chủ yếu của Công ty bao gồm: + Thuế GTGT: Do Công ty thi công rất nhiều công trình mà các công trình có thời gian thi công dài nên có những thời điểm chỉ có một số hạng mục công trình được thanh toán, trong khi còn rất nhiều công trình đang thi công. Vì vậy thuế GTGT đầu vào luôn lớn hơn thuế GTGT đầu ra. Do đó hàng năm sau khi bù trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra thì Công ty luôn không phải nộp thuế GTGT. + Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế chủ yếu mà Công ty nộp vào Ngân sách hàng năm. + Thuế môn bài: là loại thuế đăng ký kinh doanh mà Công ty phải nộp cố định hàng năm. - Để theo dõi tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước, kế toán Công ty sử dụng tài khoản 333, chi tiết thành các tiều khoản: + TK 3331: Thuế GTGT + TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp + TK 3338: Thuế môn bài - Nghiệp vụ thanh toán với Ngân sách chủ yếu là thanh toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế này được tính như sau: + Đầu năm trên cơ sở Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa Công ty với các chủ đầu tư hoặc các công trình mà đội xây dựng tìm kiếm được, kế toán thanh toán tính ra doanh thu dự kiến. Định kỳ hàng quý Công ty nộp thuế TNDN trên mức dự kiến. + Cuối mỗi quý cục thuế sẽ gửi thông báo nộp thuế về Công ty. Công ty có thể nộp ngay hoặc nộp chậm sau một thời gian, có thể nộp bằng tiền mặt hoặc TGNH. + Khi nộp tiền, căn cứ vào thông báo nộp thuế Công ty sẽ lập giấy nộp tiền vào Ngân sách, kế toán tổng hợp sẽ căn cứ vào giấy nộp tiền để ghi sổ kế toán. + Cuối năm sau khi quyết toán thuế TNDN, nếu Công ty nộp thiếu thì Công ty phải nộp bổ sung, còn nếu nộp thừa thì số thừa sẽ được trừ vào năm sau. - Sau đây là sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với Ngân sách Sơ đồ 21: Hạch toàn nghiệp vụ thanh toán với Ngân sách TK6425 TK333 TK1111,1112 Tính ra số phải nộp Số thực nộp trong năm IV- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp tại Công ty xây dựng số 34 1. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 34 1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty là các công trình, khoản mục công trình. Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục: Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí máy thi công. Khoản mục chi phí sản xuất chung. 1.2. Đặc điểm và phương pháp hạch toán. a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành công trình, khoảng 70% đến 80%. Do công ty áp dụng hình thức giao khoán nên công việc tìm kiếm, mua bán nguyên vật liệu sử dụng cho công trình là do đội thi công tự đảm nhiệm, Công ty chỉ ứng tiền cho các đội khi các đội có nhu cầu. Chỉ khi nào có nhu cầu sử dụng thì các đội mới tiến hành mua, nhập kho nguyên vật liệu nên lượng vật liệu tồn kho là không lớn, vì thế khi xuất kho giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng tài khoản: TK 621, TK 14133, TK 133. - Hệ thống chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng kê chứng từ chi phí vật liệu. - Quy trình luân chuyển chứng từ: Kế toán đội, xí nghiệp tiến hành tập hợp chứng từ gốc (Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho) và căn cứ vào đó để lập Bảng kê chứng từ chi phí nguyên vật liệu chuyển lên phòng kế toán. Bảng kê này được lập riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí, lập theo từng tháng. Khi nhận được chứng từ do các đội chuyển lên, kế toán chi phí tại Công ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ gốc với Bảng kê chi phí nguyên vật liệu do kế toán đội lập. Sau khi đã kiểm tra các chứng từ, kế toán tiến hành nhập số tổng cộng trên bảng kê chứng từ chi phí và phiếu kế toán. Từ phiếu kế toán, máy tính sẽ tự kết chuyển, phản ánh các nghiệp vụ vào Sổ chi tiết TK 621 (theo dõi cho từng công trình), Sổ cái TK 621, Nhật ký chung. - Sổ sách tổng hợp và sổ sách chi tiết: Sổ chi tiết TK 621 được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí, sổ được mở theo quý. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào sổ chi tiết và cuối tháng, đến cuối quý máy tính thực hiện kết chuyển tự động. Ví dụ: Công trình UBND phường Vĩnh Tuy Ngày 4/3/2002, mua vật liệu nhập kho, kế toán đội căn cứ vào hoá đơn GTGT, lập phiếu nhập kho và ghi bút toán: Nợ TK 152- Đá: 1950000 Nợ TK 152- Cát vàng: 1750000 Nợ TK 1331: 185000 Có TK 14133: 3885000 Ngày 10/3/2002 xuất vật liệu cho công trình, kế toán đội lập phiếu xuất kho và ghi: Nợ TK 621: 280000 Có TK152: 280000 Cuối tháng lên bảng kê chứng từ chi phí nguyên vật liệu gửi Công ty, kế toán Công ty tiến hành nhập vào phiếu kế toán. Cuối quý máy tự kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp cho công trình. Nợ TK 621: 280000 Nợ TK 1331: 14000 Có TK14133: 294000 Ta có thể lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong quý II của công trình UBND phường Vĩnh Tuy. bảng tổng hợp chi phi nguyên vật liệu Công trình: UBND phường Vĩnh Tuy Từ ngày 04/04/2002 đến ngày 30/06/2002 Vật liệu chính Vật liệu phụ Tổng Chi phí đầu kỳ 31.771.855 13.616.510 45.388.365 Chi phí trong kỳ 69.111.084 29.619.037 98.730.121 Cộng chi phí cuối kỳ 100.882.939 43.235.547 144.118.486 b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện công việc của từng cá nhân là trách nhiệm của tổ trưởng các tổ, đội. Đối với công nhân sản xuất dưới các đội kể cả nhân viên quản lý đội, Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán. Lương cấp bậc chỉ là căn cứ để tính BHXH. Chi phí nhân công tực tiếp tại Công ty bao gồm: tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp các công trình, không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tài khoản sử dụng: TK 334, TK 622, TK 14133 - Chứng từ sử dụng: Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng kê chi phí nhân công. - Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết TK 622, Sổ cái TK 622, Nhật ký chung. - Quy trình luân chuyển: + Cuối tháng nhân viên kế toán đội mang Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công về phòng Kỹ thuật xin xác nhận. Sau dó tiến hành lập Bảng thanh toán lương chi tiết cho từng tổ, lập Bảng thanh toán lương tổng hợp cho cả đội tiến hành xây lắp công trình. Căn cứ vào đó kế toán đội lập Bảng kê chi phí nhân công rồi gửi lên cho phòng Kế toán. + Kế toán chi phí sau khi nhận được bảng kê chi phí cùng các chứng từ gốc tiến hành đối chiếu, kiểm tra sau đó nhập số liệu từ bảng kê vào phiếu kế toán. Từ phiếu kế toán, máy tính phản ánh tự động các nghiệp vụ vào Sổ chi tiết TK 622, Sổ cái Tk 622, Sổ cái TK 334, Nhật ký chung. + Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân, khi có bảng chấm công cho công nhân nghỉ phép thì kế toán tiến hành tính toán, hạch toán trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ. Hợp đồng giao khoán Số 02 Công trình: UBND phường Vĩnh Tuy Tổ nề Tổ trưởng: Nguyễn Thị Dịu STT Nội dung công việc Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện KTV xác nhận KTV ký Khối lượng Đơn giá Bắt đầu Kết thúc Khối lượng Thành tiền Bắt đầu Kết thúc 1 Trát tường m2 50 9500 1/4 30/4 50 475000 2/4 29/4 2 Lát nền m2 103 10000 1/4 30/4 95 950000 2/4 29/4 Tổng cộng 1425000 Bảng chấm công và chia lương STT Họ tên Số hiệu Bậc lương Số ngày trong tháng ghi theo công Tổng số công Tổng số tiền 1 2 ... 10 11 ... 15 16 17 ... 24 25 ... 30 31 1 Nguyễn Thị Dịu x x ... x x ... x 18 442.241 2 Nguyễn Hữu Tài x x x x ... ... x 14 343.900 1.425.000 Công ty xây dựng số 34 bảng thanh toán lương chi tiết Công trình: UBND phường Vĩnh Tuy Tháng 4 năm 2002 Tổ nề STT Họ và tên Số tiền được thanh toán Tạm ứng kỳ 1 Số tiền còn lĩnh kỳ 2 Ký nhận 1 2 3 4 Nguyễn Thị Dịu Nguyễn Hữu Tài Trần Văn Sửu Nguyễn Đức Báu 442.241 343.900 335.000 303.859 442.241 343.900 335.000 303.859 1.425.000 1.425.000 Công ty xây dựng số 34 bảng thanh toán lương tổng hợp Xí nghiệp xây dựng số 1 Công trình UBND phường Vĩnh Tuy STT Họ tên Tổ thực hiện Số tiền thanh toán Tạm ứng kỳ 1 Số còn lĩnh kỳ 2 Ký nhận 1 2 ... Nguyễn Thị Dịu Đặng Hữu Đoàn ... Tổ nề Tổ sắt ... 1.425.000 3.372.000 ... 1.425.000 3.372.000 ... Tổng 9.250.000 9.250.000 Bảng kê chứng từ chi phí nhân công tháng 3+4 năm 2002 Công trình: Nâng cấp, sửu chữa UBND phường Vĩnh Tuy Ông Dương Quang Tuấn STT Chứng từ Nội dung chi phí Tổng giá trị chứng từ chi phí Trong đó chi tiết SH NT CP nhân công (622) CP nhân công gián tiếp(627) 1 2 Phân bổ lương T3/02 Phân bổ lương T4/02 13.190.000 11.470.000 10.790.000 9.250.000 2.400.000 2.220.000 24.660.000 20.040.000 4.620.000 Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Sửa chữu trụ sở UBND phường Vĩnh Tuy Từ ngày 01/04/2002 đến ngày 30/06/2002 STT Ngày CT Nội dung Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có 2 2 1913 01/04/02 31/05/02 30/06/02 Dư đầu kỳ Phân bổ lương T2 Phân bổ lương T3+4 K/c CPNC đến 30/6/02 9.965.000 20.040.000 30.005.000 9.965.000 30.005.000 30.005.000 30.005.000 Công ty xây dựng số 34 sổ cái tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/04/2002 đến ngày 30/06/2002 STT Ngày CT Nội dung TK đối ứng Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có 2 ... 2 ... 1913 ... 01/04/02 ... 31/05/02 ... 30/06/02 ... Dư đầu kỳ Phân bổ lương T2/02 CTVT ... Phân bổ lương T3+4/02 CTVT ... Kết chuyển CPNC CTVT ... 334 ... 334 ... 154 9965000 ... 20040000 ... ... 30005000 9965000 ... 30005000 80015000 80015000 c. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Công ty vừa có máy thi công riêng vừa tiến hành thuê dịch vụ máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công gồm: Chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công sử dụng máy, chi phí khấu hao máy, chi phí mua ngoài. Chi phí khấu hao máy thi công được phân bổ cho từng công trình theo thời gian sử dụng máy, các chi phí còn lại được hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình. - Tài khoản sử dụng: TK 14133- Nhận chi phí sản xuất TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công TK 6231- Chi phí nhân công TK 6232- Chi phí vật liệu TK 6234- Chi phí khấu hao máy TK 6237- Chi phí mua ngoài - Chứng từ sử dụng: Hợp đồng thuê máy, Biên bản thanh toán kinh phí thuê máy, Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ khấu hao. - Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết TK 623, Sổ cái TK 623, Nhật ký chung. * Đối với máy thi công thuê ngoài Công ty phải trả một khoản tiển thuê trong đó bao gồm toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công điều khiển máy, chi khấu hao, chi phí khác. Trong trường hợp này kế toán hạch toán tiền thuê máy thi công vào TK 6237. * Đối với máy thi công của Công ty: Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục c.1. Chi phí vật liệu Tài khoản được sử dụng là TK 6232 Các chứng từ: Hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Bảng kê chứng từ chi phí máy thi công. Việc hạch toán tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu tực tiếp Ví dụ: Ngày 17/5/2002 chi phí nhiên liệu xăng sử dụng cho máy thi công phục vụ công trình UBND phường Vĩnh Tuy là Xăng 92, tổng giá trị chi phí là 265000, trong đó thuế GTGT là 11450. Nghiệp vụ này được hạch toán như sau: Nợ TK 623: 253550 Nợ TK 1331: 11450 Có TK 14133: 265000 c.2. Chi phí nhân công điều khiển máy thi công Chi phí nhân công sử dụng máy thi công chỉ phản ánh tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển máy, không phản ánh phần trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Chứng từ sử dụng: Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công, Bảng thnah toán lương. Tài khoản sử dụng: TK 334, TK 6231 Hàng ngày chủ nhiệm công trình tiến hành theo dõi ngày công của từng nhân công sử dụng máy thi công để tiến hành lập Bảng chấm công. Căn cứ vào bảng chấm công được xét duyệt của phòng kỹ thuật, kế toán đội tiến hành lập bảng thanh toán lương và cuối tháng lên Bảng kê chứng từ chi phí máy thi công gửi cho phòng kế toán. Căn cứ vào chứng từ do đội gửi lên, kế toán nhập vào phiếu kế toán, máy sẽ tự động kết chuyển vào các sổ: Sổ chi tiết TK 623, Sổ cái TK 623, Sổ cái TK 334, Sổ cái TK 154. Ví dụ: Chi phí nhân công điều khiển máy thi công tháng 5 công trình UBND phường Vĩnh Tuy Tiền lương 1 tháng của 1 nhân công = Đơn giá tiền lương 1 công x số công của 1 người trong 1 tháng Trần Văn Lâm: 35000 x 27C = 945000đ Đỗ Đức Việt: 35000 x 23C = 805000đ ... = 3500000 c.3. Chi phí khấu hao máy thi công Máy thi công của Công ty được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều. Tỷ lệ trích khấu hao do Công ty ước tính theo thời gian sử dụng của từng loại náy và được sự đồng ý của Cục quản lý vốn. Phương pháp tính khấu hao máy thi công: Số khấu hao máy thi công phải = Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao trích trong năm Hệ số phân bổ Tổng chi phí khấu hao máy thi công khấu hao máy thi công = cho từng công trình Tổng số giờ sử dụng máy thi công trong tháng Cuối tháng, kế toán thực hiện trích khấu hao cho máy thi công và máy tính tự động vào bảng phân bổ khấu hao cho từng công trình và kết chuyển vào sổ cái TK 623, sổ nhật ký chung. Chi phí khấu hao máy thi công được phân bổ theo thời gian sử dụng: Chi phí KHMTC phân bổ cho từng = Thời gian sử dụng x Hệ số phân bổ công trình Ví dụ: Phân bổ khấu hao máy thi công cho công trình UBND phường Vĩnh Tuy tháng 3 năm 2002. Chi phí KHMTC phân bổ cho công trình = 25 x 34265,28 = 856.632 UBND phường Vĩnh Tuy c.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài Ngoài các chi phí kể trên công tác vận hành máy thi công còn phải cần đến một vài chi phí khác như chi sửa chữa, tiền điện, nước để vận hành máy. Công tác hạch toán phần chi phí này như sau: Tài khoản sử dụng: TK 623 Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng Sổ kế toán: Sổ chi tiết TK 623, Sổ cái TK 623, Nhật ký chung Chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán đội tập hợp trên Bảng kê chi phí máy thi công và gửi về phòng kế toán kèm theo các chứng từ gốc. Kế toán chi phí tiến hành xem xét tính hợp lý của các chi phí rồi nhập vào Phiếu kế toán, máy sẽ tự chuyển và Sổ chi tiết TK 623, Sổ cái TK 623, Sổ nhật ký chung. Các chi phí liên quan đến máy thi công đã được tập hợp thông qua các bảng kê do đội gửi lên cuối tháng, máy tính sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí này sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Ta có thể tổng hợp chi phí máy thi công của công trình UBND phường Vĩnh Tuy trong quý II như sau: Bảng tổng hợp chi phí máy thi công Công trình: UBND phường Vĩnh Tuy Từ ngày 01/04/2002 đến ngày 30/06/2002 NVL Nhân công Khấu hao MTC Chi phí khác Tổng Chi phí đầu kỳ 448.979 856.632 650.000 1.955.611 Chi phí trong kỳ 253.550 3.500.000 0 500.000 4.253.550 Cộng chi phí cuối kỳ 702.529 3.500.000 856.632 1.150.000 6.209.161 d. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung tại Công ty gồm: chi phí công cụ dụng cụ, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi khác bằng tiền. Trong những chi phí trên Công ty chỉ tiến hành phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng công trình, còn chi phí công cụ, dụng cụ, chi nhân công, chi khác dùng cho công trình nào thì tập hợp cho công trình đó trong 1 tháng. Chi phí khấu hao TSCĐ được tính hàng tháng theo phương pháp khấu hao đều, mỗi TSCĐ lại có một tỷ lệ khấu hao riêng. d.1. Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê chứng từ chi phí khác. Tài khoản sử dụng:TK 6273 Khi mua công cụ, dụng cụ kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng để lập Phiếu nhập kho. Khi đội có nhu cầu sử dụng cần xuất kho thì kế toán đội lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 2 liên: 1 liên giữ lại đội, 1 liên đính kèm với bảng kê chứng từ chi phí khác để gửi lên phòng kế toán. Kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa bảng kê với các chứng từ gốc rồi nhập vào máy. Khi đó máy sẽ thực hiện việc ghi sổ: Sổ chi tiết TK 627, Sổ cái TK 627, Nhật ký chung. d.2. Chi phí khấu hao TSCĐ không phải là máy thi công. Chứng từ sử dụng: Bảng trích khấu hao, bảng phân bổ chi phí khấu hao, bảng kê chi phí khác. Tài khoản sử dụng: TK 627, TK 214 Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều,chi phí khấu hao được tính theo tháng. Số KHTSCĐ trích trong năm = Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao Số KHTSCĐ Nguyên giá x Tỷ lệ KH trích theo tháng = 12 Cuối tháng chi phí khấu hao được phân bổ cho từng công trình theo thời gian sử dụng TSCĐ. d.3. Chi phí nhân viên đội Chi phí nhân viên đội bao gồm tiền lương của nhân viên quản đội (lương được tính theo lương khoán), các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy, nhân viên quản lý đội. Tiền lương của nhân viên quản lý đội được hạch toán tương tự như tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp. Cuối mỗi quý, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn bộ lao động tham gia sản xuất. Trong đó BHXH được trích 20% trên lương cấp bậc (người lao động nộp 5%), BHYT trích 3% trên lương khoán (người lao động nộp1%), KPCĐ trích 2% trên lương khoán. Ví dụ: lương phải trả nhân viên quản lý đội công trình UBND phường Vĩnh Tuy tháng 3/2002 Nợ TK 627: 2400000 Có TK 334: 2400000 Các khoản trích BHXH của công nhân đội công trình UBND phường Vĩnh Tuy quý 2/2002 Nợ TK 627: 500250 Có TK 338: 500250 Cuối quý kế toán tiến hành bút toán phân bổ trên máy tính để vào sổ chi tiết, Sổ cái TK 627, Nhật ký chung. d.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng Tài khoản sử dụng: TK 6278 Cuối tháng kế toán đội tiến hành tập hợp toàn bộ hoá đơn chi phí dịch vụ mua ngoài tiến hành lập bảng kê chứng từ chi phí khác gửi lên phòng kế toán. Kế toán chi phí khi nhận được chứng từ do các đội gửi lên tiến hành kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ gốc và số liệu trên bảng kê sau đó nhập vào phiếu kế toán. Từ phiếu kế toán, máy tính sẽ thực hiện việc ghi sổ: Sổ chi tiết TK 627, Sổ cái TK 627, Sổ nhật ký chung. Chi phí sản xuất chung của công trình UBND phường Vĩnh Tuy trong quý II được thể hiện dưới bảng sau: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công trình: UBND phường Vĩnh Tuy Từ ngày 01/04/2002 đến ngày 30/06/2002 Công cụ, dụng cụ Lương nhân viên BHXH BHYT Khấu hao TSCĐ CP khác Tổng CPĐK 268.328 2.906.520 166.750 0 491.679 3.833.257 CPTK 545.454 6.320.000 500.250 67.333 540.483 361.600 8.335.120 Cộng CPCK 813.782 9.226.500 667.000 67.333 540.483 853.279 12.168.377 e. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp Công ty hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng công trình, khoản mục công trình. Chi phí được tập hợp theo khoản mục giá thành bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp chi phí cho công trình đó. Chứng từ sử dụng: Bảng kê chứng từ chi phí Tài khoản sử dụng: TK 154 “ Chi phí sản xuất dở dang” Sổ kế toán: Sổ chi tiết TK 154, Sổ cái TK 154, Sổ nhật ký chung Cuối tháng căn cứ vào các Bảng kê chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí khác, kế toán phụ trách đội tiến hành lập Bảng kê chứng từ chi phí. Bảng kê này được nộp cùng với các bảng kê chứng từ chi phí theo các yếu tố chi phí đã trình bày ở trên. Cuối quý máy tính thực hiện các bút toán kết chuyển tự động: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí nhuyên vật liệu Kết chuyển chi phí máy thi công Kết chuyển chi phí khác Các nghiệp vụ kết chuyển được ghi vào Sổ chi tiết TK 154, Sổ cái TK 154, Sổ nhật ký chung. Công ty xây dựng số 34 sổ cái tài khoản 154 Chi phí xây lắp Từ ngày 01/04/2002 đến ngày 30/06/2002 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ SH NT Nợ Có Nợ Có ... 2185 2161 2152 1921 1918 1916 1913 1912 ... ... 30/06/02 30/06/02 30/06/02 30/06/02 30/06/02 30/06/02 30/06/02 30/06/02 ... Dư đầu kỳ ... Kết chuyển CPVL CTVT Kết chuyển CPNC CTVT Kết chuyển CPM CTVT Kết chuyển CPSXC CTVT Kết chuyển CPSXC CTVT Kết chuyển CPVL CTVT Kết chuyển CPSXC CTVT K/c chi phí giá vốn CTVT ... ... 621 622 623 627 627 621 627 632 ... 64.18.730 60.005.000 4.253.550 6.320.000 907.054 34.561.391 1.108.066 206.294.254 64.970.463 2. Đánh giá sản phẩm dở dang Chi phí thực tế xây lắp dở dang được xác định là toàn bộ chi phí từ khi khởi công công trình cho đến thời điểm đánh giá sản phẩm dở dang. Nếu công trình hay hạng mục công trình chưa được bàn giao hay đã bàn giao nhưng chủ đầu tư mới chỉ chấp nhận thanh toán một phần thì phần còn lại chưa được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán cũng được xác định là chi phí thực tế sản phẩm dở dang. 3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng số 34 a. Đối tượng tính giá thành Do đặc điểm của Công ty xây dựng thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, quy trình sản xuất phức tạp, thời gian kéo dài nên đối tượng tính giá thành tại Công ty là các công trình, hạng mục công trình. Kế toán Công ty tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp khi sản phẩm được hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. Như vậy kỳ tính giá thành không trùng với kỳ kế toán. Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định như sau: Giá thành thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực SPXL hoàn thành = XL dở dang + XL phát sinh - tế XL dở bàn giao trong kỳ ĐK trong kỳ dang CK b. Phương pháp hạch toán Cuối mỗi tháng máy tính đều tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong tháng cho từng công trình. Đến khi công trình hoàn thành thì giá thành là toàn bộ số chi phí được kết chuyển vào TK 632. Công ty không sử dụng Bảng tính giá thành cho các công trình mà giá thành được theo dõi ngay trên Sổ chi tiết TK 632, Sổ cái TK 632. Tài khoản 632- giá vốn hàng bán Công trình: sửa chữa, nâng cấp UBND phường Vĩnh Tuy Từ ngày 01/04/2002 đến ngày 30/06/2002 Chứng từ Nội dung Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ SH NT Nợ Có Nợ Có 2185 2162 30/06/02 30/06/02 Dư đầu kỳ Kết chuyển giá vốn Kết chuyển giá vốn công trình 206.294.254 206.294.254 206.294.254 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Công trình: UBND phường Vĩnh Tuy Từ ngày 01/04/2002 đến ngày 30/06/2002 Khoản mục chi phí NVL trực tiếp NC trực tiếp Máy thi công CPSX chung Tổng Dư đầu kỳ 45.388.365 13.793.230 1.955.611 3.833.257 64.970.463 Phát sinh trong kỳ 98.730.121 30.005.000 4.253.550 8.335.120 141.323.791 Dư cuối kỳ 0 0 0 0 0 Tổng giá thành 144.118.486 43.798.230 6.209.161 12.165.377 206.294.254 Nhật ký chung Quý II năm 2002 STT Chứng từ NT ghi sổ Nội dung SHTK Phát sinh SH NT Nợ Có ... 1 ... 45 47 ... 75 ... ... 1 ... 2 1 ... htoan2 ... ... 01/04/02 ... 31/05/02 31/05/02 ... 30/06/02 ... 30/04/02 ... 31/05/02 31/05/02 ... 30/06/02 ... ... Hoàn c.từ CPVL T4+5 CTVT ... Phân bổ lương T3+4 CTVT Hoàn c.từ CPMTC CTVT T4+5 ... H.toán 2% BHYT Q1/02 CTVT ... ... 621 1331 14133 ... 622 334 623 1331 14133 ... 627 14133 ... ... 56672180 3678756 ... 20040000 4253550 61450 67333 ... ... 1 59350936 20040000 4315000 67333 ... Cộng Phần III: Nhận xét và các ý kiến đóng góp Nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty xây dựng số 34 1. Ưu diểm. Được thành lập không lâu nhưng Công ty xây dựng số 34 đã không ngừng trưởng thành và phát triển. Với sự nỗ lực của cán bộ CNV toàn Công ty thì uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định. Ban đầu phạm vi hoạt động của Công ty là từ Thanh hoá trở ra nhưng nay phạm vi hoạt động đã mở rộng ra cả nước với đại diện là các xí nghiệp, chi nhánh. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty tương đối gọn nhẹ (một phòng có 6 kế toán, kể cả thủ quỹ).Việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung- phân tán là thích hợp để đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của kế toán trưởng, khẳng định được khả năng chuyên môn của các nhân viên kế toán tại các đội, xí nghiệp, giúp giảm bớt công việc cho phòng kế toán mà vẫn có thể theo dõi, giám sát việc ghi chép của kế toán đội thông qua các chứng từ gốc gửi về Công ty. Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung cũng là phù hợp vì hình thức ghi sổ này tương đối đơn giản, quy trình hạch toán không phức tạp, dễ cơ giới hoá công tác kế toán phù hợp với địa bàn hoạt động của Công ty. Công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty cũng khá tốt, nhất là các phần hành về kế toán TSCĐ và kế toán vốn bằng tiền. + Công ty xây dựng số 34 trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội nên khi phát sinh nhu cầu tăng giảm TSCĐ Công ty phải chịu sự quản lý của Tổng Công ty. Vì vậy, việc tăng giảm TSCĐ của Công ty luôn luôn được kiểm tra, điều chỉnh giữa Công ty và Tổng Công ty do đó không có sai phạm xảy ra. + Trong tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền do tiền được tạm ứng cho các công trình chủ yếu lấy từ nguồn vay ngắn hạn ngân hàng nên hàng tháng phải chịu lãi suất rất cao (0,7%/tháng). Chỉ khi nào các đội, xí nghiệp có nhu cầu vay tạm ứng thì Công ty mới lập giấy nhận nợ đến vay ngân hàng, và tiền sau khi mang về ngay lập tức được chuyển đến các đội bởi ngày nào tồn quỹ thì Công ty phải trả lãi ngày đó. Vì vậy lượng tiền mặt tồn quỹ rất ít thậm chí không đáng kể. Do đó ở Công ty xây dựng số 34 không có kiểm kê quỹ hàng ngày hay định kỳ mà chỉ có so sánh đối chiếu số dư giữa Kế toán thanh toán với thủ quỹ cuối mỗi ngày. tiền mặt trong Công ty chủ yếu được sử dụng để trả lương, thưởng, tạm ứng còn TGNH được dùng để thanh toán với bên ngoài. Việc chi tiết TK 1121 thành các tiểu khoản 11211,11223, 11214 giúp Công ty quản lý chặt chẽ hơn lượng tiền gửi, đồng thời hạn chế được những sai sót không đáng có. + Đối với công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chỉ được nhập kho Công ty khi có sự yêu cầu từ phía khách hàng và sau khi nhập kho được chuyển ngay đến cho khách hàng. Vì vậy lượng hàng tồn kho thường không đáng kể do đó việc kiểm tra là không thường xuyên, kèm theo đó đơn vị cũng không phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cho nên kế toán đã không sử dụng TK 159 là hợp lý. Việc không tham gia quản lý nguyên vật liệu tại công trình giúp phòng kế toán giảm bớt trách nhiệm đồng thời các đội được phép chủ động hơn trong hạch toán nguyên vật liệu. + Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được sự hướng dẫn, chỉ đạo của các nhà quản lý Công ty, do đó ngày càng được hoàn thiện. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty là các công trình, hạng mục công trình là hợp lý, công việc tính giá thành tương đối đơn giản, chính xác. Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách Công ty áp dụng là phù hợp với chế độ hiện hành. Việc kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản mục của từng công trình theo từng tháng giúp cho công việc theo dõi chi phí được thuận tiện nhanh chóng. Các nhà quản lý có thể dựa vào đó để tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất, từ đó đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty 2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nói trên, công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty còn có những khó khăn và tồn tại nhất định. + Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Do địa điểm thi công xa nên việc luân chuyển chứng từ ban đầu còn chậm, gây sự thiếu chính xác, kịp thời trong quá trình hạch toán chi phí trong kỳ. + Về hạch toán lương và các khoản trích theo lương: Cũng do việc luân chuyển chứng từ các đội gửi lên chậm nên nghiệp vụ phân bổ lương không chính xác giữa các kỳ. Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép mà phát sinh vào kỳ nào thì hạch toán luôn và kỳ đó do đó ảnh hưởng đến khoản mục chi phí nhân công giữa các kỳ. Đây là điểm bất hợp lý trong việc hạch toán chi phí nhân công tực tiếp của Công ty. + Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Công ty không lập bảng tính giá thành cho từng công trình mà giá thành được theo dõi trên TK 632- chi tiết từng công trình. Trên TK này chỉ phản ánh số tổng cộng mà không phân ra theo từng khoản mục chi phí làm cho việc theo dõi, phân tích các khoản mục trong giá thành không thuận tiện. 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty Như chúng ta đã biết thông tin kế toán được cung cấp không những phải chính xác mà còn phải kịp thời để phản ánh đúng thực tế phát sinh. Do đó phòng kế toán nên có quy định về thời hạn nộp chứng từ để tránh trường hợp chi phí phát sinh kỳ này được hạch toán vào kỳ sau. Nếu hết tháng mà đội, xí nghiệp chưa chuyển chứng từ lên thì sẽ phải chịu phạt. Hiện nay, tiền lương nhân công trực tiếp tham gia xây lắp và nhân viên quản lý đội được tập hợp chung trên một bảng kê khiến cho việc tập hợp chi phí sản xuất chung không thuận tiện. Do đó kế toán nên tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trên một bảng kê riêng: Bảng kê chứng từ chi phi nhân công trực tiếp, còn tiền lương của nhân viên quản lý đội được tập hợp trên bảng kê chứng từ chi phí khác. Công ty cũng nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân. Và để đáp ứng được yêu cầu của việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo các khoản mục chi phí thì Công ty nên lập Bảng tính giá thành cho từng công trình. Hàng tháng, căn cứ vào các bảng kê chứng từ chi phí, kế toán lập bảng tính giá thành cho từng công trình. Nhìn chung, việc tổ chức hạch toán kế toán ở Công ty xây dựng số 34 là tương đối hoàn thiện, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên cũng cần phải ngày một hoàn thiện hơn để có thể quản lý nguồn tài chính của Công ty được tốt nhất. Kết luận Qua tìm hiểu về Công ty xây dựng số 34 ta có thể thấy được rằng công tác tổ chức hạch toán kế toán có liên quan đến mọi hoạt động, mọi phòng ban. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá qua công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp đó. Trong những năm qua, với sự quan tâm của cấp trên, Công ty xây dựng số 34 đã đạt được nhiều thành tích trong công tác thi công xây dựng. Tuy nhiên, công tác kế toán của Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao vai trò quản lý nội bộ thì Công ty nên có biện pháp, kế hoạch nhất định để hoàn thiện công tác kế toán. Mặc dù đã cố gắng đưa ra một cách đầy đủ nhất tình hình công tác kế toán của một số phần hành kế toán tại đơn vị, song do giới hạn về thời gian kiến tập và hiểu biết của bản thân em còn nhiều hạn chế nên báo cáo này không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn để báo cáo này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn T.S Nguyễn Thị Hồng Thuý cùng toàn cán bộ lãnh đạo trong phòng TCKT của Công ty xây dựng số 34 đã tạo điều kiện, hướng dẫn em thực hiện được báo cáo này. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: tổng quan về công ty xây dựng số 34 2 I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng số 34 2 II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 34 4 1. Đặc điểm của sản phẩm và công nghệ sản xuất của sản phẩm 4 2. Quy trình hoạt động của Công ty xây dựng số 34 5 3. Quy mô về vốn và tài sản 6 4. Quy mô về lao động 9 III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiềm vụ các phòng ban 12 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty 12 2. Chức năng, nhịêm vụ các bộ phạn, phòng ban 12 Phần II: tổ chức hẹ thống kế toán 16 I. Đặc điểm của bộ máy kế toán 16 II. đặc điểm vạn dụng chế độ kế toán tại đơn vị 18 III. tổ chức các phần hành của đơn vị 20 1. Kế oán vốn bằng tiền 2 2. Hạch toán nguyên vật liệu 27 3. Hạch toán tài sản cố định 30 4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 34 5. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán 36 IV. hạch toán chi phí sản xuất và tính gias thành công trình xây lắp tại công ty xây dựng số 34 40 1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 34 40 2. Đánh giá sản phẩm dở dang 52 3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng số 34 52 Phần III: nhận xét và các ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại công ty xây dựng số 34 54 1. Ưu điểm 54 2. Nhược điểm 55 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty 56 Kết luận 57

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34778.doc
Tài liệu liên quan