Báo cáo thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội

Hoạt động ngoại thương ngày càng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Nó cho phép khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với chính sách đổi mới, mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Nhà nước ta cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương trong đó có xuất nhập khẩu, AGREXPORT HANOI là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản là chính. Công ty đang phải cạnh tranh với rất nhiều đơn vị khác để chiếm lĩnh nguồn hàng, thị trường để tiếp tục đứng vững và phát triển. Với đường lối chính sách chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ coa kinh nghiệm lâu năm trong nghề với chính bề dầy lịch sử của Công ty, AGREXPORT nhất định sẽ đạt và vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Và càng tin tưởng hơn khi đất nước vẫn có được sự tăng trưởng ổn định và các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng cao.

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng năm đầu của mối quan hệ là một con số tương đối lớn. Họ đã trở thành một trong những bạn hàng chính của Tổng công ty trong thời kỳ này ( xem bảng 11: thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn 1995-1997). Bảng 11: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn 1995-1997 Đơn vị: R-USD Năm Thị trường 1995 1996 1997 Asean 10.387.126 1.318.751 1.635.053 Tây âu 2.283.607 -- 60.605 LB Nga 1.199.016 399.960 -- Trung Quốc 798.254 22.500 962.341 Nhật 183.528 127.720 33.210 Hồng Kông 561.067 -- 398.510 Đài Loan 263.473 352.277 383.207 Mỹ 581.688 -- 19.621 Các nước khác -- 570.126 268.284 Tổng 16.257.759 2.791.334 3.760.831 Cùng với đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh là việc Công ty phải chia các phòng ban thành các nhóm tổng hợp kết hợp với chuyên doanh. Đi kèm với nó là cơ chế khoán đến từng phòng, đã phát huy tích cực khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ kinh doanh, hoạt động kinh doanh có hướng rõ rệt và tính được hiệu quả kinh doanh của mình. Hiện nay, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đang đi đầu trong cơ chế khoán của Công ty. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường thì chất lượng hàng hoá là hết sức quan trọng, xét riêng mặt hàng lạc nhập khẩu của Công ty. Nhu cầu trên thị trường về hàng lạc nhân của Công ty thì rất cao trong khi đó khối lượng lạc nhân sản xuất trong nước chỉ bán ra thị trường quốc tế khoảng 38%. Nguyên nhân chính là do chất lượng hàng của ta là chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu của bạn hàng trên thế giới. Trong năm 1996, trị giá lạc nhân bị khiếu nại vì chất lượng là 141827 USD. Cũng từ đó, yêu cầu đặt ra cho chất lượng hàng hoá của Công ty là gay gắt hơn. Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế trước kia như việc Công ty phân rõ trách nhiệm giữa người làm nghiệp vụ với người kiểm tra chất lượng; giữa các đơn vị giao hàng với Công ty .... Mặt khác, Công ty cũng bổ sung các văn bản quy chế về kiểm tra chất lượng, giải quyết các vấn đề phát sinh để nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ kinh doanh. Nhờ đó mà tình trạng kiém chất lượng giảm hẳn trong năm 1997, uy tín của Công ty càng được nâng lên. Nhờ vậy mà Công ty có được những kết quả nhất định. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều đặn, không có sự biến động lớn. Cụ thể một số chỉ tiêu tài chính trong năm 1996 - 1997 được trình bày trong bảng sau: Bảng 12 Một số chỉ tiêu tài chính năm 1997 và 1998 Đơn vị; Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1996 1997 So với kế hoạch Doanh thu 100.104 175.082 Nộp ngân sách 1.142 30.540 177% Lợi nhuận sau thuế 1.010 200 8% Quỹ lương 1.064 2.030 110% Thu nhập bình quân 0,75 0,72 Nguồn: Báo cáo kết quả công tác năm 1996 - 1997 Tuy có được mức tăng của doanh thu nhưng lợi nhuận của Công ty các năm 1995 - 1997 lại giảm đi nhiều so với năm 1994. Kết quả đạt được của giai đoạn này là do một số nguyên nhân sau: - Công ty định hướng đúng đắn về công tác thị trường, tập trung vào khai thác thương nhân, phát triển thị trường, tháo gỡ khó khăn bằng cách định ra các chủ trương biện pháp phù hợp với thị trường trong và ngoài nước như: có mức giá phù hợp, quan tâm tới chất lượng, phương thức thanh toán, chọn đối tác kinh doanh. Do đó, Công ty đã thu hút được nhiều bạn hàng mới, đồng thời duy trì được một số bạn hàng cũ. - Công ty định hướng đúng về xuất khẩu hàng chuyên doanh. Để giải quyết sự hụt hẫng sau khi thị trường truyền thống mất đi, Công ty đã xây dựng hướng kinh doanh tổng hợp các mặt hàng dựa trên các mặt hàng truyền thống chuyên doanh. - Việc chia lại bộ máy tổ chức thành các phòng ban chuyên doanh và việc để cho các phòng tự chủ trong kinh doanh cũng góp phần tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên phát huy được hết năng lực của họ, tận dụng hết khả năng của Công ty để kinh doanh tăng kim ngạch và tăng lợi nhuận. - Trong hoạt động kinh doanh sôi động đầy tính cạnh tranh, với lượng tiền của đưa vào lưu thông lớn, xấp xỉ 100 tỷ đồng. Nhưng Công ty vẫn đảm bảo được vốn gốc gần như 100%. Đó là một thắng lợi lớn trong kinh doanh và quản lý của Công ty trong các năm này. - Tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu là 35/65, tỷ trọng giữa kinh doanh tự doanh và uỷ thác thường là 50/50 giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh đối ngoại là 1/9. Với những con số này là phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và của Công ty lúc đó. Riêng năm 1997 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt con số 21,549 triệu USD tăng gấp hai so với năm 1996 số thương vụ thực hiện ở các phòng lên đến gần 100, trong đó có thương vụ trị giá lớn 3 - 4 triệu USD. Tuy nhiên, những năm này, do vấp phải một số khó khăn khách quan trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc tan rã khối SEV và Liên Xô đã làm mất đi nhiều bạn hàng lớn, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty và các tổ chức xuất khẩu khác đã làm Công ty phải giảm giá xuất hàng hoá của mình để thu hút bạn hàng. Năm 1997, cơ chế chính sách của nhà nước trong điều hành thương mại tiếp tục hoàn thiện. Việc nhà nước kiên quyết đấu tranh ngăn chặn nạn buôn lậu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có Công ty tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu thuận lợi, nhất là những mặt hàng có thuế suất cao. Bên cạnh thuận lợi này là một khó khăn lớn vì tình hình kinh tế đất nước bước vào thời kỳ khó khăn thử thác mới. Nếu khó khăn diễn ra đầu năm 1997 là vấn đề vốn lưu động trong kinh doanh thì sáu tháng cuối năm lại nổi lên tỷ giá đồng Việt Nam so với ngoại tệ tăng lên đột biến, hiện tượng này có lợi cho Công ty trong việc xuất khẩu nhưng lại gây ảnh hưởng không tốt đến việc nhập khẩu. Giá vốn tăng, tồn đọng hàng, lãi vay quá hạn.... Mà trong thời gian này mặc dù phương hướng của Công ty là đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, song có nhiều nguyên nhân làm cho lợi nhuận thu được từ xuất khẩu giảm, do vậy Công ty phải tranh thủ nhập khẩu với phương châm "lấy nhập bù xuất". Hơn nữa, vào những tháng cuối năm, ngân hàng không đủ đô la mỹ để bán nên hoạt động nhập khẩu của Công ty bị hạn chế. Cơ chế điều hành thương mại có nhiều tiến bộ song còn nhiều bất công, quản lý nhiều ngành, nhiều cấp chồng chéo, gây cản trở thương mại. Cơ chế chính sách chưa ổn định như viên nhà nước ngừng nhập khẩu 12 mặt hàng, nhưng lúc ngừng, lúc cho nhập hay việc thay đổi bổ sung thuế nhập khẩu liên tục làm cho Công ty lúng túng, không chủ động được trong kinh doanh. Đứng trước những khó khăn như vậy, Công ty đã đề ra một số phương hướng và biện pháp thực hiện kế hoạch một số tiếp theo như sau: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tập trung vào các mặt hàng điều, cà phê, hạt tiêu, gạo.... Đặc biệt chú ý tới việc phát triển mặt hàng chuyên doanh như lạc nhân. Trong 1998 có thể chính phủ sẽ bỏ quản lý hạn ngạch nhiều mặt hàng để tiến tới tự do hoá kinh doanh. Do vậy các đơn vị nhất là chi nhánh phía Nam cần tập trung trí tuệ, nguồn lực khai thác triệt để lợi thế kinh doanh, đầu tư vào những mặt hàng trên. Để phát triển doanh số những loại mặt hàng này, trước hết Công ty cần nghiên cứu ngay chính sách thị trường, khách hàng. Củng cố thị trường khách hàng hiện có, có chính sách ưu đãi với khách hàng về giá cả, phương thức thanh toán và điều kiện giao hàng để xây dựng hệ thống khách hàng lâu dài, đồng thời cần xúc tiến nghiên cứu, thâm nhập các thị trường mới, nhất là việc chú ý tới thị trường Đông Âu cũ, vì đây là thị trường rất quen thuộc với Công ty đã bị gián đoạn nhiều năm do các nước này thay đổi cơ cấu chính trị, nay họ đã và đang phát triển trở lại. Chú trọng tới việc tạo được nguồn hàng xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của khách hàng đề ra. Một vấn đề nữa là Công ty cần duy trì thị trường tiêu thụ nội địa, khai thác triệt để khả năng sẵn sàng có và quan tâm khai thác đồng đều tiềm năng cả 3 miền đất nước. Ngoài ra, Công ty còn có một số dự án liên doanh liên kết với nước ngoài và trong nước. Đã cơ bản xong sự án liên doanh xây dnựg trung tâm Thương mại OPERA tại số 6 Tràng Tiền (thành khu nhà cao tầng làm văn phòng cho thuê với đối tác liên doanh là Mỹ). Đây là cố gắng lớn của Công ty cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của các cơ quan hữu quan, dự kiến trong quý II năm 1998 sẽ khởi công xây dựng liên doanh này. Dự án sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu ở kho Đông Khê - Hải Phòng và Kho Đà Nẵng. Dự án đầu tư giống lạc có chất lượng tổ của Trung Quốc ở Diễn Châu - Nghệ An và Thái Bình. 3.6. Giai đoạn từ 1998 đến nay (Phần II) 4. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm thực phẩm Hà Nội - Tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hàng năm về mua bán, chế biến, vận chuyển, bảo quản và xuất khẩu nông sản. - Tổ chức thu mua nông sản và một số mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, cùng với đó là tổ chức xuất khẩu các loại sản phẩm theo kế hoạch được giao. - Tổ chức nhập khẩu cá loại vật tư hàng hoá cần thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong nước. - Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch của nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, của nhu cầu sản xuất nông nghiệp và của các ngành khác trong nước. - Cùng với các cơ quan xuất nhập khẩu trong và ngoài ngành, tổ chức nghiên cứu cùng tìm kiếm xây dựng thị trường xuất khẩu và nguồn hàng ổn định. - Trên cơ sở các văn bản, quy định của nhà nước, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty tổ chức liên doanh liên kết với các cơ sở, đơn vị trong và ngoài nước, đảm bảo tự hạch toán kinh doanh, đảm bảo hoàn vốn và có lãi. - Tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý các cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện trực tiếp phục vụ nhu cầu kinh doanh của Công ty. - Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành, hướng dẫn các công ty xuất nhập khẩu trực thuộc thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ cần thiết khác. - Là doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh được cấp, bao gồm: Nông lâm sản và các sản phẩm chế biến Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ các loại. Các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm của nó. Các hoá chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tơ các loại và các sản phẩm thuộc ngành tơ dệt Dịch vụ xuất nhập khẩu Thương nghiệp bán buôn bán lẻ, giới thiệu hàng nông sản thực phẩm vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng. 5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội có bộ máy tổ chức được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là Công ty được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng và các nhân viên dưới quyền được nhóm vào các bộ phận phòng ban trên cơ sở hình thành tay nghề hoặc các hoạt động giống nhau, tuy không phải không có nhược điểm nhưng đây là mô hình quản lý phù hợp nhất với Công ty. 5.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Công ty AGREXPORT Hà Nội với 91 CBCNV từ những nhiệm vụ, chức năng, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, đòi hỏi phải có bộ máy quản lý và sản xuất hợp lý thì mới sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức quản trị của từng doanh nghiệp không nhất thiết phải giống nhau mà phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp để xây dựng được cơ cấu tổ chức quản trị phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp. AGREXPORT Hà Nội căn cứ vào những nguyên tắc phù hợp với cơ chế quản trị mới như: - Có mục tiêu chiến lượng thống nhất - Có chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn trách nhiệm cân xứng nhau - Có sự mềm dẻo về tổ chức - Có sự tập chung thống nhất về một đầu mối - Đảm bảo phát triển hiệu quả trong kinh doanh Dựa vào các nguyên tắc trên, Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức quản lý theo mô hình sau: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban giám đốc: Giám đốc 2 Phó giám đốc Các phòng ban quản lý Các phòng nghiệp vụ XNK Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch thị trường Ban đề án thanh toán nợ XNK 1 XNK 2 XNK 3 XNK 4 XNK 5 XNK 6 5.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy 5.2.1. Giám đốc Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 5.2.2. Các phó giám đốc Có hai người , thực hiện các nhiệm vụ được ban giám đốc giao phó, thay mặt giám đốc Công ty điều hành các công việc khi được giám đốc uỷ quyền. 5.2.3. Các phòng ban quản lý Làm chức năng nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý hành chính nhà nước không trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu. 5.2.3.1. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu lên giám đốc để sắp xếp bộ máy và tổ chức công tác của Công ty nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị. Giúp giám đốc trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh tế của các đơn vị cơ sở, thực hiện các chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giúp giám đốc thực hiện các mặt công tác bảo vệ nội bộ an toàn, khen thưởng và kỷ luật lao động. 5.2.3.2. Phòng Tài chính kế toán: Giúp cho giám đốc kiểm tra quản lý điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của Công ty và đơn vị cơ sở. Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu tài chính, thu nộp ngân sách, thanh toán việc sử dụng vốn. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động tiêu cực vi phạm hành chính chế độ kinh tế tài chính của nhà nước trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các đơn vị trực thuộc Công ty. Tiến hành phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác kinh doanh xuất nhập khẩu và cung cấp số liệu, tài liệu thông tin cần thiết cho các công việc điều hành, kiểm tra của giám đốc, để các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng tài chính kế toán của Công ty là một cơ cấu hoàn chỉnh cũng theo kiểu trực tuyến chức năng. Nó tạo ra các vị trí hợp lý cũng như cơ cấu việc làm hợp lý của các nhân viên trong phòng. Theo cơ cấu này thì các nhân viên trong phòng đều phải hoạt động dưới sự chỉ đạo và giám sát của trưởng phòng. Chính nhờ đó mà nó giúp cho trưởng phòng có thể dễ dàng giám sát và quản lý nhân viên của mình. 5.2.3.3. Phòng kế hoạch thị trường: - Bộ phận kế hoạch Tham mưu cho giám đốc xây dựng chương trình kế hoạch mục tiêu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngắn hạn, trung hạn và trung hạn. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm và từng thời gian để trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt. Tổng hợp giao hàng theo tháng, quý, tổng kết hoạt động của doanh nghiệp. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu tham gia xây dựng phương án kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế giúp giám đốc chỉ đạo quản lý quy định về giá trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế đối ngoại. - Bộ phận thị trường Giúp giám đốc quản lý về công tác đối ngoại, chính sách thị trường thương nhân, về công tác pháp lý, tuyên truyền quảng cáo, về thông tin liên lạc và lễ tân đối với thị trường trong và ngoài nước. Công tác thị trường nghiên cứu tổng hợp quản lý toàn diện về đối nội đối ngoại của Công ty bao gồm cả công việc giao dịch, bản dịch thông tin.... Công tác lễ tân chuẩn bị tiếp đón và nghi lễ giao dịch cần thiết đối với khách ngoại và khách nội. Quản lý và bảo quản các vật dụng, tài sản thuộc phòng khách nhằm phục vụ cho công tác giao dịch được tốt. 5.2.3.4. Ban đề án thanh toán nợ Giải quyết các khoản nợ trong và ngoài nước tồn đọng trước đây trong nước và ngoài nước. Xây dựng và đề xuất các phương án thu hồi công nợ còn tồn đọng ở các địa phương, trình để giám đốc duyệt, đồng thời phối hợp với các phòng ban kinh doanh tổ chức đối chiếu sổ lưu cũ và kế hoạch thị trường, đàm phán thương lượng với khách hàng trong nước cũng như thương nhân nước ngoài nhằm giải quyết tốt công tác thanh toán nợ. Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với khách hàng Phối hợp với các phòng ban, cá nhân có liên quan, cung cấp các chứng từ cần thiết, tổng hợp các báo cáo định kỳ về tình hình thu hồi công nợ cho lãnh đạo Công ty và giúp tiến hành thanh toán công nợ được tiến hành thuận lợi. Tìm các đối tác xây dựng các đề án kinh doanh và làm thủ tục liên quan đến đề án có tính khả thi. 5.2.4. Các phòng nghiệp vụ XNK : 6 phòng Trực tiếp xuất nhập khẩu các mặt hàng của Công ty đã được uỷ ban kế hoạch thành phố cho phép kinh doanh, ngoài ra còn làm đại lý tiêu thụ các mặt khác mà pháp luật cho phép. Khai thác các mặt hàng trong phạm vi cả nước, xây dựng phương án thu mua và xuất khẩu Được phép liên doanh liên kết xuất nhập khẩu với các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước và các đơn vị khác có liên quan trên cơ sở phương án được giám đốc duyệt. Được phép làm uỷ thác khi thấy cần thiết và hiệu quả. 5.2.5. Các chi nhánh Có chức năng nhiệm vụ giống như phòng kinh doanh XNK giúp Công ty mở rộng thị phần trên phạm vi cả nước Các chi nhánh Hải phòng, TPHCM, Đà Nẵng Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang: chuyên thu mua và chế biến Dứa và Dưa chuột để xuất khẩu. Ngoài ra, thực hiện kinh doanh các mặt hàng khác (nếu có). Xí nghiệp chế biến nông sản Vĩnh hoà: Chủ yếu thu mua, chế biến Điều để xuất khẩu. Như vậy, Công ty có mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty thông qua các phòng ban quản lý. Các công văn, lệnh từ giám đốc đến các phòng ban nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc cũng có thể từ giám đốc xuống các phòng ban quản lý như phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch thị trường, ban đề án thanh toán công nợ Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, trực tiếp là cấp uỷ đảng Công ty. Dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, Công ty thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định. Công ty được quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động. II. Hoạt động sản xuất kinh doanh (5 năm trở lại đây) 1. Sản phẩm Với chức năng là xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm theo quyết định cấp ngày 10/5/1995 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành nghề kinh doanh của Công ty là xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu.....), kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. Đến năm 1998, ngành nghề kinh doanh của Công ty được bổ sung thêm, Công ty được phép xuất khẩu các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ và tiêu dùng, nhập khẩu phương tiện vận tải, vật tư, nguyên liệu máy móc thiết bị phụ tùng nông sản và hoá chất. Hiện nay các mặt hàng chủ yếu của Công ty là: - Xuất khẩu mặt hàng: lạc nhân, hạt điều, hạt tiêu, quế, hoa hồi, các loại đậu, chè, tơ, tằm, vừng ngô.... - Nhập khẩu các loại thuốc trừ sâu, bánh quy bơ, sữa, dầu cọ, Malt bia...ống nước, phụ tùng, lốp xe.... Bảng 13: Các loại sản phẩm kinh doanh của Công ty Đơn vị: USD TT Năm Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch XNK 21328397 10542325 20223982 24202372 21502784 I Xuất khẩu 2720316 2930579 9157368 15054705 9331803 1 Lạc nhân 694346 237487 716342 16028 27083 2 Cao su 361068 405924 802945 656705 530744 3 Hạt điều 79950 1096971 590656 1330428 4 Cà phê 350136 58296 361704 260737 5 Chè 260688 321876 212069 145853 397073 6 Quế 173682 161007 108814 347627 7 Rượu 264334 69120 144461 153418 8 Hoa hồi 391931 329098 694028 724208 9 Hoa hoè 66124 84137 10 Hoa quả tươI 2998603 3541584 1570684 11 ý dĩ 92400 299040 201600 384000 420802 12 Chậu gốm 174558 283578 13 Dép xốp 121960 14 Hàng khác 641115 1343622 2569613 8048230 3201284 II Nhập khẩu 18608081 12111746 11066614 9147667 12170981 1 Thuốc trừ sâu 2053598 1822275 2276672 1745417 1847632 2 Phân bón 1046540 1100030 117620 91000 120687 3 Sữa các loạI 2743731 1854667 2568616 2640912 1976072 4 Rượu 452973 308799 235633 237677 5 Malt bia 3251303 2437001 1115682 705748 903288 6 Lúa mì 65808 1999546 437150 570627 7 Hounlon 418074 201039 83955 220930 189691 8 Máy nước nóng 25900 160907 91350 124670 9 Gạch kính 207546 238557 212081 269595 243121 10 Neo công tác 133811 61872 51812 11 Hàng khác 3434316 4366469 2088925 2648060 5905704 Nhận xét Nhìn chung tổng kim ngạch nhập khẩu có sự tăng giảm thất thường, nhưng không lớn lắm. Điều đáng ghi nhận trong những năm này là Công ty đã dần nâng cao được tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt là năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu vượt nhập khẩu đạt 15054705 USD chiếm 62,2% tổng kim ngạch XNK. Năm 1998: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 21328397 USD đạt 170,63% so với kế hoạch, 174,54% so với năm 1997. Điều này là một kết quả tốt nhưng tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu vẫn còn rất thấp (xấp xỉ 1/7). Sang năm 1999 thì kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Kim ngạch chỉ đạt 15042325 USD đạt 91% so với kế hoạch tổng Công ty giao và bằng 70,5% so với năm 1998. Trong khi kim ngạch xuất khẩu không tăng bao nhiêu 2930579 USD (98: 2720316 USD) thì kim ngạch nhập khẩu lại giảm đáng kể từ 18 608 081 USD xuống còn 12111746 USD. Điều này được giải thích là do tình hình khu vực Châu á ( thị trường chính của Công ty ) lâm vào cuộc khủng hoảng, nên doanh số thị trường này đều bị giảm. Các mặt hàng có giá trị nhập lớn đều bị giảm như thuốc trừ sâu, sữa, Malt bia... Để khắc phục tình trạng này ngoài việc hy vọng tình hình kinh tế các nước trong khu vực thoát ra khỏi hủng hoảng thì Công ty cần phải có những giải pháp kịp thời. Việc tìm được những nguồn hàng mới có hiệu quả kinh doanh cao, các thị trường lớn ổn định đã tạo điều kiện để Công ty nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói năm 2000 là một mốc son của xuất khẩu. tuy về giá trị vẫn chưa bằng so với nhập khẩu song xuất khẩu đã tăng lên 9157368 USD tăng gấp 3 lần so với năm 1999 và đạt 150,12% so với kế hoạch. Có được kết quả này do Công ty đã xuất khẩu được một số mặt hàng mới có kim ngạch cao như: hoa quả tươi (thanh long, chôm chôm, nhãn.....) 2998603 USD, hạt điều cũng có sự tăng mạnh lên 1096971 USD, ngoài ra các mặt hàng truyền thống cũng đều có được sự tăng trưởng trở lại như lạc nhân, cao su... Một mặt hàng khác là cá mực khô cũng có được kim ngạch xuất khẩu khá lớn 1.007718 USD. Chính nhờ những loại mặt hàng này mà đã có tác động trực tiếp đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu tiếp đó là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn Công ty tăng lên. Về nhập khẩu một số mặt hàng truyền thống có giá trị nhập lớn cũng có sự thay đổi. Có mặt hàng tăng nhưng có mặt hàng lại giảm. VD: như Thuốc trừ sâu, phân bón, sữa....có sự tăng nhẹ trở lại. Đặc biệt chú ý là Malt bia, vì mặt hàng này luôn có giá trị nhập cao, nhưng năm 2000 lại có sự giảm đi đáng kể (hơn một nửa, còn 1115682 USD). Ngược lại lúa mì lại tăng hơn 30 lần từ 65808 USD lên 1999546 USD. Chính vì vậy mà kim ngạch nhập khẩu giảm không đáng kể. Năm 2001, xuất khẩu vốn có được sự tăng trưởng mạnh lên mức cao nhất trong lịch sử Công ty 15054705 USD lần đầu tiên xuất khẩu đã vượt nhập khẩu "xuất siêu" kế hoạch này đã được đặt ra từ rất lâu, đến nay mới thực hiện được. Nhìn vào tổng thể, thì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng nhưng có những mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh và giá trị lớn phải kể đến đó là Hoa quả tươi, cá mực khô, hàng khô.... Ngoài ra còn rất nhiều mặt hàng mới được xuất như áo Kimono, chậu gốm, dép xốp, Hoa hoè... Do vậy mà đã có tác động rất lớn đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002 do giá cả nông sản có nhiều biến động, tăng giảm đột ngột , đặc biệt là cuối năm 2002 do một số mặt hàng như cà phê, cao su, hạt tiêu, đều tăng rất cao trên thị trường thế giới do vậy mà giá cả trong nước cũng tăng theo làm cho công tác thu mua gặp khó khăn, hơn nữa do năm 2001 giá cả xuống thấp nên làm cho tâm lý nông dân hoang mang, doanh thu không đủ chi phí, nên đã phá bỏ hoặc ít chú ý đầu tư chăm sóc cây trồng do vậy mà năng suất năm 2002 bị giảm đi đáng kể, làm cho nguồn hàng trong nước bị thiếu hụt, thêm nữa nhiều nhà buôn tích trữ đầu cơ giữ hàng chờ giá, càng làm cho tình hình kinh doanh thêm khó khăn. Hơn nữa thị trường Trung Quốc rất hứa hẹn, do vậy mà Công ty gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt của nhiều đơn vị khác, nên đã tác động trực tiếp làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Công ty từ 15054705 USD xuống còn 9331803 USD tức là giảm đi 38%. Một số mặt hàng giảm mạnh như Hoa quả tươi, hàng không sang Trung quốc. Riêng cá mực khô không còn xuất. Do vậy ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu. Còn về nhập khẩu Công ty vẫn có được nguồn hàng và đối tác, vẫn đảm bảo được kinh doanh có lãi, các mặt hàng truyền thống như thuốc trừ sâu, sữa, lúa mì, vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị vẫn giữ được sự ổn định do vậy mà kim ngạch xuất khẩu không có sự biến động lớn. 2. Thị trường Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho Công ty tăng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Thị trường của Công ty đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Trước đây nguồn cung cấp và tiêu thụ hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Liên Xô và các nước Đông Âu, việc hạch toán giá cả xuất nhập khẩu của Công ty hoàn toàn bị động, tất cả đều phải được thông qua chỉ tiêu giao khoán của Bộ. Với sự chuyển đổi cơ chế thị trường. Liên xô và các nước Đông Âu tan rã đã buộc Công ty phải xây dựng, tìm kiếm cho mình những thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc.... và vẫn duy trì thị trường truyền thống là Liên xô và Đông Âu. Nhưng quan hệ kinh tế ngày nay là quan hệ buôn bán thương mại thông qua hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu. Do vậy, Công ty hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiến nguồn hàng, thị trường. Thị trường đa dạng của Công ty được thể hiện ở bảng dưới đây Bảng 14: Thị trường kinh doanh của Công ty Đơn vị: USD TT Năm Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 I Tổng xuất khẩu 2.720.316 2.930.579 9.157.368 15.054.705 9331803 1 ASEAN 1.517.675 1.052.633 736.030 325.489 980720 2 EU 159.054 980.284 137.809 658.261 270628 3 Nhật 137.222 343.181 201.600 502.897 862212 4 Nic (Châu á trừ Singapore) 40.292 18.624 1.0487.893 889.043 1621038 5 Trung Quốc 191.617 6.844.096 12.121.191 4722637 6 ấn Độ 40.673 217.528 233.837 411.562 349498 7 Nước khác 674075 318029 337086 146262 525070 II Tổng nhậpk hẩu 18.608.081 12.111.746 11.066.641 9.147.667 12170981 1 ASEAN 2.813.540 1.298.930 849.421 629.031 1011286 2 EU 2.805.127 1.841.793 1.088.657 252.584 1636207 3 Nhật 1.717.305 951.117 587.685 445.284 567028 4 Nic (Châu á trừ Singapore) 868.216 177.348 447.645 1.115.845 973637 5 Trung Quốc 3.116.343 2.954.866 2.187.721 1.661.770 279860 6 ấn Độ 30.000 21.557 267212 7 Nước khác 7257550 4866135 5905512 5043153 4917011 Nguồn: Báo cáo tổng hợp XNK năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 của Công ty Nhận xét: Doanh số từ các thị trường mới trong giai đoạn này có sự tăng trưởng rất nhanh. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Năm 2001 nhờ doanh số thị trường này rất cao mà đã đẩy xuất khẩu vượt nhập khẩu. Điều này có được là vì Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, có sự tăng trưởng ổn định và thu nhập của người dân ngày một cao, nên nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, các nước Châu á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhưng ngược lại, thị trường các nước trong khu vực ngày một giảm, điều này được giải thích là do các nước này vẫn chưa hồi phục hẳn sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 (Năm 2002 thị trường ASEAN có dấu hiệu phục hồi). Các thị trường khác như Nhật Bản, EU, Mỹ, úc... Công ty vẫn có được thị phần tương đối, và các thị trường này ít có sự biến động. 3. Vốn kinh doanh của Công ty Vốn kinh doanh có vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế, Công ty gặp khó khăn lớn vì phải tự đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh hàng năm và hạch toán sao cho hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. Vốn kinh doanh của Công ty hình thành từ các nguồn là: vốn tự bổ sung, vốn do ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn vay. Nhưng hàng năm vốn của Công tyđược tăng thêm bằng nguồn vốn vay (chủ yếu) và vốn tự bổ sung Bảng 15: Nguồn hình thành vốn của Công ty Năm Vốn ngân sách Vốn tự bổ sung Vốn huy động (vay)` Tổng vốn Lượng (Trđ) % Lượng (Trđ) % Lượng (Trđ) % 1999 9050 7,61 4207 3,54 105663 88,85 118920 2000 9050 7,02 4207 3,26 115694 89,72 128951 2001 9050 6,61 5200 3,8 122622 89,59 136872 2002 9050 6,58 5342 3,89 123040 89,52 137432 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tài chính các năm 1999 - 2002 Qua bảng trên ta thấy quy mô vốn kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng. Nhưng nguồn vốn bổ sung chủ yếu là do vốn vay(chiếm tỷ trọng lớn), cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty còn có nhiều khó khăn về vốn cần được khắc phục. Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn (trên dưới 90%) trong khi đó nguồn vốn tự bổ sung hàng năm có sự tăng trưởng rất chậm. Điều này dẫn tới chi phí vốn lớn cho Công ty, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Hình thức sở hữu vốn của Công ty là hình thức sở hữu nhà nước 100%. Đặc điểm về cơ cấu vốn cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì Công ty là một doanh nghiệp thương mại nên cơ cấu vốn (vốn lưu động và vốn cố định) phải hợp lý để đảm bảo số vòng quay của vốn nhanh, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn Công ty. Bảng 16 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm2002 1 Tổng doanh thu Tr .đ 309073 363035 325039 2 Lợi nhuận ST -- 409,59 617,16 285,07 3 Vốn cố định -- 21358 27374 28501 4 Vốn lưu động -- 107593 109498 108931 5 Tổng vốn -- 128951 136872 137423 6 Hiệu năng VLĐ (6 =1:4 ) Tr.đ/tr.đ 2,872 3,315 2,984 7 Hiệu năng tổng vốn (7 =1:5) -- 2,397 2,652 2,365 8 Mức doanh lợi VLĐ (8=2:4) -- 0,0038 0,0056 0,0054 9 Mức doanh lợi tổng vốn (9 =2:5) -- 0,0032 0,0045 0,0043 Theo bảng 16, ta thấy tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn của công ty bình quân là 20%. Cụ thể, năm 2000 là 21358 tr.đ, chiếm 16,6%; năm 2001là27374 tr.đ, chiếm 20%; năm 2002 là 28501 tr.đ, chiếm 20,7%. Sở dĩ vốn cố định tăng trong những năm gần đây là do thực hiện chính sách chủ chương của Đảng và nhà nước tăng cường xuất khẩu hàng nông sản đã qua chế biến, đồng thời để chủ động chiếm lĩnh thị trường, nguồn hàng để xuất khẩu, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang, thực hiện chế biến nông sản tại chỗ, giúp công ty có được nguồn hàng ổn định và chủ động.Năm 2001, nhà máy này bắt đầu được triển khai và đã đi vào sản xuất. Công ty đã phảI đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất…nên đã làm cho tổng vốn cố định tăng 5996 tr.đ, tăng 28,07%. Và trong năm 2002, nhà máy này tiếp tục được đàu tư thêm một dây truyền sản xuất thứ hai nên tổng tài sản cố định vẫn tăng lên, mặc dù toàn công ty không có sự đổi mới thay thế trang thiết bị. Cơ cấu vốn như trên không phải là hoàn toàn hợp lý, song là một doanh nghiệp thương mại với lượng vốn lưu động khoảng trên 100 tỷ đồng, đây là một lượng vốn không phải nhỏ, đòi hỏi công ty phải có chính sách thị trường bạn hàng hợp lý để sử dụng đồng vốn hợp lý, làm sao để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động. Tránh tình trạng thiếu vốn hay ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm hiệu qủa kinh doanh. Về hiệu quả sử dụng vốn của công ty, qua bảng 16, ta thấy hiệu năng và mức doanh lợi của vốn không phải là cao nếu không muốn nói là quá thấp. Hiệu năng của vốn lưu động theo doanh thu thường là 3 đến 3,5 cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động công ty đưa vào kinh doanh thì tạo ra được 3 đến 3,5 đồng doanh thu. Ngoài ra, nó còn cho biết số vòng quay của vốn lưu động trong một năm. Với tính chất là một doanh nghiệp thương mại như AGREXPORT Ha Noi thì số vòng quay của vốn như trên là thấp. Mức doanh lợi của vốn cho ta biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 16 , thì mức doanh lợi của vốn theo doanh thu của công ty trung bình chỉ bằng 0,004. Kết quả này không hoàn toàn thuộc về công ty, bởi vì mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là nông sản, một mặt phụ thuộc vào thiên nhiên và có tính chất thời vụ rất rõ rệt, mặt khác thị trường nông sản thế giới những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn và và do vậy mà công ty gặp rất nhiều bất lợi. Nhưng không vì thế mà công ty không có giải pháp gì về vấn đề này, công ty cần phải có cơ cấu thực hiện các thương vụ một cách hợp lý, để tránh tồn đọng vốn trong thời gian không phải là mùa vụ nông sản, khai thác các mặt hàng mới, các mặt hàng khác có trong giấy phép kinh doanh…để tăng hiệu sử dụng vốn cho toàn công ty. 4. Lao động 4.1. Tình hình phân bổ lao động tại Công ty Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản, nên hoạt động chủ yếu của Công ty là tổ chức thu mua nông sản và một số mặt hàng khác theo yêu cầu của Công ty. Do vậy, phải có sự phân bổ làm sao để tránh tình trạng chỗ thì thiếu người, chỗ thì thừa người. Qua bảng 17 ta thấy nhân sự của Công ty được phân bổ khá đồng đều, do khối lượng công việc của các phòng tương đương nhau. - Năm 1999 số lượng lao động Công ty là 82 người, trong đó phòng tổ chức có số người đông nhất là 13 người (14,634%) phòng có số người nhỏ nhất là 2 người (2,44%). Đồng thời số lao động gián tiếp là 34 người chiếm 41,46% còn lại phần lớn là lao động trực tiếp là 48 người (58,54%). - Năm 2000, số lao động trong Công ty là 83 người. Trong đó, phòng tổ chức hành chính có số người lớn nhất là 13 người (15,663%). Phòng có số người ít nhất là 2 chiếm 3,641% tổng số lao động. Số lao động gián tiếp là 35 người chiếm 42,17% còn lại là lao động trực tiếp 48 người (53,83%). - Năm 2001 số lao động là 86 người, sự biến động về nhân sự năm này là thấp. Trong đó phòng tổ chức và phòng xuất nhập khẩu 1 có số người lớn nhất và tương đương nhau là 13 người phòng có số người nhỏ nhất vẫn là 2 (2,326 % ). Số lao động gián tiếp là 36 người, chiếm 41,86% tổng số lao động còn lại là lao động trực tiếp 50 người chiếm 58,14%. Năm 2002, số lao động trong Công ty là 91 người tăng 5 người so với năm 2001. Trong đó phòng có số người đông nhất là phòng xuất nhập khẩu - 13 người chiếm 14,286%, phòng có số người ít nhất là 2 chiếm 2,198%, số lao động gián tiếp là 35 người chiếm 38,45% còn lại là lao động trực tiếp 56 người chiếm 61,54%. Với các chi nhánh ,nhà máy trực thuộc công ty.Số lượng lao động ở các nơi này khoảng 400 người, trong đó 90 là nhân viên, cán bộ quản lý. Trong đó công nhân lao động thường xuyên tập trung chủ yếu ở 2 nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang và nhà máy chế biến nông sản Vĩnh Hoà. Số lượng công nhân ở 2 nhà máy này là 300 công nhân. Trong đó nhà máy Bắc Giang là 200 người và nhà máy chế biến điều Vĩnh Hoà là 100 công nhân. Ngoài ra, còn phải kể tới số lao động thời vụ làm tại các nhà máy này. Khi cần các nhà máy này phải huy từ 100 đến 200 công nhân cho mỗi vụ. Nhà máy Bắc Giang cần từ 100 đến140 công nhân, nhà máy điều Vĩnh Hoà cần từ 50 đến 80 công nhân. Số lao động này không thuộc các Nhà máy mà họ là những người lao động khu vực nông thôn được các nhà máy này huy động khi cần, tiền công được trả theo sản phẩm, khối lượng công việc hoặc theo ngày. Tóm lại, số lao động của Công ty giữa các năm giao động không lớn. Cụ thể, số lao động năm 2000 so với năm 1999 tăng 1 người (1,22%), năm 2001 tăng 3 người (3,614%) năm 2002 tăng 5 người (5,814%). Số người tăng lên đều tập trung ở các phòng nghiệp vụ( lao động trực tiếp). Điều này phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty ngày một mở rộng và tốt hơn, Công ty cần nhiều cán bộ nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả cao. Điều này, có thể thấy là hơi nghịch lý hiện nay ( xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý). Nhưng nó lại là không nghịch lý với Công ty. Bởi vì những người mới về đều là những người mới tốt đại học, trình độ về nghiệp vụ và ngoại ngữ khá tốt, chính họ với sức trẻ sẽ năng động trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt kết hợp với những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm tại Công ty, sẽ giúp Công ty làm ăn ngày càng phát đạt hơn. 4.2. Cơ cấu lao động của Công ty Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện cụ thể ở bảng 18 Theo bảng 18 ta thấy lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn lao động gián tiếp. Cụ thể năm 1999, 48 người chiếm 58,54% năm 2000, 48 người chiếm 53,83%, năm 2001, 50 người, chiếm 58,14%, năm 2002, 56 người, chiếm 61,54%, lực lượng lao động này hàng năm tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2001, tăng 2 người (tương đương 4,17); năm 2002 tăng 6 người (12%). Về lực lượng lao động nữ của Công ty, lực lượng này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng các năm gần đây có sự tăng lên, và tăng nhiều hơn lao động nam. Năm 1999 có 34 người chiếm 41,46% tổng số lao động; năm 2000 là 35 người, chiếm 42,17% tăng 2,94% so với năm 1999, năm 2001, là 37 người, chiếm 43,02% tổng 2 người, chiếm 45,05% tăng 4 người, tương ứng tăng 10,8%. Qua các số liệu này ta thấy xu hướng của số lao động nữ ngày càng chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với nam. Về lực lượng lao động nam của Công ty, lực lượng này chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động nữ, do tính chất nghề nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với nam hơn trong việc thu mua nông sản và hàng năm lực lượng này có tăng nhưng nhỏ hơn nữ. 4.3. Trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty Bảng 19: Trình độ lao động của Công ty Năm trình độ 1999 2000 2001 2002 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Trên đại học 3 4,69 3 3,61 3 3,49 2 2,2 Đại học và cao đảng 41 50 44 53,01 48 55,81 53 58,24 Trung cấp trở xuống 38 46,34 36 43,38 35 40,7 36 39,56 Tổng số lao động 82 103 83 100 86 100 91 100 Qua bảng trên ta thấy, trình độ cán bộ công nhân viên ở Công ty được hiện khá rõ theo 3 cấp trình độ: trên đại học, Đại học và cao đẳng, Trung cấp trở xuống. Năm 1999. Số người có trình độ trên Đại học là 3 người chiếm 3,66%, Cao đẳng và Đại học là 41 người chiếm 50% còn lại những người có trình độ từ trung cấp trở xuống 38 người chiếm 46,34% trong tổng số lao động. Năm 2000 số người có trình độ trên Đại học vẫn là 3 không tăng, nhưng tỷ trọng lại giảm xuống 3,61%. Bởi vì tổng số lao động của Công ty đã tăng lên từ 82 lên 83 người. Riêng những người có trình độ cao đẳng và Đại học tăng 3 người, chiếm 53,01%, tốc độ tăng là 7,32% so với những người ở trình độ này năm trước. Còn số lao động có trình độ từ trung cấp trở xuống giảm 2 người, xuống còn 36 người, tỷ trọng chiếm 43,38% tổng số lao động. Mức giảm là 5,26%. Năm 2001. Toàn Công ty tăng lên thêm 3 người, tăng 3,61%. Trong đó lao động có trình độ cao đẳng và đại học tăng 4 người tức tăng 9,1% tăng lên 48 người, còn số người có trình độ trung cấp trở xuống lại giảm đi 1 người từ 36 xuống còn 35 người. - Năm 2002. Toàn Công ty tăng thêm 5 người, trong đó, những lao động có trình độ trên Đại học giảm đi 1 người (Giám đốc nghỉ hưu) chỉ còn 2 người, chiếm 2,2% tổng số lao động số lao động, số lao động có trình độ Đại học, cao đẳng vẫn tăng mạnh nhất trong năm, tăng thêm 5 người, tăng lên 53 người, chiếm 58,24%. Còn lại là lao động có trình độ từ trung cấp trở xuống 36 người. Có thể nói, trình độ lao động của Công ty là khá cao. Thông thường những người có trình độ từ Cao đẳng trở lên thường chiếm từ 55 - 60%. Điều này khẳng định đội ngũ, cán bộ công nhân viên của Công ty phần lớn là những người có trình độ cao về nghề nghiệp mà lực lượng lao động này ngày một tăng, điều này là hoàn toàn bình thường với một doanh nghiệp thương mại. Nguyên nhân tăng là do khâu tuyển đầu vào - do quá trình đào tạo tại Công ty trong quá trình làm việc. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng 20 Bảng :20 kết quả một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong 3 năm 2000, 2001, 2002 Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của Công ty đạt giá trị khá lớn nhưng do tổng chi phí, lượng nộp ngân sách khá cao, nên lợi nhuận đạt được không được cao trong các năm gần đây. Cụ thể doanh thu thuần năm 2000 là 309073 trđ, năm 2001 là 363035 trđ (kết quả này do kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vượt, đặc biệt là xuất khẩu ) tăng 53962 trđ, tương đương tăng 17,46% so với năm 2000. Trong đó doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 2000 là 292367 trđ. Thu từ các hoạt động khác. Bán hàng nội địa, thu từ hoạt động tài chính, thu từ việc cho thuê kho bài là 16706 trđ. Đến năm 2001 tương ứng là 342238 trđ và 20797 Trđ. Năm 2002, doanh thu giảm xuống còn 325039 trđ, tức giảm 37996 trđ so với năm 2001. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh nên doanh thu càng giảm theo, mặc dù doanh thu khác vẫn tăng (từ 20797 lên 2400tr.đ). Còn về việc đóng góp cho nhà nước, hàng năm Công ty vẫn đảmbảo đầy đủ các nghĩa vụ nhà nước, cụ thể, nộp ngân sách các năm lần lượt là 18892, 20628, 19327 trđ. Vì thế có thể thấy rằng, Công ty cũng rất coi trọng thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Lợi nhuận bình quân sau thuế của công ty đạt bình quân là 550 tr.đ. Tỷ suất lợi nhuận bình quân sau thuế khoảng 0,15% đây là mức thấp đối với một doanh nghiệp thực hiện hoạt độnh kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhưng với Công ty là một doanh nghiệp nhà nước đạt được kết quả trên đã là một sự thành công so với nhiều doanh nghiệp nhà nước khác trong thời buổi hiện nay. Công ty vẫn có được sự tăng trưởng, tuy không cao lắm nhưng cũng rất đáng khích lệ. Lương bình quân của toàn Công ty là 500 ngàn đồng 1 người một tháng. Riêng văn phòng Công ty bình quân đạt 700 ngàn/1 người/1 tháng, đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho cán bộ công nhân viên của Công ty, qua đó khích lệ được tinh thần hăng hái lao động cho cán bộ công nhân viên. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Công ty những năm gần đây là tốt, đều có được sự tăng trưởng đều đặn. Riêng năm 2002 kết quả kinh doanh tuy không phải là thấp nhưng cũng không được khả quan như mong muốn (không đạt được kế hoạch mà Công ty đã đề ra. Điều này cũng rất dễ hiểu. Trong khi nền kinh tế quốc dân vẫn có được sự ổn định thì nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới có sự giảm đáng kể. Điều này cũng rất dễ hiểu Mà những lĩnh vực kinh doanh của Công ty có nhiều sự biến động lớn. - Hàng xuất khẩu nông sản giảm mạnh trên thị trường quốc tế, các nhà sản xuất hàng nông nghiệp ở các nước đều gặp khó khăn. Riêng ở Việt Nam giá xuất khẩu cà phê, tiêu đều tăng giảm thất thường, điều nhân tăng hơn 4.500 USD/ tấn, Cao su 550 USD/tấn thị trường lạc nhân xuất khẩu truyền thống như Inđônêsia, Malaysia chưa phục hồi. - Cơ chế của nhà nước được mở rộng nên các đơn vị kinh doanh tham gia xuất khẩu trực tiếp nhiều, sức mua của thị trường giảm, mặt khác tỷ giá đồng đô la tăng liên tục ảnh hưởng nhiều đến việc nhập khẩu Trong khi đó Công ty còn gặp nhiều khó khăn riêng như - Chưa có bạn hàng nội ngoại vững chắc, tin tưởng để xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, các bạn hàng tự làm lấy ngày một nhiều. - Công tác kiểm tra về hàng xuất khẩu đi Trung Quốc còn kéo dài chưa dứt điểm nên ảnh hưởng đáng kể tới quá trình kinh doanh của Công ty. Vì Trung Quốc bạn hàng lớn của Công ty. - Các dự án như Nhà máy Bắc Giang, liên doanh OPERA chiếm nhiều thời gian và tiền vốn của Công ty nhưng lại chưa đem lại hiệu quả hoặc không khởi công được. Đánh giá Ưu điểm - Kim ngạch xuất nhập khẩu những năm gần đây đều tăng (trừ 2001 - 2002), nhiều năm vượt kế hoạch của Công ty giao. - Lương bình quân đạt trên dưới 500 ngàn đồng 1 người/ tháng là một mức lương khá, đảm bảo cho nhu cầu đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty - Trong kinh doanh đảm bảo nộp đầy đủ các khoản thuế của nhà nước không có vấn đề tồn đọng trong kinh doanh. - Mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng phong phú (khoảng 60 mặt hàng), các dịch vụ được khai thác triệt để dù kim ngạch ít cũng làm lãi thấp cũng tạo điều kiện thực hiện. - Có quan hệ kinh doanh làm ăn với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt thị trường trong khu vực ASEAN, các đối tác láng riềng như Trung Quốc, ấn Độ. - Đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh và sản xuất của nhà máy, Xí nghiệp và bảo đảm được vốn theo quy định không bị mất hoặc chiếm dụng vốn. Đảm bảo khâu thanh toán nội ngoại nhanh nhưng không sai sót - Cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có mối quan hệ tốt tạo điều kiện trong việc phối hợp thực hiện các công việc kinh doanh. Nhược điểm: - Tuy kết quả kinh doanh cao nhưng lợi nhuận nhìn chung còn thấp ( xuất khẩu khoảng 0,5% cả phí, nhập khẩu bình quân là 1% tịnh). Lý do chủ yếu là do giá cả, tỷ giá hối đoái, chất lượng sản phẩm ..... Vấn đề này Công ty cần phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện để có hướng giải quyết. - Chi phí quản lý Công ty còn cao, còn nhiều lãng phí như chi phí thông tin, giao dịch, chi phí cố định, toàn diện để có hướng giải quyết. - Thị trường xuất khẩu chủ yếu còn nhiều hạn chế, chưa mở rộng được ngay cả mặt hàng đồ hộp sau 1 năm vẫn chưa tìm được sự ổn định. - Việc bán hàng của Công ty cả thị trường nội ngoại còn nhiều vấn đề cần phải xem xét từng bước khắc phục, các bạn hàng lớn chưa tin tưởng tuyệt đối để làm ăn lâu dài với Công ty, mặt khác hàng hoá xuất khẩu phần lớn là đi mua nóng, chưa quản lý được từ đầu nên chưa tạo được sự ổn định thường xuyên. - Quan hệ bạn hàng, môi giới, trung gian của Công ty cần phải bàn bạc xem xét để phù hợp hơn với điều kiện hiện nay, đặc biệt là công tác thị trường. Vì thị trường là công tác chung của tất cả Công ty, tất cả mọi thành viên cùng đầu tư, góp sức khai thác và phát triển có như vậy mới có thể đẩy mạnh được kinh doanh. - Vòng quay vốn còn thấp, toàn Công ty khoảng 3 - 4 vòng/ năm, riêng phần xuất khẩu 6 - 7 vòng/năm , riêng chi nhánh Sài Gòn có hệ số cao hơn. III. Giải pháp và kiến nghị 1. Giải pháp: - Tiếp tục khai thác đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, đồ hộp, đồ khô đi Trung Quốc (vì theo đánh giá hàng nông sản, hải sản, rau quả, cao su.... chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn, đây là thị trường số 1 cho xuất khẩu, sau đó là các nước ASEAN, Nga và ấn Độ..... tích cực kìm kiến càc thị trường mới. - ổn định các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu lâu nay của Công ty như hồi quế, sữa, ý dĩ, thuốc trừ sâu, hoá chất, thiết bị vv..... - Khai thác phục hồi trở lại các mặt hàng xuất khẩu như lạc, cà phê, hạt tiêu. - Bố trí sắp xếp lại tổ chức Công ty, các đơn vị, phòng ban hoạt động tập trung hơn, phù hợp hơn. - Thực hiện chế độ khoán kinh doanh trong các hoạt động, có thưởng, phạt rõ ràng đối với từng phòng ban, cà nhân và từng công việc cụ thể. - Tăng cường công tác quản lý kiểm ta, báo cáo để nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh vì tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản luôn biến động. 2. Phương hướng Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu cụ thể năm 2003 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 25 triệu USD trong đó xuất khẩu 11 triệu USD, lợi nhuận tịnh 700 triệu đồng, đảm bảo đời sống tối thiểu của CBCNV theo mức thu nhập của từng địa phương đơn vị mà các đơn vị đã đăng ký. Bảng 21 - Kế hoạch SXKD năm 2003 TT Mặt hàng Kế hoạch 2003 Tỷ lệ% so sánh năm 2003 Lượng (Tấn) Tiền (USD) Tổng trị giá XNK 25.000.000 Tăng 16,3% I. Xuất khẩu 11.000.000 Tăng 17,88% 1 Lạc nhân 1.700 900.000 2 Hạt điều 100 3.330.000 3 Cao su 1.500 780.000 4 ý dĩ 1.400 800.000 5 Cà phê 800.000 6 Hàng NLS. Quế, hồi, chè... 1.000.000 7 Đồ hộp: dưa, dừa 2.000.000 8 Hàng khác: đồ gốm, áo, dép 1.000.000 9 Hạt tiêu 300 400.000 II Nhập khẩu 14.000.000 Tăng 15,02% 1 Thuốc trừ sâu 2.000.000 2 Malt bia 250.000 3 Sữa các loại 2.000.000 4 Vật tư xây dựng 2.500.000 5 Thực phẩm các loại 2.500.000 6 Hàng khác 2.500.000 3. Những kiến nghị + Phòng kiến nghị với Công ty - Các phòng ban Công ty đề nghị thực hiện chế độ khoán kinh doanh, khoán phí phù hợp với điều kiện Công ty và có biện pháp và phương hướng linh hoạt hơn trong kinh doanh - Sớm ổn định tổ chức Công ty tổ chức về cơ cấu nhân sự ... tinh giảm bộ máy quản lý xem xét lại một số chế độ trong Công ty. - Có chính sách phù hợp để tiếp xúc khai thác thị trường nội ngoại, khai thác tiềm năng cơ sở vật chất hiện có để tăng thu nhập. - Tăng cường sự phối hợp giữa Công ty và các đơn vị, giữa các phòng trong cạnh tranh, giữa phòng quản lý và phòng nghiệp vụ - Chú ý hơn khâu luật, pháp chế kinh doanh, hoạch toán và tài chính, kế toán để tham mưu hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị trước khi làm. + Công ty kiến nghị tổng Công ty - Giúp đỡ tích cực cho việc bán các sản phẩm của Bắc Giang - Tạo điều kiện giúp đỡ giúp đỡ các nguồn vốn có được cho nhà máy Bắc Giang và giải quyết việc thanh toán dây chuyền 1, triển khai hợp lý dây chuyền 2. Với đường lối chính sách chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ coa kinh nghiệm lâu năm trong nghề với chính bề dầy lịch sử của Công ty, AGREXPORT nhất định sẽ đạt và vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Và càng tin tưởng hơn khi đất nước vẫn có được sự tăng trưởng ổn định và các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng cao. Kết luận Hoạt động ngoại thương ngày càng có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Nó cho phép khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với chính sách đổi mới, mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Nhà nước ta cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương trong đó có xuất nhập khẩu, AGREXPORT HANOI là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản là chính. Công ty đang phải cạnh tranh với rất nhiều đơn vị khác để chiếm lĩnh nguồn hàng, thị trường để tiếp tục đứng vững và phát triển. Với đường lối chính sách chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ coa kinh nghiệm lâu năm trong nghề với chính bề dầy lịch sử của Công ty, AGREXPORT nhất định sẽ đạt và vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Và càng tin tưởng hơn khi đất nước vẫn có được sự tăng trưởng ổn định và các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng cao. Mục lục Lời nói đầu...............................................................................................1 Kết luận.................................................................................................46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC941.doc
Tài liệu liên quan