Qua thời gian thực tập tại Hãng phim truyện I - Bộ văn hoá Thông tin được sự giúp đỡ của thày giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo Hãng bước đầu làm quen với thực tế, vận dụng lý luận vào thực tiễn làm sáng tỏ hơn những lý luận được nghiên cứu trong nhà trường.
Hãng phim truyện I đã trải qua hơn 10 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu vươn lên thu được những thành quả đáng nghi nhận và đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế. Là doanh nghiệp làm ăn có uy tín trong nghành nghệ thuật, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao qua các thời kỳ và được trao nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.
40 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Hãng phim truyện I - Bộ Văn hoá Thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một nâng cao của khách hàng.
1.3 . đặc điểm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm, tính chất của ngành điện ảnh cũng như các sản phẩm mà hãng sản xuất ra mà bố trí máy móc thiết bị cũng nguyên nhiên vật liệu mang những nét đặc thù rất riêng. Hiện nay hãng đã có :
- 01 máy quay phim nhựa hiệu ARI - III (nhập khẩu từ Tây Đức )
- 05 máy quay phim video hiệu Sony ( nhập khẩu từ Nhật Bản )
Sản phẩm chính mà hãng sản xuất ra là phim truyện nhựa và phim video. Phim truyện nhựa là loại phim cần có máy móc thiết bị kỹ thuật phức tạp, nguyên vật liệu phải nhập ngoại và dàn kỹ sư, công nhân có trình độ tay nghề cao. Còn với phim video thì mức độ đòi hỏi thấp hơn.
Để sản xuất một bộ phim truyện nhựa thì yêu cầu đối với máy móc, thiết bị cùng nguyên nhiên vật liệu bao gồm:
1.3 .1. Thiết bị kỹ thuật:
- Máy quay ARI-III.
- Máy quay thứ 2 ( để quay những cảnh phức tạp ).
- Thiết bị chiếu sáng + phụ kiện ánh sáng.
- Ray + cần trục.
- Máy ghi âm lưu động.
- Bàn dựng + thu thanh + lồng tiếng + hoà âm .
1.3 .2. Nguyên vật liệu:
- NEGATIF KODAK S0031.
- NEGATIF độ nhạy cao KODAK 5279-500ASA.
- POSITIF KODAK.
- NEGATIF Sông KODAK.
- Phim từ KODAK.
- Amóc dựng.
- Vật liệu dựng.
- Vật liệu hoá trang.
- Phim chụp ảnh + ảnh.
1.3 .3. Nhiên liệu:
- Máy nổ.
- Dầu diezen.
- Dầu nhờn.
- Điện lưới.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất của hãng.
Để cho ra đời một “tác phẩm nghệ thuật” đạt chất lượng thì phải bao gồm rất nhiều bước. Trước hết là, Hãng phải có dự án về tác phẩm mình chuẩn bị đưa vào sản xuất. Nếu khách hàng là nhà nước thì dự án này phải được hội đồng duyệt phim quốc gia thông qua, còn nếu khách hàng là các đài truyền hình hoặc một nghành nào khác thì hai bên phải thoả thuận bằng hình thức ký kết hợp đồng kinh tế ( với các nội dung điều khoản không trái với pháp luật ) sau đó hãng sẽ trực tiếp giao cho đoàn làm phim trực tiếp sản xuất. Có thể biểu diễn quy trình đó thông qua sơ đồ sau:
Đơn đặt hàng
Hãng phim truyện I
Đoàn làm phim
Tổ chủ nhiệm
Tổ đạo diễn
Tổ thiết kế
Tổ quay phim
Tổ chức
sản xuất
Hãng phim truyện I
HĐKT
Thanh toán
Giao hàng
Thời gian trung bình hoàn thành chu kỳ trên là từ 1 tháng 15 ngày đến 2 tháng. Về mặt hình thức bố trí sản xuất tương đối giống nhau nhưng do có tính chất đặc biệt - hình thức và nội dung của các sản phẩm sản xuất ra hoàn toàn khác nhau, theo thống kê của Hãng thì số phim sản xuất theo đơn đặt hàng của VTV3 và số phim do các đạo diễn của Hãng làm trực tiếp với VTV3 được cho thấy như sau : ( số phim làm được trong 3 năm từ 1998 đến 2000).
STT Tên phim Số tập Năm SX Đạo diễn
01 Ngày mai 02 1998 Phạm Văn Lộc
02 Bỏ vợ 03 1998 Bùi Thạc Chuyên
03 Thày và trò 02 1999 Đặng Tất Bình
04 Người cha nhu nhược 02 1999 Phi Tiến Sơn
05 Người thổi tù và hàng tổng 05 1999 Phi Tiến Sơn
06 Nỗi lòng người mẹ 01 1999 Tất Bình
07 Những người dớ dẩn 01 2000 Nguyễn Thế Vĩnh
08 Lựa chọn 01 2000 Trần Phương
09 Đổi gió 01 2000 Phạm Thanh Phong
10 Kẻ đốt than 01 2000 Hà Sơn
Trong công tác quản lý sản phẩm của mình Hãng quan tâm đặc biệt tới khâu bảo mật - tránh tình trạng ăn cắp bản quyền, sang in băng đĩa lậu tuồn ra ngoài vì nếu để tình trạng này xảy ra Hãng sẽ phải chịu hậu quả khá nặng nề về kinh tế cũng như uy tín trên thị trường. Thực tế trong bối cảnh nước ta hiện nay ngành sản xuất phim còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý bản quyền lẫn thị trường tiêu thụ trong khi giá thành sản xuất 1 bộ phim còn cao như để sản xuất 1 phim video phải mất từ 100- 200 triệu đồng, còn để làm 1 bộ phim truyện nhựa thì thấp là 800 triệu đến 1 tỷ đồng nhiều thì tới 2- 3 tỷ ( trong khi đó nếu là phim nhựa thì nhà nước chỉ tài trợ cho 70% kinh phí còn 30% Hãng phải tự huy động và phải tự kiếm đầu ra để thu hồi vốn và lợi nhuận).
Tóm laị trước tình trạng “ dậm chân tại chỗ ” của nền điện ảnh nước nhà thì việc các hãng sản xuất phim phải tự tìm chỗ đứng để không bị thua lỗ là điều đáng phải quan tâm. Nên chăng các cấp có thẩm quyền cần phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của ngành cũng như làm sao cho “ hàng nội” thực sự có tiếng nói quan trọng trên thị trường nội địa và khu vực.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của hãng.
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp là các bộ phận lao động quản lý được chuyên môn hoá trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí thành các cấp có mối quan hệ phụ thuộc nhau để cùng tham gia công tác quản lý doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thích hợp thì doanh nghiệp kinh doanh sẽ có hiệu quả, còn ngược lại sẽ gây cnả trở sản xuất kinh doanh không đối phó được với những biến động của thị trường. Chính vì thế yêu cầu đặt ra đối với bộ máy quản lý doanh nghiệp là phải có các tính chất sau :
- Tính tối ưu : số cấp quản lý ít nhất, không thừa mà cũng không thiếu.
- Tính linh hoạt : có khả năng thích ứng với doanh nghiệp và với môi trường.
- Tính tin cậy : bảo đảm tính chính xác của thông tin được sử dụng.
- Tính kinh tế : chi phí ít nhất, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Phải thực hiện chế độ nghiêm túc một thủ trưởng.
Về mặt cơ cấu Hãng phim truyện I là một doanh nghiệp vừa, bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm : 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 3 phòng ban, 1 chi nhánh và một xưởng dành cho đoàn làm phim được bố trí theo sơ đồ sau :
Công Đoàn
Giám Đốc
Phó giám đốc nghệ thuật
Phó giám đốc kinh tế
Trưởng chi nhánh TPHCM
Ban
Nghệ
Thuật
Phòng
Kế toán
Xưởng
Kỹ thuật
Đoàn làm phim
Phòng hành chính tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
1.5.1- Giám đốc: là người chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động - sản xuất kinh doanh của Hãng, chịu trách nhiệm với cấp trên, Đảng uỷ, tập thể người lao động về mọi quyết định của mình. Lo đủ việc làm, chăm lo cải thiện đời sống người lao động, làm ăn có lãi, có tích luỹ, thực hiện đủ mọi nghĩa vụ đối với nhà nước.
1.5.2- Phó giám đốc nghệ thuật: là người giúp việc cho giám đốc, hoàn thành mọi nhiệm vụ do giám đốc giao, giúp giám đốc trong lĩnh vực nghệ thuật- tư tưởng đối với các sản phẩm do Hãng làm ra đồng thời giám sát chỉ đậo nghệ thuật trong quá trình sản xuất.
1.5.3- Phó giám đốc kinh tế: là người giúp việc cho giám đốc, hoàn thành mọi nhiệm vụ do giám đốc giao, mạnh dạn tham gia đề xuất giúp giám đốc giải quyết mọi công việc trong sản xuất kinh doanh, giải quyết các công việc tại xưởng kỹ thuật và đoàn làm phim thuộc thẩm quyền của mình.
1.5.4- Trưởng chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: là người được giám đốc giao nhiệm vụ, trọng trách điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh đồng thời trưởng chi nhánh có trách nhiệm báo cáo đầy đủ mọi hoạt động của chi nhánh cũng như xin ý kiến của giám đốc khi giải quyết những công việc lớn hay không thuộc thẩm quyền của mình.
1.5.5- Ban nghệ thuật: có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý nghệ thuật, thiết kế, sáng tác nghệ thuật tìm ra những cái mới phù hợp xu hướng chung của thời đại.
1.5.6- Phòng kế toán: có trách nhiệm quản lý vốn, xây dựng gia thành đầu vào-đầu ra của từng sản phẩm, hạch toán lỗ lãi toàn đơn vị. Từ đó tham mưu cho giám đốc quay nhanh vòng luân chuyển vốn và tạo vốn khi Hãng cần, chấp hành tốt chính sách tài chính đối với nhà nước và người lao động.
1.5.7- Phòng hành chính tổng hợp: tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ. Bố trí bộ máy- đội ngũ cán bộ đương chức, kế cận. Nghiên cứu lập phương án tiền lương, tiền thưởng thích hợp và kích thích sản xuất. Thực hiện tôt mọi chính sách của Đảng và nhà nước đối với người lao động, giúp giám đốc quản lý nơi làm việc của Hãng, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, vệ sinh công nghiệp, y tế và công việc giao dịch tiếp khách hàng ngày.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như vậy tuy chưa thực sự hoàn thiện đáp ứng được mọi yêu cầu trong sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng phần nào giúp hoạt động của đơn vị ổn định và đang trên đà phát triển mà sự năng động tận tâm của các quản trị viên đóng vai trò quan trọng. Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt đòi hổi lãnh đạo và quản trị viên của Hãng phaỉ cố gắng phấn đấu, hoàn thiện mình hơn nữa, ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình để đưa Hãng ngày càng đi lên.
Phần II
Phân tích hoạt động sxkd của hãng phim truyện I
2.1. phân tích hoạt động marketing của hãng.
2.1.1. Đặc điểm thị trường .
Điện ảnh vốn dĩ là một ngành đặc biệt mà khi nhắc đến người ta nghĩ ngay là một ngành nghệ thuật không liên quan gì đến sản xuất kinh doanh, thương trường. Nếu đánh gia như thế sẽ là sai lầm: Thực tế cho thấy ở những nước công nghiệp và có nền điện ảnh phát triển như: Mỹ, HồngKông,Trung Quốc…thì thị trường phim ảnh là một thị trường béo bở, nó được coi như một ngành công nghiệp mà đôi khi lợi nhuận thu được từ nó quá lớn nằm ngoài dự kiến của các nhà sản xuất có những lúc khiến các ngành sản xuất khác phải ghen tỵ.
ở nước ta, trong những năm gần đây do chính sách mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quan hệ ngoại giao quốc tế - ngành điện ảnh cũng như được lột xác thay da đổi thịt, không ngừng phát triển. Tuy nhiên nó còn gặp nhiều khó khăn ở khâu đầu ra vì sự thả nổi thị trường băng hình nhập ngoại, sang in băng đĩa lậu, nạn ăn cắp bản quyền. Điều này đã gây không ít trở ngại đối với các doanh nghiệp sản xuất phim, băng hình trong nước .
Do nền kinh tế nước ta còn nghèo, thu nhập của người dân chưa cao nên việc giải quyết nhu cầu thưởng thức còn hạn chế. Trong tình hình đó Hãng phim truyện I đã áp dụng chiến lược phân đoạn thị trường, chia thị trường ra thành nhiều đoạn khác nhau với nhiều thể loại khác nhau từ đó đánh giá nhu cầu thưởng thức của khách hàng ở từng đoạn với đặc điểm thực tế tại đơn vị mình mà có chiến lược nghiên cứu sản xuất sản phẩm hợp lý như:
- Tại khúc thị trường thanh niên, sinh viên thì nhu cầu thưởng thức ca nhạc nhẹ hay phim tình cảm chiếm tỷ lệ lớn.
- Tại khúc thị trường nông thôn thì thể loại phim truyền hình kiểu như “ Người thổi tù và hàng tổng” hay cải lương được hưởng ứng nhiệt tình hơn cả .
- Tại khúc thị trường miền Nam thì những bộ cải lương hiện đại tính cảm mùi mẫn hay sân khấu hài được ưa chuộng hơn…
Bên cạnh đó đội ngũ biên kịch của Hãng nắm bắt khá tốt thị hiếu của người dân, cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật phù hợp với yêu cầu đặt hàng của nhiều ngành. Bởi vì thị trường phim ảnh khá phức tạp và rất khó nắm bắt, nó thay đổi cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế và đời sống sinh hoạt cộng đồng vì thế nó đòi hỏi Hãng phải năng động, sáng tạo với tinh thần tự chủ cao .
2.1.2. hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Phương án tiêu thụ đóng vai trò là phương án hoạt động cơ bản nhất nhằm giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm, điều kiện cần để thực hiện mục tiêu phát triển của Hãng . Nó được xây dựng trên góc độ là những dự kiến hợp lý vì vậy có thể có rất nhiều dự kiến khác nhau nhưng cùng thực hiện mục tiêu chung. Có những phương án tiêu thụ có những hiệu quả kinh tế riêng của nó, vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn được một phương án hay một hình thức tiêu thụ sản phẩm tối ưu. Muốn vậy phương án phải tạo được các tiêu chí sau đây :
- Doanh số bán ra cao nhất .
- Lợi nhuận thu được cao nhất .
- Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng .
- Phươ ng án phải có tính khả thi cao.
Do áp dụng phương thức này mà trong những năm qua sản phẩm do Hãng làm ra luôn luôn được đánh giá rất cao, làm hài lòng các bạn hàng. Với hình thức ký kết hợp đồng sản xuất với các bạn hàng, sau khi sản xuất xong qua công tác kiểm duyệt, Hãng giao sản phẩm cho bạn hàng, phương thức thanh toán thường là chuyển khoản. Hãng không áp dụng hình thức tiêu thụ trực tiếp ra thị trường vì với hình thức này Hãng phảỉ bỏ thêm vào một khoản vốn lớn với khả năng thu hồi vốn chậm, nguồn vốn sản xuất bị thu hẹp mà mức độ rủi ro lại cao .
Tóm lại do mang những tính chất đặc biệt mà thị trường cũng như hình thức tiêu thụ của Hãng cũng có những đặc tính rất riêng khác với những ngành sản xuất kinh doanh khác . Việc để người tiêu dùng bày tỏ thái độ chấp nhận và hưởng ứng là công việc thực sự khó khăn đối với tập thể Hãng . Để mở rộng thị trường và qui mô Hãng đã cho thành lập chi nhánh sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh với chức năng nghiên cứu sản xuất đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng tại nơi mà chi nhánh hoạt động . Ngoài ra Hãng còn ký các hợp đồng quảng cáo, làm dịch vụ với các nước như Đức, Pháp, Hồng Kông… không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo uy tín và sự cạnh tranh trên thị trường.
2.2. tình hình lao động tiền lương của hãng.
2.2.1. Cơ cấu lao động của Hãng.
Hãng phim truyện I là doanh nghiệp nhỏ với tổng số lao động hiện tại của Hãng là 62 người ( phân loại theo trình độ đến thời điểm 31/12/2000 ).
Trong đó:
Số cán bộ có trình độ đại học là : 25
Số cán bộ có trình độ cao đẳng là : 6
Số cán bộ có trình độ trung cấp : 3
Công nhân kỹ thuật : 28
2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động.
Với đặc thù của nghành nghề kinh doanh nên Hãng phim truyện I áp dụng hai phương pháp tính tiền lương cơ bản đó là: Tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm ( ở đây là một bộ phim ).
- Theo thời gian: là hình thức tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật thang lương của người lao động và được tính như sau:
Mức lương phải trả = Mức lương ngày x Số ngày làm việc + Các phụ cấp không thường xuyên.
Mức lương ngày = Lương cơ bản / 22
Lương cơ bản = Lương cấp bậc + Các phụ cấp thường xuyên.
Lương cấp bậc = Lương tối thiểu x Hệ số cấp bậc
Phụ cấp = Lương cấp bậc / 22 x Số ngày hưởng phụ cấp x Hệ số phụ cấp.
- Theo sản phẩm: là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành ( ở đây là một bộ phim ). Đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, và được tính như sau:
Mức lương phải trả = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá lương.
Đơn giá lương =
Lương thời gian
x % khuyến khích
Khối lượng SP hoàn thành theo định mức
Trong thực tế, cán bộ công nhân viên chức của Hãng được trả lương theo thời gian, và được trả vào cuối mỗi tuần trong tháng. Ngoài phần lương thời gian mà công nhân của Hãng được hưởng, khi tham gia vào đoàn làm phim họ còn được hưởng lương theo sản phẩm của đoàn trả.
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động.
Trong toàn Hãng, chính vì đặc thù của nghành nghề sản xuất kinh doanh mà ngoài việc sử dụng thời gian quy định làm việc của Nhà nước tức là 8 giờ / ngày và 5 ngày / tuần đối với bộ phận Hành chính và quản lý, còn công nhân viên của Hãng chỉ phải làm khi có yêu cầu cấp thiết của công việc đòi hỏi.
2.2.4. Tuyển dụng và đào tạo lao động.
Ngoài số công nhân viên tuyển vào làm chính thức, mỗi năm tuỳ theo số lượng yêu cầu và tính chất của công tác mà Hãng còn tuyển thêm lao động vào làm việc theo hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn.
Sau khi tuyển được những lao động phù hợp với yêu cầu, Hãng cử những người có kinh nghiệm truyền đạt và hướng dẫn các bước của công việc một cách cụ thể và sát thực tế. Hãng không mở các lớp đào tạo lao động.
2.2.5. Tổng quĩ tiền lương của doanh nghiệp
Quĩ tiền lương là tổng số tiền lương mà Hãng phải trả cho toàn bộ lao động mà Hãng đang sử dụng, kể cả lao động ngoài danh sách.
- Quĩ tiền lương trong danh sách là quĩ tiền lương trả cho công nhân viên lao động lâu dài trong Hãng hoặc theo hợp đồng dài hạn .
- Quĩ tiền lương ngoài danh sách là quĩ tiền lương trả cho công nhân viên tạm thời hợp đồng.
Thành phần quĩ lương trong danh sách của Hãng gồm :
- Lương thời gian theo cấp bậc.
- Lương thời gian.
- Lương điều động trong thời gian đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ qui định.
- Lương nghỉ phép theo chế độ.
- Lương đi học.
- Tiền thưởng có tính thường xuyên,phụ cấp làm thêm giờ, thêm ca.
Ngoài ra trong quĩ tiền lương kế hoạch còn được trích cả khoản tiền chi trợ cấp, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Về phương diện hạch toán tiền lương công nhân viên trong Hãng được chia làm hai loại sau:
- Tiền lương chính.
- Tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân thực hiện nhiệm vụ của họ gồm: Tiền lương cấp bậc,các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian không làm nhiệm vụ chính, nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định. Tiền lương trong thời gian nghỉ phép, ngừng việc làm, làm nghĩa vụ xã hội, thời gian đi học, đi họp.
Cách xác định quỹ lương ở Hãng: Do đặc điểm là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong nghành nghệ thuật, một phần được nhà nước trợ giá cho nên tổng quỹ lương của Hãng được tổng hợp hàng tháng từ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động. Hàng tháng, kế toán phải lập “ Bảng thanh toán lương “ căn cứ vào đó làm kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ những khoản tiền lương ( lương sản phẩm, lương thời gian ) các khoản khấu trừ và số tiền người lao động thực lĩnh. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận và ký, giám đốc duyệt y, “Bảng thanh toán lương” sẽ làm căn cứ thanh toán lương cho người lao động.
2.2.6. Nhận xét tình hình lao động tiền lương ở hãng.
Ưu điểm:
Hãng ngày càng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn là do xác định được cơ chế điều hành hợp lý về bộ máy nhân sự, cơ cấu lao động phù hợp với chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Hãng. Chính sách đối với người lao động ở Hãng được đổi mới, ban lãnh đạo Hãng biết tạo sự đoàn kết thống nhất giữa cán bộ cấp trên đối với người lao động, tạo môi trường làm việc ổn định, an toàn cho người lao động.
Chế độ tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp cho người lao động phù hợp làm theo năng lực hưởng theo lao động. Công tác lao động tiền lương được thực hiện tốt và thường xuyên, không gây thiệt thòi cho cán bộ công nhân trong Hãng.
Nhược điểm:
Sự phân công lao động giữa các phòng ban trong Hãng vẫn còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện tại nguồn lao động tại Hãng với trình độ chuyên môn còn thấp nên đôi khi chưa đáp ứng đủ được nhu cầu công việc, nên vấn đề bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động là hết sức cần thiết.
2.3. tình hình quản lý vật tư, tàI sản cố định của hãng.
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm, tính chất của ngành điện ảnh cũng như các sản phẩm mà hãng sản xuất ra mà bố trí máy móc thiết bị cũng nguyên nhiên vật liệu mang những nét đặc thù rất riêng. Cách thức xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu ở Hãng tuỳ thuộc vào từng thể loại phim và từng phim khác nhau. Để sản xuất một bộ phim truyện nhựa thì yêu cầu đối với máy móc, thiết bị cùng nguyên nhiên vật liệu bao gồm:
2.3.1.1. Thiết bị kỹ thuật:
- Máy quay ARI-III.
- Máy quay thứ 2 ( để quay những cảnh phức tạp ).
- Thiết bị chiếu sáng + phụ kiện ánh sáng.
- Ray + cần trục.
- Máy ghi âm lưu động.
- Bàn dựng + thu thanh + lồng tiếng + hoà âm .
2.3.1.2. Nguyên vật liệu:
- NEGATIF KODAK S0031.
- NEGATIF độ nhạy cao KODAK 5279-500ASA.
- POSITIF KODAK.
- NEGATIF Sông KODAK.
- Phim từ KODAK.
- Amóc dựng.
- Vật liệu dựng.
- Vật liệu hoá trang.
- Phim chụp ảnh + ảnh.
2.3.1.3. Nhiên liệu:
- Máy nổ.
- Dầu diezen.
- Dầu nhờn.
- Điện lưới.
2.3.2. Cơ cấu, tình trạng và tình hình sử dụng TSCĐ.
2.3.2.1. Cơ cấu TSCĐ của Hãng chủ yếu là tài sản cố định hữu hình.
- TSCĐ hữu hình : là những tư liệu lao động chủ yếu của Hãng, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài như : Văn phòng trụ sở, kho tàng, các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các thiết bị dụng cụ quản lý như : máy tính, máy photo …
- TSCĐ vô hình: chi phí sử dụng đất, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí mua hoặc thực hiện các sáng chế, bản quyền, chi phí về lợi thế thương mại...
- TSCĐ khác : TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ đầu tư tài chính dài hạn ( trái phiếu , cổ phiếu )
2.3.2.2. Tình trạng TSCĐ ( nguyên giá , hao mòn , giá trị còn lại )
TSCĐ của Hãng được hình thành từ nguồn khác nhau bao gồm nguồn ngân sách, nguồn tự bổ sung và các nguồn khác. TSCĐ của Hãng tăng lên do cấp phát, mua sắm mới, do nâng cấp hoặc thuê tài chính. Khi mua TSCĐ, kế toán TSCĐ sẽ căn cứ vào hoá đơn GTGT làm phiếu nhập kho, biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, sau đó TSCĐ được bàn giao cho bộ phận sử dụng theo quyết định của giám đốc. Bộ phận được trang bị TSCĐ sẽ được sử dụng và quản lý về mặt hiện vật, còn kế toán TSCĐ theo rõi và tiến hành trích khấu hao TSCĐ.
Bảng diễn giải tổng hợp tăng giảm TSCĐ năm 2000.
Đơn vị tính : Đồng
STT
Diễn giải
Tổng
Nhà cửa
MMTB
Thiết bị dụng cụ quản lý
I
Nguyên giá TSCĐ
1
Số đầu năm
12.144.996.375
3.757.135.084
8.323.226.291
64.595.000
2
Số tăng trong năm
0
2.012.575.000
0
+ Mua sắm mới
+ Xây dựng mới
3
Số giảm trong năm
0
0
0
+ Do thanh lý
+ Nhượng bán
4
Số cuối năm
14.157.531.375
3.757.135.084
10.335.801.291
64.595.000
II
Giá trị hao mòn
1
Số đầu năm
5.760.695.334
925.170.490
4.810.575.184
24.949.660
2
Số tăng trong năm
3.452.930.458
475.254.170
2.973.356.138
4.320.150
3
Số giảm trong năm
4
Số cuối năm
9.213.625.792
1.400.424.660
7.783.931.322
29.269.810
III
Giá trị còn lại
1
Số đầu năm
6.384.261.041
2.831.964.594
3.512.651.107
39.645.340
2
Số cuối năm
4.943.905.583
2.356.710.424
2.551.869.969
35325.190
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy chủ yếu ở phần máy móc thiết bị tăng, còn về nhà cửa và thiết bị quản lý không tăng điều này chứng tỏ ban lãnh đạo Hãng rất chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, không ngừng năng cao cải tiến máy móc thiết bị và qua đây cũng thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng vẫn đạt hiệu quả cao.
2.3.2.3 Tình hình sử dụng TSCĐ ( hiệu suất và thời gian )
Quy mô sản xuất của Hãng không lớn cho nên TSCĐ tương ứng cũng không nhiều, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến hiệu suất và thời gian sử dụng
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu bán hàng
Nguyên giá bình quân của TSCĐ
=
8.898.700.000
= 0,62
14.157.531.375
Thời gian sử dụng TSCĐ : Đó là số năm mà Hãng dự kiến sẽ khấu hao hết TSCĐ. Thời gian sử dụng được quy định trong một khung thời gian đối với từng nhóm TSCĐ do nhà nước quy định. Phương pháp khấu hao mà Hãng áp dụng là phương pháp khấu hao đều qua các năm.
2.4. hạch toán chi phí và giá thành ở hãng.
2.4.1 Chi phí của Hãng được phân theo yếu tố:
các yếu tố chi phí của Hãng được cho trong bảng sau:
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
STT
Yếu tố chi phí
Số tiền
1
Chi phí nguyên nhiên vật liệu
3.775.252.430
2
Chi phí nhân công
1.020.659.350
Trong đó
Tiền lương
816.527.480
BHXH ,BHYT ,KPCĐ
204.131.870
3
Chi phí khấu hao TSCĐ
3.542.930.458
4
Chi phí dịch vụ mua ngoàI
189.370.160
Tổng cộng
8.528.212.398
2.4.2 Phương pháp xác định giá thành kế hoạch của Hãng:
Để quản lý giá thành ở các doanh nghiệp nói chung và ở Hãng phim truyện I nói riêng đều cần phải lập kế hoạch giá thành. Lập kế hoạch giá thành cũng dùng hình thức tiền tệ quy định trước mức độ hao phí lao động sống và lao động vật hoá sản xuất kỳ kế hoạch, kế hoạch giá thành cũng là mục tiêu phấn đấu giảm chi phí và là căn cứ thúc đẩy Hãng cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh.
Căn cứ để xây dựng giá thành kế hoạch cho sản phẩm kỳ tiếp theo dựa trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức bình quân tiên tiến, các dự toán về chi phí cho kỳ tới. Lập kế hoạch giá thành theo khoản mục được tiến hành như sau:
- Đối với những khoản mục độc lập ( khoản mục trực tiếp ) như: NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, lương công nhân sản xuất… ta tính được bằng cách lấy định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và định mức giá cả kế hoạch được tính hợp lý.
- Đối với những khoản chi phí tổng hợp ( chi phí gián tiếp ) thì trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp phân bố cho sản phẩm.
2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và xác định giá thành của Hãng:
Chi phí của Hãng được tập hợp từ các chứng từ, hoá đơn xuất NVL, các phiếu chi cho sản xuất. Chúng được tổng hợp theo từng bộ phim tại phòng kế toán thống kê, để từ đó đưa ra giá thành hạch toán cho các sản phẩm.
Giá thành được xác định theo giá hạch toán. Giá hạch toán là giá mà Hãng dựa trên tình hình thực tế các chi phí bỏ ra để có được một sản phẩm ( ở đây là một bộ phim ).
Tổng hợp giá thành một phim sản xuất năm 2000.
STT
Vào nam ra bắc
I
Chi phí trực tiếp
KH
TH
1
Thiết kế MT
82.140.000
2
Diễn viên
79.670.000
3
HĐ lao động
95.660.000
4
Vận chuyển
44.663.000
5
NVL chính + phụ
24.815.000
6
K.lửa + T.bị kế toán + nhạc + HK
50.420.000
7
Bồi dưỡng + chi khác + lãi vay
20.758.000
8
Ăn + ở
105.874.000
Cộng I
504.000.000
II
Phân bổ
Lương
222.965.459
QL
69.500.000
BHXH
40.469.000
KHTS
120.000.467
Thuế
1.571.457
CĐ
5.927.000
Cộng II
460.433.383
Tổng I + II
1.000.000.000
964.433.383
2.5. báo cáo tàI chính của hãng.
Hãng phim truyện I là một doanh nghiệp sản xuất phim nên việc tổ chức quản lý sản xuất trong Hãng đều chịu sự ảnh hưởng trực tiếp về mặt đặc điểm chung của ngành điện ảnh đó là: Sản lượng sản phẩm nhiều thể loại, chu kỳ sản xuất tuỳ thuộc vào từng thể loại phim, địa điểm sản xuất là không cố định vì thế việc đưa ra các kế hoạch tài chính hàng năm là rất quan trọng bởi vì nó quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng và liên quan đến việc thực hiện các mối quan hệ kinh tế tài chính. Sau đây là thực trạng tình hình tài chính của Hãng phim truyện I qua hai năm 1999 và 2000:
Bảng cân đối kế toán năm 1999 - 2000
Đơn vị tính: đồng VN
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm2000
tài sản
A/ tslđ và đầu tư ngắn hạn
7.643.592.496
8.664.210.097
I - Tiền
359.240.779
259.859.274
1- Tiền mặt (gồm cả ngân phiếu)
14.934.699
16.262.042
2- Tiền gửi ngân hàng
380.306.080
243.597.232
II - Đầu tư tài chính ngắn hạn
III - Các khoản phải thu
4.398.668.268
5.421.724.568
1- Phải thu của khách hàng
2.147.013.687
2.531.396.544
2- Trả trước cho người bán
103.116.289
130.118.331
3- Phải thu nội bộ
1.626.938.112
2.209.607.774
4- Các khoản phải thu khác
521.600.000
550.601.919
IV. Hàng tồn kho
2.837.025.824
2.966.169.377
1- Nguyên liệu, vật liêu tồn kho
473.441.262
536.657.171
2-Công cụ và dụng cụ trong kho
233.312.644
312.288.358
3- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2.103.271.918
2.117.223.848
V. TàI sản lưu động khác
12.657.625
16.456.879
1- Tạm ứng
12.657.625
16.456.879
VI. Chi sự nghiệp
B/ TSCĐ và đầu tư dài hạn
4.801.534.319
4.943.905.583
I- Tài sản cố định
4.801.534.319
4.943.905.583
- Tài sản cố định hữu hình
4.801.534.319
4.943.905.583
+ Nguyên giá
13.770.782.901
14.157.531.375
+ Hao mòn luỹ kế
8.969.248.582
9.213.625.792
II. Đầu tư tài chính dài hạn
III. Chi phí XDCB dở dang
IV. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
Tổng cộng tài sản
12.445.126.815
13.608.115.680
Nguồn vốn
A/ Nợ phải trả
3.121.689.442
4.057.604.894
I. Nợ ngắn hạn
3.121.689.442
4.057.604.894
1. Vay ngắn hạn
100.000.000
300.000.000
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
3. Phải trả người bán
18.879.100
52.005.152
4. Người mua trả tiền trước
2.493.199.798
3.090.493.690
5 Thuế và các khoản phải nộp
148.052.840
222.184.477
6. Phải trả CNV
91.243.844
113.393.748
7. Phải trả, phải nộp khác
270.313.860
279.527.827
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B/ Nguồn vốn chủ sở hữu
9.323.437.372
9.550.510.786
I. Nguồn vốn, quỹ
9.323.437.372
9.550.510.786
1. Nguồn vốn kinh doanh
8.914.609.744
9.172.491.731
2. Quỹ đầu tư phát triển
124.044.296
133.287.821
3. Lãi chưa phân phối
27.019.731
14.722.052
4. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
257.763.601
230.009.182
II. Nguồn kinh phí
Tổng cộng nguồn vốn
12.445.126.815
13.608.115.680
2.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Hãng:
Tình hình tổng quát giữa vốn và người thể hiện qua đẳng thức giữa vốn chủ
sở hữu với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí sản xuất dở dang đó là:
B Nguồn vốn với [I + II + IV + V(2)] A tài sản + (I+II) B tài sản.
Mối quan hệ này trong thực tế thường xảy ra hai trường hợp:
- Nếu vế trái lớn hơn vế phải trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng hết, bị các đơn vị khác chiếm dụng.
- Nếu vế trái nhỏ hơn vế phải, trường hợp này doanh nghiệp không đủ nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải cho những hoạt động tất yếu, doanh nghiệp phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Từ số liệu của bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích mối quan hệ này:
Bảng phân tích giữa vốn và nguồn
B nguồn vốn
[I + II + IV + V(2)] A tài sản + (I+II) B tài sản
Chênh lệch
Năm 1999
9.323.437.372
8.033.800.922
1.289.636.450
Năm 2000
9.550.510.786
8.169.934.234
1.380.576.552
Điều này cho thấy trên thực tế Hãng đang hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào số vốn của mình, thực trạng tài chính rất khả quan, vì thế cần có biện pháp xử lý vốn hợp lý để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất vì Hãng đã không sử dụng hết nguồn vốn để các đơn vị khác chiếm dụng.
Để xem xét tình hình phân bổ vốn của Hãng ta hãy xem qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Số năm 1999
Số năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
A. TSLĐ và ĐTNH
7.643.592.496
61,4
8.664.210.097
63,67
1.020.617.601
113,3
I - Tiền
395.240.779
3,17
259.859.271
19,1
-135.381.505
65,7
II - Đầu tư TCNH
II. Các khoản phải thu
4.398.668.268
35,3
5.421.724.568
39,84
1.023.056.300
123,2
IV - Hàng tồn kho
2.837.025.824
22,8
2.966.169.377
21,8
129.143.553
104,5
V - TSLĐ khác
12.657.625
0,10
16.456.879
0,12
3.799.254
130
VI - Chi sự nghiệp
B. TSCĐ và ĐTDH
4.801.5340319
38,8
4.943.905.583
36,33
142.371.264
102,9
I - tài sản cố định
4.801.5340319
38,8
4.943.905.583
36,33
142.371.264
102,9
II - Đầu tư tài chính DH
III - Chi phí XDCB dở dang
IV - Ký quỹ, ký cược dài hạn
Tổng cộng tài sản
12.445.126.815
13.608.115.680
1.162.988.865
109,3
Tổng tài sản năm 2000 tăng 1.162.988.865 đồng điều này phản ánh quy mô tài sản của Hãng đã tăng lên do:
+ Tài sản lưu động đã tăng: 1.020.617.601 đồng nguyên nhân là:
* Các khoản phải thu tăng thêm: 1.023.056.300 đồng chủ yếu là tăng ở mục phải thu nội bộ điều này không đáng ngại vì khoản thu này là do các đoàn làm phim của Hãng ứng kinh phí làm phim.
* Hàng tồn kho tăng: 129.143.553 đồng chủ yếu là tăng nguyên vật liệu và công cụ trong kho.
* Tiền giảm -135.381.505 đồng thể hiện Hãng đã mua sắm và chi phí cho TSCĐ và nguyên vật liệt sản xuất, cơ sở sản xuất kỹ thuật của Hãng được tăng cường. Khi xem xét tình hình phân bổ vốn, có một chỉ tiêu khiến cho các nhà quản lý và các nhà đầu tư hết sức quan tâm đó là chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định
=
TSCĐ đã và đang đầu tư
* 100%
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của Hãng, đồng thời nó cũng thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của Hãng. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta tính tỷ suất đầu tư tại Hãng như sau:
Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định năm 1999
=
4.801.534.319
* 100% = 38,58 %
12.445.126.815
Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định năm 2000
=
4.943.905.583
* 100 % = 36,33 %
13.608.115.680
Như vậy tỷ suất đầu tư tại Hãng năm 2000 đã giảm đi so với năm 1999, những sự giảm đi này chỉ là về mặt hình thức. Thật vậy, nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy số liệu ở phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn cho thấy giá trị còn lại của tài sản cố định năm 1999 là 4.801.534.319 đồng trong khi đó con số này năm 2000 là 4.943.905.583 đồng, như vậy giá trị tài sản cố định đã tăng là 142.371.264 đồng so với năm 1999, giá trị tài sản cố định tăng là do hai nguyên nhân:
- Nguyên nhân thứ nhất là do hao mòn TSCĐ tăng được thể hiện trong bảng sau:
Số đầu năm
Số cuối năm
TSCĐ và đầu tư dài hạn
4.801.534.319
4.943.905.583
1. Nguyên giá TSCĐ
13.770.782.901
14.157.531.375
2. Hao mòn TSCĐ
8.969.248.582
9.213.625.792
Giá trị hao mòn TSCĐ năm 1999 là 8.969.248.582 đồng, năm 2000 là 9.213.625.792 đồng, tăng 126.426.240.
- Ngoài ra, trong năm 1999 Hãng còn mua sắm thêm một số tài sản cố định là nguyên nhân thứ hai. Chính vì vậy mà nguyên giá TSCĐ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 386.748.474 đồng.
2.5.2. Phân tích tình hình phân bổ nguồn vốn của Hãng
Để xem xét tình hình phân bổ nguồn vốn ta lập bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
A. Nợ phải trả
3.121.689.443
25,08
4.057.604.894
29,81
935.915.451
130
I - Nợ ngắn hạn
II - Nợ dài hạn
III - Nợ khác
3.121.689.443
25,08
4.057.604.894
29,81
935.915.451
130
B. Nguồn vốn CSH
9.323.437.372
74,91
9.550.510.786
70,18
227.073.414
102,4
I - Nguồn vốn, quỹ
II - Nguồn kinh phí
9.323.437.372
74,91
9.550.510.786
70,18
227.073.414
102,4
Tổng cộng nguồn vốn
12.445.126.815
13.608.115.680
1.162.988.865
109,3
Khác với phân tích vốn khi xem xét đến cơ cấu nguồn vốn bất cứ đối tượng nào quan tâm đến tình hình tài chính của Hãng đều phải lưu ý tới tỷ suất tài trợ Hãng. Tại Hãng phim truyện I thông qua bảng phân tích tình hình nguồn vốn ta có thể tính được tỷ suất tài trợ của Hãng theo công thức sau:
Tỷ suất tài trợ =
Nguồn vốn tự có (nguồn vốn CSH)
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Từ công thức ta có bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1. Tỷ suất tài trợ
74.91
70.18
2. Tỷ suất nợ
25.08
29.81
Năm 2000 tỷ suất tài trợ giảm đi mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng công nợ phải trả cũng phải tăng. Tốc độ tăng của vốn CSH là 102.4% (9.550.510.786/9.323.437.372) đồng thời công nợ phải trả lại tăng 130% (4.057.604.894/3.121.689.443). Nói chung trong kinh doanh, nếu tỷ suất tài trợ > 50% thì có thể coi như tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể tạm ổn ngược lại nếu tỷ suất tài trợ < 50% thì lúc đó tình hình tài chính của doanh nghiệp có những biểu hiện không lành mạnh. Nợ phải trả vá vốn chủ sở hữu là hai yéu tố cấu thành nguồn vốn của Hãng cho nên chỉ tiêu tỷ suất tài trợ cũng rất quan trọng nó phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn của doanh nghiệp nếu <50 là tốt. Với tỷ suất tài trợ, tỷ suất nợ như trên có thể coi tình hình tài chính của Hãng khá ổn định. Hãng có khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh bởi phần lớn nguồn vốn trang trải cho hoạt động sản suất kinh doanh của Hãng đều là vốn tự có.
2.5.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Hãng:
Tổng số vốn sử dụng năm 2000: 13.608.115.680 đ
Nguồn vố chủ sở hữu: 9.550.510.786 đ chiếm tỷ trọng 70.18%
Nguồn vốn tín dụng: 300.000.000 đ chiếm tỷ trọng 2.20%
Nguồn vốn trong thanh toán: 3.757.604.894 đ chiếm tỷ trọng 27.61%
a. Vốn cố định:
* Năm 1999 tổng số vốn bình quân của Hãng là 12.445.126.815 đ trong đó vốn cố định bình quân là 4.801.534.319 đ.
Chiếm tỷ trọng: vốn kinh doanh
Trong đó: TSCĐ hữu hình chiếm 100% vốn cố định.
* Năm 2000 tổng số vốn bình quân của Hãng là 13.608.115.680 đ trong đó vốn cố định bình quân là 4.921.276.848 đ.
Chiếm tỷ trọng: vốn kinh doanh
Trong đó: TSCĐ hữu hình chiếm 100% vốn cố định.
b.Vốn lưu động:
* Năm 1999 vốn lưu động bình quân của Hãng là 7.643.592.496 đ
Chiếm tỷ trọng: tổng số vốn kinh doanh của Hãng
Trong đó:
+ Vốn bằng tiền là: vốn lưu động
+ Hàng tồn kho là: vốn lưu động
+ Các khoản phải thu là: vốn lưu động
* Năm 2000 vốn lưu động bình quân của Hãng là 8.664.210.097 đ
Chiếm tỷ trọng: tổng số vốn kinh doanh của Hãng
Trong đó:
+ Vốn bằng tiền là: vốn lưu động
+ Hàng tồn kho là: vốn lưu động
+ Các khoản phải thu là: vốn lưu động
2.5.4. Phân tích khả năng thanh toán của Hãng phim truyện I
Để phân tích khả năng thanh toán của Hãng ta sử dụng 3 chỉ tiêu sau đây:
Khả năng thanh toán dài hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán hiện thời
a. Khả năng thanh toán dài hạn: được tính như sau
Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn =
Tổng tài sản lưu động
Tổng nợ phải trả
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ta thấy “ tổng tái sản lưu động ” của Hãng bao gồm: Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng hoá tồn kho và tài sản lưu động khác. “Tổng số nợ phải trả” bao gồm: các khoản nợ phải thanh toán kể cả nợ ngặn hạn. Qua đó ta có thể tính được khả năng thanh toán dài hạn của Hãng ở thời điểm năm 1999 và năm 2000 bằng cách lập:
Bảng phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1. Tài sản lưu động và ĐTNH
7.643.592.496
8.664.210.097
2. Nợ phải trả
3.121.689.442
4.664.210.097
Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn
2,44
2,13
Chúng ta đều biết rằng có những tài sản có giá nhưng không thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng được mà cần có thời gian, ngoài ra chúng còn có thể bị mất giá. Mặt khác trong tổng sồ nợ có những khoản nợ đã đến hạn hoặc quá hạn nhưng cũng có những khoản nợ chưa đến hạn phải trả. Vì vậy dù cho khả năng thanh toán dài hạn của Hãng năm 2000 giảm so với năm 1999 là 0,31 nhưng chúng ta cũng chưa thể đưa ra kết luận được mà phải xem xét kỹ hai chỉ tiêu tiếp theo.
b. Khả năng thanh toán nhanh: được tình như sau
Khả năng thanh toán nhanh =
Vốn bằng tiền + Đầu tư TCNH + Các khoản phảI thu
Tổng số nợ ngắn hạn
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta có thể tính được khả năng thanh toán nhanh của hãng.
Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1.Vốn bằng tiền
395.240.779
259.859.274
2. Đầu tư ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4.398.306.080
5.421.724.568
Tổng (1+2+3 )
4.793.546.589
5.681.583.842
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
1,53
1,40
Thực tiễn cho thấy rằng doanh nghiệp nào có tỷ lệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ phải trả > 0,5 đều có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Chỉ tiêu này ở Hãng phim truyện I năm 2000 giảm hơn so với năm 1999 nhưng cả hai năm đều > 1 cho phép ta kêt luận rằng Hãng có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả ngay bất cứ lúc naò, theo phương thức gì. Ngoài hai chỉ tiêu trên còn có một chỉ tiêu nữa đánh giá tình hình thanh toán của Hãng đó là chỉ tiêu tiếp sau.
c.Khă năng thanh toán hiện thời: (Khả năng trả nợ ngắn hạn):
Khả năng thanh toán hiện thời được tính như sau:
Khả năng thanh toán hiện thời
=
Tổng tài sản lưu động
Tổng số nợ ngăn hạn
Tỷ suất này đo lường khả năng thanh toán, xem tổng tài sản lưu động gấp bao nhiêu lần nợ ngắn hạn phải trả. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta có thể tính được khả năng thanh toán hiện thời của Hãng:
Bảng phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1. Tài sản lưu động
7.643.592.496
8.664.210.097
2. Nợ ngắn hạn
3.121.689.443
4.057.604.894
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời
2,44
2,13
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời năm 1999 và năm 2000 đều > 2 điều này cho thấy Hãng đã đầu tư thừa tài sản lưu động, tuy nhiên năm 2000 đã giảm đi.
Qua nghiên cứu ba chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán công nợ của Hãng. Có thể rút ra một nhận xét chung là trong năm 2000 khả năng thanh toán của Hãng là rất tốt, điều đó được biểu hiện qua khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toán nhan cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn (hiện thời) đều giảm. Cả ba chỉ tiêu đều thể hiện khả năng trang trải các khoản công nợ trong kỳ phân tích rất tốt.
2.5.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Hãng phim truyện I.
a. Phân tích hiệu quả kinh doanh chung của Hãng
Để thực hiện việc phân tích hiệu quả kinh doanh của Hãng thì ngoài số liệu lấy ở bảng cân đối kế toán chúng ta còn phải sử dụng đến số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999 và năm 2000 của Hãng.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999 và năm 2000
Phần I: Lãi lỗ
Đơn vị tính: đồng VN.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
* Tổng doanh thu
8.000.000.000
9.080.000.000
* Các khoản giảm trừ
- Thuế doanh thu (VAT) phải nộp
128.000.000
181.300.000
1. Doanh thu thuần
7.872.000.000
8.898.700.000
2. Giá vốn hàng bán
7.564.678.461
8.528.212.398
3. Lợi tức gộp
307.321.539
370.487.602
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
236.504.522
252.365.495
4. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
70.817.017
118.222.107
* Thu nhập hoạt động tài chính
28.717.410
45.895.395
* Chi phí hoạt động tài chính
5. Lợi tức hoạt động tài chính
28.717.410
45.895.395
* Các khoản thu nhập bất thường
95.035.751
73.489.093
* Chi phí bất thường
91.335.751
63.861.600
6. Lợi tức bất thường
3.700.000
9.627.493
7. Tổng lợi tức trước thuế
102.534.427
173.744.995
8. Thuế lợi tức phải nộp
35.887.050
55.598.400
9. Lợi tức sau thuế
66.647.377
118.146.595
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động) nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh ta cần phải xem xét qua nhiều chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng vốn lưu động, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Hãng là:
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
Nếu lấy kết quả đầu ra là lợi tức thuần, yếu tố đầu vào là nguồn vốn chủ sở hữu thì hiệu quả ở đây là:
H của Hãng năm 1999 =
70.817.018
= 0,0074
9.476.139.693
H của Hãng năm 2000 =
118.222.107
= 0,012
9.624.881.881
Như vậy năm 1999 mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Hãng thu được 0,0074 đồng lợi nhuận. Năm 2000 cũng vẫn với đồng vốn bỏ ra Hãng thu được 0,12 đồng lợi nhuận. Hai con số này chênh lệch nhau (năm 2000 > năm 1999) chứng tỏ năm 2000 Hãng kinh doanh có hiệu quả hơn năm 1999.
b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để phản ánh năng lực kinh doanh cũng như sức sinh lời của vốn cố định ta đi vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Theo như công thức ở phần I bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
7.872.000.000
8.898.700.000
1.062.700
2. Lợi nhuận trước thuế
102.534.427
173.744.995
71.210.568
3. Tổng giá trị TSCĐ bình quân
4.801.534.319
4.943.905.583
142.371.264
4. Sức sản xuất của TSCĐ = (1): (3)
1,64
1,79
0,15
5. Sức sinh lời của TSCĐ = (2): (3)
0,021
0,035
0,014
6. Sức hao phí của TSCĐ= (3): (1)
0,61
0,55
-0,06
Qua chỉ tiêu "sức sản xuất của TSCĐ" cho thấy năm 1999 một đồng giá trị TSCĐ bỏ ra thu được 1,64 đồng doanh thu thuần, trong năm 2000 cũng một đồng giá trị TSCĐ bỏ ra thu được 1,79 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này của Hãng cuối kỳ > đầu kỳ nên đứng về mặt hiệu quả mà nói thì tình hình làm ăn của Hãng ngày càng khấm khá hơn. Tuy nhiên nếu dựa vào chỉ tiêu này mà nhận xét rằng tình hình tài chính của Hãng là tốt thì không đúng.
Chỉ tiêu thứ hai "Sức sinh lời của TSCĐ" dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn TSCĐ. Sức sinh lời của vốn cố định tại Hãng năm 2000 > 1999. Điều này cho thấy năm 2000 Hãng đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả để mang lại lợi ích tối đa cho mình.
Chỉ tiêu thứ ba "Sức hao phí của TSCĐ" cho thấy năm 1999 từ một đồng doanh thu thuần thì có 0,61 đồng vốn cố định. Trong khi đó năm 2000 một đồng doanh thu thuần Hãng chỉ cần có 0,55 đồng vốn cố định.
c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để phản ánh được năng lực kinh doanh cũng như sức sinh lời của vốn lưu động ta đi vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần
7.872.000.000
8.898.700.000
1.026.700.000
2. Lợi nhuận trước thuế
102.534.427
173.744.995
71.210.568
3. Vốn lưu động bình quân
7.643.592.496
8.664.210.097
1.020.617.601
4. Sức sản xuất của VLĐ = (1): (3)
1,030
1,027
- 0,003
5. Sức sinh lời của vốn = (2): (3)
0,013
0,020
0,007
Qua chỉ tiêu "Sức sản xuất của vốn lưu động" cho thấy năm 1999 một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 1,030 đồng doanh thu thuần, trong khi đó năm 2000 cũng một đồng vốn lưu động bỏ ra Hãng chỉ thu được 1,027. Chỉ tiêu này năm 2000 < 1999.
Chỉ tiêu thứ hai "Sức sinh lời của vốn" dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu động. Ta thấy sức sinh lời của vốn lưu động năm 2000 > năm 1999. Điều này cho thấy năm 2000 Hãng sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn năm 1999.
d. Tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động
Như chúng ta đã biết, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn ta dựa vào tài liệu và lập bảng tính chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1. Doanh thu thuần
7.872.000.000
8.898.700.000
2. Vốn lưu động bình quân
7.643.592.496
8.664.210.097
3. Hệ số luân chuyển (vòng/ năm) = (1): (2)
1,030
1,027
4. Thời gian một kỳ luân chuyển
(ngày/ vòng) = (360 ngày/ 3)
349
369
5. Hệ số đảm nhận vốn lưu động (đồng) = (2): (1)
0,0970
0,973
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động bình quân trong năm 2000 tăng hơn so với năm 1999, nhưng hệ số luân chuyển lại giảm 0,003 (vòng) so với năm 1999 và hệ số luân chuyển lại tăng thêm 20 ngày, hệ số đảm nhận một đồng vốn cũng tăng 0,003 như vậy năm 2000 Hãng đã không thực hiện có hiệu quả tốc độ của vốn lưu động.
2.5.6. Phân tích khả năng sinh lời của Hãng.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Hãng. Có hai chỉ tiêu chính để đánh giá khả năng sinh lời của Hãng. Cách tính hai chỉ tiêu này như sau:
Tỷ suất lợi tức thuần =
Lợi tức thuần
x 100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi tức vốn sản xuất =
Lợi tức thuần
x 100%
Vốn sản xuất bình quân
Trong trường hợp này vốn sản xuất bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng của (TSCĐ) đầu kỳ + cuối kỳ. Căn cứ vào số liệu ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Hãng ta lập bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1. Lợi tức thuần
70.817.410
118.222.107
2. Doanh thu thuần
7.872.000.000
8.898.700.000
3. Vốn sản xuất bình quân
7.643.592.496
8.664.210.097
4. Tỷ suất lợi tức thuần doanh thu = (1): (2)
0,90
1,32
5. Tỷ suất lợi tức vốn sản xuất = (1): (3)
0,92
1,36
Qua tỷ suất lợi tức thuần doanh thu tính được năm 2000 > năm 1999, cho thấy khả năng sinh lời năm 2000 > năm 1999. Hay nói cách khác Hãng phim truyện I làm ăn có lãi hơn năm 1999 từ 100 đồng doanh thu thuần chỉ thu được 0,90 đồng lợi tức thuần trong khi đó con số này trong năm 2000 là 1,32 đồng. Để có nhận xét chính xác hơn ta đi vào tìm hiểu chỉ tiêu tỷ suất lợi tức vốn sản xuất tại Hãng. Năm 1999 với một đồng vốn đầu tư cho sản xuất mang lại cho Hãng chỉ có 0,92 đồng lợi tức thuần còn năm 2000 con số này là 1,36 đồng. Như vậy xét về mặt hiệu quả thì năm 2000 là năm mà Hãng làm ăn có hiệu quả hơn, nó thể hiện ở tổng doanh thu đạt được trong năm tăng, tổng lợi tức thuần tăng, các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên thể hiện những cố gắng của toàn bộ tập thể Hãng.
Phần iiI
đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tàI
Qua thời gian thực tập tại Hãng phim truyện I - Bộ văn hoá Thông tin được sự giúp đỡ của thày giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo Hãng bước đầu làm quen với thực tế, vận dụng lý luận vào thực tiễn làm sáng tỏ hơn những lý luận được nghiên cứu trong nhà trường.
Hãng phim truyện I đã trải qua hơn 10 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu vươn lên thu được những thành quả đáng nghi nhận và đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế. Là doanh nghiệp làm ăn có uy tín trong nghành nghệ thuật, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao qua các thời kỳ và được trao nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.
Mặc dù trong những năm đầu của nền kinh tế thị trường, Hãng đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, tổ chức sản xuất tốt để đứng vững và đạt được nhiều thắng lợi. Cùng với toàn bộ Hãng, công tác tổ chức sản xuất cũng được rút gọn cho phù hợp với tình hình mới. Việc lập báo cáo tài chính của Hãng tuân thủ theo đúng nguyên tắc, quy định của Bộ tài chính ban hành.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng thông tin tài chính không chỉ bó hẹp trong phạm vi những nhà quản lý doanh nghiệp và những cơ quan quản lý nhà nước với mục đích xem xét, kiểm tra, kiểm soát kết quả kinh doanh, tình hình huy động vốn và quản lý nguồn vốn, lợi nhuận mang lại và nghĩa vụ đối với nhà nước. Trên cơ sở đó thiết lập các mối quan hệ với doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc phân tích này giúp cho việc cung cấp thông tin một cách sâu sắc kịp thời cho việc quản lý doanh nghiệp, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn về tổng quan cũng như cụ thể về doanh nghiệp của mình từ đó xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
Trong quá trình thực tập tại Hãng phim truyện I, được nghiên cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp bản thân em nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính , việc phân tích tình hình tài chính cũng phải thận trọng, phải xem xét mọi vấn đề có liên quan để có thể đưa ra những kết luận chính xác không chủ quan, không phiến diện trong điều kiện nước ta hiện nay và cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, chưa hoàn thiện. Với phương châm đó cùng với những nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này, với những kiến thức đã được học và nghiên cứu tài liệu đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo Sĩ Thương em xin lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Hãng phim truyện I ”.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên: Lớp:
Địa điểm thực tập: Hãng phim truyện I - Bộ Văn hoá Thông tin
1. Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên:
- Mức độ liên hệ với giáo viên:
- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:
- Tiến độ thực hiện:
2. Nội dung báo cáo:
- Thực hiện các nội dung thực tập:
- Thu thập và xử lý các số liệu thực tế:
- Khả năng hiểu biết về thực tế và lý thuyết:
3. Hình thức trình bày:
4. Một số ý kiến khác:
5. Đánh giá và cho điểm:
- Tiến độ thực tập: /10
- Nội dung báo cáo: /30
- Hình thức trình bày: /10
Tổng cộng: /50
Điểm giáo viên hướng dẫn: .....
Hà Nội, ngày tháng năm 2002
giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33485.doc