Báo cáo Thực tập tại Khách sạn Nhà hát Thăng Long
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và trên thế giới đang có những bước phát triển không ngừng, thu nhập của người dần được cải thiện, mức sống của người dân tăng lên cùng với chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước ta đưa ngành công nghiệp không khói thành ngành công nghiệp mũi nhọn nên ngành du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta và đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước.Trong đó ngành kinh doanh lưu trú là một trong những điểm sáng của thành công này, các khách sạn ở nước ta đã có những thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện như cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đi lại khá thuận tiện, hàng loạt các nhà nghỉ, khách sạn được xây dựng, đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong và ngoài nước.
Trước bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO do đó Việt Nam sẽ là điểm đến của khách du lịch quốc tế trong những năm gần đây nên nước ta đã có sự đầu tư khá lớn cho việc nâng cấp, xây dựng hệ thống khách sạn với trong thiết bị hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế.
Trong xu hướng đó Khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng đã tiến hành nâng cấp, đào tạo nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch khi đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Vì thời gian thực tập tại khách sạn không nhiều nên có nhiều thiếu sót trong quá trình viết báo cáo tổng hợp. Em rất mong sự góp ý chân thành và giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn và tập thể cán bộ, nhân viên trong khách sạn Nhà hát Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Khách sạn Nhà hát Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và trên thế giới đang có những bước phát triển không ngừng, thu nhập của người dần được cải thiện, mức sống của người dân tăng lên cùng với chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước ta đưa ngành công nghiệp không khói thành ngành công nghiệp mũi nhọn nên ngành du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta và đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước.Trong đó ngành kinh doanh lưu trú là một trong những điểm sáng của thành công này, các khách sạn ở nước ta đã có những thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện như cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đi lại khá thuận tiện, hàng loạt các nhà nghỉ, khách sạn được xây dựng, đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong và ngoài nước.
Trước bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO do đó Việt Nam sẽ là điểm đến của khách du lịch quốc tế trong những năm gần đây nên nước ta đã có sự đầu tư khá lớn cho việc nâng cấp, xây dựng hệ thống khách sạn với trong thiết bị hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế.
Trong xu hướng đó Khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng đã tiến hành nâng cấp, đào tạo nhân viên…nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch khi đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Vì thời gian thực tập tại khách sạn không nhiều nên có nhiều thiếu sót trong quá trình viết báo cáo tổng hợp. Em rất mong sự góp ý chân thành và giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn và tập thể cán bộ, nhân viên trong khách sạn Nhà hát Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực tập
Nguyễn Trường Giang
NỘI DUNG
I Tìm hiểu khái quát về khách sạn Nhà hát Thăng Long.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Khách sạn Nhà hát Thăng Long trước đây là khách sạn Thuỷ Tiên nằm ở số 1C đường Tông Đản quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.
Khách sạn Thăng Long được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động nhân dịp 40 năm ngày giải phóng thủ đô 10/10/1994 và có tên là khách sạn Thủy Tiên với tiêu chuẩn 3 sao và thuộc sự quản lý của công ty Hoàng Long. Qua quá trình hoạt động và trưởng thành khách sạn đã đạt nhiều tiến bộ và vượt qua nhiều thử thách khách sạn đã và đang từng bước chiếm được cảm tình đối với các khách du lịch.
Khách sạn Thủy Tiên chính thức là đơn vị thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội từ ngày 09/11/2004, đơn vị được tự hào được giao nhiệm vụ điều hành du lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trong xu hướng hội nhập của Việt Nam và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đăng cai hội nghị cấp cao APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO Khách sạn đã có những bước chuyển biết rõ nét để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách, để tiếp cận gần hơn các tiêu chuẩn phục vụ khách của thế giới. Do đó tháng 6/2006 Khách sạn Thủy Tiên đã được nâng cấp, tu sửa mua sắm trang thiết bị và đổi tên thành Khách sạn Nhà hát Thăng Long và trực thuộc tổng công ty du lịch Hà Nội.
Khách sạn Nhà hát Thăng Long tuy mới đổi tên nhưng với truyền thống của mình đang từng ngày xây dựng được một tập thể vững mạng, khẳng định được thương hiệu của mình trong thị trường trong nước và quốc tế, luôn là sự lựa chọn cho khách du lịch trong và ngoài nước.
1.2 Loại hình doanh nghiệp
Khách sạn Nhà hát Thăng Long trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội và có 100% vốn của nhà nước. Vì vậy đây là doanh nghiệp có vốn của nhà nước.
1.3 Chức năng và hoạt động chính của khách sạn .
Khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng như các khách sạn khác lên có chức năng và hoạt động là:
-Hoạt động kinh doanh về buồng, phòng ngủ bao gồm:
+ Giặt là
+ Ăn ngủ tại phòng
-Hoạt động kinh doanh ăn uống, tiệc…
-Hoạt động kinh doanh các hội nghị, hội thảo
-Nhận đặt chỗ nếu như khách có nhu cầu
+ Là đại lý cho các
+ Bán vé máy bay và cung cấp thông tin các chuyến bay cho các khách có nhu cầu.
+Nhận vận chuyển đưa đón khách.
+Vật lý tri liệu.
1.4 Sản phẩm của khách sạn
Sản phẩm chủ yếu của khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng giống như các khách sạn khác là sản phẩm chủ yếu là dịch vụ với các đặc điểm cơ bản sau như:
-Là sản phẩm vô hình
-Chỉ có thể tiêu dung tại chỗ
-Sản xuất và tiêu dung cùng một không gian và thời gian
-Không lưu kho cất trữ
-Không vận chuyển được
II Tổ chức lao động của khách sạn.
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn.
Tổ trưởng
Lễ tân
Tổ trưởng Buồng
Tổ trưởng
Nhà hàng
Tổ trưởng
Bảo dưỡng
Tổ trưởng
Bảo vệ
Tổ trưởng
Kế toán
Tổ trưởng
Hành chính nhân sự
Tổ trưởng Mar
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Giám đốc
Ban giám đốc
Bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 1 trợ lý.
Là nơi quản lý toàn bộ hoạt đông kinh doanh của khách sạn và là nơi đưa ra quyết định mang tầm vĩ mô cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Giám đốc cũng là đại diện cho quyền lợi cho toàn bộ công nhân viên trong khách sạn và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của khách sạn trước công ty mẹ,Tổng công ty. Ngoài ra ban giám đốc còn quyết định tăng lương, khen thưởng hay kỉ luật nhân viên.
Bộ phận lễ tân.
Chịu trách nhiệm phối hợp cùng bộ phận kinh doanh đặt buồng, đăng ký khách sạn, cung cấp dịch vụ như chuyển và gửi thư từ, bưu phẩm, nhắn tin, tổ chức thăm quan cho khách và ứng yêu cầu khác của khách, làm thủ tục thanh toán cho khách…Đây chính là bộ phận phản ánh bộ mặt của khách sạn, cũng chính là bộ phận tiếp xúc ban đầu cho khách về khách sạn. Vì thế mà yêu cầu đối với nhân viên bộ phận này là phải có một thái độ cư xử đúng mực, tạo sự niểm nở trong đón tiếp…Đặc biệt khách sạn Nhà hát Thăng Long là khách sạn luôn đón tiếp khách quốc tế vì thế mà ban giám đốc đòi hỏi nhân viên lễ tân có sự học hỏi và trào dồi kiến thức đẻ luôn tạo ấn tượng tốt cho khách về khách sạn.
Bộ phận phục vụ buồng.
Chịu trách nhiệm chuẩn bị cho việc kinh doanh buồng, vệ sinh buồng khách và khu vực công cộng, giặt là…Ngoài ra bộ phận này còn có thể được giao nhiệm vụ chăm sóc, trông nom cây cảnh và không gian công cộng của khách sạn. Bộ phận này còn có nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát tình hình hoạt động hành ngày của khách sạn báo cáo chung về tình hình hoạt động trong ngày của khách sạn. Kiểm tra, phản ánh những thiếu sót trong việc chuẩn bị phòng cho khách để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời. Đồng thời bộ phận này có trách nhiệm thực hiện các công việc nằm ngoài chức năng khi được giám đốc uỷ nhiệm.
Mối liên hệ của bộ phận này với các bộ phận khác như lễ tân, bảo vệ, bảo dưỡng sửa chữa… để cùng kết hợp trong việc phục vụ khách cũng như giữ gìn sự an toàn cho khách, tài sản của khách và cho khách sạn.
Bộ phận bảo vệ.
Là bộ phận có trách nhiệm giữ gìn an ninh, an toàn tính mạng và tài sản của khách, của nhân viên cho khách sạn, cũng như cho khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Ở khách sạn Nhà hát Thăng Long tổ bảo vệ còn có trách nhiệm kiêm luôn nhiệm vụ nhân viên đón tiếp mở cửa và xách hành lý cho khách. Bộ phận này còn có nhiệm vụ kết hợp với bộ phận khác như lễ tân để phản ánh những yêu cầu cũng như nhận xét của khách hành để từ đó có những đáp ứng, điều chỉnh thích hợp.
Bộ phận bảo dưỡng.
Chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa và bảo trì các trang thiết bị và các tiện nghi của khách sạn và trong buồn khách hoạt động tốt và ổn định.
Khối hành chính gồm các bộ phận thực hiện và đảm bảo các công việc hành chính quản trị chung của cả khách sạn bao gồm bộ phận kinh doanh và Marketing, bộ phận tài chính kế toán, bộ phận nhân sự, bộ phận hành chính.
Bộ phận kinh doanh và Marketing:
Chịu trách nhiệm về kinh doanh các loại buồng, cung cấp các dịch vụ hội nghị, xúc tiến thương mại, quảng cáo và đối ngoại…Bộ phận tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính của khách sạn, thực hiện các công việc kế toán, kiểm soát thu nhập và mua bán, lập các khoản tiền nộp ngân hàng, thu hồi các khoản nợ trả chậm, bảo quản tiền mặt…
Bộ phận hành chính sự nghiệp:
Chức năng chính của bộ phận này là tuyển dụng, bộ nhiệm và đào tạo đội ngũ nhân viên. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý tiền lương, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, y tế và các chế độ của cán bộ công nhân viên khách sạn. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về các công việc văn thư, quản trị cơ sở vật
chất chung của khách sạn.
III kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.
2.1 Thị trường khách.
Đối tượng khách chính của khách sạn chủ yếu là khách nước ngoài bao gồm khách du lịch và khách thương mại. Trong những năm gần đây lượng khách thương mại đến với khách sạn ngày càng tăng lên và cơ cấu của khách thương mại so với khách du lịch cũng tăng lên.
Tiêu thức phân loại khách của khách sạn dựa vào đặc điểm tiêu dung của khách và mục đích chuyến đi của khách bao gồm có:
Khách thương mại: Chủ yếu là khách thương gia họ đến để làm việc cho các dự án, nhà máy, để nghiên cứu thị trường và có thể kết hợp để đi du lịch hoặc đi mua sắm…
Khách đi du lịch một cách thuần túy: Là những khách đi du lịch, không phải mục đích kiếm tiền.
Do khách sạn luôn tiếp đón khách thương mại và khách du lịch đặc điểm của loại khách này là luôn bận rộn trong thời gian làm việc hay là trong giờ hành chính. Họ có thể cả ngày không có trong khách sạn có thể là họ đi du lịch, đi thăm các điểm thăm quan trong thành phố cũng có khi là họ đi nghiên cứu thị trường, đi họp…Họ về khách sạn chỉ để nghỉ ngơi thư giãn vì thế mà đặc điểm tiêu dung của họ chỉ là những bữa ăn nhanh, những bữa ăn giản dị tại khách sạn. Cũng có khi họ có nhu cầu massage, thư giãn trong một ngày hoạt động về trí óc hay đi lại nhiều.
2.2 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh (đơn vị: tỷ đồng)
Tiêu thức
2002
2003
2004
2005
2006
Kế hoạch 2007
Doanh thu
5,9
6,5
7,1
7,9
8,6
12,5
Chi phí
5,29
5,83
6,39
7,0
7,35
10
Lợi nhuân
0,61
0,67
0,71
0,9
1,25
2,5
Nhận xét
Theo số liệu trên bảng trên ta thấy doanh thu tăng dần qua từng năm và lợi nhuận cũng tăng dần theo từng năm điều đó chứng tỏ sự quản lý hiệu quả của lãnh đạo khách sạn và sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên đối với khách sạn cụ thể là:
Năm 2006 doanh thu của khách sạn là 8,6 tỷ đồng còn doanh thu của năm 2005 là 7,9 tỷ đồng. doanh thu năm 2006 tăng 10,88% so với năm 2005.
Tốc độ tăng của lợi nhuận ngày càng tăng hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Điều đó chứng tỏ khách sạn đã biết quản lý tốt hơn chi phí tránh lãng phí.
Bảng số lượng cơ cấu khách hàng
Số lượng
2002
2003
2004
2005
2006
Quốc tế
9851
8743
10654
11240
11952
Nội địa
2317
2052
2322
2357
2375
Tổng
12568
10795
12976
13597
14327
Nhận xét
Qua biểu bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy lượng khách của khách sạn từ năm 2002 đến nay luôn luôn tăng đặc biệt là trong 2 năm gần đây lượng khách trong nước và nước ngoài đến khách sạn tăng rất nhanh cụ thể là năm 2006 là 14327 lượt khách, năm 2005 là 12887 lượt khách. Số khách năm 2006 tăng 11.12%.
IV Điều kiện kinh doanh của khách sạn.
4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
2. Sau sự tân trang mới đây các quý khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của khách sạn đã được tôn tạo và với sự thuận tiện là khách sạn này lằm ở giữa kinh tế và tài chính. Nhà hát lớn, nhà hát múa rối trung ương và hồ hoàn kiếm mang nhiều nét truyền thiết lằm liền kề nhau.
3. Các phòng của khách sạn được thiết kế trang nhã giúp tạo cho các vị khách cảm thấy thoải mái và tiện nghi nhất.
Tất cả các phòng có trang thiết bị nội thất bằng đồ gỗ cung cấp cho các vị khách nhiều dịch vụ và tiện nghi mang tính quốc tế. Tất cả các phòng đều được lắp điều hòa. Hệ thống truy cập internet, băng thông rộng ADSL, điện thoại IDD, truyền hình vệ tinh.
Khu uống đồ giải khát có bồn tắm cũng như tiện nghi pha chế cà phê và trà đều sẽ có ở các phòng trong khách sạn.
4.Nhà hàng Sông Hồng thanh lịch đưa các món ăn cao cấp và ở vị trí của nhà hành các quý khách có thể ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp của thành phố Hà Nội. Trong khi đó các quý khách sẽ được phục vụ đồ ăn nhanh kèm theo nhiều sự lựa chọn đa dạng và phong phú.
Quán Bar của khách sạn là nơi hội họp bạn bè lý tưởng cùng thưởng thức đồ uống, giải trí cùng bạn bè và đồng nghiệp với sự phục vụ tận tình từ thứ 2 đến thứ 6 hành tuần.
5Ở ngoài sảnh khách sạn bạn có đầy đủ các thông tin cần thiết như vé máy bay, về máy bay,tour…để thăm tất cả các điểm hấp dẫn xung quanh Hà Nội, có đầy đủ các loại hình Massage…là kết tinh của nét truyền thống thanh lịch của văn hóa Việt Nam.
Các phòng Massage được trang bị đầy đủ đưa ra cách thức lý tưởng làm thỏa mãn mọi yêu cầu của quý khách và làm cho cơ thể của quý khách trẻ lại…
Một loạt các phòng đa năng bao gồm cả hội trường Long Biên có sức chưa lên đến 60 người phục vụ cho các cuộc hội thảo quốc tê, các lễ đón tiếp…thật thanh lịch và tranh nhã. Có trung tâm thương mại cung cấp các doanh nhân ở xa văn phòng với 1 phòng được trang bị đầy đủ đường truyền băng thông rộng,.. cũng có sẵn ở đây.
4.2 Lao động
Khách sạn hiện có 105 nhân viên cụ thể là:
-Bộ phận buồng là 22người
-Bộ phận lễ tân là 12 người
-Bộ phận bảo vệ là 13 người
-Bộ phận bảo dưỡng là 11 người
-Bộ phận bàn là 10 người
-Bộ phận kế toán là 7 người
-Bộ phận hành chính sự nghiệp là 26 người
-Bộ phận Marketing là 4 người
4.3 Vốn
Trong những năm gần đây vốn của khách sạn ngày càng tăng lên do quá trình tái đầu tư vào tranh thiết bị, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của khách sạn. Cụ thể là vốn của khách sạn hiện nay khoảng 20 tỷ trong đó bao gồm có TSCĐ và CSH. Trong đó tài sản cố định khoảng 10 tỷ.
Chương III. Những đánh giá và một số ý kiến đề xuất với khách sạn Nhà hát Thăng Long.
3.1 Đánh giá chung.
Khách sạn Nhà hát Thăng Long làm một khách sạn thuộc loại vừa và nằm ở nơi có nhiều khách sạn nổi tiếng cùng cạnh tranh như khách sạn Dân chủ, khách sạn Hilton, khách sạn Hồng Hà…cũng tiện nghi và có cơ sở vật chất tốt, điều này là bất lợi cho khách sạn. Một bất lợi nữa của khách sạn là khách sạn khi sát nhập vào Tổng công ty du lịch Hà Nội đã đổi tên từ khách sạn Thủy Tiên thành khách sạn Nhà hát Thăng Long, điều này có nghĩa là thương hiệu của khách sạn sẽ phải bắt đầu và gây dựng lại từ đầu. Mặt khác một số trang thiết bị của khách sạn có tên là khách sạn Thủy Tiên cũng phải thay dần như khăn tắm, đĩa, chén…tốn kém một sỗ chi phí đầu tư mới.Nhưng từ đây khách sạn đã thể hiện một sức sống mới, một phong các mới thể hiện là trong những năm gần đây khách sạn lại thu hút được rất nhiều khách du lịch và khách thương mại đặc biệt là khách thương mại đang tăng lên và đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tỷ phần của khách của khách sạn. Điều này có nghĩa là khách sạn Nhà hát Thăng Long đang thể hiện sự trưởng thành mình và đang dần khẳng định uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đông thời với sự hỗ trợ, chỉ đạo của công ty mẹ là Tổng công ty du lịch Hà Nội đã tạo sự thông suốt trong chỉ đạo, đưa ra chiến lược, chiến thuật tạo sự tin tưởng và hăng hái của cán bộ công nhân viên của khách sạn. Sau khi sát nhập vào Tổng, khách sạn đã được đầu tư nâng cấp trang thiết, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên... và khách sạn đã được công nhận là khách sạn 3 sao. Do đó khách sạn có thể có thể nâng cao dịch vụ các sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
Một thế mạnh nữa mà khách sạn Nhà hát Thăng Long đang có là vị trí của khách sạn đó là khách sạn nằm gần trung tâm của thành phố Hà Nội, chỉ mất khoảng 5 phut đi bộ là khách du lịch đã có mặt ở Hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát lớn là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế đến đây. Khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng nằm ở vị trí mà từ đây có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như Chùa Một Cột, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh hay khách du lịch xuất phát từ đây có thể dạo quanh 36 phố cổ trên xe xich lô…tạo điều kiện rất lớn để khách sạn thu hút lượng khách đến với khách sạn của mình.
Một phần không kém phần quan trong đưa đến thành công của khách sạn trong những năm gần đây là cơ cấu tổ chức của khách sạn thể hiện sự hơp lý của cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của khách sạn. Trong vấn đề nhân sự, khách sạn đã những chính sách riêng của mình trong việc tuyển chọn, tuyển đúng người, đúng việc nhằm tạo năng suất cao trong lao động. Ban lãnh đạo khách sạn không những làm tốt trong việc bố trí, sắp xếp nhân viên trong các bộ phận mà đã có những chính sách lương bổng đúng đắn theo năng lực của mỗi người, điều đó tác động rất tốt đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.
3.2 Một số ý kiến đề xuất.
Do khách sạn vừa đổi tên từ khách sạn Thủy Tiên thành khách sạn Nhà hát Thăng Long vì vậy có thể khách sạn có thể làm một số việc cụ thể như:
. Việc đổi tên khách sạn có thể sẽ làm cho nhiều khách quen cũ không biết vì thế mà ban lãnh đạo của khách sạn cần quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO việc quảng bá thương hiệu của khách sạn mình ra thị trường quốc tế là rất quan trọng và cần thiết. Em được biết trong tháng vừa qua nhận biết sự quan trọng này khách sạn đã bổ nhiệm nhiều chức vụ trong phòng Marketing để làm tốt điều này.
Theo kế hoạch của ban lãnh đạo của khách sạn thì trong năm nay khách sạn sẽ tiến hành cổ phần hóa vì vậy mà khách sạn có thể làm một số công việc cụ thể như:
1 Cơ sở vật chất của khách sạn: Nhân sự kiện cổ phần hóa sẽ thu hút được nhiều nguồn lực tham gia đặc biệt là về vốn vì thế mà khách sạn có thể mở rộng quy mô khách sạn, nâng cao cơ sở hạ tầng của khách sạn để sức cạnh tranh của khách sạn đối với khách sạn khác tăng lên.
Tạo thêm nhiều cây xanh trong khách sạn như hành lang, ban công các phòng. Ở sau khách sạn còn một khoảng đất trống theo em nên tạo một không gian sạch đẹp hơn như bố trí ở đây một vòi phun nước hay nâng cấp hòn non bộ…Từ trên khách sạn có thể nhìn xuống rất đẹp và từ dãy nhà điều hành khách sạn như phòng giám đốc, phòng nhân sự…nhìn xuống cũng rất đẹp tạo nên không khí thoải mái làm việc của công nhân viên của khách sạn.
2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn: Khách sạn có thể mở rộng quy mô về cơ cấu tổ chức, kiện toàn về bộ máy quản lý.
3 Về tuyển dụng và sử dụng lao động: khi tăng quy mô của khách sạn lên, buộc lãnh đạo khách sạn phải tuyển dụng thêm nhân viên phục vụ trong khách sạn, đồng thời kết hợp với việc tuyển dụng thì khách sạn sẽ tiến hành việc nâng cấp chất lượng phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm.
4 Chi phí bán hàng và cũng như chi phí quản lý của doanh nghiệp: khách sạn cần chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí một các có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Với sự gia nhập WTO của Việt Nam vào tháng 11 năm 2006 đã mở ra những thuận lợi bên cạnh đó là những khó khăn cho ngành kinh doanh khách sạn. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngày càng khốc liệt đòi hỏi các nhà lãnh đạo khách sạn cần có sự năng động trong việc thu hút nguồn khách đến với mình thông qua quảng bá hình ảnh, nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật…Vì thế mà các khách sạn phải biết tận dụng những thế mạnh đồng thời hạn chế những mặt hạn chế để thu hút các nguồn khách trong tương lai mà còn giữ vững được sự ổn định của nguồn khách hiện tại. Để làm được điều không chỉ cần có những nhà lãnh đạo giỏi mà còn phải có những người nhân viên phục vụ tận tỵ và tự giác đối với khách sạn.
Trong thời gian một tháng thực tập tại khách sạn với những kiến thức đã được học tại nhà trường và những tìm hiểu của em trong thời gian tại khách sạn em đã đưa ra những phân tích đáng giá về tình hình kinh doanh của khách sạn và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nhưng với thời gian thực tập tại khách sạn không nhiều cùng với kiến thức và kinh nghiệm về chuyên ngành có hạn vì vậy những giải pháp em đưa ra có thể chưa chính xác hay chưa sát với thực tế, chưa cụ thể vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ dẫn của ban giám đốc khách sạn Nhà hát Thăng Long và thầy cô giáo giúp đỡ em nâng cao tầng hiểu biết về chuyên ngành học của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô giáo hướng dẫn cũng như ban giám đốc khách sạn Nhà hát Thăng Long trong thời gian em thực tập tại đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cd15.docx