Báo cáo Thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà

Quá trình xây dựng chính sách nhân sự bao gồm các bước sau: Bước 1: Nhận/ Phát hiện và xem xét thông tin Trong bước này cán bộ quản lý các cấp và cán bộ phụ trách nhân sự công ty/chi nhánh tiếp nhận thông tin về chính sách nhân sự cần xây dựng mới và nhận thông tin phản hồi từ CBNV về chính sách nhân sự cần sửa đổi trong quá trình quản lý cán bộ. Từ đó nghiên cứu và xem xét thông tin thu thập được. Bước 2: Tiến hành khảo sát điều tra Cán bộ nhân sự chi nhánh đề xuất khảo sát điều tra, tiến hành khảo sát thông tin liên quan đến chính sách từ đó phân tích đánh giá các thông tin điều tra. Bước 3: Xây dựng chính sách nhân sự Tổng hợp các thông tin khảo sát từ đó làm cơ sở dự thảo các chính sách, có tính đến việc phân loại cán bộ nhân viên để có chính sách cho lớp đối tượng cụ thể. Bước 4: Xem xét, hiệu chỉnh Trong bước này hội đồng quản trị trưởng đơn vị phối kết hợp với cán bộ phụ trách nhân sự xin ý kiến xem xét của các bộ quản lý các cấp và ngành dọc xem xét bản dự thảo, từ đó hiệu chỉnh các chính sách và ban hành. Bước 5: Tiến hành thử nghiệm Lập kế hoạch đưa chính sách vào thử nghiệm tại đơn vị , dựa vào danh sách các đơn vị lựa chọn đơn vị thử nghiệm. Cuối cùng là trưng cầu ý kiến cán bộ nhân viên về chính sách thử nghiệm thông qua bảng hỏi và đánh giá kết quả đạt được. Bước 6: Đánh giá/ Hiệu chỉnh sau thử nghiệm Cán bộ phụ trách nhân sự chi nhánh lập báo cáo đánh giá và hiệu chỉnh chính sách sau khi đánh giá để hoàn thiện chính sách nhân sự đưa ra. Bước 7. Phê duyệt chính sách Trong bước này, cán bộ nhân sự chi nhánh thực hiện lập hồ sơ ban hành chính sách để xem xét hồ sơ lại một lần nữa để GĐ chi nhánh phê duyệt và từ đó thông báo cho cán bộ nhân viên.

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hồng Hà. Được sự giới thiệu của Khoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lực trường ĐHKTQD cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của ban lãnh đạo Ngân hang NNPTNN chi nhánh Hồng Hà, trong thời gian qua em đã được thực tập tại công ty. Trong quá trình thực tập của giai đoạn 1 mặc dù thời gian đi vào thực tập chưa dài xong trong quá trình tham gia làm việc tại phòng hành chính nhân sự em đã học hỏi, làm quen với một số công việc trong phòng có ích cho công việc của em sau này và rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân. NHNN&PTNN chi nhánh Hồng Hà mặc dù chỉ là một chi nhánh đại diện, song cùng với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong toàn bộ chi nhánh, hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị của NHNN&PTNN Việt Nam. Với thời gian được thực tập có sự theo dõi và ghi chép của bản than em thấy được tình hình hoạt động của chi nhánh Hồng Hà trong thời gian qua như sau: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Tên công ty: NHNN&PTNT chi nhánh hồng hà Địa chỉ: 164 Trần Quang Khải-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội Tel: 049263454 Fax: 049263454 Là chi nhánh loại 1 của NHNN&PTNT Việt Nam. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH Ngày 6/4/2007 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đổi tên chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An thành NHNo & PTNT Hồng Hà. Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà tiền thân là Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An được thành lập từ cuối năm 2004 trong lộ trình phát triển mạng lưới, thực hiện đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn các đô thị loại I. Từ ngày đầu thành lập với hơn 30 cán bộ từ chi nhánh cấp II Tây Hồ với nguồn vốn 346 Tỷ đồng, dư nợ 199 tr đến nay chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đến hết quý I năm 2007 đã có tổng nguồn vốn đạt 2715 tỷ đồng, dư nợ đạt 737 tỷ đồng nợ xấu dưới 2%. Gồm 1 chi nhánh cấp 2 và 6 phòng giao dịch. Biên chế cán bộ CN là trên 80 người. Đặt Trụ sở tại 164 Trần Quang Khải - Quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội. II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ THUÂN LỢI: a.Khó khăn: Trong nhưng năm gần đây nền kinh tế nước ta tiêp tục phát triển nhưng chịu tác động không thuận lợi của việc gia tăng giá dầu mỏ,giá vàng,lạm phát gây sức ép tăng giá các mặt hang khác.Tình hìng thiên tai diễn biến bất thường,dịch bệnh cúm gia cầm diễn ra liên tục, dịch lở mồm long móng diễn ra ở các địa phương gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống,chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn những năm trước đây. Trong hoạt động ngân hàng do ngân hàng nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộ trong những năm gần đây, khiến lãi suất đầu vào của các tổ chức tín dụng có chiều hướng tăng.các ngân hàng cổ phần,chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên tục tăng cường về năng lực tài chính, tăng dần hoạt động tín dụng hơn so với nhưng năm trước vá với thế manh về công nghệ,kinh nghiệm thị trường sẽ tạo ra lợi thế canh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD nhát là biểu hiện cấp tín dụng có biểu hiện tăng trong những năm gần đây: nợ xấu có xu hứơng tăng cao;thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro gây hoang mang cho các nhà đầu tư trong năm 2007; tốc độ tăng trưởng tín dụng không tương xứng với tốc độ huy động vốn dẫn đến nguồn vốn ứ đọng nhiều. về phía nội tại của chi nhánh trong những năm gần đây cũng gặp một số khó khăn như trình độ cán bộ còn bất cập,mạng lưới phát triển còn hạn chế,nguồn vốn ngoại tệ thiếu. b.Thuận lợi: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm gần đây khá cao,việc chính thức trở thành thành viên của WTO đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.Kinh tế Hà Nội vẫn giữ được đà tăng trưởng caovà ổn định. Về hoạt động ngân hàng:Hoạt động tiền tệ,tín dụng và ngân hang tiép tục phát triển với tốc độ tăng giá vẩn thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chi nhánh NHNN&PTNT Hồng Hà tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Hội đồng quản trị,Ban tổng giam đốc,Trụ sở chính.Ngay từ những ngày đầu năm 2007 chi nhánh chính thức được chuyển về giao dịch tại trụ sở mới, tại trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, rất thuận lợi cho hoạt động ngân hang. Trên cơ sở phát huy những thành tích đạt được trong năm 2007, nhận thức được những khó khăn và thuận lợi, chi nhánh ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn Hồng Hà tập trung chỉ đạo điều hành, đưa ra giải pháp cụ thể tranh thủ được thuận lợi, tận dụng mọi thời cơ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NHNN & PTNNVN giao. III. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HỒNG HÀ A.Chức năng Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà có một số chức năng sau: 1. Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính. 2. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. 3. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. B. Nhiệm vụ 1. Huy động vốn a. Khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân tổ chức và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ b. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. c. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. d. Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. 2. Cho vay a. Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. b. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Kinh doanh ngoại hối. Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hàng nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam 4. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ gồm: a. Cung ứng các phương tiện thanh toán. b. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và cho khách hàng. c. Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ. d. Thực hiện các dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng. 5. Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng. 6. Cân đối điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp 2 phụ thuộc trên địa bàn. 7. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối kinh doanh theo thu nhập của NHNo & PTNT Việt Nam. 8. Đầu tư dưới các hình thức như: góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép. 9. Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở đào tạo trên địa bàn do NHNo & PTNT Việt nam giao. 10. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam 11. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. 12. Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam 13. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngân hàng nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam liên quan đến hoạt động của chi nhánh. IV.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN A. CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC: Chi nhán Hồng Hà có các phòng ban sau: 1, Phòng giám đốc 2, Phòng phó giám đốc 3, Phòng hành chính nhân sự 4, Phòng dịch vụ Marketing 5, Phòng kế hoạch nguồn vốn 6, Phòng tín dụng 7, Phòng kế toán ngân quỹ 8, Phòng điện toán 9, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ 10, Phòng kinh doanh tệ và thanh toán quốc tế. 11, Chi nhánh cấp 2 12, Các phòng giao dịch SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Giám đốc Phó Giám đốc Kiểm tra kiểm soát nội bộ Thanh toán quốc tế Hành chính nhân sự Kế hoạch nguồn vốn Tín dụng Kế toán ngân quỹ Điện toán Phòng G.dịch Yên Phụ P.G.dịch Trần Hưng Đạo P.G.dịch Lạc Long Quân P.G. dịch Châu Long C. nhánh cấp II Tây Hồ Phòng giao dịch Phương Mai P.Giao dịch 21 P.Giao dịch 22 Với số lượng lao động 83 người trong đó: + Điều động trong hệ thống: 09 + Tuyến mới: 03 - Về trình độ chuyên môn: + Trên đại học : 4 + Đại học : 57 + Cao đẳng : 04 + Trung cấp : 04 + Sơ cấp : 09 + Khác : 05 - Về bố trí lao động: + Giám đốc, phó giám đốc cấp I: 4 ( trong đó có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc) + Trưởng phòng, phó phòng cấp II: 3 + Trưởng phòng, phó trưởng phòng giao dịch: 6 + Tín dụng: 16 + Kế hoạch: 4 + Kế toán: 19 + Ngân quỹ: 6 + Tin học: 1 + Thanh toán quốc tế: 3 + Hành chính nhân sự:9 + Thẩm định: 3 B. NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC PHÒNG, TỔ CHỨC THUỘC CHI NHÁNH. 1. Phòng hành chính nhân sự - Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn + Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. + Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng NHNo & PTNT thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo & PTNT Việt Nam. + Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong nước và ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ và nhân viên được quy hoạch đào tạo + Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi cấp uỷ quyền của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. + Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu và nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngành ngân hàng. + Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh + Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề + Thực hiện các nhiệm vụ hành chính như: Xây dựng chương trình giao ban nội bộ, bảo vệ,...... + Thực hiện công tác trả lương, BHXH cho cán bộ công nhân viên. 2. Phòng nguồn vốn và kế toán tổng hợp Phòng nguồn vốn và kế toán tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy vốn tại địa phương. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam. + Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. + Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. + Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. + Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao 3. Phòng tín dụng. Phòng tín dụng có nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông tiêu dùng. + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. + Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. + Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. + Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. + Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng. + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhnáh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. + Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên địa bàn. + Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. + Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. + Chấp hành quy định về an tonà kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. + Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT Việt nam. + Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 4. Phòng thẩm định Phòng thẩm định có nhiệm vụ sau đây: + Thu thập, quản lý và cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định phòng ngừa rủi ro tín dụng. + Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới + Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt. + Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định trong mức phán quyết cho vay của giam đốc chi nhánh cấp 1 + Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh. + Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. + Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. + Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh cấp 1 giao. 5. Phòng kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế có nhiệm vụ sau đây: + Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua - bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. + Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIT NHNo & PTNT Việt Nam + Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. + Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao 6. Phòng kế toán - Ngân quỹ Phòng kế toán ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây: - Trực tiếp hạch toán kế toán - hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng nông nghiệp cấp và phê duyệt. + Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên địa bàn. + Tổng hợp, lữu trữ, hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toná và báo cáo theo quy định. + Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. + Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. + Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. + Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao 7. Phòng vi tính Phòng vi tính có nhiệm vụ sau đây: + Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. + Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. + Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. + Làm dịch vụ tin học + Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh giao. 8. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây: + Xây dựng chương trình công tác năm, quý p hù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. + Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. + Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. + Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao. 9. Tổ tiếp thị Tổ tiếp thị có nhiệm vụ sau đây: + Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. + Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và Giám đốc chi nhánh. + Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình giới thiệu phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam. + Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc. + Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích... theo quy định. + Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa, ghi âm, ghi hình... phản ánh các sự kiện hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. + Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông, thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. + Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng đơn vị; + Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin tuyên truyền của đơn vị. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KINH DOANH ĐẾN 30/06/2007 CỦA TOÀN CHI NHÁNH 1. Về nguồn vốn Tổng nguồn vốn huy động đến 30/06/2007 (bao gồm cả ngoại tệ đã quy đổi) là: 2.816 tỷ đồng, tăng 101 tỷ so với kế hoạch quý II trung ương giao (bằng 101,1% kế hoạch); đạt 104,3% kế hoạch năm 2007 trung ương giao và tăng 696 tỷ đồng so với 31/12/2006 (tăng 32,8%) trong đó: * Nội tệ: 2.733 tỷ đồng, đạt 101,6% kế hoạch quý II trung ương giao và đạt 110,1% kế hoạch năm 2007 trung ương giao; tăng 755 tỷ đồng so với 31/12/2006 (tăng 38,3%) * Ngoại tệ: Đạt 4.914.593 USD đạt 98,4% kế hoạch quý II trung ương giao và đạt 55,6% kế hoạch năm 2007 trung ương giao. - Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế: + Tiền gửi từ dân cư: 364,1 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 48 tỷ đồng, đạt 97,1% kế hoạch trung ương giao 375 tỷ; trong đó, ngoại tệ quy đổi đạt 72.1 tỷ đồng. + Tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội: 22171.3tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng (tăng 26%) so với 31/12/2006. + Tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng: 280.6 tỷ đồng (không có ngoại tệ). Trong đó 280.6 tỷ của ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng khác không có. 2. Dư nợ Tổng dư nợ cho vay đến 30/6/2007 (bao gồm ngoại tệ đã quy đổi) là: 838.2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch quý II trung ương giao (trung ương giao 838 tỷ) và đạt 89,1% kế hoạch năm 2007 trung ương giao; tăng so với 31/12/2006 là: 164,2 tỷ đồng. Trong đó: + Nội tệ: 728,6 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch quý II trung ương giao (trung ương giao 728 tỷ) và đạt 88,2% kế hoạch năm 2007 trung ương giao tăng so với 31/12/2006 là 153 tỷ đồng. + Ngoại tệ: 6.810.346 USD, đạt 97,3% kế hoạch quý II trung ương giao (trung ương giao 7.100.000 USD) và đạt 95,3% so với kế hoạch năm 2006 trung ương giao. - Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay: + Ngắn hạn: 643.4 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 101.5 tỷ đồng + Trung hạn: 128.5 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 40.8 tỷ đồng + Dư nợ cho vay dài hạn: 66,2 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 21.3 tỷ + Tỷ lệ cho vay trung dài hạn đạt 23,3%, thấp so chỉ tiêu kế hoạch trung ương giao năm 2007 là 43%. - Nợ xấu: Tổng nợ xấu: 14,2 tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng dư nợ, giảm so 31/12/2006 là 0,4 tỷ đồng Trong đó: + Nợ xấu nội tệ là: 13,4 tỷ đồng, chiếm 1,8% dư nợ nội tệ + Nợ xấu ngoại tệ là: 46.800 USD, chiếm 0,7% dư nợ ngoại tệ Nguyên nhân nợ xấu là do một số khách hàng gặp khó khăn về tài chính nên chưa trả nợ được. 3. Hoạt động dịch vụ: + Phát hành thẻ ATM: Đến 30/6/2007 toàn chi nhánh đã phát hành được 3.627 thẻ, tăng 516 thẻ so với 31/12/06 số dư bình quân 01 thẻ là 715.000 đồng. + Dịch vụ wester union: tổng số món chi trả: 164 món, số tiền chi: 146.844 USD. Số phí thu được 26 triệu đồng. Số phí thu được 19.389 ngàn đồng. + Chuyển tiền trong nước: - Doanh số chuyển tiền đi trong nước: 12.023 món, số tiền: 10.724.770 triệu đồng. Số phí thu được: 297.071 ngàn đồng. - Doanh số chuyển tiền đến trong nước: 8.986 món, số tiền: 11.353.832 đồng. 4. Công tác kế toán ngân quỹ + Trong 6 tháng đầu năm 2007 công tác kế toán thanh toán đã tổ chức tốt, khách hàng được quan tâm phục vụ tận tình chu đáo. Tổng số khách hàng đến giao dịch đến ngày 30/06/2007 là 12.941 khách hàng. Trong đó có khách hàng hộ gia đình, HTX là: 33, tổ chức kinh tế: 562, khách hàng cá nhân: 12.346. Công tác chuyển tiền đi, đến luôn được thực hiện đúng chế độ, nhanh chóng, hiệu quả, cán bộ kế toán thường xuyên theo dõi kết hợp với các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh xử lý các nghiệp vụ một cách chính xác, kịp thời, không gây phiền hà cho khách hàng. Điều chuyển vốn và nộp tiền mặt kịp thời không để lãng phí vốn. + Công tác ngân quỹ làm nhiệm vụ thu chi, quản lý, điều hoà tiền mặt trong 6 tháng đầu năm có rất nhiều cố gắng đảm bảo an toàn, thực hiện theo đúng quy trình kho quỹ, điều chuyển tiền mặt từ hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch và ngược lại. Đáp ứng kịp thời các yêu cầu về thanh toán, tín dụng, huy động vốn, dịch vụ phục vụ khách hàng tận tình chu đáo, chưa để xảy ra hiện tượng, mất thừa thiếu hay tham ô, lợi dụng. + Tổng thu tiền mặt: 1.908.296 triệu đồng + Tổng chi tiền mặt: 1.897.630 triệu đồng Trong 6 tháng đầu năm bộ phận ngân quỹ đã trả 15 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền là: 15.110.000 đồng. Thu giữ 16 món tiền giả với số tiền 1.900.000 đồng. 5. Một số chỉ tiêu tài chính a. Thu nhập 6 tháng đầu năm 2007 * Tổng thu nội bảng: 136.4 tỷ đồng * Tổng chi nội bảng: 118.4 tỷ đồng * Chênh lệch nội bảng chưa lương: 19,5 tỷ đồng b. Thu ngoài tín dụng 6 tháng đầu năm 2007 đạt 1,007.3 triệu đồng tỷ lệ đạt 5,09%. c. Lãi suất thực tế bình quân 6 tháng đầu năm 2007: + Lãi suất bình quân thực tế đầu vào: 0,64%/tháng + Lãi suất bình quân thực tế đầu ra: 0,77%/tháng + Chênh lệch lãi suất: 0,13%/tháng 6. Công tác đào tạo nguồn nhân lực Trong 6 tháng đầu năm 2007 chi nhánh đã tự tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cử đi học một số lớp học nghiệp vụ cho một số cán bộ nhân viên trong đó: + Tự bồi dưỡng nghiệp vụ: +Kế hoạch + Tín dụng + Kế toán thanh toán + Cử đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ marketing và dịch vụ khách hàng: 3 người chương trình học 3 ngày: chi phí cho chương trình này là 360.000 đồng. + Cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng cơ bản: 5 người chương trình học 52 ngày: Chi phí cho chương trình này là: 4.000.000 đồng. + Cử đi học bồi dưỡng tin học: 1 người chương trình học 7 ngày. Chi phí cho chương trình 550.000 đồng. 7. Một số công tác khác Chú trọng công tác quảng cáo, tiếp thị dưới các hình thức: báo, đài, băng rôn, tờ rơi, qua đó góp phần quảng bá, nâng cao vị thế chi nhánh, tăng lượng khách đến giao dịch. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ kiểm tra thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất phát hiện kịp thời các vi phạm và chỉ đạo khắc phục kịp thời. Báo cáo chuyên đề và các loại báo cáo khác theo yêu cầu của NHNo&PTNT Việt Nam. Công tác mạng lưới: Quan tâm chỉ đạo phát triển mạng lưới, xong do khó khăn về địa điểm nên trong 6 tháng đầu năm chưa phát triển được điểm giao dịch nào. VI. KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2007 1. Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: * Nguồn vốn huy động: 3.000 tỷ đồng * Dư nợ cho vay: 1.200 tỷ đồng. Trong đó: - Dư nợ nội tệ: 1.00,5 tỷ - Ngoài tệ quy đổi: 194,5 tỷ - Tỷ lệ nợ xấu dưới: 3% - Tài chính: Vượt kế hoạch trung ương giao 2. Các giải pháp thực hiện a. Mở rộng mạng lưới kinh doanh: Mở thêm phòng giao dịch tăng cường năng lực về cơ sở vật chất, con người và chức năng nhiệm vụ cho mạng lưới hiện có. b. Về nguồn vốn: - Công tác nguồn vốn 6 tháng cuối năm 2007 còn nhiều diễn biến bất lợi. Vì vậy cần bám sát sự chỉ đạo của trung ương và định hướng mục tiêu của chi nhánh đưa ra giải pháp kịp thời tránh rủi ro về lãi suất khi là đơn vị thừa vốn. - Kiên quyết chỉ đạo đẩy mạnh công tác huy động vốn dân cư, vốn ngoại tệ, khai thác một dự án khác, đặc biệt các dự án được trung ương giao phục vụ. - Bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường để điều chỉnh kịp thời đảm bảo cạnh tranh và có lợi cho kinh doanh. c. Phát triển dịch vụ ngân hàng: - Làm tốt và mở rộng các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền nhanh, thu tiền tại doanh nghiệp, dịch vụ bảo lãnh dự thầu, thu hộ, chi hộ, thanh toán xuất nhập khẩu, cầm cố chiết khấu bộ chứng từ, quy đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ. - Triển khai tiếp thị và phát hành thẻ tín dụng. d. Công tác kiểm tra, kiểm soát. Tiếp tục kiểm tra, kiểm soát theo chương trình công tác của NHNo&PTNT Việt Nam, chương trình tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ các mặt nghiệp vụ từ chi nhánh đến các phòng giao dịch, đặc biệt là công tác tín dụng và ngân quỹ. e. Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo Quan tâm đến đào tạo nghiệp vụ cho tất cả mọi cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là đào tạo về nghiệp vụ tín dụng, giao dịch trên hệ thống IPCAS. PHẦN II:QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CHI NHÁNH. I. QUỸ LƯƠNG: 1.Nguồn hình thành: a.Quỹ tiền lương thực hiện của đơn vị được hình thành từng năm theo cơ chế khoán tài chính của NHNN&PTNT Việt Nam và được phân phối theo các quy định của quy chế này. b. Đối với các đơn vị chưa nhận khoán hoặc phải vay lương thì quỹ tiền lương chi tối đa của đơn vị được ngân hang cấp trên chuyển về và có hướng dẩn riêng. 2.Phân phối quỹ tiền lương của đơn vị. a. Đơn vị được xác lập quỹ khen thưởng trong lương dung để thưởng cho người lao động có năng suất,chất lượng cao,có thành tích trong công tác băng 3% quỹ tiền lương được chi tối đa tai đơn vị. b. Đơn vị dược sử dụng 97% quỹ tiền lương được chi tối đa để trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán,lương sản phẩm,lương thời gian.Quỹ tiền lương được chi tối đa được xác định theo cơ chế tài chính và được NHNN%PTNT Việt Nam thong báo căn cứ vào kết quả kinh doanh hàng năm. 3.Quy chế trả lương: Tiền lương của người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm,lương thời gian được trả làm 2 phần: *Tiền lương trả phần 1( lương cơ bản-kí hiệu V1) V1= A*B*C/D Với: + A là mức tiền lương tói thiểu do nhà nươc quy định. + B là hệ số mức lương đang hưởng cộng phụ cấp (nếu có) + C là số ngày công làm việc thực tế trong tháng trước liền kề + D là số ngày làm việc trong tháng trước liền kề theo chế độ. *Tiền lương phần 2 (lương kinh doanh-kí hiệu V2) V2=V*HsđcV*T1*T2 Với: +V là hệ số lương kinh doanh của từng người lao động +HsđcV là hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh (nếu có) +T1 là hệ số mức độ hoàn thành công việc của người lao đông +T2 là mức lương kinh doanh bình quân 1 hệ số tại đơn vị Với: T2=Tổng số tiền lương kinh doanh được chi tại đơn vị/tổng cộng hệ số lương kinh doanh thực tế toàn đơn vị II.BẢNG HỆ SỐ LƯƠNG TƯƠNG ỨNG BẢNG ĐIỂM BẢNG LỰA CHỌN YẾU TỐPHỨC TẠP THEO CHỨC DANH CÔNGVIỆC CHỨC DANH BẢNG 1 Thâm niên BẢNG 2 Tư duy, ch ủ động sáng tạo BẢNG 3 Đào tạo BẢNG 4 Tính nhạy bén khi xử lý công việc BẢNG 5 TN và mức độ ảnh hưởng trong cv BẢNG 6 TN đối với QĐ và TS T ổng điểm HỆ SỐ Nh óm 1. ĐẠI HỌC TRỞ LÊN 1 Phó tổng giám đốc 20 30 10 10 10 20 100 15.00 2 Kế toán trưởng 18 27 10 10 10 20 95 14.25 3 GĐ cấp 1 h ạng1; Trưởng ban TSC và tương đương 18 27 9 8 10 18 90 13.50 4 Chuy ên vi ên cao cấp kinh tế viên cao cấp 18 27 10 8 10 12 85 12.80 5 G Đ cấp 1 hạng 2; PG Đ cấp 1 hang 1; phó trương ban TSC v à tương đương 16 24 8 8 8 16 80 12.00 6 PG Đ c ấp 1 hạng 2; G Đ cấp 1 chưa xếp hạng; G Đ cấp 1 h ạng 3 14 24 7 8 8 14 75 11.25 7 G Đ c ấp ;trưởng phòng hạng 1 v à tương đương; trưởng phòng tại TSC,VPĐD; đ ơn v ị sự nghiệp; PG Đ c ấp 1 chưa x ếp hạng 12 21 6 6 6 14 65 9.75 8 chuy ên viên chính,kinh tế viên chính 16 21 7 6 5 10 65 9.75 9 PG Đ cấp 2;phó trưởng phòng hạng 1v à tương đương đ ương; trưởng phòng hạng 2 v à tương dương 10 21 6 6 6 12 61 9.15 10 G Đ cấp 3;trưởng phòng cấp 1 hạng 3 v à chưa xếp hạng; phó trưởng phòng hạng 2 v à tương đương 10 18 6 6 6 12 58 8.70 11 trưởng phòng chi nhánh cấp 2 10 15 6 6 6 12 55 8.25 12 phó trưởng phòng cấp 1 hạng 3 v à chưa xếp hạng;PG Đ cấp 3;trưởng phòng giao dịch 10 15 5 5 6 12 53 7.95 13 Phó trưởng phòng chi nhánh cấp 2 10 15 5 5 5 12 52 7.80 14 t ổ trưởng chi nhánh cấp 3; phó phòng giao dịch 10 15 5 5 5 10 50 7.50 15 Kinh tế viên, chuyên viên,tổ phó chi nhánh cấp 3 10 15 5 5 4 10 49 7.35 2.DƯỚI ĐẠI HỌC 16 cán sự, kĩ thuật viên,thủ kho,kiểm toán 8 12 4 4 4 8 40 6.00 17 lái xe từ 20 ghế đến 40 ghế 8 9 4 4 3 10 38 5.70 18 thợ kim hoàn; chế tác đá quý;nhân viên mua bán vàng bạc; nhân viên sửa chữa điện nước;nhân viên sao chụp( nhân viên nhà in) 8 9 4 4 3 10 38 5.70 19 lái xe con; xe dưới 20 ghế;lái tầu; vỏ lãi 8 9 3 3 3 8 34 5.10 20 v ăn thư, đánh máy, điện thoại, phục vụ, tạp vụ, bảo vệ,lễ tân, phục vụ buồng,giặt là. 8 9 3 4 3 6 33 4.95 21 Lao động phổ thông chưa qua đào tạo 2 3 1 1 1 2 10 1.50 PHẦN III. CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN SỰ CỦA CHI NHÁNH 3.1. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC Mục đích của phân tích công việc là giúp cho người thực hiện công việc có thể hiểu và nắm rõ những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình đối với công việc mà mình đảm nhiệm, từ đó đưa ra những yêu cầu đối với người thực hiện công việc cũng như tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. Để có thể thực hiện phân tích công việc, chi nhánh đã thực hiện các bước như sau: Bước 1. Xác định công việc cần phân tích Trong bước này cần phải liệt kê tất cả các công việc cần phân tích. Các phòng ban, bộ phận sẽ gửi bản danh sách các công việc hiện tại của mình lên ban nhân sự. Theo đó, ban nhân sự sẽ thu thập và tổng hợp lại. Bước 2.Thành lập hội đồng phân tích công việc Yêu cầu mỗi phòng ban, bộ phận cử ra từ 1 đến 2 nhân viên có trách nhiệm, nhiệt tình tham gia vào hội đồng phân tích. Những cán bộ thuộc ban nhân sự sẽ là những người chủ chốt, hướng dẫn cách làm việc cho các thành viên khác. Với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, cả hội đồng sẽ cùng góp sức xây dựng lên bảng hỏi để phỏng vấn từng nhân viên trong từng vị trí công việc cần phân tích. Bên cạnh đó, xây dựng form bản mô tả công việc (Mẫu bản mô tả công việc được đính kèm trong phần phụ lục). Bước 3. Tiến hành thu thập thông tin Những nhân viên tham gia vào hội đồng phân tích có nhiệm vụ phỏng vấn trực tiếp những nhân viên thực hiện công việc trong phòng ban hay bộ phận của mình, sau đó nộp kết quả lên cho cán bộ nhân sự. Bước 4. Phản hồi thông tin Cán bộ nhân sự nhận được các kết quả từ bảng hỏi phỏng vấn từ các thành viên trong hội đồng thì sẽ tổng hợp và đưa ra bản thảo gửi lại cho các phòng ban bộ phận để từng nhân viên xác nhận, sửa đổi, bổ sung và đóng góp ý kiến. Bước 5. Tổng hợp kết quả, ban hành văn bản Sau khi có được các bản chỉnh sửa, cán bộ phụ trách sẽ tổng hợp lại một lần nữa, tổ chức hội thảo với trưởng ban nhân sự và các cán bộ quản lý cấp cao để hoàn thiện bản thảo, ban hành thực hiện. 3.2. HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG Mục đích của quá trình tuyển dụng là lựa chọn được người phù hợp để thực hiện tốt công việc được giao. 3.2.1. Xác định nhu cầu tuyển dụng Trong quý đầu hàng năm, trưởng các đơn vị xác định nhu cầu tuyển dụng và bảo vệ kế hoạch nhân sự của đơn vị trước hội đồng nhân sự Chi nhánh. Nhu cầu tuyển dụng của đơn vị được tập hợp và xem xét từ nhu cầu nguồn nhân lực của các đơn vị trực thuộc thông qua đề xuất của trưởng đơn vị trực thuộc.Việc bảo vệ kế hoạch nhân sự có thể là một phần của chương trình bảo vệ kế hoạch hoạt động/ kinh doanh của đơn vị. Cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh chuẩn bị chương trình làm việc của Hội đồng nhân sự. Hội đồng nhân sự xét duyệt nhu cầu tuyển dụng dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh, phục vụ và kế hoạch phát triển của đơn vị. Thành viên Hội đồng nhân sự có thể bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, cán bộ phụ trách nhân sự, chủ tịch Công đoàn, phụ trách đoàn Thanh niên, kế toán trưởng của Chi nhánh. Ngoài ra có thể bao gồm các thành viên khác theo quyết định của giám đốc Chi nhánh. Cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh căn cứ biên bản họp Hội đồng nhân sự, hiệu chỉnh các kế hoạch nhân sự chi tiết và tập hợp các quyết định liên quan của cuộc họp Hội đồng nhân sự nếu cần thiết để trình giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Trưởng đơn vị căn cứ kết quả bảo vệ kế hoạch nhân sự đơn vị chỉ đạo cán bộ nhân sự đơn vị lập kế hoạch nhân sự chi tiết. Bản kế hoạch này được gửi cho cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh xem xét và trưởng đơn vị thông qua. Khi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên nằm ngoài kế hoạch, trưởng đơn vị lập đề nghị gửi cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh xem xét trước khi trình giám đốc Chi nhánh quyết định.Trường hợp chi nhánh có nhu cầu bổ sung chỉ tiêu nhân sự thì Tổng giám đốc Chi nhánh làm đề nghị gửi cán bộ phụ trách nhân sự Công ty xem xét và Tổng giám độc Công ty phê duyệt. Sau khi nhu cầu tuyển dụng được phê duyệt, cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh bàn bạc với trưởng bộ phận và phối hợp với cán bộ nhân sự bộ phận lập phương án triển khai tuyển dụng bao gồm các vấn đề: thời gian tuyển, số lượng tuyển, nội dung đăng tuyển và mức đề thi tuyển, các điều kiện nhân sự đặc biệt. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của đối tượng cần tuyển dựa trên miêu tả công việc của vị trí công tác đó. 3.2.2. Tổ chức tuyển dụng Cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh chịu trách nhiệm chung. Trưởng bộ phận và cán bộ nhân sự đơn vị có trách nhiệm tham gia trong việc thi tuyển và đào tạo ban đầu cho nhân viên. Đối với các vị trí thuộc khối đảm bảo phải có sự tham gia của cán bộ phụ trách ngành dọc vào công tác tuyển dụng và đào tạo. Các trưởng đơn vị có nhu cầu tuyển cán bộ chủ động đầu tư cho nguồn đối tượng tuyển và tìm đối tượng giỏi, có tiềm năng phát triển từ các trường đại học, viện nghiên cứu… Quá trình tuyển dụng của CHI NHÁNH bao gồm các giai đoạn sau: + Giai đoạn sơ tuyển Thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin nội bộ công ty, các nguồn nhân lực có sẵn. Thu thập hồ sơ gửi về cho trưởng bộ phận sơ tuyển, chọn lọc từ đó lập danh sách thí sinh dự tuyển và báo cho cán bộ nhân sự chi nhánh. Sau khi có danh sách chọn lọc, cán bộ nhân sự đơn vị thông báo cho đối tượng đến dự tuyển. + Giai đoạn thi tuyển Lập hội đồng tuyển dụng để kiểm tra đối tượng Đối với việc tuyển dụng cán bộ cấp công ty, bắt buộc tối thiểu phải có lãnh đạo công ty chuyên trách và cán bộ chuyên trách nhân sự Công ty tham dự hội đồng tuyển dụng hoặc phỏng vấn riêng. Hội đồng tuyển dụng hoặc tổ chức họp hoặc bằng văn bản thống nhất nội dung thi tuyển, mức yêu cầu đề thi và các tiêu chí đánh giá trước khi tuyển dụng. Đối với các môn kiến thức chung, cán bộ phụ trách nhân sự Công ty căn cứ vào phương án tuyển dụng chỉ đạo và giám sát việc lập đề thi tuyển, trưởng bộ phận giám sát việc lập để thi tuyển đối với các môn thuộc về chuyên môn nghiệp vụ. Danh sách trúng tuyển do cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh lập trên cơ sở đánh giá của các thành viên Hội đồng. Đối với các vị trí tuyển dụng lao động giản đơn thì không nhất thiết phải trải qua các bài thi tuyển thông thường mà có thể thay thế bằng các hình thức khác như phỏng vấn và kiểm tra/ trắc nghiệm đánh giá về chuyên môn/ nghiệp vụ. + Tuyển dụng lại trong hệ thống Khi đơn vị có nhu cầu tuyển dụng nhân việ lại trong hệ thống, cán bộ phụ trách nhân sự bàn bạc với trưởng đơn vị và phối hợp với cán bộ nhân sự đơn vị lập phương án tuyển dụng. Cán bộ nhân sự Chi nhánh thông báo trên các phương tiện thông tin nội bộ về vị trí cần tuyển và thu nhận thông tin/ hồ sơ của các ứng viên là các bộ nhân viên công ty. Khi được tuyển dụng lại, các ứng viên là cán bộ nhân viên trong công ty có thể phải tham gia kiểm tra theo yêu cầu của trưởng đơn vị. + Hợp đồng thử việc Sau khi có danh sách trúng tuyển, trưởng bộ phận tổ chức thử việc cho đối tượng trúng tuyển trong thời gian tối đa là 2 tháng, trước thử việc, cán bộ nhân sự bộ phận cung cấp các quy chế, quy định nội bộ của Chi nhánh cho đối tượng đọc, hiểu rõ và cam kết tuân thủ trong quá trình làm việc. + Hợp đồng lao động Sau khi đối tượng thử việc đạt yêu cầu, trưởng bộ phận lập đề nghị ký hợp đồng lao động cho đối tượng, phối hợp với cán bộ nhân sự bộ phận lập phiếu tuyển dụng và soạn hợp đồng lao động theo biểu mẫu, thông báo cho đối tượng ký hợp đồng trước, sau đó gửi cùng bộ hồ sơ nhân viên cho cán bộ phụ trách nhân sự Công ty/ Chi nhánh xem xét trình giám đốc Chi nhánh duyệt. + Hợp đồng cộng tác viên Được áp dụng cho các đối tượng không phải là CBCNV thường xuyên, hoặc có thể đang công tác ở một đơn vị khác hoặc làm việc bán thời gian cho chi nhánh. Hợp đồng cộng tác viên có thời hạn tối đa không quá 6 tháng. (Quy trình tuyển dụng chi tiết của chi nhánh được đính kèm trong phần phụ lục). 3.3. Quá trình đào tạo Mục đích của quá trình này là nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức chung của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên có đủ năng lực để thực hiện tốt công việc được giao. Các bước của quá trình đào tạo: Bước 1. Xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo được thực hiện khi tiến hành đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển của nhân viên tại các bộ phân. Kế hoạch đào tạo được lập trên cơ sở yêu cầu của Chi nhánh, yêu cầu của bộ phận và nguyện vọng của cá nhân. Trong quý 1 hàng năm cán bộ nhân viên đăng kí đào tạo với cán bộ quản lý trực tiếp bằng cách thảo luận thống nhất. Nội dung đào tạo được chỉ rõ trong bản đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển của cá nhân và được trưởng bộ phận phê duyệt. Trưởng đơn vị chỉ đạo cán bộ nhân sự đơn vị tập hợp nhu cầu đào tạo của nhân viên trong đơn vị và lập kế hoạch đào tạo. Cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh căn cứ vào kế hoạch đào tạo của đơn vị, phối hợp đánh giá khả năng thực hiện của Chi nhánh và khả năng cung cấp của các tổ chức đào tạo, lập kế hoạch đào tạo chung cho toàn chi nhánh và trình giám đốc Chi nhánh quyết định. Trong trường hợp nhân viên có nguyện vọng đào tạo đột xuất thì làm đơn đề nghị gửi trưởng bộ phận xem xét, trưởng bộ phận làm đơn đề nghị trình gửi cán bộ nhân sự Chi nhánh xem xét sau đó trình giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh yêu cầu đối tượng được cử đi học ký thỏa thuận đào tạo liên quan đến các cam kết làm việc và mức bồi thường chi phí đào tạo nếu vi phạm thỏa thuận đào tạo. Bước 2. Tổ chức đào tạo: Cán bộ phụ trách nhân sự chi nhánh cung cấp các thông tin về khóa đào tạo, các hoạt động đào tạo được tổ chức. Lãnh đạo các đơn vị chức năng có trách nhiệm tổ chức đào tạo cho cán bộ thuộc hệ thống ngành dọc mình quản lý. Các hình thức đào tạo trong Chi nhánh: tổ chức lớp/ hội thảo, đào tạo thi lấy chứng chỉ trong và ngoài nước, tổ chức thi định kì trong toàn chi nhánh, đào tạo trong công việc, kèm cặp, tự học. Bước 3. Tổng kết đào tạo: Việc đánh giá đào tạo cá nhân được thực hiện định kì 6 tháng/ lần giữa cán bộ quản lý và nhân viên trong bản đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển. Cán bộ nhân sự bộ phận cập nhật các hoạt động đào tạo của bộ phận, báo cáo tình hình đào tạo cho cán bộ nhân sự Chi nhánh và lưu giữ các hồ sơ về đào tạo, tập hợp các báo cáo đào tạo để làm cơ sở tính toán và đối chiếu với chỉ tiêu chất lượng đã đề ra. Định kì một năm 2 lần, cán bộ phụ trách nhân sự Chi nhánh lập đánh giá công tác đào tạo trong Báo cáo Tổng kết nhân sự gửi giám đốc Chi nhánh. Định kì hàng năm cán bộ nhân sự Chi nhánh cập nhật danh sách các tổ chức cung cấp đào tạo. 3.4. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC Mục đích: Xây dựng chính sách nhân sự nhằm xây dựng chuẩn mực về thiết lập chính sách, chế độ đãi ngộ trong công ty, đảm bảo cho người lao động được thực thi nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi theo luật lao động Quá trình xây dựng chính sách nhân sự bao gồm các bước sau: Bước 1: Nhận/ Phát hiện và xem xét thông tin Trong bước này cán bộ quản lý các cấp và cán bộ phụ trách nhân sự công ty/chi nhánh tiếp nhận thông tin về chính sách nhân sự cần xây dựng mới và nhận thông tin phản hồi từ CBNV về chính sách nhân sự cần sửa đổi trong quá trình quản lý cán bộ. Từ đó nghiên cứu và xem xét thông tin thu thập được. Bước 2: Tiến hành khảo sát điều tra Cán bộ nhân sự chi nhánh đề xuất khảo sát điều tra, tiến hành khảo sát thông tin liên quan đến chính sách từ đó phân tích đánh giá các thông tin điều tra. Bước 3: Xây dựng chính sách nhân sự Tổng hợp các thông tin khảo sát từ đó làm cơ sở dự thảo các chính sách, có tính đến việc phân loại cán bộ nhân viên để có chính sách cho lớp đối tượng cụ thể. Bước 4: Xem xét, hiệu chỉnh Trong bước này hội đồng quản trị trưởng đơn vị phối kết hợp với cán bộ phụ trách nhân sự xin ý kiến xem xét của các bộ quản lý các cấp và ngành dọc xem xét bản dự thảo, từ đó hiệu chỉnh các chính sách và ban hành. Bước 5: Tiến hành thử nghiệm Lập kế hoạch đưa chính sách vào thử nghiệm tại đơn vị , dựa vào danh sách các đơn vị lựa chọn đơn vị thử nghiệm. Cuối cùng là trưng cầu ý kiến cán bộ nhân viên về chính sách thử nghiệm thông qua bảng hỏi và đánh giá kết quả đạt được. Bước 6: Đánh giá/ Hiệu chỉnh sau thử nghiệm Cán bộ phụ trách nhân sự chi nhánh lập báo cáo đánh giá và hiệu chỉnh chính sách sau khi đánh giá để hoàn thiện chính sách nhân sự đưa ra. Bước 7. Phê duyệt chính sách Trong bước này, cán bộ nhân sự chi nhánh thực hiện lập hồ sơ ban hành chính sách để xem xét hồ sơ lại một lần nữa để GĐ chi nhánh phê duyệt và từ đó thông báo cho cán bộ nhân viên. PHẦN IV: KẾT BÀI Qua phân tích, đánh giá ở phần trên cho chúng ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hồng Hà đang trên đà phát triển, những đóng góp của chi nhánh cũng tương đối lớn, đây là một trong những thuận lợi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào chi nhánh. Tuy nhiên với mỗi tổ chức, dù hoạt động có phát triển như nào cũng không tránh khỏi những hạn chế. Và chi nhánh Hồng Hà cũng đang gặp phải điều này như: chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tác phong làm việc của nhân viên chưa tự giác… để khắc phục được những hạn chế đó, ban lãnh đạo công ty cần đưa ra những biện pháp phù hợp kịp thời để khắc phục những hạn chế đó đưa hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty cùng sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Vân Thuỳ Anh đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12751.doc