Báo cáo Thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình

Cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình cũng không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để có thể phục vụ tốt cho sự phát triển của địa phương. Với doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp, luôn có mức dự phòng dự trữ rủi ro cao, chính sách cho vay hợp lý, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, quy trình tín dụng rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch với khách hàng, NHNo&PTNT vẫn đang hoàn thành tốt nhiệm vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển kinh tế tại địa bàn, xứng đáng là ngân hàng lớn nhất về mọi mặt của tỉnh. Tuy vậy bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác, NHNo&PTNT vẫn gặp những vướng mắc: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tốc độ gia tăng nợ quá hạn cũng tăng nhanh gây rủi ro tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu vẫn cần giảm Vì vậy, NHNo&PTNT vẫn cần phải cố gắng phấn đấu hơn nữa góp phần phát triển kinh tế đất nước và theo kịp trình độ phát triển chung của thế giới

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập WTO, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhiều mặt, vì vậy hệ thống NHTM cũng phải có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng để có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và dân doanh nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình hội nhập nền kinh tế. đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho nhiều lĩnh vực sản xuất, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả, phát triển kinh tế, tạo tiền đề quan trọng để nước ta hội nhập thành công vào tổ chức thương mại quốc tế WTO. Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là rất lớn, rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ huỷ hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập WTO cũng như hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam đối với các NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM. Từ thực tế trên, NHNo&PTNT Việt Nam đã nâng cao công nghệ và trình độ cho cán bộ, mở rộng màng lưới hoạt động kinh doanh trên toàn quốc, trong đó có Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình. Ngay sau khi tái lập tỉnh, ngày 01/04/1992 để phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn, NHNo&PTNT Ninh Bình đã được thành lập và đi vào hoạt động. Từ đó đến nay NHNo&PTNT Ninh Bình đã không ngừng cố gắng, nỗ lực hoạt động trở thành ngân hàng có màng lưới rộng lớn nhất tỉnh Ninh Bình gòp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện nay, em đang được thực tập tại Trụ sở NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình, có được cơ hội hiểu rõ hơn hoạt động cũng như tổ chức của ngân hàng, vì vậy em xin có một số báo cáo khái quát về quá trình hình thành phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh, mục tiêu trong năm tới và những thông tin cụ thể về tình hình tín dụng tại ngân hàng. PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH 1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội Tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 1400 Km2 nằm ở cực nam của đồng bằng Bắc Bộ, từ 19,550 - 20,270 vĩ Bắc, 105,320 - 106,100 kinh Đông, xem giữa lưu vực Sông Hồng và Sông Mã, nối tiếp giáp và ngăn cách giữa miền Bắc và miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá; và cách Hà Nội 90 Km. Về hành chính, tỉnh Ninh Bình gồm: thành phố Ninh Bình là trung tâm, thị xã Tam Điệp và 6 huyện (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn) được chia thành 125 xã, 11 phường, 6 thị trấn. Huyện Nho Quan và Thị xã Tam Điệp là vùng đồi núi, Gia Viễn và Yên Mô là vùng bán sơn địa, thành phố Ninh Bình cùng với Yến Khánh, Kim Sơn thuộc vùng đồng bằng ven biển. Diện tích đồng bằng chiếm 1/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Về dân số: 905.795 người, mật độ dân số là 654 người/km2, tổng số lao động là 505.740 người (số liệu năm 2003). Về giao thông, đường quốc lộ 1A đoạn chạy qua Ninh Bình dài 35Km với hai nút giao thông chính là Thành phố Ninh Bình và Thị xã Tam Điệp nối với các đường liên tỉnh số 10, 12, 59 tạo một màng lưới giao thông đường bộ rất có lợi thế. 1.2. Tình hình phát triển kinh tế. Ninh Bình là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế của tỉnh là các ngành công nghiệp xây dựng và du lịch. Trong những năm gần đây, kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức hai con số, năm 2006 GDP tăng 12,6%, năm 2007 tăng 15%; năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/64, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64 và năm 2007 xếp thứ 24/64, đứng thứ 5 miền Bắc. Năm 2007 thu ngân sách đạt 1140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu trên 1000 tỷ. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - Xây dựng: 40%, Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 26%, Dịch vụ: 34%. Cụ thể: + Công nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2007 đạt 20,3%. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha, trong đó có các khu công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp,Ninh Phúc, Gián Khẩu… với tăng trưởng công nghiệp khá cao, đặc biệt là các công ty xi măng, vật liệu xây dựng: Vinacansai, Duyên Hà... Nghề thủ công truyền thống: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh, đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân - Hoa Lư. + Nông nghiệp: Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói, vùng biển Kim Sơn nuôi tôm sú. + Dịch vụ: Ninh Bình có vị trí thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác. Về du lịch: Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch như: sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao… Với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch được xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Năm năm qua, tỉnh đã phê duyệt 26 dự án đầu tư đạt gần 3300 tỷ đồng tập trung vào các khu du lịch trọng điểm: Cố đô Hoa Lư, khu hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương. Năm 2007 vừa qua Ninh Bình thu hút gần 1,5 triệu lượt khách du lịch về tham quan. PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT NINH BÌNH 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Sau khi tái lập tỉnh, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình cũng được tách ra từ NHNo&PTNT Hà Nam Ninh vào ngày 01 tháng 4 năm 1992, thành lập và đi vào hoạt động nhằm phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Từ đó, NHNo&PTNT đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: + 01/04/1992 đến 31/12/1995: Thời kỳ đầu tái lập tỉnh + 01/01/1996 đến 31/12/2000: Thời kỳ củng cố để phát triển + 01/01/2001 đến nay: Cơ cấu lại ngân hàng - xây dựng NHNo&PTNT hiện đại Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đóng trên địa bàn thành phố Ninh Bình có trụ sở tại Đường Trần Hưng Đạo - Phường Tân Thành - Thành phố Ninh Bình; là ngân hàng cấp 1 có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng, có bảng cân đối tài sản theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với NHNN, chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do cam kết của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình trong phạm vi ủy quyền. Từ đó đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình luôn không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và góp phần phát triển kinh tế địa phương, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. 2.2. Chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, quyền hạn trách nhiệm của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình. + Về chức năng nhiệm vụ: NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là NHTM Nhà nước, thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. + Về phạm vi hoạt động: - Huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc NHNN chấp thuận. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vón. Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNN. - Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ trong trường hợp cần thiết. - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Các hoạt động khác + Nhiệm vụ quyền hạn: NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình vừa tuân thủ sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, vừa chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các chi nhánh Ngân hàng huyện thị( Ngân hàng cấp 2), điều hòa vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng cấp 2 trên địa bàn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà Nước theo luật định. NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình tổ chức hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính theo phân cấp ủy quyền. 2.2. Mô hình tổ chức, màng lưới Về màng lưới, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình bao gồm các chi nhánh: Văn phòng tỉnh, ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng các huyện thị trong tỉnh (ngân hàng huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Thị xã Ninh Bình, Tam Điệp, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Sông Vân). NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là tổ chức tín dụng lớn nhất trong 6 hệ thống ngân hàng và quấy tín dụng trên địa bàn tỉnh, thể hiện: có mạng lưới rộng khắp các huyện thị trong tỉnh với 36 điểm giao dịch chiếm 45,56% tổng số điểm giao dịch trong tỉnh, nguồn vốn huy động chiếm thị phần 48,99%, dư nợ tiền vay chiếm thị phần 43% và số khách hàng tín nhiệm có giao dịch thường xuyên với ngân hàng là 82,997%, uy tín của NHno&PTNT tỉnh Ninh Bình ngày càng được nâng cao. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Ninh Binh được mô tả qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Văn phòng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình: Ban giám đốc Phòng thanh toán quốc tế Phòng kiểm soát Phòng vi tính Phòng kho quỹ Phòng kế hoạch Phòng tín dụng Phòng kế toán Phòng TCHC Mỗi phòng có một chức năng, nhiệm vụ riêng tạo thành một tổng thể chung thống nhất phối hợp giải quyết các công việc. Sau đây là nhiệm vụ cụ thể các phòng ở Văn phòng NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình: + Phòng tín dụng: - Ngiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề suất cho vay các dự án kinh tế theo phân cấp ủy quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền. - Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề suất giám đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề hướng khắc phục. - Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. + Phòng tổ chức hành chính: có hai chức năng là quản lý hành chính và tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ. + Phòng kế toán: Có các chức năng: - Hạch toán kế toán, lưu trữ, bảo quản và quản lý tài sản nhà nước theo pháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán hiện hành của Bộ tài chính và NHNo&PTNT Việt Nam quy định - Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xử lý các nhiệm vụ của phòng có chất lượng và hiệu quả - Thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán của ngân hàng + Phòng kế hoạch: - Tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ nhà nước của ngành, của địa phương vảo thực tiễn kinh doanh của ngân hàng liên quan đến nhiệm vụ của ngành - Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh - Thực hiện công tác nguồn vốn giúp việc và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao + Phòng thanh toán quốc tế: tham mưu cho Ban giám đốc những biện pháp nâng cao hiệu qua và chất lượng trong công tác thanh toán quốc tế, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, quan hệ với các ngân hàng nước ngoài + Phòng ngân quỹ: - Quản lý trực tiếp và bảo quản Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, các ngoại tệ, chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống NHNo&PTNT hiện hành - Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành các nhiệm vụ được giao có hiệu quả + Phòng kiểm soát: là một bộ phận độc lập với các phòng nghiệp vụ, chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc, có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong quản lý và khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng + Phòng vi tính: là phòng mới được thành lập nhằm lưu trữ số liệu, quản lý về thông tin, cập nhật công nghệ cho ngân hàng Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các chi nhánh của các NHTM khác như: ngân hàng công thương, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư và phát triển… Đây là thuận lợi cũng là khó khăn thách thức lớn lao cho NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình trong việc cạnh tranh hoạt động. Tuy nhiên trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sang suốt của ban giám đốc và sự phối hợp nhip nhàng, có hiệu quả của các phòng ban nghiệp vụ, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên địa bàn và trên toàn hệ thống. Đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động trong kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tiền tệ, ngân hàng thường xuyên tăng cường nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước đổi mới công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng. 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng vốn cao. Với sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên, tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng khởi sắc. 2.3.1. Về nguồn vốn: Bảng tổng hợp nguồn vốn: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 TG KB+BHXH 142.160 111.406 TG KKH+KH<12T 352.608 352.016 TG NHCSXH 3.433 2.401 TG 12-24T 241.761 178.225 TG >24T 340.924 616.089 Ngoại tệ 86.162 116.896 Tổng NV 1.167.048 1.377.033 Tổng nguồn vốn huy động dến 31/12/2007 số dư: 1.377 tỷ, so với năm 2006 tăng 210 tỷ, tốc độ tăng 17,99% + Nguồn vốn phân theo loại tiền: - Nội tệ: 1.260 tỷ, so với năm 2006 tăng 179 tỷ, tốc độ tăng 16,56% - Ngoại tệ (quy đôi): 117 tỷ, so với năm 2006 tăng 31 tỷ, tốc độ tăng 36,04% + Nguốn vốn phân theo thời hạn huy động: - Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng: 512 tỷ, chiếm 37,25% tổng NV - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng: 241 tỷ, chiếm 17,50% tổng NV - Tiển gửi có kỳ hạn trên 24 tháng: 623 tỷ, chiếm 45,24% tổng NV + Nguốn vốn phân theo tính chất huy động vốn: - Tiền gửi dân cư: 843 tỷ, chiếm 61,22% tổng NV - Tiền gửi các tổ chức KT - XH: 532 tỷ, chiếm 38,63% tổng NV - Tiền gửi các TCTD: 2 tỷ, chiếm 0,25% tổng NV * Những mặt làm được: - Về nhận thức và trách nhiệm đối với công tác huy động vốn đã được nâng lên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết hơn, có nhiều biện pháp và hình thức huy động vốn hiệu quả trên địa bàn. Năm 2007 so với năm 2006, các chi nhánh đếu có số dư nguồn vốn huy động tăng. - Không ngừng đổi mới và nâng cao ý thức tác phong giao dịch của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, tích cực huy động nguồn vốn từ dân cư và các nguồn vốn ổn định. Trong năm 2007, ngân hàng đã chủ động triển khai các đợt huy động vốn ngắn hạn đạt kết quả tốt. - Huy động nguồn tiền gửi dân cư đạt kết quả khá, số dư đạt 843 tỷ, so với năm 2006 tăng 155 tỷ, tốc độ tăng 22,53%, tăng cao hơn bình quân chung, tỷ trọng 61,22% - Nguồn vốn huy động ngoại tệ(quy đổi) có số dư: 177 tỷ, tăng 31 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 36,04% - Triển khai tốt các đợt huy động vốn của TW và của tỉnh, đặc biệt đợt huy động vốn mừng xuân Đinh Hợi: Nội tệ huy động: 50,846 tỷ đồng, Ngoại tệ huy động: 1.016.000 USD; huy động tiền gửi Tiết kiệm dự thưởng AGRIBANK CUP 2007 đến 31/12/2007 huy động được 24 tỷ VND và 853.000 USD. * Những mặt còn tồn tại: - Tốc độ tăng trưởng 17,99% tuy cao nhưng mới chỉ đạt 98,36% kế hoạch được giao - Nguồn vốn huy động ngoại tệ tuy có tăng trưởng khá 36,04%, đạt 102,63% kế hoạch nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. - Thị phần nguồn vốn vẫn chiếm chủ yếu trên địa bàn (47,7%) nhưng giảm so với năm 2006 (51,9), tất cả các chi nhánh đều trong tình trạng thiếu vốn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chủ động mở rộng tín dụng trên địa bàn. * Nguyên nhân của tồn tại: - Sự biến động của giá vàng, ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (12,63%) và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng, nên công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. - Trên địa bàn tỉnh, các NHTM và TCTD khác ngày càng phat triển cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động, các tổ chức phi ngân hàng cũng đẩy mạnh huy động vốn, nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến thị phần, thị trường huy động vốn bị chia xẻ, các ngân hàng cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân luôn huy động vốn với lãi xuất cao hơn. - Địa phương liên tục bán đấu giá quyền sử dụng đất từ tỉnh đến huyện thị, do đó có một lượng tiền nhần rỗi chuyển sang đầu tư đất. - Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan nữa là công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm huy động vốn còn hạn chế; vẫn còn cán bộ thiếu ý thức trách nhiệm trong công tác huy động vốn, chưa nhiệt tình, có tư tưởng ỷ lại. 2.3.2. Về sử dụng vốn (dư nợ) Bảng tổng hợp dư nợ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ nội tệ 2.374.508 2.953.407 Dư nợ ngoại tệ 42.753 122.572 Dư nợ vay thanh toán 350 350 Tổng dư nợ 2.417.611 3.076.329 + Tổng dư nợ năm 2007 đạt 3.076 tỷ, so với năm 2006 tăng 659 tỷ, tốc độ tăng 27,26%. Trong đó: - Nội tệ: 2.953 tỷ, tăng so với năm 2006 579 tỷ, tốc độ tăng 24,39% - Ngoại tệ (quy đổi): 122 tỷ, tăng so với năm 2006 là 80 tỷ, tốc độ tăng 90,47% + Dư nợ phân theo thời gian cho vay: - Dư nợ ngắn hạn: 1.912 tỷ, chiếm 62,19% tổng dư nợ - Dư nợ trung hạn: 738 tỷ, chiếm 23,82% tổng dư nợ - Dư nợ dài hạn: 425 tỷ, chiếm 13,82% tổng dư nợ + Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: - Dư nợ Doanh nghiệp nhà nước: 5 tỷ, chiếm 0,16% tổng dư nợ - Dư nợ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.434 tỷ, chiếm 46,62% tổng dư nợ - Dư nợ Hợp tác xã: 1 tỷ, chiếm 0,03% tổng dư nợ - Dư nợ Hộ gia đình, cá nhân: 1.636 tỷ, chiếm 53,18% tổng dư nợ * Dư nợ xấu: Bảng thống kê nợ xấu năm 2007: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng nợ xấu Tỷ lệ % Phân loại theo nhóm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 DN Nhà nước DN NQD HTX 1.215 100 1.215 Hộ GD, cá thể 8.812 0,54 3.119 993 4.700 Cho vay khác Tổng 10.027 0,33 3.119 993 5.915 Tổng dư nợ năm 2007 là 10.027 tỷ, chiếm 0,33% tổng dư nợ. * Những mặt làm được: - Bám sát thị trường nông nghiệp nông thôn, phân loại chọn lọc khách hàng đầu tư vốn hiệu quả. Vốn tín dụng trong năm 2007 có tốc độ tăng trưởng cao (27,25%), đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế trên địa bàn. - Trong năm 2007 đã thẩm định và đầu tư mới được 2 dự án lớn, đa dạng hóa đối tượng đầu tư góp phần nâng cao thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam, giữ thị phần tín dụng chủ yếu trên địa bàn (44,52%). - Vốn tín dụng chủ yếu tập trung vào kinh tế hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã khơi dậy và thúc đẩy các tiểm năng, các thế mạnh của địa phương góp phần tích cực thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp 0,33%, giảm so với năm 2006: 0,02% - Cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi) năm 2007 là 122 tỷ, so với năm 2006 tăng 80 tỷ, đã mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế và thực hiện kinh doanh đa năng. * Những mặt còn hạn chế: - Tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao (27,25%) nhưng mới đạt 96,08% kế hoạch năm, còn thiếu 125,671 tỷ - Đầu tư tín dụng đối với thành phần kinh tế trang trại còn hạn chế - Công tác kiểm tra và tự kiểm tra chất lượng tín dụng làm chưa thường xuyên, tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng khá nhưng còn một bộ phận dư nợ hiệu quả kinh tế chưa cao - Công tác thẩm định kiểm soát nợ và phân tích nợ theo định lượng còn hạn chế do đó chất lượng tín dụng còn tiểm ẩn rủi ro 2.3.3. Kết quả tài chính Bảng kết quả tài chính: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh Lệch Tổng thu 292.155 461.780 169.625 Thu hoạt động tín dụng 275.114 445.905 170.791 Thu dịch vụ 5.326 5.554 228 Thu khác 11.715 10.321 -1.394 Tổng chi 223.938 425.170 234.306 Chi lãi 156.657 318.475 161.818 Chi khác 67.281 106.695 39.414 Chênh lệch thu chi 68.217 36.610 -31.607 + Tổng thu năm 2007 đạt 461,780 tỷ, tăng so với 2006 169,625 tỷ (tăng 58,06%) - Thu lãi từ hoạt động tín dụng là 445,905 tỷ, chiếm 95,06% tổng thu, tăng so với năm 2006 là 170,791 tỷ (62,07%) - Thu dịch vụ là 5,554 tỷ, chiếm 1,2% tổng thu, tăng so với năm 2006 là 0,228 tỷ (4,28%) + Tổng chi năm 2007 đạt 425,170 tỷ, tăng so với năm trước 234,306 tỷ - Chi trả lãi năm 2007 là 318,475 tỷ, tăng so với năm 2006 là 161,818 tỷ + Chênh lệch thu chi 36,610 tỷ, giảm so với năm 2006 31,607 tỷ Năm 2007, với nhiều lý do khác nhau như hậu quả của thiên tai lũ lụt, lãi suất cho vay chỉ tăng nhẹ trong khi lãi suất vốn huy động liên tục đẩy tăng cao để cạnh tranh với các TCTD khác, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình lại vẫn phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro cao (lớn hơn so với năm 2006 là 58,316 tỷ) nên tổng thu nhập so với tổng chi phí nhỏ hơn so với kết quả tài chính năm 2006. Thu nợ đã xử lý rủi ro được 8,944 tỷ, thực hiện tăng thu và tận thu các khoản thu, tiết kiệm chi phấn đấu đạt chỉ tiêu tài chính ở mức cao nhất. Trong thời gian tới NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình cần phải có những cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng và sử dụng các dịch vụ mới để tưng thu nhập, đưa chi nhánh trở thành một đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn. 2.3.4. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2008: Năm 2008, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình tập trung nguồn lực thực hiện tốt cơ cấu lại ngân hàng, hoàn thành chương trình IPCAS, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, phòng ngừa kiểm soát và hạn chế rủi ro, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được an toàn, hiệu quả và phát triển. Với tinh thần tích cực nhất, toàn chi nhánh phấn đấu thực hiên tốt các mục tiêu cụ thể sau: + Tổng nguồn vốn huy động: tăng 22%, số dư năm 2008 đạt 1680 tỷ Trong đó: - Nội tệ tăng: 20% Số dư đạt: 1512 tỷ - Ngoại tệ tăng: 43% Số dư đạt: 168 tỷ - Tỷ trọng huy động vốn dân cư/Tổng NV đạt: 63% + Tổng dư nợ: tăng 18%, số dư đạt: 3630 tỷ Trong đó: Tỷ lệ nợ trung và dài hạn là 44% + Chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu < 3% so với tổng dư nợ + Thu ngoài tín dụng: > 10% Chênh lệch thu - chi + Chênh lệch lãi xuất: > 0,4% + Hệ số lương tạo ra: Đạt mức quy định của NHNo&PTNT Việt Nam PHẦN III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT TỈNH NINH BÌNH 3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình. 3.1.1. Căn cứ xây dựng chính sách Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở: - Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam - Quy chế cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đối với khách hàng: Quyết định 72/QĐ-NHNN - Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về Đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng (được sửa đổi bởi Nghị định 85) - Chiến lược, định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam Do NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là đơn vị thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam nên chính sách cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam cũng chính là chính sách cho vay được áp dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình. Chính sách cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam do lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt và ban hành; là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng. 3.1.2. Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay: + Khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn bao gồm các pháp nhân và cá nhân Việt Nam như: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp, có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh và các pháp nhân và cá nhân nước ngoài. + Đối tượng cho vay: Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm + Các hình thức tín dụng: Ngân hàng cấp tín dụng dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng - Phân theo thời hạn vay vốn: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển, ngân hàng xem xét cho khách hàng vay theo các thể loại: Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên - Phân theo phương thức cho vay: Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của ngân hàng, ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây: Cho vay từng lần: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định Cho vay theo dự án đầu tư: khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và các dự án đầu tư phục vụ đời sống Cho vay hợp vốn: Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, thời hạn vốn vay khá dài, ngân hàng sẽ đứng ra làm đầu mối, dàn xếp, huy động các nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng đầu tư một hay nhiều dự án Cho vay trả góp: khách hàng vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc và lãi thành nhiều kỳ trong thời hạn cho vay Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lí của ngân hàng Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại Quy chế và điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của khách hàng vay + Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục địch sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng + Điều kiện vay vốn: Để được vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải thỏa mãn một số tiêu chí nhất định theo quy định của Pháp luật cũng như các quy định của ngân hàng trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và ngân hàng: - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống theo quy định; Kinh doanh có hiệu quả: có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của ngân hàng. - Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân nước đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định + Mức cho vay: Ngân hàng xác định mức tiền cho vay căn cứ vào: Nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng nhưng không vượt qua mức ủy quyền phán quyết cho vay của giám đốc. Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm cho vay (trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân hoặc những dự án đã trình và được Chính phủ đồng ý cho vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng) + Lãi suất cho vay: Ngân hàng công bố bảng lãi suất cho vay của mình cho khách hàng được biết. Trong trường hợp nợ quá hạn, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất: Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng + Đảm bảo tiền vay: được thực hiện chi tiết theo nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về Đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất. + Những trường hợp không được cho vay: Ngân hàng không được cho vay đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây: - Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc -Giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng và người được ủy quyền; cán bộ, nhân viên của ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng - Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc + Hồ sơ vay vốn: Tùy theo loại khách hàng, phương thức cho vay, bộ hồ sơ vay vốn bao gồm các loại chính: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế, Hồ sơ vay vốn 3.2. Quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đếu thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt phụ thuộc vào quy mô ngân hàng, cấu trúc loại cho vay, năng lực đội ngũ cán bộ và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG + Tiếp nhận yêu cầu khách hàng + Tìm hiểu triển vọng + Tham khảo ý kiến bên ngoài NHU CẦU KHÁCH HÀNG THẨM ĐỊNH + Mục đích vay + HDKD + Quản lý + Số liệu THƯƠNG LƯỢNG + Kỳ hạn + Thanh toán + Các diều khoản + Đảm bảo tiền vay + Các vấn đề khác PHÊ DUYỆT + Cán bộ quản trị rủi ro + Giám đốc, tổng giám đốc THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN THỦ TỤC HỒ SƠ GIẢI NGÂN + Thủ tục hồ sơ hoàn tất + Chuyển tiền QUẢN LÍ DANH MỤC QUẢN LÍ TÍN DỤNG + Số liệu + Các điều khoản + Đảm bảo tiền vay + Thanh toán + Đánh giá tín dụng Trả nợ đúng hạn Dấu hiệu bất thường THANH TOÁN + Trả đủ gốc + Trả đủ lãi TỔN THẤT + Không trả đủ gốc + Không trả đủ lãi + Nhận biết sớm + Chính sách xử lý + Quản lý + Dấu hiệu cảnh báo + Cố gắng thu hồi nợ + Biện pháp pháp lý + Tái cơ cấu + Dự thảo hợp đồng + Xem xét hồ sơ + Kiểm tra tài sản đảm bảo + Miễn bỏ giấy tờ pháp lý + Các vấn đề khác Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu Cụ thể quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình sẽ gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Đề xuất tín dụng. Ở giai đoạn này, lúc đầu nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu triển vọng và tham khảo ý kiến bên ngoài; sau đó thẩm định các vấn đề liên quan đến khách hàng như mục đích vay, tình hình hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý, nhân sự, điều tra số liệu…; tiếp theo khi thấy khách hàng có mục đích vay vốn rõ ràng, kinh doanh hiệu quả thì thương lượng với khách hàng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng: ký hạn, thanh toán, điều khoản, các biện pháp đảm bảo tiền vay; cuối cùng trình cho giám đốc hoặc tổng giám đốc phê duyệt + Giai đoạn 2: Thủ tục hồ sơ và giải ngân: đây la giai đoạn làm thủ tục hồ sơ vay vốn cho khách hàng với các giấy tờ cần thiết: hợp đồng, hồ sơ, tài sản đảm bảo. Khi thủ tục hồ sơ hoàn tất thì giải ngân cho khách hàng + Giai đoạn 3: Quản lý tín dụng sau khi cho vay: sau khi cho khách hàng vay cán bộ tín dụng vẫn phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, thanh toán, các tài sản đảm bảo và đánh giá khách hàng để có thể nhận biết sớm các tình huống: khách hàng trả nợ đúng hạn, không đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời KẾT LUẬN Cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình cũng không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để có thể phục vụ tốt cho sự phát triển của địa phương. Với doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp, luôn có mức dự phòng dự trữ rủi ro cao, chính sách cho vay hợp lý, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, quy trình tín dụng rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch với khách hàng, NHNo&PTNT vẫn đang hoàn thành tốt nhiệm vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển kinh tế tại địa bàn, xứng đáng là ngân hàng lớn nhất về mọi mặt của tỉnh. Tuy vậy bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác, NHNo&PTNT vẫn gặp những vướng mắc: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tốc độ gia tăng nợ quá hạn cũng tăng nhanh gây rủi ro tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu vẫn cần giảm… Vì vậy, NHNo&PTNT vẫn cần phải cố gắng phấn đấu hơn nữa góp phần phát triển kinh tế đất nước và theo kịp trình độ phát triển chung của thế giới MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Nội dung 2 Phần I: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình 2 1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội 2 1.2. Tình hình phát triển kinh tế 2 Phần II: Khái quát về NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình 4 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4 2.2. Chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, quyền hạn trách nhiệm của NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình. 4 2.2. Mô hình tổ chức, màng lưới 5 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. 8 2.3.1. Về nguồn vốn 8 2.3.2. Về sử dụng vốn 10 2.3.3. Kết quả tài chính 12 2.3.4. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2008 13 Phần III: Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình 14 3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình. 14 3.1.1. Căn cứ xây dựng chính sách 14 3.1.2. Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay 14 3.2. Quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình 17 Kết luận 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31054.doc
Tài liệu liên quan