Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Văn Giang

MỤC LỤC Phần I: Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhỏnh huyện Văn Giang 1 I. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Việt Nam 1 II. Giới thiệu về NHNo&PTNT Văn Giang 3 1. Quyết định thành lập NHNo&PTNT Văn Giang 3 2. Mụ hỡnh tổ chức, chức năng nhiệm vụ của NHNo&PTNT Văn Giang 4 2.1. Mụ hỡnh tổ chức chung 4 2.2. Nhiệm vụ cơ bản của các phũng nghiệp vụ NHNo&PTNT Văn Giang 5 Phần II: Các hoạt động nghiệp vụ của NHNo&PTNT Văn Giang 8 1.Nghiệp vụ Huy động vốn 8 2.Nghiệp vụ Tớn dụng 10 3. Nghiệp vụ Kế toỏn, thanh toỏn 12 4.Các hoạt động dịch vụ 16 Phần III: Một số nhận xét về hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang và các đề tài tham khảo nghiên cứu chuyên đề khóa luận tốt nghiệp 17 1. Nhận xét, đánh giá về các hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang 17 2. Đề tài tham khảo nghiên cứu chuyên đề khóa luận tốt nghiệp 18

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Văn Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh huyện Văn Giang I. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng chuyên doanh được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Đây là một ngân hàng giàu truyền thống, với nhiều thành tích và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt đây là Ngân hàng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Tháng 8/1990, Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã xét duyệt và lựa chọn mẫu biểu trưng lôgô với 9 hạt lúa vàng uốn cong theo hình đất nước chữ S trên nền khung vuông hai màu xanh lá cây và mầu nâu đất với dòng chữ viền 2 cạnh: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết kỳ họp lần thứ XXIV Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT VN đã công bố chính thức việc lựa chọn lôgô kể trên là biểu trưng của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam trong nước và quốc tế. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/QĐ-NHNN về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT). NHNo&PTNT hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷ đồng (tính đến 31/12/2003), chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam; Tổng dư nợ lớn nhất: 118 000 tỷ đồng; có số lượng khách hàng lớn nhất: hơn 10 triệu khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; có mạng lưới phục vụ rộng lớn nhất gồm trên 1.800 chi nhánh trên toàn quốc với 28.000 cán bộ (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà Agribank tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay Agribank đã có quan hệ đại lý với trên 851 NH và tổ chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng 36%. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%… Năm 2001: Đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT 10 năm 2001-2010 trên cơ sở những thành tựu qua hơn 10 năm đổi mới và những vấn đề tồn tại được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2001 gồm các nội dung chính là: Đánh giá thực trạng NHNo&PTNT Việt Nam, tầm nhìn 10 năm tới, lộ trình cơ cấu lại nợ và lành mạnh hoá tài chính, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp (có phần đề xuất mô hình Ngân hàng chính sách), xác định lộ trình và kinh phí. NHNo&PTNT được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT Việt Nam. II. Giới thiệu về NHNo&PTNT Văn Giang 1. Quyết định thành lập NHNo&PTNT Văn Giang Cùng với quyết định số 603/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc thành lập các chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh, huyện đối với các Ngân hàng thương mại. Tổng Giám đốc của NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 647/QĐ-NHNo&PTNT ngày 26/08/1999 về việc thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/09/1999. NHNo&PTNT Văn Giang với nhiệm vụ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Văn Giang. NHNo&PTNT Văn Giang được thành lập với các hoạt động chủ yếu là: nhận tiền gửi nội tệ và ngoại tệ, cho vay các thành phần kinh tế và cho vay đời sống, thanh toán điện tử toàn quốc, chi trả kiều hối, mua- bán ngoại tệ, các dịch vụ khác. 2. Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của NHNo&PTNT Văn Giang 2.1. Mô hình tổ chức chung Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Văn Giang gồm ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ. Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và các phó Giám đốc. Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của các Phó Giám đốc và những vấn đề Giám đốc quan tâm. Giám đốc trực tiếp phụ trách các khối công việc cụ thể như sau : - Công tác Tổ chức – Hành chính nhân sự. - Công tác Kế hoạch – Kinh doanh. - Công tác Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ - Công tác thi đua khen thưởng – kỷ luật. - Ngân hàng cấp III Long Hưng. - Chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng cơ bản và mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố địNHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện mối quan hệ với các cơ quan Đảng, chính quyền và các ban ngành có liên quan.. - Các lĩnh vực thuộc về chế độ, ký ban hành các văn bản hoạt động thuộc phạm vi chi nhánh theo thẩm quyền. Mỗi Phó Giám đốc được phân công theo dõi, chỉ đạo điều hành một số phần hành công việc trong phạm vi cụ thể, Phó Giám đốc được ủy quyền thay mặt Giám đốc, chủ động chỉ đạo điều hành phòng nghiệp vụ xây dựng, thực hiện chương trình công tác chuyên đề giải quyết các công việc cụ thể phát sinh hàng ngày và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các quyết định của mình, trường hợp có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Giám đốc khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Giám đốc đó theo phân công phối hợp công tác để giải quyết, nếu vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất thì báo cáo Giám đốc để quyết định. Các phòng ban có nhiệm vụ hoàn thành nghiệp vụ của phòng ban mình dưới sự chỉ đạo của các Phó Giám đốc. Mỗi phòng ban chịu sự chỉ đạo, giám sát của các trưởng phòng. Sau đây là mô hình tổ chức chung của NHNo&PTNT Văn Giang : Ban lãnh đạo ( Giám đốc + 2 Phó Giám đốc) NHNo&PTNT cấp III Long Hưng Phòng Hành chính - Kiểm tra Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Tín dụng 1. Sơ đồ mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Văn Giang 2.2. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ NHNo&PTNT Văn Giang * Phòng nghiệp vụ Tín dụng Phòng nghiệp vụ tín dụng NHNo&PTNT Văn Giang có các nhiệm vụ sau : + Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp TỉNHNo&PTNT Việt Nam. + Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng Tín dụng, phân loại khách hàng và những đề xuất về hoạt động Tín dụng, về khách hàng, nhằm mở rộng đầu tư tín dụng. + Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, lựa chọn biện pháp cho vay đối với khách hàng, đảm bảo an toàn đạt hiệu quả cao. + Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án Tín dụng theo phân cấp ủy quyền hoặc hồ sơ dự án, trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. + Thực hiện các dự án, chương trình thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài nước hoặc các dịch vụ ủy thác nguồn vốn của các tổ chức, bộ ngành được phép. + Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân, đề xuất, có biện pháp thực hiện. + Tổng hợ, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn đảm bảo chế độ điều hành. + Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, giao chỉ tiêu tín dụng hàng quý đến cán bộ tín dụng, có kiểm tra điều chỉNHNo&PTNT Việt Nam hợp lý để thực hiện kế hoạch. + Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động Tín dụng trên địa bàn. Thực hiện công tác Tổng hợp, báo cáo, kiểm tra chuyên đề quy định + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Phòng nghiệp vụ Kế toán – Ngân quỹ + Trực tiếp hạch toán Kế toán thống kê và thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam . + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, tính toán quỹ tiền lương theo chế độ. + Giao dịch, khai thác nguồn vốn huy động, tiếp cận các dịch vụ Ngân hàng, kịp thời bảo đảm chế độ và lợi ích trong kinh doanh. + Thực hiện các khoản trích nộp theo chế độ, luật định. + Quản lý tài sản, tổng hợp lưu trữ tài liệu về hạch toán kế toán, thông tin có liên quan, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo chế độ. + Thực hiện quản lý hạn mức điều chuyển vốn, chấp hành kế hoạch kinh doanh, đảm bảo an toàn thanh toán, an toàn kho quỹ. + Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp thông tin số liệu theo quy định. + Quản lý, sử dụng bảo dưỡng, các thiết bị thông tin, máy móc phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh hiệu quả cao. + Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra theo chuyên đề. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Ngân hàng cấp III Long Hưng + Điều hành thực hiện các nghiệp vụ Tín dụng, nghiệp vụ Kế toán ngân quỹ về hoạt động kinh doanh chi nhánh cấp III. + Giao dịch khai thác các nguồn vốn huy động, tiếp cận các dịch vụ Ngân hàng kịp thời đảm bảo lợi ích trong kinh doanh. + Thực hiện chỉ tiêu Tín dụng, đôn đốc kiểm tra nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư. + Thực hiện các chế độ báo cáo kiểm tra theo chuyên đề của các phòng nghiệp vụ. + Quản lý tài sản, bảo dưỡng máy móc thiết bị, tin học, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. + Thực hiện bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định. + Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Bộ phận hành chính – Kiểm tra + Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác Hành chính, văn thư, đón tiếp khách, phương tiện giao thông bảo vệ, y tế của chi nhánh. + Phối hợp với phòng kế toán thực hiện mua sắm, sửa chữa quản lý tài sản, vật dụng của cơ quan phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh và sinh hoạt. + Phối hợp với Công đoàn, phòng chuyên môn chăm lo đời sống vật chất, thanh toán chế độ của cán bộ viên chức, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ của cán bộ nhân viên. + Bảo vệ chuyên trách kiểm tra việc chấp hành trực cơ quan của cán bộ viên chức, các tổ trực theo yêu cầu quy định, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn tài sản. + Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT Tỉnh, giao việc của Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Huyện theo định kỳ kế hoạch + Nội dung Kiểm tra phải đảm bảo trung thực, khách quan theo đúng chế độ hiện hành, giúp các phòng nghiệp vụ chấp hành tốt nguyên tắc chế độ + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phần II Các hoạt động nghiệp vụ của NHNo&PTNT Văn Giang Nghiệp vụ Huy động vốn Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn- hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại- đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Với vị trí là một chi nhánh Ngân hàng No ở nông thôn, nghiệp vụ huy động vốn của NHNo&PTNT Văn Giang chỉ chủ yếu là nghiệp vụ huy động tiền gửi : tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tiền gửi của dân cư. Ngoài ra còn có thêm một số nguồn nợ khác : tiền ủy thác, tiền trong thanh toán. Hiện nay NHNo&PTNT Văn Giang huy động tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều kỳ hạn ( 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng) và cả tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiêm có kỳ hạn dự thưởng( kỳ hạn 7 tháng, 13 tháng). Tiền gửi của các tổ chức xã hội rất ít, chủ yếu là của Bưu điện huyện, Kho Bạc huyện. Các nghiệp vụ huy động vốn này do phòng Kế toán phụ trách huy động và nhập vào sổ sách, chứng từ, máy tính. Những nhân viên phòng Kế toán có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn người dân đến gửi tiền tiết kiệm sao cho phù hợp nhất với khả năng, nhu cầu của người gửi. Nhân viên tư vấn cho khách hàng mỗi khi có các loại tiết kiệm dự thưởng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Các nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHNo&PTNT Văn Giang được dựa trên Quyết định số 165/HĐBT-KHTH của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, về việc ban hành quy định các hình thức huy động vốn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên do chỉ là một chi nhánh cấp III, nên hoạt động huy động tiền gửi có một số điểm khác theo quy định của NHNo Tỉnh. Đối tượng gửi tiền tiết kiệm dưới các hình thức đều áp dụng theo Điều 9 của quyết định 165, phương thức trả lãi của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn áp dụng theo Điều 14 của quyết định này và kể từ ngày 1/1/2005 theo quyết định số 321/ HĐBT có một số thay đổi về việc rút vốn trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Đối với tiết kiệm Bậc thang thì áp dụng theo Điều 16 của QĐ 165. Tiết kiệm có thưởng áp dụng theo Điều 22 của QĐ 165, nhưng chỉ có kỳ hạn 7 tháng và 13 tháng. Trong năm 2006, NHNo&PTNT Việt Nam phát động phong trào huy động ‘Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng AGRIBANK CUP 2006’ và chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang đã thực hiện phong trào này có hiệu quả, thu hút khách hàng gửi tiết kiệm theo loại này tăng lên, làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Cụ thể nguồn nội tệ huy động được là 8844,6 triệu đồng (loại 7t: 4790,2 triệu đồng; loại 13t: 4054,4 triệu đồng), nguồn ngoại tệ huy động được 56203,75USD (loại 7t: 31445,1USD; loại 13t: 24758,65USD). Năm 2007, NHNo&PTNT Văn Giang đang huy động tiền gửi dự thưởng ‘Mừng Xuân Đinh Hợi 2007’ đã thu hút được một nguồn vốn lớn từ khách hàng cho ngân hàng nhân dịp đầu năm 2007. Kết quả hoạt động một số năm gần đây có những bước tăng trưởng khả quan. Năm 2005, tổng nguồn vốn đạt 98400 triệu đồng, tăng 28770 triệu đồng, tốc độ tăng 42,3% so với năm 2004. Trong đó nguồn vốn nội tệ là 91090 triệu đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 7310 triệu đồng. Nguồn vốn tiết kiệm có kỳ hạn từ dân cư chiếm 80% tổng nguồn. Đặc biệt tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm 80% tổng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Năm 2006, tổng nguồn vốn đạt 129,1 tỷ đồng, tốc độ tăng 28,2% so với năm 2004. Trong đó nguồn vốn nội tệ là 118,45 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 10,67 tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 14,2%. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm 85,8%. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm 64,3%/tổng tiền gửi có kỳ hạn. Nghiệp vụ Tín dụng Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng đối với bất cứ một ngân hàng thương mại nào, vì đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng, bên cạnh đó nó mang tính rủi ro cao nhất cho hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy việc xác định các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng mình rất quan trọng, đòi hỏi phải phù hợp với từng ngân hàng, phù hợp với môi trường kinh doanh, hoàn cảnh tại địa bàn hoạt động của ngân hàng. Với tính chất quan trọng của nghiệp vụ tín dụng và tình hình kinh tế tại địa bàn của mình, nghiệp vụ tín dụng của NHNo&PTNT Văn Giang chỉ bao gồm cho vay đối với các thành phần kinh tế ( doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh), cho vay đời sống dân cư. Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Văn Giang áp dụng theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng. Mọi quy định về đối tượng cho vay, quy mô cho vay và các điều kiện đảm bảo cho vay NHNo&PTNT Văn Giang đều tuân theo quyết định số 72. Tuy nhiên Nghiệp vụ tín dụng của NHNo&PTNT Văn Giang chủ yếu là cho vay hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy quy mô cho vay không lớn, khối lượng tín dụng nhỏ, chủ yếu là cho vay từng lần. Phòng Tín dụng chịu trách nhiệm cho vay đối với hộ nông dân, tổ chức theo từng tổ. Từng cán bộ tín dụng phụ trách cho vay với những hộ trong phạm vi một xã. Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ về từng xã, xem xét nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân, đánh giá tính khả thi của phương án mà hộ dự định đầu tư, đánh giá tài sản đảm bảo của hộ. Tài sản đảm bảo của hộ chủ yêu là nhà ở, đất ở kèm sổ đỏ, giấy sử dụng đất hoặc là cầm cố các giấy tờ có giá như: Sổ Tiết kiệm của hộ. Khi có nguồn cho vay thì Phó Giám đốc báo cho Trưởng Phòng Tín dụng, Trưởng phòng thông báo cho từng cán bộ tín dụng, cán bộ thông báo cho từng xã để báo cho các hộ, hộ nào có nhu cầu vay vốn thì gặp cán bộ để làm thủ tục và hồ sơ vay vốn. Đối tượng cho vay của NHNo&PTNT Văn Giang gồm hộ sản xuất kinh doanh(sxkd), doanh nghiệp, hợp tác xã. Mục đích vay vốn là sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, hoặc là phục vụ đời sống. Dưới đây là bảng tổng kết hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Văn Giang . Bảng tổng kết hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Văn Giang (2001-2005) Đối tượng Cho vay hộ sxkd Cho vay đời sống Cho vay cầm cố Cho vay doanh nghiệp + HTX Tỷ trọng 87% 10% 2% 1% Kết quả của hoạt động tín dụng được xác định trên số dư nợ của ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Văn Giang những năm gần đây từng bước tăng trưởng dư nợ và giảm dần tỷ lệ nợ xấu. Năm 2005, tổng dư nợ (nội tệ) là 89 tỷ đồng, tăng 22,5 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng là 33,8% so với năm 2004. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 60,9 tỷ đồng (chiếm 68,2%); dư nợ trung hạn là 28,1 tỷ đồng (chiếm 31,8%). Theo thành phần kinh tế: doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1000 triệu đồng( chiếm 1,12%); hợp tác xã là 45 triệu đồng (chiếm 0,05%); hộ gia đình cá nhân là 87880 triệu đồng (chiếm 98,83%). Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ là 0,56%. Năm 2006, tổng dư nợ (nội tệ) đạt 125,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 40,9% so với năm 2005. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 89,8 tỷ đồng; dư nợ trung hạn là 35,6 tỷ đồng. Theo thành phần kinh tế, dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2,8 tỷ đồng; dư nợ hộ gia đình, cá nhân là 122,6 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 1,5%/Tổng dư nợ. Nợ xấu tăng cao là do trong năm có chương trình bò sữa bị thất bại( nợ xấu của nó là 879 triệu đồng). Dưới đây là bảng tổng kết hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Văn Giang qua các năm gần đây: Bảng tổng kết hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang (2001-2005) Đơn vị : tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 9/2005 Nguồn vốn 31 41.6 53 69.6 100 Dư nợ 25.8 35.4 54 66.5 77.5 Nghiệp vụ Kế toán, thanh toán Nghiệp vụ Kế toán ngân hàng rất quan trọng, nó hạch toán các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng. Công tác hạch toán được thực hiện trên máy tính và văn bản để lưu giữ hồ sơ. Nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm được nhân viên kế toán thực hiện, cấp sổ và nhập tài khoản vào máy tính. Nghiệp vụ tín dụng sau khi được Phó Giám đốc duyệt, Kế toán nhập hồ sơ, tài khoản vào máy tính rồi thông qua kiểm sát viên, cuối cùng chuyển cho bộ phận ngân quỹ cấp tiền cho khách hàng. Kế toán thực hiện thanh toán các khoản tiết kiệm, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, chi nhánh có mạng lưới chuyển tiền điên tử toàn quốc và ngoài nước thông qua NHNo Tỉnh, rồi qua hội sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Mỗi nghiệp vụ hạch toán đều có tài khoản tương ứng, hệ thống tài khoản kế toán NHNo được ban hành theo quyết định số 1161/NHNo-TCKT, ngày 3/8/2004 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Văn Giang áp dụng hệ thống tài khoản này để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Phương pháp hạch toán trên các tài khoản của NHNo&PTNT Văn Giang cũng tuân theo hệ thống NHNo: - Tài khoản nội bảng hạch toán theo phương pháp ghi sổ kép( Nợ - Có). Các tài khoản trong bảng chia làm 3 loại: + Loại tài khoản thuộc tài sản có : Luôn luôn có số dư Nợ + Loại tài khoản thuộc tài sản nợ : Luôn luôn có số dư Có + Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ-Có : lúc có số dư nợ, có, lúc có cả 2 ( tài khoản này không được bù trừ giữa hai số dư Nợ-Có). - Tài khoản ngoại bảng được hạch toán theo phương pháp ghi sổ đơn (nhập- xuất- còn lại). Hệ thống tài khoản huy động vốn được quy định trong quyết định 165/HĐQT-KHTH ngày 25/6/2003, quy định nghiệp vụ kế toán huy động vốn. NHNo&PTNT Văn Giang dựa trên quy định này để hạch toán huy động vốn của ngân hàng. Hệ thống NHNo còn có các quyết định nhằm bổ sung hệ thống tài khoản kế toán: Quyết định số 86/QĐ-NHNo- TCKT- Hà nội ngày 27/01/2006 Quyết định số 996/QĐ-NHNo- TCKT- Hà nội ngày 14/07/2006 Quyết định số 997/QĐ-NHNo- TCKT- Hà nội ngày 14/07/2006 Quyết định số 1999/QĐ-NHNo- TCKT- Hà nội ngày 18/01/2006 Kết quả của việc hạch toán các nghiệp vụ được xác định và mô phỏng qua các bảng báo cáo: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các mẫu biểu của các báo cáo mà ngân hàng sử dụng: Bảng cân đối kế toán Biểu số : F02/TCTD Ban hành theo QĐ số 1145/2002/QĐ - NHNN ngày 18/10/02 – Thống đốc NHNN Báo cáo kết quả kinh doanh Quý…… Năm….. Biểu số : F03/TCTD Ban hành theo QĐ số 1145/2002/QĐ - NHNN ngày 18/10/02 – Thống đốc NHNN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Biểu số : F04/TCTD Ban hành theo QĐ số 1145/2002/QĐ - NHNN ngày 18/10/02 – Thống đốc NHNN Bảng cân đối kế toán phản ánh 8 khoản: Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư Loại 2: Hoạt động tín dụng Loại 3: Tài sản cố định và tài sản có khác Loại 4: Các khoản phải trả Loại 5: Hoạt động thanh toán Loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu Loại 7: Thu nhập Loại 8: Chi phí Nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh vào các tài khoản thuộc loại 4. Các tài khoản nhóm ‘40’ phản ánh các khoản nợ chính phủ và NHNN; tài khoản nhóm ‘41’ phản ánh các khoản nợ của các tổ chức tín dụng khác; tài khoản nhóm ‘42’ phản ánh tiền gửi của khách hàng; tài khoản nhóm ‘43’ phản ánh TCTD phát hành giấy tờ có giá; tài khoản nhóm ‘45’ phản ánh các khoản phải trả cho bên ngoài; tài khoản nhóm ‘46’ phản ánh các khoản phải trả nội bộ; tài khoản nhóm ‘47’ phản ánh các giao dịch ngoại hối; tài khoản nhóm ‘49’ phản ánh lãi và phí phải trả. NHNo&PTNT Văn Giang huy động vốn chủ yếu là tiền gửi của khách hàng, số dư cuối kỳ của tài khoản này là dư có. Năm 2006 NHNo&PTNT Văn Giang huy động được 105.447.188.681VND tiền gửi của khách hàng( tài khoản ‘42’) trong đó tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND là 600.424.131VND (TK ‘421’); tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ quy đổi là 60.840.714VND (TK ‘422’); tiền gửi tiết kiệm bằng VND là 94.572.748.997( TK ‘423’); tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, vàng quy đổi là 10.213.174.839VND (TK ‘424’). Hoạt động tín dụng được phản ánh vào các tài khoản thuộc nhóm tài khoản loại 2. NHNo&PTNT Văn Giang chủ yếu cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước(TK ‘21’) và cho vay vốn tài trợ uỷ thác đầu tư( TK ‘25’). Số dư cuối kỳ của các tài khoản này là dư nợ, năm 2006 số dư cuối kỳ của TK ‘21’ là 105.862.818.000VND; TK ‘25’ là 19.575.135.000VND. Nghiệp vụ thanh toán của NHNo&PTNT Văn Giang chủ yếu thanh toán chi trả bằng tiền mặt. Thanh toán các khoản tiền gửi tiết kiệm đến hạn hoặc khách hàng yêu cầu tất toán, thanh toán các khoản gửi tiền theo tài khoản mở tại ngân hàng hoặc theo chứng minh thư nhân dân, các khoản chuyển tiền điện tử. NHNo&PTNT Văn Giang thanh toán cả bằng nội tệ và ngoại tệ. Năm 2006, hoạt động thanh toán chuyển tiền của đơn vị được hạch toán vào tài khoản ‘51’ trong bảng cân đối kế toán: Số dư cuối kỳ TK ‘51’ : Nợ : 46.736.295.877VND Có : 39.800.081.945VND Các hoạt động dịch vụ NHNo&PTNT Văn Giang là một ngân hàng chi nhánh thuộc một huyện nông thôn, do đó hoạt động dich vụ của ngân hàng rất ít, kém phong phú. Các dịch vụ chủ yếu là chuyển tiền nhanh, chuyển tiền Western Union, chi trả kiều hối… Những dịch vụ như tư vấn, bảo lãnh, thẻ tín dụng ngân hàng chưa thực hiện được do chưa đủ khả năng, nhu cầu của khách hàng chưa cao. Dịch vụ chuyển tiền nhanh của ngân hàng đang dần dần phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân chu chuyển tiền tệ phục vụ cho phát triển kinh tế đáp ứng các nhu cầu về chi trả tiền hàng nhanh chóng cho khách hàng. NHNo&PTNT Văn Giang đã tham gia vào mạng chuyển tiền điện tử mạng SWIFT để thực hiện việc chuyển tiền một cách nhanh chóng. Trong tháng 01/2007 chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang đã tiến hành chi trả trên 30 ngàn USD, mua được trên 20 ngàn USD và huy động được 9,5 ngàn USD tiền gửi tiết kiệm từ dân cư để phục vụ hoạt động chuyển tiền. Trong tháng chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang đã thực hiện chuyển tiền điện tử đi và đến trên phạm vi toàn quốc với doanh số: 20 Tỷ đồng. Ngoài dịch vụ chuyển tiền, NHNo&PTNT Văn Giang còn thực hiện dịch vụ mua – bán ngoại tệ, đổi tiền, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân tại địa phương cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội ở địa phương. Có thể nói hoạt động dịch vụ của NHNo&PTNT Văn Giang rất ít, kém đa dạng, còn thiếu nhiều đối với dịch vụ của một ngân hàng. NHNo&PTNT Văn Giang cần hướng tới phát triển một số dich vụ chủ yếu của ngân hàng mà còn thiếu như thanh toán bằng thẻ, bảo lãnh… Phần III Một số nhận xét về hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang và các đề tài tham khảo nghiên cứu chuyên đề khóa luận tốt nghiệp Nhận xét, đánh giá về các hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang NHNo&PTNT Văn Giang là một ngân hàng có phạm vi hoạt động hẹp, quy mô nhỏ, trên địa bàn của một huyện nông nghiệp đang phát triển. Hoạt động kinh tế trên địa bàn chủ yếu là liên quan đến nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi…Bên cạnh đó còn có một số hoạt động kinh tế thị trường như các dịch vụ, buôn bán , thương mại cũng đang trên đà phát triển. Chính vì vậy mà hoạt động của ngân hàng kém đa dạng, phong phú như là một ngân hàng thương mại trong nền kinh tế nhiều thành phần. Các hoạt động đều bị bó hẹp, nghiệp vụ huy động vốn thì chủ yếu huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, làm cho nguồn vốn hạn hẹp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Văn Giang thì chỉ có nghiệp vụ cho vay là duy nhất, đối tượng cho vay lại hạn chế và không đa dạng chỉ gồm chủ yếu là hộ dân cư, doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp. Vì vậy mà rủi ro là rất cao đối với ngân hàng, nhất là khi có thiên tai, bệnh tật làm mùa màng thất thu, không có khả năng trả nợ. Dẫn đến tình trạng gia hạn nợ rất nhiều và tỷ lệ nợ xấu khá cao. Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Văn Giang chủ yếu là cho vay hộ nông dân sản xuất kinh doanh, hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng cao ( chiếm trên 85% tổng hoạt động cho vay), đây là đối tượng chủ yếu vì nó phù hợp với kinh tế địa phương. Cho vay các hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp mang nhiều rủi ro khách quan, do sản xuất có hiệu quả hay không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Do đó cán bộ tín dụng phải xem xét cẩn thận những hộ vay và khả năng trả nợ của các hộ. Một số năm gần đây, các hộ trong huyện chuyển đổi cây trồng, chủ yếu trồng cây cảnh, cây an quả có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế mà hoạt động cho vay hộ sản xuất mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, kinh tế của huyện đang trên đà phát triển do tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển, làm cho kinh tế của vùng phát triển lên. Do đó nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng có tiềm năng phát triển với nhiều hình thức như một ngân hàng thương mại. Đồng thời nguồn vốn không chỉ huy động từ dân cư mà còn từ các thành phần kinh tế khác, tạo nguồn lớn cho hoạt động tín dụng mở rộng quy mô, chất lượng. Từ đó đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Có thể nói, tuy quy mô của NHNo&PTNT Văn Giang không lớn nhưng nó hoạt động khá là hiệu quả, giúp kinh tế của một địa phương nông thôn phát triển, đời sống của người dân được nâng cao. Chất lượng các hoạt động cao, trên cơ sở tuân theo những quy định của NHNN và của NHNo&PTNT Việt Nam. Theo em trong thời gian tới, kinh tế của vùng phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư, thì hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang sẽ đa dạng hơn, hiệu quả hơn và mang lại lợi nhuân lớn hơn cho ngân hàng. NHNo&PTNT Văn Giang sẽ trở thành một ngân hàng thương mại đủ tiềm lực, hoạt động trên nhiều lĩnh vực của một ngân hàng không còn bị bó hẹp. Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương càng phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân vùng nông thôn. Đề tài tham khảo nghiên cứu chuyên đề khóa luận tốt nghiệp Qua việc nghiên cứu hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang sau 5 tuần thực tập tổng hợp, tìm hiểu các hoạt động về nghiệp vụ của Ngân hàng. Hoạt động nghiệp vụ của NHNo&PTNT Văn Giang bao gồm nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán ngân hàng. Em thấy nghiệp vụ huy động vốn của NHNo&PTNT Văn Giang quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng, nó thu hút vốn cho ngân hàng từ các thành phần kinh tế trong địa phương, nó quyết định đến quy mô của hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời nghiệp vụ tín dụng ( cho vay ) rất quan trọng đối với một ngân hàng ở vùng nông thôn, nó không những mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn tạo cơ hội phát triển kinh tế trong vùng thông qua việc đầu tư vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh trong vùng. Hoạt động cho vay thì chủ yếu là cho vay hộ sản xuất để sản xuất kinh doanh, các hộ kinh doanh trong nông nghiệp nên rủi ro lớn và vấn đề rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng cũng phải được quan tâm hết mức nhằm đảm bảo hiệu quả cho ngân hàng. Do đó em chọn đề tài sau để nghiên cứu, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn cho NHNo&PTNT Văn Giang, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay hộ sản xuất đạt hiệu quả ở nông thôn. Đề tài : Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang . Qua thời gian thực tập em đã được tiếp xúc với việc huy động vốn của NHNo&PTNT Văn Giang, tình hình huy động vốn và công tác kế toán huy động vốn của NHNo&PTNT Văn Giang, hiệu quả của hoạt động này tác động đến hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh mà đây là hoạt động cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT Văn Giang, tìm hiểu về những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời tìm hiểu những nguồn vốn sẵn có, có tiềm năng ở địa phương. Qua đó nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn cho ngân hàng. Dựa trên cơ sở lý thuyết em đã được học ở trường và liên hệ với thực tế tại NHNo&PTNT Văn Giang, em có các tài liệu để tham khảo và nghiên cứu, đó là các số liệu và kiến thức học hỏi qua thực tế, cùng những lý thuyết về nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Trên đây là bài báo cáo tổng hợp về hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang, nơi em thực tập. Qua nghiên cứu tổng quát về hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang em dự định nghiên cứu đề tài trên, để nghiên cứu chuyên đề khóa luận tốt nghiệp. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, để em hoàn thành được việc nghiên cứu này, nhằm tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang. MỤC LỤC Phần I: Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh huyện Văn Giang 1 I. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Việt Nam 1 II. Giới thiệu về NHNo&PTNT Văn Giang 3 1. Quyết định thành lập NHNo&PTNT Văn Giang 3 2. Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của NHNo&PTNT Văn Giang 4 2.1. Mô hình tổ chức chung 4 2.2. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ NHNo&PTNT Văn Giang 5 Phần II: Các hoạt động nghiệp vụ của NHNo&PTNT Văn Giang 8 1.Nghiệp vụ Huy động vốn 8 2.Nghiệp vụ Tín dụng 10 3. Nghiệp vụ Kế toán, thanh toán 12 4.Các hoạt động dịch vụ 16 Phần III: Một số nhận xét về hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang và các đề tài tham khảo nghiên cứu chuyên đề khóa luận tốt nghiệp 17 1. Nhận xét, đánh giá về các hoạt động của NHNo&PTNT Văn Giang 17 2. Đề tài tham khảo nghiên cứu chuyên đề khóa luận tốt nghiệp 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35779.DOC
Tài liệu liên quan