Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn hiện. Pháp lệnh về kế toán thống kê vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm minh. Các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Do đó sẽ rất khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc xác định tình hình tài chính doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế trong nước, trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động gây khó khăn cho công tác dự báo.
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển mạnh dẫn đến khó xác định lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất cũng gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án.
Trình độ lập dự án của các chủ đầu tư còn yếu thiếu căn cứ khoa học. Hồ sơ dự án trình lên ngân hàng đôi khi còn thiếu, tài liệu không cung cấp được những thông tin câầ thiết cho quá trình thẩm định dự án khiến công tác thẩm định thường bị kéo dài.
Trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn kém nên dự án đi vào hoạt động hiệu quả không cao.
IV. Dự
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) – Chi nhánh Hà Nội, số 4 Dã Tượng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ông Nguyễn Thanh Bình
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Đình Long
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Phó Tổng Giám đốc
Ông Vũ Minh Quỳnh
(Cử nhân Kinh tế Ngân hàng)
Kế toán Trưởng
1.2. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của VP Bank được thể hiện qua sơ đồ sau:
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
1.2.1. Phòng ngân quỹ:
* Chức năng:
- Quản lý và điều hòa vốn bằng tiền, đảm bảo thanh toán trong toàn hệ thống VPBank.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ.
* Nhiệm vụ:
- Quản lý việc điều hòa vốn bằng tiền trên toàn hệ thống thông qua các công cụ điều chuyển vốn nhằm hợp lý hóa việc sử dụng vốn.
- Theo dõi tình hình và khả năng thanh toán trên toàn hệ thống VP Bank.
- Xây dựng bảng tỷ giá ngoại tệ hàng ngày; tổ chức thực hiện và quản lý mạng lưới thu đổi ngoại tệ của VP Bank; thực hiện việc mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng.
- Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ SPOT, FORWARD, SWAP; thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền gửi, tiền vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
- Thực hiện mua bán các chứng từ có giá; kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật và sau khi được Hội đồng quản trị VP Bank cho phép.
1.2.2. Văn phòng:
* Chức năng:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp giúp lãnh đạo VP Bank xây dựng, tổ chức các bộ máy, phòng ban, chi nhánh phù hợp với định hướng phát triển của VP Bank.
- Thực hiện công tác thư ký Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc.
- Quản lý hành chính, nhân sự, tiền lương và chế độ phúc lợi trên toàn hệ thống.
* Nhiệm vụ:
- Thư ký Hội đồng quản trị: Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của thư ký Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị ban hành.
- Thư ký Ban Giám đốc: Thực hiện công tác thư ký các phiên họp của Ban Giám đốc, chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cho các phiên họp của Ban Giám đốc; thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
- Quản lý nhân sự và tiền lương: Xây dựng tiêu chuẩn, quy chế và quy trình tuyển dụng nhân viên, thực hiện việc tuyển dụng nhân viên; lập kế hoạch quỹ tiền lương, quản lý ngày giờ công, ngày phép; tổ chức thực hiện việc nghỉ mát, tham quan giải trí, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên VP Bank.
1.2.3. Trung tâm Western Union:
* Chức năng:
Tổ chức mạng lưới chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ kiều hối – Phát chuyển tiền nhanh trong toàn hệ thống VP Bank; thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa VP Bank và công ty Western Union.
* Nhiệm vụ:
Tổ chức phát triển mạng lưới, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ kiều hối – Western Union trong toàn hệ thống; ký kết hợp đồng với các đại lý phụ Western Union, chịu trách nhiệm theo dõi, quyết toán tài chính với các đại lý phụ trong toàn hệ thống.
1.2.4. Phòng Thanh toán quốc tế - Kiều hối:
- Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế; thực hiện và phát triển mạng lưới nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh trên địa bàn.
- Định kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế, kiều hối; lưu trữ các hồ sơ thanh toán quốc tế, kiều hối; giải quyết các tranh chấp nếu có.
1.2.5. Phòng kế toán – Phòng tin học:
- Quản lý các tài khoản tiền gửi, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng; quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí, phải thu, phải trả; nắm tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn, tham gia cân đối sử dụng vốn, nguồn vốn trong tháng, quý.
- Tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý các loại tài sản, công cụ, vật dụng; tiếp nhận và kiểm soát lại chứng từ, khai thác số liệu đưa vào máy tính, lê cân đối tài khoản ngày, tháng, năm theo đúng chế độ kế toán quy định.
- Quản lý mạng máy của toàn hệ thống, bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy tính.
2. CƠ CẤU CỦA CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN :
2.1. Sự hình thành phát triển của Chi nhánh Hà Nội và Phòng Giao dịch Trần Xuân Soạn:
VPBank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuân số 1128/NHNN-CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép mở Chi nhánh cấp I Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội). Ngày 2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005.
Chi nhánh hoạt động trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động của hội sở trước đây. Điều đó tạo những thuận lợi cho chi nhánh trong suốt quá trình hoạt động so với các chi nhánh khác mới thành lập trong cùng hệ thống. Sau 2 năm hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống, luôn dẫn đầu về huy động vốn và cho vay. Với những kết quả kinh doanh ấn tượng trong một thời gian ngắn, chi nhánh Hà Nội ngày càng vững chắc đi lên, quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra, thực hiện chiến lược dài hạn của cả hệ thống VP Bank là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Trong nền kinh tế có rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, do vậy mục đích vay vốn của các cá nhân và tập thể cũng rất đa dạng. Tuy vậy, những dự án xin vay vốn tại Chi nhánh VP Bank Hà Nội chỉ tập trung chủ yếu trong một số lĩnh vực là: Thương mại – Dịch vụ, Xây dựng, Cho vay xây nhà, mua ô tô…
* Phòng Giao dịch Trần Xuân Soạn:
Phòng Giao dịch số 66 Trần Xuân Soạn trực thuộc Chi nhánh cấp I Hà Nội. Vào ngày 08/08/2007, Phòng được chuyển từ số 4 – Dã Tượng về địa điểm mới và hoạt động độc lập từ đó đến nay. Đây là một vị trí đẹp, nằm ở trung tâm thành phố, phía sau Chợ Mơ nên lượng khách khá nhiều. Ngôi nhà 5 tầng thoáng mát tạo điều kiện tốt để các hoạt động giao dịch diễn ra. Tầng 1 là bộ phận tiếp xúc khách hàng và kế toán. Tầng 2 là tầng làm việc của Phòng phục vụ khách hàng và phòng tiếp khách. Tại đây có 2 phòng nhỏ là Phòng Kế toán và Phòng phục vụ khách hàng (Trước đây gọi là Phòng tín dụng). Tôi được phân vào thực tập tại Phòng phục vụ khách hàng.
2.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh VP Bank Hà Nội:
Được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
BAN TÍN DỤNG
Phòng
Hành chính
Tổ chức
Phòng
Kế toán
Phòng
Thanh toán
quốc tế
Phòng
Phục vụ
Khách hàng
Doanh nghiệp
Phòng
Phục vụ
Khách hàng
Cá nhân
Phòng
Giao dịch kho quỹ
Phòng
Thẩm định TSBĐ
Chi nhánh
Cấp II
Phòng
Giao dịch
Chi nhánh hoạt động dựa trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy và cơ cấu hoạt động của Hội sở.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn:
TRƯỞNG PHÒNG
Phòng
Phục vụ khách hàng
Phòng
Kế toán
và
Ngân quỹ
Phòng
Phục vụ
khách hàng
Doanh nghiệp
Phòng
Phục vụ khách hàng
Cá nhân
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng tại Phòng Giao dịch:
2.4.1. Phòng Phục vụ khách hàng Doanh nghiệp:
* Chức năng:
- Xây dựng, thực hiện các chính sách và kế hoạch tiếp thị, phát triển mối quan hệ khách hàng doanh nghiệp; nghiên cứu và triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng doanh nghiệp thích hợp và có hiệu quả.
- Xây dựng các tiêu chí thẩm định cho vay, đánh giá và phân loại khách hàng; thực hiện thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng; kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu khách hàng.
- Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng; tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng, thẩm định và có ý kiến đề xuất cấp trên có cơ sở xem xét và giải quyết.
- Chịu trách nhiệm về mặt pháp chế các hoạt động cấp tín dụng có liên quan đến khách hàng; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng sau khi VP Bank đã cấp tín dụng; đôn đốc, thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng…
- Đề xuất chuyển món vay sang nợ khó đòi; chuyển hồ sơ khách hàng có vấn đề hoặc khoản vay sang Phòng thu hồi nợ để xử lý theo pháp luật; lưu trữ các chứng từ, giấy tờ liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng.
2.4.2. Phòng phục vụ khách hàng cá nhân:
* Chức năng:
- Xây dựng, thực hiện các chính sách và kế hoạch tiếp thị, phát triển mối quan hệ cá nhân; nghiên cứu và triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân thích hợp và có hiệu quả.
- Xây dựng các tiêu chí thẩm định cho vay, đánh giá và phân loại khách hàng; thực hiện thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu trở lên; tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng; kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu khách hàng.
- Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng; tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng, thẩm định và có ý kiến đề xuất cấp trên có cơ sở để xem xét giải quyết.
- Chịu trách nhiệm về mặt pháp chế các hoạt động cấp tín dụng có liên quan đến khách hàng; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng sau khi VP Bank đã cấp tín dụng; đôn đốc, thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng…
- Đề xuất chuyển món vay sang nợ khó đòi; chuyển hồ sơ khách hàng có vấn đề hoặc khoản vay sang Phòng thu hồi nợ ở cấp trên để xử lý theo pháp luật; lưu trữ các chứng từ, giấy tờ có liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng.
2.4.3. Phòng kế toán và ngân quỹ:
Có chức năng và nhiệm vụ giống của Hội sở và Chi nhánh Hà Nội.
PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VP BANK TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY :
1. Tình hình chung:
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPBank trên toàn hệ thống, VPBank đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 18,2 ngàn tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006.
Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch; Đến cuối năm 2006, quy mô mạng lưới của VPBank đã tăng lên 55 điểm giao dịch với 28 chi nhánh và 27 phòng giao dịch. Riêng trong năm 2006, VPBank đã khai trương và đi vào hoạt động 20 điểm giao dịch mới. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương). Các chi nhánh, phòng giao dịch mới khai trương của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.
Dự án phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 được mua từ tháng 4/2006 đã chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007.
Về dự án Thẻ: Đến nay VP Bank đã phát hành 5 loại thẻ, mỗi loại thẻ đều hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa Autolink, thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard debit và credit, Thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard debit và credit. 4 loại thẻ quốc tế là các loại thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam với độ bảo mật và tính an toàn cao.
2. Các hoạt động cụ thể:
2.1. Hoạt động huy động vốn :
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để.
Việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Đặc biệt trong năm 2005, cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại diễn ra rất mạnh. Năm 2007, mức độ cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng không còn sôi động như trước, nhưng các ngân hàng lại tăng cường các chiến dịch khuyến mãi với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, ô tô… Thêm vào đó, sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán cũng đồng thời làm dịch chuyển luồng vốn dân cư và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán.
Mặc dù có những tác động trên, nguồn vốn huy động của VPBank vẫn tăng trưởng cao. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp dẫn. Mặt khác, trong những năm gần đây, VPBank đã tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động đồng thời thương hiệu ngân hàng cũng đã chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức dân cư và các doanh nghiệp do vậy việc huy động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn.
Trong khu vực dân cư, năm 2007 VPBank đã thực hiện nhiều đợt khuyến mãi huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, được người gửi tiền hưởng ứng rất nhiệt tình. Ngoài ra, trong năm 2007 VPBank cũng đã mở thêm một số phòng giao dịch mới. Trong các dịp khai trương phòng giao dịch mới, VP Bank đều có các chương trình khuyến mại riêng cho khách hàng gửi tiền nên đã thu hút nhiều cá nhân và tổ chức đến giao dịch.
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006 vì đã được VPBank chủ động điều chỉnh cho phù hợp với khả năng sử dụng vốn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2004 – 2007 của VP Bank
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Nguồn vốn huy động
5.638.001
100%
9.065.194
100%
15.355.000
100%
Huy động thị trường I
3.209.771
57%
5.678.458
63%
12.941.000
84%
Huy động thị trường II
2.398.230
43%
3.386.736
37%
2.414.000
16%
Như vậy, thông qua bảng ta thấy tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường I và II ngày càng chênh lệch nhau. Năm 2005, tỷ lệ là 57/43, đến năm 2007 đã chênh lệch 84/16. Điều này cho thấy rằng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế ngày càng nắm vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank. Và điều này cũng cho thấy VPBank ngày càng tự chủ được nguồn vốn huy động của mình, ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn vốn của các ngân hàng khác. Cũng qua bảng này ta thấy được sức thu hút vốn huy động của VPBank ngày càng lớn, năm 2005, nguồn vốn huy động mới chỉ đạt 5.638 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007 đã đạt 15.355 tỷ. Con số này chứng tỏ các tổ chức kinh tế cũng như dân cư ngày càng tin tưởng, yên tâm để gửi tiền vào VPBank.
Trong những năm tới, VPBank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, đưa ra thêm nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng và thực hiện các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
2.2. Hoạt động tín dụng:
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động.
Trong thời gian từ 2005 – 2007, hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng khá.
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005 – 2007 của VPBank
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
3.014.209
100%
5.031.190
100%
13.217.000
100%
Theo loại hình cho vay:
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung, dài hạn
1.405.093
1.609.086
47%
53%
2.511.550
2.519.640
50%
50%
6.626.000
6.591.000
50%
50%
Theo tiền tệ:
Cho vay bằng VND
Cho vay bằng ngoại tệ
2.906.417
107.792
96%
4%
4.760.502
270.688
95%
5%
12.596.000
621.000
95%
5%
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiếm 95 % tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ.
Qua bảng trên ta thấy, tổng dư nợ tín dụng năm 2007 tăng 163% so với năm 2006. Đây là mức tăng rất lớn nếu so sánh với mức tăng của năm 2006 so với 2005 (chỉ là 67%). Tỷ lệ giữa Cho vay ngắn hạn/ Cho vay trung, dài hạn qua các năm tương đối cân bằng nhau (50/50). Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ lại rất chênh lệch (95/5). Điều này cho thấy đồng Việt Nam vẫn được giao dịch gần như là tuyệt đối trong VPBank.
Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, đảm bảo được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank đến cuối tháng 12/2007 là 0,49% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành Ngân hàng Việt Nam.
2.3. Hoạt động dịch vụ:
2.3.1. Hoạt động thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt hơn 61 triệu USD, tăng 60% so với năm 2005. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005. Năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006.
2.3.2. Hoạt động kiều hối:
Tính đến cuối năm 2006, tổng số đại lý phụ chi trả kiều hối của VPBank là 225 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng. Trong đó, VPBank trực tiếp chi trả 6,4 triệu USD và 5,2 tỷ đồng, phần còn lại được chi trả qua các đại lý phụ. Trong năm 2006, Trung tâm kiều hối VPBank đã tái cấu trúc nhân sự và chuyển trung tâm điều hành từ TP Hồ Chí Minh ra Hội sở và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, vì thế công tác này đã được tăng cường tốt hơn.
Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2006. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006.
Bảng 3: Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2005 – 2006 của VPBank
(Đơn vị tính: 1.000 USD)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So với năm trước
Trị giá L/C nhập mở trong kỳ
38.225
61.049
159%
Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ
6.243
5.655
90%
Doanh số chuyển tiền TTR
44.685
80.078
179%
Doanh số nhờ thu (xuất, nhập)
3.618
5.159
142%
Tổng số phí thu được (triệu đồng)
4.015
6.122
152%
2.4. Hoạt động của Trung tâm Thẻ:
Sau khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink vào cuối năm 2006, trung tâm Thẻ đã ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đạt ATM tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank. Đến nay, đã có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động.
Tháng 7/2007 VPBank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế.
Tháng 12/2007 VPBank tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2: thẻVPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit card và Debit card.
2.5. Hoạt động Nhân sự và Đào tạo:
Tính đến 31/12/2007 tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người tăng 1.356 người so với cuối năm 2006. Đội ngũ nhân viên của VPBank phần lớn là những người trẻ ( hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi ) nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùng VPBank.
Trong năm 2007, tính trên phạm vi toàn hệ thống, phòng Nhân sự & Đào tạo đã tổ chức được 54 khóa đào tạo, với 2.108 lượt học viên và tổng chi phí đào tạo là 808.630.000 đồng. Trong đó, chủ yếu là đào tạo nhân viên tân tuyển do nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển điểm giao dịch trong năm qua.
2.6. Hoạt động của Công Ty Quản lý và khai thác tài sản (AMC):
Công ty quản lý tài sản VPBank AMC trong năm 2007 đã thực hiện một số dự án bất động sản theo phương thức thuê và cho thuê lại (362 Phố Huế, 141 Bà Triệu…), công ty cũng quản lý các tài sản thu hồi nợ của VPBank (nhà xưởng Sakico) và một số dự án khác. Ngoài ra công ty cũng đã phối hợp với các chi nhánh VPBank triển khai các văn phòng trụ sở và quản lý, phối hợp cùng trung tâm Thẻ và các chi nhánh lắp đặt hệ thống cabin máy ATM.
2.7. Hoạt động của Công ty Chứng khoán:
Trong tháng 8/2007 Công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 Công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng.
2.8. Công tác xây dựng thương hiệu:
Trong năm 2007, VPBank đã thực hiện việc thay đổi đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu (biển hiệu, nội thất..) tại tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống. Có thể nói đến nay hệ thống nhận diện mới đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp cho VPBank. Năm 2007 VPBank đã thực hiện tài trợ cho một số chương trình truyền hình lớn chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng: chương trình “Doanh nghiệp 24H” trên VTC, chương trình game show “Nhà đầu tư tài ba” của Đài truyền hình Việt Nam và một số chương trình thời sự quốc tế,... Thương hiệu VPBank đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank.
2.9. Các hoạt động khác:
- Các hoạt động đoàn thể:
VPBank luôn khuyến khích duy trì và phát triển các hoạt động đoàn thể (Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, ...) để đảm bảo cân đối giữa đời sống vật chất và tinh thần cho CBNV. Các tổ chức này trong năm qua đã duy trì hoạt động đều đặn và nghiêm túc, thực sự phát huy hiệu quả trong vai trò hỗ trợ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ.
- Các hoạt động từ thiện:
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, VPBank luôn quan tâm đến các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động từ thiện. Trong năm 2007, cơn bão số 5 đã càn quét và gây thiệt hại cho nhân nhân các tỉnh miền Trung, cán bộ nhân viên VPBank đã quyên góp 100 triệu đồng để giúp đỡ đồng bào các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão. Hiện tại VPBank tiếp tục duy trì việc đỡ đầu các mẹ Việt Nam anh hùng (từ năm 1996 đến nay), với mức hỗ trợ 150.000đ/tháng. Năm 2007, VPBank đã chi gần 300 triệu đồng cho công tác xã hội, ủng hộ các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn.
3. Báo cáo tài chính các năm của VPBank:
3.1. Tình hình nguồn vốn – sử dụng vốn:
Tổng nguồn vốn của VPBank đến 31/12/2007 đạt 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.299,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng) tăng 149% so với cuối năm 2006; Vốn huy động từ TCKT và dân cư là 12.941 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006; Vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng là 2.414 tỷ đồng, giảm 29% so với cuối năm 2006; Vốn ủy thác đầu tư (dự án tài chính nông thôn ) là 124 tỷ đồng, tăng 220% so với cuối năm 2006.
B¶ng 4: C¸c chØ tiªu vÒ tµi s¶n
Đơn vị : Triệu VND
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng tài sản có
1.292.696
1.476.468
2.491.867
4.149.288
6.093.163
10.159.301
Tiền huy động
921.750
1.183.074
2.192.945
3.872.831
3.178.389
9.065.194
Cho vay
852.910
1.103.426
1.525.212
1.865.364
3.014.209
5.031.190
Vốn cổ phần
174.900
174.900
174.900
198.409
309.386
756.160
Về sử dụng vốn: Đến 31/12/2007 tổng tài sản Có của VPBank là 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN là 1.491 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006; Tiền gửi tại các TCTD khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với cuối năm 2006; Tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với cuối năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần vào các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 (tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán – 500 tỷ đồng); Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2006; Tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng,, tăng 157% so với cuối năm 2006.
Qua bảng 5, ta thấy tất cả các chỉ tiêu về tài sản đều tăng mạnh. Điều này chứng tỏ VPBank ngày càng trở thành một ngân hàng có tiềm lực mạnh mẽ. Nó sẽ tạo được sự an tâm cho khách hàng khi giao dịch tại ngân hàng.
3.2. Các tỷ lệ an toàn vốn (đến 31/12/2007):
Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước:
+ Tỷ lệ an toàn vốn là 21% (mức qui định của NHNN tối thiểu là 8%). + Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% (mức qui định tối thiểu là 25%); + Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%).
3.3. Kết quả kinh doanh:
Kết thúc năm tài chính 2004, lợi nhuận trước thuế và dự phòng của VPBank là 60 tỷ đồng, tăng 17,2 tỷ so với năm 2003 và vượt 70% kế hoạch.
Kết thúc năm tài chính 2005, lợi nhuận trước thuế và dự phòng của VPBanh là 83,32 tỷ đồng, tăng 23,3 tỷ so với năm 2004. Sau khi trích dự phòng là 7,11 tỷ đồng thì lợi nhuận trước thuế và sau dự phòng là 76,21 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch.
Kết thúc năm tài chính 2006, lợi nhuận trước thuế và dự phòng của VPBanh đạt 168,17 tỷ đồng, tăng 84,5 tỷ so với năm 2005. Sau khi trích dự phòng là 11,36 tỷ đồng thì lợi nhuận trước thuế và sau dự phòng là 156,8 tỷ đồng, vượt 36% kế hoạch.
Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế và dự phòng là hơn 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC đạt trên 2 tỷ đồng. Trong năm 2007 VPBank phát sinh rất nhiều khoản chi phí lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phát triển lâu dài như: duy trì hoạt đông của Ban dự án Corebanking T24; duy trì hoạt động cảu Trung tâm Thẻ; đầu tư vào hệ thống ATM, phát triển mạng lưới chi nhánh,… Nếu không có các khoản đầu tư đó, lợi nhuận năm 2007 có thể đạt mức cao hơn. Tuy nhiên việc đầu tư vào các yếu tố hạ tầng công nghệ và mạng lưới là rất cần thiết, bảo đảm duy trì một vị thế cạnh tranh tốt cho VPBank trong tương lai.
B¶ng 5: B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh qua c¸c n¨m
Đơn vị : Triệu VND
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng thu nhập hoạt động
85.899
93.562
187.325
286.170
470.226
995.003
Tổng chi phí hoạt động
83.985
72.998
144.497
226.092
394.017
838.195
Lợi nhuận trước thuế
1.914
20.564
42.828
60.078
76.209
156.808
Bảng 6: Lợi nhuận trước thuế và dự phòng qua các năm
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
LNTT & Dự phòng
60.000
83.320
168.170
313.165
LNTT & Sau dự phòng
76.209
156.808
Nhìn chung, qua các năm, kết quả kinh doanh của VPBank ngày càng tăng trưởng mạnh, ngân hàng ngày càng làm ăn có lãi, tạo được niềm tin cho khách hàng.
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI:
VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước theo định hướng chiến lược của HĐQT, trong năm 2008 VPBank sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: 1. Đẩy mạnh phát triển Thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên thuộc top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam; Tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Triển khai tổ chức hoạt động ngân hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT phê duyệt trong năm 2007 (mô hình kinh doanh của ngân hàng hiện đại).
3. Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại ( Internet Banking; SMS Banking và các sản phẩm dịch vụ khác) phục vụ khách hàng.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo hoạt động an toàn, phát triển bền vững.
5. Hoàn thành việc bán thêm 5% cổ phần cho ngân hàng OCBC trong quý I/2008. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ OCBC để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank. Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam và tại Singapor cho đội ngũ CBNV để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho VPBank.
6. Xây dựng hình ảnh của VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng, khách hàng trên toàn quốc.
7. Đưa cổ phiếu VPBank lên niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (hoặc Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) vào thời điểm thích hợp trong quý I hoặc đầu quý II/2008.
8. Các chỉ tiêu hoạt động năm 2008 như sau (tỷ đồng)
- Vốn điều lệ cuối năm: 3.000
- Tổng tài sản: 30.000
- Nguồn vốn huy động: 24.000
(Trong đó huy động từ thị trường I: 21.500)
- Dư nợ tín dụng: 20.000
- Tỷ lệ nợ xấu: <1%
- Hoàn thành lắp đặt ATM(đã có+lắp mới): 302
- Số lượng thẻ phát hành:400.000
- Lợi nhuận ròng trước thuế: 550
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Để đạt được các chỉ tiêu hoạt động trên, VP Bank cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốn, nhằm tăng nhanh tổng tài sản có, góp phần tăng trưởng tín dụng và nâng cao uy tín cho VP Bank.
- Tiếp tục duy trì quan hệ tốt trên thị trường liên ngân hàng, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng để gia tăng lợi nhuận.
- Tăng cường công tác phát triển và chăm sóc khách hàng. Đẩy mạnh công tác quảng cáo và quảng bá thương hiệu, hình ảnh ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn nữa về giao dịch tại Ngân hàng.
- Củng cố tổ chức, nâng cấp các phòng giao dịch trên toàn hệ thống thành chi nhánh cấp II để tạo thuận lợi cho các đơn vị hoạt động. Phát triển mạng lưới có chọn lọc tại các địa phương có kinh tế phát triển, đồng thời mở thêm các điểm giao dịch mới tại các địa bàn hoạt động hiện có.
- Tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, nhất là các sản phẩm có ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như sản phẩm thẻ, thanh toán điện tử, chuẩn bị các điều kiện chuyển sang giao dịch một cửa khi công nghệ cho phép.
- Chú trọng công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhân viên mới cho các chi nhánh, phòng giao dịch sẽ mở trong năm 2008 nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch mới.
PHẦN III
DỰ KIẾN TÌM HIỂU ĐỀ TÀI TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ
Sau một thời gian thực tập tại Phòng phục vụ khách hàng của Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn, tôi đã được tiếp xúc làm quen với công tác thẩm định các Dự án đầu tư. Tôi xin có một số đánh giá về công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Chi nhánh VPBank Hà Nội như sau:
I. Những kết quả đạt được
Tuy mới chỉ thành lập được 2 năm nhưng chi nhánh VPBank Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ thẩm định, đặc biệt là không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng. Thẩm định dự án đầu tư đã tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ, các cán bộ thẩm định đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thẩm định. Việc thẩm định tài sản được tách riêng ra với công việc thẩm định dự án, công tác thẩm định khách hàng được đặc biệt chú trọng, thời gian thẩm định được rút ngắn một cách tối đa. Chính điều này làm cho chất lượng công tác thẩm định được nâng cao, số dự án thẩm định ngày một nhiều, số dự án không trả được nợ ngày càng giảm.
Bảng 7: Số dự án đã thẩm định tại Chi nhánh VPBank Hà Nội
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm
2005
2006
Số dự án đã thẩm định
42
51
Số dự án đã cho vay
39
47
Số tiền cho vay (tỷ đồng)
1278
1786
Nguồn: Báo cáo hoạt động – Chi nhánh VPBank Hà Nội
Như vậy, bên cạnh những dự án được vay vốn thì còn có một số dự án không đủ điều kiện để vay. Những dự án này không được vay vốn chủ yếu là do: Sau khi cán bộ thẩm định tính toán lại thì thấy dự án không khả thi hoặc tài sản đảm bảo không đủ để đảm bảo cho khoản vay đó.
1. Về quy trình thẩm định dự án:
Trong thời gian qua, ngân hàng VPBank đã ban hành quy trình tín dụng áp dụng thống nhất chung cho toàn bộ hệ thống. Quy trình được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận chức năng. Sự phối hợp này diễn ra một cách khá hiệu quả, phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận nhưng không xảy ra tình trạng chồng chéo. Các bước trong quy trình thẩm định được quy định bài bản và khá logic từ việc gặp gỡ khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, đến việc kiểm tra thẩm định khách hàng cũng như hồ sơ vay vốn, lập tờ trình thẩm định… Quy trình thẩm định được quy định một cách rõ ràng như vậy là cơ sở cho công tác thẩm định được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
2. Về nội dung thẩm định:
Nội dung thẩm định được tách ra làm 10 nội dung nhỏ từ 7 nội dung chính, trong đó nội dung thẩm định kỹ thuật được tách ra thành 3 nội dung nhỏ là thẩm định địa điểm đầu tư, thẩm định kỹ thuật và thẩm định các yếu tố đảm bảo đầu vào của dự án. Việc tách 7 nội dung lớn thành 10 nội dung thẩm định như thế này giúp cán bộ phân tách được công việc thẩm định một cách dễ dàng hơn.
Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn. Nếu trước đây, ngân hàng chỉ tập trung thẩm định tài chính của dự án thì nay ngân hàng đã thẩm định tất cả các nội dung của dự án từ thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án, thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội… Việc xem xét tất cả các nội dung dự án giúp ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ cho dự án một cách chính xác hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự án.
3. Về thời gian thẩm định dự án:
Thời gian thẩm định được ngân hàng quy định như sau:
Bảng 8: Thời gian thẩm định dự án tại Ngân hàng
STT
Công việc
Thời gian tối đa
1
Tiếp xúc với khách hàng, thu thập hồ sơ
Không quy định
2
Thẩm định của nhân viên tín dụng
7 ngày
3
Thẩm định của phòng thẩm định tài sản bảo đảm
5 ngày
4
Phản biện của C/O (do Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng chỉ định)
7 ngày
5
Lãnh đạo phòng kiểm soát hồ sơ
2 ngày
6
Quyết định của Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng
7 ngày
7
Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và hồ sơ tín dụng
4 ngày
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ cho vay
27 ngày
Nguồn: Phụ lục quy trình tín dụng – Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp
Ta có thể thấy thời gian thẩm định của ngân hàng đã được rút ngắn, thời gian thẩm định tối đa với một dự án là một tháng, giúp cho chủ đầu tư không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Tổ chức và phân cấp thẩm định:
Chi nhánh Hà Nội có 2 phòng làm công tác thẩm định dự án đó là: Phòng tín dụng cá nhân tổ chức thẩm định những dự án vay vốn của cá nhân, còn Phòng tín dụng doanh nghiệp tổ chức thẩm định những dự án trong và ngoài nước của doanh nghiệp. Riêng nội dung thẩm định tài sản thì phòng thẩm định tài sản chuyên trách thực hiện.
Bên cạnh đó Ngân hàng cũng quy định là đối với những dự án có mức vốn dưới hai tỷ đồng thì do ban tín dụng tiến hành thẩm và những dự án có mức vốn lớn hơn 2 tỷ đồng, có tính chất phức tạp hơn thì do hội đồng tín dụng thẩm định.
Việc phân cấp thẩm định một cách rõ ràng như trên giúp cho công tác thẩm định được tiến hành một cách nhanh chóng, không bị chồng chéo, đồng thời cũng dễ quản lý, theo dõi và kiểm tra dự án trong quá trình triển khai, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của dự án.
5. Về đội ngũ cán bộ thẩm định:
Đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng hiện nay đều rất trẻ, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học, họ đều là những người có trình độ chuyên môn tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành về kinh tế, ngân hàng như: Đại học kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính…Do vậy mà họ rất am hiểu về thị trường, có trình độ chuyên môn, nắm vững quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đội ngũ cán bộ trẻ năng động nhiệt tình, Ngân hàng còn có nhiều cán bộ làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về dự án đặc biệt là những dự án lớn phức tạp.
Công tác tổ chức đào tạo cũng được Ngân hàng rất chú trọng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định. Hiện nay Ngân hàng đã có trung tâm đào tạo riêng. Bên cạnh đội ngũ giảng dạy là những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong công tác thẩm định, Ngân hàng còn mời những chuyên gia giỏi về thẩm định dự án đến giảng dạy tại Ngân hàng, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm. Chính nhờ vậy mà hiện nay Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ thẩm định giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt.
6. Về công tác thu thập, quản lý thông tin và cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định:
Thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng công tác thẩm định dự án. Hiểu rõ được điều đó, trong thời gian qua Ngân hàng luôn nỗ lực tăng cường công tác thu thập thông tin, tìm mọi biện pháp để lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả phục vụ cho công tác thẩm định. Việc thu thập thông tin trong quá trình thẩm định ngày càng đa dạng phong phú. Nếu như trước đây thông tin chủ yếu do chủ đầu tư cung cấp, việc thẩm định chỉ xoay quanh việc kiểm tra tính hợp pháp của những số liệu mà chủ đầu tư cung cấp, thì nay việc kiểm tra các thông tin do chủ đầu tư cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như: kiểm tra thông tin từ tài liệu lưu trữ trên hệ thống liên ngân hàng, thông qua bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, từ trung tâm phân tích tín dụng và phòng ngừa rủi ro (CIC)…Có thể thấy rằng công tác thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin tại Ngân hàng ngày càng được chú trọng, quan tâm hơn.
Cơ sở vật chất trang bị phục vụ cho công tác thẩm định tại Ngân hàng hiện nay cũng rất tốt. Tính trung bình 3 cán bộ thẩm định thì có hai máy tính nối mạng và một máy điện thoại dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin tốt hơn, từ đó rút ngắn thời gian thẩm định, nâng cao hiệu quả thẩm định tại Ngân hàng.
II. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, công tác thẩm định của chi nhánh Hà Nội cũng còn những tồn tại và hạn chế như sau:
1. Về nội dung thẩm định.
Nội dung thẩm định của Ngân hàng được chi tiết ra thành 10 nội dung nhỏ nhưng trên thực tế trong quá trình thẩm định chỉ tập trung chủ yếu vào thẩm định nội dung thị trường và tài chính, còn các nội dung khác thì bỏ qua hoặc có thẩm định thì cũng thẩm định một cách sơ sài. Cụ thể là:
Khi đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, cán bộ thẩm định mới chỉ dựa trên những luận chứng mà khách hàng đưa ra, mà chưa thẩm định một cách kỹ càng thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của ngành. Khía cạnh thẩm định kỹ thuật của dự án này mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định điểm đầu tư mà chưa xem xét các khía cạnh khác như thẩm định giải pháp xây dựng, thẩm định các yếu tố bảo đảm vào cho dự án.
Các nội dung thẩm định khác như thẩm định cơ cấu tổ chức quản lý, thẩm định về môi trường sinh thái, thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội. Đây cũng là một trong những nội dung quyết định đến sự thành bại của dự án nhưng lại không dược cán bộ thẩm định quan tâm một cách thích đáng.
Khía cạnh thẩm định thị trường và khía cạnh thẩm định tài chính là hai khía cạnh được cán bộ thẩm định coi trọng nhất nhưng hai nộ dung này cũng còn những tồn tại, những hạn chế. Cụ thể:
Đối với khía cạnh thẩm định thị trường: cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên việc phân tích thị trường một cách định tính, các quyết định đưa ra đều thiếu cơ sở. Cán bộ thẩm định chưa sử dụng những phương pháp toán học trong phân tích và dự toán cung cầu thị trường để phân tích.
Đối với khía cạnh tài chính.
Thứ nhất: khi thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ bỏ vốn, ngân hàng thương chấp nhận theo dự toán mà chủ đầu tư nên ra. Chính vì vậy mà xảy ra tình trạng khi dự án đi vào hoạt động, dự án không đủ vốn để hoạt động, phải đi vay thêm.
Thứ hai: doanh thu và chi phí là hai khoản mục quyết định xem dự án có khả thi về mặt tài chính hay không nhưng hai khoản mục này tuy được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thẩm định.
- Về doanh thu: doanh thu mỗi dự án phụ thuộc vào công suất của máy móc thiết bị, giá bán của sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Trong khi đó nội dung thẩm định công nghệ thiết bị của dự án không được chú trọng, điều này đôi khi làm cho việc xác định công suất của dự án không được chính xác. Giá bán của sản phẩm chủ yếu là do chủ đầu tư đưa ra, cán bộ thẩm định thường sử dụng luôn mức giá này, ít khi tính đến yếu tố trượt giá lạm phát, các yếu tố môi trường vĩ mô khác, sự thay đổi của thị hiếu tiêu dùng, sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế mới trong tương lai. Còn số lượng sản phẩm tiêu thụ mới chỉ dựa trên những tính toán chủ quan mà không dựa trên những phương pháp khoa học hiện đại.
- Về chi phí: việc thẩm định chi phí mới chỉ dừng lại ở việc xem xét tính đầy đủ các khoản mục chi phí mà chưa xem xét chi tiết từng khoản mục một. Việc toán này cũng không tính đến những yếu tố như lạm phát, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng lên từng ngày.
2. Về phương pháp thẩm định.
Hiện nay chi nhánh Hà Nội - VP Bank chủ yếu sử dụng ba phương pháp thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy. Tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những hạn chế riêng.
Phương pháp so sánh: Việc so sánh mới chỉ mang tính chất giản đơn đó là so sánh đối chiếu hồ sơ của dự án có hợp lệ hay không, có đầy đủ hay không, có phù hợp với các quy định hiện hành hay không…Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư, mức tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên vật liệu…thì chưa được so sánh với các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành. Các chỉ tiêu về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng mới chỉ so sánh giữa các năm với nhau mà chưa so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tại Ngân hàng.
Phương pháp dự báo vẫn chưa được áp dụng một cách khoa học. Các dự báo về cung cầu, giá cả, chất lượng sản phẩm…chủ yếu mang tính chất định tính, chủ quan, dựa trên những thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được thông qua sách báo, báo chí, phương tiện truyền thông…Ngân hàng vẫn chưa áp dụng các phương pháp dự trên cơ sở toán học hiện đại vào thẩm định.
Phương pháp phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy của dự án thì đã được sử dụng những không nhiều. Việc lựa chọn yếu tố dao động, khoảng dao động phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan của người thẩm định.
3. Về tổ chức thẩm định.
Hiện nay Ngân hàng vẫn chưa có phòng thẩm định riêng. Việc thẩm định các dự án cá nhân thì do phòng tín dụng cá nhân thực hiện, còn các dự án doanh nghiệp thì do phòng tín dụng doanh nghiệp đảm nhiệm. Mỗi một dự án khi được giao cho một cán bộ thẩm định thì cán bộ thẩm định phải đảm nhiệm tất cả các khâu từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, đến việc lập tờ trình. Khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung cần phải thẩm định, cộng thêm với việc khối lượng dự án ngày càng tăng. Đồng thời lại phải đảm bảo thẩm định đúng thời gian quy định, không được quá một tháng để trình lên ban tín dụng, hội đồng tín dụng. Chính những điều này đã gây ra không ít khó khăn cho cán bộ thẩm định làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định.
4.Về cán bộ thẩm định dự án
Nhiệt tình năng động, trẻ, có trình độ chuyên môn là những ưu điểm của đội ngũ cán bộ thẩm định tại Ngân hàng nhưng đồng thời lại cũng là nhược điểm của cán bộ thẩm định. Do họ còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế về dự án, về thương trường. Hầu hết cán bộ thẩm định đều tốt nghiệp khối các trường kinh tế, cho nên họ không có kiến trúc chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ. Số cán bộ kỹ thuật tại ngân hàng hoạt động trong công tác thẩm định rất hạn chế, số cán bộ am hiểu cả về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật thì hầu như không có, Chính điều này đã gây không ít khó khăn trong thẩm định các khía cạnh kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.
Mặt khác Ngân hàng cũng chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về dự án, việc đào tạo mới chỉ dựa vào những chương trình tập huấn và bồi dưỡng trong ngắn hạn hoặc tự đào tạo.
III. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thẩm định tại chi nhánh Hà Nội - ngân hàng VP Bank.
Những tồn tại trong công tác thẩm định của Ngân hàng thời gian qua là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
1. Nguyên nhân chủ quan.
Quy trình thẩm định được xây dựng áp dụng chung cho tất cả mọi ngành mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Các nội dung chưa được quy định chi tiết để cán bộ thẩm định có thể kiểm tra đối chiếu.
Cán bộ tín dụng vẫn chưa có kiến thức chuyên sâu về mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích dự án còn nhiều hạn chế nhất là kiến thức về kỹ thuật thì hầu như không có.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy được trang bị tương đối tốt nhưng so với trình độ công nghệ ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì còn rất lạc hậu. Ngân hàng chưa nghiên cứu và áp dụng các phần mềm hiện đại trong thẩm định và quản lý dự án. Trong tương lai Ngân hàng cần chú ý áp dụng hơn nữa ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác thẩm định.
Về thông tin: ngân hàng chưa có trung tâm thông tin riêng phục vụ cho công tác thẩm định, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu theo ngành, theo sản phẩm, theo thị trường. Hệ thống này nếu được xây dựng sẽ cung cấp nguồn thông tin dồi dào cho cán bộ thẩm định.
2. Nguyên nhân khách quan.
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn hiện. Pháp lệnh về kế toán thống kê vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm minh. Các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Do đó sẽ rất khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc xác định tình hình tài chính doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế trong nước, trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động gây khó khăn cho công tác dự báo.
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển mạnh dẫn đến khó xác định lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất cũng gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án.
Trình độ lập dự án của các chủ đầu tư còn yếu thiếu căn cứ khoa học. Hồ sơ dự án trình lên ngân hàng đôi khi còn thiếu, tài liệu không cung cấp được những thông tin câầ thiết cho quá trình thẩm định dự án khiến công tác thẩm định thường bị kéo dài.
Trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn kém nên dự án đi vào hoạt động hiệu quả không cao.
IV. Dự kiến tìm hiểu về đề tài trong thời gian thực tập chuyên đề:
Qua những đánh giá ở trên, tôi dự định nghiên cứu về đề tài:
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VP BANK TRẦN XUÂN SOẠN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án Đầu tư, NXB Thống kê.
3. TS. Từ Quang Phương (2006), Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư, NXB Lao động - Xã hội.
4. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài Chính.
6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài Chính.
7. Văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng - Ngân hàng VPBank.
8. Báo cáo thường niên 2004, 2005, 2006, 2007 Ngân hàng VPBank.
9. www.vpbank.com.vn.
10….
KẾT LUẬN
Trên đây là những nhận xét một cách khái quát nhất về Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – VP Bank. Như vậy có thể thấy rằng VP Bank đã đạt được nhiều thành công trong các lĩnh vực hoạt động của mình, có được những kết quả như vậy là do sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ nhân viên VP Bank cũng như sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của ban lãnh đạo ngân hàng. Trong những năm tiếp theo, VP Bank sẽ tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước; và quan trọng hơn, VP Bank sẽ làm hết sức mình để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì thời gian thực tập tổng hợp có hạn, những trình bày của tôi chỉ mang tính khái quát ở mức độ nhất định và chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.
Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Mai Hương đã hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bản báo cáo tổng hợp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng Phục vụ khách hàng – Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32619.doc