Xác định phân loại đối tượng sử dụng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của từng nhóm khách hàng thấy được tiện ích của các dịch vụ thanh toán qua NH. Để thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và linh hoạt, thì việc triển khai các dịch vụ mới như phát triển các sản phẩm NH điện tử như Homebanking, Internetbanking, dịch vụ chăm sóc khách hàng: Phone Banking, Internet Banking, SMS Banking.cần thiết. Trên cơ sở dịch vụ BSMS phát triển dịch vụ thanh toán băng SMS: Thanh toán hoá đơn, Hợp đồng điện nước, điện thoại, di động, truyền hình cáp, bảo hiểm.trên cơ sở tin nhắn SMS của khách hàng theo các mã thanh toán riêng của hoá đơn hay nhà cung cấp dịch vụ.
Đồng thời phải tăng cường chính sách marketting, quảng bá thương hiệu hình ảnh của Habubank và các sản phẩm dịch vụ của NH tới khách hàng, liên kết các nhà cung cấp dịch vụ như điện thoại, điện, nước. tạo vòng thanh toán khép kín đem lại sự thuận tiện và an toàn cho khách hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán séc du lịch, nhờ thu séc, nhờ thu mới.; thanh toán thẻ tín dụng.Nghiên cứu triển khai dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MUC CÁC TỪ VIẾT TĂT
TỪ VIẾT TẮT
: TỪ
NH
: Ngân hàng
NHTMCP
: Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
LNH
: Liên Ngân hàng
DN
: Doanh nghiệp
DNNN
: Doanh nghiệp Nhà nước
CTCP
: Công ty cổ phần
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
ĐTNN
: Đầu tư nước ngoài
TCTD
: Tổ chức tín dụng
NV
: Nguồn vốn
TTQT
: Thanh toán quốc tế
ĐT
: Đầu tư
TG
: Tiền gửi
LỜI MỞ ĐẦU
Habubank tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, là NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà.
Tôi được thực tập tại Phòng Phát triển Kinh doanh, Sở giao dịch Habubank số B7, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Phòng này có chức năng, nhiệm vụ là thẩm định dự án, thẩm định khách hàng trước khi vay và quản lý quá trình sau khi cho khách hàng vay vốn. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp vừa qua, qua tìm hiểu tôi đã bước đầu nắm bắt được tình hình hoạt động nói chung và tình hình đầu tư nói riêng của đơn vị thực tập, và cũng học tập được một số kinh nghiệm về thẩm định dự án trước khi vay vốn của cán bộ thực tế.
Sau đây, tôi xin trình bày Báo cáo thực tập ghi nhận những gì tôi đã thu nhận được trong quá trình tìm hiểu trong giai đoạn thực tập tổng hợp vừa qua. Kết cấu của báo cáo thực tập của tôi ngoài lời mở đầu và kết luận, được chia ra làm 3 chương lớn:
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
Sau đây là nội dung cụ thể của Báo cáo thực tập.
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, tên viết tắt Habubank là NHTMCP đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ NH trong 99 năm.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép NH thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tư đóng góp phát triển.
Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được NHNN Việt Nam xếp loại A và được công nhận là NH phát triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1. Phương châm hoạt động
Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ NH có chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng đặc trưng với tính chuyên nghiệp cao.
1.2.2. Chức năng
Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện.
NH được thành lập để tiến hành các hoạt động NH bao gồm: nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nhiệm vụ của NH; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; các dịch vụ khác khi được NHNN cho phép.
1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
1.3.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro
Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Đặc tính nổi bật của mô hình Habubank là các đơn vị kinh doanh được cơ cấu tập trung vào lợi nhuận, kiểm soát rủi ro và phân định trách nhiệm rõ ràng.
Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh NH. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp NH dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank )
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất trong cơ cấu tổ chức của một NHTMCP. Đại hội đồng cổ đông cử ra Ban kiểm soát để giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn, nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định. Hội đồng quản trị sẽ ra những quyết định lớn, và giám sát hoạt động của Ban điều hành.
Dưới Hội đồng quản trị có Ủy ban Quản lý tài sản và Ủy ban chính sách tín dụng. Có chức năng và nhiệm vụ quản lý tài sản và quản lý tín dụng, giám sát những hoạt động liên quan của Ban điều hành
Ban điều hành chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc điều hành và 4 Phó tổng giám đốc.
Tổng Giám đốc điều hành chịu sự kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị có chức năng nhiệm vụ là điều hành mọi hoạt động của NH và quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản, nguồn vốn và chiến lược-hợp tác -marketting.
Dưới Tổng giám đốc điều hành có 4 Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kiểm tra xét duyệt tín dụng, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng dịch vụ NHDN và phát triển kinh doanh, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ NH cá nhân, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ. Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và cung ứng dịch vụ còn quản lý rủi ro hoạt động. Ba Phó tổng giám đốc còn lại thì quản lý rủi ro tín dụng.
Dưới Ban điều hành còn một loạt các phòng ban chức năng hỗ trợ quản lý và kiểm toán nội bộ:
+ Văn phòng: hỗ trợ Ban điều hành trong quản lý.
+ Phòng thanh tra kiểm toán nội bộ: kiểm soát nội bộ
+ Phòng tài chính kế toán: quản lý, ghi chép tình hình tài chính của NH
+ Phòng đầu tư: phụ trách mảng đầu tư của NH.
+ Phòng phát triển kinh doanh: quản lý cả quá trình trước, trong và sau khi cho khách hàng vay vốn
+ Phòng thanh toán quôc tế: mở L/C, bảo lãnh...
+ Phòng nghiệp vụ, ngoại hối, ngân hàng: kinh doanh ngoại tệ, đầu tư vào thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở.
Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở, 01 Sở giao dịch và 26 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ NH doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ NH cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
1.3.2. Nguồn nhân lực
Với tốc độ phát triển hoạt động ngành NH và sự cạnh tranh ngày càng cao tên thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO, công tác phát triển nguồn nhân lực giữ một vai trò quan trọng trong định hướng chiến lược của bất kỳ NH nào. Năm 2006 đánh dấu một mốc son trong quá trình phát triển của Habubank với những thành công rực rỡ không chỉ ở việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực cả về chất và về lượng.
Năm 2006, tổng số nhân viên Habubank là 540 cán bộ ( tăng 1,5 lần so với năm 2005) với tỷ suất gìn giữ nhân viên gần 100%.
Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành luôn coi trọng đội ngũ cán bộ nhân viên và coi họ là tài sản quý giá nhất mà Habubank luôn quan tâm hàng đầu, thể hiện qua việc đầu tư thích đáng vào công tác đào tạo, quản lý chặt chẽ, đối xử công bằng, dân chủ và chính sách đãi ngộ phù hợp. Thêm vào đó, cán bộ nhân viên Habubank luôn được khuyến khích đóng góp đánh giá, phê bình mang tính xây dựng nhằm hoàn thiện một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, liêm chính, đề cao tinh thần làm việc tập thể. Đây được coi như một quá trình trao đổi giá trị, theo đó, Habubank yêu cầu đội ngũ quản lý và nhân viên đưa ra những đánh giá hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện bản thân cũng như NH mà họ là thành viên. Đạo đức nghề nghiệp quyết định trực tiếp đến sự phát triển, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, Habubank luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp. Mỗi cán bộ nhân viên Habubank, từ cán bộ cao cấp đến nhân viên nghiệp vụ, đều cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng về tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK
2.1.1. Thực trạng về tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư của HABUBANK
2.1.1.1. Hoạt động tạo lập vốn
NH đã được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0020/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 6 năm 1992 trong thời hạn 99 năm. Kể từ khi thành lập, vốn cổ đông của NH đã được phát triển tại các thời điểm sau:
Vốn tăng lên (triệu)
Được NHNN Việt Nam chấp thuận theo
Ngày
50000
QĐ số 58/1999/QĐ-NHNN5
18/3/96
57000
QĐ số 443/1999/QĐ-NHNN5
21/12/99
63170
QĐ số 424/2000/QĐ-NHNN5
22/99/2000
70000
QĐ số 498/2000/QĐ-NHNN5
05/12/2000
71044
QĐ số 87/NHNN-QLTD
05/02/2002
80000
QĐ số 576/ NHNN-QLTD
06/09/2002
120000
QĐ số 170/NHNN-QLTD
07/04/2003
200000
QĐ số 45/NHNN-HAN7
11/02/2004
300000
QĐ số 89/NHNN-HAN7
21/01/2005
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005 của Habubank )
Ngày 25/12/2007 vừa qua, Hội đồng quản trị Habubank đã chính thức thông báo việc hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu đợt II. Đây là mục tiêu đã được Đại hội cổ đông đặt ra từ đầu năm 2007. Kết quả này đã thể hiện rõ sự tăng trưởng bền vững, cấu trúc tài chính lành mạnh của Habubank trong năm vừa qua.
Việc tăng vốn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập WTO, nhất là khi thị trường tài chính tiền tệ đã có những dấu hiệu cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, đây cũng là minh chứng cho sự phát triển ổn định, hiệu quả của Habubank khi vốn điều lệ tăng gấp đôi so với năm 2006. Có thể nói 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh với các chỉ số tăng từ 30% đến 100% cùng với nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ghi nhận sự phát triển toàn diện của Habubank. Việc tăng vốn lần này là một trong những bước chiến lược nhằm tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, chuẩn bị cho việc ra đời các sản phẩm cạnh tranh của Habubank trong thời gian tới.
2.1.1.2. Hoạt động huy động vốn
a) Tình hình huy động vốn
Mặc dù thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều NH mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các NH thương mại liên tục được mở rộng kết hợp với việc “chạy đua” về lãi suất. Bằng các biện pháp hữu hiệu Habubank đã duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn huy động như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh; áp dụng các phương thức marketing hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với NH, mở thêm kênh huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu...
Năm 2006 cũng là năm đầu tiên Habubank phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn trong nước, sau thời gian ngắn (10 ngày) toàn hệ thống huy động được 131 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2006. Kết quả này sẽ tạo đà cho năm 2007 phát triển thêm sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút hiệu quả các nguồn vốn trong dân cư đáp ứng nhu cầu phát triển của Habubank.
Bên cạnh việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, Habubank cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính, NH để tăng cường nguồn vốn huy động. Tổng vốn huy động của Habubank đến 31/12/2006 đạt 9.743 tỷ VNĐ, tăng trưởng 98,76% so với năm 2005, trong khi đó năm 2005 đạt 4,841 tỷ đồng, tăng trưởng 88,74% so với năm 2004 ( tương đương với 3.361.391).
Số liệu cụ thể:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2004-2006
Số dư nguồn vốn huy động
31/12/2004
(Tr VNĐ)
% so với tổng nguồn
31/12/2005
(Tr VNĐ)
% so với tổng nguồn
31/12/2006
(Tr VNĐ)
% so với tổng nguồn
31/12/2005 so 31/12/2004
31/12/2006 so với 31/12/2005
Tiền gửi tiết kiệm
1.689.345
45,31%
2.486.367
45%
3.595.212
30,77%
45,00%
144,60%
Tiền gửi khách hàng
480.186
12,88%
609.908
11,04%
1.371.878
11,74%
27,01%
224,93%
Huy động LNH
1.191.860
31,97%
1.806.110
32,69%
4.776.242
40,88%
51,54%
236,60%
Tổng huy động
3.361.391
90,15%
4.902.385
88,73%
9.743.332
83,39%
88,74%
198,74%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Habubank)
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2004-2006
Cơ cấu NV
2004
(Tr VNĐ)
% so với tổng NV
2005
(Tr VNĐ)
% so với tổng NV
2006
(Tr VNĐ)
% so với tổng NV
Tăng trương của 2005 so 2004
Tăng trương của 2006 so 2005
NV chủ sở hữu
253.547
6,80%
391.464
7,09%
1.756.381
15,03%
54,40%
348,66%
TG khách hàng
2.169.531
58,19%
3.096.272
56,04%
4.616.096
39,50%
42,72%
49,08%
TG thanh toán, gửi và vay từ NH và các TCTD
1.227.855
32,93%
1.852.728
33,53%
5.119.006
43,81%
50,89%
176,29%
Các khoản phải trả
77.372
2,08%
184.324
3,34%
193.835
1,66%
138,23%
5,12%
Tổng NV
3.728.305
100%
5.524.791
100%
11.685.318
100%
48,19%
111,51%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Habubank)
b) Chỉ số an toàn vốn
Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức an toàn của NH là tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Điều 81- Luật các tổ chức tín dụng 12/1997 đã quy định tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn này. Theo thông lệ quốc tế, tỷ trọng này tối thiểu là 8%. Năm 2004 tỷ lệ an toàn vốn của Habubank lầ 8,44%. Tỷ lệ này năm 2005 đạt 8,89%. Đây cũng là một tiêu chí để World Bank tăng hạn mức cho Habubank trong Dự án tài chính Nông thôn II từ 49 tỷ đồng năm 2004 lên 85 tỷ đồng năm 2006. Chỉ số an toàn vốn của Habubank trong năm 2006 đạt 14%. Đây là chỉ số mà Habubank đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam.
2.1.1.3. Hoạt động sử dụng vốn
a) Hoạt động cho vay
- Cho vay khách hàng
Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng- là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho NH.
Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Habubank luôn chú trọng đến các dự án đầu tư trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển của chính phủ... Để đảm bảo nguồn thu nhập đều cho Habubank, dư nợ trung và dài hạn luôn giữ một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay chiếm 33,70% năm 2004, 31% năm 2005 và 21,61% năm 2006.
Đồng thời hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Habubank. Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty Cổ phần, TNHH năm 2004-2006 chiếm tỷ trọng lớn từ 52% năm 2004, đến 65%năm 2005, và 59,63% năm 2006. Dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 23% năm 2004, 29% năm 2005,26,45% năm 2006.Tuy nhiên, Habubank vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho NH đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng.
Bảng 3: Tổng dư nợ giai đoạn 2004-2006
Năm 2004
% Tổng nguồn
Năm 2005
% Tổng nguồn
Năm 2006
%Tổng nguồn
Tổng dư nợ (Tr VNĐ)
2.362.641
3.330.218
6.087.385
Phân theo thời hạn
- Cho vay ngắn hạn
66,30%
69%
70,39%
- Cho vay trung, dài hạn
33,70%
31%
21,61%
Phân loại theo loại hình DN
- DNNN
23%
3%
9,88%
- CTCP, TNHH
52%
65%
59,63%
- DN có vốn ĐTNN
2%
3%
1,41%
- Cá nhân, hộ gia đình
23%
29%
26,45%
Phân loại theo ngành kinh tế
- Thương mại
73%
65,94%
63,51%
- Nông, lâm nghiệp
0,23%
0,98%
0,21%
- Sản xuất và chế biến
9,08%
3,8%
3,18%
- Xây dựng
9,92%
8,68%
1,02%
- Vận tải và thông tin liên lạc
4,71%
1,99%
25,91%
- Các ngành khác
3,06%
18,61%
6,17%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 của Habubank)
Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2006
Biểu đồ 1: Tổng dư nợ cho vay năm 2006
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Habubank )
Phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh của NH là điều Habubank luôn hướng tới. Để làm được điều này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, trong năm 2006 vừa qua, Habubank còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện và nhanh chóng xử lý các rủi ro như ban hành định hướng cho vay hoàn thiện trong toàn hệ thống, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác khách hàng để có các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và rà soát hoạt động tín dụng được tiến hành định kỳ nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất hướng xử lý.
b) Hoạt động đầu tư
- Đầu tư vào thị trường Liên NH và thị trường mở
Năm 2006, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của Habubank trên thị trường liên NH. Bên cạnh việc đăng ký giao dịch trên thị trưòng mở. Habubank đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các NH trên các địa bàn mới như: Cần Thơ, Long An, Thanh Hóa...và đẩy mạnh mối quan hệ với nhiều NH mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Doanh số giao dịch trên thị trường liên NH tăng 3,2 lần so với năm 2005, đạt 139.086 tỷ đồng, tương đương 526 tỷ đồng/ngày. Ngoài ra, Habubank cũng tăng cường hoạt động đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Số liệu:
Bảng 4: Đầu tư vào thị trường liên NH và thị trường mở 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Habubank )
Trong năm 2006 Habubank đã được Bộ Tài chính công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu và đã kết hợp với Công ty chứng khoán Habubank bảo lãnh phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu cho Tập đoàn Vinashin. Kết quả thu lãi tiến gửi năm 2006 của NH đạt 422,55 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 2005 và thu từ tham gia thị trường tiền tệ đạt 114,6 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005.
- Đầu tư Chứng khoán
Trong năm 2006 công ty chứng khoán Habubank đã hoàn thiện các dịch vụ và sản phẩm của mình và đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép thực hiện các dịch vụ sau:
+ Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
+ Lưu ký chứng khoán
+ Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán
+ Môi giới chứng khoán
Sau 9 tháng đi vào hoạt động, tính đến 31/12/2006 tổng số tài khoản khách hàng đã mở tại Habubank Securities là 1500 tài khoản và tổng giá trị khớp lệnh là 2000 tỷ VNĐ. Mặc dù 2006 là năm đầu tiên đi vào hoạt động nhưng Công ty chứng khoán Habubank đã kinh doanh có hiệu quả cao. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của Habubank Securities là 18,4 tỷ đồng.
Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả hay không được đánh giá trên 3 khía cạnh: phục vụ tốt cho kinh doanh thương mại của khách hàng của NH, tự doanh mang lại lợi nhuận cao cho NH và tuân thủ tốt các quy định quản lý rủi ro củaNHNN và của Habubank.
Trong năm 2006, bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên NH, Habubank cũng đẩy mạnh việc mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội và Hà Đông, Hà Tây. Tại địa bàn Hà Tây, Habubank là NH đầu tiên mở được đại lý.
Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2004 xấp xỉ 1,7 tỷ USD với lợi nhuận đạt xấp xỉ 4,5 tỷ VNĐ, bằng 428% kết quả 2003, vượt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông quy định. Năm 2005, tổng doanh số mua bán các loại ngoại tệ đạt 1,94 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2004, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 3,56 tỷ VNĐ. Năm 2006 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 3,634 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005, lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17 tỷ VNĐ, đạt 117% kế hoạch. NH đã thiết lập các hạn mức trạng thái cho từng loại ngoại tệ. Trạng thái của các loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và các chiến lược phòng ngừa rủi ro được áp dụng để đảm bảo trạng thái các loại ngoại tệ được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.
2.1.2. Thực trạng về tình hình các hoạt động dịch vụ khác
2.1.2.1. Bảo lãnh
Năm 2004 NH đạt lợi nhuận từ bảo lãnh là 2,8 tỷ VNĐ, tăng 76% so với 2003, vượt 35% so với kế hoạch được giao. Năm 2005 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của NH đạt 6,98 tỷ VNĐ, tăng 154% so với năm 2004. Tổng doanh số bảo lãnh năm 2006 đạt 966,5 tỷ đồng, tăng 72,28% (tương đương 405,5 tỷ) so với năm 2005. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh năm 2006 đạt 11,8 tỷ VND, tăng 69% so với năm 2005.
2.1.2.2. Thanh toán quốc tế
Doanh số hoạt động năm 2004 của mảng kinh doanh này tăng trưởng rất tốt nhờ tuân thủ chính sách đóng gói sản phẩm dịch vụ để bán chéo một cách hiệu quả, tổng cộng tăng 37% so với năm 2003 và vượt kế hoạch được giao, đạt 159 triêu USD.Năm 2005 giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống của Habubank đạt 151 triệu USD. Năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc về cả chất và lượng trong hoạt động thanh toán quốc tế của Habubank. Thực hiện quyết tâm đẩy mạnh dịch vụ Thanh toán của Hội đồng quản trị, toàn NH đã đạt được những kết quả hết sức khả quan: hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số TTQT và thu phí dịch vụ thanh toán được Hội đồng quản trị đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động. Doanh số TTQT năm 2006 cũng là năm Habubank đạt được giải thưởng về Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Citigroup trao tặng tháng 4/2006 dành cho NH có tỷ lệ điện tự động từ 98% trở lên. Tăng cường quan hệ với các NH đại lý, tăng và sử dụng có hiệu quả hạn mức L/C xác nhận tại các NH nước ngoài như Citibank, SCB, SMBC, ANZ, BNP, Commonwealth, UOB, Credit Suisse, ING, RZB, Scotia Bank, BHF, Fortis Bank...
Thiết lập mã khóa giao dịch trực tiếp với hàng chục NH ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông tạo thuận lợi giao dịch của khách hàng. Mở rộng mạng lưới NH đại lý có quan hệ trực tiếp lên tới hàng ngàn trên 85 nước và vũng lãnh thổ.
Trong năm, NH đã tạo nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới và thuận tiện như tái cấp vốn L/C nhập khẩu, bao thanh toán hàng xuất khẩu.
Mục tiêu của Habubank trong năm 2007 là tiếp tục nâng cao doanh số Thanh toán quốc tế, đạt tối thiểu 150% doanh số năm 2006, nâng cao mức phí thu từ hoạt động thanh toán, trong đó có TTQT lên 171% so với năm 2005, tiếp tục thắt chặt và mở rộng quan hệ hợp tác với các NH đại lý nhằm tạo sự thuận tiện cho giao dịch của khách hàng, nghiên cứu và đưa vào cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán mới đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
Biểu đồ 2: Một số chỉ tiêu hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 của Habubank )
2.1.2.3. Dịch vụ Ngân hàng tự động
Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ của NH, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, 2005 là năm Habubank tập trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể:
+ Rà soát và kiểm tra các giao dịch thẻ, thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn các giao dịch trên thẻ.
+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24 h
+ Mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ để tạo tiện ích cho chủ thẻ
+ Triển khai dịch vụ
+ Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hàng trung thành và sử dụng nhiều dịch vụ của NH. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho các chủ thể khi thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ thẻ của NH.
+ Phát hành loại thẻ Habubank Quickcard (phát hành nhanh) cho các chủ thẻ theo đó khách hàng có htể nhận thẻ ngay sau khi đăng ký mà không cần phải quay lại NH lần nữa.
Trong năm 2007, Habubank sẽ triển khai dự án mua hệ thống switch mới cho NH và hoàn thành các công tác chuẩn bị để có thể phát hành và chấp nhận thẻ quốc tế. Mở rộng các tiện ích kết nối giữa các NH thành viên VNBC, triển khai dịch vụ thẩu chi cho thẻ ghi nợ nội địa đã phát hành và nghiên cứu khả năng phát hành thẻ tín dụng trong nước và quốc tế.
2.2. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Habubank
2.2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, là những thắng lợi trong hoạt động kinh doanh của NH với những chỉ tiêu tài chính đều vượt kế hoạch từ 80% đến 250%. Mặc dù mục tiêu đặt ra tại thời điểm đầu năm 2006 là moọt năm đầy thách thức và cũng thành công rực rỡ của Habubank, một khởi đầu thuận lợi cho giai đoạn phát triển 2006-20010.
Thứ hai, về cơ cấu tài chính của NH. Trong năm 2006 cấu trúc tài chính của NH đã được làm mạnh một cách rõ rệt:
+ Tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1000 tỷ đồng, với số vốn tự có đạt hơn 1756 tỷ đồng, Habubank trở thành NH cổ phần có cấu trúc tài chính an toàn nhất Việt Nam với mức thặng dư vốn cổ phần cao nhất trong hệ thống. Là một trong 4 NH đầu tiên đạt mức vốn 1000 tỷ đồng.
+ Chỉ số an toàn vốn đạt 14% là chỉ số tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam.
+ Lợi nhuận tăng trưởng một cách vững chắc. Lợi nhuận trước thuế và sau khi trích dự phòng đã được kiểm toán đạt 248 tỷ VNĐ, tăng 140% so với năm 2005 và vượt 45 tỷ so với kế hoạch. Các chỉ tiêu hoạt động khác đều tăng trưởng ở mức cao từ 80% đến 250%.
+ Kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ quá hạn thấp hơn mức cho phép; kiểm soát chặt chẽ các rủi ro hoạt động, rủi ro về thị trường và thanh khoản.
Thứ ba, là về hình ảnh và uy tín của Habubank
Habubank đã tiến thêm một bước trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình. Với những thành công đạt được của năm 2006, Habubank là một trong những thương hiệu uy tín của Việt Nam, được khách hàng yêu thích và được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận. 2006 là năm thứ 8 liên tiếp Habubank đượcNHNN xếp loại A, và lần thức 2 liên tục nhận bằng khen của Thống đốc NHNN vì những thành tích đạt được. Trong hơn 18 năm xây dựng và phát triển, Habubank đã rất nhiều lần nhận được công nhận của các đồng nghiệp là các tập đoàn tài chính toàn cầu trên thế giới như CitiGroup, HSBC, WachovinaBank... và năm 2006, Habubank trở thành đại diện thứ 3 trong hệ thống NH Việt Nam được tạp chí The Banker-một tạp chí danh tiếng trên thế giới về lĩnh vực tài chính NH trao tặng giải thưởng “NH Việt Nam của năm 2006, 2007”.
Thứ tư, Habubank đạt được là năng lực cạnh tranh của NH, đa dạng hóa hoạt động và đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng. Số lượng khách hàng 2006 tăng 160%, trong đó có 80% khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên của Habubank.
Thứ năm, là kết quả kinh doanh đã tiếp tục phản ánh đúng mục tiêu số 1 vủa Habubank là “Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh nhằm tối đa hóa giá trị đầu tư của các cổ đông”.
Thứ sáu, Habubank đã thành công trong việc từng bước triển khai phần mềm cốt lõi của NH hiệu quả và đúng thời gian kế hoạch, nâng cao hạ tầng thông tin phục vụ quản trị và hoạt động kinh doanh theo đúng như chiến lược thông tin đã đề ra. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hỗ trợ NH phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, là công cụ hỗ trợ kiểm soát và quản lý rủi ro tự động một cách hiệu quả khi NH ngày càng được mở rộng.
Thứ bảy, là thành công trong việc Lựa chọn được đối tác chiến lược nước ngoài sớm hơn kế hoạch dự kiến.
Thứ tám, là việc ra đời và hoạt động hiệu quả của công ty chứng khoán Habubank. Điều này một lần nữa khẳng định sự đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh của NH. Công ty chứng khoán Habubank mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2006, nhưng đến thời điểm 31/12/2006, công ty đã có gần 1500 khách hàng, với tổng giá trị khớp lệnh 9 tháng đạt trên 2000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đã được kiểm toán thu được trong năm là 18,4 tỷ đồng.
2.2.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân
Tuy nhiên, hoạt động của Habubank vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
- Hoạt động kinh doanh chỉ tập trung phục vụ cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động tín dụng, chưa chú trọng vào phát triển các đối tượng khách hàng là các hộ gia đình, dân cư...Hình ảnh Habubank chưa được tiếp thị sâu rộng vào các trường học, khách sạn, công ty, khu quân đội, trung tâm thương mại, siêu thị...vào các đối tượng cán bộ công nhân viên, học sinh.
- Hệ thống mạng lưới phát triển vẫn còn nhỏ bé. Mới chỉ nhắm đến một vài vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh…. Các và hình thức kênh phân phối chưa đa dạng.
- Sản phẩm chưa phong phú, đa dạng hoá , các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn ít. Một phần vì thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế còn phổ biến như thanh toán tiền điện, nước...do tập quán, thói quen của nhân dân. Công nghệ thanh toán còn nhiều bất cập, chất lượng đường truyền không ổn đinh, đôi khi lỗi đường truyền, lỗi mạng dẫn đến việc thanh toán không kịp thời. Sự liên hệ, kết nối thanh toán với nhà cung cấp lớn với NH Habubank còn chưa chặt chẽ.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao trong NH không chỉ thiếu đối với Habubank nói riêng mà đang là nhu cầu cấp bách trong toàn hệ thống tài chính, NH Việt Nam nói chung. Vì nhu cầu phát triển mạng lưới Habubank là rât nhanh chóng đòi hỏi một nguồn nhân lực phải luôn sẵn sàng và sự cạnh tranh nguồn nhân lực trong ngành Tài chính, NH làm hiện tượng chảy máu chất xám đe dọa nguồn nhân lực của nhiều NH trong đó có Habubank.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng
3.1.1. Định hướng hoạt động
- Định hướng phát triển chiến lược
+ Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;
+ Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành NH trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;
+ Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai NH Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân lựa chọn;
+ Phát triển Habubank thành một trong ba NH được tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi;
+ Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
3.1.2.Mục tiêu đối với hoạt động cho vay theo dự án giai đoạn 2006-2010 của Habubank
Cho vay theo dự án luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của NH. Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010 Habubank tập trung khai thác mở rộng hoạt động này trên các địa bàn thế mạnh như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Định hướng hoạt động này trong thời gian tới thể hiện ở một số nội dung sau:
Habubank lựa chọn những dự án phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của chính phủ và đặc biệt chỉ đầu tư cho những dự án cho hiệu quả kinh tế, có khả năng trả nợ NH.
Các lĩnh vực mà NH quan tâm là:
+ Sản xuất, khai thác, kinh doanh điện, nước, gas
+ Công nghiệp đóng tàu
+ Sản xuất, khai thác, kinh doanh dầu mỏ và khí than
+ Vận tải, kho bãi
+ Du lịch
+ Nhà hàng
+ Sản xuất hàng công nghiệp nhẹ
+ Sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng
+ Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc
+ Sản xuât, gia công hàng may mặc, giày dép
+ Xây lắp điện
Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ vay theo dự án chiếm từ 30-35% tổng dư nợ của NH. Thu từ vay theo dự án chiếm trên 30% tổng thu từ tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 1% tổng dư nợ.
Mục tiêu gần nhất trong năm 2008 của Habubank là tiếp tục củng cổ năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Habubank phấn đấu nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng vào năm 2010 để tăng cường khả năng cạnh tranh. Cũng trong năm 2008, Habubank sẽ có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán”.
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Habubank
Để khắc phục những tồn tại và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Habubank cần xác định một chiến lược rõ ràng, và cần đề ra những giải pháp cụ thể:
3.2.1. Giải pháp về khách hàng
Nhắm đến các cá nhân có thu nhập ổn định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức kinh tế đa sở hữu, cổ phần hoà, các mô hình sản xuất mới, các tập đoàn kinh tế và ngành sản xuất mũi nhọn có ưu thế cạnh tranh cao và ổn định.
+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( Thủ tục thanh toán thuận tiện, nhanh gon, Chất lượng dịch vụ tốt; Cho vay linh hoạt, mở rộng)
+ Cá nhân: Tiếp thị vào các trường đại học, cao đẳng, khu quân đội, khách sạn, công ty có cán bộ công nhân viên đông; Phục vụ tốt khách hàng cá nhân, tư vấn cá nhân sử dụng các dịch vụ của NH; Tăng tín dụng cá nhân.
3.2.2. Giải pháp về phát triển mạng lưới
Nhắm đến các vùng kinh tế trọng điểm (Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh…) và đa dạng hoá các hình thức kênh phân phối: sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, ATM và POS…đưa dịch vụ NH tiếp cận mọi tầng lớp kinh tế và xã hội.
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, hiệu quả cao và rủi ro ít (như sản phẩm thẻ, chuyển tiền nhanh, bảo lãnh và tư vấn tài chính…) để bổ sung cho sản phẩm tín dụng.
Xác định phân loại đối tượng sử dụng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của từng nhóm khách hàng thấy được tiện ích của các dịch vụ thanh toán qua NH. Để thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và linh hoạt, thì việc triển khai các dịch vụ mới như phát triển các sản phẩm NH điện tử như Homebanking, Internetbanking, dịch vụ chăm sóc khách hàng: Phone Banking, Internet Banking, SMS Banking...cần thiết. Trên cơ sở dịch vụ BSMS phát triển dịch vụ thanh toán băng SMS: Thanh toán hoá đơn, Hợp đồng điện nước, điện thoại, di động, truyền hình cáp, bảo hiểm...trên cơ sở tin nhắn SMS của khách hàng theo các mã thanh toán riêng của hoá đơn hay nhà cung cấp dịch vụ.
Đồng thời phải tăng cường chính sách marketting, quảng bá thương hiệu hình ảnh của Habubank và các sản phẩm dịch vụ của NH tới khách hàng, liên kết các nhà cung cấp dịch vụ như điện thoại, điện, nước... tạo vòng thanh toán khép kín đem lại sự thuận tiện và an toàn cho khách hàng. Phát triển dịch vụ thanh toán séc du lịch, nhờ thu séc, nhờ thu mới...; thanh toán thẻ tín dụng...Nghiên cứu triển khai dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư
Công nghệ thông tin phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các bộ phận nghiệp vụ, từ đó tăng tốc độ xử lý giao dịch, đảm bảo cho công tác thanh toán an toàn, chính xác, nhanh nhất. Để thực hiện được các giải pháp trên thì yếu tố con người là không thể thiếu. Nguồn nhân lực phải là đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, có lòng nhiệt tình trong công việc, luôn phát huy khả năng sáng tạo trong lao động. Ngoài ra, cần tiếp tục xây dựng và phát huy truyền thống văn hoá giao tiếp ứng xử của Habubank, phục vụ khách hàng ân cần, lịch sự và luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến của khách hàng
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
Hết sức chú trọng đào tạo về nghiệp vụ và cập nhật thông tin cho nhân viên (bình quân 25 khoá đào tạo mỗi năm) nhằm đảm bảo mỗi nhân viên có thể trở thành một chuyên gia tư vấn cho khách hàng. Đội ngũ thanh toán viên: Tập trung một số nhân viên, không dàn trải nhiều; Giao dịch một cửa; Tập huấn nâng cao khả năng tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, và giữ chân được nguồn nhân lực có chất lượng cao, hiện nay đang thiếu một cách trầm trọng trong ngành Tài chính Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Năm 2007 là năm thứ 2 liên tiếp Habubank là đại diện duy nhất trong hệ thống NH Việt Nam vinh dự được tạp chí The Banker (thuộc tập đoàn Finacial Times - Anh) trao tặng danh hiệu Bank of the year – Vietnam. Habubank đang cố gắng trở thành NH đa năng, cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH có chất lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp vừa qua, qua tìm hiểu tình hình hoạt động nói chung và tình hình đầu tư nói riêng của Habubank, tôi đã hiểu được đôi nét về: thực trạng về tình hình các hoạt động có liên quan đến đầu tư của Habubank: hoạt động tạo lập, huy động, sử dụng vốn, và thực trạng về tình hình các hoạt động dịch vụ khác: bảo lãnh, TTQT, dịch vụ NH tự động của đơn vị.
Nhưng vì điều kiện thời gian và nhận thức có hạn nên tôi chưa thể đi sâu, đi sát vào tìm hiểu, nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị thực tập. Hi vọng trong giai đoạn thực tập chuyên đề thì tôi sẽ có điều kiện tìm hiểu kĩ hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11861.doc