Báo cáo Thực tập tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà

Như chúng ta đã biết, tiền lương đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, vì vậy việc hạch toán chi phí về lao động là một công việc khá phức tạp, quan trọng giúp Nhà nước quản lý số lượng, chất lượng lao động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Mỗi doanh nghiệp nhà máy đều có hình thức trả lương khác nhau nhưng đều mong muốn có được hình thức, tính, hạch toán tiền lương phù hợp với đặc điểm của nhà máy, đó chỉ là một vấn đề của các doanh nghiệp nhà máy, bởi tiền lương không chỉ thuần túy về kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội quan trọng. Nhà nước cần tiến hành một cách vững chắc kịp thời để hình thành một hệ thống chính sách trả tiền lương phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, thực hiện nghiêm túc hiệu quả, phát triển được động lực vốn có của chính sách tiền lương thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển vì tiền lương nó là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sự sản xuất phát triển tác dụng tích cực đến sự phát triển năng lực của người lao động và tiền lương được phân phối cân bằng nó sẽ đạt hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực. Trong nền kinh tế hiện nay tiền lương là một vấn đề kinh tế phức tạp đối với xã hội nói chung và đối với các doanh nghiệp nhà máy nói riêng. Hệ thống tiền lương của các Doanh nghiệp nhà máy phải đảm bảo được chế độ chính sách của nhà nước đồng thời phải thu hút được người lao động có trình độ tay nghề cao kích thích họ hăng say lao động. Muốn vậy nhà máy phải xác định được các hình thức trả lương hợp lý đảm bản trả lương công bằng kết hợp hài hòa giữa cá nhân tập thể và xã hội. Cũng chính sự phức tạp này tiền lương đặt ra yêu cầu phải được cải tiến và hoàn thịên đây là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của nhà máy. Sau thời gian thực tập tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà, do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của em chỉ nghiên cứu một số vấn đề trả lương cho công nhân và các khoản trích theo lương của nhà máy qua đó em thấy được những mặt tốt cần phát huy song đồng thời cũng mạnh dạn đề suất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quản lý cùng tiền lương và vấn đề trả lương của nhà máy. Chuyên đề này hoàn thành thông qua quá trình học ở nhà trường và thời gian thực tập tại nhà máy, tất nhiên không tránh khỏi những thiếu sót cả về mặt lý luận lẫn tực tiễn. Kính mong được sự góp ý của thầy cô khoa Kế toán Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và các anh chị phòng kế toán ban lãnh đạo Nhà máy. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo Phạm Thị Bích Chi và các thầy, cô trong khoa Kế toán Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân; Các cán bộ công tác tại phòng Kế toán, Ban lãnh Nhà máy đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này./.

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u - Mẫu số: 01 - TT Phiếu chi - Mẫu số: 02 - TT Giấy thanh toán tạm ứng - Mẫu số: 04 - TT Bảng kiểm kê quỹ - Mẫu số: 08a - TT Giấy đề nghị thanh toán - Mẫu số 05 - TT b. Tài khoản sử dụng Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính hiện nay nhà máy sử dụng các khoản Kế toán sau để hạch toán lương và các khoản trích theo lương. TK 334 - Phải trả công nhân viên TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (có 6 TK cấp 2 ) TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết TK 3382 - KPCĐ TK 3383 - BHXH TK 3384 - BHYT TK 3387 - Doanh thu nhận trước TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác Và các tài khoản liên quan: TK 111, TK 622, TK 627, TK 642, TK 641, TK 3331....... TK 334 - phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đó ( gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của công nhân viên ). TK 338 - phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả phải nộp khác. Và các tài khoản liên quan khác. * Quy trình ghi sổ. Quy trình ghi sổ Kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy gạch Tuynel theo hình thức Nhật ký chứng từ như sau: Chứng từ gốc Bảng kê Nhật ký chứng từ số 10,.. Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK334, 338,.. Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.4. Quy trình kế toán các khoản trích theo lương tại nhà máy gạch Tuynel Để đảm bảo cho việc tính lương từng ngày, từng tháng một cách chính xác, theo đúng nguyên tắc, đúng chế độ, phòng kế toán của nhà máy đã bố trí một kế toán chuyên làm nhiệm vụ nhận các bảng thanh toán lương của từng phòng ban, phân xưởng và tổ đội sản xuất, tập hợp số liệu từ bảng thanh toán tiền lương để lên bảng phân bổ tiền lương. Từ bảng phân bổ tiền lương và các sổ chi tiết liên quan lên Nhật ký chứng từ, từ Nhật ký chứng từ lên Sổ cái. Bảng 2.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CÁC CHỨNG TỪ BẢNG NGHIỆM THU SẢN PHẨM TRONG THÁNG BẢNG CHI LƯƠNG SẢN PHẨM CỦA TỪNG TỔ SẢN XUẤT BẢNG PHÂN BỔ SỐ 1 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 BẢNG CHẤM CÔNG BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CỦA PHÂN XƯỞNG CÁC KHỐI BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG TOÀN XÍ NGHIỆP SỔ CÁI TK 334 TK 338 Ghi chú: Ghi cuối tháng * Giải thích quy trình: Hàng ngày căn cứ vào nhận lệnh sản xuất, số nhân lực thực tế tham gia của ngày, nghỉ ốm, nghỉ phép, việc riêng để ghi vào bảng chấm công của từng phân xưởng, phòng ban, tổ đội sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào giấy nghỉ ốm, nghỉ phép, bảng chấm công, bảng nghiệm thu sản phẩm, kế toán tiền lương ghi vào bảng thanh toán tiền lương và có nhiệm vụ đối chiếu với bảng chấm công của phân xưởng, phòng ban, tổ đội sản xuất xem có đúng hay không, cuối tháng căn cứ vào thanh toán lương của phân xưởng, phòng ban tổ đội gửi đến để vào bảng tổng hợp toàn nhà máy và lên bảng phân bổ số 1, từ bảng phân bổ số 1 chứng từ sổ chi tiết liên quan tập hợp lên Nhật ký chứng từ, từ Nhật ký chứng từ tập hợp lên Sổ cái. 2.4.1. Bảng thanh toán lương. a. Nội dung cơ bản: Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương phản ánh nhân lực và tổng số lương phải trả công nhân viên. b.Kết cấu (trang bên). c. Cơ sở lập: Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công để tính lương. d. Phương pháp lập: Cuối tháng căn cứ bảng chấm công, phòng tài vụ (kế toán thống kê) để vào bảng thanh toán lương cột dòng cho phù hợp - Cột 1: “ STT ” phản ánh số công nhân viên - Cột 2:“ Họ và Tên ” - Côt 3: “ Chức vụ ” - Cột 4: “ Bậc lương của từng người ” VD: Lại Quang Huy có bậc lương 2,33. - Cột 5: Phản ánh mức lương bình quân của nhà máy và được tính như sau: Công thức: Tổng quỹ tiền lương của nhà máy Mức lương của = nhà máy Tổng số công nhân lao động được tính lương của nhà máy Qua tình hình tổng hợp thống kê tình hình của nhà máy, ta có tổng quỹ lương tháng của nhà máy là: 299.772.262 đ. Tổng số công nhân lao động 350 người. Vậy ta có: 299.722.262 Mức lương bình quân của nhà máy = = 857.000 đ 350 Vì lương thời gian được tính theo mức lương thời gian của nhà máy, nên được gọi là lương sản phẩm gián tiếp. Những người làm ở bộ phận phòng ban đều hưởng lương theo mức lương bình quân của nhà máy. - Cột 6 “Hệ số lương ” phản ánh hệ số chức vụ - Cột 7: Mức lương là số tiền người lao động được hưởng theo hệ số của từng người và có mức lương bình quân chung của nhà máy. VD: Tính lương cho đồng chí Đỗ Thị Hồng Hệ số lương 2,2 Mức lương bình quân: 857.000đ Vậy mức lương 1 tháng = Hệ số lương x Mức lương bình quân của nhà máy = 2,2 x 857.000 = 1.885.400 đ. - Cột 8, 9 “Lương phép ” phản ánh số ngày nghỉ phép, hưởng lương theo quy định với cơ sở 1 năm được nghỉ 12 ngày công, với 1 năm công tác (thâm niên) của từng người mà số ngày nghỉ hưởng lương khác nhau, công nhân viên có thể lĩnh tiền phép trước hoặc sau. Nhà máy có thể trích trước lương nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên. - Cột 10: “Lương lễ ” trong tháng 9 có một ngày lễ 2/9 vậy cột 10 được tính như sau: Công thức: ( Lương cấp bậc bản thân + Phụ cấp khu vực( nếu có ) x 450.000đ Lương lễ = 25 VD: Dòng (2) Đồng chí Đỗ thị Hồng + Lương phụ cấp bản thân: 1,92 + Mức lương tối thiểu: 450.000 đ + Phụ cấp khu vực: 0,1 + Trong tháng 9 có một ngày lễ 02/09 ( 1,92 + 0,1 ) x 450.000 Lương lễ = x 1 = 36.360 đ 25 Những người khác tương tự. - Cột 11: “Tổng cộng ”= Cột 7 + Cột 9 + Cột 10 VD: Đồng chí Chu Văn Hải Cột 11 dòng 3 = 942.700 + 101.500 + 32.761 = 1.076.960 đ. - Cột 12: “ Ghi tạm ứng ” trong phòng có một người lĩnh trước tiền ( lĩnh 1 khoản tiền nhỏ của mình ) được lấy từ danh sách tam ứng đi công tác đột xuất - Cột 13, 14 “Cột các khoản khấu trừ ”. Trích 6% Bảo hiểm: Trong đó Bảo hiểm xã hội (BHXH) 5% Bảo hiểm y tế (BHYT) 1%. Cách tính như sau: Công thức: BHXH = ( Lương cấp bậc bản thân x Phụ cấp khu vực )x 450.000đ x 5%. BHYT = ( Lương cấp bậc bản thân x Phụ cấp khu vực )x 450.000đ x 1%. VD: Đồng chí Lại Quang Huy BHXH = ( 2,33 + 0,1 ) x 450.000 x 5% = 54.675 BHYT = ( 2,33 + 0,1 ) x 450.000 x 1% = 10.935 + Số tiền 54.675 được ghi vào cột 12 dòng 1 + Số tiền 10.935 được ghi vào cột 13 dòng 1. ( Những người khác tính tương tự ) - Cột 15 “Còn lĩnh ” = Tổng cộng - Các khoản khấu trừ. VD: Đồng chí Lại Quang Huy. 1.929.140 - (54.675 + 10.935 ) = 1.863.530 Sau khi tính toán ta có bảng lương khối hành chính như sau: NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Phòng: Hành chính Bảng 2.4: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÒNG HÀNH CHÍNH Tháng 9 năm 2007 S T T Họ và Tên Chức Vụ Bậc lương Mức lương bình quân của nhà máy Hệ số Lương Phụ cấp khu vực Mức Lương Lương phép Lương lễ - Tết Tổng cộng Các khoản khấu trừ Còn lĩnh Ký nhận Công Tiền Tạm ứng BHXH 5% BHYT 1% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Lại Quang Huy TP 2,33 857.000 2,2 0,1 1.885.400 - - 43.470 1.929.140 - 54.675 10.935 1.863.530 2 Đỗ Thị Hồng PP 1,92 857.000 1,7 0,1 1.456.900 - - 36.360 1.493.260 200.000 45.450 9.090 1.238.720 3 Chu Văn Hải NV 1,72 857.000 1,1 0,1 942.700 5 101.500 32.760 1.076.960 - 40.950 8.190 1.027.820 4 Đặng Hải Yến NV 1,72 857.000 1,1 0,1 942.700 - - 32.760 975.460 - 40.950 8.190 926.320 Cộng 5.227.700 5 101.500 145.620 5.474.820 200.000 182.025 36.405 5.056.390 Kế toán Lương ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Giám Đốc nhà máy ( Ký, họ tên đóng dấu ) 2.4.2. Bảng tổng hợp lương khối gián tiếp. Kế toán tiền lương dựa vào bảng tổng hợp lương của các phòng gửi đến làm căn cứ, làm bảng tổng hợp lương khối gián tiếp. a. Nội dung bảng: Phản ánh số tiền lương phải trả cho công nhân viên. b. Kết cấu bảng ( trang bên ) c. Cơ sở lập: Căn cứ vào dòng cộng của bảng tổng hợp cảu các phòng ban để vào bảng lương. d.Phương pháp lập: - Cột 1: Ghi số thứ tự các dòng. - Cột 2: Ghi tên các phòng. - Cột 3: Lương sản phẩm - Cột 4: Ghi lương thời gian ta lấy số liệu tổng cộng từ các bảng thanh toán lương của các phòng sang. VD: Ở đây phòng hành chính sau khi tính toán ta cộng dồn của mọi thành viên trong phòng lại và được mức lương 5.227.700 đ . Số liệu này ta được đưa sang cột mức lương ( cột 4 ) của bảng tổng hợp lương khối gián tiếp. Những cột khác nhặt tương tự như trên.Chú ý phải vào đúng sau khi vào hết được các phòng ban ta cộng dồn các cột xuống thử xem bảng đã cân bằng chưa bằng cách. Tổng cộng Cột 11 + Cột 10 + Cột 9 + Cột 8 xem có bằng cột tổng cộng cột 7 không, nếu bằng thì đã cân. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Bảng 2.5: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG KHỐI GIÁN TIẾP Tháng 9 năm 2007 S TT Đơn vị Mức lương BQ Lương thời gian Lương phép Lương Lễ tết Tổng cộng Các khoản khấu trừ Còn lĩnh Ký nhận Tạm ứng BHXH 5% BHYT 1% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Phòng hành chính 857.000 5.227.700 101.500 145.620 5.474.820 200.000 182.025 36.405 5.056.390 2 Phòng kế hoạch 857.000 7.960.680 144.500 139.100 9.101.280 - 180.815 36.163 8.884.302 3 Phòng kỹ thuật 857.000 4.990.800 30.460 100.000 5.978.560 100.000 117.305 23.461 5.737.794 4 Phòng bảo vệ 857.000 8.372.000 439.015 300.000 9.968.015 - 267.815 53.563 9.646.637 5 Phòng cơ điện 857.000 2.338.241 215.000 250.000 3.160.241 - 150.210 22.201 2.987.830 6 Phòng tài vụ 857.000 1.735.020 380.000 174.990 3.147.110 392.000 210.250 42.050 2.502.810 Cộng 5.142.000 30.624.441 1.310.575 1.054.190 37.601.506 692.000 1.043.700 200.899 35.664.907 Kế toán lương ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Giám đốc nhà máy ( Ký, họ tên đóng dấu ) 2.4.3. Hạch toán lương sản phẩm tại nhà máy gạch Tuynel Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Vì vậy phải đánh giá đúng mức, sức của người công nhân đã bỏ ra nhằm bù đắp và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy năng lực sáng tạo trong sản xuất để đạt được hiệu quả cao trong lao động Để minh họa cho cách tính lương sản phẩm ta lấy ví dụ về cách tính lương của bộ phận công nhân hưởng lương theo sản phẩm. 2.4.3.1. Bảng chấm công. a. Kết cấu bảng (Trang bên ) b. Nội dung của bảng: Theo dõi tình hình công nhân đi làm hay nghỉ để tính và trả lương cho phù hợp. c. Cơ sở phương pháp ghi: Hàng ngày dựa vào số ngày làm việc thực tế và các chứng từ như, giấy nghỉ phép, ốm đau... của từng công nhân viên ghi vào bảng chấm công dòng phù hợp, cuối tháng các tổ bộ phận phụ trách việc chấm công tiến hành cộng số ngày công chế độ để từ đó làm cơ sở cho việc thanh toán lương cho từng công nhân viên. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Bảng 2.6: BẢNG CHẤM CÔNG Tổ: Ra Lò Tháng 9 năm 2007 S tt Họ và Tên Hệ Số lương Chức Vụ Các ngày trong tháng Tổng cộng 1 cn 3 4 5 6 7 8 cn 10 11 12 13 14 15 cn 17 18 19 20 21 22 cn 24 25 26 27 28 29 cn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 1 Hà văn Hoàng 2,23 TP x x L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 28 2 Hà thị Hà 1,92 PP x x L x x x x x x x x F F F x x x x x x x x x x x x x x x 25 3 Vũ đứcLợi 1,92 CN x x L x Ô Ô Ô x x F F x x x x x x x x x x x x x x x x x x 23 4 Lê Thị Thu 1,92 CN x x L x x x F F F x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 5 Đỗ Văn Kỷ 1,92 CN x x L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 28 6 Hoàng Văn Hồng 1,92 CN x x L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 28 Cộng 157 công Người chấm công ( Ký, họ tên ) Kế toán lương ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Giám đốc nhà máy ( Ký, họ tên ) 2.4.3.2. .Bảng thanh toán (Danh sách ) thưởng, phạt. Ở đây trong tháng tổ sản xuất này có thể thưởng hoặc phạt, tùy thuộc vào mức độ hoàn thành công việc, tiết kiệm vật tư... Từ đó quản đốc cùng thống kê theo dõi và lập danh sách chi tiết (đều có biên bản phạt đi kèm). Dưới đây là danh sách thưởng phạt trong tháng 9 năm 2007 NHÀ MÁY GẠCH TUYNELĐẦM HÀ Bảng 2.7: DANH SÁCH THƯỞNG PHẠT THÁNG 9 NĂM 2007 Tổ: Ra Lò STT Họ và Tên Thưởng kế hoạch Phạt Ghi chú 1 2 3 4 5 1 Hà Văn Hoàng 50.000 5000 Làm mất dụng cụ cấp phát 2 Đỗ Văn Kỷ 40.000 20.000 Phạm vi dùng quá vật tư 3 Hoàng Văn Hồng 60.000 30.000 Dùng quá mức vật tư Cộng 150.000đ 55.000đ Thống kê phân xưởng Ký Ngày 30 tháng 09 năm 2007 Quản đốc phân xưởng Ký 2.4.3.3. Bảng thanh toán tiền nghỉ phép. Bảng này do phòng Tài chính tiền lương nhà máy thực hiện và gửi trực tiếp xuống các phân xưởng sản xuất. Qua đó thống kê sẽ căn cứ để vào cột tiền phép. a. Kết cấu bảng: ( Trang bên ). b. Cơ sở lập: Kế toán tiền lương căn cứ vào số ngày nghỉ phép của cán bộ công nhân viên c. Phương pháp lập: - Cột 1: “ STT ” Ghi số thứ tự của từng người - Cột 2: “ Họ và tên ” phản ánh tên từng người trong bộ phận công tác - Cột 3: “ Bậc lương ” của từng người - Cột 4: “ Thâm niên ” số năm làm việc - Cột 5: “ Số ngày được nghỉ trong năm ” theo quy định 1 năm mỗi người được nghỉ 12 ngày phép. - Cột 6: Mức lương tối thiểu nhà nước quy định 450.000đ. - Cột 7: Độc hại - Cột 8: “ Phụ cấp khu vực ” mỗi nơi được hưởng phụ cấp khác nhau như ở đây nhà máy gạch Tuynel được hưởng 0,1 phụ cấp cho mỗi người. - Cột 9: Tổng số ngày = cột 4 + cột 5. - Cột 10: Được tính như sau. Trong tháng này có 2 công nhân nghỉ phép là Hà Thị Hà và Lê Thị Thu Công thức: ( Lương phụ cấp bản thân + Phụ cấp khu vực ) x 450.000 Lương phép = x số ngày 25 phép VD: Tính cho đồng chí Hà Thị Hà + Bậc lương 1,72 + Mức lương tối thiểu của nhà nước quy định hiện nay 450.000đ + Thâm niên 20 năm. ( theo quy định 5 năm thâm niên thì được nghỉ 1 ngày phép - vậy là Hà Thị Hà có 4 ngày ). Tổng cộng số ngày nghỉ phép là 12 + 4 = 16 ngày. ( 1,72 + 0,1 ) x 450.000 Lương phép của Hà Thị Hà = x 16 ngày = 524.000d 25 Bảng 2.8: DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NGHỈ PHÉP Tổ: Ra Lò ( Cơ sở 1 năm được nghỉ phép 12 ngày ) STT Họ và Tên Bậc lương Thâm niên Số ngày được nghỉ trong năm Mức lương tối thiểu Độc hại Phụ cấp Tổng số ngày Thành tiền Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Hà Thị Hà 1,72 4 12 450.000 0 0,1 16 524.160 2 Lê Thị Thu 1,92 5 12 450.000 0 0,1 17 618.120 Cộng 0 0,2 33 1.142.280 Phòng tài chính tiền lương Ký Ngày 30 tháng 09 năm 2007 Quản đốc phân xưởng Ký 2.4.3.4 Bảng thanh toán lương sản phẩm. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bảng 2.9: PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM RA LÒ Tháng 9 năm 2007 Tổ: Ra lò STT TÊN SẢN PHẨM SỐ LƯỢNG ( VIÊN ) GHI CHÚ 1 Gạch 2 lỗ 15.000 2 Gạch 3 lỗ 10.000 3 Gạch 4 lỗ 15.000 4 Gạch 6 lỗ 27.000 5 Gạch ốp 7.000 Cộng 74.000 Tổng sản phẩm tháng 9 năm 2007 của tổ là 74.000 viên. Bằng chữ ( Bảy mươi tư ngàn viên ). Thống kê phân xưởng Ngày 30 tháng 09 năm 2007 Căn cứ vào số lượng sản phẩm mà tổ đã làm ra trong tháng, sau đó trừ các khoản hao vỡ trong tháng (hao vỡ do nung đốt + hao vỡ kho xuất dùng.Căn cứ vào số lượng sản phẩm còn lại mà tổ làm được. Thống kê phân xưởng sẽ viết phiếu xác nhận sản phẩm ra lò cho tổ. Bảng 2.10: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG SẢN PHẨM Tháng 09 năm 2007 S T T Họ và Tên Gạch 2 Lỗ Đơn giá: 26.959 Gạch 3 Lỗ Đơn giá: 30.120 Gạch 4 Lỗ Đơn giá: 37.890 Gạch 6 Lỗ Đợn giá: 48.230 Gạch ốp Đơn giá: 37.199 Tổng cộng SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Hà Văn Hoàng 3000 80.877 2000 60.240 3000 113.670 6000 289.380 1000 37.199 581.366 2 Hà Thị Hà 2000 53.918 1000 30.120 1000 38.890 2000 96.460 2000 74.398 292.786 3 Vũ Đức Lợi 1000 26.959 2000 60.240 2000 75.780 4000 192.920 1000 37.199 393.098 4 Lê Thị Thu 1000 26.959 1000 30.120 1000 37.890 2000 96.460 1000 37.199 228.628 5 Đỗ Văn Kỷ 4000 107.836 2000 60.240 4000 151.560 6000 289.380 1000 37.199 646.215 6 Hoàng Văn Hồng 4000 107.836 2000 60.240 4000 151.560 7000 337.610 1000 37.199 694.215 Cộng 15.000 404.385 10.000 301.200 15.000 568.350 27.000 1.302.210 7000 260.393 2.836.538 Thống kê phân xưởng ( Ký, họ tên ) Ngày 30 tháng 09 năm 2008 Quản đốc phân xưởng ( Ký, họ tên) 2.4.3.5. Bảng thanh toán lương của các tổ. a. Nội dung của bảng: Là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho từng người lao động thuộc các tổ, đội sản xuất, đồng thời là căn cứ thống kê lao động tiền lương. Nội dung chính của bảng là phản ánh tổng số tiền lương phải trả CNV trong tổ. b. Kết cấu (trang bên). c.Cơ sở lập: Bảng thanh toán tiền lương ở các tổ đội sản xuất là Bảng chấm công, bảng chấm điểm và bảng chia lương sản phẩm (nếu có). d. Phương pháp lập: Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công của tổ ra lò, kế toán tiến hành làm để vào bảng thanh toán lương cột, dòng phù hợp như “STT, Họ và Tên, bậc lương ....”. - Cột 1: “ STT ”phản ánh số công nhân trong tổ ra lò. - Cột 2: “ Họ và tên ” mỗi một công nhân tham gia sản xuất được phản ánh một dòng trên bảng. - Cột 3: Bậc lương của từng công nhân. VD: Đồng chí Hà văn Hoàng (cột 2, dòng 1) có bậc lương là 2,33. - Cột 4: “ Lương thời gian ” để tính lương thời gian cho từng công nhân trong tổ. ta căn cứ vào bảng chấm công để tính , ta đếm xem trên bảng chấm công có bao nhiêu công thời gian (công thời gian được ký hiệu là x). VD: Cột 2, dòng 1: Đồng chí Hoàng số công thời gian là 10 công. Có 2 loại đơn giá tính cho thời gian công nhân trực tếp làm việc là 16.800đ hoặc 20.000đ/ 1 công , đơn giá khác nhau là do phó quản đốc và tổ trưởng giao cho từng khối công việc thì được hưởng 16.800đ, có việc lại hưởng 20.000đ/ 1 công. Như vậy đồng chí Hoàng sẽ được hưởng lương thời gian là. 16.800đ x 5 = 84.000đ. 20.000 x 5 = 100.000đ. Tổng cộng là: 84.000 + 100.000 = 184.000đ. - Cột 5: “ Lương sản phẩm ” ta nhặt từ cột 13 của bảng thanh toán lương sản phẩm tổ ra lò sang . Đây là số tiền mà mỗi công nhân được hưởng trong thời gian làm việc thực tế của mình. Công thức: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm x Đơn giá. - Cột 6: Ta lấy ở bảng CBCNV Nghỉ phép đưa sang. - Cột 7: “ Phụ cấp trách nhiệm ”ghi số tiền trách nhiệm mà mỗi công nhân như ( tổ trưởng, tổ phó được hưởng ). Theo quy định của nhà máy thì tổ Trưởng được hưởng là 70.000đ, tổ Phó là 40.000đ. Ở trong tổ ra lò cô Hà Thị Hà tổ trưởng đươc hưởng là 70.000đ. Số tiền này được ghi vào dòng 2 cột 7. Đồng chí Vũ Đức Lợi tổ phó 40.000đ số tiền này được ghi vào dòng 3 cột 7. Như vậy cột 7 dòng 7 = cột 7 dòng 2 + cột 7 dòng 3 = 70.000 + 40.000đ = 110.000đ. - Cột 8 “ Lương lễ tết ” trong tháng 9 có 1 ngày lễ đó là ngày 2/9 . Vậy để tính được số tiền lễ mỗi người được hưởng ta có: Công thức: Bậc lương + Phụ cấp khu vực ( nếu có ) x 450.000 Lương lễ = x 1 ngày lễ 25 Số tiền này được đưa vào cột 8 dòng 4 (những người khác cũng tính tương tự) - Cột 9 “ Tiền thưởng ” ở đây trong tháng tổ sản xuất có 3 người được thưởng , thưởng ở đây là thưởng tiết kiệm vật tư, hoàn thành vượt mức kế hoạch, có cải tiến sáng tạo... - Cột 10: Có thưởng thì cũng có phạt, phạt vì dùng qúa mức vật tư cho phép, phạt vì mất dụng cụ cấp phát. Trong tháng 9 này có 3 người bị phạt, tổng số tiền phạt của 3 người là 55.000đ, số tiền này được ghi vào dòng 10 cột 7. - Cột 11: “ Tổng số ” = Cột 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 - Cột 10. - Cột 12: “ Tạm ứng ” - Cột 13 , 14 tính như sau: Công thức: BHXH = ( Bậc lương + phụ cấp khu vực ) x mức lương tối thiểu x 5% BHYT = ( Bậc lương + phụ cấp khu vực ) x mức lương tối thiểu x 1% VD: Tính cho Đ/c Hà Văn Hoàng Lương tối thiểu: 450.000đ Hệ số bậc lương: 2,33 Phụ cấp khu vực: 0,1 BHXH = ( 2,33 + 0,1 ) x 450.000 x 5% = 54.675đ BHYT = ( 2,33 + 0,1 ) x 450.000 x 1% = 10.935đ Những người khác tính tương tự sau đó cộng dồn hết xuống. - Cột 15: Còn lĩnh = cột 11 - cột 12 - cột 13 - cột 14 Bảng 2.11: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tổ: Ra lò Tháng 9 năm 2007 S T T Họ và Tên Bậc lương Lương thời gian Lương sản phẩm Tiền lương phép Phụ cấp trách nhiệm Lương lễ tết Tiền thưởng Tiền phạt Tổng số Các khoản khấu trừ Còn lĩnh Tạm ứng BHXH 5% BHYT 1% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Hà Văn Hoàng 2,33 184.000 581.366 - - 42.058 50.000 5000 852.424 - 54.675 10.935 876.814 2 Hà Thị Hà 1,72 87.200 292.786 504.000 70.000 31.500 - - 985.486 - 40.950 8.190 936.346 3 Vũ Đức Lợi 2,55 30.000 393.098 - 40.000 45.865 - - 508.963 - 59.625 11.925 437.413 4 Lê Thị Thu 1,92 16.800 228.628 535.500 - 34.961 - - 815.899 - 45.450 9.090 761.359 5 Đỗ Văn Kỷ 1,55 30.000 646.215 - - 28.558 40.000 20.000 724.773 - 37.125 7.425 680.223 6 Hoàng Văn Hồng 2,5 30.000 694.445 - - 45.000 60.000 30.000 799.445 - 58.500 11.700 729.245 Cộng 378.000 2.836.538 1.039.500 110.000 227.942 150.000 55.000 4.686.990 - 296.325 59.625 4.331.040 Ngày 30 tháng 09 năm 2007 Kế toán lương ( Ký, họ tên ) Kế toán Trưởng ( Ký, họ tên ) Giám đốc ( Ký, họ tên ) 2.4.4. Bảng thanh toán lương toàn nhà máy a. Nội dung: Phản ánh số tiền lương phải trả cho toàn doanh nghiệp. b. Kết cấu bảng: (Bảng 2.15 ) c. Cơ sở lập: Dựa vào bảng tổng hợp lương khối trực tiếp và bảng tổng hợp lương khối gián tiếp. d. Phương pháp lập: Căn cứ vào các dòng của hai bảng tổng hợp lương khối trực tiếp và lương khối gián tiếp để ghi vào bảng số liệu phù hợp các cột tương ứng. Cụ thể như sau: - Cột 1: Số thứ tự các phân xưởng, phòng ban. - Cột 2: Ghi tên các phân xưởng, phòng ban. - Cột 3 - 4 - 5: Nhặt từ bảng tổng hợp lương khối trực tiếp và bảng tổng hợp lương khối gián tiếp vào. - Cột 6 - 7 - 8 - 9: Đây là các khoản phải trừ. Các khoản phải trừ gồm: tiền tạm ứng, BHXH, BHYT, tiền thuốc. - Cột 10: Tổng phải trừ; đây là cột tổng cộng của các cột 6, 7, 8, 9. - Cột 11: Thực lĩnh = cột 5 + cột 10. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Bảng 2.12: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN NHÀ MÁY Tháng 9 năm 2007 S T T Tên phân xưởng và phòng ban Lương sản phẩm Lương thời gian Tổng cộng Các khoản khấu trừ Tổng phải trả Thực lĩnh Tạm ứng BHXH 5% BHYT 1% Tiền thuốc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Nung 21.951.774 2.349.000 24.300.774 - 535.430 107.446 20.000 662.876 23.637.898 2 Tạo hình 48.288.300 10.905.000 59.193.300 - 620.500 91.012 30.000 741.512 58.451.788 3 Khai thác phục vụ 62.721.800 12.325.000 75.046.800 - 805.500 92.012 50.000 947.512 74.099.288 4 Phòng hành chính 857.000 5.227.700 6.084.700 200.000 117.305 23.461 10.000 350.766 5.733.934 5 Phòng kế hoạch 857.000 7.960.680 8.817.680 - 180.815 36.163 14.000 230.978 8.586.702 6 Phòng kỹ thuật 857.000 4.990.800 5.847.800 100.000 117.305 23.461 27.000 267.766 5.580.034 7 Phòng bảo vệ 857.000 8.372.000 9.229.000 - 267.815 53.563 10.000 331.378 8.897.622 8 Phòng cơ điện 857.000 2.338.241 3.195.241 - 150.210 22.201 9000 181.411 3.013.830 9 Phòng tài vụ 857.000 1.735.020 2.592.020 392.000 210.250 42.050 20.000 664.300 1.927.720 Cộng 138.103.874 56.203.441 194.307.315 692.000 3.005.130 491.389 190.000 4.378.519 189.928.796 Ngày 30 tháng 09 năm 2007 Kế toán lương ( ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( ký, họ tên ) Giám đốc ( ký, họ tên ) 2.4.5. Hạch toán Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn (KPCĐ). 2.4.5.1. Hạch toán BHXH. Theo khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế, Bảo hiểm xây dựng được hiểu là sự bảo vệ của xã hội với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại các tình hình khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặc giảm thu nhập, gây đau ốm mất khả năng lao động như: tuổi già, chết..... Theo Nghị định số 43 NĐ/ CP ngày 22 - 6 - 1993 của chính phủ quy định tạm thời về BHXH đóng tại doanh nghiệp bằng 20% so với tổng số bậc lương, bậc công phụ cấp trong đó. 15% để chi trả chế độ hưu trí, trong đó người sử dụng đóng 10% và được tính vào chi phí sản xuât kinh doanh, 5% còn lại do người lao động góp trừ lương của họ, 5% để chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...phần này do người lao động đóng góp theo quy định hiện hành quỹ BHXH được dùng cho các mục đích sau. - Chi trả trợ cấp cho người lao động bị tai nạn, ốm đau, nghỉ việc tiền trợ cấp bằng 75% tiền lương cấp bậc. - Chi trả trợ cấp chế độ thai sản cho người lao động, trợ cấp 100% tiền lương cấp bậc - Chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp do người lao động bị tai nạn trợ cấp 100% tiền lương trong quá trình điều trị. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số chế độ khác. - Chế độ hưu trí cho người lao động. - Chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động, khi người lao động chết mức độ trợ cấp quy định chi tiết trong Nghị định 43/ CP. Tạo nguồn trích lập. Trích Lập: Trong tổng số 20% BHXH trích lập trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 15% do nhà máy trích ra tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% do công nhân đóng góp trừ vào lương cán bộ công nhân viên trong tháng. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Bảng 2.13) Ta có: 15% nhà máy nộp: 29.159.592. 5% công nhân viên đóng góp: 2.899.270. Tổng cộng: 32.058.862. Kế toán hạch toán tiền đã thu qua lương 5% BHXH. Nợ TK 334: 2.899.270 Có TK 338: 2.899.270 Số phải thu 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó trích nộp 20% : 32.058.862 Khi trích lập BHXH nên cấp trên ghi: Nợ TK 338 (3383): 32.058.862 Có TK 112: 32.058.862 Cuối tháng căn cứ vào đối tượng và định khoản: Nợ TK 622: 23.794.626. Nợ TK 627: 1.863.636 Nợ TK 642: 3.501.330 Có TK 338 ( 3383): 29.159.592 Trừ lương công nhân viên: Nợ TK 334: 3.369.216 Có TK 3383: 2.899.270 Có TK 3384: 469.946 -Một số mẫu chứng từ được sử dụng làm căn cứ hạch toán BHXH: * Mẫu giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH: Mặt trước Mặt sau Tên cơ sở y tế Số - KB/BA Số KB/BA Mẫu số C03 - BH ( Ban hành theo QĐ số: 140/ 1999/ QĐ BTC Ngày 15/11/1999 của Bộ tài chính ) GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BHXH Quyển số... Số 05 Họ và Tên: Đặng Hải Yến - tuổi 30 Đơn vị công tác: Nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà Lý do nghỉ việc: Viêm họng hạc Số ngày cho nghỉ: ( từ ngày 20/4/07 đến hết ngày 20/5/07 ) XÁC NHẬN PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ - Ngày 20/4/07 Số ngày thực nghỉ: 2 ngày ( Ký, họ tên và đóng dấu ) Y Bác sỹ ( Ký, họ tên, đóng dấu ) PHẦN BHXH Sổ số BHXH: 2096027941 1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 2 ( 05 ngày ) 2. Lũy kế ngày nghỉ cùng chế độ : 2 ( 12 ngày ) 3. Lương tháng đóng BHXH: 774.000đ 4. Lương bình quân ngày: 29.769đ 5. Tỷ lệ % hưởng BHXH: 75% 6. Số tiền hưởng BHXH: 44.653đ CÁN BỘ CƠ QUAN BHXH ( Ký, ghi rõ họ tên) Ngày 06 tháng 5 năm 2007 PHỤ TRÁCH BHXH CỦA ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên ) * Bảng danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH - Nội dung: Làm văn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay cho người lao động lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan cấp trên. - Kết cấu ( Bảng 2.16 ) - Cơ sở lập: Để lập bảng này ( Giấy chứng nhận hưởng BHXH ). - Phương pháp lập: Tùy thuộc vào số người phải thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của đơn vị. Khi lập bảng kế toán phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng người để ghi vào các cột cho phù hợp. Cơ quan quản lý BHXH cấp trên sau khi chứng nhận số ngày nghỉ hưởng BHXH, số tiền hưởng trợ cấp BHXH vào câc cột 7, 8,9 thì ra tổng số ngày va được chuyển xuống cơ sở sau khi giám đốc duyệt kế toán căn cứ vào BHXH và chi trả cho lao động. Bảng này được lập thành 2 liên, cả 2 liên này đều gửi cho cơ quan BHXH duyệt, cấp trên lưu lại 1 liên và 1 liên gửi xuống dưới và lưu 1 chứng từ khác. Bảng 2.13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG TRỢ CẤP BHXH ( Tháng 9 năm 2007 ) Tên cơ quan đơn vị: Nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà Tài khoản: Mở tại Ngân Hàng Nông nghiệp Đông Triều Số danh bạ Họ và Tên Số sổ BHXH Tiền lương tháng đóng BHXH(đ ) Thời gian đóng BHXH (Năm) Đơn vị đề nghị Cơ quan BHXH duyệt Ký nhận hoặc ghi chú Số ngày nghỉ trong kỳ Tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Trong kỳ Lũy kế từ đầu năm Tiền trợ cấp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 312 Đỗ Thị Xuyến . . . 986.590 15 5 12 . . . 142.200 .... ............. ............ ................ ......... .......... ........ ........ ...... ......... 512 Đào Văn Khải . . . 559.700 9 5 10 . . . 80.700 ..... ............. ............. ............ ........ ........ ........ .......... ......... ........... 999 Đặng Hải Yến 209.607.940 774.000 10 2 44.653 2 44.653 1316 Đỗ Văn Kỷ 209.607.940 556.800 10 2 32.221 2 32.221 Cộng 3.055.600 436 4.521.200 436 4.541..200 . Kèm theo chứng từ gốc DUYỆT CỦA CƠ QUAN BHXH Số người: 40 người Số ngày: 436 ngày Số tiền: 4.521.200 Ngày 6/10/ 2007 Giám đốc BHXH ( Ký, họ tên ) Kế toán đơn vị ( Ký, họ tên ) Ngày 6/10/ 2007 Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên ) .  2.4.5.2.Hạch toán BHYT. BHYT thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp cho họ một phần nào đó tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ, tỷ lệ trích là 3%. Trong đó 2% doanh nghiệp chịu tính vào giá thành, 1% do cán bộ công nhân viên phải đóng góp. Mục đích của BHYT là tạo một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ toàn cộng đồng bất kể địa vị xã hội, mức thu nhập cao hay thấp. Về đối tượng BHYT áp dụng cho tất cả mọi người tham gia đóng BHYT thông qua việc mua BHYT. Quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm và một phần hỗ trợ của nhà nước. 2.4.5.3. Hạch toán KPCĐ. Công đoàn là một tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân nên Công đoàn tự hạch toán và mang quyền thu, chi. Nguồn thu chủ yếu của Công đoàn là việc đóng góp của doanh nghiệp bằng việc trích lập 2% trên tổng quỹ lương thực tế trong kỳ tính vào người sản xuất. Để có nguồn chi tiêu cho hoạt động Công đoàn hàng tháng còn trích ra một tỷ lệ quy định đối với tổng số tiền lương phát sinh tính vào giá thành để hình thành kinh phí Công đoàn tỷ lệ trích 2%, còn 1% đoàn viên Công đoàn góp hàng tháng không trừ vào lương cán bộ công nhân viên quỹ này trích trong nội bộ thăm hỏi, ốm đau. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Bảng 2.14: BẢNG PHÂN BỔ SỐ 1 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 9 năm 2007 STT TK ghi có Đối tượng Sử dụng TK 334 Phải trả CNV Tài khoản 338 Phải trả phải nộp khác Tổng cộng TK 334, 338 Lương Các khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ 3382 (2%) BHXH 3383 (15%) BHYT 3384 (2%) Cộng có TK 338 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TK 622 Chi phí NCTT 158.540.874 158.540.874 3.172.616 23.794.626 3.172.616 30.193.858 188.734.732 Nung 24.300.774 24.300.774 487.814 3.658.611 487.814 4.634.239 28.935.013 Tạo Hình 59.193.300 59.193.300 1.183.866 8.878.995 1.183.866 11.246.727 70.440.027 Khai thác phục vụ 75.046.800 75.046.800 1.500.936 11.257.020 1.500.936 14.258.892 89.035.692 2 TK 627 Chi phí SXC 12.424.241 12.424.241 245.484 1.863.636 248.484 2.360.604 14.784.845 3 TK 642 Chi phí QLDN 23.342.200 23.342.200 466.844 3.501.330 466.844 4.435.018 27.777.218 Cộng 1 +2 +3 194.307.315 194.307.315 3.887.944 29.159.592 3.887.994 36.935.480 231.296.795 4 TK 334 4.521.200 4.521.200 5 TK 338 2.899.270 469.946 3.369.216 Tổng cộng 198.828.515 198.828.515 3.887.944 32.058.862 40.357.890 40.304.696 235.817.995 Ngày 30 tháng 09 năm 2007 Kế toán lương ( ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( ký, họ tên ) Giám đốc ( ký, họ tên ) 2.4.6. Kế toán tổng hợp lương và các khoản trích theo lương 2.4.6.1.. Nhật ký chứng từ số 10 - TK 334 ( phải trả công nhân viên ) a. Nội dung: Dùng để phản ánh số phát sinh của TK 334 phải trả CNV và ghi chi tiết theo từng bảng. b. Kết cấu bảng ( Bảng 2.15 ). c. Cơ sở lập: Căn cứ vào sổ chi tiết TK 334 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng thanh toán lương toàn xí nghiệp. d. Phương pháp lập: - Cột 1,2: Ghi số thứ tự và diễn giải nội dung nghiệp vụ ghi sổ. - Cột 3,4: Ghi dư đầu tháng, cột này căn cứ vào số dư cuối tháng của Nhật ký chứng từ tháng trước hoặc số dư đầu tháng phản ánh trên sổ chi tiết tháng này để ghi tương ứng phù hợp ( ở đây nhà máy lấy số dư cuối tháng của tháng dư) - Cột 5,6,7: Phản ánh số phát sinh nợ của TK 334 đối ứng với bên có của TK 111, TK 138, TK 141.....Các cột này căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 334 phản ánh trên các sổ chi tiết bảng thanh toán lương. - Cột 8: là cột tổng cộng nợ TK 334.( cột 8 = cột 5 + cột 6 + cột 7 ). - Cột 9, 10, 11, 12: Phản ánh số phát sinh bên có TK 334 đối với bên nợ TK 338, 622, 627, 642. Các cột trên căn cứ vào số phát sinh bên có TK 334 trên các sổ chi tiết hoặc lấy từ bảng phân bổ số 1 và bảng Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH. - Cột 13: Là cột tổng cộng TK 334. - Cột 15: Dư cuối tháng = Dư đầu tháng + cộng có TK 334 - cộng nợ TK 334. Cuối tháng cộng số phát sinh bên Có, bên Nợ rồi lấy dòng tổng cộng để ghi vào Sổ Cái. * Sổ Cái TK 334. - Nội dung: được tổng hợp mở cho cả năm phản ánh số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư cuối tháng của TK 334 ( PTCNV ) tại nhà máy - Kết cấu: (Bảng 2.16) - Căn cứ lập là các Nhật ký chứng từ số 10 có liên quan. - Phương pháp trách nhiệm ghi. Sổ Cái chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ và ghi kiểm tra đối chiếu các Nhật ký chứng từ. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Bảng 2.15: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 - TK 334 Tháng 9 năm 2007 S T T Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi nợ TK 334, Ghi có TK khác Ghi Có TK 334, Ghi Nợ TK sau Dư cuối tháng Nợ Có TK 111 TK 138 TK 141 Cộng nợ TK 334 TK 338 TK 622 TK 627 TK 642 Cộng có TK 334 Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Dư đầu tháng 241.537.763 2 Trả lương tháng 3 128.294.553 128.294.553 3 Phân bổ tiền lương cho đối tượng SDLĐ 158.540.874 12.424.241 23.342.200 194.307.315 4 Khấu trừ tiền thuốc 190.000 190.000 5 BHXH trả thay lương 4.521.200 4.521.200 6 Tạm ứng 692.000 692.000 7 Cộng ps 241.537.763 128.294.553 190.000 692.000 129.176.553 4.521.200 158.540.874 12.424.241 23.342.200 198.828.515 8 311.189.725 Kế toán trưởng ( Ký, họ tên Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Giám đốc ( Ký, họ tên, đóng dấu ) NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Bảng 2.16: SỔ CÁI TK 334 Tháng 09 Năm 2007 Đơn vị tính: đồng NTGS Chứng từ Diễn giải SHTK Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư có ngày 31/08/2007 241.537.763 30/09 3 03/09 Thanh toán lương thang 08 111 128.294.553 4 08/09 Khấu trừ tiền thuốc chi cho NV 138 190.000 5 19/09 Tạm ứng lương cho NV 141 692.000 Bpb số 1 BHXH phải trả CNV 3383 4.521.200 Bpb số 1 Tiền lương phải trả CNV tháng 9 622 158.540.874 Bpb số 1 627 12.424.241 642 23.342.200 Cộng phát sinh tháng 9 129.176.553 198.828.515 Dư cuối tháng 9 311.189.725 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Ký, đóng dấu ( Ký, họ tên, đóng dấu ) 2.4.6.2. Nhật ký chứng từ số 10 - TK 338 ( phải trả, phải nộp khác ) a. Nội dung: Phản ánh số phát sinh của TK 338 (phải trả công nhân viên) b. Kết cấu bảng ( Bảng 2.17 ). c. Cơ sở lập: Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 (Bảng phân bổ tiền lương BHXH ). d. Phương pháp lập: Tương tự như Nhật ký chứng từ của TK 334. * Sổ Cái TK 338. Nội dung, cơ sở, phương pháp lập giống như TK 334. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ Bảng 2.17: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 - TK 338 Tháng 09 năm 2007 S T T Diễn giải SD đầu tháng Ghi nợ TK 338 Ghi có TK khác Ghi có TK 338, Ghi nợ TK khác Số dư cuối tháng Nợ Có TK 111 TK 334 Cộng nợ TK 338 TK 334 TK 622 TK 627 TK 642 Cộng có TK 338 Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Dư đầu tháng 37.523.045 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 3.369.216 30.139.858 2.360.604 4.435.018 40.304.696 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ 37.523.045 37.235..482 BHXH phải trả 4.521.200 4.521.200 Cộng số phát sinh 37.523.045 37.523.045 4.521.200 41.756.682 3.369.216 30.139.858 2.360.604 4.435.018 40.304.696 Dư cuối tháng 36.953.059 Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên và đóng dấu ) PHẦN III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL ĐẦM HÀ 3.1.Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà * Nhận xét đánh giá chung Trong nền kinh tế nhiều thành phần kế toán là một công cụ quan trọng của hệ thống quản lý, được sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu lực nhất để phản ánh một cách khách quan và giám đốc một cách toàn diện có hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Hiện nay chế độ kế toán ở nước ta đang trong quá trình cải tiến và hoàn thiện cho phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của các doanh nghiệp nói chung và ở nhà máy gạch Tuynel nói riêng cũng phải được nghiên cứu và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế. Qua một thời gian thực tập tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà em đã có một thời gian để kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận thực tiễn, kiểm tra nhân thức kiểm nhận của mình đồng thời rèn luyện khả năng thực hành những lý thuyết mà đã được các thầy cô chỉ dạy tần tình. Với những chi thức đó em đã có trong tay một phương pháp hữu hiệu để nghiên cứu từng bước nẵm vững các phương pháp và trình tự hạch toán tại nhà máy, từ đó phương pháp do nhà trường cung cấp kết hợp với thực tế của nhà máy em có nhận xét sau: Qua thời gian tìm hiểu thực tế và cách tính toán và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở nhà máy Tuynel tôi nhận thấy: Về hình thức kế toán nhà máy áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ phù hợp với quy mô hình thức tổ chức bộ máy kế toán ngay từ phân xưởng đã có thống kê theo dõi và ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, đảm bảo việc tính toán chính xác tiền lương của công nhân theo đúng thời gian và kết quả lao động mà họ thực hiện. Công tác hạch toán kế toán tiền lương với đầy đủ sổ sách phản ánh được chính xác kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tiền lương và các khoản trích theo lương. Hệ thống chứng từ kế toán tại đơn vị tập hợp đầy đủ và lượng trữ tốt, chúng đảm bao tính hợp lý, hợp lệ tức phải đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan và thông qua kế toản trưởng và giám đốc nhà máy ký. Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đúng theo chế độ kế toán hiện hành (như phần hạch toán ở phần II ). * Ưu điểm Để đạt tới qui mô sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục của toàn thể CBCNV nhà máy đã cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm hoà nhập từng bước đi của mình cùng với nhịp điệu phát triển chung của nền kinh tế đất nước . Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay sự nhạy bén, năng động trong công tác quản lý kinh tế thực sự đã trở thành đòn bẩy tích cực cho nhà máy. Cùng với sự vận động sáng tạo các qui luật kinh tế thị trường , cải tổ bộ máy quản lý , đổi mới và đầu tư dây chuyền công nghệ nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh. Từ những kết quả đó nhà máy đã không ngừng nâng cao đời sống CBCNV . Công tác hình thành quĩ lương và cơ chế chính sách trả lương , các khoản trích theo lương nhà máy đã thực hiện nghiêm túc theo qui định của Nhà nước. Hình thức trả lương của nhà máy đã áp dụng hình thức trả lương và các khoản trích theo lương rất phù hợp với người lao động vì vậy khuyến khích được người lao động có trách nhiệm cao trong công việc. Việc thực hiện chính sách luôn được nhà máy quan tâm , cụ thể là nhà máy luôn nộp đúng , nộp đủ , nộp kịp thời các khoản trích nộp cho Nhà nước. * Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được về quĩ tiền lương , cơ chế chính sách và các khoản trích theo lương thì vẫn còn những tồn tại cần xem xét để nâng cao hơn nữa hiệu quả lao động của CBCNV về các hình thức trả lương. + Hình thức trả lương theo thời gian của nhà máy mới chỉ quan tâm tới ngày công làm việc thực tế và hệ số lương cấp bậc mà chưa gắn liền với kết quả sản xuất cũng như kết quả lao dộng của từng người , do đó chưa kích thích đuợc họ tận dụng thời gian lao động trong ngày để tăng năng suất lao động. + Hiện nay nhà máy chưa thưch jiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất , trong khi thực tế tổng số công nhân sản xuất trực tiếp khá đông . Tổng số công nghỉ phép trong năm khá lớn , vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất đã đề ra mà còn ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy Từ thực tế là Nhà máy hiện đang áp dụng 2 hình thức trá lương là theo thời gian và theo sản phẩm, 2 hình thức này khá phù hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại nhà máyv chưa có chế độ khen thưởng rõ rảng, nhằm khuyến khích hơn nữa tinh thần làm việc của ngưởi lao động, có những cá nhân sai sót nhưng chưa quy được trách nhiệm rõ rang, những cá nhân đạt kết quả sản xuất rất tốt lại chưa được khen thưởng thích đáng. Do đó, bộ máy quản lý của Nhà máy cần quan tâm hơn nữa tới chế độ tiền lương sao cho vừa khuyến khích nhân viên, nâng cao năng suất lao động, làm cho họ gắn bó lâu dài hơn với Nhà máy và vẫn đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận. 3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà. Qua thời gian thực tập tại nhà máy, vận dụng lý luận vào thực tiễn tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở nhà máy tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của nhà máy. Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp phần mềm kế toán chất lượng tốt theo tôi nên nên áp dụng hình thức kế toán máy để giảm bớt công việc ghi chép. 3.3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian ở nhà máy gạch Tuynel. Lao động ở khu vực quản lý xét cả về tính chất và công việc cũng như trình độ năng lực là một đại lượng phức tap, trừu tượng, khó quản lý và đánh giá chính xác kết quả công việc của mỗi người .Chính vì thế việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là cần thiết. Để đáp ứng hình thức trả lương có hiệu quả thì lãnh đạo nhà máy phải có hình thức quản lý chặt chẽ thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc của các nhân viên phòng ban để tránh tình trạng cứ đi làm đủ ngày công theo chế độ là được hưởng lương mà không cần phải cố gắng công tác chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra để hạn chế bớt nhược điểm của hình thức trả lương thời gian tháng, nhà máy nên áp dụng trả ;lương sau: Trả lương theo giờ làm việc trong ngày, chế độ trả lương theo 1 giờ làm việc trong ngày tính theo lương cấp bậc và số giờ làm việc thực tế trong ngày của cán bộ công nhân viên. Chế độ trả lương này được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên trong các phòng ban. Nhà máy có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày, giờ công của mỗi người một cách cụ thể, chính xác tiền lương theo giờ làm việc thực tế trong ngày được tính như sau: Tiền lương của = Mức lương cấp bậc x Số giờ làm việc thực tế trong ngày CBCNV Tiền lương ngày = Lương cơ bản 1 ngày x Số giờ làm việc thực tế Mặc dù tiền lương của CBCNV được tính theo thời gian làm việc thực tế trong ngày, nhưng nhà máy không thể trả theo ngày cho CBCNV mà đến cuối tháng tổng hợp toàn bộ số giờ công làm việc để thanh toán cho CBCNV sau khi đã tính toán được số lương từng ngày của người lao động. VD: Ông Nguyễn Hữu Dũng số lương cơ bản đang hưởng trong tháng là 1.200.000đ số ngày làm việc thực tế là 20 ngày, lương cơ bản là: 1 ngày = 1.200.000 / 20 = 60.000đ. Thông thường một ngày làm việc 8 giờ, nếu như ông Dũng chỉ làm việc 1/2 ngày tức là chỉ làm 4 giờ, như vậy tiền lương của ông Dũng là: ( 60.000 / 8 ) x 4 giờ = 30.000đ. Như vậy cách trả lương này đã giảm được tính bình quân trong việc trả lương thời gian nó gắn liền công việc tương đối sát với mức độ hao phí lao động của người vì thế nó tác động khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian trong ngày làm việc của CBCNV. 3.3.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. Nhà máy áp dụng hình thức này đối với các đội sản xuất như khai thác vật liệu, tạo hình, nung đốt...... VD: Sản phẩm sản xuất tạo hình 1 vạn gạch mộc: giá thành 1.500.000đ phải chi : Nguyên liệu: 300.000đ Các chi phí khác: 1.000.000đ Tiền công sản xuất: 200.000đ Quỹ lương khoán giao cho đội sản xuất = 10 van viên gạch x 200.000đ = 2.000.000đ. Hình thức này sẽ khuyến khích được người lao động tự giác sản xuất mà nhà máy không phải quá trú trọng vào thời gian đi đứng làm việc nghỉ ngơi mà chỉ cần đánh giá xác đáng công sức và hiệu quả làm việc của CBCNV. 3.3.3. Hoàn thiện việc tính trước tiền nghỉ phép cho công nhân. Để đảm bảo ổn định sản xuất, cũng như ổn định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, nên nhà máy phải trả trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất và coi đây là một khoản phải trả, cách thực hiện như sau: Mức tính trước tiền lương phép kế hoạch = Tiền lương cơ bản thực tế phải trả công nhân viên trực tiếp trong tháng x Tỷ lệ Trích trước Trong đó: Tổng số lương phép kế hoạch năm của CN trực tiếp SX Tỷ lệ = x 100 Tổng số lương phép cơ bản kế hoạch năm của CN trực tiếp SX *Phương pháp hạch toán: Khi trích trước tiền nghỉ phép: Nợ TK 335 Có TK 111 Đến cuối năm kế toán thống kê và hạch toán Nợ TK 622, 623, 627 Có TK 335 3.3.4. Hoàn thiện hình thức thưởng của nhà máy: Ngoài những vấn đề lương cơ bản và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ ) thì trong quá trình tham gia sản xuất, người lao động còn có một khoản thu nhập bổ sung đó là tiền thưởng. Đây là biện pháp kích thích người lao động năng cao hiệu quả trong công việc và nhằm quán triệt đầy đủ hơn nữa những nguyên tắc phân phối theo lao động, trả đúng sức lao động hao phí, tránh tình trạng người không đóng gì cho sự nghiệp phát triển của nhà máy cũng được hưởng như những người đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh, chính vì vậy theo tôi nên để ra hình thức được thưởng hợp lý nên đề ra một mức thưởng cho phòng ban, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất cũng như có những sáng kiến đề xuất nhằm nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí và các hoạt động đáng biểu dương khác. Ví dụ: mỗi cá nhân sản xuất vượt kế hoạch sản phẩm sẽ được thưởng thêm 1% trên tổng số sản phẩm hoàn thành vượt mức Kế hoạch của Công nhân A là 100 sản phẩm, nếu trong tháng ông A sản xuất vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, sản xuất được 120 sản phẩm như vậy số sản phẩm được tính lương ko chỉ là 120 sản phẩm mà là 120 + 20*1% = 120.2 sản phẩm KẾT LUẬN Như chúng ta đã biết, tiền lương đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, vì vậy việc hạch toán chi phí về lao động là một công việc khá phức tạp, quan trọng giúp Nhà nước quản lý số lượng, chất lượng lao động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Mỗi doanh nghiệp nhà máy đều có hình thức trả lương khác nhau nhưng đều mong muốn có được hình thức, tính, hạch toán tiền lương phù hợp với đặc điểm của nhà máy, đó chỉ là một vấn đề của các doanh nghiệp nhà máy, bởi tiền lương không chỉ thuần túy về kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội quan trọng. Nhà nước cần tiến hành một cách vững chắc kịp thời để hình thành một hệ thống chính sách trả tiền lương phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, thực hiện nghiêm túc hiệu quả, phát triển được động lực vốn có của chính sách tiền lương thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển vì tiền lương nó là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sự sản xuất phát triển tác dụng tích cực đến sự phát triển năng lực của người lao động và tiền lương được phân phối cân bằng nó sẽ đạt hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực. Trong nền kinh tế hiện nay tiền lương là một vấn đề kinh tế phức tạp đối với xã hội nói chung và đối với các doanh nghiệp nhà máy nói riêng. Hệ thống tiền lương của các Doanh nghiệp nhà máy phải đảm bảo được chế độ chính sách của nhà nước đồng thời phải thu hút được người lao động có trình độ tay nghề cao kích thích họ hăng say lao động. Muốn vậy nhà máy phải xác định được các hình thức trả lương hợp lý đảm bản trả lương công bằng kết hợp hài hòa giữa cá nhân tập thể và xã hội. Cũng chính sự phức tạp này tiền lương đặt ra yêu cầu phải được cải tiến và hoàn thịên đây là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của nhà máy. Sau thời gian thực tập tại nhà máy gạch Tuynel Đầm Hà, do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của em chỉ nghiên cứu một số vấn đề trả lương cho công nhân và các khoản trích theo lương của nhà máy qua đó em thấy được những mặt tốt cần phát huy song đồng thời cũng mạnh dạn đề suất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quản lý cùng tiền lương và vấn đề trả lương của nhà máy. Chuyên đề này hoàn thành thông qua quá trình học ở nhà trường và thời gian thực tập tại nhà máy, tất nhiên không tránh khỏi những thiếu sót cả về mặt lý luận lẫn tực tiễn. Kính mong được sự góp ý của thầy cô khoa Kế toán Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và các anh chị phòng kế toán ban lãnh đạo Nhà máy. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo Phạm Thị Bích Chi và các thầy, cô trong khoa Kế toán Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân; Các cán bộ công tác tại phòng Kế toán, Ban lãnh Nhà máy đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản quy định về chế độ tiền lương năm 2004 do Bộ Nội vụ biên soạn. Tập 1, 2,3. 2. Thông tư liên tịch số 07/ 2005/ TTLT - BNV - BTC hưỡng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức. 3. Thông tư số 06/ TT - LĐTB ngày 04/ 4/ 1995 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Hưỡng dẫn một số điều đển thực hiệ điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/ NĐ - CP ngày 26/ 01/ 1995 của Chính phủ. 4. Tài liệu sổ sách và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy gạch Tuynel giai đoạn 2005 - 2007. 5. Sách giáo khoa có liên quan do trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân biên soạn và xuất bản có liên quan. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36734.doc