- Tuy lượng vốn huy động tăng nhưng chủ yếu là do điều chỉnh tăng lãi suất huy động, tăng nguồn vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm, cho nên chi phí huy động của Phòng giao dịch số 17 vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Vốn của Phòng giao dịch số 17 về cơ bản là không ổn định trong cơ cấu loại tiền, cơ cấu kỳ hạn huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý.Việc dư thừa lượng vốn trung dài hạn quá nhiều so với lượng huy động chứng tỏ việc sử dụng vốn vẫn chưa mang lại hiệu quả.
- Nguồn vốn ngoại tệ tại Phòng giao dịch số 17 vẫn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, từ dự án, chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế khác khiến sử dụng vốn ngoại tệ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ của TW khiến tăng chi phí đầu vào, giảm thu nhập của Phòng giao dịch số 17 và lên kế hoạch hóa.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại phòng giao dịch số 17 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà mình với công cuộc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần vào những thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành ngân hàng đã phải vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất nước. Vì mục tiêu này, không ai khác mà chính hệ thống ngân hàng phải trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mời năm đổi mới chưa phải là nhiều, ngân hàng còn phải giải quyế nhiều khó khăn trước mắt mà một trong những vấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng hiện nay.
Nhận thức vai trò to lớn của vốn đối với nền kinh tế, tầm quan trọng của vốn đối với sự phát triển của ngân hàng. Agribank chủ trương nâng cao hiệu quả huy động vốn với định hướng nâng dần tính ổn định và duy trì mức chi phí hợp lý.
Nhân thức được tầm quan trọng của nguồn vốn,đặc biệt là vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của mình,những năm qua các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đã không ngừng cố gắng bằng mọi biện pháp để mở rộng huy động vốn nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm khơi tăng nguồn vốn cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Với những gì trình bày trong báo cáo thực tập này em mong rằng phần nào phản ánh được tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung và hệ thống Agribank nói riêng.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17 NHNO&PTNT.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
1.1.1. Quá trình hình thành:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam thành lập ngày 26/03/1988 theo quyết định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hoạt động theo Luật Ngân hàng Việt Nam. Trải qua 18 năm xây dựng và trưởng thành đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã có quy mô hoạt động lớn nhất với hơn 2000 phòng giao dịch , biên chế hơn 3000 cán bộ nhân viên, vốn điều lệ hơn 6000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động 135 nghìn tỷ đồng (gấp 61 lần khi mới thành lập), tổng dư nợ cho vay và đầu tư 143 nghìn tỷ đồng (gấp 52 lần khi mới thành lập). Kể từ năm1993 đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên liên tục được kiểm toán quốc tế do công ty kiểm toán Uc Cooper & Lybrand thực hiện và xác nhận: “NHNo&PTNT Việt Nam là tổ chức Ngân hàng lành mạnh, đáng tin cậy”. Từ một ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã vươn lên trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam, có vị thế trong khu vực và uy tín trên thế giới. Không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn và phát triển nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động thời kì đổi mới” do Chủ tịch nước phong tặng vào ngày 07/05/2003.
Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT có trụ sở chính tại 26 Cao Thắng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/03/1997 theo quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
Phòng giao dịch là Ngân hàng cấp 1, loại 2, trực thuộc Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật Ngân hàng, điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Phòng giao dịch là một đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập, Phòng giao dịch số 17 đã và đang hoạt động trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Các nghiệp vụ mà phòng giao dịch gồm:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ dưới nhiều hình thức. Phát hành kì phiếu nội và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất và kinh doanh trên các lĩnh vực.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu.
- Chuyển tiền nhanh qua mang chuyển tiền điện tử.
- Chi trả lương cán bộ công nhân viên.
- Uỷ thác đầu tư trong nước và ngoài nước.
- Chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ.
1.1.2. Cơ cấu và mô hình tổ chức:
Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu và mô hình tổ chức Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Agribank
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiếp nhận vốn đầu tư, uỷ thác do Agribank phân bổ.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế theo thời hạn ( Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn )
- Vay vốn của NHNN và các tổ chức Tín Dụng khác.
- Bảo lãnh: Agribank hiện cung cấp tất cả các phương thức bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng trong nền kinh tế. Đặc biệt trong thương mại quốc tế, bạn có thể liên hệ với Agribank để có được các chứng thư bảo lãnh theo tiêu chuẩn quốc tế và được chấp nhận rộng rãi bởi trên 450 ngân hàng đại lý trong và ngoài nước của Agribank.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ
- Mở L/C cung cấp các sản phẩm xuất nhập khẩu.
- Nhờ thu, bao thanh toán.
- Thực hiện cung ứng tiền tệ, các nghiệp vụ phát sinh.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 17
2.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn, nhưng ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và Phòng giao dịch số 17 nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độ khả quan.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh năm 2006-2008
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tổng thu nhập
4017
4995
5446
+978
+24,3%
+451
+9%
Tổng chi phí
3376
3838
4552
+462
+13,7%
+714
+18,6%
Lợi nhuận trước thuế
641
1157
894
+516
+80,5%
-263
-22,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008 Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)
Nhìn vào các số liệu trên ta thấy: Lợi nhuận của Agribank tăng mạnh nhất là vào năm 2007, từ mức 641 tỷ đồng của năm 2006, tăng 80%, lên mức 1157 tỷ đồng, tức là tăng 516 tỷ đồng. Có được kết quả này không chỉ do sự vận hành thông suốt và thống nhất cao của ban điều hành mà còn là sự đóng góp của toàn bộ nhân viên Ngân hàng trong điều kiện kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định. Tuy nhiên sang năm 2008, lợi nhuận của Agribank bị tụt giảm đáng kể khi ngân hàng đã phải đối mặt với những khó khăn trong thanh khoản do mức lãi suất huy động cao chưa từng có và tốc độ tăng trưởng tín dụng khác, thêm vào đó là sự thu hẹp quy mô của tín dụng tiêu dùng và bất động sản. Cụ thể, kết thúc năm 2008, lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống Agribank đạt gần 900 tỷ đồng, giảm 263 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng với mức giảm 22,7%. Kết quả này tuy không đạt với kết quả ban đầu, nhưng so với mặt bằng chung các Phòng giao dịch số 17Ngân hàng trong cùng hệ thống cũng như các Phòng giao dịch số 17khác thì đây lại là một con số rất khả quan.
2.2. Hoạt động huy động vốn
Là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và của Agribank Việt Nam nói riêng, Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đã đề ra “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” trên cơ sở đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Huy động vốn là một trong những hoạt đông quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn huy động dưới các hình thức: tiền gửi, tiền vay. Do đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào công tác huy động vốn: quy mô - cơ cấu, chất lượng huy động vốn
Công tác nguồn vốn luôn được Phòng giao dịch số 17coi trọng và là mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh doanh. Nhờ thực hiện tốt được huy động vốn thông qua chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn sang hướng ổn định với thời kỳ dài, tăng trưởng tiền gửi dân cư thông qua đa dạng hóa các hình thức huy động nên nguồn vốn của Phòng giao dịch số 17đã tăng lên đáng kể, đạt dược những thành tích đáng khích lệ.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn huy động giai đoạn 2006 - 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tổng nguồn vốn huy động
4.470
4.023
5.905
-447
-10%
+1882
+46,7%
1.NV theo loại tiền
- NV theo nội tệ
3.197
3.136
4.854
-61
-1,9%
+1718
+54,7%
- NV theo ngoại tệ
1.273
888
1.051
-385
-30,2%
+163
+18,3%
2.NV theo kì hạn
- TG không kì hạn
918
985
1.278
+67
+7,2%
+293
+29,7%
- TG có kì hạn < 12 tháng
1.376
820
859
-556
-40,4%
+39
+4,8%
- TG có kì hạn > 12 tháng
2.176
2.219
3.768
+43
+1,9%
+1549
+69,8%
3.NV theo thành phần Ktế
- TG dân cư
1.153
1.491
1.771
+338
+29,3%
+280
+18,7%
- TG các TCKT
1.551
1.444
2.650
-107
-6,8%
+1206
+83,5%
- TG các TCTD
766
88
137
-678
-88,5%
+49
+55,6%
- TG ủy thác đầu tư
1.000
1.000
1.347
0
0
+347
+34,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008 Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)
Bảng số liệu trên đã phản ánh tình hình nguồn vốn huy động của Phòng giao dịch số 17qua các thời kì có nhiều biến động khác nhau, nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 4.470 tỷ đồng, mặc dù giảm 447 tỷ đồng tương ứng với 10% so với năm 2006 do chỉ đạo của Agribank Việt Nam giảm tiền gửi của các TCTD, nhưng tiền gửi từ dân cư và các TCKT vẫn tăng. Năm 2008, nguồn vốn tăng lên một lượng đáng kể là 1.182 tỷ đồng, tương ứng với 46,7% so với năm 2007, nguồn vốn tư dân cư mặc dù tăng trưởng so với năm 2007 song tốc độ tăng trưởng còn chưa tương xứng với sự tăng trưởng của nguồn vốn dẫn đến giảm tỷ trọng so với năm 2007 (từ 37% xuống 35% tổng nguồn vốn) chưa đạt kế họach TW giao là 42%. Hiện nay mức lãi suất huy động vốn cao nhất của các NHTM phổ biến ở mức 18,5%/ năm đối với tiền gửi bằng VNĐ. Trong 6 tháng đầu năm 2008, Agribank đã liên tục tăng năng suất huy động để phù hợp với diễn biến của thị trường ( trong 6 tháng Agribank đã hơn 10 lần tăng lãi suất huy động vốn).Hiện tại lãi suất huy động vốn của Agribank cao nhất ở mức 18,2%/ năm đối với tiền gửi bằng VNĐ và 6,5%/ năm đối với tiền gửi bằng USD. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm 2008, lãi suất huy động giảm nhanh do chịu sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, vì vậy gây nên khá nhiều khó khăn cho ngân hàng.
Các hình thức huy động đặc biệt:
Kỳ phiếu:Thường được phát hành khi Ngân hàng cần huy động một lượng vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong từng thời kì nhất định.Kỳ phiếu Ngân hàng là một công cụ huy động rất linh hoạt nên Ngân hàng đã sử dụng rất phổ biến loại này,thường có các kì hạn: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 2 năm…có các phương thức trả lãi khác nhau: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi theo kì hạn tiền gửi. Cụ thể:
Bảng 3: Số liệu huy động kỳ phiếu qua các năm từ 2004 – 2006 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Kì phiếu ngắn hạn
17,089
0,098
246,096
Kỳ phiếu dài hạn
0,059
0,067
0,065
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008 Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)
Qua số liệu trên ta có thể khẳng định: lượng phát hành kỳ phiếu là không cố định qua các năm mà tùy theo nhu cầu về vốn của chi nhánh. Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT chủ yếu là phát hành kỳ phiếu ngắn hạn còn kỳ phiếu dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Chứng chỉ tiền gửi(CDs): CDs là công cụ vay nợ do Ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như một khoản tiền gửi có kì hạn. Theo đó người chủ sở hữu CDs được hưởng khoản lãi suất định kì tính toán trên cơ sở 360 ngày và được hoàn trả mệnh giá đến hạn. Sự khác biệt chủ yếu giữa CDs với tiền gửi có kì hạn là chúng có thể chuyển nhượng và mệnh giá được thống nhất theo một mức giá trị chuẩn.
Với việc sử dụng CDs làm một công cụ huy động tiền gửi, Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT đã huy động vốn một cách chủ động hơn mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Cụ thể là:
Năm 2004 Phòng giao dịch số 17đã huy động được là 91,451 tỷ đồng.
Năm 2005 Phòng giao dịch số 17đã huy động được là 114,24 tỷ đồng.
Năm 2006 Phòng giao dịch số 17đã huy động được là 337,43 tỷ đồng.
Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT đã sử dụng chứng chỉ tiền gửi như một công cụ huy động vốn mang lại nhiều hiệu quả cao và cũng là một trong những hình thức huy động chủ yếu.
Trái phiếu: Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ huy động vốn dài hạn được sử dụng để huy động vốn đầu tư cho các dự án cho vay trung dài hạn. Trong năm 2006, Phòng giao dịch số 17đã phát hành đợt trái phiếu với tổng số vốn huy động được là 6,492 tỷ đồng. Sang năm2007, số vốn huy động được từ việc phát hành trái phiếu đã giảm chỉ còn là 5,425 tỷ đồng .Trong năm 2008, số vốn huy động được là 6,492 tỷ đồng. Hiện nay Phòng giao dịch số 17 vẫn tiếp tục sử dụng việc pht hành trái phiếu để huy động vốn.
2.3. Hoạt động cho vay
Sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối vối ngân hàng. Với số vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an toàn vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu lãi cao.
Bảng 3: Tình hình dư nợ giai đoạn 2006 - 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tổng dư nợ
2.200
1.875
2.057
-325
-14,7%
+182
+ 9,7%
1. Dư nợ theo loại tiền
- Dư nợ nội tệ
1.066
1.101
978
+35
+3,2%
-123
- 11,1%
- Dư nợ ngoại tệ
1.124
775
1.079
-349
- 31%
+304
+39,2%
2.Dư nợ theo thời gian
- Dư nợ ngắn hạn
1.200
988
1.269
-212
- 17,6%
+281
+ 28,4%
- Dư nợ trung,dài hạn
1.000
888
788
-112
- 11,2%
-100
- 11,2%
3.Dư nợ theo TP kinh tế
- Dư nợ DNNN
1.752
1.161
1.245
-591
- 33,7%
+84
+ 7,2%
- Dư nợ DN ngoài QD
400
660
757
+260
+ 65%
+97
+ 14,6%
- Dư nợ cá nhân,hộ GĐ
48
55
56
+7
+ 14,5%
+1
+ 1,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008 Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)
Với phương châm “đi vay để cho vay”, lấy mục tiêu “mang phồn thịnh đến với khách hàng” Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT đã từng bước mở rộng đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đa dạng hóa
hoạt động dịch vụ như: Cho vay các doanh nghiệp sản suất kinh doanh công nghiệp, thương nghiêp, dịch vụ, cho vay để bổ sung vốn lưu động cũng như vốn cố định. Tùy theo nhu cầu vay, đặc điểm chu chuyển vốn mà ngân hàng áp dụng hay phương thức vay luân chuyển lãi suất cao theo biểu lãi suất hiện hành của Agribank Việt Nam. Mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính tín dụng khác, nhưng cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư của Phòng giao dịch số 17cũng thu được kết quả rất khả quan.
Bảng số liệu trên cho thấy doanh tổng dư nợ năm 2007 giảm 325 tỷ đồng tương ứng 14,7% so với năm 2006. Nguyên nhân là ngay từ đầu năm 2007 Phòng giao dịch số 17đã gặp khó khăn về vốn nên ban điều hành của Agribank đã thống nhất chủ trương thu hẹp tín dụng, tập trung thu hồi nợ cũ, thận trọng với các khoản vay mới. Đến năm 2008, Phòng giao dịch số 17 đã thu hút thêm 18 doanh nghiệp vay vốn tín dụng nên tổng dư nợ tại Phòng giao dịch số 17 tăng 182 tỷ đồng tương ứng với 9,7 % so với năm 2007. Dư nợ có sự tăng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Điều này thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với Agribank.
Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu tổng dư nợ ta thấy tỷ trọng ngoại tệ được giao dịch năm 2008 tăng 304 tỷ đồng tương ứng 39,2% so với năm 2008. Nguyên nhân chính là do trong năm 2008 hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ tăng lên cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu thì lượng giao dịch ngoại tệ phải tăng lên.
Trong cơ cấu tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 52,6% và năm 2008 là 61,7%. Lý do có tỷ lệ dư nợ ngắn hạn cao như vậy là do các doanh nghiệp không có dự án vay trung hạn khả thi, tức là dự án không có tính thực tế, không đảm bảo trả nợ Ngân hàng bởi vì một dự án vay trung hạn đòi hỏi rất cao về cả vi mô và vĩ mô và phải trải qua một quá trình thẩm định khăt khe về nhiều mặt.
2.4. Thanh toán quốc tế
Song song với việc tăng trưởng nguồn vốn và đàu tư tín dụng, Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT rất chú trọng việc khai làm tốt nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại như: kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
Bảng 4: Tình hình TTQT giai đoạn 2006 – 2008 tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
1. Kinh doanh ngoại tệ
Triệu USD
- Doanh số mua
Nt
565
299
369
-336
- 59,4%
+70
+23,4%
- Doanh số bán
Nt
569
313
372
-256
- 44,99%
+59
+ 18,5%
2. Thanh toán quốc tế
589
442
550
-147
- 24,9%
+108
+ 24,4%
- TT hàng xuất
Nt
588,8
442
549,1
-146,8
- 24,9%
+107,1
+ 24,2%
,2%
- TT hàng nhập
Nt
0,2
0
0,9
-0,2
-1%
+ 0,4
+44,4%
3. Phí KDNT
Triệu VND
875
528
845
-347
- 39,6%
+317
+60%
4. Phí TTQT
Nt
1,681
2,210
2,365
+0,54
+ 32,1%
+0,155
+7,01%
5. TT biên giới
Triệu NDT
2.382
2.984
3.1240
+0,602
+ 0,3%
+0,14
0,05%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008 Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT)
Nhìn chung hoạt động TTQT có nhiều bước phát triển đáng kể, doanh số năm sau thường gấp đôi năm trước ( trừ năm 2007 do ảnh hưởng của chủ trương thu hẹp tín dụng từ AgribankViệt Nam). Đi cùng với điều này, phí thu được từ
hoạt động TTQT cũng khá cao và tăng liên tục. Một hoạt động khá mới mẻ nhưng lại là lợi thế của Phòng giao dịch số 17 là thanh toán biên giới (là một hình thức chuyển tiền qua biên giới các nước láng giềng , phần lớn là với Trung Quốc). Mặc dù hoạt động này mới được triển khai nhưng hoạt động này cũng mang lại kết quả rất khả quan, doanh số liên tục tăng nhanh và dần di vào ổn định.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Chiến lược phát triển
- Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Tập trung nguồn lực củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế thị phần, phát triển mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân hàng bán buôn và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng trọng điểm trên cơ sở an toàn và sinhlời cao. Tận dụng hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng sẵn có để phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có kiểm soát đảm bảo làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động, phát triển bền vững của Agribank.
- Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực
Từ năm 2009 đến 2015 sẽ tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, không tăng mà giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế, ngoại ngữ, tin học; Tuyển dụng thêm nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn cao ở các nghiệp vụ, có khả năng tạo doanh số, lợi nhuận nhiều cho Agribank. Tiếp tục hoàn thiện thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên Agribank
3.2. Kết quả đạt được
Về quy mô và cơ cấu nguồn vốn: trong những năm qua lượng vốn huy động tại Phòng giao dịch số 17 không ngừng tăng lên : từ năm 2006 lượng vốn huy động là 4.470 tỷ đồng và đến năm 2008 thì tăng lên đến 5.905 tỷ đồng, trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn ổn định, giúp Phòng giao dịch số 17 luôn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT được coi là Phòng giao dịch số 17 có hiệu quả huy động vốn cao của Agribank.Về cơ cấu nguồn vồn : bên cạnh việc huy động vốn thường xuyên bằng hình thức tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng với các hình thức và kỳ hạn khác nhau, Phòng giao dịch số 17 đã thực hiện phát hành giấy tờ có giá ( kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm bậc thang...) với lãi suất phong phú và hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng vồn nhàn rỗi từ tổ chức và cá nhân,ví dụ như :Phòng giao dịch số 17 đã triển khai có hiệu quả đợt tiết kiệm dự thưởng bằng vàng 3 chữ A giúp tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư lên 338 tỷ đồng(năm 2007),...Phòng giao dịch số 17 đã kết hợp một cách hài hòa các hình thức huy động để tạo hiệu quả tối ưu.Việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động là một bước sáng tạo để đa dạng hình thức huy động, nâng cao tính an toàn trong hoạt động của chi nhánh.
Về chi phí huy động vốn: Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNTluôn điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, vừa đảm bảo thu lợi nhuận vừa đảm bảo tính an toàn.
3.3. Những mặt tồn tại.
- Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế,nguồn tiền gửi dân cư còn nhỏ trong khi chiến lược phát triển lâu dài đòi hỏi các NHTM để phát triển cần phải hướng vào nguồn tiền gửi dân cư vì đây là nguồn tiền gửi ổn định và an toàn.
- Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định tuy ổn định song vẫn dẫn đến rủi ro về lãi suất.
- Tuy lượng vốn huy động tăng nhưng chủ yếu là do điều chỉnh tăng lãi suất huy động, tăng nguồn vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm, cho nên chi phí huy động của Phòng giao dịch số 17 vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Vốn của Phòng giao dịch số 17 về cơ bản là không ổn định trong cơ cấu loại tiền, cơ cấu kỳ hạn huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý.Việc dư thừa lượng vốn trung dài hạn quá nhiều so với lượng huy động chứng tỏ việc sử dụng vốn vẫn chưa mang lại hiệu quả.
- Nguồn vốn ngoại tệ tại Phòng giao dịch số 17 vẫn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, từ dự án, chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế khác khiến sử dụng vốn ngoại tệ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ của TW khiến tăng chi phí đầu vào, giảm thu nhập của Phòng giao dịch số 17 và lên kế hoạch hóa.
KẾT LUẬN
NHTM là một tổ chức tài chính quan trọng, cung cấp vốn cho nền kinh tế thông qua nghiệp vụ huy động vốn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,hoạt động của NHTM đặc biết là hoạt động huy động vốn mà cụ thể là huy động qua loại hình tài khoản tiền gửi đã đạt được những thành quả nhất định. Nhưng so với nhu cầu về vốn của nền kinh tế đòi hỏi mỗi NHTM phải phấn đấu vươn lên hơn nữa. Trong định hướng phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2008-2009 đã xác định toàn ngành cần duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tín dụng từ 22-25% để góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Với nhiệm vụ của mình hệ thống ngân hàng đang phấn đấu để thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn trong nước và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài. Để đạt được mục tiêu trên không chỉ đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của toàn thể ban giám đốc, cán bộ, nhân viên với một chính sách huy động hợp lý và linh hoạt phù hợp với môi trường, mà còn đòi hỏi sự cố gắng phấn đấu của bản thân mỗi ngân hàng và một hệ thống giải pháp đồng bộ cho toàn ngành ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Vũ Trọng Nghĩa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh và các cán bộ tại Phòng giao dịch số 17 NHNo&PTNT đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21478.doc