Báo cáo Thực tập tại phòng kế hoạch của công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng

Qua 5 tuần thực tập tại công ty cổ phần vật tư vận tư vận tải xi măng em đã tìm hiểu được một số vấn đề về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty và một số phương hướng cũng như chương trình phát triển của công ty trong tương lai. Em đã trình bày những kiến thức và một số thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu về công ty trong báo cáo thực tập tổng hợp. Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn và giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập.

doc43 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại phòng kế hoạch của công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bồi dưỡng các quy chế về đánh giá Tổ chức công tác thanh tra, thi đua khen thưởng, kỉ luật trong công ty +) Phòng kế toán thống kê tài chính a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính trong toàn công ty theo đúng luật kế toán b. Nhiệm vụ Tổ chức bộ máy, hình thức kế toán thống kê từ các đơn vị trực thuộc đến công ty phù hợp với năng lực và thực tế nhằm phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng quản lí vốn và tài sản của công ty Thu thập xử lí thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán +) Phòng kinh tế kế hoạch a.Chức năng Tham mưu giúp giám đốc công ty tổ chức và thực hiện các quyết định về công tác kế hoạch hoá, công tác quản lí sản xuất kinh doanh, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh b. Nhiệm vụ Xây dựng, quản lí và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung và ngắn hạn của công ty Chịu trách nhiệm trước công ty về việc xây dựng và quản lý các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, hợp đồng kinh tế, nghiên cứu thị trường +) Phòng điều độ a. Chức năng Giúp giám đốc công ty tổng hợp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp để điều hành sản xuất kinh doanh của công ty b. Nhiệm vụ Thống kê theo dõi số lượng hàng hoá mua, hàng hoá đi trên đường, hàng tiêu thụ, hàng tồn kho Phối hợp với các đơn vị trực thuộc công ty điều hành phương tiện vận tải phù hợp giữa các nguồn hàng, phương thức bốc xếp phù hợp với bến bãi và tiến độ kế hoạch đề ra Thông tin sản xuất giữa công ty với các đơn vị kinh tế liên quan. Chịu trách nhiệm trước công ty về các số liệu báo cáo tổng hợp nhanh +) Phòng đầu tư phát triển a. Chức năng Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư, nghiên cứu phát triển đa dạng hoá ngành nghề của công ty b. Nhiệm vụ Chủ trì và phối hợp vói các phòng ban chức năng trong công ty để xây dựng kế hoạch đâù tư, xây dựng cơ bản ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn của công ty trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt Nghiên cứu, đề xuất và lập các báo cáo nghiên cứu tìên khả thi, khả thi, các báo cáo đẩu tư theo chỉ đạo của giám đốc công ty và kế hoạch đầu tư được cấp trên phê duyệt, phục vụ công tác sản xuất kinh doanh +) Phòng kỹ thuật a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lí về chất lượng sản phẩm hàng hoá, quản lí kĩ thuật xe máy, thiết bị máy móc b. Nhiệm vụ Quản lí và chịu trách nhiệm về mặt chất lượng sản phẩm hàng hoá mua bán, cung ứng vận tải, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị Quản lí về mặt kĩ thuật của các đơn vị sản xuất, quản lí kỹ thuật sử dụng xe ô tô, máy móc thiết bị +) Phòng kinh doanh phụ gia a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc công ty xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai phương án kinh doanh các mặt hàng phụ gia cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng b. Chức năng Tổ chức khai thác các loại phụ gia phục vụ sản xuất kinh doanh được nhà nước và ngành cho phép Lập kế hoạch và đề xuất các phương án triển khai cụ thể về tổ chức khai thác, gia công, mua bán, vận ti, xếp dỡ, bảo quản, giao nhận, … các mặt hàng phụ gia theo tháng, quý, năm +) Văn phòng công ty a. Chức năng Là đơn vị quản lí công tác: hánh chính quản trị, hậu cần an ninh, an toàn cơ quan. Mua sắm và quản lí các tài sản thuộc cơ quan công ty b. Nhiệm vụ Tổ chức công tác văn phòng Quản lí công tác văn thư, lưu trữ và sử dụng con dấu trong toàn công ty Tổ chức công tác chuẩn bị phục vụ các hội nghị sơ kết, tổng kết của công ty 2.2. Khối chi nhánh +) Đoàn vận tải a. Chức năng Tham mưu giúp giám đốc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lí: Quản lí, khai thác kinh doanh vận tải các đoàn sà lan của công ty, hình thức hạch toán theo báo sổ b. Nhiệm vụ Quản lí, sử dụng, bảo quản tốt các tài sản, phương tiện tiền vốn và lao động được công ti giao Xây dựng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch vận tải, các chỉ tiêu định mức vật tư, nhiên liệu và kinh tế kỹ thuất tiên tiến Phối hợp với phòng kinh doanh vận tải đáp ứng tốt yêu cầu cung ứng vận tải trong ngành và kế hoạch kinh doanh đề ra +) Chi nhánh Phả Lại a. Chức năng Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo kế hoạch và nhiệm vụ được giám đốc công ty duyệt Quản lí toàn bộ các hợp đồng kinh tế mua bán vật tư, vận chuyển bốc dỡ …các mặt hàng được kinh doanh Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn các nhiệm vụ quy định về các lĩnh vực chuyên môn do các phòng ban chuyên môn công ty hướng dẫn, đã được giám đốc ban hành +) Chi nhánh tại Quàng Ninh a. Chức năng Cung ứng các loại hàng hoá chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của các công ty Xi măng, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ b. Nhiệm vụ Giao dịch, mua, bán, tổ chức giao nhận, áp tải, chuyển tải hàng hoá vật tư chuyên ngành xi măng ( than, xỉ, Clinker, xi măng, các loại phụ gia…) Tổ chức tốt công tác tiếp thị, thông tin về nhu cầu mua bán vật tư hàng hoá chuyên ngành xi măng của khu vực Thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn các nhiệm vụ quy định về các lĩnh vực chuyên môn do các bộ phận quản lí chuyên môn công ty hướng dẫn +) Chi nhánh tại Hoàng Thạch a. Chức năng Cung ứng các loại hàng hoá chuyên ngành phục vụ cho sản xuất của công ty xi măng Hoàng Thạch và các đơn vị tại địa bàn chi nhánh đóng theo dế hoạch của công ty, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ b. Nhiệm vụ Giao dịch, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế và kế hoạch về các lĩnh vực mua bán, bảo quản, giao nhận các loại hàng hoá, vật tư chuyên ngành xi măng ( than, xử lí, clinker, xi măng, các loại phụ gia…) Tổ chức tốt công tác trung chuyển, vận chuyển, áp tải, gia công hàng hoá theo công đoạn được phân công 3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam được thành lập theo quyết định số 280\QĐ_BXD ngày 22\2\2006 của Bộ Xây Dựng. Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng, trong đó các ngành nghế kinh doanh chủ yếu là: Kinh doanh các loại vật tư dùng cho ngành xi măng Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu ( xăng dầu, khí đốt..) Kinh doanh phụ tùng ô tô và bảo dưỡng, sửa chữa ô tô Kinh doanh, khai thác, chế biến các loại phụ gia xi măng và xỉ thải phục vụ cho sản xuất xi măng và các nhu cầu khác của xã hội Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Sản xuất kinh doanh xỉ tuyển Phả Lại cho sản xuất xi măng và các ngành kinh tế khác +) Về hình thức bán hàng: Công ty bán hàng cho các nhà máy xi măng qua hình thức thanh toán chuyển khoản. Thị trường tiêu thụ xi măng của công ty là tất cả các nhà máy xi măng trên toàn qu ốc 4. Đặc điểm về cơ sở vật chất 4.1. Cơ sở sản xuất kinh doanh Thực tế những năm gần đây, nhu cầu tiêu dùng xi măng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng cũng như chất lượng các mặt hàng, công ty đã được trang thiết bị thêm máy móc thiết bị mới, công tác vận tải đã đáp ứng đầy đủ phương tiện cho nhu cầu cung ứng than, xỉ, đồng thời thực hiện tốt nhất dịch vụ chuyển tải than xuất khẩu và các dịch vụ vận tải về Clinker của Tổng công ty tạo thêm thu nhập cho công ty Công tác quản lí xe máy, ô tô, thiết bị… thường xuyên bổ sung, hoàn thiện và ra các bản kỹ thuật nghiệp vụ, định mức xăng dầu cho ô tô mới và đoàn phương tiện thuỷ. Bàn giao, đánh giá chất lượng xe, kiểm tra nghiệm thu về chất lượng thị trường cho các thiết bị Xưởng tuyển xỉ than tại Phả Lại: Sản xuất tro bay từ xỉ thải của nhà máy nhiệt điện Phả Lại Đoàn vận tải thuỷ: Gồm có 12 xà boong nổi, tổng trọng tải là 2400 tấn và 03 tầu đẩy công suất 190 mã lực\tầu Hệ thống kho bãi tại Nhân Chính: Tổng diện tích công ty đang thuê là 6500m2 trong đó có 2200m2 nhà kho và 3300m2 sân bãi 4.2.Hệ thống văn phòng công ty và trụ sở chi nhánh Các phòng ban ở trụ sở đã được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ và được trang bị hệ thống máy vi tính tạo môi trường và điều kiện thuận lợi Ngoài trụ sở công ty tại 21B Cát Linh Hà Nội, công ty còn có mạng lưới chi nhánh bố trí ở gần các công ty xi măng gần nguồn hàng như: Chi nhánh tại Quảng Ninh, Chi nhánh tại Hải Phòng, Chi nhánh tại Hoàng Thạch, Chi nhánh tại Ninh Bình, Chi nhánh tại Bỉm Sơn, Chi nhánh tại Phả Lại, Chi nhánh tại Phú Thọ, Đoàn vận tải Hà Nội, Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh 4.3.Tình hình về nguồn lao động Lao động là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội là tài sản quý giá nhất của mọi doanh nghiệp. Số lượng, chất lượng lao động cùng với việc bố trí hợp lí nguồn lao động quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp PHẦN HAI: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CUNG ỨNG VẬT TƯ CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG I. Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005_2008 Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 T.H %K.H T.H %K.H T.H %K.H TH %K.H K.H Tổng doanh thu (tỷ đồng) 500 104 539,219 90 690 88 1155,9 100 2182.128 Lợi nhuận (tỷ đồng) 1,8 100 3,968 102 8,7 141 32,094 195 33,179 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 1,6 89 2,626 159 2,1 105 2,7 96 4.798 Cổ tức (%) 10 100 7 100 15 100 10 Tổng lượng hàng hoá thực hiện (nghìn tấn) 1530 93 1623 89 1232.6 94 1706 88 2313.28 Tổng số CNV (người) 250 275 298 311 345 TNBQ\người \tháng (triệu) 2,5 100 3,6 140 4,1 108 4,6 118 5,156 Năm 2005 tổng doanh thu đạt 500 tỷ đồng đạt 104% kế hoạch đề ra, lợi nhuận đạt 1,8 tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch. Nộp ngân sách 1,6 tỷ đạt 89% kế hoạch. Thu nhập đầu người có sự gia tăng đáng kể tăng từ 2,5 triệu\tháng năm 2004 lên 3 triệu\tháng năm 2005 góp phần cải thiện đời sống cho Cán bộ công nhân viên trong công ty. Các mặt hàng kinh doanh bán ra đạt 90% kế hoạch đề ra đặc biệt mặt hàng than cám dù rất khó khăn do nguồn vào khan hiếm hơn nhưng công ty vẫn phấn đẩu đạt 98% kế hoạch. Các mặt hàng phụ gia nhìn chung đạt mức kế hoạch 101%, trong đó các mặt hàng do công ty tự khai thác là: xỉ Phả Lại, đá đen, quặng sắt và các dịch vụ vận tảit cho thuê kho bãi đều gần mức đạt kế hoạch riêng các mặt hàng dịch vụ đều vượt mức kế hoạch rất nhiêu, và gia tăng nhiều so với năm trước. Các hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản đã được công ty chú ý và đạt mức kế hoạch 100%. Năm 2005 công ty chưa tiến hành cổ phẩn hoá nên chưa có cổ tức. Năm 2006 là một năm đặc biệt quan trọng với quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, năm đầu tiên triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần, công ty đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận: sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả lợi nhuận 3,968 tỷ đồng băng 221% so với năm 2005. Thu nhập bình quân của người lao động được cải thiện và đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 3,6 triệu đồng. Tổng doanh thu 539,219 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch, tăng 1,08 lần so với năm 2005 trong đó doanh thu từ kinh doanh than chiếm 87%. Tổng lượng hàng hoá thực hiện 1.623.000 đạt 89% kế hoạch trong đó chủ yếu là mặt hàng than cám chiếm tới 70,6%. Kinh doanh than giữ được sản lượng cao và đạt 1.146.000 tấn đạt 93% kế hoạch đề ra. Trên cơ sở nhu cầu của các công ty xi măng, công ty đã tích cực bám sát các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than_Khoáng sản Việt Nam để đôn đốc nguồn đảm bảo đưa than về đúng khối lượng, chất lượng, chủng loại và tiến độ. Đồng thời đàm phán với dác công ty xi măng có biện pháp tận dụng nguồn than và tăng tiến độ giải phóng phương tiện. Chính vì vậy đã tạo được sự gắn bó, tín nhiệm với các công ty xi măng. Tuy nhiên do nhu cầu của sản xuất nên một số công ty xi măng đã xác báo giảm lượng than trong 6 tháng đầy năm ngưng nhìn chung trong năm 2006 công ty đã đáp ứng đủ nhu cầu than cho sản xuất xi măng của ngành. Kinh doanh phụ gia xi măng vẫn được triển khai nhưng sản lượng thực hiện tụt giảm lớn so với những năm trước. Với quan điểm của công ty từng bước xác lập lại thị trường phụ gia giành thị phần để từng bước mở rộng thị trường đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã hình thành mô hình khoán kinh doanh phụ gia và bước đầu đã có nhứng chuyển biến, sản lượng tăng so với những năm trước. Đặc biệt mặt hàng đá Silic cung cấp cho xi măng Hoảng Thạch đã tăng khá. Công tác vận tải đã khắc phục khó khăn về chủng loại và nguồn phương tiện đảm bảo rót than tại các bến trong mọi điều kiện theo kế hoạch phân bổ của từng ngành than. Tuy nhiên với sự biến động của cước phí vận tải, việc khai thác phương tiện gặp nhiều khó khăn dẫn đến tiến độ cung ứng than cho Công ty Xi măng Hà Tiên 2 bị động và sản lượng vận chuyển xi măng Bút Sơn đi miền Trung và chuyển tải than đạt thấp. Đoàn vận tải công ty đã chủ động trong vận hành để khai thác hợp lí phương tiện trên cơ sở nguồn hàng và luồng tuyến vận chuyển của công ty. Kinh doanh vận tải vận chuyển 240.500 tấn hàng hoá đạt 86% kế hoạch trong đó vận chuyển xi măng là chủ yếu chiếm 85,4% còn lại là vận chuyển than .Do những yếu tố khách quan về phản ứng của dân với lí do môi trường cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong công tác đầu tư quản lí sản xuất từ những năm trước nên dây chuyền sấy vận hành không đúng theo dự kiến và dây chuyền vận hành không đúng theo quản lí sản xuất từ những năm trước nên dây chuyền tuyển cũng như chưa có khả năng hoạt động trở lại nên không có sản phẩm theo kế hoạch. Triển khai kinh doanh xỉ don vẫn được duy trì nhưng sản lượng còn hạn chế, tuyển xỉ 5900 tấn đạt 36% kế hoạch sấy xỉ 4700 tấn đạt 34% so với kế hoạch. Năm 2007 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện giá cả thị trường biến động mạnh, ngành than mặc dù đã tăng giá ngay từ đầu năm 20,6% so với giá bán năm 2006 nhưng vẫn liên tục gây áp lực tăng giá bán và khống chế khối lượng giao dịch từng tháng, quý. Nguồn phương tiện khó khăn do chi phí dầu tăng đã tác động đến việc khai thác phương tiện vận tải than tuyến Hà Tiên 2, thị phần kinh doanh phụ gia và triển khai dịch vụ vận tải… Mặc dù vậy công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ lợi nhuận đạt 8,7 tỷ đồng vượt mức kế hoạch 41%, so với năm 2006 vượt 220%,thu nhập của người lao động tiếp tục duy trì và có phần cải thiện, bình quân đạt 4,1 triệu đồng\tháng vượt 13,6% so với năm 2006. Tổng doanh thu năm 2007 của công ty đạt 690 tỷ đạt 88% kế hoạch, nộp ngân sách 2,1 tỷ đạt 105% kế hoạch. Tổng sản lượng hàng hoá thực hiện 1.232.600 đạt 90% kế hoạch Kinh doanh than vẫn giữ được sản lượng cao và đạt 1.232.600 tấn, vượt 7,5% so với năm 2006. Công ty đã đề ra nhiều biện pháp và tích cực bám sát Tập đoàn than và các đơn vị được phân kế hoạch tại Quảng Ninh để đôn đốc nguồn cả về khối lượng, chất lượng và chủng loại theo hợp đồng cam kết đồng thời đàm phán với các công ty xi măng về các biện pháp tận dụng nguồn than với chất lượng bình quân và tăng tiến độ giải phóng phương tiện. Chính vì vậy đã góp phần hỗ trợ công ty trước áp lực vể tiến độ chủng loại than giao của tập đoàn than và không để xảy ra tình trạng dừng lò do thiếu than. Tuy nhiên lượng than do tập đoàn than giao trong năm 2007 vẫn thiếu hụt 118.000 tấn, đã ảnh hưởng tới dự trữ theo quy định và giảm doanh thu đối với công ty Kinh doanh phụ gia xi măng tuy vẫn được triển khai nhưng sản lượng thực hiện tụt giảm lớn so với những năm trước, chỉ đạt 48 kế hoạchvà bằng 94%của năm 2006. Công tác vận tải vẫn nhận được sự hợp tác và hỗ trợ đắc lực của các chủ phương tiện vận chuyển than lên các tuyến phía bắc, đảm bảo liên tục có phương tiện rót than tại các bến theo kế hoạch phân bổ của ngành than. Công tác triển khai dịch vụ vận tải năm 2007 đạt rất thấp như vận chuyển xi măng đi miền trung đạt rất thấp, mất thị trường chuyển tải than do thủ tục quá phức tạp, chưa thực hiện được dịch vụ vận chuyển clinker Bắc_Trung_Nam. Đoàn vận tải công ty đã tiến hành chủ động trong vận hành để khai thác hợp lý các đoàn phương tiện trên cơ sở nguồn hàng và luồng tuyến vận chuyển của công ty nhưng với biện pháp quản lý và ý thức trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa vận hành chưa được nghiêm túc nên doanh số thực hiện vận tải năm 2007 chưa cao chỉ đạt 146.530tấn đạt 57% kế hoạch trong đó vận chuyển xi măng là 146.530 tấn đạt 75% kế hoạch chuyển tải than không có do vậy đã không đạt được kế hoạch đề ra. Do phản ứng của dân xung quanh nên không thể thực hiện được chạy lại dây chuyền tuyển và dự án đầu tư dây chuyền sấy chưa thực hiện xong nên chưa có sản lượng theo kế hoạch dự kiến. Kinh doanh xỉ don đã bị cạnh tranh quyết liệt trong sáu tháng cuối năm nên thực hiện chỉ đạt 17% so với kế hoạch đề ra. Năm 2008 giá cả thị trường có nhiều biến động lớn, 9 tháng đầu năm giá dầu thế giới tăng đến mức cao kỉ lục trên 14 USD\thùng đã đẩy giá xăng dầu trong nước tăng 156% so với cuối năm 2007 đã tác động đến giá than, phụ gia, dịch vụ vận tải và triển khai thực hiện các dự án đầu tư của công ty. Trong năm 2008 2008 cơn bão khủng hoàng tài chính thế giới lan rộng đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong nước và giai đoạn thiểu phát làm giảm sức cầu trên nhiều lĩnh vực, trong đó nhu cầu về xi măng giảm mạnh, sản lượng tiêu thụ chậm ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán tiền mua than của các công ty xi măng đối với Công ty nên công ty luôn bị một áp lực rất lớn về thanh toán tiền mua than (05 ngày\lần) đối với tập đoàn than. Trong tình hình khó khăn trên, năm 2008 công ty vẫn có những thuận lợi cơ bản đó là nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng ở mức 6,23%, sản lượng clinker của ngành tăng 6,7% nên nhu cầu về than cho sản xuất của các công ty xi măng luôn ổn định ở mức cao là một thuận lợi lớn đối với công ty về việc làm, thu nhập và là cơ sở để khai thác nầng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh (nhu cầu than tăng 10% so với năm 2007) nên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008. Tổng doanh thu đạt 1.155,9 tỷ đồng đạt 101,2 % so với kế hoạch . Lợi nhuận đạt 32,094 tỷ đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch 195% gấp 3,687 lần so với năm 2007, nộp ngân sách 2,7 tỷ đạt 105% so vói kế hoạch. Tổng lượng hàng hoá thực hiện là 1.706.054 tấn đạt 88% so vói kế hoạch, tang 474 tấn so với năm 2007. Trước sự độc quyền của tập đoàn than cùng với sự biến động liên tục của giá dầu đã làm cho cước phí và nhu cầu vận tải tăng mạnh đã tác động rất lớn đến quá trình cung ứng than, phụ gia và thực hiện dịch vụ vận tải đối với công ty trong năm 2008. Trước những thách thức này công ty đã tận dụng tối đa những thuận lợi, khắc phục khó khăn đề ra nhiều biện pháp điều hành linh hoạt và đã thực hiện đạt được và vượt chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2008. Về cung ứng than: Bám sát tập đoàn than để đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giao than từng tháng, khai thác kịp thời năng lực phương tiện vận tải sông và nhất là vận tải biển để đáp ứng đủ nhu cầu than cho sản xuất của các công ty xi măng trong năm 2008. Thực hiện cung ứng 1.376.000 tấn, đạt 99% kế hoạch ( theo rà soát của đoàn kiểm tra liên ngành BCT nhu cầu than năm 2008 của ngành là 1.350.000 tấn đạt 102%) và tăng 12% so với năm 2007, bước đầu đã có lượng than dự trữ tối thiểu. Công tác quản lí, giám sát số lưọng và chất lượng than mua tại đầu Quảng Ninh và quá trình vận tải về các công ty xi măng đã từng bước được chấn chỉnh nhằm đảm bảo nguồn than cung ứng cho sản xuất xi măng luôn ổn định. Đã thoả mãn những đề nghị của các công ty xi măng về phương thức giao nhận, lấy mẫu than đảm bảo tính khách quan và lợi ích giữa các bên, khẳng định chất lượng cung ứng than của công ty. Chủ động đàm phán với các đơn vị vận tải cùng chia sẻ khó khăn khi giá dầu tăng vẫn giữ giá cước để ổn định giá bán than (ngày 21\7\2008 mặc dù giá dầu tăng 14,4% nhưng cước vận tải vẫn không thay đổi). Bước đầu tiếp cận tìm hiểu về nguồn than nhập khẩu từ INDO Về kinh doanh phụ gia: Thực hiện so với năm 2007 bằng 112%. Đã có chuyển biến về tư duy kinh doanh mặt hàng nhạy cảm này, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng giữa các đối tác. Bước đầu chất lượng cung ứng đã được khẳng định thông qua kết quả trúng thầu cung cấp 300.000 tấn đã Silic Thành Dền cho công ty xi măng Hoàng Thạch; cung ứng đá bazan cho xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Bút Sơn vẫn được duy trì nhưng ở mức khiêm tốn. Công ty đã đưa dây chuyền sấy vào vận hành sấy thuê xỷ cho BQL Thuỷ điện Sơn La nhưng với sản lượng hạn chế do sự thiếu đồng bộ cả trong sản xuất lẫn tiêu thụ, hoạt động của đoàn vận tải vẫn được duy trì, đã khai thác nguồn hàng kết hợp vận tải hai chiều, tuy nhiên khối lượng thực hiện ở mức thấp do tiến độ 03 đoàn đóng mới chậm đưa vào khai thác cộng với sự thiếu chủ động thích ứng trước phương thức giao nhận và lấy mẫu theo đề nghị của mốt số công ty xi măng Công ty đã hình thành Trung tâm kinh doanh tổng hợp triển khai kinh doanh cửa hàng khu vực 21b Cát Linh và các mặt hàng VLXD, sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu xây dựng các toà nhà công ty cũng như đáp ứng nhu cầu khác tạo thêm việc làm mới cho CBCNV, bước đầu đã thâm nhập thị trường tạo tiền đề mở rộng kinh doanh Công tác tổ chức quản lí của công ty đã từng bước đựơc sắp xếp lại tổ chức bộ máy phù hợp để tận dụng tối đa năng lực cán bộ, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, giảm thủ tục hành chính và quản lý tốt các dự án đầu tư như thành lập Ban quản lí dự án tàu biển, Trung tâm KDTH…Xây dựng lấy ý kiến hoàn thiện mô hình tổ chức và khai thác đội tàu vận tải biển, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chức danh công việc, định biên lao động, quy chế trả lương, quy chế thi đua khen thưởng… đã rà soát bố trí lao động và thu nhập cho từng đơn vị trong toàn công ty theo những quy chế này . Năm 2008 công ty triển khai thực hiện tốt kế hoạch ngân sách năm đảm bảo thúc đẩy SXKD và đạt hiệu quả kinh tế thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính như doanh thu 1.155,9 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch so với cùng kỳ bằng 169% lợi nhuận 32,094 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch so với cùng kì băng 366% bảo toàn vốn kinh doanh không để xảy ra nợ xấu, tiết kiệm chi phí ở mức hợp lí. Cân đối linh hoạt giữa tiền và hàng, đảm bảo không để ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD và tiến độ đầu tư các dự án. Tuy vậy với chính sách độc quyền, Tập đoàn than đã gây không ít khó khăn đối với Công ty: Theo nhu cầu than năm 2008 của 7 công ty xi măng ký với công ty là 1.436.000 tấn. Tập đoàn than chỉ chấp nhận ký 1.400.000 tấn, hụt 36.000 tấn. Đồng thời sau khi đoàn Kiểm tra liên ngành của Bộ công thương rà soát vảo đầu tháng8\2008 đã yêu cầu giảm tiếp 50.000 tấn chỉ còn 1350.000 tấn. Đây là một bất cập trong cung ứng than. Mặt khác mặc dù hợp đồng hai bên đã cam kết rất cụ thể về khối lượng, chất lượng chủng loại than giao nhưng công ty vẫn bị động trước tiến độ cấp than nhất là vào quý 3 lượng than giao chỉ đạt 79_ 86% nhu cầu và không chủ động giao đủ chủng loại than có phẩm cấp thấp với giá rẻ hơn như than 3cHG buộc công ty phải điều tiết xuất than dự trữ tại bãi và đàm phán với XM Bỉm Sơn dùng trở lại than 3bHG làm căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên. Việc bố trí lịch tàu và tiến độ rót than cho tàu biển không kịp thời đã làm công ty bị nhỡ tàu, chủ tàu lập hồ sơ phạt phí dôi nhật gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên co ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên lưòng than xuất khẩu giảm mạnh tình hình thực hiện hợp đồng mua bán than đã có phần cải thiện hơn. Tiến độ thanh toán tiền mua than của các công ty xi măng không theo đúng hợp động đã thoả thuận, công nợ luôn ở mức cao là một khó khăn đối với công ty về thực hiện cam kết thanh toán tiền mua than với tập đoàn than 5ngày\lần, việc thay đổi phương thức giao nhận, lấy mẫu than đánh giá chất lượng tại đầu cuối (các công ty xi măng) sai lệch so với phương thức tại đầu Quảng Ninh do Tập đoàn than Quy định cũng là một khó khăn không nhỏ II. Phương hướng sản xuất kinh doanh và biện pháp thực hiện kế hoạch năm 2009 Theo dự báo, hậu quả của khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế thế giới năm 2009 trong đó có Việt Nam. Thiểu phát đang hiện hữu và lan rộng đến mọi ngành của nền kinh tế xã hội. Giải quyết vấn đề “đầu ra” sẽ có nhiều khó khăn mà ngành Xi măng cũng không phải là ngoại lệ, chắc chắn cuộc cạnh tranh giành giật thị trường tiêu thụ nói chung và xi măng nói riêng sẽ rất quyết liệt, cán cân thanh toán giữa tiền và hàng càng khó khăn hơn. Nhận thức được sự khó khăn và để xứng đáng là ‘người hậu cần’ của các công ty xi măng, trước hết công ty phải tìm mọi biện pháp mua đủ than đáp ứng nhu cầu cho sản xuất xi măng của ngành Ngành (dự kiến sản lượng clinker sản xuất tăng 8,2% so với năm 2008) Đồng thời, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư sớm đưa vào khai thác, cân đối đủ vốn cho SXKD và đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch tài chính được phê duyệt, triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí đảm bảo hiệu quả kinh tế đổi mới phương thức kinh doanh phụ gia cũng như kinh doanh đa dạng hoá ngành nghề để tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động 1.Các chỉ tiêu chính a. Chỉ tiêu tài chính Tổng doanh thu : 2.182,128 tỷ đồng Lợi nhuận : 33,179 tỷ đồng EBITDA : 305,183 tỷ đồng Nộp ngân sách : 4,98 tỷ đồng Cổ tức : 10% TSLN\VCSH : 25,54% b.Chỉ tiêu hàng hoá Tổng sản lượng hàng hoá : 2.313.280 tấn c. Sản xuất công nghiệp và vận tải thuỷ +)Chi nhánh Phả Lại Sấy xỉ thuê cho Sơn La : 9080 tấn +) Đoàn vận tải Khối lượng vận chuyển :151.2000 tấn Khối lượng luân chuyển : 26.606.400 T.Km +) Kinh doanh tổng hợp 1,6275 tỷ đồng d. Các dự án đầu tư Dự án toà nhà COMATCE tại Nhân Chính: Thực hiện một số phần việc về xây lắp công trình phẩn ngầm, tư vấn đầu tư xây dựng, quản lí dự án và một số chi phí khác với tổng chi phí dự kiến 136,891 tỷ đồng Dự án đầu tư đội tàu vận tải biển: Thương thảo, kí hợp đồng mua xong tàu TINOS 23.25 DWT trong quý 1\2009 và tổ chức quản lí, khai thác tàu. Tận dụng cơ hội giá tàu biển đã qua sử dụng có xu hướng giảm để tìm kiếm, thương thảo mua tiếp tàu thứ hai với trọng tải như tàu TINOS với mức tổng đẩu tư dự kiến 300 tỷ đồng Dự án nâng cao năng lực Đoàn vận tải: Đầu tư tiếp 2 đoàn xà lan tự hành, trọng tải mỗi đoàn 800 tấn với tổng mức đầu tư dự kiến 7,5 tỷ đồng Dự án đầu tư cụm nhà văn phòng tại 21b Cát Linh: Với mục đích đầu tư để khai thác hiệu quả khu đất vừa làm văn phòng công ty (trong quá trinh triển khai đẩu tư dự án tại khu đất của toà nhà 4 tầng cũ) kết hợp làm cửa hàng kinh doanh VLXD Đầu tư phương tiện :Mua 01 xe con 7 chỗ 0,55 tỷ đồng Các dự án chuẩn bị đầu tư : Xây dựng công trình trụ sở Công ty tại 21b Cát Linh với những chi phí bước đầu như chi phí chuẩn bị dự án, chi phí xin thoả thuận cấp phép, nhu cầu vốn dự kiến 01 tỷ đồng, văn phòng làm việc của chi nhánh Quảng Ninh tại Cẩm Phả với tổng mức đầu tư dự kiến 0,45 tỷ đồng, tường rào phòng thí nghiệm chi nhánh Ninh Bình với chi phí dự kiến 0,08 tỷ đồng e. Lao động tiền lương Tổng số CB CNV 345 người Tổng quỹ lương 21,347 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người\tháng : 5,156 triệu đồng 2 . Phương hướng thực hiện a. Về kinh doanh than: Công ty thương thảo ký kết xong các hợp đồng mua bán than, vận tải, bốc xếp và đôn đốc của các công ty ngay từ những ngày đầu năm 2009 đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của các công ty xi măng. Theo dõi sát diễn biến của giá than, cung cầu than để có biện pháp đàm phán với Tập đoàn than đáp ứng đủ khối lượng, chủng loại và ổn định về chất lượng than cho nhu cầu sản xuất của Ngành. Dự kiến 1.750.000 tấn (tăng 22% so với năm 2008), trong đó ưu tiên mua than có phẩm cấp thấp, giá rẻ hơn như 3cHG và 4aHG để đảm vảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Ngành Chấn chỉnh về ý thức trách nhiệm của bộ phận giao nhận, KCS tại các chi nhánh, đặc biệt là tại chi nhánh Quảng Ninh để mua than ổn định về số lượng và chất lượng ngay từ đầu nguồn cung ứng theo nhu cầu của từng công ty xi măng Quy hoạch bãi than khu vực Ninh Bình và khu vực Hoàng Mai nhằm quản lí chặt chẽ về số lượng và chất lượng than thông qua bãi theo từng kỳ, đồng thời chủ động nâng cao hiệu quả kinh doanh than. Triển khai khảo sát, nghiên cứu chất lượng, thủ tục, giá nhập khẩu các loại than INDO, than tại Lào nếu đủ điều kiện có thể nhập một phần để giảm bớt áp lực trước sự độc quyền của Tập đoàn than. b. Về sản xuất và kinh doanh than: Giám sát chất lượng, khai thác phương tiện vận tải để cung ứng ổn định mặt hàng Silíc theo như kết quả đấu thầu với Xi măng Hoàng Thạch, tiến độ 25.000 tấn\tháng; rà soát nhu cầu phụ gia của các công ty xi măng cũng như tiềm năng phụ gia tại khu vực gần nhà máy để có biện pháp như lập chủ quyền mỏ, tiến hành khai thác, vận tải cung ứng trong năm 2009 và mở rộng kinh doanh những năm tiếp theo Trên cơ sở kết quả vận hành chạy thử dây chuyền sấy và qua thời gian sấy thuê cho BQL Thuỷ điện Sơn La rà soát giá thành xỷ sấy, hình thành phương án sản xuất phù hợp; tiếp cận các nhà thầu, BQL dự án thuỷ lợi, thuỷ điện và các nhu cầu khác của xã hội để vừa kết hợp sấy thuê vừa chủ động tiêu thụ sản phẩm sấy nhằm tăng hiệu quả sản xuất của dây chuyền sấy. c. Về kinh doanh vận tải Rà soát, hình thành các đối tác vận tải chiến lược trong năm 2009 để vận chuyển kịp thời và ổn định khối lượng than đi các tuyến với chi phí lưu thông hợp lí, đảm bảo an toàn hàng hoá. Khai thác tối đa năng lực của các đơn vị vận tải truyền thống, chiến lược phương tiện xã hội trên cơ sỏ đảm vảo lợi ích giữa các bên để thực hiện kinh doanh dịch vụ vận tải xi măng, clinker, cung ứng phụ gia. Hình thành mô hình tổ chức khai thác kinh doanh vận tải biển với bộ máy và đội ngũ sỹ quan, thuyền viên thông hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp, để có thể khai thác tàu mang lại hiệu quả cao nhất. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện mô hình sản xuất kinh doanh của Đoàn vận tải, trên cơ sở hệ thống các quy chế, quy định của công ty ban hành và kế hoạch tài chính được duyệt giao cho Đờn vận tải tự chủ động quản lí, khai thác các đoàn phương tiện đảm bảo hiệu quả kinh tế. d. Về kinh doanh tổng hợp Rút kinh nghệm về kết quả kinh doanh năm 2008 đề ra biện pháp triển khai kinh doanh năm 2009 trên các lĩnh vực về vật liệu xây dựng, nhất là sản phẩm của Ngành, tập trung khai thác có hiệu quả khu cửa hàng 21b Cát Linh và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu Vật liệu xây dựng cho các dự án lớn của công ty tại Nhân Chính, Cát Linh và tại các chi nhánh trực thuộc với giá cạnh tranh. Tạo điều kiện để trung tâm phát triển và mở rộng kinh doanh tạo thêm việc làm và thu nhập trên cơ sở phải bảo toàn được vốn. e. Công tác tổ chức và quản lí Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lí, khai thác các dự án đầu tư trong năm 2009 và định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh đến năm 2020 hoàn thiện bộ máy tổ chức tinh gọn năng động, giảm thủ tục hành chính, tận dụng năng lực của nguời đứng đầu, gắn trách nhiệm với quyền lợi, đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo đơn vị trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, nếu đáp ứng đựơc yêu cầu bổ nhiệm lại, nếu trì trệ kém phát triển sẽ chuyển công tác khác, tiếp tục rà soát sắp xếp vố trí lao động hợp lí, đặc biệt cần tuyển dụng lao động có chất lượng với tư duy kinh doanh sắc bén, hành động kịp thời. Rà soát bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định về quản lí trong quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư và khai thác dự án để các đơn vị trong toàn công ty có cơ sở thực hiện đảm bảo hiệu quả kinh tế và không trái pháp luật Với tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí: tăng cường quản lí giám sát chặt chẽ quát trình vận tải bốc xếp, giao nhận giảm định mức hao hụt hàng hoá, phấn đấu tiết kiệm với mức bằng 140% của năm 2008 (dự kiến là 1 tỷ đồng), rà soát tiếp các chi phí văn phòng, văn phòng phẩm … đảm bảo chi ở mức hợp lí để có thể tiết kiệm 5% so với chi phí năm 2008. Thực hiện tốt kế hoạch ngân sách được phê duyệt, thường xuyên, liên tục bám sát các công ty xi măng để đôn đốc thanh toán nhanh tiền hàng đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, nhất là tiến độ thanh toán tiền mua than 05 ngày\lần theo sự khống chế của tập đoàn than. Yêu cầu trưởng và kế toán các chi nhánh phụ trách địa bàn các công ty xi măng phải hết sức quyết liệt trong vấn đề này. Triển khai hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn ISO để có thể áp dụng thực hiện trong toàn công ty vào năm 2010. Quán triệt nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng uỷ công ty về thực hiện nhiệm vụ chính trị và các mặt công tác khác, phát huy vai trò của công đoàn và các đoàn thể xã hội, phát động phong trào thi đua lao động trong toàn cán bộ nhân viên công ty để vượt qua khó khăn thách thức góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 đã đề ra, không ngừng xây dựng thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng. III. Công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất xi măng ở công ty vận tư vận tải xi măng 1. Các nguồn và hình thức tạo nguồn vật tư của công ty Xác định nguồn vật tư nhằm tìm ra khả năng đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu vật tư của nhà máy. Đối với một đơn vị kinh doanh trong giai đoạn hiện nay có thể tìm mua vật tư ở nhiều nguồn khác nhau sao cho nguồn vật tư khai thác được với chi phí thấp nhất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên thực tế đây là vấn đề cơ bản mà các đơn vị sản xuất cũng như các tổ chức kinh doanh luôn táo sự ổn định và lợi nhuận cao. Ở công ty vật tư vận tải xi măng hiện nay có các nguồn chủ yếu là: a. Nguồn mua ngoài Hiện nay công ty đã liên kết với các đơn vị kinh tế khác trong nước như các đơn vị khai thác than, xỉ, quặng… để phục vụ cho yêu cầu sản xuất. Nguồn vật tư này được xác định dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Từ đó công ty sẽ xác định số lượng cần mua là bao nhiêu, mua vào thời gian nào, sau đó sẽ lập kế hoạch cân đối cụ thể nhu cầu từng mặt hàng cho từng nhà máy mà công ty sẽ đảm bảo cung ứng vật tư trong thời gian tới về mặt khối lượng, chất lượng, chủng loại. Từ đó công ty sẽ có những đơn đặt hàng đặt mua ở các tổ chức, các đơn vị sản xuất kinh doanh vật tư Trong quá trình khai thác nguồn hàng, công ty bao giờ cũng có sự tính toán kết hợp với phương tiện vận tải ở các tuyến nhằm làm giảm chi phí lưu thông vận chuyển b.Nguồn tự khai thác Đây là nguồn chủ yếu dựa vào nguồn tồn kho cuối kỳ của công ty chuyển sang và nguồn do công ty tự khai thác chế biến như xỉ và tro bay tuyển Phả Lại. Đây là nguồn được tập kết ở cạnh nhà máy nhiệt điện Phả Lại và vật tư đang đi trên đường. Trong quá trình mua vật tư đầu kỳ phải tính toán đến cả nguồn này để tiết kiệm được nguồn vốn kinh doanh c. Các nguồn khác Đây là nguồn vật tư tồn đọng lâu năm, vật tư phế liệu, phế phẩm d. Các hình thức khai thác nguồn vật tư Các nguồn vật tư được khai thác và mua bán bình thường bằng nguồn vốn tự có hoặc vay ngân hàng như các mặt hàng than, xỉ, sắt thép, thạch cao. Trao đổi hàng hoá mà công ty đảm bảo nhận như bán than cho các nhà máy và nhập xi măng của các nhà máy để bán lé, quá trình trao đổi này vừa mang lại lợi nhuận cho công ty vừa giữ được khách hàng, giảm chi phí lưu thông vận chuyển thanh toán bằng hình thức đổi trừ tiền hàng rất thuận lợi Mua bán những mặt hàng có tính chất truyền thống, ổn định lâu dài giữa bên mua và bên bán như mặt hàng than, xỉ là mặt hàng cần được thực hiện mua bán thường xuyên, cần có quanh năm để đảm bảo cung ứng vật tư cho các công ty sản xuất xi măng được diễn ra thường xuyên liên tục e. Các hình thức tạo nguồn vật tư Sử dụng và huy động các cán bộ công nhân viên để khai thác nguồn vật tư, khai thác các thông tin bao gồm về giá cả, chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, quãng đưởng vận chuyển từ nơi mua đến nhà máy, vận chuyển bằng phương tiện gì để khai thác nguồn này qua thông tin quảng cáo trên báo đài và phương tiện để nhân viên hoàn thành công việc được giao Mặt khác phải tiếp tục khai thác các nguồn vật tư mà công ty đã khai thác trong thời gian qua, vì nguồn vật tư này thường khá ổn định. Khi mở rộng tối đa quy mô ở các nguồn hàng ( than Quảng Ninh, xỉ, tro bay tuyển Phả Lại…) này phải luôn luôn củng cố thêm quan hệ truyền thống với bạn hàng 2. Tình hình cung ứng than và các phụ gia cho sản xuất xi măng của công ty giai đoạn 06_08 a. Mạt hàng than cám Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 T.H %K.H T.H %K.H T.H %K.H T.H %K.H K.H (nghìn tấn) Tổng (nghìn tấn) 1004 97 1146 93 1232.6 94 1706,05 99 1743.5 Hoàng Thạch 250 88 273 84 276,6 84 299,3 94 395 Hải Phòng 128 102 132 132 135 96 154 106 160 Bỉm Sơn 170 95 218.5 87 237,5 95 276 120 338 Bút Sơn 130 89 143,5 96 149 99 163,3 96 200 Hoàng Mai 156 90 172,5 96 151,6 101 190 112 185 Tam Điệp 125 96 147,5 98 155,5 103 163,5 91 185 Hà Tiên 2 45 100 59 74 127,1 91 130,5 72,5 180 Tình hình cung cấp than cám cho các công ty xi măng giai đoạn (05_09) Qua bảng trên ta thấy nhìn chung công ty đáp ứng đẩy đủ nhu cầu vế dụng than của các công ty xi măng. Lượng than cám 3b bán ra với khối lượn lớn nhất. Thực tế hầu hết các công ty đều có nhu cầu về than cám 3b nhưng do hạn chế về lượng cung cấp nên các công ty đều có nhu cầu than cám 3b nhưng do hạn chế về lượng cung cấp nên các công ty xi măng buộc phải sử dụng thêm than cám 3c, 4a, 4b… Riêng công ty xi măng Tam Điệp sử dụng công nghệ than cám 3c nên có nhu cầu than cám 3c. Sản lượng than cám cung cấp đều tăng qua các năm từ 2005_2008 từ 1004 tấn năm 2005 đến 1146 tấn năm 2006 và đến năm 1706,5 tấn năm 2008. Tình hình thực hiện kế hoạch được hoàn thành tương đối tốt. Riêng công ty xi măng Hải Phòng do hoạt động kinh doanh tốt và có địa điểm thuận lợi thuận tịên cho việc vận chuyển nên đều hoàn thành và hoàn thành vượt mực kế hoạch. Sản lượng than cung cấp cho riêng các công ty xi măng đều tăng nhanh qua các năm. Lượng than cung cấp cho các công ty đều đạt kế hoạch đạt từ 90_98% .Do tinh hình thời tiết ổn định kinh tế phát triển tốt các tình thình sản xuất xi măng của các công ty tương đối ổn định nên việc kinh doanh than cám của công ty nhìn chung đạ được kế hoạch. Công ty xi măng Hoàng Thạch do vị trí đĩa lí không thuận lợi cho vận chuyển than thêm nữa tiến độ cải tạo lò xi măng thấp nên nhu cầu sử dụng than giảm vì vậy chỉ đạt từ 84_94% Năm 2008 mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng công ty vẫn đảm bảo cung ứng than cho các nhà máy. Trong đó công ty xi măng Hoàng Mai, Bỉm Sơn, Hải Phòng đểu hoàn thành vượt kế hoạch, Sản lượng cung ứng than tăng mạnh so với năm 2007 từ 1232 đên 1706 tấn. Lượng than cung ứng cho các công ty phụ thụôc vào nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan nhưng nhìn chung phụ thuộc vào một số nguyên nhân sau Trong nguồn cung ứng than tương đối ổn định, ngoài việc mua than chủ yếu củaTổng công ty than Việt Nam, công ty đã chủ động cân đối mua thêm than của những đơn vị khác, với chất lượng đảm bảo theo quy định giá cả hợp lí, chính việc đảm bảo nguồn hàng cung cấp này nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc dự trữ cũng như đảm bảo đủ lượng than yêu cầu. Công tác quản lí việc giao nhận, vận chuyển than được nâng cao. Than được kiểm tra đủ về số lượng chất lượng khi giao nhận và trong suốt quá trình vận chuyển lưu kho. Do đó chất lượng được đảm bảo, giảm thiểu những mất mát, hơn nữa việc điều hành phương tiện vận tải đã linh hoạt, hợp lí hơn do có sự phối hợp giữa phòng kế hoạch, phòng vận tải với các chi nhánh đầu nguồn hiệu quả hơn. Ngoài ra công tác chuẩn bị cho việc thực hiện cung cấp than cũng được chuẩn bị khá đẩy đủ về vốn và nhân lực. Về mặt số lượng công ty dựa vào đơn đặt hàng của các công ty xi măng và thực tế lượng hàng hoá bán được của năm báơ cáo để nhập hàng.Vì thế nếu trong năm thực hiện không có biến cố gì lớn thì công ty luôn đáp ứng đầy đủ số lượng cho các công ty xi măng. Về mặt chất lượng công ty mua than theo tiêu chuẩn chất lượng than của Việt nam. Than phải đảm bảo các chỉ tiêu về nhiệt lượng, độ ẩm, …Về thời gian, địa điểm giao hàng công ty tiến hành giao hàng theo đúng thời gia ghi trên hợp đồng, giao đúng chủng loại than cám mà bên B đặt mua b. Mặt hàng phụ gia xi măng Năm Chỉ tiêu ( tấn) 2005 2006 2007 2008 T.H K.H (%) T.H K.H (%) T.H K.H (%) T.H K.H (%) 1. Đá Bôxit 14.000 123 16000 123 15.170 84 11230 75 Hoàng Thạch 10.000 98 13000 130 15170 101 11230 75 Hoàng Mai 2.500 102 3000 100 0 0 0 0 2.Bazan 50.990 50 54500 42 62380 58 32590 46,6 Bút Sơn 7000 30 7500 25 3000 17 360 3,6 Bỉm Sơn 38000 70 39500 56 51740 94 30200 60,4 Hoàng Mai 4790 86 6000 30 7640 30 2030 20,3 Tam Điệp 1200 67 1500 15 0 0 0 0 3. Đá Silic 35000 70 37500 67 58570 87 116000 232 Hoàng Thạch 32500 90 37500 75 58570 106 116000 232 Hải Phòng 2500 100 0 0 0 0 0 0 4. Xỉ Phả Lại 3000 100 1500 90 5000 8 0 0 Hoàng Thạch 3000 100 1500 90 5000 17 0 0 5. Cát tiêu chuẩn 8 90 7 97 10 102 13 100 Hoàng Mai 3 100 4 105 4 98 5 90 Hải Phòng 5 80 3 98 6 100 8 98 6. Quặng sắt 3000 90 0 0 2000 105 1500 96 +) Mặt hàng đá Bôxit Qua bảng trên ta thấy nhu cầu đá Bôxit của các công ty xi măng có chiều hướng giảm và thực tế là năm 2006 hoàn thành vượt mức kế hoạch tới 123% và cung cấp cho hai công ty là Hoàng Thạch và Hoàng Mai. Nhưng đến năm 2007 và 2008 thì chỉ còn công ty xi măng Hoàng Thạch đặt hàng. Nguyên nhân là do các công ty này có xu hướng tự đảm bảo mặt hàng này. +) Mặt hàng đá Silic Qua bảng trên ta thấy côn gty dảm bảo khá tốt mặt hàng này mặc dù nhu cầu của công ty không lớn và không ổn định. Mặt haàngnày cũng như các mặt hàng khác công ty đều thu mua sau đó vận chuyển thẳng đến địa điểm giao hàng do đó kế hoạch mua sắm và vận chuyển đựơc công ty thực hiện hết sức nhịp nhàng để tránh hàng bị tồn kho . Đây là mặt hàng phụ gia xi măng mà công ty mua của doanh nghiệp thương mại Bình Minh và của công ty Thương mại Thuỷ Nguyên hàng năm với khối lượng nhỏ. Công ty chịu trách nhiệmcung cấp cho hai công ty là công ty xi măng Hoàng Thạch. Năm 2006 công ty chỉ hoàn thành 75% kế hoạch nhưng đến năm 2007 và 2008 thì đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch dề ra đặc biệt năm 2008 công ty hoàn thành tới 232% tăng gấp 3 lần so với năm 2007 +) Mặt hàng đã Bazan Mặt hàng đã bazan là mặt hàng phụ gia được công ty đảm bảo với khối lượng lớn nhất trong số các mặt hàng phụ gia của công ty. Đây là mặt hàng cồng kềnh, tải trọng nặng và tốn nhiều chi phí cho vận chuyển vì vậy để đảm bảo kinh doanh mặt hàng này có lãi mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các công ty xi măng. Công ty đã phải tích cực tìm kiếm các nguồn cung cấp đảm bảo giảm tới mức thấp nhất quãng đường vận tải nhằm giảm chi phí vận tải. Để làm được điều này công ty sau khi nhận đơn đặt hàng của các công ty xi măng có nhu cầu sẽ tiến hành điều chỉnh ghép mối sao cho quãng đường thực tế phải vận chuyển hàng là ngắn nhất, và thời gian giao hàng khớp nhau. Mặt hàng đá Bazan được bán cho hai công ty xi măng là Bút Sơn và Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp. Trong đó có hai công ty là Bút Sơn, và Bỉm Sơn là hai công ty có địa bàn gần nguồn cung cấp do đó sẽ giảm bớt quãng đường vận chuyển vả giảm chi phí vận chuyển. Các công ty xi măng khác hoặc do ở xa hoặc có nguồn đảm bảo khác nên không đặt hàng công ty. Như vậy nhìn chung giai đoạn 2006_2008 công ty đều hoàn thành kế haọch cung ứng mặt hàng đá Bazan cho các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên công ty vẫn gặp những khó khăn nào trong quá trình cung ứng của mình. Công ty gặp nhiều khó khăn từ phía các công ty cạnh tranh, nhu cầu của các công ty xi măng không ổn định. Nhiều công ty xi măng có xu hướng tự đảm bảo cho hoạt động sản xuất của mình. Chính vì thế trong thời gian tới sẽ có nhiều khó khăn và thử thách cho công ty. Vì thế công ty cần phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo mang lại lợi nhuận cho công ty. +) Mặt hàng xỉ Phả Lại Xỉ Phả Lại là một phụ gia cho sản xuất xi măng bao gồm có xỉ Don và xỉ Tuyển do xí nghiệp trực thuộc công ty sản xuất. Đây là mặt hàng có thể nói công ty độc quyền cung cấp cho Xi măng Hoảng Thạch. Tuy nhiên về số lượng sử dụng loại vật tư này không lớn, lãi xuất chưa cao nhưng về phía công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Mặt hàng xỉ Don công ty phải thu gom của các xã lân cận nhà máy nhiệt điện Phả Lại do vậy đôi khi còn bị động trong vấn đề bảo đảm vật tư cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch ở mặt hàng này. Như vậy nhìn chung công ty đã tổ chức tốt các mối quan hệ thị trường để giữ được thị phần trong cơ chế thị trường có cạnh tranh. Công ty đã bám sát sự điều hành của tổng công ty xi măng có quan hệ tốt với các đơn vị bạn hàng trên cơ sở các hợp đồng kinh tế giá cả thoả thuận có cạnh tranh, đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ cung ứng, để phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh, bám sát các chỉ tiêu giữ vững các mặt hàng truyền thống như than, phụ gia, triển khai mạnh việc tổ chức khai thác gia công cung ứng phụ gia các loại, tăng cường các dịch vụ kinh doanh vận tải, vừa phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường vừa phục vụ các ngành công nghiệp xi măng. Kinh doanh than đã bám sát chỉ đạo của tổng công ty, chủ động tích cực làm việc với các cấp trong tổng công ty than để bổ sung kịp thời nguồn hàng, giữ ổn định giá mua. Tăng cường việc mua hàng, điều hàng về các tuyến hợp lí nên mặc dù có lúc không đáp ứng đủ nhu cầu cao của các công ty xi măng nhưng vẫn đảm bảo đủ than cho sản xuất xi măng. Tiến độ thực hiện đều đạt và vượt kế hoạch của Tổng công ty giao và hợp đồng kinh tế đã kí với các công ty xi măng. Đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hoá giảm hao hụt trong vận chuyển. Kinh doanh phụ gia xi măng đã tích cực bám sát các công ty xi măng để triển khai kế hoạch định hướng của tổng công ty, nên mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tổng lượng hàng hoá bán ra vẫn vượt mức kế hoạch. Mặt hàng đá Bazan đã khắc phục được khó khăn về giá cước vận chuyển, vật tư, nguyên nhiên liệu tăng, nguồn hàng không ổn định để cung cấp kịp thời hàng hoá cho khách hàng giữ đựơc uy tín của công ty. Công ty đã sử dụng đa dạng các hình thức tiêu thụ và phương thức thanh toán. Quan tâm công tác tổ chức mua bán các loại vật tư hàng hoá giữa đầu nguồn và cuối nguồn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp đầy đủ các loại vật tư dịch vụ cho khách hàng tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty đã xây dựng kế hoạch đảm bảo vật tư, hàng hoá ở các kho bãi rất cụ thể, chi tiết. Đã hạn chế ở mức thấp nhất có tỷ lệ hao hụt trong mùa mưa bão cũng như cả năm. Do vậy chất lượng hàng hoá cung ứng cho các nhà máy xi măng, đặc biệt là mặt hàng than có nhiều tiến bộ và ổn định. Tuy nhiên trong công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Thiểu phát đang hiện hữu và đang lan rộng đến mọi ngành của nền kinh tế xã hội do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giải quyết vấn đề đầu ra sẽ có nhiều khó khăn mà ngành Xi măng cũng không phải ngoại lệ, chắc chắn cuộc cạnh tranh giành giật thị trường tiêu thụ nói chung và xi măng nói riêng sẽ rất quyết liệt cán cân thanh toán giữa tiền và hàng càng khó khăn hơn. Thị trường mua bán vật tư và vận chuyển có sự cạnh tranh rất quyết liệt, giá cả trên thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi đó công ty chưa đủ những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và năng lực cán bộ để giữ vững và mở rộng thị trường cho nên đời sống việc làm vẫn rất khó khăn hiệu quả kinh doanh chưa cao. Về kinh doanh than của công ty còn nhiều khó khăn khi nguồn hàng của công ty chủ yếu là nhập của tổng công ty than. Công ty than độc quyền do đó việc kinh doanh mặt hàng này của công ty bị động và phụ thuộc rẩt nhiều. Tổng công ty than giành than cho xuất khẩu gây nhiều khó khăn về nguồn than cám 3b và gây áp lực về thanh toán phạt chậm trả. Việc thanh toán tiền hàng giữa mua và bán vẫn còn mất cân đối lớn dẫn đến khả năng thanh toán của công ty có nhiều khó khăn Kinh doanh phụ gia tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa ổn định ảnh hưởng không tốt đến thị phần hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố về cơ sở vật chất, triển khai sản xuất chế biến phụ gia nhằm chủ động về nguồn hàng cũng như nâng cao khả năng vẫn còn hạn chế. 3. Một số hướng để tài nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu tổng hợp về công ty Cổ phần vật tư vận tải Xi măng em thấy rằng nhiệm vụ chính của công ty là cung cấp vật tư cho các nhà máy sản xuất xi măng trong Tổng công ty xi măng Việt Nam, trong đó than cám là mặt hàng đựơc kinh doanh nhiều nhất. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay quá trình cung ứng của công ty vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trước sự độc quyền của tập đoàn than cùng với sự biến động liên tục của giá cả đã làm cho cước phí vận tải và nhu cầu vận tải tăng mạnh đã tác động rất lớn đến quá trình cung ứng than phụ gia và thực hiện dịch vụ vận tải đối với công ty. Đồng thời công ty mới chuyển sang cổ phần hoá từ năm 2006, hoạt động kinh doanh từ một công ty nhà nước trong nền kinh tế thị trường sang một công ty cổ phần hoá có những sự khác biệt có thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Đây là một trong những vấn đề khá bức xúc của công ty đòi hỏi cần giải quyết trong thời gian tới vì vậy em chọn một số đề tài sau để nghiên cứu: 1.Nâng cao khả năng cung ứng than và các loại phụ gia cho sản xuất xi măng của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng trong thời kỳ đầu cổ phần hoá. 3.Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng trong giai đoạn đầu cổ phần hoá. 2. Giải pháp đảm bảo khả năng cung cấp than cho các công ty sản xuất xi măng của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng KẾT LUẬN Qua 5 tuần thực tập tại công ty cổ phần vật tư vận tư vận tải xi măng em đã tìm hiểu được một số vấn đề về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty và một số phương hướng cũng như chương trình phát triển của công ty trong tương lai. Em đã trình bày những kiến thức và một số thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu về công ty trong báo cáo thực tập tổng hợp. Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn và giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Hà và các anh chị trong công ty đã tận tình giúp em hoàn thành bài viết này. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31806.doc
Tài liệu liên quan