Báo cáo Thực tập tại thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc trăng

Mục lục Lời nói đầu 3 I. Giới thiệu 4 1. Lịch sử hình thành trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng 4 2. Sơ lược về thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng 5 2.1 Trung tâm hỗ trợ học tập (KLF) 5 2.2. Sơ lược về thư viện 6 2.3. Vốn tài liệu của thư viện 6 2.4. Cơ sở vật chất 6 2.5. Hoạt động của thư viện 7 2.6. Nhân lực 7 2.7. Thuận lợi 7 2.8. Khó khăn 8 II. Nội dung 9 1. Nhập cơ sở dữ liệu 9 1.1. Những kết quả thu được 9 1.2. Thuận lợi 9 1.3. Khó khăn 10 2. Dán nhãn 10 3. Xếp báo tạp chí 10 III. Kết luận 11 1. Rút kinh nghiệm 11 2. Hạn chế 11 2.1. Bản thân 11 2.2. Thư viện 12 3. Kiến nghị 12 4. Cảm nhận qua một tuần thực tập 13 Lời kết 16 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 17 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao. Kiến thức nhân loại ngày càng tích lũy và nhân rộng, chúng được lưu giữ trên các vật mang tin rất đa dạng; nhằm để truyền đạt lại kiến thức đó cho các thế hệ nối tiếp và bảo quản chúng. Thư viện chính là nơi lưu trữ những thông tin đó và chúng rất có giá trị. Hiện nay, sự nghiệp thư viện đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta không ngừng thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện ở các tỉnh, thành phố và các trường Đại Học, Cao Đẳng. Hiện nay, hệ thống thư viện công cộng đã được xây dựng theo hệ thống tỉnh - huyện - xã phục vụ nhu cầu đọc sách báo của người dân. Thư viện trường học không chỉ có mặt ở các trường Đại Học, Cao Đẳng mà mỗi trường trung học phổ thông, trung học cơ sở đều có cơ sở thư viện. Đáp ứng nhu cầu tra cứu, học tập của giáo viên và học sinh. Đối với các trường học nhất là đối với các trườn Cao đẳng, Đại học thư viện lại là nơi không thể thiếu cho việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu 3 I. Giới thiệu 4 1. Lịch sử hình thành trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng 4 2. Sơ lược về thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng 5 2.1 Trung tâm hỗ trợ học tập (KLF) 5 2.2. Sơ lược về thư viện 6 2.3. Vốn tài liệu của thư viện 6 2.4. Cơ sở vật chất 6 2.5. Hoạt động của thư viện 7 2.6. Nhân lực 7 2.7. Thuận lợi 7 2.8. Khó khăn 8 II. Nội dung 9 1. Nhập cơ sở dữ liệu 9 1.1. Những kết quả thu được 9 1.2. Thuận lợi 9 1.3. Khó khăn 10 2. Dán nhãn 10 3. Xếp báo tạp chí 10 III. Kết luận 11 1. Rút kinh nghiệm 11 2. Hạn chế 11 2.1. Bản thân 11 2.2. Thư viện 12 3. Kiến nghị 12 4. Cảm nhận qua một tuần thực tập 13 Lời kết 16 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 17 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao. Kiến thức nhân loại ngày càng tích lũy và nhân rộng, chúng được lưu giữ trên các vật mang tin rất đa dạng; nhằm để truyền đạt lại kiến thức đó cho các thế hệ nối tiếp và bảo quản chúng. Thư viện chính là nơi lưu trữ những thông tin đó và chúng rất có giá trị. Hiện nay, sự nghiệp thư viện đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta không ngừng thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện ở các tỉnh, thành phố và các trường Đại Học, Cao Đẳng. Hiện nay, hệ thống thư viện công cộng đã được xây dựng theo hệ thống tỉnh - huyện - xã phục vụ nhu cầu đọc sách báo của người dân. Thư viện trường học không chỉ có mặt ở các trường Đại Học, Cao Đẳng mà mỗi trường trung học phổ thông, trung học cơ sở đều có cơ sở thư viện. Đáp ứng nhu cầu tra cứu, học tập của giáo viên và học sinh. Đối với các trường học nhất là đối với các trườn Cao đẳng, Đại học thư viện lại là nơi không thể thiếu cho việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh. I. Giới thiệu 1. Lịch sử hình thành trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng Trường CĐSP Sóc Trăng được thành lập từ năm 1975 với tên trường là Trung học sư phạm Hậu Giang. Đến năm 1992 khi chia tỉnh Hậu Giang cũ thành Cần Thơ và Sóc Trăng, Trường đổi tên là Trường Trung học sư phạm Sóc Trăng. Từ ngày 26/4/2001 trường được nâng cấp thành Trường CĐSP Sóc Trăng. Địa chỉ số 77, Tỉnh lộ 8, Thị trấn Mỹ Xuyên, Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (cách Thành phố Sóc Trăng 4 km). Hiện nay trường có 112 cán bộ, giảng viên, nhân viên với 65 giảng viên đứng lớp trong đó có 01 nghiên cứu sinh với hơn 30 giảng viên đã và đang theo học trình độ thạc sĩ. Cơ cấu tổ chức của trường gồm :     Ban giám hiệu Các phòng : Phòng Đào tạo-Nghiên cứu khoa họ Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Quản lý HS-SV Các khoa, tổ chuyên môn Khoa Tự nhiên     Khoa Xã hội   Tổ Lý luận chính trị   Tổ Môn chung Tổ  Mầm non     Tổ Anh văn Tổ Giáo dục thể chất-Giáo dục quốc phòng Các đơn vị trực thuộc khác Trung tâm hỗ trợ học tập Trung tâm ngoại ngữ - Tin học  Trường Thực hành sư phạm . 2. Sơ lược về thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng 2.1 Trung tâm hố trợ học tập (KLF)  Được dịch từ cụm từ “Key Learning- Facilities Center”, Trung tâm KLF hay còn gọi là Trung tâm Hỗ trợ học tập được Dự án đào tạo giáo viên THCS đầu tư xây dựng năm 2004 và đưa vào hoạt đông từ tháng 9 năm 2005.  Đây là cơ sở quản lý trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học được Bộ Giáo dục & Đào tạo thí điểm tại một số trường cao đẳng và đại học có đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Trung tâm có vị trí như các phòng, khoa của nhà trường và trực thuộc Ban Giám hiệu. Trung tâm KLF có các chức năng và nhiệm vụ như: Quản lý các trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ dạy - học theo phương pháp đổi mới, quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. Ngoài ra trung tâm KLF còn có chức năng quản lý, chỉ đạo các hoạt động của thư viện như: - Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng kế họach hoạt động của thư viện; kế họach phát triển thư viện thành thư viện điện tử. - Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu hàng năm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cũa giảng viên, học sinh - sinh viên, nhu cầu đào tạo của nhà trường. - Tổ chức xử lý, lưu trữ, bảo quản tài liệu …theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ. - Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu hiện có. - Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện. Xây dựng quy họach, kế họach, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thư viện nhằm nâng cao hiệu quả công tác. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại giáo trình, sách tham khảo phục vụ dạy - học. - Thông tin sách mới đến giáo viên và học sinh - sinh viên bằng nhiều hình thức. 2.2. Sơ lược về thư viện Thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng là một bộ phận của Trung tâm Hỗ trợ Học tập (KLF). Thư viện có một phòng đọc tổng hợp bao gồm phòng mượn hoạt động theo hình thức kho mở, vì thế tạo điều kiện  thuận lợi cho bạn đọc trong việc tra tìm tài liệu. Nguồn tài liệu của thư viện hiện nay khá phong phú đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên – sinh viên nhà trường. Bên cạnh kho mở, tài liệu còn được lưu trữ ở hình thức kho đóng nối liền với kho mở điều này đã tạo nên thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. 2.3. Vốn tài liệu của thư viện - Vốn tài liệu của thư viện hiện là 4.567 đầu sách với 66.782 bản sách gồm có: giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở, sách giáo khoa – giáo viên – thiết kế bài soạn các môn từ lớp 1 đến lớp 9, sách giáo khoa ban cơ bản và nâng cao  từ lớp 10 đến lớp 12, từ điển, sách tham khảo các ngành như: Toán, Sinh, Hóa, Lý, Kĩ thuật, Tin học, Anh văn… - Ngoài ra còn có các tài liệu nghe nhìn, báo – tạp  chí, đề tài nghiên cứu khoa học và các loại tài liệu khác… Số lượng tài liệu của thư viện thường xuyên được bổ sung và tăng thêm hằng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao của đội ngũ giảng viên và đông đảo sinh viên nhà trường. 2.4. Hoạt động của thư viện - Giờ phục vụ bạn đọc: Phục vụ bạn đọc từ thứ hai đến thứ sáu + Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ. + Chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ. - Bên cạnh hoạt động chuyên môn, thư viện cũng thường xuyên thực hiện các chương trình ngoại khóa như giới thiệu sách, “Thư viện giao lưu cùng bạn đọc”. Có thể nói chương trình không những tạo được sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên sau những giờ học, mà còn giúp mối quan hệ giữa thư viện và bạn đọc trở nên thân thiện, sâu sắc hơn. Mặt khác, chương trình còn giúp thư viện nắm bắt được những thông tin phản hồi từ phía bạn đọc, kịp thời sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hơn các hoạt động của mình, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của bạn đọc. Trong thời gian tới thư viện sẽ cố gắng thực hiện chương trình “Hội nghị bạn đọc”, hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ, đóng góp nhiệt tình của quí bạn đọc. 2.5.Cơ sở vật chất - Cơ sở vât chất của thư viện: Được quan tâm đầu tư của trường, sự hỗ trợ của KLF nên có đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thư viên: máy hút bụi, máy điều hòa nhiệt độ, máy tính, bàn làm việc….và một số trang bị cần thiết khác. - Nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hoạt động, với  phần mềm quản trị thư viện tích hợp (ILIB), thời gian qua thư viện đang tiến hành nhập cơ sở dữ liệu, quản lí tài liệu, chắc chắn trong một thời gian không xa bạn đọc có thể tra tìm trực tuyến nguồn tài liệu của thư viện thông qua mạng OPAC 2.6. Nhân lực Hiện nay thư viện có 3 cán bộ chuyên trách quản lý mọi hoạt động của thư viện là + Cô Trịnh Thị Ngọc Huệ + Chị Bùi Thị Phương Trân + Chị Lương Thanh Thuý 2.7.Thuận lợi - Có đủ các thiết bị cần thiết cho hoạt động của thư viện. - Thư viện có một phòng đọc tổng hợp và hai kho lưu trữ. - Phòng mượn hoạt động theo hình thức kho mở, vì thế tạo điều kiện  thuận lợi cho bạn đọc trong việc tra tìm tài liệu. - Kho mở bạn đọc tự tìm tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình có thể đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà. - Kho đóng để lưu trữ những tài liệu hiện có của thư viện, kho đóng nối liền với kho mở điều này đã tạo nên thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. - Nguồn tài liệu của thư viện hiện nay khá phong phú: giáo trình, sách nghiên cứu của tất cả các ngành mà trường đào tạo, các loại tự điển (từ điển tiếng Anh, tiếng Việt, từ điển tin học…), bách khoa thư… đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên – sinh viên nhà trường. - Tài liệu sắp xếp gọn gàng, tài liệu được xếp theo môn loại giúp cho việc tìm kiếm tài liệu của bạn đọc được dễ dàng nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu tin của bạn đọc. - Cán bộ thư viện có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, thuận lợi cho việc quản lí thư viện. - Phòng đọc thư viện thoáng mát tạo cho bạn đọc tâm trạng thoải mái khi vào thư viện. 2.8. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại một số khó khăn sau: - Diện tích kho lưu trữ (kho đóng) chật hẹp, lối đi trong kho nhỏ. Tài liệu cũ (lỗi thời) không sử dụng nhưng vẫn chưa được thanh lý chiếm diện tích kho và kệ, trong khi đó sách mới lại không đủ kệ để sắp xếp. - Tài liệu tham khảo một số chuyên ngành còn ít nên đôi lúc chưa đáp ứng hết yêu cầu của bạn đọc. - Một số sinh viên khi vào thư viện đọc sách, báo hay mượn tài liệu khi trả không đúng vị trí, gây khó việc tìm kiếm tài liệu. - Thiếu trang thiết bị bảo quản tài liệu trong kho đóng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tài liệu. Việc sắp xếp tài liệu vẫn chưa hợp lý do diện tích kho chật hẹp, không đủ kệ. II. Nội dung Bao gồm những công việc đã làm qua thời gian một tuần thực tập. 1. Nhập cơ sở dữ liệu Trong một tuần qua em làm không được nhiều chuyện lắm và được phân công vào nhóm nhập máy nên công việc của em chủ yếu là nhập cơ sở dữ liệu trên máy, được phân công vào nhóm nhập máy em rất vui vì được phân công vào công việc mà em yêu thích nhất. Tuy làm không nhiều việc như những nhóm khác như công việc của em cũng không phải dễ dàng khi bắt tay vào công việc em mới nhận ra được những thiếu sót của mình trong quá trình nhập cơ sở dữ liệu. 1.1. Những kết quả thu được - Biết được thêm một phầm mền quản trị thư viện mới đó là phần mền quản trị mà hầu hết các thư viện đang sử dụng đó là phần mềm Ilib 3.6. - Củng cố lại những kiến thức đã học như: Biên mục tài liệu theo chuẩn Marc 21, mô tả hình thức tài liệu (học phần mô tả 1), mô tả nội dung tài liệu (học phần mô tả 2), học phần tin học tư liệu. - Tiếp thu được những kỉ năng sử dụng mới trong phầm mềm Ilib 3.6 có gì khác so với các phần mềm khác mà em đã học như: Winisis, Mylib. - So sánh được những ưu điểm và khuyết điểm của ba hệ thống phầm mềm quản trị thư viện là: Ilib, Mylib, Winisis. - Củng cố lại kiến thức, biết cách xác định, và xử lý khi mô tả những quyển sách nói về tác giả tập thể. - Biết cách tóm tác nội dung tài liệu. - Củng cố kiến thức về định từ khoá cho tài liệu. - Biết cách tổ chức sắp xếp tài liệu, bố trí phòng đọc để bạn đọc vào phòng đọc có cảm giác thoải mái khi tham khảo tài liệu. 1.2. Thuận lợi - Được sự hướng dẫn tận tình của chị Trân đã giúp em hiểu thêm nhiều về việc nhập cơ sở dữ liệu, Chị đã giới thiệu cho chúng em biết về phần mền Ilib mà thư viện đang sử dụng để nhập cơ sở dữ liệu, Chị luôn ở bên nhắc nhở chúng em khi chúng em làm sai, luôn giúp chúng em khắc phục những sai sót khi chúng em nhập dữ liệu sai. - Điều kiện về cơ sở vật chất thuận lợi cho việc nhập cơ sở dữ liệu, chúng em được ngồi trong phòng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất. 1.3. Khó khăn - Trong trương trình học em không được học về phần mền quản trị thư viện Ilib nên khi làm không được thành thạo và có nhiều điều chưa được biết. - Những kiến thức đã học em không nhớ nên khi biên mục tài liệu gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ: Khi mô tả tài liệu về tác giả tập thể em không xác định được đâu là tác giả tập thể đâu không phải là tác giả tập thể. - Những tài liệu nhiều bản không được tập trung lại một chỗ nên khi biên mục tài liệu nên gặp khó khăn khi tài liệu này đã được bạn này nhập rồi mà bạn khác không biết lại nhập thêm lần nữa nên dữ liệu báo trùng làm mất thời gian tìm kiếm và xử lý lỗi, nhất là khi nhập sai số đăng ký các biệt. - Do nguồn điện không ổn định nên nhập không được nhiều dữ liệu và mất nhiều thời gian khởi động máy lại khi có điện. - Do thiết bị máy vi tính số lượng hạn chế chỉ có hai máy nhập được nên nhập không được nhiều do phải luân phiên cho các bạn trong nhóm ai cũng phải nhập. 2. Dán nhãn - Biết được cách làm đồ dùng giúp cho việc dán nhãn chính xác, đều và đẹp mắt. - Biết cách tập hợp tài liệu để giúp việc dán nhãn nhanh hơn. - Nhìn vào nhãn biết được đâu là tài liệu trong kho đọc, đâu là tài liệu trong kho mượn. 3. Xếp báo tạp chí - Biết cách sắp xếp báo tạp chí lại để gọn gàng, tạo được nhiều không gian trống. - Tạp chí xếp theo năm và theo số ra của tạp chí đó, báo thì thường được xếp theo quý và theo số ra của báo. - Biết cách sắp xếp báo tạp chí trong kho để sau này có cần những tài liệu này ta biết được chúng được để ở đâu và tìm kiếm nhanh chống chính xác hơn. III. Kết luận 1. Rút kinh nghiệm Qua một tuần thực tập em đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Phải học thật tốt những gì đã học trên lớp, những kiến thức lý thuyết trên lớp rất quan trọng nhưng khi vào thực tế ta phải áp dụng được nó mới là quan trọng hơn. - Phải chú tâm tận tình với công việc thì mới hoàn thành tốt công việc của mình. - Phải có một trí nhớ tốt để có thể phục vụ bạn đọc tốt hơn, nhất là khi bạn đọc có yêu cầu về tài liệu ta phải nắm được tài liệu đó hiện đang ở đâu. - Phải linh hoạt trong khâu xử lý tài liệu. - Phải nắm vững những kiến thức cơ bản trong quá trình xử lý tài liệu, nhất là khâu mô tả phải chính xác để nhập cơ sở dữ liệu không bị sai sót. - Phải có tính kiên nhẫn vì lượng tài liệu trong thư viện quá nhiều nên ta phải kiên nhẫn khi xử lý tài liệu. - Phải nhập dữ liệu một cách cẩn thận, tránh sai sót làm mất thời gian, - Khi phục vụ bạn đọc người cán bộ thư viện phải hòa nhãn, ân cần, thân thiện với bạn đọc, phải có hành vi cử chỉ, lời ăn tiếng nói thân thiện với bạn đọc, không gây mất trật tự ồn ào ảnh hưởng tới bạn đọc. - Không nói chuyện riêng trong thư viện. 2. Hạn chế 2.1. Bản thân - Có những chuyện Cô và các Chị đã giải thích rồi nhưng em không chú tâm để ý nên hiệu quả khi làm việc không tốt, làm mất nhiều thời gian để giải thích lại. - Các kiến thức cơ bản đã học không nắm bắt kỹ nên gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc. - Thiếu nhiệt tình trong công việc, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác. - Còn nóng vội trong công việc thiếu sự chính xác. 2.2 Thư viện - Diện tích thư viện quá nhỏ nên khi lớp em đi thực tế tại thư viện không luân chuyển được hết tất cả công việc. - Hệ thống máy tính dùng để nhập cơ sở dữ liệu qua cũ gây ảnh hưởng đến tốc độ làm việc khi nhập cơ sở dữ liệu. 3. Kiến nghị - Thư viện nên trang bị thêm, thay đổi những kệ bằng gỗ thành những kệ bằng kim loại tránh được tình trạng tài liệu bị mối mọt làm hư hại. - Thư viện nên trang bị thêm hệ thống máy vi tính để việc nhập cơ sở dữ liệu được nhanh chống hơn. - Thư viện nên nâng cấp hệ thống máy tính hiện có để phục vụ tốt hơn trong công việc. - Mở rộng diện tích kho vì số lượng tài liệu về thư viện ngày càng nhiều nhưng diên tích kho chúa quá nhỏ gây khó khăn trong việc sắp xếp tài liệu. - Cần mở rộng kho lưu trữ, đầu tư thêm trang thiết bị bảo tài liệu nhằm kéo dài tuổi thọ tài liệu. - Nên có phòng đọc dành riêng để bạn đọc trao đổi với nhau trong quá trình tham khảo, học tập vì khi trao đổi sẽ làm ồn gây ảnh hưởng đến những người khác. - Thường xuyên tổ chức buổi hướng dẫn bạn đọc sử dụng Thư viện, nhất là khi thư viện chuẩn bị đưa vào hoạt động tra cứu mục lục trực tuyến. - Mở dịch vụ photo hay liên kết dịch vụ photo để sao chụp tài liệu cũng như dịch vụ in đáp nhu cầu bạn đọc tại chỗ được nhanh chống. Đồng thời tạo nguồn thu phụ cho thư viện. - Ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong công tác quản lí thư viện nhằm rút ngắn thời gian phục vụ, đưa thư viện phát triển theo hướng hiện đại hóa. Tạo khả năng liên kết trao đổi dữ liệu giữa các thư viện với các trung tâm thông tin lớn. 4. Cảm nghĩ qua một tuần thực tập Qua một tuần thực tập em có một số suy nghĩ về ngành nghề tương lai mà mình đã chọn như sau: Trong giai đoạn hiện nay, thư viện không chỉ là nơi lưu trữ tài liệu mà còn là nơi cung cấp và hướng dẫn thông tin cho người dùng tin. Chính vì thế mà quan niệm về vai trò của người cán bộ thư viện đã có nhiều thay đổi. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, đòi hỏi cán bộ làm công tác phục vụ bạn đọc phải là người có kiến thức vững chắc nhằm mục đích hướng dẫn thông tin cho bạn đọc. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cán bộ thư viện với bạn đọc là mối quan hệ khá tế nhị đòi hỏi cao trong giao tiếp ứng xử. Vì thế, mỗi người thủ thư phải xây dựng cho mình một văn hóa trong giao tiếp. Vậy thế nào là “văn minh giao tiếp, văn hóa ứng xử” và làm thế nào để mỗi người thủ thư là một hình ảnh đẹp trong mắt bạn đọc. Ông cha ta đã có câu ra đường “học ăn học nói, học gói học mở” hay “lời nói không mắt tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khi làm việc phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan nơi mình công tác, khi tiếp xúc với bạn đọc cần phải tươi cười, giữ tác phong thoải máy tự nhiên, chú ý lắng nghe người khác nói, tạo cho đối phương một bầu không khí thân thiện, gần gũi. Khi làm việc không nên tranh luận tại nơi làm việc gây mất trật tự, ồn ào gây ảnh hưởng tới bạn đọc, không nên lạm dụng nơi làm việc mà làm việc riêng mà ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của mình. Tuy tại thư viện làm việc gì cũng theo nguyên tắc nhưng không nên cứng nhắc, cũng phải biết mềm dẻo, linh hoạt trong công tác nhất là trong công tác phục vụ bạn đọc, cần tránh những xung đột đối với bạn đọc. Văn minh giao tiếp, văn hóa ứng xử không chỉ là phong cách lịch sự, hòa nhã hay là hình thức đẹp mà nó còn chứa đựng tình cảm của những người trông coi kho tàng tri thức khổng lồ với mong muốn được đáp ứng và chia sẻ nguồn tri thức đó càng nhiều càng tốt . Ở phương diện là một công chức nhà nước, làm việc ở một môi trường văn hoá người thủ thư phải: ngồi ở vị trí làm việc phải nghiêm chỉnh, phục vụ bạn đọc phải có trách nhiệm. Ngoài những yếu tố trên người thủ thư cần phải có lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, yêu nghề. Đây được coi là phẩm chất quan trọng của người cán bộ thư viện. Nếu như, trong các thư viện truyền thống người cán bộ thư viện chỉ được biết đến như là người trông coi sách có nhiệm vụ giữ sách và cho mượn sách, thì trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay vai trò của cán bộ thư viện thay đổi hoàn toàn. Nhiệm vụ của cán bộ thư viện vẫn là: thu thập và xử lí kỹ thuật tài liệu, làm phân loại biên mục, tổ chức các hình thức phục vụ. Người cán bộ thư viện là người tổ chức và chuyên gia thông tin, cho dù phục vụ thư viện truyền thống hay hiện đại thì đối tượng và mục tiêu phục vụ vẫn là đáp ứng nhu cầu dùng tin. Trong thư viện truyền thống bạn đọc không có nhiều dịch vụ để lựa chọn tài liệu mà phải qua các tủ mục lục truyền thống ghi phiếu yêu cầu và thông qua thủ thư mượn đọc tài liệu. Trong thư viện hiện đại, người thủ thư có thể cung cấp cho bạn đọc những dịch vụ tra cứu tài liệu đa dạng và linh hoạt. Chính vì vậy, yêu cầu kiến thức năng lực đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có trình độ ngày càng cao. Có kiến thức tổng hợp để đáp ứng được yêu cầu của thư viện hiện đại người cán bộ thư viện cần có những kiến thức cơ bản về các ngành khoa học thư viện, khoa học thông tin, công nghệ thông tin và một số chuyên ngành cụ thể khác. Khả năng nắm bắt thông tin cao, có phản ứng nhanh nhạy với các nguồn thông tin khác nhau, có kỹ năng trong việc tìm kiếm thông tin. Có niềm đam mê và ý thức trong việc cung cấp, xử lý làm tăng giá trị của thông tin, có khả năng sàng lọc đánh giá, thu thập bổ sung và tổ chức quản lý thông tin. Phổ biến thông tin đến người sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng phải có tính năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, có tầm nhìn chiến lược. Sự bùng nổ thông tin điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là thông tin trên mạng trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng lớn công việc của cán bộ thư viện. Những thành tựu này đã làm chuyển đổi các phương tiện truyền tin, thay đổi cấu trúc các thư viện truyền thống. Hiện nay cán bộ thư viện cần phải có khả năng truy cập thông tin, thu thập thông tin nhanh hơn, xác định vị trí, phân tích và kết nối tới thông tin một cách tinh vi hơn. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trang bị thêm cho mình năng lực cá nhân và khả năng thích ứng để phục vụ có hiệu quả và công tác phục vụ tốt hơn trong môi trường thư viện đang phát triển như hiện nay. Văn hóa trở thành nền tảng là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước thì vai trò của thư viện ngày càng được nâng cao mỗi cán bộ thư viện cần phải cố gắng hết sức phát huy hết vai trò và năng lực của mình để đưa thư viện ngày càng phát triển. LỜI KẾT Trong thời gian thực tập một tuần tuy thời gian không dài lắm nhưng trong thời gian thực tập tại thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc trăng đã giúp cho em rất nhiều tgrong việc tiếp thu kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình. Em xin chân thành cám ơn cô Huệ và hai chị là cán bộ thư việi trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng, đã giúp và hướng dẫn em trong thời gian thực tập vừa qua. Giúp em biết đem những gì học được trong lý thuyết biết đem ra thực hành, biết cách linh hoạt trong khi xử lý tài liệu, giúp em củng cố lại kiến thức đã học, tiếp thu những kiến thức mới mà chỉ khi đi vào thực tế mình mới thấy được… Với vai trò là cán bộ thư viện trong tương lai, em thấy bản thân mình cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, chú trọng tin học và ngoại ngữ, rèn kuyện tác phong của người làm cộng tác thư viện: yêu nghề, tận tụy, nhiệt tình với công việc, với bạn đọc. Để có thể góp phần nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, phục vụ có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục và đóng góp phần nào vào công cuộc xây dựng, phát triển nước nhà. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Sóc Trăng, ngày 21 tháng 04 năm 2010. Ký tên Nguyễn Thị Bích Trâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thu_hoach_thu_vien_truong_cdspst_4308.doc
Tài liệu liên quan