1. Hoàn thiện công tác lập Kế hoạch kinh doanh tại Tổng công ty chè Việt Nam.
Lý do chọn đề tài : Trong điều kiện nền Kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu cần thiết phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kinh doanh, điều hành tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch. Nó là sự cụ thể hóa của chiến lược, mang tính chất chi tiết, định lượng và tác nghiệp cao hơn chiến lược nhằm giúp các Doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cụ thể mà mình đặt ra. Với tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc lập kế hoạch kinh doanh càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Chính vì vậy đây là một trong những đề tài em chọn nghiên cứu để tìm hiểu và đóng góp cho công tác lập kế hoạch kinh doanh tại VINATEA.
2. Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.
Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết xuất khẩu luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Chè cũng là một trong những mũi nhọn xuất khẩu mà hiện nay vẫn nằm trong số những ngành nông sản xuất khẩu chủ lực, có lợi thế cạnh tranh về các yếu tố khí hậu, đất đai. Với quá trình công nghiệp hóa khá sớm, trong giai đoạn trước đổi mới, chè xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa của đất nước ta. Với tình hình kinh tế đất nước và thế giới như hiện nay, việc kinh doanh, xuất khẩu chè trên trên thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn và có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Chính vì vậy, đây là một trong những đề tài nghiên cứu mà em chọn để phân tích, tìm hiểu, đánh giá thực trạng xuất khẩu chè hiện nay của Tổng công ty chè Việt Nam, từ đó có những hướng đi và giải pháp nhằm khẳng định vị thế của chè Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về Tổng công ty chè Việt Nam, em đã hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức cũng như thực trạng về tình hình sản xuất kinh doanh của TCT trong những năm gần đây.
32 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
Tổng công ty : TCT
Sản xuất kinh doanh : SX-KD
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn : Bộ NN&PTNT
Công ty trách nhiệm hữu hạn : công ty TNHH
Hợp tác xã : HTX
Hội đồng quản trị : HĐQT
Tổng giám đốc : TGĐ
Phó tổng giám đốc : PTGĐ
Cổ phần : CP
Xuất khẩu : XK
Bình quân : BQ
Bình quân đầu người : BQĐN
Xây dựng cơ bản : XDCB
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty chè Việt Nam 14
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 16
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết cây chè được biết đến trên thế giới từ rất sớm. Cây chè không những có công dụng trong y học như làm thuốc chữa bệnh và làm đẹp mà còn có giá trị về kinh tế. Tại Việt Nam, doanh thu từ xuất khẩu và kinh doanh chè đã đóng góp một phần vào ngân sách của nhà nước, giải quyết được một lượng lớn việc làm cho lao động ở vùng trung du và miền núi, góp phần xoá đói giảm ngèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.Vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, cây chè đã trở thành một cây trồng quan trọng và ngành chế biến kinh doanh chè cũng trở thành một trong những ngành đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước.
Với môi trường cụ thể là được thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, lại nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty cùng toàn bộ Cán bộ Công nhân viên chức phòng Tổ chức – Pháp chế, phòng Kế hoạch – Đầu tư và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Sơn, qua tìm hiểu thực tế về những vấn đề lý thuyết đã được học tại trường, dưới đây là bản báo cáo thực tập tổng quan của em về những vấn đề cơ bản của Tổng công ty. Trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế em kính mong Lãnh đạo tổng công ty, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và thầy giáo hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành
Tên giao dịch đối ngoại : THE VIET NAM NATIONAL TEA CORPORATION
Tên viết tắt : VINATEA
Tên công ty : TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
Trụ sở chính : số 92 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tel: (04) 6226990 Fax: (04) 6226991
Quá trình thành lập:
Tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam ( VINATEA ) hiện nay là Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Công Nông Chè Việt Nam ( gọi tắt là Liên Hiệp) . Trong quá trình hoạt động tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong hơn 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè tại Việt Nam. Tổng công ty được thành lập theo thông báo số 5820-CP/ĐMDN ngày 13/10/1995 của chính phủ và QĐ số 394 NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Bộ NN-PTNT ). Tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế Tổng công ty đã trải qua quá trình phát triển lâu dài từ các nhà máy và LHCXNCNN chè Việt Nam.
Năm 1974, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở sự hợp nhất của các nhà máy chế biến chè xuất khẩu của Trung Ương và một số xí nghiệp chế biến chè của địa phương ở Miền Bắc. Liên hiệp được hình thành trọng tâm nhiệm vụ là chế biến và xuất khẩu chè theo kế hoạch nhà nước giao cho. Đây chính là quá trình vận động liên kết trong ngành chè theo chiều ngang.
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, cả hai miền Nam, Bắc bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước, tình hình sản xuất kinh doanh của cả nước nói chung và của ngành chè nói riêng hết sức gặp khó khăn. Những mâu thuẫn nảy sinh giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ của Trung ương với nhau trong vấn đề quản lý sản xuất và vùng nguyên liệu chè. Tình hình này đã làm cho sản lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt không đến 50% công suất.
Đứng trước tình hình đó, liên tục các Quyết định của chính phủ được đưa ra: Quyết định số 75( tháng 3/1979); Quyết định số 224(tháng 6/1979) về việc thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng chế biến và giao cho các nông trường trồng chè của địa phương, đều chịu sự thống nhất quản lý của Trung ương. Trên cơ sở các quyết định này, vào năm 1980, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập.
Ban đầu, liên hiệp được tổ chức theo mô hình quản lý ngành dọc, được chia thành ba loại chủ yếu sau:
Xí nghiệp liên hợp công nghiệp- nông nghiệp : đây là những xí nghiệp lớn, có quy mô vùng hoặc liên vùng, bao gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè; có 2 xí nghiệp:
+ Xí nghiệp liên hiệp chè Trần Phú ( huyện Văn Chấn – Yên bái): gồm 4 nông trường và 3 xí nghiệp, sản lượng 70 tấn búp tươi/ngày
+ Xí nghiệp chè sông Lô( Huyện Yên Sơn- Tuyên Quang) gồm 2 nông trường và 3 xí nghiệp , tổng công suất 73.5 tấn /ngày.
Hai xí nghiệp này chiếm 1/3 tổng sản lượng chè của toàn Liên Hiệp, là đơn vị xuất khẩu chủ lực của ngành chè lúc đó.
Các xí nghiệp công nông nghiệp : gồm 1 nông trường và xí nghiệp chế biến được hình thành ở một số vùng : Quân Chu( Bắc Thái); Tân Trào(Sơn Dương- Hà Tuyên); Biển Hồ( Gia lai)
Các xí nghiệp trực thuộc : gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè hương và chè xuất khẩu.
Bước sang năm 1989, Đảng và Nhà Nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trong xu hướng ấy, ngành chè cũng có những đổi mới tích cực. Cuối năm 1988, Liên hiệp giải thể hai xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp, đồng thời tổ chức mô hình sản xuất thống nhất là xí nghiệp công nông nghiệp với quy mô 1 nông trường + 1 xí nghiệp chế biến và các đơn vị dịch vụ. Các xí nghiệp này thực hiện sản xuất và chế biến chè thành phẩm. Mặc dù thị trường truyền thống về chè của liên hiệp bị mất do những biến động về chính trị đầu thập niên 90, nhưng thay vào đó là những thị trường mới : Anh, Đài Loan, Irac, Singapo, Pháp…với giá XK từ 700-800USD/tấn. Tính đến năm 1994 kim ngạch XK chè đã đạt tới 18.295 USD. Toàn Liên Hiệp có 21 xí nghiệp công nông nghiệp và 15 đơn vị dịch vụ
Tháng 12/1995 theo QĐ số 394 NN- TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc sắp xếp lại Liên Hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam và đổi tên thành Tổng công ty chè Việt Nam. Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính phủ, ngày 13/9/2005, theo QĐ số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Hiện nay trong điều lệ doanh nghệp của VINATEA, nhiệm vụ đầu tiên là trực tiếp sản xuất và kinh doanh, hình thức sở hữu của Tổng công ty hiện nay là đa sở hữu, cơ cấu của tổng công ty bao gồm:
25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung ổn định.
2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè.
2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè.
1 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thủy lợi.
3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
1 công ty 100% vốn hoạt động tại Nga.
2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng và chế biến và xuất khẩu chè.
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Từ khi thành lập đến nay quá trình phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1995
Đây là giai đoạn tiền thân của Tổng công ty bây giờ, trong giai đoạn này là giai đoạn hoạt động của Liên Hiệp Các Xí Nghiệp công nông chè Việt Nam, hoạt động với nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp cấp dưới, không có nhiệm vụ kinh doanh, không xuất khẩu.
Giai đoạn từ 1995 đến nay
Giai đoạn này, chính thức ra đời Tổng công ty chè Việt Nam, công ty là đơn vị trực thuộc nhà nước do nhà nước quản lý, bắt đầu nhận nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu chè trong giai đoạn này liên tục tăng. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là Liên Xô, Đông Âu và Italia.
Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính Phủ, ngày 13/09/2005, căn cứ quyết định số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc chuyển Tổng công ty Chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty mẹ là sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại chè; kinh doanh vật tư nguyên liệu vật liệu, máy móc, phụ tùng, thiết bị chế biến chè…Trong giai đoạn này sản lượng xuất khẩu tăng vọt, diện tích trồng chè tăng mạnh.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của VINATEA
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của tổng công ty
Tổng công ty chè Việt Nam vói chức năng tham gia xây dựng qui hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao. Tổng công ty tham gia xây dựng các mối quan hệ và hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần thực hiện cải tạo môi trường sinh thái.
Tổng công ty là một Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng phục vụ công nghệ chế biến chè. Đồng thời tổ chức và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chè, để từng bước đưa công nghệ chế biến chè ở Việt Nam tiến kịp trình độ thế giới.
Tổng công ty tham gia nghiên cứu giống chè mới, qui trình canh tác, thu hoạch chè và công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời đa dạng mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.2.1. Phòng tài chính kế toán
Chức năng: Là tham mưu giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực tài chính, đầu tư tài chính, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanhcủa tổng công ty và các đơn vị trực thuộc công ty mẹ.
Nhiệm vụ chủ yếu: Quản lý và theo dõi hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đầu tư tại các công ty thành viên, công ty liên kết và trên thị trường chứng khoán. Thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty mẹ, tổng hợp theo dõi tình hình hoạt động tài chính của các công ty con và công ty liên doanh liên kết.
Thẩm định về mặt tài chính và hiệu quả kinh tế đối với các dự án đầu tư, hợp đồng kinh tế, mua bán vay và cho vay theo sự phân cấp quản lý của Tổng công ty.
Tổng hợp xử lý và lưu giữ các tài liệu, số liệu về tài chính, kế toán theo đúng các chuẩn mực kế toán, luật kế toán và các quy định quản lý tài chính hiện hành. Thực hiện tác nghiệp về nghiệp vụ kế toán văn phòng của công ty mẹ. Tư vấn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ kế toán- tài chính cho các đơn vị thành viên.
Chủ trì kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán, giao nộp. Tình hình quản lý, sử dụng các loại tài sản vật tư, tiền vốn của tổng công ty kể cả vốn đưa vào liên doanh, liên kết, hợp tác.
Lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm của công ty mẹ và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của tổng hợp công ty mẹ - công ty con.
Phối hợp với các phòng ban và hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hóa và tài sản của Công ty mẹ. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
1.2.2.2. Phòng kế hoạch đầu tư
Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, TGĐ trong các lĩnh vực: Kế hoạch và các chiến lược trong sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết.
Nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, trung hạn, và hàng năm của công ty mẹ, chủ trì lập các dự án liên doanh liên kết về sản xuất kinh doanh chè và các dịch vụ khác của TCT. Đánh giá phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các đơn vị thành viên, tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và TCT. Kiểm tra, điều độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và các đơn vị trực thuộc.
Chủ trì cùng các phòng ban liên quan lập các dự án đầu tư, dự án hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Chủ trì, phối hợp với các phòng và các đơn vị của TCT xây dựng các định mức kinh phí kỹ thuật, theo dõi và giám sát thực hiện các định mức đó.
Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh của TCT.
Lập các báo cáo tổng hợp và báo cáo thống kê theo định kỳ để báo cáo TGĐ và các cơ quan hữu quan. Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ liên quan đến chương trình hợp tác Liên Xô – Ba Lan; phối hợp các phòng kế toán tài chính đối chiếu và thu hồi công nợ chương trình hợp tác Liên Xô _ Ba Lan, các chương trình vay nợ và đầu tư ODA.
Phối hợp với các phòng và Hội đồng giá của TCT xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hóa và tài sản của công ty mẹ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao.
1.2.2.3. Phòng kỹ thuật
Chức năng: là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, TGĐvề lĩnh vực kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp, thiết bị máy móc và xây dựng cơ bản.
Nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng và chỉ đạo, làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè và kỹ thuật sản xuất chế biến chè phù hợp với các điều kiện nguyên liệu và thiết bị hiện có đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị và nhu cầu thị trường tiêu thụ chè. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ phối hợp các tổ chức khoa học kỹ thuật trong và ngoài ngành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của công ty. Tiến hành tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân kỹ thuật, đào tạo sát hạch tay nghề công nhân. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.2.4. Phòng kiểm tra chất lượng và sản phẩm
Chức năng: Làm tham mưu, giúp việc cho HĐQT, TGĐ về kiểm tra chất lượng sản phẩm chè.
Nhiệm vụ chủ yếu: Kiểm tra chất lượng sản phẩm về các chỉ tiêu hóa lý, cảm quan chè nhập kho xuất kho. Chịu trách nhiệm trước TGĐ về chất lượng chè nhập kho và chè tiêu thụ ra thị trường. Chỉ đạo kỹ thuật sàng, phân loại, tinh chế, đấu trộn chè. Phối hợp với phòng kinh doanh để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chè nội tiêu và phát triển sản phẩm chè mới. Phối hợp với phòng kỹ thuật công nghiệp chỉ đạo và tư vấn quy trình sản xuất của đơn vị khi phát hiện thấy sản phẩm có khuyết tật. Đồng thời phối hợp với các phòng ban khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.2.5. Phòng tổ chức pháp chế
Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, TGĐ về các lĩnh vực: quản lý và tổ chức nhân sự; các chế độ chính sách đối với người lao động thuộc công ty mẹ; công tác dân quân tự vệ và nghĩa vụ quân sự; thi đua khen thưởng; thanh tra – pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến công ty mẹ.
Nhiệm vụ chủ yếu: Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ công nhân viên trong công ty mẹ, xây dựng các phương án quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ quan TCT và các đơn vị thành viên. Quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ lao động của cán bộ công nhân viên cơ quan TCT và các đơn vị báo sổ. Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của nhà nước (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động).
Ngoài ra, phòng tiến hành tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của TCT. Tổ chức xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Thực hiện việc thi chuyển ngạch, nâng bậc.
Thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật trong phạm vi của công ty mẹ. Soạn thảo hoặc thẩm định tính pháp lý của các nội quy quy chế của TCT, chịu trách nhiệm về pháp lý và tư vấn đối với hoạt động của công ty mẹ. Tổ chức phát động , hướng dẫn phong trào thi đua theo dõi và tổng kết phong trào thi đua lao động sản xuất trong toàn TCT. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.2.6. Văn phòng
Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, TGĐ về công tác trong lĩnh vực văn phòng.
Nhiệm vụ chủ yếu: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các cơ sở vật chất mang tính chất văn phòng để lãnh đạo các phòng ban trong cơ quan công ty mẹ hoạt động bình thường. Thực hiện quản lý, tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và tài sản của cơ quan văn phòng công ty mẹ.
Khối văn phòng TCT thực hiện quản lý, cập nhật và phát triển trang web của Tổng công ty, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của TCT trên internet. Tiến hành quản lý mạng LAN trong TCT, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị ngoại vi và máy tính của văn phòng TCT.
1.2.2.7. Các phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh số 1: Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường Iraq, Gordani, Lyban, Angeri và một số khách hàng tại các thị trường Trung đông; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 2: Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường: SNG, Đức, Pakistan, Thổ Nhĩ kỳ, Iran, Châu phi, Châu mỹ và các nước khác; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 3: Chịu trách nhiệm quản lý các loại bao bì, nhãn mác sản phẩm chè hiện có và nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm chè của công ty mẹ quản lý mã vạch sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp và chịu trách nhiệm đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm chè của Tổng công ty. Thực hiện kinh doanh chè và nông sản thực phẩm tại thị trường nội địa, tổ chức và thực hiện việc xúc tiến thương mại trong nước.
1.3. Cơ cấu tổ chức
1.3.1. Cơ cấu tổ chức theo không gian
VINATEA có một cơ cấu tổ chức vững mạnh, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty nằm trải dài khắp dọc lãnh thổ Việt Nam, với các vùng nguyên liệu chè trù phú có chất lượng cao ở Việt Nam.
Các công ty trực thuộc công ty mẹ :
- Xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh
- Công ty Chè Việt Cường
- Công ty Chè Sài Gòn
- Công ty Thương Mại Hương Trà
- Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn.
- Xí nghiệp cơ khí Mai Đình
- Công ty thương mai và du lịch Hồng Trà
- Chi nhánh Xuất khẩu chè Hải Phòng
- Công ty kinh doanh thương mại tổng hợp Nam Sơn
Các công ty con :
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên bao gồm:
Công ty TNHHNN1TV chè Mộc Châu
Công ty TNHHNN1TV chè Sông Cầu
Công ty TNHHNN1TV chè Long Phú
Công ty cổ phần (51% vốn) trở lên:
Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ
Công ty cổ phần chè Liên Sơn
Công ty cổ phần chè Trần Phú
Công ty 100% vốn tại nước ngoài:
Công ty chè Ba Đình – Liên bang Nga
Các công ty liên kết :
Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần chè Kim Anh
Công ty cổ phần chè Quân Chu
Công ty cổ phần chè Bắc Sơn
Công ty cổ phần xây lắp Vật Tư Kỹ Thuật
Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt
Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh
Công ty cổ phần Thái Nguyên
Công ty cổ phần cơ khí chè
Công ty cổ phần KD Thái Bình Dương
Công ty cổ phần nước khoáng Long Phú
Công ty liên doanh
Công ty liên doanh chè Phú Đa
1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản trị
Bộ máy quản trị của tổng công ty được tổ chức theo kiểu mẹ - con và theo chiều ngang, cơ cấu công ty mẹ có hội Đồng Quản Trị (HĐQT) cấp cao nhất, dưới HĐQT là Tổng Giám Đốc (TGĐ), bộ phận tham mưu của TGĐ là Ban kiểm soát, dưới TGĐ là các phó tổng giám đốc (PTGĐ), dưới PTGĐ là các phòng ban.
Bộ phận chức năng, đứng đầu các phòng ban, bộ phận là các trưởng phòng (bộ phận); Dưới công ty mẹ là các công ty con và các công ty liên kết.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty chè Việt Nam
HĐQT
Ban KS
Tổng GĐ
PTGĐ
PTGĐ
PTGĐ
PTGĐ
Ph.
KH
Đầu
Tư
Ph.
Kế
Toán
TC
Ph.
Kỹ
Thuật
Ph.
SP
KCS
Ph.
Kinh
Doanh
1,2,3
Văn
phòng
Ph.
Tổ
Chức
PC
Cty
KDTM
Nam
Sơn
TT
Đồ
Sơn
Cty
Chè
Việt
Cường
Cty
Chè
Sài gòn
Chi
Nhánh
Hải
Phòng
Cty
TM&
DV
Hồng
Trà
Cty
TM
Hương
Trà
CÔNG TY LIÊN KẾT
CÔNG TY CON
(Nguồn: Tài liệu phòng tổ chức pháp chế)
1.4. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông , lâm sản khác: hiện nay công ty có tới 120 000 ha đất trồng chè; trước năm 1987 tổng công ty có 110 đàn gia súc, nay chỉ còn 2 nông trường chăn nuôi bò và lợn.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát…
- Kinh doanh vật liệu xây dựng: Tổng công ty đã xây dựng 80km đường sắt từ Bắc vào Nam
- Sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu
- Sản xuất bao bì các loại
- Kinh doanh phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt, chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng.
- Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và khu vực chế biến chè.
- Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè, xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, đường giao thông.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà ở bất động sản.
- Bán buôn, bán lẻ, bán các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống.
- Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước.
- Xuất khẩu các sản phẩm chè (chè xanh, chè đen...) và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ...
- Nhập khẩu: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng.
Chương 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VINATEA
2.1. Tình hình hoạt động của VINATEA trong những năm gần đây
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của VINATEA trong những năm gần đây.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
1
GT tổng sản lượng
Triệu đ
330.000
369.2427
340.525
341.220
354.000
2
Doanh thu
Triệu đ
709.500
856.000
924.300
938.200
940.500
3
Kim ngạch xuất khẩu
1000USD
21.950
37.030
35.110
36.670
39.500
4
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đ
4.250
8.300
3.340
3.450
4.300
5
Nộp ngân sách
Triệu đ
38.000
36.400
30.500
34.900
35.500
6
Lao động BQ
Người
4.860
3.850
3.260
3.021
2.100
7
Thu nhập BQ đầu người
1000đ
650
700
730
790
820
(Nguồn: BCKQ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2005 và 2006_vinatea)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy:
+ Tổng doanh thu tăng đều qua các năm: năm 2003 do ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu Iraq doanh thu đạt trên 700 triệu. Sang năm 2004, doanh thu tăng 20,6% so với năm 2003 và dần ổn định thị trường; năm 2005 tăng 7,9% so với năm 2004; năm 2006 tăng 1,5% so với năm 2005. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đều có mức tăng trưởng khá cao và ổn định và ngày càng hướng tới sản phẩm chất lượng, an toàn.
+ Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng 68,7% so với năm 2003 là kết quả của sự phục hồi thị trường xuất khẩu sau ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới. Từ năm 2004 trở đi, mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đối ổn định; năm 2006 tăng 4,4% so với năm 2005. Và theo kế hoạch năm 2007 đạt 39.500 nghìn đô la.
+ Lợi nhuận trước thuế năm 2004 tăng 95% so với năm 2003, đã gần phục hồi so với lợi nhuận trước thuế năm 2002 sau cuộc khủng hoảng thị trường xuất khẩu 2003. Từ 2005 trở đi, SX-KD đi vào ổn định và năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng 3,3% so với năm 2005.
+ Nộp ngân sách nhà nước khá cao, năm 2006 nộp ngân sách 34900 triệu đồng tăng 14,5% so với năm 2005.
+ Thu nhập BQĐN liên tục tăng, năm 2006 đạt 790000đ / người / tháng tăng 8,2% so với 2005.
+ Về cơ cấu mặt hàng chè sản xuất ra thì chè đen vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 60% và cũng là mặt hàng chè phổ biến của Tổng công ty. Sản lượng chè đen sản xuất năm 2006 tăng 8,6% so với năm 2005.
Nhìn chung qua các năm qua VINATEA luôn làm ăn có hiệu quả vì lợi nhuận trước thuế của TCT tăng dần qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 116,73%, đặc biệt tăng mạnh ở năm 2007 với tốc độ phát triển liên hoàn là 124,67%. Nguyên nhân của việc tăng này ngoài việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức của TCT còn do có lợi nhuận từ việc đầu tư tài chính ở các công ty liên doanh, liên kết.
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008
2.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2008
* Giá trị tổng sản lượng toàn Tổng công ty tính theo ( giá cố định ) đạt 229,314 tỉ đồng vượt 11,53% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong đó :
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 156,176 tỉ đồng vượt 16,5% so với cùng kỳ năm 2007.
- Giá trị sản xuất Nông nghiệp đạt 61,488 tỉ đồng vượt 19,84% so với cùng kỳ năm 2007
- Giá trị XDCB đạt 11,648 tỉ đồng giảm 42,45% so với cùng kỳ năm 2007.
* Sản phẩm sản xuất ra : 9 tháng toàn Tổng công ty sản xuất được 13.642 tấn, tăng 17,38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó :
- Chè đen : 9.746 tấn, tăng 36,59% so với cùng kỳ năm 2007.
- Chè xanh 3.746 tấn, giảm 12,51% so với cùng kỳ năm 2007.
- Chè nội tiêu : 150 tấn, giảm 26,72% so với cùng kỳ năm 2007.
Các đơn vị thuộc công ty mẹ : Chè sản xuất ra 4.430 tấn, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2007.
Các công ty con : Chè sản xuất ra 2.347 tấn, tăng 23,37% so với cùng kỳ năm 2007.
Các công ty liên kết: Chè sản xuất ra 6.864 tấn, tăng 23,77% so với cùng kỳ năm 2007
* Doanh thu toàn tổng công ty đạt : 924,69 tỷ đồng
Các đơn vi thuộc công ty mẹ doanh thu đạt : 733,75 tỷ đồng.
Các công ty con doanh thu đạt: 49,87 tỷ đồng
Các công ty liên kết doanh thu đạt: 141,07 tỷ đồng.
* Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 19,84 triệu USD tăng 6,23% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong đó:
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 12,878 triệu USD tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2007.
- Kim ngạch nhập khẩu đạt 6,96 triệu USD giảm 16,79% so với cùng kỳ năm 2007.
* Sản lượng chè xuất khẩu : 8.377 tấn tăng 1,16% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong đó:
Công ty mẹ :
- Kim ngạch XK đạt 11,189 triệu USD tăng 17,59% so với cùng kỳ năm 2007.
- Sản lượng chè XK 7.469 tấn giảm 3,83% so với cùng kỳ năm 2007.
Công ty liên kết:- Kim ngạch XK đạt 1,689 triệu USD tăng 112,39% so với cùng kỳ năm 2007.
- Sản lượng chè XK 908 tấn tăng 76,6% so với cùng kỳ năm 2007.
Lợi nhuận : 2.098 triệu đồng
Nộp ngân sách : 14.324 triệu đồng.
2.2.2. Đánh giá các lĩnh vực hoạt động của TCT qua 9 tháng
2.2.2.1. Về Nông nghiệp
* Công tác chăm sóc chè
- Ngay từ đầu năm các đơn vị tổ chức chăm sóc chè, khuyến khích các đơn vị tăng lượng phân hưu cơ, phòng chống sâu bệnh, nghiêm cấm sử dụng thuốc trừ sâu không được phép sử dụng và giám sát thời gian cách ly.
- Các đơn vị đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại tình hình sử dụng và quản lý đất đai của đơn vị mình và lập phương án cụ thể sử dụng đất đai theo đúng yêu cầu của Bộ và Nhà nước
* Sản xuất và thu mua nguyên liệu
- Hầu hết các đơn vị nằm trong tình trạng mua nguyên liệu nên chất lượng nguyên liệu thấp, chè rất nhiều cuộng, ít búp, lá mỏng...
- 9 tháng đầu năm 2008 sản lượng chè búp tươi tự sản xuất và thu mua toàn TCT là : 49.269 tấn tăng 20,49% so với cùng kỳ năm trước.
* Nguyên nhân dẫn tới việc chất lượng nguyên liệu giảm sút
- Do chi phí đầu vào phân bón, thuốc trừ sâu quá cao, nên các hộ dân làm hạn chế đầu tư thâm canh, chăm sóc dẫn đến chất lượng chè búp tươi năm nay giảm.
- Vườn chè của các đơn vị chủ yếu là già cỗi, hầu như không được thâm canh để tổ chức đốn, cải tạo lại, chỉ có một số ít đơn vị ( Công ty liên doanh chè Phú Đa, Công ty chè Mộc Châu, công ty CP chè Hà Tĩnh ) là quản lý được vườn chè nên chất lượng nguyên liệu búp tươi có khá hơn, nhưng vẫn kém hơn năm 2007.
- Việc quản lý quy trình kỹ thuật, thu hái và quản lý nguyên liệu rất khó khăn vì các vườn chè đã giao khoán cho người lao động.
2.2.2.2. Về công nghiệp chế biến
* Công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng và công tác vệ sinh công nghiệp. Hầu hết các công ty đã lắp thiết bị hút tạp chất sắt. Các đơn vị đã tiến hành cải tạo lại lò đốt để thay thế chủng loại than nên đã giảm chi phí tiêu hao than trong sản xuất.
* Chất lượng chè sản xuất ra
Chất lượng sản phẩm chè đen 9 tháng đầu năm 2008 giảm so với năm 2007.
Nguyên nhân :
- Chất lượng chè búp tươi của các công ty đều giảm ( trừ Phú Đa, Hà Tĩnh, Liên Sơn, Mộc Châu là chất lượng nguyên liệu búp tươi còn duy trì được, nhưng vẫn kém hơn năm 2007), còn lại hầu hết các đơn vị phải mua nguyên liệu có tỷ lệ lá già, bánh tẻ 50% - 60%, các tháng 7, 8, 9 nhiều đơn vị đã mua nguyên liệu tới 70% lá già bánh tẻ, làm cho chất lượng chè thành phẩm đạt thấp, tổng thu hồi thấp. Đa số các mẫu chè đen được phân tích không đạt hàm lượng chất tan so với TCVN và thấp nhất từ trước đến nay ( chủ yếu 26% - 29%), một số mẫu đạt 24%-25%, số mẫu đạt 32% rất ít).
- Tình trạng mất điện, thiếu điện đã ảnh hưởng rất lớn trong khâu chế biến.
2.2.2.3. Về thị trường
a. Kinh doanh xuất nhập khẩu
* Thị trường xuất khẩu chè : 9 tháng đầu năm, toàn TCT xuất khẩu được 8.377 tấn tăng 1,16% so với cùng kỳ năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 12,878 triệu USD tăng 24,9 % so với cùng kỳ năm 2007.
Giá chè xuất khẩu BQ 8 tháng đầu năm 2008 là 1.401,89 USD tăng 20,52% so với giá BQ năm 2007
Trong đó :
- Giá chè đen xuất khẩu BQ là 1.198,25 USD/ tấn ( FOB ) tăng 20.52% so với giá bình quân năm 2007
- Giá chè xanh xuất khẩu BQ là 1.809,59 USD/ tấn ( FOB ) tăng 30,39% so với giá BQ năm 2007.
+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong 9 tháng đầu năm là :
Pakistan :
2.513,11 tấn
Nga :
794,90 tấn
Đức :
506,73 tấn
Hà Lan :
541, 20 tấn
Đài Loan :
476,32 tấn
Inđônexia :
440,58 tấn
Ấn Độ :
351,56 tấn
Uzbekistan :
311,35 tấn
Trung Quốc :
308,00 tấn
* Kinh doanh nhập khẩu :
Do công nợ tồn đọng phát sinh nhiều, cộng thêm sự biến động tỉ giá của đồng USD so với VNĐ rất lớn, đặc biệt trong thời điểm từ cuối tháng 5 đến tháng 7 năm 2008. Lãi suất vay USD tăng liên tục có thời điểm lên tới 11-12%/năm. Trước tình hình đó để tránh tổn thất do lỗ chênh lệch tỉ giá TCT đã yêu cầu các đơn vị thương mại tạm dừng kinh doanh hàng nhập khẩu, tập trung thu hồi công nợ.
Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm của TCT đạt 6,962 triệu USD, giảm 16,79% so với cùng kỳ năm trước.
b. Kinh doanh chè nội tiêu :
- Các công ty chè Sài Gòn, Hương Trà, Mộc Châu mặc dù tiêu thụ số lượng chưa lớn nhưng bước đầu cũng đã đưa được sản phẩm chè mang thương hiệu của chính đơn vị mình vào các siêu thị lớn, khách sạn, sân bay… và được khách hàng chấp nhận.
- Riêng văn phòng TCT, bộ phận chè nội tiêu mới đi vào hoạt động tuy chưa có kinh nghiệm và đang còn trong giai đoạn tiếp thị, XTTM, quảng bá thương hiệu Vinatea cũng đã có mặt tại 9 quận nội thành Hà Nội thông qua các đại lý, hàng café…Doanh thu chè nội tiêu thành phẩm đóng gói : 7.086 triệu đồng.
c. Kinh doanh xây lắp :
Giá trị xây lắp thực hiện : 11,648 tỉ đồng, giảm 42,45% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh doanh xây lắp giảm mạnh là do 2 đơn vị Thái Bình Dương và xây lắp vật tư kỹ thuật khi chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần chưa quyết toán song vốn nhà nước, nợ đọng từ các chủ đầu tư quá lớn, hiện tại các ngân hàng vẫn tạm thời dừng cho vay vốn dẫn đến nhiều công trình không thực hiện được.
d. Về tài chính :
- Vốn lưu động của TCT rất ít nên hầu hết phải đi vay ngân hàng, mà hiện nay cơ chế vay ngân hàng lại rất khó, 7 tháng đầu năm các đơn vị sản xuất đều không vay được vốn..
- Khối văn phòng TCT tuy có điều kiện làm thủ tục vay vốn nhất, nhưng tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng lại quá ít, nên hạn mức vay rất thấp. TCT đã phải tiến hành cân đối lại toàn bộ các nguồn vốn tự có, mở rộng giao dịch với hàng loạt các ngân hàng huy động vốn ở mức cao nhất, đã vay và ứng dụng một phần vốn cho các đơn vị nhằm ổn định sản suất và thanh toán cho các khách hàng nhằm huy động chè cho xuất khẩu.
- Công tác quản lý và thu hồi công nợ đã được quan tâm đúng mức. Tổng công ty và các đơn vị đã tích cực đối chiếu, thu hồi công nợ tồn đọng, hạn chế tối đa công nợ phát sinh. Tuy nhiên công nợ nội bộ còn tồn đọng khá lớn.
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA
3.1. Phương hướng phát triển VINATEA (đến 2010-2020)
Mục tiêu: Xây dựng tổng công ty chè Việt Nam nhà nước giữ cổ phần chi phối thành một Doanh Nghiệp mạnh, hoạt động đa ngành trên cơ sở ngành chè là chính, đủ mạnh để làm chủ lực cho ngành chè Việt Nam hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới.
Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội chè Việt Nam đã để ra mục tiêu ổn định ngành chè Việt Nam ở mức 130-140 ngàn ha. Mục tiêu này là hợp lý, có thể hiểu là ngành chè phải phát triển theo chiều sâu (thâm canh, nâng cao chất lương và giá trị gia tăng) hơn là phát triển theo chiều rộng hiện nay (tăng diện tích, chất lượng yếu, năng lực cạnh tranh kém). Trên cơ sở đó, phấn đấu đến năm 2010 toàn ngành đạt doanh thu khoảng 250-300 triệu $ (gần bằng doanh thu từ chè của Srilanka vào năm 2005. Mức doanh thu tổng hợp từ chè và các nguồn khác vào thập niên 20 trở ra dự kiến ở mức 500-750 triệu $. Những mục tiêu này là tham vọng và phải phấn đấu quyết liệt vì tổng kim ngạch hiện nay mới đạt hơn 100 triệu $. Năng suất bình quân dự kiến khi định hình đạt 12 tấn búp tươi/ha (tức là hơn 2,5 tấn khô/ha). Mức năng suất này là tiên tiến, cao gần gấp đôi năng suất bình quân hiện nay. Việc xác định mục tiêu này là căn cứ vào mức độ năng suất đại trà của các vùng trọng điểm, việc tăng các diện tích trồng giống mới tiến bộ và việc cải tạo đất. Tổng sản phẩm đến khi định hình ước đạt 200-250 ngàn tấn, trong đó tiêu dùng trong nước khoảng 50 ngàn tấn, mục tiêu này có thể đạt được.
Chiến lược phát triển: Sản phẩm sản xuất ra để phục vụ theo nhu cầu của khách hàng, từ chỗ bán cái ta có chuyển sang bán cái khách hàng cần; từ chỗ xuất khẩu thành phẩm tiến đến xuất khẩu thành phẩm có nhãn mác và phục vụ lợi ích người tiêu dùng.
Đa dạng hóa các mặt hàng chè (đen, xanh truyền thống) có thêm chè bổ dưỡng, chè chữa bệnh,…Và các loại chè đáp ứng nhu cầu từng vùng.
Giữ vững thị trường truyền thống và bạn hàng lớn như Pkistang, Nga, Đức, Đài Loan…
Phát triển các thị trường mới như EU, Mỹ, Nhật bản và Hàn Quốc. tôn chỉ hoạt động của Tổng công ty: “ Tín nhiệm – Chất lượng – Lâu dài – Bền vững”
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh doanh
Biện pháp thứ nhất là cải tạo hệ thống canh tác
Giải pháp căn bản là phát triển chè theo giống chè phù hợp với độ cao so với mặt biển hay cũng gọi là giải pháp khu vực hóa giống. Bên cạnh đó xác định tỷ lệ tương thích của cơ cấu giống đối với từng vùng, tiểu vùng và các vườn chè phù hợp với công nghệ chế biến. Thực hiện thâm canh cao độ để thu hoạch chè đúng tiêu chuẩn Việt Nam. Khuyến khích các hệ thống canh tác theo hướng sinh học, hữu cơ, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế hiện hành.
Thứ hai là phát triển khu công nghiệp chế biến của tổng công ty
Vấn đề sống còn là tiêu chuẩn hóa nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm theo hướng hiện đại, tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Thực hiện sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn HACCP ISO. Phát triển các loại công nghệ truyền thống Việt Nam chất lượng cao để chế biến chè đặc sản có giá trị gia tăng, có thế mạnh riêng về bí quyết công nghệ thuần dược để nâng cao sức cạnh tranh, các loại chè ướp hoa tươi, các loại chè thảo dược bổ dưỡng, chè thuốc, chè xanh các loại cũng là thế mạnh của tổng công ty. Việc phát triển công nghiệp chế biến phải gắn chặt với việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu trong một quy hoạch tổng thể chặt chẽ, để hạn chế, tiến tới xóa bỏ những sự phát triển quá nóng của các cơ sở chế biến như một thứ qui luật cứ khoảng 10-15 năm lại lặp lại.
Giải pháp thứ 3 là lựa chọn thị trường xuất khẩu và hoạt động thương mại
Giải pháp căn bản là nâng cao chất lượng để cải thiện mặt bằng giá đơn vị (hiện giá chè Việt Nam mới chỉ đạt 50-70% mức giá bình quân quốc tế). Xác định các thị trường trọng điểm quy mô lớn và lâu dài để tạo lợi thế cạnh tranh riêng. Trong thương mại chè , giải pháp cơ bản là thành lập trung tâm đấu giá chè quốc tế ( trong khuôn khổ hoạt động tài trợ của cơ quan phát triển Pháp đã được Chính phủ cho phép triển khai bước đầu từ năm 2007 mà đối tác là Hiệp hội chè Việt Nam). Hoạt động đấu giá là hoạt động phổ dụng trong thương mại chè quốc tế hiện nay.
Giải pháp thứ tư là phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ
Giải pháp cơ bản đối với khoa học công nghệ là tập trung nghiên cứu và triển khai những đề tài và dự án liên quan đến: phát triển giống mới (chất lượng cao và năng suất phù hợp); sinh hóa chế biến liên quan đến chất lượng chè thành phẩm; bảo vệ thực vật( khâu yếu hiện nay); quy hoạch diện tích, phân bổ vùng nguyên liệu và hệ thống chế biến tương thích; khoa học quản lý; hệ thống sản xuất hợp lý và hệ thống marketing cần hoàn thiện.
Về phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo cán bộ đầu ngành; công nhân kỹ thuật; ngoại ngữ; quản lý. Yếu tố kỹ thuật, đào tạo chuyên gia chuyên sâu như kỹ sư, kỹ sư trưởng quan trọng hơn là đào tạo các bậc sau đại học được quan niệm hiện nay như Tiến sĩ, Thạc sĩ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty chè Việt Nam.
Phòng Kế hoạch đầu tư, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005, 2006, 2007.
Phòng Kế hoạch đầu tư, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 9 tháng đầu năm 2008.
Nguyễn Tấn Phong (tháng 4/2002), “Tạp chí người làm chè”, tr. 5-6.
Phòng tổ chức pháp chế, Cơ cấu tổ chức Tổng công ty chè Việt Nam.
Phòng kinh doanh, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007.
Tham luận tại Đại hội Hiệp hội chè Việt Nam, Lâm Đồng (21/12/2006), Hướng chiến lược và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành chè.
Webside vinatea.com.vn.
Vietnamnet.kinhtechevietnam.
Các đề tài nghiên cứu
1. Hoàn thiện công tác lập Kế hoạch kinh doanh tại Tổng công ty chè Việt Nam.
Lý do chọn đề tài : Trong điều kiện nền Kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu cần thiết phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kinh doanh, điều hành tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch. Nó là sự cụ thể hóa của chiến lược, mang tính chất chi tiết, định lượng và tác nghiệp cao hơn chiến lược nhằm giúp các Doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cụ thể mà mình đặt ra.. Với tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc lập kế hoạch kinh doanh càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Chính vì vậy đây là một trong những đề tài em chọn nghiên cứu để tìm hiểu và đóng góp cho công tác lập kế hoạch kinh doanh tại VINATEA.
2. Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.
Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết xuất khẩu luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Chè cũng là một trong những mũi nhọn xuất khẩu mà hiện nay vẫn nằm trong số những ngành nông sản xuất khẩu chủ lực, có lợi thế cạnh tranh về các yếu tố khí hậu, đất đai. Với quá trình công nghiệp hóa khá sớm, trong giai đoạn trước đổi mới, chè xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa của đất nước ta. Với tình hình kinh tế đất nước và thế giới như hiện nay, việc kinh doanh, xuất khẩu chè trên trên thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn và có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Chính vì vậy, đây là một trong những đề tài nghiên cứu mà em chọn để phân tích, tìm hiểu, đánh giá thực trạng xuất khẩu chè hiện nay của Tổng công ty chè Việt Nam, từ đó có những hướng đi và giải pháp nhằm khẳng định vị thế của chè Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về Tổng công ty chè Việt Nam, em đã hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức cũng như thực trạng về tình hình sản xuất kinh doanh của TCT trong những năm gần đây.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng công ty chè Việt Nam, các phòng ban nghiệp vụ, toàn thể Cán bộ công nhân viên chức phòng Tổ chức - Pháp chế , phòng Kế Hoạch – Đầu tư của TCT đã tận tình giúp đỡ, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo ân cần của thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Sơn để em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Do thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót kính mong thầy giáo cùng Ban lãnh đạo, các phòng ban nghiệp vụ của TCT chè Việt Nam có sự thông cảm và đóng góp thêm để em có thể hoàn thiện tốt hơn bản Báo cáo của mình.
Hà nội, ngày 21 tháng 02 năm 2009
Xác nhận của Phòng Tổ Chức - Pháp chế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22772.doc