Tổng Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh không chỉ là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô và tổ chức lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, mà còn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu toàn quốc về quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản.Trong hơn 18 năm phát triển và trưởng thành đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Báo cáo đã hoàn thành với các kết quả đóng góp như sau:
30 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, lại xa các trung tâm kinh tế lớn. Trong mấy năm gần đây kinh tế Hà Tĩnh đạt tăng trưởng khá. Phương hướng và nhiệm vụ của tỉnh phấn đấu từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành tỉnh có công nghiệp-dịch vụ phát triển, tạo nền tảng đến năm 2015 tỉnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền trung. Để đạt được điều đó thì cần sự nỗ lực và phấn đấu của các ngành, cơ quan, nhân dân và các doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Đóng góp vai trò quan trọng trong mục tiêu xây dựng và phát triển của Tỉnh Hà Tĩnh phải kể đến những thành tựu đã đạt được của Tổng Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh trong những năm qua. Tiếp tục khẳng định bản lĩnh và thương hiệu Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Mitraco nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn. Các doanh nghiệp đều tìm cho mình những hướng đi và chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh hợp lý và đảm bảo sự phát triển bền vững. Vậy thực chất các doanh nghiệp hoạt động như thế nào, có các loại dịch vụ và loại hình kinh doanh gì? Theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của Khoa Quản tri kinh doanh của trường Đại học Kinh tế quốc dân, em chọn Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh là nơi thực tập tốt nghiệp. Sau 4 tuần thực tập tổng hợp, được sự giúp đỡ từ đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn, em đã có đủ tư liệu cần thiết để viết báo cáo này.
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Tổng Công ty Mitraco
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Tổng Công ty Mitraco trong những năm gần đây
Chương 3: Phương hướng và nhiệm vụ năm 2010
:
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ
THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
Quá trình hình thành và phát triển
- Tên cơ quan: Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
- Tên giao dịch: Mineral Trade Corporation-Mitraco.
- Trụ sở chính: Số 02 Đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Tel: 039-855 603 *Fax: 039-855 606.
Email:Contact@mitraco.com.vn.
Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 61/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân là Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
Tổng công ty là đơn vị hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-công ty con 15 năm trôi qua, kể từ khi đơn vị tiền thân ra đời vào ngày 24/09/1991 với tên gọi: Công ty Khoáng sản và Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh.Đến nay đã 4 lần đổi tên và chuyên đổi mô hình với các tên gọi:
- Công ty Khoáng sản và Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh (1991).
- Công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu Titan (1996).
- Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (2000).
- Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (2003).
Đến nay đơn vị là doanh nghiệp có quy mô và tổ chức lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh và là một trong những doanh nghiệp lớn ở miền Trung, đang trên đà phát triển hướng tới thành lập tập đoàn kinh tế đa nghành vững mạnh.Khởi sự với ngành công nghiệp khai thác, kinh doanh các loại khoáng sản do nhà nước giao, xác định khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản là tiền đề vững chắc để Mitraco vươn tới những tầm xa hơn. Trong thời gian qua Mitraco đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực để sản xuất các loại khoáng sản có chất lượng cao được thị trường thế giới chấp nhận đã tạo nên bước nhảy có tính đột phá đầu tiên để đơn vị có điều kiện thuận lợi về vốn, kỹ thuật, tiếp tục đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở sản xuất của mình, tiến tới chế biến sâu các loại khoáng sản mang lại nguồn thu lớn cho nhà nước. Xác định những bước đi thích hợp trên cơ sở phân tích đánh giá thị trường, đa dạng hóa ngành nghề cân đối hài hoà với đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị vừa bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại vừa giải quyết việc làm, phù hợp khả năng tài chính doanh nghiệp luôn là những yêu cầu đặt ra trong qúa trình vận động, tìm tòi hướng đi. Chính từ đó Mitraco đã chủ động đầu tư vào các ngành nghề khác nhau, từng bước tự khẳng định, đã góp phần tạo thế và lực cho Mitraco có đủ niềm tin tiếp tục đi tới. Mitraco là thành viên của Hiệp hội Titan Việt Nam với sản lượng chiếm 60% tổng sản lượng của hiệp hội và là thành viên của Hiệp hội Titan thế giới, là nhà cung cấp sản phẩm Mangan lớn nhất Việt Nam. Các nhà máy được trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại với công nghệ tiên tiến của các nước Mỹ, Nhật Bản, Italia, Thụy Điển, Australia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Niu-zi-lân. Tổng công ty có 2 nhà máy Zircon và Zircon siêu mịn hiện đại và lớn nhất khu vực. Mitraco đang triển khai lập dự án xây dựng nhà máy chế biến Titan Pigment, một nhà máy hiện đại với công nghệ mới đầu tiên trong khu vực.
Hiện tại Mitraco hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty mẹ, công ty con trên nhiều lĩnh vực như: khai thác và chế biến khoáng sản; kinh doanh khách sạn, nhà hàng văn phòng cho thuê; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; dich vụ du lịch lữ hành trong và ngoài nước; kinh doanh siêu thị, thương mại tổng hợp; khai thác, kinh doanh thủy điện; nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ; chế tạo, lắp đặt, sữa chữa máy móc thiết bị; nhập khẩu trang thiết bị máy móc; xuất khẩu lao động, đào tạo nghề; giám định hàng hóa, phân tích sản phẩm; dệt may xuất khẩu; quản lý, khai thác, dich vụ cảng biển, logictic. Tổng công ty có 30 đơn vị thành viên và trực thuộc, trong đó có 25 công ty và xí nghiệp trực thuộc, 5 công ty liên doanh liên kết. Số lượng cán bộ công nhân viên lên tới hơn 3000 ngàn người với hàng trăm kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và hàng ngàn công nhân lành nghề được chuyên môn hoá với trình độ khoa học kỹ thuật cao. Toàn bộ hệ thống sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, ISO 14001, VILAT 7025.
Nhận thức sâu sắc “Khách hàng là thượng đế”, Mitraco không ngừng đổi mới phương cách phục vụ: không bao giờ tự hài lòng, thực sự giữ chữ tín và coi chất lượng là mục tiêu hành động, coi nguyên tắc bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi làm cơ sở trong các quan hệ giao dịch trên thương trường. Kết quả những suy nghĩ đó cùng tinh thần lao động sáng tạo không mệt mỏi của tập thể cán bộ, kỹ sư, công nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng để từng bước có vị trí xứng đáng trên thị trường đầy biến động và nghiệt ngã. Đứng vững trên thị trường nội địa, Mitraco từng bước vươn ra thị trường quốc tế, bước đầu đã đầu tư khai thác Thạch Cao tại Lào. Tạo được mối quan hệ thương mại, là bạn hàng đáng tin cậy của nhiều tập đoàn, công ty lớn thuộc các quốc gia:Singapor, Malaixia, Nhật Bản, Mỹ,Hàn Quốc, ĐàiLoan, ThụyĐiển, Indonesia…
Với 30 đơn vị thành viên hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề khác nhau đã tạo nên tổng doanh thu hàng năm hiện tại ở mức 400 – 500 tỷ đồng, Mitraco luôn là đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà Nước giao, liên tục dẫn đầu tỉnh Hà Tĩnh về thu nộp ngân sách nhà nước với số thu ngày càng cao. Cùng vời tiến trình đổi mới đất nước, qua 15 năm xây dựng và phát triển, Mitraco đang vững vàng đi lên trên quy mô lớn cả về chiều rộng ngành nghề lẫn chiều sâu trang thiết bị. Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn trong thế ổn định và phát triển bền vững, mang lại hiệu quả cao. Điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tích cực tham gia vào công tác xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa với số tiền lên đến hàng tỉ đồng từ quỹ phúc lợi tập thể và tự nguyện đóng góp của Cbcnv.
Với những đóng góp và cống hiến trong những năm qua của Tổng Công ty Khoáng sản.và Thương mại Hà Tĩnh đối với địa phương và đất nước, Mitraco đã được Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, Huân chương Lao động Hạng Hai, đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2003, 2004, 2005, giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2006, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ cúp vàng thương hiệu năm 2007, giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ VIFOTEC, giải thưởng Đông Nam Á, cờ thi đua xuất sắc của chính phủ, cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Và nhiều Bằng, giấy khen của các cơ quan Trung ương và địa phương.
Cơ cấu tổ chức
Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh được tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, tiếp đó là Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc, 8 phòng ban, 30 đơn vị thành viên và trực thuộc.
Đặc điểm quy trình công nghệ
Cát quặng
Máy khai thác cấp liệu
Bơm cấp liệu
Tuyển xoắn hoặc nhà máy
Nguyên liệu thô
Cát thải
Sơ đồ 1: Quy trình khai thác quặng thô
Quặng thô
Lò sấy
Nhà máy tuyển tinh
Sản phẩm
Cát thải
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm
Sản phẩm của công ty là Ilmenite, Zircon, Rutinne.Để hoàn thành sản phẩm bước cuối cùng phải trải qua một quy trình công nghệ phức tạp. Chỉ một thay đổi trong chuỗi liên kết của quy trình sản xuất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Nhìn trung ngoại trừ bộ phận khai thác nguyên liệu thô để cung cấp cho xi nghiệp khai thác quy trình công nghệ riêng, còn lại các xí nghiệp khác tuy quy mô sản xuất có khác nhau nhưng nhìn chung quy trình công nghệ tương đối giống nhau
Cơ quan văn phòng Tổng công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; chủ toa họp đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát
Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc
Là cơ quan điều hành trực tiếp các hoạt động của Tổng công ty, có chức năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Nhà nước và Hội đồng quản trị giao. Ban Tổng Giám đốc của Tổng công ty gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.
- Tổng Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Các Phó Tổng Giám đốc: Là những người giúp việc Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.
Các phòng nghiệp vụ công ty mẹ
Phòng tài chính – kế toán
- Chức năng: Tham mưu và giúp Tổng Giám đốc Công ty tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ chế mới, đồng thời giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại Công ty.
- Nhiệm vụ:
1 - Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải thiện tổ chức bộ máy và công tác kế toán, thống kê.
2 – Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3 - Tính toán trích nộp đúng đủ, kịp thời, các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên (nếu có) và các quỹ xí nghiệp của Công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.
4 - Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng tiến độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các thủ tục và các tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt, hư hỏng, các vụ tham ô và các trường hợp xâm phạm tài sản, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý.
5 - Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê và quyết toán của Công ty theo chế độ quy định.
6 - Tổ chức kiểm tra xét duyệt các báo cáo kế toán thống kê và báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới gửi lên .Tổ chức kiểm tra, kiểm toán kế toán của Công ty, của các đơn vị thành viên trực thuộc theo chế độ quy định.
7 - Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán Nhà nước và các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận cá nhân có liên quan trong Công ty và cho các đơn vị cấp dưới.
8 - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và các số liệu kế toán thuộc bí mật Công ty, bí mật Nhà nước.
9 - Lập và tham gia thực hiện các kế hoạch sản xuất- kỹ thuật-tài chính-kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất, phí lưu thông…các định mức kinh tế, kỹ thuật của Công ty.
10 - Tổ chức phân tích giá thành sản phẩm, phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty nhằm đánh giá đúng đắn tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những trì trệ trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động và doanh lợi của Công ty.
Phòng hành chính – tổng hợp
- Chức năng: tham mưu cho Tổng Giám đốc về nghiệp vụ quản trị văn phòng, hành chính, lưu trữ của Công ty.
- Nhiệm vụ:
1 - Tổng hợp chương trình công tác, lập các biểu và báo cáo thống kê, lên lịch công tác tuần, ghi chép các cuộc họp giao ban của Ban Tổng Giám đốc và ghi biên bản các cuộc họp của Công ty, thông tin, theo dõi tiến độ hoạt động của các đơn vị trong Công ty, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Ban Giám đốc đi công tác.
2 - Tổ chức thực hiện công tác lễ tân phục vụ các sự kiện quan hệ quốc tế, quan hệ đối nội, đối ngoại của Công ty. Đầu mối giao tiếp, sắp xếp lịch làm việc, tiếp đón khách của Công ty.Đảm bảo chỗ ăn, ở thuận lợi, chu đáo cho khách trong thời gian công tác tại Công ty.
3 - Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời.Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục các văn bản do Công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của Tổng giám đốc.
4 - Quản lý và điều phối sử dụng ô tô phục vụ công tác của Công ty.
5 - Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án giữ gìn trật tự, an ninh, phòng cháy, chữa cháy.Đầu mối phối hợp các đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương trong các hoạt động giữ gìn trật tự, trị an, an toàn xã hội trong khuôn viên Công ty.
6 - Tổ chức triển khai và phối hợp các đơn vị thưc hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty.
7 – Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động,cơ sở vật chất và các thiết bị được Công ty giao.
8 – Quản lý hồ sơ lao động; chế độ lương, khen thưởng, chế độ kỷ luật, đào tạo; lập kế hoạch tiền lương và các chế độ BHXH, BHYT.
Phòng phát triển dự án
- Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và triển khai, phát triển các dự án của Công ty.
- Nhiệm vụ:
1 – Tham mưu cho ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, điều hành toàn bộ các dự án của Công ty.
2 – Phát triển, lên chiến lược các vấn đề liên quan đến việc đầu tư, xây dựng các dự án mới.
3 – Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán Công ty lập tiến độ nhu cầu vốn các dự án, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc Công ty xét duyệt, thanh toán theo tiến độ các dự án.
4 – Lưu trữ, hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan đến các dự án của Công ty.
5 – Theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình hoạt động dự án và thẩm định trước khi trình Ban Tổng Giám đốc Công ty duyệt theo quy định.
6 – Liên hệ các cơ quan chức năng lập các thủ tục chuẩn bi đầu tư: Thi công phương án thiết kế, kiến trúc, thỏa thuận phương án kiến trúc quy hoạch, thỏa thuận PCCC, môi sinh, môi trường, trình duyệt thiết kế cơ sở, dự án đầu tư, xin giấy phép xây dựng…
Phòng kỹ thuật
- Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty về kỹ thuật trong các hoạt động của Công ty.
- Nhiệm vụ:
1 - Tổ chức, khảo sát, thiết kế, lập dự án và luận chứng kinh tế - kỹ thuật các phương án, nhiệm vụ, chuyên môn được giao; hoàn chỉnh các luận chứng kinh tế - kỹ thuật sau khi đã được thẩm định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2 - Quản lý và chỉ đạo kỹ thuật thống nhất trong toàn Công ty thông qua việc hướng dẫn, chỉ đạo việc chấp hành hệ thống quy trình, quy phạm, các quy định kỹ thuật trong thiêt kế, các văn bản kỹ thuật và thông qua việc nắm bắt, đào tạo nâng cao trình độ quản lý và xử lý kỹ thuật của các ban kỹ thuật, của các đơn vị trực thuộc.
3 – Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra các đơn vị sản xuất trong công tác quản lý kỹ thuật.
4 – Lập kế hoạch phát triển kỹ thuật, từng thời kỳ, nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng, cải tiến các thiết bị, công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất, đề xuất các giải pháp, phương án xử lý kỹ thuật và tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về việc quản lý, mua sắm, đổi mới các trang thiết bị kỹ thuật.
5 – Chủ trì tổ chức các hội thảo, hội nghị tổng kết kỹ thuật hàng năm. Tham gia xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, chức danh, cấp bậc kỹ thuật. Tổ chức hỗ trợ huấn luyện kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, thi nâng bậc công nhân kỹ thuật.
6 – Tổ chức khoa học việc quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu phục vụ công tác nghiệp vụ của phòng và đáp ứng kịp thời, cụ thể, chính xác yêu cầu thông tin cho Tổng Giám đốc Công ty. Soạn thảo và tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các văn bản quản lý thuộc phạm vi nghiệp vụ quản lý văn phòng.
7 – Quản lý, sữa chữa, bảo dưỡng, cung ứng vật tư hệ thống máy móc thiết bị.
Phòng tổ chức – tiền lương
Chức năng: Tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện các mặt công tác: tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty; thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến người lao động đúng theo thể chế quy định hiện hành của Nhà nước.
Nhiệm vụ:
1 - Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý điều hành theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
2 - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn các chức danh trong bộ máy quản lý sản xuất của Công ty. Trên cơ sở đó lập quy hoạch cán bộ, có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo theo tiêu chuẩn yêu cầu.
3- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc quản lý, sử dụng cán bộ như: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật…
4 - Thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý để giải quyết các công việc liên quan đến việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị thành viên thuộc Công ty.
5 - Xây dựng, trình duyệt và triển khai việc phân cấp quản lý tổ chức cán bộ, lao động cho đơn vị thành viên.
6 - Xây dựng, ban hành và quản lý việc thực hiện các nội quy, quy chế liên quan đến người lao động (tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, điều phối, ốm đau, thai sản, nghỉ phép, thôi việc, nghỉ hưu…).
7 - Xây dựng, trình duyệt và hướng dẫn thực hiện nội quy bảo mật, bảo vệ chính trị nội bộ và giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
8 - Thực hiện công tác thẩm tra, xác minh lý lịch, làm thủ tục trình duyệt cấp hộ chiếu cho CBCNV đi lao động, học tập, đi công tác ở nước ngoài.
9 - Quản lý hồ sơ nhân sự. Thực hiện việc phân loại, kiểm tra, bổ sung, chấn chỉnh thường xuyên hồ sơ nhân sự.
10 - Xây dựng, trình duyệt kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm của Công ty.
11 - Xây dựng quy chế phân phối quy chế quỹ lương theo sản phẩm và những thu nhập khác không mang tính chất lương thuộc chế độ phụ cấp cho những nghành nghề đặc biệt theo quy định của Nhà nước và kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.
12- Thường trực xây dựng các định mức tổng hợp, định mức hao phí lao động… của Công ty.
13 - Hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
14 - Hướng dẫn đơn vị thành viên thực hiện định mức hao phí lao động, đơn giá, tiền lương. Thường xuyên kiểm tra chất lượng định mức. Kịp thời phát hiện và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.
15 - Xây dựng, trình duyệt kế hoạch và thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo đúng pháp lệnh của Nhà nước, phù hợp với đối tượng lao động và quy trình sản xuất của Công ty.
16 - Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác nâng lương, nâng bậc cho CBCNV hàng năm theo thể chế quy định hiện hành. Thường trực hội đồng nâng lương, nâng bậc.
17 - Xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ…
18 - Xây dựng phân khai kế hoạch bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
19 - Lập hồ sơ trình duyệt cấp sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội cho CBCNV thuộc Công ty theo đúng hướng dẫn, quy định của Nhà nước.
20 - Thực hiện công tác thống kê thường xuyên và định kỳ về nhân sự lao động và tiền lương; báo cáo cấp trên các cơ quan quản lý hữu quan theo quy định hiện hành.
Phòng KCS (phòng phân tích và kiểm tra chất lượng sản phẩm)
- Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực công tác phân tích và kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm. Phân tích kịp thời, chính xác quy trình các loại mẫu theo yêu cầu chất lượng sản phẩm và quy định của Tổng Công ty.
- Nhiệm vụ:
1 - Lập kế hoạch, quản lý và thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu trong toàn Công ty theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất lượng sản phẩm.
2 - Lập hồ sơ nghiệm thu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm, trình Tổng Giám đốc ký duyệt, đóng dấu.
3 - Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất trong công tác nghiệm thu và giao nộp sản phẩm ở các khâu sản xuất và sản phẩm cuối cùng giao cho khách hàng.
4 - Phối hợp với Phòng Kỹ thuật và các đơn vị sản xuất áp dụng các biện pháp và cơ chế tốt nhất để quản lý chất lượng sản phẩm, xem xét những khiếu nại về chất lượng sản phẩm, nghiên cứu nguyên nhân sai sót nếu có, tìm biện pháp xử lý thích hợp.
5 - Tổ chức quản lý, lưu trữ, khai thác, bảo quản một cách khoa học, có hệ thống, có hiệu quả các tư tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các bán thành phẩm, thành phẩm. Tổ chức cung ứng, cấp phát tư tài liệu, số liệu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, kế hoạch sản xuất của các đơn vị theo quyết định của Tổng Giám đốc Công ty.
6 - Soạn thảo và tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các văn bản quản lý thuộc phạm vi nghiệp vụ quản lý của Phòng.
7 - Đề xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác nghiệm thu sản phẩm của Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phòng kinh tế
- Chức năng:Tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực kinh tế kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhiệm vụ:
1- Hàng năm trên cơ sở, nhiệm vụ của Công ty được Nhà nước giao, xây dựng kế hoạch sản xuất công ích và kế hoạch sản xuất kinh doanh khác của Công ty.
2 – Cân đối kế hoạch để giao cho các đơn vị thành viên trong công ty thực hiện đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị.
3 - Điều phối sản xuất chung để có hiệu quả kinh tế nhất trong công ty.
4 - Theo dõi, đôn đốc và tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên thực hiện kế hoạch được giao đúng tiến độ, đạt hiệu quả kinh tế.
5 - Thương thảo để ký hợp đồng kinh tế với các đơn vị (khi cần thiết) đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Lập hồ sơ thanh lý hợp đồng khi công việc hoàn thành.
6 - Làm các thủ tục để mua thiết bị phục vụ sản xuất và giao cho các đơn vị trong Công ty quản lý sử dụng.
7 - Tham mưu cho lãnh đạo điều chuyển và giao tài sản cho các đơn vị thành viên quản lý theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị để phục vụ sản xuaart đảm bảo có hiệu quả.
8 - Theo dõi, quản lý tài sản cố định theo quy định hiện hành.
9 - Thực hiện Marketing phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
10 - Lập thủ tục xin phép chuẩn bị đầu tư, giải quyết các thủ tục pháp lý có liên quan đến sản xuất kinh doanh, đất đai, xây dựng... trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
11 - Thực hiện công tác thi đua, tuyên truyền của Công ty
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY MITRACO TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Tình hình chung về kinh tế xã hội
Có thể thấy rằng, mấy năm gần đây nền kinh tế nước ta nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng gặp không ít những khó khăn do ảnh hưởng từ giá dầu, giá vàng, sự biến động tỷ giá ngoại tệ, dịch cúm gia cầm…và đặc biệt khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, sự nỗ lực của các nghành, các địa phương, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển.
Năm 2007- năm đầu tiên Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nền kinh tế Việt Nam trên đà tăng trưởng với GDP đạt 8,48%. Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 tăng 12,63% so với năm 2006 đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế và đời sống xã hội. Tại địa bàn Hà Tĩnh tuy phải đối phó với nhiều khó khăn như nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm; tình trạng tăng giá khá phổ biến, nhất là ở một số hàng hóa, nguyên vật liệu; sự trầm lắng trên thị trường chứng khoán,…nhưng xét về tổng thể, tình hình kinh tế-xã hội của Tỉnh Hà Tĩnh vẫn đạt những thành tựu đáng kể.
Khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đã gây ra sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường và thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Tình hình kinh tế của Tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10%. Với mức lạm phát tăng nhanh đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty, trong đó có Tổng Công ty Mitraco.
Năm 2009 kinh tế thế giới đang dần ổn định sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu phục hồi nhanh. Cả nước đang nỗ lực vượt qua khó khăn do thiên tai trong nước lien tiếp xảy ra, tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh tế- xã hội năm 2009. Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2009 tăng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 6,88% so với năm 2008.
Tuy trong bối cảnh khó khăn chung Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cũng đã đạt được những thành tựu khả quan.
Tình hình hoạt động của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh
Hoạt động sản xuất kinh doanh-sản phẩm sản xuất 2007-2009
STT
DiÔn gi¶i
§VT
KÕt qu¶
So s¸nh%
N¨m 2007
N¨m 2008
N¨m 2009
N¨m 08/07
N¨m 09/08
I
S¶n phÈm s¶n xuÊt
TÊn
1
Ilmenite
TÊn
96,704
87,055
83,712
90.0
96.2
2
Th¶i c¸c lo¹i
TÊn
28,747
54,093
40,915
188.2
75.6
3
Zicon
TÊn
6,586
3,468
2,928
52.7
84.4
4
Zicon Siªu mÞn
TÊn
2,955
1,424
3,290
48.2
231.0
5
Rutine
TÊn
2,781
1,810
3,167
65.1
175.0
6
Man gan
TÊn
39,614
29,753
30,221
75.1
101.6
7
Than
14,305
4,383
714
30.6
16.3
Qua bảng trên, ta có thể thấy rằng do ảnh hưởng của tình hình hình thế giới, khu vực và thị trường trong nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm của Tổng Công ty cũng có biến động theo các năm 2007, 2008, 2009. Cụ thể là: Tổng sản phẩm sản xuất năm 2007 là:191,692 tấn. Năm 2008 tổng sản phẩm sản xuất là 181,896 tấn, đạt 94.9% so với năm 2007. Năm 2009 tổng sản phẩm sản xuất là 164,947 tấn, đạt 90.6% so với năm 2008.
Hoạt động sản xuất kinh doanh-sản phẩm tiêu thụ 2007-2009
STT
DiÔn gi¶i
§VT
KÕt qu¶
So s¸nh%
N¨m 2007
N¨m 2008
N¨m 2009
N¨m 08/07
N¨m 09/08
II
S¶n phÈm tiªu thô
TÊn
1
Ilmenite
TÊn
116,615
105,213
75,172
90.2
71.4
2
Th¶i c¸c lo¹i
TÊn
39,108
56,224
40,902
143.8
72.7
3
Zicon
TÊn
3,240
400
1
12.3
0.3
4
Zicon Siªu mÞn
TÊn
3,100
1,187
3,217
38.3
271.0
5
Rutine
TÊn
210
2,462
2,805
1,172.8
113.9
6
Man gan
TÊn
23,621
30,197
38,856
127.8
128.7
7
Than
TÊn
20,263
12,834
9,100
63.3
70.9
Qua bảng trên ta thấy, tổng sản phẩm tiêu thụ năm 2007 là 206,157 tấn. Năm 2008, tổng sản phẩm tiêu thụ là 208,517 tấn; đạt 101.1% so với năm 2007. Năm 2009, tổng sản phẩm tiêu thụ là 170,053 tấn; đạt 81.6% so với năm 2008.
Hoạt động sản xuất kinh doanh-doanh thu 2007-2009
STT
DiÔn gi¶i
§VT
KÕt qu¶
So s¸nh
N¨m 2007
N¨m 2008
N¨m 2009
N¨m 08/07
N¨m 09/08
III
Doanh thu
1
Doanh thu kho¸ng s¶n
Tr®
285,740
271,927
253,560
95.2
93.2
Ilmenite
Tr®
169,410
154,452
124,913
91.2
80.9
Th¶i c¸c lo¹i
Tr®
46,915
58,408
37,995
124.5
65.1
Zicon
Tr®
28,712
4,137
13
14.4
0.3
Zicon Siªu mÞn
Tr®
16,234
19,632
45,639
120.9
232.5
Rutine
Tr®
882
10,215
13,534
1,157.9
132.5
Man gan
Tr®
18,804
22,141
29,310
117.7
132.4
Than
Tr®
4,784
2,942
2,157
61.5
73.3
2
Doanh thu Thương mại
Tr®
88,644
102,263
128,563
115.4
125.7
3
Doanh thu Thiªn ý
Tr®
5,033
5,311
5,001
105.5
94.2
4
Doanh thu kh¸c
Tr®
53,382
92,903
211,769
174.0
227.9
Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu năm 2007 là 432,799 trđ. Năm 2008, tổng doanh thu là 472,404 trđ; đạt 109,2% so với năm 2007. Năm 2009, tổng doanh thu là 598,893 trđ; đạt 126,8% so với năm 2008.
Hoạt động sản xuất kinh doanh-kim ngạch xuất khẩu 2007-2009
STT
DiÔn gi¶i
§VT
KÕt qu¶
So s¸nh
N¨m 2007
N¨m 2008
N¨m 2009
N¨m 08/07
N¨m 09/08
IV
Kim ngh¹ch xuÊt khÈu
USD
1
Ilmenite
USD
10,682,719
9,661,510
7,767,678
90.4
80.4
2
Th¶i c¸c lo¹i
USD
2,958,504
3,654,225
2,354,776
123.5
64.4
3
Zicon
USD
1,812,520
260,000
14.3
-
4
Zicon Siªu mÞn
USD
2,902,080
861,548
1,423,440
29.7
165.2
5
Rutine
USD
-
103,500
171,500
165.7
6
Man gan
USD
1,188,089
513,556
1,299,206
43.2
253.0
7
S¾n l¸t, xØ, kh¸c
USD
357,192
-
649,068
-
Qua bảng trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 19,901,103 USD. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu là 15,054,340 USD, đạt 75.6% so với năm 2007. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu là 13,665,668 USD, đạt 90.8% so với năm 2008.
Hoạt động sản xuất kinh doanh-nguồn vốn quỹ phúc lợi 2007-2009
DiÔn gi¶i
§VT
KÕt qu¶
So s¸nh%
N¨m 2007
N¨m 2008
N¨m 2009
N¨m 08/07
N¨m 09/08
Nguån vèn chñ së h÷u
Tr®
214,373
258,373
307,773
120.5
119.1
Nguån vèn Kinh doanh
Tr®
152,703
186,452
223,852
122.1
120.1
Quü §T ph¸t triÓn
Tr®
42,643
46,115
50,115
108.1
108.7
Quü Dù phßng TC
Tr®
14,785
19,907
21,907
134.6
110.0
NV XDCB
Tr®
4,242
5,899
11,899
139.1
201.7
Quỹ phúc lợi, khen thưởng
Tr®
28,272
32,365
36,365
114.5
112.4
Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty năm 2007 là 214,373 trđ. Năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu là 258,373 trđ; đạt 120.5% so với năm 2007. Năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu là 307,773 trđ; đạt 119.1% so với năm 2008.
Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh 2007, 2008, 2009
ChØ tiªu
N¨m
2007
N¨m
2008
N¨m
2009
So s¸nh (%)
2008/2007
2009/2008
1. Doanh thu thuÇn tõ SXKD (®· gi¶m trõ thuÕ XK...)
432.798
448.823
579.716
103,70
129,16
2. Gi¸ vèn hµng b¸n
261.740
308.550
422.777
117,88
137,02
3. Lîi nhuËn gép
171.058
140.273
156.939
82,00
111,88
4. Chi phÝ b¸n hµng
74.504
66.437
93.541
89,17
140,80
5. Chi phÝ qu¶n lý D.nghiÖp
28.077
30.467
26.497
108,51
86,97
6. Lîi nhuËn tõ SXKD
68.477
43.369
36.901
63,33
85,10
7. Lîi nhuËn kh¸c(TC+kh¸c)
1.884
19.256
(1.833)
1.022,08
8. Lîi nhuËn tríc thuÕ
70.361
62.625
35.068
89,00
56,00
9. ThuÕ TNDN(®· gi¶m trõ)
11.095
9.454
5.350
85,21
54,35
10. Lîi nhuËn sau thuÕ
59.266
53.171
29.718
89,72
54,76
Nguồn nhân lực năm 2009
STT
Đào tạo
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Trên đại học
04
0,12
2
Đậi học
256
8.0
3
Cao đẳng
83
2,61
4
Trung cấp
270
8,5
5
Sơ cấp
68
1,5
6
Công nhân kỹ thuật
199
2,1
7
Lái xe, lái máy
256
2,61
8
Lao động phổ thông
1958
63,3%
Qua bảng trên ta thấy, Tổng Công ty đã giải quyết việc làm cho 3094 người lao động, đã đóng góp phần rất lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Tỉnh nhà.
Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh thời gian qua
Những tồn tại, nguyên nhân
- Tồn tại:
* Công tác cổ phần hóa: Tiến hành cổ phần hóa còn chậm, nhận thức về cổ phần hóa của CBCNV còn hạn chế, vai trò chỉ đạo của lãnh đạo thiếu quyết liệt, chậm tiến độ đề ra, mất cơ hội thuận lợi trong cơ chế, chính sách cổ phần hóa của Nhà nước.
* Công tác phát triển dự án: Công tác chỉ đạo thực hiện khảo sát lập dự án chưa cụ thể; công tác điều tra, nghiên cứu tiền khả thi làm còn sơ sài; tính toán các điều kiện của dự án, nhất là dòng tiền trong tương lai của dự án còn sai lệch rất lớn so với thực tế hoạt động. Các dự án mới, có những dự án kéo dài thời gian đầu tư gây lãng phí, nhiều dự án quyết toán chậm.
* Công tác chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước và lao động sáng tạo: Phong trào thi đua có khi còn nặng về hình thức, vai trò của các Ban chỉ đạo mờ nhạt, chưa tạo được khí thế thi đua thực sự trong CBCNV.Phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trầm lắng, ít dần về số lượng sáng kiến, sáng tạo cũng như hàm lượng chất xám, khoa học thấp và hiệu quả kinh tế mang lại hạn chế.
* Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành nói chung:
+) Một số cán bộ có biểu hiện giao động về tư tưởng, lúng túng trong công tác lãnh đạo đạo đơn vị, nhất là ở đơn vị mới Cổ phần hóa.
+) Vai trò của hội đồng quản trị ở các Công ty Cổ phần chưa được phát huy đầy đủ.
+) Sự kết hợp hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị trong toàn Tổng Công ty chưa cao.
+) Việc giao vốn, tài sản, thực hiện khoán giá thành sản phẩm cho các đơn vị phụ thuộc thực hiện chưa mạnh, quyết tâm chưa cao.
+) Cải tiến công nghệ chưa kịp thời, chi phí sản xuất còn cao nên giảm hiệu quả sản xuất kinh.
Nguyên nhân:
+) Chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và khu vực.
+) Mô hình hoạt động của Tổng Công ty là một mô hình đòi hỏi chuyển đổi nhanh nên có khi còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành.
+) Tổng Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng gánh nặng xã hội quá lớn so với khả năng của Tổng Công ty.
+) Trình độ năng lực, kỹ năng của đội ngũ cán bộ còn hạn chế...
Thuận lợi và khó khăn trong môi trường hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty trong giai đoạn hiện nay
Thuận lợi:
- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, quan tâm kịp thời và có hiệu quả của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, sự giúp đỡ của các Bộ nghành Trung ương, các Sở ban nghành, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các huyện thị trong Tỉnh.
- Tổ chức bộ máy Tổng Công ty được kiện toàn phù hợp với mô hình công ty mẹ-công ty con, hoạt động ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả.
- Năm 2009, Tổng Công ty có bước đột phá trong chiến lược phát triển bền vững, đầu tư mở rộng nhiều lĩnh vực, nghành nghề mới, với sự hợp tác đầu tư của nhiều Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty có tiềm lực mạnh.
Khó khăn:
- Tổng Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng nên gặp khó khăn trong quá trình chỉ đạo, điều hành.
-Tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá cả MMTB, vật tư, nhiên liệu tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng, giá cả hàng tiêu dùng tăng.
-Thị trường sản phẩm tiêu thụ bị thu hẹp, chịu nhiều sự tác động của nền kinh tế các nước trong khu vực và thế giới, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn.
-Công tác giải phóng mặt bằng cho khai thác llmenite và triển khai các dự án mới ngày càng khó khăn, hàm lượng quặng ngày càng nghèo, nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên llmenite ngày một đến gần.
-Trình độ quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu khách quan và sự phát triển của Tổng Công ty, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các dự án mới.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2010
Định hướng phát triển của Tổng Công ty
Thực hiện tốt nghi quyết của Tỉnh ủy, chủ trương UBND Tỉnh
Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 TCT đã đề ra.
Tái cấu trúc: Tạo lợi thế cạnh tranh, đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản, cơ cấu lại các Công ty thành viên hoạt động chưa có hiệu quả.
Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ zircon siêu min trong và ngoài nước, tận dụng cơ chế nhà nước tiếp tục khai thác, chế biến sâu khoáng sản.
Đẩy mạnh đầu tư kinh doanh vào các dịch vụ tại cảng Vũng Áng.
Hoàn tất các dự án: chế biến thạch cao tại Lào, nhà máy chế biến Titan Pigment
Mở rông khai thác, chế biến một số khoáng sản khác trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đẩy mạnh cải cách hành chính: giảm tối đa hội họp, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đến từng cá nhân đơn vị.
Chú trọng đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực.
Xây dựng thương hiệu Mitraco, văn hóa Mitraco phát triển gắn với thân thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, thân thiện với môi trường.
Những chỉ tiêu cơ bản của Tổng Công ty
TT
Nội dung
ĐVT
Chỉ tiêu
1
Doanh thu
Tr. Đồng
681.490
2
KN xuất khẩu
USD
10.000.000
3
Nộp ngân sách
Tr. Đồng
30.000
4
Lợi nhuận dòng
Tr. Đồng
25.000
5
Thu nhập bình quân
Đồng/Tháng
1.600.000
KẾT LUẬN
Tổng Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh không chỉ là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô và tổ chức lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, mà còn là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu toàn quốc về quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản.Trong hơn 18 năm phát triển và trưởng thành đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Báo cáo đã hoàn thành với các kết quả đóng góp như sau:
Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Mitraco. Giới thiệu sơ lược về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban.
Phân tích, đánh giá sơ lược những khó khăn và thuận lợi trong môi trường kinh doanh của Tổng Công ty.
Nêu ra được phương hướng và nhiệm vụ hoạt động trong năm 2010 của Tổng Công ty.
Hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu và những đóng góp của báo cáo sẽ tạo ra một cái nhìn tổng quan về Tổng Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 của Tổng Công ty Mitraco.
[2]. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 của Tổng Công ty Mitraco.
[3].Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh năm 2009 của Tổng Công ty.
[4]. Thông báo các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của Tổng Công ty.
[5].Website Tổng Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32076.doc