Nguyễn Thị Đông Lớp chăn nuôi K29A
Qua 2 năm học ở trường em xin có vài ý kiến đóng góp như sau.
Để đảm bảo cho giáo viên giảng dạy có nhiều dụng cụ như là tài liệu tham khảo về chăn nuôi thú y thì thư viện nhà trường phải có nhiều sách tham khảo và thư viện trường nên thường xuyên và hàng ngày mở thư viện .
Nhà trường nên tu sửa chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm , tuy không phải là nhiều nhưng lý thuyết phải gắn liền với thực hành , chúng em phải được tự tay chăm sóc và dùng ngay gia súc mình nuôi để thực hành .
Khoa và trường nên liên hệ với những nơi có nhiều mô hình chăn nuôi để tham quan học hỏi những kinh nghiệm cần thiết , tạo cho học sinh có những nhận thức tốt .
Với những điều kiện trên không phải là nhiều nhưng phần nào nó cũng là cơ bản để cho học sinh khoá sau có điều kiện hơn nữa ,để sau khi ra trường có đủ trình độ ,năng lực tay nghề và trở thành một cán bbọ thú y có đủ năng lực
42 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại UBND Xã Bình Khê thời gian thực tập từ (20/3 – 20/6 – 2003 )., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 kg/sào đến nay đạt 100 kg/sào. Đặc biịet là người dân đã ý thức việc trồng cây gì và chăm sóc ra sao vì thế trong xã bà con đã thâm canh 2 vụ rồi đến 3 vụ đưa những giống lúa ngắn ngày vào cấy như khang dân 18, riêng lúa lai đưa vào vụ chiêm năm 2002 đạt 6,3 tấn/ha với 2105 ha. Do thực hiện tăng vụ góp phần đưa tổng lương thực cả năm 2002 đạt 3248 tấn, bình quân đạt 380 kg/khẩu/năm. Bên cạnh đưa giống ngắn ngày phát triển mùa sớm và chung vụ tạo điều kiện cây vụ đông như trồng ngô và các loại hoa mầu khác nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân đồng thời cung cấp lương thực cho ngành chăn nuôi phát triển tốt.
Mặc dù trồng cây ngắn ngày đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, song người dân vẫn không thể quên được mô hình cây ăn quả chất lượng cao như cây vải thiều, nhãn, na, hồng, dứa. Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân từ diện tích bỏ trống và diịen tích lúa chỉ cấy được 1 – 2 vụ phụ thuộc vào nước nay chuyển sang trồng cây ăn quả đặc trưng là cây vải thiều và các loại cây xen canh khác. Tính đến năm 2002 xã đã trồng được 535 ha cây vải thiều và hơn 100 ha cây ăn trái khác, hiện nay đã có hơn 400 ha cây ăn quả cho thu hoạch. Ngoài diện tích chuyển đổi nhân dân còn quy hoạch vườn tạp thành vườn sản xuất, kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt trong vòng 5 năm trở lại đây tử 1998 – 2002 số tiền thu được từ cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều trong xã là:
Năm 1998 là: 2,7 tỷ đồng.
Năm 1999 là 5,6 tỷ đồng.
Năm 2000 là 6,8 tỷ đồng.
Năm 2001 là 7,6 tỷ đồng.
Năm 2002 là trên 8 tỷ đồng.
Hiện nay, giá cả thị trường có sự thay đổi đặc biệt là vải thiều đang có chiều hướng giảm cho nên bà con đang áp dụng biện pháp lai tạo ghép cành đó là ghép những giống vải lai ra sớm.
Về phát triển cây nông nghiệp:
Thực hiện chương trình dự án PAM 4304 của Chính phủ về giao quyền sử dụng đất trồng đồi núi trọc cho nhân dân, năm 1995 toàn xã đã giao cho nhân dân 274 ha đồi để trồng bạch đàn, keo và trồng xen cây ăn quả. Thực hiện tốt việc khai thác tiềm năng đất đai trên địa bàn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tóm lại ngành trồng trọt trên địa bàn xã đang có nhiều lợi thế như trồng rừng, cây ăn quả do đó mô hình kinh tế hộ đã góp phần phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. Khi ngành trồng trọt phát triển thì sẽ làm tiền đề để giúp ngành chăn nuôi phát triển.
c. Tình hinh chăn nuôi gia súc , gia cầm.
Do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ đạt hiệu quả kinh tế cao, nhìn chung đến năm 2002 đời sống nhân dân không ngừng cải thiện và nâng lên,cho nên nhu cầu sinh hoạt tăng việc tiêu thụ hàng hoá nông sản thực phẩm là một phần nhu cầu không thể thiếu được, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trước những thuận lợi và khó khăn . Đảng bộ chính quyền các ban ngành đoàn thể đã vận động nhân dân mạnh dạn đưa giống lợn hướng nạc vào sản xuất ,phát triển đàn bò cao sản đồng thời phát triển đàn gia cầm , đưa các giống gà có sản lượng thịt trứng cao phẩm chất tốt, thực hiện phòng trừ dịch bệnh để chăn nuôi phát triển.
Chăn nuôi phát triển không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phầntạo việc làm cho người chưa đến tuổi lao động , người hết tuổi lao động và những người có nhu cầu lao động thêm .Chính vì vậycần quan tâm phát triển đưa ngành chăn nuôi thú y thực sự là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.
c1. Tình hình chăn nuôi lợn :
Riêng đốivới xã tình hình chăn nuôi lợn ở đây rất phát triển số đầu lợn nái qua các năm tăng nên , tại xã có trại giống lợn Móng Cái thuần chủng hàng năm đưa ra thị trường rấy nhiều lợn nái giống. Do đó đàn lợn nái rất phát triển , do có số lượng lợn nái lớn thì tỷ lệ lợn con cũng tăng theo, số lượng lợn sữa và lợn thịt rất lớn . Đứng trước thực trạng đó người dân đã biết học hỏi các mô hìnhchăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, toàn bộ lợn con đẻ ra đều đưa vào nuôi công nghiệp mỗi hộ nuôi từ 10 đến 30 con, với thời gian nuôi là 2 tháng rỗi xuất chuồng. Chỉ số ít hộ nuôi theo lối nuôi dài ngày để tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi do đó việc chăn nuôi không đạt hiệu quả cao.
Vừa qua chương trình khuyến nông có đề ra một số hộ nuôi thí nghiệm giống lợn ngoại có năng suất cao đưa vào để lai tạo qua các công việc thụ tinh nhân tạo , công tác này phát triển rất mạnh ở các trại giống Tràng Bạch Hiện nay ở xã này đã có 2 cơ sở tư nhân chuyên khai thác tinh từ giống lợn ngoại, và đang nuôi thí điểm lợn đực ngoại lai lợn cái ngoại.
Nếu giống lợn đómà nuôi thành công phù hợp với điều kiện khí hậu của xã thì trong những năm gần đây giống lợn đó sẽ được tung ra thị trường thay dần lợn F1 bằng lợn ngoại . Khi đó số con giống không những cung cấp đủ cho thị trướng trong xã mà còn cung cấp cho các xã lân cận của tỉnh bạn, đap ứng được nguồn thực phẩm có giá trị cho người tiêu dùng.
c2. Tình hình chăn nuôi trâu bò:
Tình hình chăn nuôi trâu cuả xã ngày càng giảm riêng chỉ có bò là tăng. Tuy trước đây đất đai thì nhiều mái móc chưa ra đời thì con người chỉ nhờ vào những con trâu trong việc cày kéo nên số lượng trâu ra tăng . Nhưng trong vài năm trở lại đây người dân lại có xu hướng thả trâu vào rừng một năm chỉ đến mùa vụ hay có đợt tiêm phòng thì mới đưa về còn lại để mặc trâu trong rừng ,do đó dịch bệnh sảy ra không thể kiểm soát nổi .Còn bây giờ thì ruộng đất ngày càng được thu hẹp ,cây trồng thì ngày một lớn vì vậy chăn nuôi trâu không được người dân quan tâm nhiều .Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới số lượng trâu giảm .Ngày nay với nền kinh tế hiện đại các máy móc dùng cho nông nghiệp đã về đến tay người dân thay vì giải quyết sức kéo của trâu là các máy móc hiện đại .Mặt khác do đời sống xã hội phát triển mạnh con người cần ăn đầy đủ chất ,thịt của gia súc gia cầm từ lâu là món ăn ngon được con người ưa chuộng vì vậy mà để đáp ứng yêu cầu đó hiện nay người dân ở xã Bình Khê đã chuyển dần nuôi trâu sang nuôi bò thịt ,chỉ có số ít hộ nuôi bò sinh sản bởi bò thịt ở đây là những giống bò cao sản có năng suất cao như bò Lai Sin ,bò sinh sản được giữ để cung cấp con giống cho nông dân .tính đến năm 2003 số bò thịt và bò sinh sản trong toàn xã có đến trên 60 con ,với tỉ lệ 10 bò thịt có 3 bò sinh sản .
c3. Tình hình chăn nuôi gia cầm
Những năm gần đây tình hình chăn nuôi gia cầm ngày càng tăng nhanh bởi họ nhận thức được lợi ích thu được từ chăn nuôi gia cầm , thịt và trứng là nguyên liệu chính giàu protein vừa có giá trị kinh tế cao,lại vừa dễ nuôi vốn thấp ,phân là nguồn phân tốt để cung cấp cho cây trồng và làm thức ăn cho cá . Do vậy phong trào chăn nuôi gia cầm trong những năm gần đây ngày càng tăng nhanh .Một số hộ đã mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi theo kiểu công nghiệp ,các hộ đã chú trọng việc tiêm phòng như Niucatson, tụ huyết trùng để phòng bệnh ngay từ nhỏ , cho nên bước đầu đã thu lại1kết quả tương đối cao.
Đặc biệt là nhiều hộ chăn gà theo phương thức chăn thả lợi dụng được nguồn đất rộng ,cho nên những thức ăn tự nhiên đã cung cấp 1/2 số thức ăn mà gà cần.
Do vậy những hộ này chủ yếu là bỏ ra một nửa thức ăn cho gà,nên gà nuôi lấy thịt và nuôi lấy trứng đều đạt kết quả tốt. Song bên cạnh đó một số hộ họ lại chưa ý thức được tiêm phòng cho nên những hộ này vẫn có hiện tượng gà chết làm thiệt hại đến kinh tế.
Ưu điểm của phương thức chăn nuôi gia cầm này là chăn nuôi theo lối chăn thả tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên .Ngoài ra chăn nuôi gia cầm không đòi hỏi kĩ thuật cao vốn thấp dễ nuôi ,người dân chỉ cần nắm một vài điều cơ bản như đến bao nhiêu tuổi thì tiêm phòng được ,ngoài ra còn làm được các công việc khác
Nhược điểm : Bên cạnh đó còn những hộ chăn nuôi ít lại không đầu tư thức ăn phải chăm sóc và vườn chật trội không chú ý tới việc phòng bệnh cho gia cầm cho nên dịch bệnh vẫn sảy ra hiệu qủa chăn nuôi thấp .
Bảng 1: Bảng thống kê đàn gia súc gia cầm trong 3 năm
STT
Loài động vật
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
1
Trâu
Con
840
779
760
2
Lợn
Con
3296
3450
4066
3
Chó
Con
1147
1160
2006
4
Mèo
Con
389
602
1536
5
Bò
Con
35
8
60
Nhận xét : Qua bảng thống kê ta thấy nhịp tăng giảm của gia súc gia cầm như sau :
Đàn trâu từ năm 2001 so với năm 2003 thì đàn trâu bị giảm
Đàn lợn từ năm 2001 so với năm 2003 tăng lên
Đàn Chó từ năm 2001so với năm 2003 tăng lên
Đàn Mèo từ năm 2001 so với năm 2003 tăng lên
Đàn Bò từ năm 2002so với năm2001giảm và 2003 so với năm 2002 tăng lên
d. Công tác thú y
Những năm gần đây nền kinh tế phất triển mạnh ,nền kinh tế thị trường sôi động hàng hoá lưu thông đời sống nhân dân được lâng cao nhu càu rau quả thực phẩm ngày càng nhiều do vậy những năm gần đây xã Bình Khê đã phát triển mạnh về chăn nuôi .Các trang trại tư nhân ra đời , hiện nay tỉnh và huyện đã quan tâm chú trọng về phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Được sự chỉ đạo của cấp trên mà từ nhữnh năm 80 xã đã cử mấy đồng chí đi học về chăn nuôi thú y để làm công việc phòng chống dịch bệnh cho xã nhà .
Vì vậy hàng năm cứ đến tháng 3-4 và tháng 9-10 lại có đợt tiêm phòng cho gia súc , gia cầm do ban thú y huyện chỉ đạo ,do đó ban thú y xã thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh cho đàn gia súc , gia cầm vào thời gian chuyển mùa ,ở đây khí hậu cũng ảnh hưởngđến sức đề kháng của gia súc ,gia cầm ,các loại vi rút vi khuẩn sẵn có trong cơ thể con vạt chỉ chờ cơ hội là chúng hoành hành gây bệnh nên việc phòng bệnh được tiến hành đầu tiên tiếp đó là theo dõi tình hình dịch bệnh nguy cơ có thể xẩy ra ,nếu là bệnh dịch nguy hiểm phải báo ngay cho cơ quan thú y cấp trên để có biện pháp xử lý khoanh vùng dịch bệnh để chúng không có điều kiện lây lan sang các vùng khác và có biện pháp cụ thể để dập tắt dịch ,đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.
Tình hình dịch bệnh trong 3 năm qua.
Mặc dù mạng lưới thú y đã phủ kín từng thôn xóm công tác tiêm phòng đã được thực hiện hàng năm.Nhưng chúng ta cũng không sao tránh khỏi được bệnh,chỉ có điều bệnh xẩy ra ở đây chỉ cóở vài nhà trong thôn như bệnh tụ huyết trùng , phù đầu , đóng dấu vv.. song vấn đề đó là đương nhiên bởi hầu hết những con mắc bệnh đều là những con rơi vào trường hợp những gia đình không tiêm phòng, còn đối gia cầm hiện nay trên địa bàn xãmới phát hiện được 2 loại bệnh là tụ huyết trùng và Niucatsơn về bệnh Niucatsơn là một số hộ họ không nuôi gà nhưng họ lại mua gà bị bệnh về thịt ăn , với một khu vườn rộng lớn chưa được xây dựng kín , gia cầm lại không được tiêm phòng thành thử bệnh dịch lây lan từ nhà này sang nhà khác đẫn đến sốgà bị chết đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Dịch bệnh xẩy ra chủ yếa vào thời gian chuyển mùa khí hậu nóng ẩm đột ngột dễ làm bệnh phát sinh.Khi dịch bệnh xẩy ra cán bộ thú y đã dùng hết khả năng của mình để chữa trị song những con quá nặng thì không thể khỏi còn những con khỏi chiếm tỷ lệ ít.
Nhận Xét :
Nhìn chung tình hình phát triển chăn nuôi ở đây cho năng suất không cao , vì đa số bà con đều chăn nuôi theo kiểu tận dụnh nguồn thúc ăn tự nhiên . Việc đầu tư vào chăn nuôi chưa nhiều ,hiểu biết về khoa học kỹ thuật chưa sâu nên vẫn để dich bệnh xẩy ra.Tuy là ít song đây cũng là vấn đề trở ngại cho người chăn nuôi. Theo số liệu thống kê tỷ lệ khỏi bệnh đạt từ 90-95%với tỷ lệ này đã tăng lên hàng năm nhưng vẫn thiệt hại nhiều về kinh tế là do dân hiểu biết chưa sâu về công tác tiêm phòng và chữa trị nên đã gây thiệt hại không đáng có.
Bảng2: Bảng thống kê dịch bệnh gia súc gia cầm trong 3 năm từ
Năm 2001 đến tháng 6-2003
Loài gia súc
2001
2002
2003
Số con mắc
Số con khỏi
Tỷ lệ %
Số con mắc
Số con khỏi
Tỷ lệ %
Số con mắc
Số con khỏi
Tỷ lệ %
Tụ huyết trùnglợn
90
85
94
120
100
83
135
120
89
Tụ huyết trùng gà
200
40
20
100
50
50
80
40
50
Phù đầu ở lợn con
80
50
63
100
60
60
105
60
57
Đóng dấu lợn
35
31
88
31
30
96
42
35
85
Tiêu chảy lợn
300
288
96
200
120
60
100
80
80
Niucatsơn gà
199
109
54
190
160
84
192
140
73
Phần III :
Nội dung và kết quả thực tập
A. Báo cáo chuyên đề
Thực hiện đề tài:
“Theo dõi một số chỉ tiêu về sự sinh trưởng phát dục của gà ri
từ 1-3 tuần tuổi”
I. Đặt vấn đề (Lý do làm thí nghiệm)
Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang phát triển rất nhanh và mạnh. Trong đó phát triển mạnh hơn cả là chăn nuôi lợn và gia cầm. Qua thời gian tìm hiểu tại địa phương mình em nhận thấy rằng nhu cầu về thịt trứng là rất nhiều , nhất là những sản phẩm đựoc lấy từ gia cầm.
Vì lẽ đó em đã ngiên cứu đề tài “Theo dõi một số chỉ tiêu về sự sinh trưởng phát dục của gà ri từ 1-3 tuần tuổi “.Để cung cấp để cung cấp cho người tiêu dùng những con gà có phẩm chất tốt và đồng thời tạo ra những giống gà ri có dá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa chuộng , dễ nuôi ở mọi gia đình .Giống gà ri sống ở mọi nơi của nước ta , mào đơn lá tai đỏ màu lông vàng nâu thường là màu pha tạp ,da gà có màu vàng hoạc màu trắng ,tầm vóc thanh ,nhanh nhẹn thân tương đối ngắn ,chân cao vừa phải đầu nhỏ mào bé ,xương nhỏ lông xếp xít vào thân,ở tuổi trưởng thành gà trống nặng từ 1,5-2,0 kg con mái từ 1,1-1,6kg sản lượng trứng từ 70-90quả trọng lượng trứng 45-50g.
Khả năng đề kháng củ với bệnh tốt dễ nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên vả nuôi gà ri phù hợp với mọi phương thức nuôi chăn thả hay nuôi công nghiệp.
II. Cơ sở lý luận :
Gà ri là gà rễ nuôi và cho thịt ngon nhưng nó lại có nhược điểm là năng suất thịt và trứng thấp hơn với các giống gà khác. Mặc dù nuôi gà ri rất phù hợp với điều kiện địa phương mình nhưng người chăn nuôi thì rất muốn có lãi vì vậy việc đầu tiên là phải chọn những cá thể tốt trong cùng một giống gà, qua cách nuôi công nghiệp từ 1-3 tuần với sự theo dõi tỷ mỉ sát sao ,em đã theo dõi được tốc độ sinh trưởng của gà,có nhiều con lớn rất nhanh từ đó em cung cấp con giống tốt ,như vậy người chăn nuôi sẽ có con giống tốt , khi có con giống tốt quá trình quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng mới đạt hiệu quả kinh tế cao .ngoài ra khi gà con còn nhỏ thì khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh rất khó ,vì vậy ta cần phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt ,cơ sở nuôi phải đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật .Có như vậy thì đàn gà mới sinh chưởng và phát triển tốt và người chăn nuôi mới có lãi .
III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.Nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng muốn có gia súc gia cầm nhanh lớn thì chúng ta phải quan tâm đến vấn đề thức ăn rồi mới đến chăm sóc vệ sinh thú y …Bởi thức ăn có tốt con vật mới nhanh lớn ,trong cùng một đàn gà cùng giống song có hai loại thức ăn ,một loại giúp gà lớn một cách rõ rệt loại kia thì làm cho gà phát triển và tăng trọng chậm .Vì vậy trên thị trường hiện nay đã bán nhiều loại thức ăn hỗn hợp như : Hibro,Proconco …Loại thức ăn Proconco thì nhiều người sử dụng vì nó giúp gà tăng trọng nhanh lại phù hợp với gà nuôi công nghiệp từ 1 đến 3 tuần tuổi loại thức ăn này có đầy đủ các chất như đạm Lipit Vitamin ,NaCl,Ca,P,Xơ thô ….Loại gà vịt ngan ngỗng đều sử dụng rất tốt ,tốc độ sinh trưởng nhanh ,mặt khác loại thức ăn này dễ sử dụng do đó em chọn loại thức ăn Proconco liên doanh Việt Pháp để dùng làm thức ăn cho gà trong quá trình thực hiện đề tài .
Bảng 3: Lượng thức ăn cho gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Tuần tuổi
Gà ri(g)
1
7
2
13
3
20
Là thức ăn hỗn hợp cho gia cầm phải đảm bảo đủ chất và số lượng tuỳ theo độ tuổi của gà,giống gà ,hướng sản xuất để đảm bảo cho thức ăn thích hợp trong các cơ sở chăn nuôi cũng như chăn nuôi gà gia đình có thể phối hợp các khoáng chất sau :
Bảng 4: Chất lượng thức ăn cho gà
Chất lượng thức ăn
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Đạm(min%)
22
22
22
Kcal/kg thức ăn
2900
2900
2900
Ca(min-max%)
0,7-1,4
0,7-1,4
0,7-1,4
P(min%)
0,5
0,5
0,5
NaCl(min-max%)
0,2-0,7
0,2-0,7
0,2-0,7
Xơ thô(max%xơ)
5
5
5
Độ ẩm (max%)
13
13
13
Salinonycine(mg/kg)
60
60
60
2. Chăm sóc :
Gà con khi còn nhỏ thì phải cần có sự chăm sóc tốt bởi vì nếu không chăm sóc tốt thì sẽ làm cho gà chết cho nên trong quá trình nuôi dưỡng ta cần chú ý và phải có đủ các điều kiện như sau:
a. Thiết bị và dụng cụ chăn nuôi:
* Đệm lót :
Đảm bảo khô sạch chuẩn bị một lượng chấu đủ để phủ dày 8-10 cm. Trên toàn bộ diện tích chuồng trước khi đưa gà về phải tẩy uế khử trùng bằng fooc mol 2%và sau 24 giờ tẩy bằng fibrdan 20g/100 lít nước.
* Rèm che:
Dùng vải bạt che kín toàn bộ hai bên chuồng (chừa 30-40 cm) ở phía trên để không khí lưu thông.
Tuần 1:
Che kín toàn bộ hai bên.
Tuần 2:
Ban ngày che kín bên gió thổi ,ban đêm che kín hoàn toàn.
Tuần 3:
Cả ngày chỉ che kín bên gió thổi.
* Chụp sưởi:
Chọn loại chụp sưởi thích hợp , trước khi đưa gà về chuồng phải bật toàn bộ hệ thống chụp sưởi từ 18-24 giờ.
* Máng ăn , máng uống:
Phải chuẩn bị đày đủ khay ăn và máng uống đặt xen kẽ nhau theo hình rẻ quạt.
b. Chuồng trại:
Gà con một ngày tuổi được nuôi trong quây, quây làm bằng cót ép có chiều cao 45-46 cm đường kính 2,5-3m, mật độ nuôi mỗi quây là 200-300 con, nuôi 4-5 ngày ta lới rộng quây ra.
Bảng 5: Mật độ nuôi thích hợpcho gà.
Tuần tuổi
Số con/m2
1
50
2
20
3
18
c. Nhiệt độ chuồng nuôi:
Tuần đầu phải đảm bảo vì gà còn nhỏ cơ thể còn yếu, lông thưa, điều hoà thân nhiệt kém. Vì vậy khi nuôi gà phải cónguồn nhiệt để sưởi ấm cho gà tuỳ theo tuần tuổi mà điều chỉnh nhiệt cho phù hợp. Nếu nhiệt độ quá cao thì ức chế sự chao đổi chất làm giảm sự sinh trưởng của gà, nếu nhiệt độ thấp quá sẽ làm cho gà con nhết hàng loạt , nếu nhiệt độ thấp gà sẽ tụ lại chen chúc nhau dưới nguồn nhiệt, nếu nhiệt độ cao quá gà tản xa nguồn nhiệt thở nhiều, uống nước nhiều , ăn ít. Nhiệt độ thích hợp gà tản đều nhanh nhẹn , ăn uống tốt đảm bảo cho gà ở tuần tuổi thứ nhất em dùng quây dể quây lại và treo nguồn nhiệt ở chính giữa (ngang tầm sống lưng gà) nhiệt độ ở chụp suởi ban đầu lạ 32-35°c sau mỗi tuần hạ xuống 30°c cho đến khi đạt 20°c.
Bảng 6: Nhiệt độ thích hợp chogà từ 1-3 tuần tuổi.
Tuần tuổi
Nhiệt độ chuồng nuôi
Nhiệt độ chụp sưởi
1
25-27
32-35
2
23-25
30-32
3
20-23
27-29
Hàng ngày sử dụng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ trong chuồng và trong quây vào thời gian như sau:
Buổi sáng từ 7 giờ 30phút – 8giờ
Buổi trưa từ 12 giờ 30 phút – 13 giờ
Buổi chiều từ 15 giờ 30phút – 16 giờ
d. Máng ăn – máng uống:
* Máng ăn:
Gà con trong đầu tuần dùng khay vuông có kích thước 70 x 70 , một quây em dùng 1khay mật độ 100coc/khay .Từ tuần thứ hai em dùng máng tròn p50 loại máng lày hạn chế được sự rơi vãi , đảm bảo vệ sinh , định mức một máng p50cho 50 gà cả hai loại máng này phân bố đều trong quây và luôn chỉnh độ cao ngang tầm sống lưng gà ,thức ăn đổ đầy 1/2 dung tích máng tròn để tránh sự rơi vãi ,cho thức ăn 2-3 lần trên ngày.
* Máng uống:
ở tuần đầu khi gà còn nhỏ em dùng máng uống galon bằng nhựa định mức 50 con /máng ,máng uống phải đảm bảo sạch sẽ , ngày thay nước 2-3 lần .Em cho gà uống nước đường glucô sau 20-30 phút mới cho gà ăn cám . Sang tuần tuổi thứ hai , thứ ba em dùng máng uống dài , máng ăn máng uống bố trí xen kẽ nhau sao cho gà không đi quá 3m để ăn và uống. Hàng ngày em vệ sinh máng ăn , máng uống sạch sẽ.
3. Công tác phòng bệnh:
Trước khi đưa gà về chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ ,trang thiết bị dụng cụ quét sạch ,cọ rửa nền kể cả tường lưới.Sau 24 giờ tiến hành khử trùng bằng dung dịch foocmol 2% liều lượng 1lít /m2 nền ,sau đó dùng sữa vôi quét lên tường và nền chuồng. Sau đó đưa tất cả máng ăn , máng uống ra cọ rửa sạch sẽvà ngâm trong dung dịch foocmol 2%từ 10-15 phút sau đó đem phơi khô. Khi chuồng khô phải đưa chất độn chuồng vào và san đều có độ dày thích hợp , sau đó khử trùng lần nữa .Trước khi nhập gà ,khu vực chuồng nuôi phải thoáng sạch sẽ ,xung quanh chuồng nuôi phải được dọn sạch không để ẩm thấp .Trước cửa chuồng phải có hố sát trùng bằng vôi bột ,khu vực chuồnh nuôi không được cho người lạ vào ,hệ thống cống thoát nước xung quanh chuồng phải được dọn sạch sẽ đảm bảo lưu thônh được nước tốt.Khi gà giống được vận chuyển từ xa về xẽ bị mệt nên pha nước đường glucô cho gà uống , cho gà uống từ 2-3 giờ .gà đưa vào chuồnh sau 30-40 phút cho gà ăn ,dùng khay tôn kích thước 70 x 70 chiều cao 2 cm sau hai giờ đổ hết thức ăn trong máng ra và sàng bỏ hết phân và chất độn chuồng rồi cho thêm thức ăn mơi trộn đều lên . Ta cho ăn lên cho ăn ít một vì gà còn nhỏ và tránh thừa nhiều thức ăn trên máng .Trong quá trình theo dõi ,gà phải được cho ăn các loại thuốc phòng bệnh như Grumboro bệnh đậu vv.. để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Bảng 7 : Lịch phòng bệnh cho đàn gà.
Ngày tuổi
Vac xin phòng
Cách phòng
7
La sô ta lần 1
Nhỏ mắt, mũi
Vac xin đậu gà
Chủng vàng da cánh
11
Vac xin Grumboro lần 1
NHỏ mắt, mũi
15
La sô ta lần 2
NHỏ mắt, mũi
21
Vac xin Gruboro lần 2
NHỏ mắt, mũi
4. Các chỉ tiêu theo dõi :
a. Tỷ lệ gà chết và gà loại qua các tuần tuổi:
= Số gà chết + số gà loại : số gà bắt đầu nuôi x 100.
b. Trọng lượng bình quân một con qua các tuần tuổi đơn vị tính là (g)
c.Chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng .
Chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng = Tổng thưc ăn đã dùng (kg) : Tổng trọng lượng gà tăng(kg).
5. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu:
a. Kết quả theo dõi tỷ lệ gà chết và gà loại qua 3 tuần tuổi như sau:
Sức sống là chỉ tiêu cực rất quan trọng , nó đánh giá khả năng thích nghi, mặt khác sức sống còn liên quan đến khả năng sản xuất ,sức chống đỡ bệnh tật cuẩ gia cầm ,sức sống của gia cầm được đánh giá qua kết quả tỷ lệ nuôi sống. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống , thức ăn , điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ,vệ sinh thú y và thời tiết khí hậu .
Tỷ lệ gà chết và gà loại = Số gà chết + số gà loại : số gàbắt đầu nuôi x100
Bảng 8 : Tỷ lệ nuôi sống của gà ri qua các tuần tuổi.
Ngày tuổi
Số con
Tỷ lệ nuôi sống
1
60
100%
7
60
100%
14
60
100%
21
60
100%
Qua bảng kết quả trên cho ta thấy tỷ lệ nuôi sống của đàn gà là rất cao tới 100%,tỷ lệ gà chết là không có , tỷ lệ gà loại là không cao đây là tỷ lệ nằm trong chỉ tiêu cho phép . như vậy tỷ lệ nuôi sốnh của đàn gà ri là rất cao, gà rễ nuôi , khả năng chống chịu bệnh tốt ,rễ thích nghi với điều kiện hè , thu nóng ẩm
b. Trọng lượng bình quân một con qua các tuần tuổi :
Bảng 9 : Trọng lượng bình quân một con qua các tuần tuổi đơn vị là (g)
Tuần tuổi
Trọng lượng bình quân (g/con)
Mới nở
30
1
60
2
100
3
170
c. Chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng:
Trong quá trình theo dõi khả năng thích nghi của giống gà ri ,em thường xuyên theo dõi kiểm tra cân ghi chếp đày đủ .
Khả năng tăng trọng : Gà thường xuyên được cân kiểm tra trọng lượng cơ thể theo thời gian nhát định vào các ngày tuổi (1,3,7,14,21 ngày tuổi).
Khả năng tiêu tốn thức ăn được kiểm tra hàng ngày vào buổi sáng .
Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng = tổng thức ăn đã dùng (Kg) : Tổng trọng lượng gà tăng (kg)
Bảng 10 : Chi phí thức cho một kg tăng trọng
Tuần tuổi
Kg thức ăn / kg tăng trọng
1
1,63
2
2,275
3
2,0
Sau 21 ngày tuổi
2,08
6. Hoạch toán kinh tế :
* Những khoản chi :
-Tiền thức ăn: 17,5kg x 4500đ =78750đ
-Tiền giống : 60 con x 3000đ = 180000đ
-Tiền thuốc thú y: Nasota + Grumboro +Đậu + Vitamin + Thuốc cầu trùng =68000đ
-Tiền dụng cụ chăn nuôi : 600đ máng uống + 12000đ khay ăn =18000đ
-Tiền điện sưởi :20000đ
-Tổng chi : 78750đ+180000đ+68000đ+18000đ+20000đ=364750đ
*Những khoản thu:
60con x 8000đ/con=480000đ
* Cân đối thu chi:
480000đ-364750đ=115250đ/60con = 1900đ/con
IV. Kết luận
Trước những kết quả bước đầu mà em đã thu được .Qua quá trình theo dõi một số chỉ tiêu về giống gà ri qua phương pháp nuôi công nghiệp .Em nhận thấy rằng giống rà ri là một giống gà dễ nuôi ,chống chịu tốt với điều kiện khí hậu và bệnh tật đặc biệt nó được người tiêu dùng ưa chuộng ,với hình thức nuôi đó rất phù hợp với điều kiện của người dân và còn đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể.Với mô hình đó mà được nhân rộng ra thì lợi ích đem lại không phải là nhỏ ,từ mô hình sẽ giúp nhân dân tự cung tự cấp cho mình những con giống tốt mà không phải lo bệnh tật , khi những con giống đó đã được chính tay họ phòng bệnh đầy đủ cho chúng, do đó tình hình chăn nuôi nói chung và tình chăn nuôi gia cầm nói riêng sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
V. Tồn tại- Đề nghị
Trước một kết quả bước đầu như vậy ,chúng ta đã hoàn toàn yên tâm về kết quả của phương pháp nuôi thí điểm đó . Trong đó nó còn một số mặt tồn tại và hạn chế là :Do kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều thiếu sót ,thời gian thực tập còn ngắn ,dụng cụ thí nghiệm chưa đầy đủ ,nguồn kinh phí còn hạn chế do đó kết quả thí nghiệm không được chắc chắn ,để đạt một kết quả chắc chắn nên cho phép tiếp tục lập lại thí nghiệm để có một kết quả cao ,có sức thuyết phục .
B. Báo cáo phục vụ sản suất :
Qua kì thực tập vừa qua được sự nhất trí của nhà trường ,sự phân công của khoa và sự hướng dẫn của cô giáo phụ trách cùng cán bộ thú y xã .Với sự nỗ lực của bản thân ,sự phấn đấu không ngừng học hỏi trong công việc để hoàn thành kì thực tập cuối khoá .
Qua 3 tháng thực tập Em về xã Bình Khê tham gia hoạt động cùng các cán bộ thú y trong xã đã làm được các công việc sau:
1. Công tác tiêm phòng :
Tiêm phòng là công tác cực kì quan trọng nhằm chặt đứt một mắt xích của quá trình sing dịch là mầm bệnh , nhân tố trung gian truyền bệnh ,gia súc cảm thụ .
Tiêm phòng tức là chống dịch bệnh cho gia súc , gia cầm để đảm bảo dịch bệnh không sẩy ra , tránh thiệt hại cho người chăn nuôi.
Song song với việc chăn nuôi thì công tác tiêm phòng không thể thiếu được
Thời gian vừa qua Em cùng các cán bộ thú y đã tiêm phòng dại cho đàn chó của xã tiêm phòng Niucatson cho gà và tụ dấu cho lợn ,tụ huyết trùng cho trâu bò .Dưới đây là bảng thống kê tiêm phòng trong thời gian thực tập vừa qua.
Bảng 11: Kết qủa tiêm phòng trong thời gian thực tập tốt nghiệp
STT
Loài gia súc gia cầm
Tên Vacxin
Liều thuốc
Số con được tiêm
1
Chó
Rabisin
1ml
1900
2
Gà
Niucatson
0,2-0,3ml
700
3
Lợn
Tụ-Dấu
2-3ml
1060
4
Trâu
Tụ huyết trùng
2ml
700
5
Bò
Tụ huyết trùng
2ml
60
Trước khi tién hành tiêm phòng em làm các thao tác sau :
Khi tiến hành tiêm em phải kiểm tra xem thuốc đã hết hạn chưa ,cơ sở sản xuất thuốc ,thuốc được để trong bình lạnh có đủ độ không ,chuẩn bị dụng cụ để tiêm như xilanh kim tiêm panh và những dụng cụ khác phòng bất trắc sảy ra .Trước khi tiêm vacxin được lấy ra lăn đi lăn lại trong lòng bàn tay cho tan rồi lắc kĩ thuốc ,xilanh kim tiêm được sát trùng bằng nước sôi 100°C Sau đó vẩy khô để nguội lấy thuốc vào xilanh không được để bọt khí vào xilanh sau đó tiêm ở vị trí da cổ và mông trâu bò ,Chó tiêm vùng da cổ ,lợn tiêm gốc tai ,gia cầm tiêm vị trí trong cánh ,thuốc sử dụng trong ngày nếu không hết phải huỷ bỏ ngay để đạt hiệu quả cao trong miễn dịch .trứoc khi tiêm quan sát kỹ con vật rồi mới tiêm những con ốm yếu thì không tiêm ,đối với lợn dưới 2 tuần tuổi thì không tiêm ,những con chưa tiêm dặn chủ nhà theo dõi thường xuyên ,nếu có con ốm yếu phải tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể gia súc vệ sinh chuồng trại thoáng mát sạch sẽ.
2. Công tác chữa trị
Công việc chữa trị bệnh cho gia súc ,gia cầm rất quan trọng, bởi vì chúng ta không chữa trị và chữa trị không kịp thời làm cho con vật bị chết và có thể lây lan thành ổ dịch ,như vạy sẽ làm cho người chăn nuôi hoang mang hoảng sợ ,họ bị thiệt hại lớn về kinh tế.
Trong thời gian thực tập vừa qua em được tiếp súc với thực tế thì thấy gia súc và gia cầm vẫn thường xuyên bị mắc bệnh ,trong đó có nhiều loại bệnh khác nhau ,dịch bệnh sảy ra là do đàn gia súc gia cầm chưa được tiêm phòng .ngoài các bệnh truyền nhiễm ra hiện nay có bệnh như sưng phù đầu ở lợn con ,cũng là một căn bệnhnguy hiểm và khó chữa .Và còn một số bệnh khác nữa như bại liệt ở lợn nái ,bệnh nội ngoại khoa .
Sau đây là một số bệnh em đã chữa trong thời gian đi thực tập
a. Bệnh đậu ở lợn
Trên cơ thể lợn xuất hiện một vài mụn tròn bằng cúc áo và rất mần ,lúc đầu chỉ có 1 đến 2 mụn sau đó lan dần ở mồm ở bụng và khắp cơ thể .Lợn vẫn ăn uống bình thường nhưng các nốt đó làm cho lợn hay ngứa ngáy ,Em nghi là bệnh đậu ở lợn .Em tiến hành điều trị bằng cách sau .
Em lấy cây tầm bóp đem về nhà rửa sạch cho vào nồi sắc đặc và cho một ít muối vào sau ,sau đó lấy nước đó bôi vào chỗ bị đậu .Ngày bôi 3 lần sáng trưa và tối .Chữa trị trong hai ngày thì các nốt mần đỏ dần dần thâm lại ,tạo thành một mụn trà ở giữa có đầu đen thâm lại ,khi đó em tin bệnh đã khỏi dần và em thôi không chữa chạy nữa .Khoảng mấy ngày sau thì bệnh đã khỏi hẳn ,da lợn hồng hào hay ăn.Trường hợp này là lợn của nhà ,nên em chữa khỏi 2 con và khi chữa ở ngoài em cũng gặp tương tự ,em dùng tay cậy các vết đậu và dùng Xanhmetylen bôi vào các nốt đậu .Vài ngày sau là lợn khỏi ,tổng cộng chữa lợn bị đậu là 6 con
b. Bệnh đậu gà
Gà có mụn mọc ở xung quanh mỏ ,mắt ,mào thậm chí ở trong mắt ,những mụn này sần sùi như mụn cóc ở người .Em nghi là bệnh đậu gà và em đã điều trị như sau :
Dùng panh cậy mụn đó ra và dùng nước muói 5% rửa sạch sau đó dùng thuóc Xanhmetylen 2% bôi lên .Bôi trong 3 ngày liên tục ,mỗi ngày bôi một lần thì thấy mụn giảm hẳn .
c. Bệnh viêm tử cung
Lợn nái sau khi đẻ một ngày thì âm hộ chảy ra dịch viêm cá màu trắng đục như nước gạo cá mùi tanh ,lợn có triệu chứng bỏ ăn ,thích nằm xuống đất ít đi lại .Do đó em nghi là viêm tử cung và lấy nước sôi để nguội pha với thuốc tím 0,1% sau đó tiến hành thụt rửa ,trường hợp này em làm hai lần thì lợn khỏi hẳn .
d. Bệnh đóng dấu lợn
Qua quan sát triệu chứng em thấy lợn ủ rũ ăn uống kém ,phân táo nước mắt chảy ra ,mũi khô sốt cao 42°C ở trên những vùng da mỏng như da bụng thấy có những hình khác nhau như hình tròn ,hình vuông kích thước khác nhau ,các nốt này khi ấn tay vào thì mất (trằng bệch ) bỏ tay ra thì trở lại như cũ cho nên em nghĩ là bệnh đóng dấu lợn .Trường hợp này em dùng các loại thuốc sau :
Penicillin 30000-35000UI/kg trọng lượng .
Streptomycin 25-30mg/kg trọng lượng +10ml Vitamin B1 với thuốc này em đã tiêm 3 ngày ,ngày đầu tiêm 2 mũi những ngày sau tiêm vào buổi sáng và lợn đã trở lại ăn uống bình thường
Bệnh phó thương hàn
Sau khi gia chủ gọi đến xem đàn lợn con em quan sát thấy triệu chứng
Lợn có hiện tượng nằm lì một chỗ ,ỉa chảy phân nước màu vàng nhạt ,con vật ho khan xuất huyết ngoài da như ở da tai ,da bụng lợn có triệu chứng thần kinh như co dật .Em nghi đó là bệnh phó thương hàn và tiến hành chữa những con bị và tiêm phòng cho những con chưa bị bằng loại thuốc sau:
Ampi-Septol 1ml/5kg thể trọng ,ngày tiêm 2 lần ,tiêm 3 ngày liền là lợn khỏi .
f. Bệnh tụ huyết trùng lợn
Lợn được 30 kg có triệu chứng mệt mỏi ủ rũ ,kiểm tra thân nhiệt thấy sốt cao 41°C ở da bụng ,da tai lấm tấm xuất huyết ,lúc đầu lợn đi táo sau đó ỉa chảy thuỷ thũng ở cổ họng ,hầu viêm làm cho hầu sưng cổ cứng má phị mắt mũi sưng híp ,lợn khó thở ,cổ duỗi thẳng để thở ,gặp trường hợp này em nghi là bệnh tụ huyết trùng và sử dụng thuốc kháng sinh :
Streptomycin liều 35-45mg/kg trọng lưọng , ngày tiêm hai lần
Penicillin 20000-30000UI /kg thể trọng ,đồng thời tiêm kết hợp thuốc trợ lực Vitamin B1
h. Bệnh sưng phổi ở lợn
Triệu chứng : Lợn ốm yếu mệt mỏi đi không vững thường ngã quỵ 2 chân trước ,lợn khó thở và ho ,nước mũi đóng thành vảy làm cản trở tới việc ho hấp ,nặng hơn chết trong 2-3 ngày nhẹ thì sưng phổi ,màng phổi sưng có mủ ,lợn còi cọc chậm lớn .
Em dùng thuốc sau để điều trị : tiêm Streptomycin 10-20 mg/ kgtrọng lượng
Teramycin lợn con 1-2ml lợn lớn 10-20ml.
Penicillin 10000-20000 UI/ kg thể trọng kết hợp trợ lực VTMB1
k. Bệnh sưng mặt ở lợn con
Triệu chứng: con vật có triệu chứng ủ rũ , bỏ ăn lằm lì một chỗ mắt sưng tai tím , má sưng cơ thể run rẩy ,khi thấy những triệu chứng như vậy em nghi đó là bệnh sưng mặt ở lợn con, do đó em dùng thuốc sau:
Phar S.P.D :Thành phần của thuốc gồm:
Kanamysin Sulphat : 5000 mg
Neomycin sulphat : 5000 mg
Polimmycin : 2000 mg
Dung môi đặc biệt vừa đủ : 100 ml
Với liều như sau;
1ml/5kg thể trọng / lần ,dùng 2lần / ngày
i Bệnh cầu trùng gà
Gà con trong chuồng thấy có biểu hiện lờ đờ kém nhanh nhẹn ,lông dựng đứng ăn ít ,phân dính xung quanh hậu môn gà có biểu hiện uống nước nhiều ,nền chuồng phân có màu Sôcôla hoặc toàn máu ,bệnh tiến triển sang ngày thứ 3 vẫn triệu chứng trên em nghi là cầu trùng gà và chữa như sau :
Mua gói ESB3 30% là loại thuốc bột pha với liều 2g /1l nước hàng ngày cho vào máng uống ,sau một tuần cả con bị và con chưa bị đều được phòng và khỏi bệnh.
j. Bệnh ca rê ở chó ;
Triệu chứng; con vật bồn chồn ,ủ rũ chó đi xiêu vẹo ,mắt lờ đờ con vật có triệu chứng sốt gián đoạn mắt có dử ,gương mũi khô ,niêm mạc mũi miệng viêm cata ,chó thở khò khè ,đi ỉa phân mùi tanh khắm dính đày hậu môn .Trên da xuất hiện những nốt sài to bằng hạt đỗ xanh ,em nghi đó là bệnh Care và dùng các loại thuốc sau :
Gentatylo-D thành phần :
Gentamicinsulphat 300mg
Tylosin : 200mg
Dexamethasone 5mg
Liều dùng : 1ml/4kg thể trọng
Kết hợp với thuốc sau để tránh nhiễm trùng nặng có mủ .
Kanamycin 10% liều là 1ml/2kg thể trọng
l. Bệnh ỉa chảy ở lợn con
Triệu chứng :Vài ngày đầu thấy lợn có biểu hiện ăn uống kém ,đau bụng nằm úp bụng phân lỏng dần ,ỉa chảy thành dòng .lợn ít sốt nhưng xác gầy rất nhanh đi siêu vẹo dựa tường mắt trắng lờ đờ ,lợn ốm nằm không yên ,không muốn chạy Em nghi đó là bệnh ỉa chảy lợn con và tiến hành điều trị bằng thuốc sau :
Dùng lá ổi lá sim sắc đặc lấy nước cho uống 5-7ml/lần sau đó dùng Streptomycin 0,025g/kg trọng lượng ngày uống 2 lần trong vòng 2 đến 3 ngày trợ sức bằng Bcomplex 2-3ml/con ,các loại thuốc trên cho uống 2-3 ngày là khỏi
m. Bệnh viêm vú ở lợn
Qua quan sát ta thấy lợn ăn ít ,bỏ ăn ra gió có mùi hôi vú cứng sưng đỏ ,em nghi là bệnh viêm vú và tiến hành điều trị như sau :
Trước tiên là rửa sạch bầu vú bằng nước ấm ,sau đó cho lợn uống Sulphat Mg liều nhẹ 20-30g/con vú chưa có mủ điều trị 2-3 ngày sẽ mềm trở lại .Trong trường hợp lợn không khỏi phải dùng :
Penicillin 10000UI/kg trọng lượng
Streptomycin 10mg/kg thể trọng , mỗi ngày tiêm một lần cho đến khi khỏi tiếp đó bôi dung dịch Tetramycin vào vú viêm theo lỗ tiết sữa sau đó vắt cạn trong vài ngày lợn sẽ khỏi .
n. Bệnh tụ huyết trùng gà :
Gà có triệu chứng sốt cao 43°C gà ủ rũ bỏ ăn ,phân có nhiều nước trắng lẫn xanh ,gà khó thở và tự nhiên lăn ra chết ,nước mũi chảy nhiều ,Em cho đó là bệnh tụ huyết trùng gà và trị bằng các thuốc sau :
Streptomycin 100-120mg/kg thể trọng
Vitamin B1 10ml nồng độ 2,5%
Với liều trên em điều trị 2 ngày thì gà khỏi
l. Bệnh lợn con ỉa phân trắng
Lợn con sau khi sinh được 10 ngày bắt đầu có hiện tượng ỉa phân trắng ,lúc đầu phân hơi loãng lợn sù lông bụng phình ra chậm lớn .Sau 2 ngày thấy toàn đàn đã ỉa phân trắng lỏng có mùi tanh ,em nghi đó là bệnh ỉa phân trắng ở lợn con và tiến hành chữa như sau :
Dùng quả Hồng Xiêm giã nhỏ sau đó sắc lấy nước cho uống 1,5-2ml/con/lần sau lại dùng cây dừa cạn để nấu cho mẹ ăn và chăm sóc cả mẹ lẫn con ,cứ như vậy cho uống nước Hồng Xiêm đến ngày thứ tư thì phân trong chuồng đã chuyển dần sang hơi tái ,lợn không ỉa chảy nữa ,sang ngày thứ 5 thì cả đàn khỏi .Đối với chuồng nuôi luôn khô dáo .
Bảng 12 : Kết quả chữa bệnh cho gia súc gia cầm
STT
Loài gia súc ,gia cầm
Tên bệnh
Số lựong mắc(con)
Số lượng khỏi (con)
Tỷ lệ %
1
Lợn
Đậu
6
6
100
2
Lợn
Viêm tử cung
3
3
100
3
Lợn
Đóng dấu
1
1
100
4
Lợn
Phó thương hàn
8
4
50
5
Lợn
Tụ huyết trùng
1
1
100
6
Lợn
Sưng phổi
2
1
50
7
Lợn
Phân trắng lợn con
6
5
83
8
Lợn
Bại liệt sau khi đẻ
1
1
100
9
Lợn
Viêm vú
1
1
100
10
Lợn
Sưng mặt lợn con
3
2
67
11
Gà
Tụ huyết trùng
12
6
50
12
Gà
Đậu
13
12
92
13
Gà
Cầu trùng
5
5
100
14
Chó
Ca rê
8
4
50
Nhận xét công tác chữa trị:
Trongquá trình đi chữa trị gia súc gia cầm em đèu phải hỏi xem con vật mà gia chủ báo ốm thì nó đã ốm lâu chưa xung quanh đây có con nào mắc không , đã dùng thuốc gì chưa nếu đã dùng thì dùng loại nào liều dùng là bao nhiêu ,sau dó quan sát con vật có biểu hiện gì ,dựa vào triệu chứng điển hình và quan sát xung quanh xem phân và nước tiểu xem thay đổi thế nào ,để từ đó sác định đúng bệnh cho gia súc hay gia cầm .Trong cách điều trị nếu mà gia chủ bảo sớm thì quá trình trị bệnh dễ dàng , nhưng con nào mà gia chủ báo muộnthì sau 1 ngày chữa không có chuyển biến gì thì phải ngừng điều trị.
Trước khi dùng thuốc tiêm em đã kiểm tra hạn sử dụng ,hãng sản xuất thuốc rồi tất cả các dụng cụ như panh ,xilanh ,kim tiêm đều phải sát trùng bằng nước sôi sau đó vẩy ráo nước để khô .Khi lấy thuốc vào xilanh thì kiểm tra kỹ xilanh có bị hở van hay không đẻ tránh thuốc ra ngoài ,sau mỗi con tiêm cần thay đổi kim không dùng chung kim cho nhiều loại gia súc ,gia cầm. Nhớ phải sát trùng lại phòng lây lan con khác .
3. Công tác thiến hoạn
Trước tình hình chăn nuôi phát triển thì công tác thú y cũng phát triển . Trong chăn nuôi gia súc gia cầm ,công việc thiến hoạn cũng là một công việc rất quan trọng ,đối với lợn và gia cầm nếu chúng ta không để làm giống thì chúng ta phải thiến hoạn bởi như vậy mới giúp con vật phát triển nhanh chóng .Đối với lợn sau khi đẻ 10-15 ngày thì chúng ta cần thiến những con đực bởi đây là một công việc thường xuyên của người chăn nuôi và thiến thời
điểm này là thời điểm tốt nhất lợn không bị bại .Còn đối với lợn cái thì hiện nay rất ít thiến hoạn bởi vì thời gian nuôi cho một đời lợn thịt rất ngắn trước khi con lợn động dục thì đã có đủ tiêu chuẩn giết mổ .
a. Thiến lợn đực
Sau 10-15 ngày thì lợn đực có thể thiến được ,trước khi thiến nhờ gia chủ cố định đàn lợn như cho cả đàn vào thúng sau đó bắt từng con để thiến .
Đầu tiên ta kiểm tra xem con vật có bị Hecni không ,sau đó nếu không bị Hecni thì ta bắt đầu thiến ,ta kẹp chặt hai chân sau dốc ngược dùng dầu hoả để rửa sạch bên ngoài vùng dịch hoàn ,dao mổ được sát trùng sau đó dùmg tay kẹp chặt hai dịch hoàn ,dung dao rạch một đường thẳng chính giữa hai dịch hoàn rồi dùng dao lách sang hai bên ,lấy ngón tay bóp cho dịch hoàn lòi ra sau lấy tay soắn dịch hoàn chính và dịch hoàn phụ ra khỏi bao trắng cho đến khi đứt .Sau đó lấy ngón tay trỏ ,cái kẹp chặt thừng dịch hoàn soắn từ từ đến khi đứt thì thôi ,dịch hoàn thứ hai cũng làm như vậy . Sau khi lấy hết hai dịch hoàn tiến hành sát trùng vết mổ và khâu lại rắc ít bột kháng sinh vào vết mổ .
b. Thiến lợn cái
Thiến vào lúc lợn được từ 15-20 kg ,vị trí thiến ở giữa đường trắng giữa hàng vú thứ nhất và hàng vú thứ hai tính từ dưới lên trên .Trước khi thiến em dặn chủ nhà cho lợn ăn trước 8-10 tiếng ,việc đầu tiên là cố định gia súc ,không cho dãy dùng dây mềm treo ngược hai chân sau lên ,cố định chặt rồi dùng nước sạch rửa vùng thiến ,dùng khăn lau khô và sát trùng vùng mổ bằng Iode 5% .Dụng cụ thiến như dao ,kim ,chỉ được luộc khử trùng bằng nứơc sôi 100°C sau khi chuẩn bị song dụng cụ em làm các thao tác sau : Rạch một đường chính giữa vạch trắng 3cm cắt đứt da và lớp cơ sau đó dùng ngón tay trỏ chọc thủng phúc mạc bụng ,khi thấy nước trong soang bụng chảy ra thì từ từ đưa ngón tay trỏ vào lách suống hốc bụng và tìm sừng tử cung ,sừng tử cung nằm dưới bóng đái nhỏ và cứng ,sau đó ta từ từ lôi lên nếu thấy gia súc giãy thì phải dừng lại đợi cho gia súc không giãy nữa thì lôi tiếp ,lôi được sừng tử cung ra ngoài tay trái giữ chặt tay phải soắn cho tới khi đứt buồng trứng rồi dùng cồn Iode chấm vào vết đứt mục đích để cầm máu buồng trứng bên kia cũng làm như vậy sau khi lấy hai buồng trứng rồi em từ từ ấn sừng tử cung vào sâu trong soang bụng và dùng kim khâu màng phúc mạc ,khâu song thì khâu ngoài da ,khi khâu lớp trong em dùmg tay trỏ phải đưa vào vết mổ nâng phúc mạc nên ,mục đích chánh khâu vào ruột ,sau khi khâu song dùng bột kháng sinh rắc vào .
cThiến lợn hecni rốn .
Trước khi thiến em dặn gia chủ cho lợn nhịn ăn8-10 tiếng sau tiến hành mổ.
Đầu tiên cố định gia súc cho lợn lằm nghửa lên, sau đó dùng nước sạch rửa vùnh định mổ và lau khô dùng cồn Iode 5% sát trùng vùng mổ , sát trùng dao kim panh ,kéo bằng cách luộc sau đó bắt đầu mổ.
Đầu tiêndùng panh kẹp chặt vùng da ở chỗ rốnbị Hecni lên sau đó lấy kéo cắt đứt rồi dùng tay lách từ từ khi thấy lớp phúc mạc dính vào lớp cơ từ từ bóc tách hết chỗ dính ,sau đó ấn ruột vào trong xoang bụng và dùng chỉ khâu lỗ rốn lạivà rắc bột kháng sinh bên ngoài.
d. Thiến Hecni bẹn
Qua quan sát em thấy vùng bẹn lợn phình to sờ vào thấy mềm có cảm giác chứa ruột bên trong ,khi đó em cần sác định Heni bên nào bằng cách cầm hai chân chướ lên và dốc ngược lợn lại khi đó sẽ biết Hecni bbên nào ,khi sác định đúng bên Hecni em tiến hành cố định lợn chặt , dùng nước sạch rửa vùng định mổ sau đó lau khô,dùng cồnIode 5%sát trùng vùng mổ,dụng cụ mổ kim chỉ được sát trùng bằng nước sôi.Sau đó em tiến hành mổ.
Dùng tay beo da lên và dùng dao dạch một đường thẳng ,khi mổ được lớp da em dùng tay tách dần các tổ chức để tìm đoạn ruột lòi ra .Sau khi đã tìm thấy rồi thì dùg taykhẽ tách ruột ra và cho vào trong xoang bụng ,cuối cùng dùng chỉ khâu kín lỗ bẹn tiếp theo rắc bột kháng sinh và khâulớp da ngoài cùng lại.
Bảng 13 : Kết quả công tác thiến hoạn.
Loài gia súc
Số lượng con
Tính biệt
Tỷ lệ
%
Đực
Cái
Lợn
20
18
2
100
Nhận xét : Trước khi tiến hành thiến hoạn cho gia súc phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết như dao phanh kéo vv.. và các dụng cụ đều được khử trùng.
Khi mổ thao tác phải nhanh tránh để lau con vật đuối sức , mổ song phải có thuốc sát trùng trống viêm ,song song với phẫu thuật ta phải tiến hành khâu hộ lý , phải chăm sóc ,cho ăn đầy đủ và chuồng trại khô ráo sạch sẽ nơ mổ phải cao ráo sạch sẽ.
4) Thụ tinh nhân tạo
Trong chăn nuôi những năm trước đây chưa phát triển bởi họ chỉ cho gia súc nhảy trực tiếp ,như một con lợn đực chỉ phụ trách được 25-30 con cái /năm nhưng ngày nay với khoa học phát người ta đã đưa việc thụ tinh nhân tạo vào cho nên đạt kết quả tốt . Qua việc thụ tinh nhân tạo cho thấy một con đực phụ trách 200-300 con cái /năm và tỷ lệ thụ thai cao dẫn tới số lượng con ngày cang nhiều nhất là việc lấy tinh từ những giống lợn ngoại Landrat..vv Để cho giao phối với lợn Móng Cái ,hiện nay nhờ việc thụ tinh nhân tạo mà đã dần cải tíên được giống lợn nội cho năng suất thấp ,thay vào đó là những giống F1 dễ nuôi lại phù hợp với người chăn nuôi cho năng suất cao .
Khi chủ nhà báo đến phối giống cho lợn vào thời gian động dục Em đến và quan sát thấy ngày đầu lợn bỏ ăn phá chuồng âm hộ sưng đỏ ,lợn chưa có biểu hiện chịu đực .Sáng ngày thứ hai lợn có biểu hiện mê lì âm hộ hơi héo và chảy ra ít niêm dịch màu đặc quánh ,lợn đứng yên và thích để cho người dẫm chân lên lưng lúc này em cho rằng đây là thời điểm phối tốt và tiến hành các thao tác sau:
Đầu tiên em dùng lòng bàn tay nâng dần nhiệt đọ lọ tinh lêncho đến khi không còn cảm giác lạnh .Sau đó em rót tinh vào xơ ranh ,tay phải cầm dẫn tinh quản từ từ đưa vào âm hộ lợn , khi đưa em đưa nhẹ nhàng cho đén khi đầu dẫn tinh quản bị cả lại lúc đó em từ từ rút nhẹ nhàng ra vừa rut vừa xoay nhẹ đẫn tinhquản ,rồi lắp xơ ranh vào dẫn tinh quản từ từ bơm tinh dịch vào trong tử cung lợn .sau khi đã bơm hét tinh dịch em từ từ rút nhẹ dẫn tinh quản cho đến khi ống dẫn tinh quản ra khỏi âm hộ,lúc đó em dùng tay vỗ nhẹ vào mông loẹn để tạo phản xạ đóng cổ tử cungđể cho tinh dịch không chẩy ra ngoài.
Bảng 14 : Kết quả phối giống cho lợn
Số lợn (con)
Số được phối (con)
Số con thụ thai
Tỷ lệ thụ thai
32
32
32
100
5. Côngtác kiểm soát giiết mổ:
Đối với công tác kiểm soát giết mổ rất cần thiết :
* Thứ nhất nó bảo vệ sức khoẻ cho con người ,khi khâu kiểm soát giết mổ làm tốt tức là toàn bộ sản phẩm của động vật được kiểm tra nghiêm nghặt và chắc chắn , chỉ những sản phẩm động vật có đủ tiêu chuẩn mới được lưu hành trên thị trường ,còn những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn thì tiến hành xử lý ngay từ đầu. Do đó sẽ bảo vệ được sức khoẻ cho mọi người.
* Thứ hai là khi kiểm tra thì đã phát hiện được bệnh và sử lý kịp thời từ đó bảo vệ được cho đàn gia súc tránh việc dịch bệnh lây lan,do vạy công tác kiểm soát giết mổ là một khâu rất quan trọng ,trong thời gian thực tập vừa qua emđã cùng các cán bộ thú y của xã đi kiểm tra tại chợ của xã và đã thu được kết quả sau:
Bảng 15 : Kết quả kiểm tra kiểm soát giết mổ .
Loài gia súc
Số lượng kiểm ra (con)
Mắc bệnh
Xử lý
Số lượng (con)
Tên bệnh
Lợn
140
12
10
Tụ huyết trùng
Đóng dấu
Luộc chín
Các thao tác kiểm soát giết mổ:
Khi đến quầy thịt em quan sát một cách tổng quát quầy thịt và phủ tạng ,đối với thân thịt em kiểm tra màu sắc ,mùi vị, độ mịn của thịt , độ đàn hồi .Khi có biểu hiện khác thường thì kiểm tra kỹ từng bộ phận .
Đầu tiên khám đầu , kiểm tra niêm mạc lưỡi , miệng ,cắt cơ lưỡi để xem có bị gạo lợn không.
Khám tĩmem màng bao tim ,dịch bao tim ,cắt cơ tim xem có gạo lợn, chân cầu van tim (nội tâm mạc ).
Khám phổi xem màu sắc của phổi, có cứng không (bệnh suyễn ) phổi trắng (gium phổi lợn ).
Khám gan xem màu sắc, độ to nhỏ,có xuất huyết tụ máu ,kiểm tra hạch lâm ba gan,xem sự thay đổi màu sắc của gan, cắt hạch lâm ba để xem , cắt cửa gan xem có sán lá gan hay không.
Khám lá lách xem màu sắc của lá lách , rìa lá lách , độ đànhồi.
Khám thận xem màu sắc của thận , độ to nhỏ , mổ thận kiểm tra bể thận.
Khám dạ dày xem hạch lâm ba dạ dày, bờ cong nhỏ , niêm mạc dạ dày.
Khám ruột xem hạch lâm ba màng treo ruột ,trực tràng ,van hồi manh tràng ,niêm mạc ruột.
Sau khi khám song không thấy biểu hiện gì thì lăn dấu cho lưu hành,nếu thịt mà có phẩm chất không tốt thì tiến hành xử lý hoặc huỷ bỏ.
Trong quá trình kiểm tra em phát hiện lợn có bệnh tích sau:
Trên da cổ có lấm tấm xuất huyết , xoang bao tim tích nước , phổi sưng to trên bề mặt phổi có những sợi huyết , phổi viêm dính lồng ngực, niêm mạc tương mạc tụ huyết , hạch lâm ba sưng to chứa nhiều nước,em nghi lợn đó bị bệnh tụ huyết trùng , xử lý bằng cách luộc chín rrồi mới cho bán.
Trường hợp thứ haiem thấy có những bệnh tích sau:
Trên da có những dấu đỏ , hạch lâm ba sưng mặt cắt có xuất huyết và nước chảy ra có cả máu ,thịt nhiều nước lá lách sưng to , thận sưng to và tụ máu , niêm mạc ruột có điểm tụ huyết , cơ tim nhàt màu vàng,chân cầu van tim sùi hình súp lơ trong trường hợp cho luộc chín mới cho bán.
Phần IV. Kết luận, kết quả thực tập tốt nghiệp
Kết luận kết quả chuyên đề :
Đối với việc tiêm phòng là công tác cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầmkhông để cho dịch bệnh xảy ra ,tránh những thiệt hại không đáng có cho người chăn nuôi.
Đối với công tác điều trị ,khi chữa đúng bệnh đúng lièu chẩn đoán chính sác thì con vật chắc chắn sẽkhỏi bệnh , trong việc dùng thuốc phải xem kỹ hướng dẫn về hạn sử dụng vv.. qua đợt thực tập em thấy thuốc trị tốt nhát là của trung ương I đảm bảo chất lượng .
Trong đề tài để đảm bảo đạt kết quả tốt ,thì phải làm tốt các khâu phòng bệnh , đảm bảo thức ăn nước uống và chú ý chất độn chuồng phải khô ráo sạch sẽ.
Kết luận về nội dung và kết quả công việc:
Qua 3 tháng thực tập tại cơ sở được sự giúp đỡ của các cán bộ thú y xã và sự lỗ lực của bản thân đến nay em đã hoàn thành kỳ thực tập cuối khoá từ đó em có một số nhận sét sau:
Thời gianthực tập 3 thángkhông phải là thời gian dài ,với lòng say mê công việc em tham gia nhiệt tình các công việc từ tiêm phòng đến chữa trị qua đó em đã biết vận dụng kiến thức sẵn có của bản thân vào trong công việc để từ đó giúp em lâng cao tay nghề ,gắn liền học tập và thực tiễn nghiên cứu khoa học vào trong sản xuất ,giúp em hiểu sâu và kỹ hơn về chuyên môn của mình từ đó tạo cho em một niềm tin từ đó tay nghề và kiến thức ngày càng nâng cao hơn.
Khi xâm nhập vào thực tế em đã cùng cán bộ thú y xãtiêm phòng cho gia súc , gia cầm do đó em đã tiếp xúc trự tiếp với người chăn nuôi xem và biết được trình độ , sự hiểu biết , nguyện vọng của họ từ đó có phương hướng , cách thức để giúp họ .trong thời gian đó em còn được tiếp xúc với những người chăn nuôi có tiếng từ đó đã học hỏi được rất nhiều từ họ. Qua tất cả những gì chứng kiến và làm em nhận thấy rằng ,là một người làm công tác thú y thì phải say mê công việc tìm tòi học hỏi không sợ khổ ,vất vả có lòng kiên trí chịu khó ,biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó giúp cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển hơn đồng thời giúp cho tay nghề ngày một cao hơn.
Phần V. Tồn tại và đề nghị:
I . Tồn tại :
Do thời gian thực tập chưa dài chuyên môn chưa cao , trong công việc còn nhiều thiếu sót ,bản thân chưa xâm nhập thực tế nhiều ,tuổi đời ít do đó chế rất nhiều đối với công việc.
II. Đề nghị :
1. Đề nghị với cơ sở thực thập.
Qua 3 tháng thực tập tậi cơ sở em có những ý kiến sau:
Đối với xã Bình Khê là một xã rộng người dân trải khắp lơi do vậy mạng lưới thú y phải được mở rộng và nâng cao , đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật như thuốc thú y để đảm bsỏ cho công tác phòng và chữa trị đạt hiệu quả cao thường xuyên tổ chức các lớp học nhằm tuyên truyền những kiến thức về chăn nuôi thú y cho người dân nhằm lâng cao sự hiểu biết của họ , chúng ta nhanh chóng đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất . Tổ chức các lớp khuyến nông để phổ biến đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất , hướng dẫn bà con thực hiện quty trình kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến ,mở rộng qui mô chăn nuôi hơn nữa.
Đưa trương trình dồn ô đỏi thửa , đề nghị UBND xã Bình Khê nhanh chóng đưa chương trùnh này vào nhằm phát triển chăn nuôi gia súc , gia cầm theo hướng công nghiệp , mở rộng các trang trại lớn phát triển gia súc , gia cầm qui hoạchcác diện tích trang trại.
2. Đề nghị với nhà trường:
Qua 2 năm học ở trường em xin có vài ý kiến đóng góp như sau.
Để đảm bảo cho giáo viên giảng dạy có nhiều dụng cụ như là tài liệu tham khảo về chăn nuôi thú y thì thư viện nhà trường phải có nhiều sách tham khảo và thư viện trường nên thường xuyên và hàng ngày mở thư viện .
Nhà trường nên tu sửa chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm , tuy không phải là nhiều nhưng lý thuyết phải gắn liền với thực hành , chúng em phải được tự tay chăm sóc và dùng ngay gia súc mình nuôi để thực hành .
Khoa và trường nên liên hệ với những nơi có nhiều mô hình chăn nuôi để tham quan học hỏi những kinh nghiệm cần thiết , tạo cho học sinh có những nhận thức tốt .
Với những điều kiện trên không phải là nhiều nhưng phần nào nó cũng là cơ bản để cho học sinh khoá sau có điều kiện hơn nữa ,để sau khi ra trường có đủ trình độ ,năng lực tay nghề và trở thành một cán bbọ thú y có đủ năng lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC721.doc