Báo cáo thực tập tại Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Các biện pháp khuyến khích mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Kim Hào. - Các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý và môi trường kinh doanh phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Đình Tài - Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Chủ nhiệm đề tài: KS.Lưu Đức Khải. - Một số vấn đề về môi trường kinh doanh ở Việt Nam và giải pháp. Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Đình Cung - Năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP) và tác động của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990-1998. Chủ nhiệm đề tài: ThS: Trần Kim Chung. - Quan hệ hợp tác kinh tế Bắc Nam, Nam-Nam: những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: TS: Nguyễn Minh Tú. - Tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế lượng vĩ mô phục vụ công tác phân tích chính sách và dự báo kinh tế vĩ mô cho Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: ThS: Đinh Hiền Minh.

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : sự ra đời, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương 1. Sự ra đời của viện nghiên cứu quản ký kinh tế trung ương. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất cả nước bước vào xây dựng XHCN với kế hoạch 5 năm lần hai (1976-1980),ựsong chỉ một thời gian ngắn sau đó tình hình kinh tế lại lâm vào tình thế khó khăn bế tắc. Do vậy nhiệm vụ nghiên cứu quản lý kinh tế đã được đặt ra. Tại đại hội IV đã đề ra nhiệm vụ : “ Tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kế hoạch hoá làm chính, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế, thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế trong cả nước”. Thực hiện chủ trương của Đại hội Trung ương, Đảng và chính phủ thấy cần thiết phải có một cơ quan riêng không bị cuốn hút và công việc điều hành hàng ngày, chuyên nghiên cứu, nhận xét, đánh giá khách quan quá trình này và kiến nghị các biện pháp khả thi, hữu hiệu nhằm quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế. Từ yêu cầu đó thành lập một số nhóm, tổ gồm những cán bộ biệt phái từ các Bộ, ngành và sau này là ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế thuộc ban bí thư và Chính phủ. Trước đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu có luận cứ về phương thức quản lý kinh tế nên đã thúc đẩy chuyển ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế thành viện. Ngày14/ 7/ 1977 Bộ chính trị ban chấp hành trung ương khoá IV ra quyết định209- NQ- NS/ TW thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Ngày 17/ 4/ 1978 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết 215- NQ/ QHK6 phê chuẩn việc thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. 2. Nhiệm vụ, chức năng của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Căn cứ vào quyết định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định 111- CP ngày 18- 5- 1978 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: - Nghiên cứu hệ thống quản lý kinh tế XHCN trong cả nước, nhằm vào những vấn đề chung và quan trọng nhất là: tổ chức lại nền sản xuất xã hội, cải tiến phương thức quản lý kinh tế lấy kế hoạch làm chính, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế. Dự thảo các đề án về quản lý kinh tế có nội dung tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để trình Hội đồng Chính phủ. - Cộng tác với các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo một chương trình phân công và phối hợp chung. Phát biểu ý kiến với Hội đồng Chính phủ về đề án quản lý kinh tế do các Bộ, Tổng cục và địa phương trình ra Hội đồng Chính phủ. - Tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế ở nước ta, nghiên cứu vận dụng các quy luật ki nh tế vào công cuộc xây dựng và quản lýkinh tế trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế của các nước XHCN anh em và các nước khác, xây dựng khoa học về quản lý kinh tế XHCN ở nước ta. - Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ cao cấp của Nhà nước về quản lý kinh tế, hướng dẫn các Viện, các trường bồi dưỡng cán bộ về quản lý kinh tế của các Bộ, các tỉnh và các thành phố. - Thực hiện hợp tác trao đổi kinh nghiệm về công tác nghiên cứu quản lý kinh tế với các tổ chức hữu quan ở nước ngoài, theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và những quy định của Nhà nước. - Hướng dẫn giúp đỡ về nội dung phương pháp nghiên cứu đối với các tổ chức nghiên cứu quản lý kinh tế của các Bộ, Tổng cục và địa phương. - Quản lý tổ chức cán bộ, biên chế, kinh phí và tài sản của Viện theo chính sách và chế độ chung của Nhà nước. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ trên, cơ cấu tổ chức của Viện theo nghị định số 111- CP gồm có: + Ban nghiên cứu tổng hợp + Ban nghiên cứu quản lý công nghiệp (gồm cả xây dựng và giao thông vận tải) +Ban nghiên cứu quản lý nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, và thuỷ lợi) +Ban nghiên cứu quản lý lưu thônh phân phối +Ban quản lý bồi dưỡng cán bộ cao cấp + Văn phòng + Hội đồng khoa học quản lý làm chức năng tư vấn về khoa học quản lý kinh tế cho viện trưởng. Ngày 27/ 10/ 1992 Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 07- CP giao cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) quản lý Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Ngày 29/ 11/ 1995 căn cứ vào nghị định số 75-CP ngày1/ 11/ 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đã ban hành Quyết định số 17/ BKH/ TCCB ngày 29/ 11/1995 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trong Bộ kế hoạch và Đầu tư. Các chức năng, nhiệm vụ của Viện hiện nay được quy định là: - Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, phối hợp các đơn vị trong Bộ, các ngành, các địa phương xây dựng các đề án chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá, các dự án luật, pháp lệnh và văn bản dưới luật thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế do Nhà nước giao, trên cơ sở tổng kết thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế trong nước, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô. - Tổ chức nghiên cứu đề xuất và thí điểm áp dụng những cơ chế chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới, đáp ứng yêu cầu của thực tế kinh tế- xã hội. - Nghiên cứu lý luận và phương pháp khoa học quản lý kinh tế, từng bước góp phần xây dựng chương trình cải cách kinh tế và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam. - Hợp tác với các tổ chức và cơ quan trong nước và ngoài nước trên lĩnh vực quản lý kinh tế, thực hiện công tác tư vấn về quản lý kinh tế và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ (kể cả trên đại học khi có điều kiện) -Tổ chức quản lý các hoạt động của Câu lạc bộ Giám đốc Trung ương và thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư. Cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hiện nay gồm: Ban nghiên cứu chính sách cơ cấu Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô Ban nghiên cứu quản lý doanh nghiệp Ban nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Ban nghiên cứu khoa học quản lý Trung tâm tư vấn quản lý và bồi dưỡng cán bộ Nhóm phân tích chính sách và dự báo kinh tế Trung tâm thông tin- tư liệu Câu lạc bộ Giám đốc trung ương Văn phòng Viện ` Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Viện Trưởng Viện Phó Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô Ban nghiên cứu chính sách cơ cấu Ban nghiên cứu quản lý doanh nghiệp Ban nghiên cứu chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban nghiên cứu khoa học quản lý Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng cán bộ Nhóm phân tích chính sách và dự báo kinh tế Trung tâm thông tin thư viện Câu lạc bộ giám đốc trung ương Văn phòng viện Phần II: quá trình hoạt động và các nghiên cứu khoa học của viện nghiên cứu quản lý trung ương trong thời gian gần đây I. Quá trình hoạt động 1. Một số kết quả về nghiên cứu quản lý tham mưu 1.1. Về quản lý kinh tế chung Cuối những năm 70, trước tình hình kinh tế suy thoái ngày càng đậm nét đã tác động xấu đến đời sống nhân dân, đến trật tự xã hội và tư tưởng của đông đảo quần chúng, Viện đã chủ động kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Tổng bí thư Trung ương Đảng trong hội nghị trung ương lần thứ 6 khoá IV( nguyên chỉ bàn về công nghiệp điạ phương và hàng tiêu dùng) để ứng phó với tình hình cấp bách đó. Được thủ tướng giao nhiệm vụ, Viện đã phối hợp các cơ quan có liên quan tập trung nghiên cứu xây dựng bản báo cáo về tình hình kinh tế xã hội hiện tại và kiến nghị các chủ trương, biện pháp xử lý. Nội dung của bản báo cáo là tập trung vào các vấn đề sau: khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng, giải quyết những yêu cầu cấp bách về đời sống. Báo cáo đã được hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IV chấp nhận và thông qua một nghị quyết” Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách” với chủ trương cho sản xuất “bung ra” chấp nhận một số yếu tố thị trường, đã được đánh giá là điểm khởi đầu cho quá trình Đổi mới kinh tế và quản lý kinh tế ở nước ta. Từ những quan điểm Đổi mới của nghị quyết 6, tháng 3 năm 1980 Viện đã xây dựng và trình Tổng bí thư Lê Duẩn bản báo cáo về “công tác phân phối lưu thông”. Viện đã tích cực đóng góp vào quá trình chuẩn bị đại hội Vcủa Đảng. Tiếp đó tháng 7 năm 1984 Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương khoá V quyết định họp hội nghị Trung ương 6 bàn về nhiệm vụ cấp bách trong công tác quản lý kinh tế và giao cho Viện làm đầu mối chuẩn bị dự thảo báo cáo. Viện đã tập trung lực lượng xây dựng bản báo cáo trình hội nghị Trung ương 6 khoá V. Nội dung của báo cáo là tập trung vào các giải pháp tháo gỡ những cản trở trì trệ, thúc đẩy sản xuất, phát triển nông- lâm- ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung sức phát triển các cơ sở năng lượng và giao thông vận tải. Từ cuối năm 1978 đến 1982 Viện đã xây dựng và bổ sung hoàn thiện tới 32 lần dự thảo báo cáo, nội dung quan trọng của các báo cáo này từng bước được chắt lọc để đưa vào các văn bản trình lên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ để ban hành các Nghị quyết. 1.2. Về quản lý các lĩnh vực kinh tế trọng yếu - Về phân phối lưu thông: Viện được giao chủ trì nghiên cứu xây dựng đề án cải tiến công tác phân phối lưu thông: giá lương và tài chính, tháng 3 năm 1980 bản dự thảo đề án đã được chuẩn bị xong. - Tháng 6 năm 1980 Bộ chính trị đã xem xét đề án và ban hành Nghị quyết 26/ NQ/ TW, Nghị quyết này đã đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của sản xuất kinh doanh và đời sống lao động và đã thu được kết quả tích cực: sản xuất tăng, tăng ngân sách. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên Nghị quyết 26 cũng không thành công nhưng nó cũng có tác dụng phá vỡ hệ tư tưởng quản lý cũ. - Sản xuất công nghiệp: Viện được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu tổng kết tình hình để xây dựng phương án xử lý. Đề án được chính phủ xem xét và ban hành Quyết định 25 CP, 26 CP với nội dung cải tiến, sửa đổi công tác kế hoạch hoá, hạch toán kinh tế và phân phối lợi nhuận cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đối với sản xuất nông nghiệp có chỉ thị số 100-CP/ TW ngày 13/ 11/1981 về cải tiến công tác khoán. Việc chuẩn bị đề án này do ban nông nghiệp của Viện chủ trì. Viện cũng đã xây dựng đề án “ Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” trình Bộ chính trị xem xét quyết định ban hành nghị quyết 10 NQ/ TW, nghị quyết chính thức ban hành ngày 5/4/1988. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về “ Đổi mới và quản lý kinh tế nông nghiệp” được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế nông nghiệp, nó đã thực sự khơi dậy và phát huy được động lực của hộ nông dân Về tài chính tiền tệ: Viện đã có nhiều đề án và đã có chương trình chống lạm phát 1.3. Xây dựng pháp luật kinh tế Từ năm 1990 trở lại đây, cùng với việc tổ chức nghiên cứu, tham mưu cho Đảng và Nhà nước, Viện được giao nhiệm vụ nghiên cứu từng bước luật pháp hoá các chủ trương của Đảng đối với các loại hình doanh nghiệp. Viện đã xây dựng và hoàn thành các dự án luật để trình Quốc hội xem xét thông qua: Luật Công ty và luật doanh nghiệp tư nhân(1990), Luật phá sản doanh nghiệp(1993), Luật khuyến khích đầu tư trong nước(1994), Luật doanh nghiệp Nhà nước(1995), Luật hợp tác xã (1996) và các nghị định hướng dẫn thi hành các luật trên. 2. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Là một viện nghiên cứu khoa học nên Viện luôn coi trọng công tác tổ chức nghiên cứu khoa học gắn liền với tổng kết thực tiễn. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý kinh tế, các học thuyết kinh tế: Một số cán bộ của Viện đã để tâm nghiên cứu các học thuyết kinh tế, các trường phái quản lý, các xu hướng chuyển đổi kinh tế ở các nước XHCN. Viện tổ chức nhiều cuộc hội thảo, họp báo để trao đổi kết quả nghiên cứu, thuyết trình lý thuyết về khoa học quản lý, mối quan hệ giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội. - Nghiên cứu soạn thảo đề án "thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế". Từ cuối năm 1978 đến năm1982 Viện đã soạn thảo 32 dự thảo khác nhau. - Xây dựng đề án đổi mới quản lý nền kinh tế quốc dân trong đó có các chuyên đề: Đổi mới quản lý nông nghiệp, công nghiệp. Đổi mới quản lý công nghiệp xây dựng, đổi mới quản lý vận tải, quản lý tài chính tiền tệ, quản lý lưu thông, đổi mới bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, những vấn đề chủ yếu trong xây dựng kinh tế, kế hoạch đến năm 1990 để khắc phục lạm phát. - Trong giai đoạn 1988-1990, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì nghiên cứu một chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước đó là: "Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu trong hệ thống quản lý kinh tế ở Việt Nam" với mã số là 98A. Chương trình 98A gồm 24 đề tài khác nhau, Viện trực tiếp làm chủ nhiệm chương trìnhvà thực hiện nghiên cứu 8 đề tài thuộc các lĩnh vực quản lý tiền tệ và tín dụng, sắp xếp lại sản xuất và đổi mới quản lý công – nông- lâm- ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ, đào tạo cán bộ quản lý, vận dụng điều khiển học trong nghiên cứu mô hình hoá cơ chế kinh tế. Ngoài chương trình 98A, Viện còn nghiên cứu nhiều đề tài cấp Nhà nước như: KX 03-22 sử dung mô hình kinh tế lượng trong việc phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; KHXH 02- 66: Cơ sở khoa học để hình thành hệ thống đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước; KX 08-03: Các chính sách biện pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn… Trong 20 năm(1978-1998) Viện đã tổ chức triển khai nghiên cứu và bảo vệ thành công một chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước, 19 đề tài cấp Nhà nước, 93 đề tài cấp Bộ, gần 300 đề tài, đề án cấp cơ sở. Đi liền với công tác nghiên cứu khoa học Viện thường xuyên tổ chức các bổi sinh hoạt khoa học, thực hiện công tác giảng dạy, tư vấn. 3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ trung cao cấp và các nhà doanh nghiệp Tháng 4 năm 1980 Trường quản lý kinh tế Trung ương được thành lập do viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương làm hiệu trưởng nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý kinh tế cao cấp và trung cấp.Đến năm1990, trường đã mở được19 khoá học cho 10500 cán bộ cao cấp và trung cấp. Trong đó bao gồm 4 khoá học với 5 lớp nâng cao trình độ quản lý cho 551 phó chủ tịch huyện phụ trách kinh tế tronh toàn quốc, đồng thời đưa 206 cán bộ cao cấp và trên 2540 cán bộ trung cấp sang Liên Xô học tập nâng cao trình độ. Sau khi giải thể trường quản lý kinh tế trung ương (1990), với sự hỗ trợ của chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP thông qua dự án VIE/ 86/ 045 Viện đã hình thành 4 trung tâm bồi dưỡng ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện còn quản lý " Câu lạc bộ Giám đốc trung ương" giúp cho Giám đốc có thể tiếp cận nguồn thông tin, nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm quản lý, đồng thời tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng gặp gỡ với nhau. 4. Hợp tác quốc tế Trong điều kiện xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá về nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, đất nước muốn phát triển thì không thể thiếu sự nghiên cứu, trao đổi, hợp tác với các nước để tiếp thu kinh nghiệm của họ. Xuất phát từ thực tiễn đó Viện quản lý kinh tế trung ương đã sớm mở rộng cửa hợp tác với các nước các tổ chức quốc tế ngay từ khi mới thành lập. Trong những năm 80 hoạt động hợp tác của Viện chủ yếu là các nước XHCN như Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungary, Tiệp Khắc…Từ năm1986 Viện đã thiết lập quan hệ hợp tác rộng rãi có hiệu quả với một số nước và tổ chức quốc tế như: Thuỵ Điển, Đức, Pháp, Anh, úc, Canada, Trung Quốc, Singapo… 5. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của Viện Với sự giúp đỡ của Nhà nước và các đơn vị trong và ngoài nước Viện đã xây dựng được khu làm việc khang trang cùng với các trang thiết bị làm việc tiên tiến hiện đại. Với một trung tâm thông tin tư liệu với trên 10.000 cuốn sách, 90 loại báo tạp chí trong và ngoài nước. Hệ thống máy tính của Viện đã hoà mạng Internet để cập nhật tin tức trên thế giới phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Về đội ngũ cán bộ: Lúc mới thành lập chỉ có 22 người. Hiện nay Viện có trên 60 cán bộ do Tiến sĩ Lê Đăng Doanh làm viện trưởng và hai phó viện trưởng là Ttần Xuân Lịch và Lê Xuân Bá. II. Các nghiên cứu khoa học của Viện trong thời gian gần đây 1. Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Đề tài "Nghiên cứu ngững vấn đề chủ yếu trong hệ thống quản lý kinh tế Việt Nam"- mã số 98A, cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, hoàn thành năm 1991. Chương trình 98A gồm 24 đề tài khác nhau, trong đó Viện thực hiện nghiên cứu 8 đề tài thuộc lĩnh vực quản lý, tiền tệ và ứng dụng, sắp xếp lại sản xuất và đổi mới quản lý công- nông-lâm- ngư nghiệp, xây dựng cơ bản giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ. 2. Dự án xây dựng thử nghiệm khung khổ hạch toán tổng thể nền kinh tế Việt Nam và mô hình kinh tế vĩ mô dạng cấu trúc. Dự án này do viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phối hợp với Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) thực hiện. Mục đích của dự án nhằm phục vụ cho việc phân tích tổng thể các hoạt động kinh tế cũng như dự báo và phân tích chính sách kinh tế(1999). 3. Trong năm 2000 Viện nghiên cứu soạn thảo các đề án trình Chính phủ, Bộ: - Đề án "Cơ chế thị trường và sự quản lý của Nhà nước" phục vụ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. - Đề án " Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế", phục vụ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. - Tham gia soạn thảo " Cơ chế, chính sách và các giải pháp kế hoạch năm 2001 và kế hoạch 5 năm 2001-2005". - Tham gia ý kiến vào các văn bản do Bộ, ngành và địa phương soạn thảo như: Dự thảo báo cáo Chính trị, Luật khoa học công nghệ… 4. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 2000 - Đề tài: Cơ sở khoa học hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế Vĩ mô của Nhà nước thúc đẩy Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ( KHXH 02-06) . Chủ nhiệm đề tài Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Đề tài: Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Đặng Đức Đạm. - Đề tài: Về lý luận, chính sách và giải pháp đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác ( KHXH 03- 03). Chủ nhiệm đề tài: PGS- TS Nguyễn Văn Bích. - Đề tài: Cơ sở khoa học cho việc định hướng chính sách và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Xuân Bá 5. Các đề tài ngiên cứu khoa học cấp Bộ trong năm 2000 - Các biện pháp khuyến khích mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Kim Hào. - Các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý và môi trường kinh doanh phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Đình Tài - Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Chủ nhiệm đề tài: KS.Lưu Đức Khải. - Một số vấn đề về môi trường kinh doanh ở Việt Nam và giải pháp. Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Đình Cung - Năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP) và tác động của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990-1998. Chủ nhiệm đề tài: ThS: Trần Kim Chung. - Quan hệ hợp tác kinh tế Bắc Nam, Nam-Nam: những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: TS: Nguyễn Minh Tú. - Tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế lượng vĩ mô phục vụ công tác phân tích chính sách và dự báo kinh tế vĩ mô cho Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: ThS: Đinh Hiền Minh. 6. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện( năm2000) - Cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa chọn hình thức pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Chủ nhiệm đề tài: CN: Phan Đức Hiếu. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, chính sách và định hướng phát triển. Chủ nhiệm đề tài: CN: Trịnh Đức Chiều. - Kinh nghiệm về chiến lược phát triển hướng tới nền kinh tế tri thức của một số nước và các gợi ý đối với Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: CN: Đinh Trọng Thắng. - Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại vải huyện Lục Ngạn – Bắc Giang.Chủ nhiệm đề tài: CN: Lê Thị Xuân Quỳnh. - Những vướng mắc trong quá trình triển khai thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: CN: Nguyễn Minh Thảo. 7. Các dự án nghiên cứu phối hợp và được tài trợ của các tổ chức quốc tế năm 2000 - Dự án CIEM- GTZ: " Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" - Dự án VIE97- 106 " Hoàn thiện môi trường kinh doanh" - Dự án CIEM- SIDA " Nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương" - Dự án nghiên cứu về " Cải cách doanh nghiệp Nhà nước; quản lý vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp Nhà nước và tổng Công ty" cùng phối hợp với JCIA Nhật Bản thực hiện. - Dự án nghiên cứu về " Cơ chế tài chính đối với các viện nghiên cứu triển khai và nghiên cứu chính sách do Ngân sách Nhà nước tài trợ cùng phối hợp với GTZ, Cộng hòa liên bang Đức thực hiện. - Dự án " Exchange Rate in Viet Nam: Arrangement, Information Content and Policy Options" cùng phối hợp với mạng lưới phát triển Đông Nam á ( EADN) thực hiện. - Dự án hoàn thiện mô hình kinh tế lượng vĩ mô dạng cấu trúc của Việt Nam" cùng phối hợp với Viện DIW và GTZ( Cộng hoà liên bang Đức) thực hiện. - Dự án hoàn thiện khung thể chế pháp lý về thị trường lao động ở việt Nam" cùng phối hợp với SIDA( Thụy Điển) thực hiện. - Dự án nghiên cứu về "Labor Market in Viet Nam" : Growth, Poverty Reduction and Adjustment to Crisis" cùng phối hợp với Viên nghiên cứu phát triển Campuchia( CDRI) thực hiện. - Dự án " Vai trò của kinh tế tư nhân trong thương mại" cùng phối hợp với IDRC, Canada thực hiện Phần III : những nội dung có thể nghiên cứu và giải quyết liên quan đến ngành học 1.Tác động trực tiếp từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam giai đoạn 1988-2001. 2. Quan hệ tăng trưởng và lạm phát trong quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam. 3. ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động thương mại Việt Nam. 4. Xét ảnh hưởng của thuế thương mại trong quá trình Việt Nam gia nhập AFTA (1996-2006).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC933.doc
Tài liệu liên quan