Báo cáo Thực tập tại Vụ pháp chế - Bộ thương mại
Từ khi nền kinh tế chuyển từ tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã từng bước khẳng định xu thế phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Cơ chế thị trường đã, đang chi phối phần lớn các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Lưu thông phân phối là một trong những lĩnh vực kinh tế đặc biệt quan trọng trong quá trình phối hợp cùng các lĩnh vực kinh tế khác thúc đẩy kinh tế phát triển. Nó là một trong những mắt xích quan trọng trong quá trình tái sản xuất của xã hội và cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Từ khi đổi mới nền kinh tế Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách về quản lý trong lĩnh vực thương mại, nhất là khi chúng ta đã hoàn thành xong Luật Thương mại, đây là những cố gắng đáng kể của Nhà nước trong quá trình quản lý lĩnh vực đầy tính phức tạp này. Tuy chúng ta đã có Luật cũng như các chính sách điều chỉnh các hoạt động thương mại và đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. Song trên thực tế nước ta hiện nay hoạt động thương mại nói chung của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân nói riêng vẫn còn những khiếm khuyết. Hoạt động thương mại của thành phần kinh tế Nhà nước còn lúng túng, hiệu quả thấp, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì đua nhau kinh doanh luồn lách pháp luật Nhà nước trốn lậu thuế, gian lận thương mại. Các hộ buôn bán nhỏ chưa được quản lý chặt chẽ, có những lĩnh vực gần như thả nổi. Chính những bức xúc trên đây em thấy vấn đề hoàn thiện quản lý Nhà nước về thương mại là một việc làm cần thiết và cấp bách để quản lý chặt chẽ các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra môi trường lành mạnh góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35214.DOC