Báo cáo thực tập Tập tục ma chay- cưới hỏi của Người Nùng An Tại xã Phú Sen, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng
MỤC LỤC
1. Tập tục cưới xin (Hỉ sự) 1
1.1. Giai đoạn tìm hiểu 2
1.2. Lễ ăn hỏi 2
1.3. Trong lễ cưới 2
1.3.1. Đón dâu 2
1.3.2. Con gái về nhà chồng 3
1.3.3. Liên hoan 3
1.3.4. Trang phục lễ cưới 3
1.3.5. Ăn uống 3
1.4. Khi tái hôn 3
2. Tập tục ma chay, thờ cúng tổ tiên 4
2.1. Nguyên nhân 4
2.2. Cách thức tổ chức thông báo, phát tang, gia đình, chính quyền, quần chúng 4
2.3. Các quy trình tổ chức đám tang 4
2.3.1. Người đứng ra lo việc 4
2.3.2. Quần áo 5
2.3.3. Thầy mo 5
2.3.4. Lễ cúng 5
2.4. Quy trình chôn cất 5
2.5. Sau khi chết 6
2.6. Người Nùng An quan niệm về cái chết 6
3. Kết luận - Nhận xét chung 6
3.1. Kết luận 6
3.2. Nhận xét chung 7
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập Tập tục ma chay- cưới hỏi của Người Nùng An Tại xã Phú Sen, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa ngôn ngữ học
---------------
Báo cáo thực tập
Môn: văn hóa
Tập tục ma chay- cưới hỏi của Người Nùng An
Tại xã Phú Sen, huyện Quảng Uyên- Cao Bằng
TẬP TỤC MA CHAY CƯỚI XIN
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (gồm có 54 dân tộc), mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú đa dạng. Những nét văn hóa truyền thống ấy gắn liền với lịch sử của tộc ngườì. Trên địa bàn cư trú và hoàn cảnh sống nhất định. Tập tục ma chay cưới xin là những nét văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc. Từ xa xưa người Việt Nam ta đã rất coi trọng việc dựng vợ gả chồng, thờ cúng tổ tiên. Đó là những việc hệ trọng nhất của đời người. Dân tộc Nùng An mà chúng tôi tìm hiểu tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng có tập tục ma chay cưới xin vừa có những nét chung với nền văn hóa chung của người Việt, vừa có những nét riêng đặc sắc.
1. Tập tục cưới xin (Hỉ sự)
Mỗi con người sinh ra và lớn lên đánh dấu sự trưởng thành của mình bằng việc lập ra đình. Thông qua đó con người xây dựng một cuộc sống riêng mang tính chất gia đình trong cộng đồng và xã hội. Việc lập gia đình là một chuyện hệ trọng, lễ cưới trăm năm mới có một lần. Người Nùng An xưa kia đối với việc lấy vợ lấy chồng theo quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy khi về nhà chồng, người vợ như là một người nô lệ, làm hết các công việc trong gia đình nhà chồng, bị đánh đập bị gò ép mang đậm tính chất phong kiến.
Ngày nay do sự ảnh hưởng của nền văn hóa chung trong cộng đồng dân tộc Việt. Do những chính sách của nhà nước, và nhận thức của con người ngày càng cao. Những tập tục cổ hủ lạc hậu ấy của Người Nùng An không còn nữa nhưng nó vẫn mang một nét gì đó truyền thống. Những năm gần đây (khoảng mười năm trở lại đây). Các quan niệm cha mẹ đặt đâu con nằm đấy giờ đã không còn, hôn nhân hoàn toàn dựa trên tình yêu nam nữ, phụ nữ khi về nhà chồng không còn bị đối xử thậm tệ như trước, vai trò của người vợ trong gia đình được nâng cao, những mặt tích cực đó được thể hiện ngay trong việc tổ chức lễ cưới - lễ kết hôn. Một cặp nam nữ đến được với nhau, tiến tới kết hôn trở thành vợ chồng, phải trải qua nhiều giai đoạn và nhiều nghi thức.
1.1. Giai đoạn tìm hiểu
Trai gái trong làng trong bản. Tìm hiểu nhau qua những dịp lễ hội, những buổi liên hoan, hay qua những phiên chợ… như dịp liên hoan gặt mùa, đón cơm mới, lễ tết thanh minh… ở đó họ trò chuyện đưa ma những cử chỉ lôi cuốn bạn tình đặt sự khởi đầu cho những cuộc hò hẹn, yêu đương. Trong quãng thời gian này người con trai chủ động đến tìm người con gái, chủ động trong việc dẫn dắt bạn tình của mình vòa cuộc trò chuyện giữa hai người.
1.2. Lễ ăn hỏi
Khi đôi trai gái, đã tìm hiểu nhau và đã đủ tuổi kết hôn, họ có quan hệ yêu đương, muốn đi tới kết hôn, việc đầu tiên đó là làm lễ ăn hỏi. Kết hôn là chuyện đời người, chuyện trăm năm nên được chuẩn bị rất chu đáo. Khi tiến hành lễ ăn hỏi, phải chọn ngày, giờ. Chọn giờ tốt ngày đẹp đến ăn hỏi. Đồng thời trong lễ ăn hỏi cũng chọn ngày đề tiến hành hôn lễ. Hai bên gia đình xắp xếp đồ cưới, chuẩn bị cho lễ cưới.
1.3. Trong lễ cưới
Sau khi làm lễ ăn hỏi xong hai bên gia đình định ngày cưới và chuẩn bị các đồ lễ cho ngày cưới.
1.3.1. Đón dâu
- Lễ vật nhà chồng đến đón dâu cần một con gà thiến to đi kèm với đó là những lễ vật khác như: Bánh trái, hoa quả, gánh gạo, gánh ngô… con gà thiến to dùng để làm đồ cúng.
- Khi đón dâu người chồng không đến đón, mà để người khác đến đón, thường là hai cô gái, có người thầy mo đến cùng để làm thủ tục đón dâu và làm các lễ cúng bái bên nhà vợ.
- Khi đón dâu, làm lễ cúng tổ tiên bên nhà vợ, xin người về bên ấy (nhà chồng).
1.3.2. Con gái về nhà chồng
- Con dâu khi được đón đến nhà chồng: Ăn một bữa cơm đầu nhập gia trở thành người bên nhà chồng. Ăn bữa cơm đầu xong, có người dẫn đi làm một công việc gì đó, thường là gánh nước, hoặc ôm củi, để đánh dấu việc bắt đầu công việc của nhà chồng.
- Sau đó quay trở về nhà mẹ đẻ, cách ba hôm có người đi gọi về nhà chồng làm một số công việc trong nhà và chính thức trở thành vợ chồng.
1.3.3. Liên hoan
- Trong lễ kết hôn, hai bên nhà trai, nhà gái mời họ hàng, người quen, bạn bè, đến dự lễ cưới và chứng kiến cho đôi trai gái thành vợ thành chồng.
- Những người đến tham dự lễ cưới ấy có quà mừng hạnh phúc cô dâu chú rể, chủ yếu là tiền, gánh gạo, gánh ngô, gánh sắn…
1.3.4. Trang phục lễ cưới
Cô dâu mặc trang phục truyền thống của người Nùng, chú rể mặc quần áo bình thường.
1.3.5. Ăn uống
Bên cạnh những món ăn trong buổi liên hoan thông thường còn cần phải có món ăn truyền thống trong lễ kết hôn. Thường là lợn quay.
1.4. Khi tái hôn
Khi người vợ hay người chồng mất, người còn lại muốn tái hôn phải có sự đồng ý của gia đình bên nhà chồng, họ hàng.
Nhận xét:
Hỉ sự Người Nùng An có rất nhiều nét độc đáo và truyền thống. Những nét truyền thống đặc sắc đó của những dân tộc thiểu số khác nhau làm nên bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú của Việt Nam. Trong những năm gần đây do kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện… cũng như nhiều chính sách quan tam ưu đãi với dân tộc thiểu số nên về văn hóa phong tục giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc kinh đang dần hòa nhập vào nhau đấy là điều đáng mừng nhưng cũng cần có những phương pháp hợp lý để bảo tồn và phát huy những nét đặc sắc truyền thống đó.
2. Tập tục ma chay, thờ cúng tổ tiên
“Sinh - Lão - Bệnh - Tử”. Sinh ra, già đi, bệnh tật và mất đi đó là quy luật của tự nhiên. Tập tục ma chay, thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu đời, nó trở thành cái gì đó thiêng liêng trong tâm linh người Việt Nam. Đưa người chất về nơi suối vàng, thờ cúng tổ tiên là những nghi lễ không thể thiếu trong tinh thần người Việt. Nó là những nghi thức quan trọng thể hiện tình cảm của người còn sống đối với những người đã mất.
Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có những nghi thức khác nhau, có những quan niệm khác nhau về cái chết về thế giới của người âm. Với Người Nùng An việc tổ chức ma chay có rất nhiều công đoạn và có phần nào đấy mang tính hủ tục lâu đời.
2.1. Nguyên nhân
- Người mất bên ngoài kiêng không được mang vào trong nhà, mọi nghi lễ đều diễn ra ngoài trời. Họ quan niệm rằng khi người mất ở bên ngoài mà đem vào trong nhà là mang theo sự trục tặc cho công việc làm ăn mai sau.
- Người mất dưới 13 tuổi không được làm tang lễ (chưa đến tuổi) chỉ làm tang lễ cho những người từ 13 tuổi trở lên.
2.2. Cách thức tổ chức thông báo, phát tang, gia đình, chính quyền, quần chúng
- Khi có người mất, người thân trong gia đình đi mời (đến tận nhà) những người thân ở gần xa, thông báo cho chính quyền địa phương và bạn bè, hàng xóm láng giềng.
- Những người về tham gia lễ tang mang theo khăn trắng.
2.3. Các quy trình tổ chức đám tang
2.3.1. Người đứng ra lo việc
Trong gia đình con trai chịu trách nhiệm trong việc cúng lễ - Người được hưởng tài sản.
2.3.2. Quần áo
- Con trai mặc hai áo trắng một áo trong một áo ngoài, đội mũ quấn trùm cả đầu. Con dâu và con gái mặc một áo trắng và quấn khăn dài. Anh, em, cháu nội, con ông chú, ông bác, đội khăn trắng.
2.3.3. Thầy mo
Trước đây trong một đám tang gần 12 thầy mo, bây giờ khoảng 7, 8 người. Người chết trẻ khoảng 1, 2 thầy mo.
2.3.4. Lễ cúng
- Anh em hàng xóm tham gia làm lễ cúng.
- Người chết để khoảng một tuần trong nhà. Phải nuôi một con heo đủ lớn sau đó mới mang đi chôn cất).
- Con trai ngồi một bên áo quan, cháu chắt, con gái dâu rể, ngồi một bên.
- Cúng bài nhập quan: Lấy ngày sinh, ngày mất, tên tuổi viết vào giấy trong lễ nhập quan.
- Áo quan đặt như thế nào thì vẫn để như vậy cho đến khi đem đi chôn.
- Đồ cúng gồm: Hai con lợn, và những mâm bánh do con gái mang đến.
- Quan tài cao tượng trưng cho việc cấp nhà cho thầy cúng.
2.4. Quy trình chôn cất
- Người Nùng quan niệm dưới 36 tuổi không được ở với tổ tiên, nhưng nếu có con thì được ở với tổ tiên.
- Địa điểm: Người già chôn chỗ nào cũng được, thường là chôn ở gần nhà. Người trẻ chôn ở xa dưới núi.
- Khi đưa đi chôn cất: Người con trưởng chống gậy đi trước. Quan tài khoảng hai mươi người khiêng. Từ nhà đến chỗ chôn cất không được nghỉ.
- Chôn theo một số đồ cúng tế và đốt quần áo, trâu bò hàng mã.
- Theo phong tục tập quán, người mất trẻ thì mang đi chôn cất ngay, người già thì để lâu trong nhà.
2.5. Sau khi chết
- Làm lễ cúng 3 ngày.
- Làm lễ cúng tuần đầu.
- Sau 4 tháng đổi khăn tang, khăn trắng chuyển sang mầu nâu, mầu nâu đen.
- 3 năm sau mời thầy cúng về làm mãn tang, không bốc mộ, không có lễ cúng kỷ niệm ngày mất, không có ngày giỗ.
- 3 năm đầu ngoài có ngày cúng mùng 3 tháng 3 còn có ngày thanh minh. Sau 3 năm đó không thờ cúng giỗ nữa.
2.6. Người Nùng An quan niệm về cái chết
Phật giáo quan niệm đời người trải qua: Sinh - lão - bệnh - tử, đúng vậy, con người được sinh ra lớn lên sau đó già đi mang bệnh và mất đi, trở về cõi vĩnh hằng, với những người kinh - người duy vật quan niệm chết là hết tức là không còn gì nữa, thì người Nùng An lại có một quan niệm theo kiểu duy tâm, họ cho rằng người chết đi ở trần gian nhưng lại sẽ bắt đầu một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, người chết đi sẽ được đoàn tụ với tổ tiên, ông bà dưới Hoàng tuyền.
Đây là quan niệm khá độc đáo một phần vì duy tâm, một phần vì cái gì đó thuộc về tâm linh những quan niệm này đã tồn tại khá lâu đời không chỉ ở các dân tộc thiểu số mà cả người Kinh cũng vậy, điều đó có lẽ cũng xuất phát từ tình người, tình thương nhớ với người đã khuất (thờ cúng).
3. Kết luận - Nhận xét chung
3.1. Kết luận
Từ những thông tin thu được qua điều tra, phỏng vấn cộng đồng dân tộc Người Nùng An tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng về văn hóa cưới xin, ma chay,… chúng ta có thể thấy ngay được nét riêng, cái đặc sắc không những về văn hóa mà còn về rất nhiều vấn đề liên quan của dân tộc Nùng An so với người Kinh và các dân tộc thiểu số khác để làm nên nền văn hóa đa dạng phong phú mà đậm đà bản sắc dân tộc.
Chúng ta có tự hỏi tại sao giữa các cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trong một lãnh thổ quốc gia lại có nhiều khác biệt vậy? Có lẽ có rất nhiều lý do nhưng quan trọng là lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán… của các dân tộc khác nhau hình thành nên thói quen, lối tư duy khác nhau.
3.2. Nhận xét chung
Những khác biệt về văn hóa cưới xin, ma chay của dân tộc Nùng An, so với dân tộc Kinh và các dân tộc khác là điểu có lẽ là tất yếu bởi nó mang tính bản sắc cộng đồng người khác nhau, những bản sắc đó có lẽ đang dần bị mai một đi trên bước đường phát triển hòa nhập vào một xã hội chung, nền văn hóa chung của Việt Nam.
Những nét văn hóa độc đáo bị mai một đi đáng buồn hay nên vui? Có lẽ vừa vui vừa buồn, vui vì xã hội ngày càng phát triển xích lại gần nhau giữa con người với cộng đồng, đánh dấu sự phát triển chung của dân tộc, buồn vì những giá trị truyền thống mất dần đi.
Mong rằng Đảng và Nhà nước ta sẽ có những chính sách, nội dung đúng đắn hơn nữa trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội để vừa bảo tồn, vừa phát huy được những độc đáo đặc sắc của từng cộng đồng dân tộc khác nhau đồng thời hạn chế những nét đặc sắc không cần thiết.
Bảo tồn những di sản văn hóa không chỉ là công việc của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi công dân, đối với dân tộc đối với những giá trị truyền thống của cộng đồng, giữa gìn cho bản thân mình, cho xã hội và cho thế hệ sau. Là sinh viên học ngành ngôn ngữ học, chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt, nghiên cứu khoa học để đóng góp sức mình vào công cuộc chung của Nhà nước - Xã hội trong nội dung chính sách bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa dân tộc.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (78).doc