Báo cáo thực tập Tìm hiểu định kiến xã hội đối với phụ nữ (xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá)

MỤC LỤC PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 1. Lý do chọn đề tài : 1 2. Mục đích nghiên cứu : 1 3. Đối tượng nghiên cứu : 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : 1 4. 1. Nghiên cứu lý luận 1 4. 2. Nghiên cứu thực tiễn : 1 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu : 2 5. 1. Khách thể nghiên cứu : 2 Bảng 1 : Tóm tắt những đặc điểm của mẫu nghiên cứu : 2 5. 2. phạm vinghiên cứu : 2 6. Phương pháp nghiên cứu : 2 7. Giả thuyết nghiên cứu : 3 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài. 4 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 4 1.1. Các nghiên cứu về định kiến và định kiến giới trên thế giới : 4 1.2. Các nghiên cứu vềđịnh kiến và định kiến giới ở trong nước. 5 2. Các khái niêm cơ bản. 6 2.1. Khái niệm giới tính và giới. 6 2.2. Khái niệm định kiến xã hội. 8 2.3. Định kiến giới. 9 2.4 Khuôn mẫu giới. 10 2.5 Vai trò giới 11 2.6. Bình đẳng giới : 12 CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỂN 13 I. ĐÔI NÉT TỔNG QUAT VỀ XÃ MỸ LỘC- HUYỆN HẬU LỘC- TỈNH THANH HOÁ. 13 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 15 1. Định kiến về vị trí của người phụ nữ trong gia đình. 15 1.1. Định kiến về vị trí của người phụ nữ trong dòng họ 15 1.2. Định kiến về người phụ nữ trong gia đình của họ. 16 1.3. Đối với gia đình riêng 18 2. Định kiến về việc thể hiện tinh cảm của người phụ nữ trong quan hệ nam nữ, vợ chồng : 22 3. Giá trị con trai, con trai trong gia đình. 24 4. Vị trí của người phụ nữ ngoài xã hội : 27 5. Phụ nữ trong lĩnh vực lao động sản xuất. 30 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 35 1. Kết luận : 35 2. Đề xuất : 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 LỜI CẢM ƠN 38

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu định kiến xã hội đối với phụ nữ (xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% và cả hai có thể tham gia là 35% Ngày nay, xã hội có nhiều tiến bộ, thiết chế gia đình đã biến chuyển, song nét truyền thống của gia đình phụ quyền vẫn không hề mất đi. 51, 5% người được hỏi trả lời là người chồng mới có thể tham dự các buổi hội họp của làng xã dòng họ. Bởi phần lớn họ cho rằng : “Đàn ông là người mang họ của dòng họ”. Cùng với quan điểm có ý kiến cho rằng : “ở địa phương tôi hội họp làng xã thì cả hai cùng đi được, còn dòng họ thì chỉ có nam giới. (phiếu 62). Điều này càng minh chứng rõ ràng nét định kiến với người phụ nữ trong gia đình. phải chăng, vì “con gái là con người ta”, vì con gái đàn bà không mang họ của dòng họ vì họ không mạnh mẽ mà họ không được đến dự các cuộc họp của dòng họ.... Tuy nhiên, với ý kiến này ta thấy, người phụ nữ phần nào được nhìn nhận ngoài xã hội, còn trong gia đình vị trí của họ vẫn là dấu chấm hỏi phải cần được giải đáp. Với 12, 4% ý kiến cho rằng người phụ nữ có thể đến dự các cuộc họp này, chúng ta có thể thấy đã bắt đầu có sự tiến bộ trong nhận thức của người dân song, lý do mà họ đưa ra lại là : “gia đình không có đàn ông hay người chồng bận việc khác không đến được. ” Điều này càng thể hiện rõ hơn sự yếu thế của người phụ nữ trong gia đình. Họ chỉ biết làm theo sự chỉ bảo sai khiến của đức ông chồng mà không mảy may do dự. Tuy nhiên, xét một cách khách quan thì đây cũng là một điều đáng mừng. Bởi nếu trước đây, người phụ nữ phải chọn đời ôm một chữ “tòng” của xã hội phong kiến, thì nay, trong những trường hợp đặc biệt họ có thể phá bỏ nó và đứng vào thay thế vị trí của người nam giới. Mặc dù những trường hợp như thế còn rất hạn chế nhưng cũng đủ để khởi nguyên cho sự tiến bộ của một thiết chế gia đình hiện đại. Đáng mừng hơn, kết quả nghiên cứu còn cho thấy 37% ý kiến trả lời : Cải hai đều có thể tham dự với lý do bình đẳng xã hội : “nam giới và phụ nữ đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau”. Nên điều quan trọng mà họ nhận thấy là “ Nam hay nữ đều có quyền họp bàn trong lĩnh vực, miễn là ý kiến của họ có tính thuyết phục. ” (phiếu 64 nam). Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người dân về vị trí của người phụ nữ đối với dòng họ nhưng thực tế thì định kiến về họ vẫn còn không hề mất đi. Họ vẫn mang cái nhãn mác của một người yếu đuối, không quyết định được việc lớn. Họ vẫn là đàn bà, con gái “ không mang họ của dòng họ…” và do vậy họ vẫn phải chịu thiệt thòi hơn nam giới. 1.2. Định kiến về người phụ nữ trong gia đình của họ. Đối với gia đình phần lớn là dòng họ, người phụ nữ đã phải chấp nhận việc như nam giới. Còn về gia đình nhỏ của họ, vị trí của họ được nhìn như vào đấy? Đi sâu vào lĩnh vực này, chúng tôi hiểu trước hết là nghĩa vụ của con của họ và đưa ra câu hỏi : Theo ông (bà) “trong những ngày nghỉ tết, ai là người tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên. ” Kết quả câu hỏi nay được thể hiện trong bảng sau : Bảng 3 : người tiến hàng làm lễ thờ cúng tổ tiên trong gia đình : Người tiến hành Số phiếu Tỷ lệ % Nam giới Phụ nữ Cả hai 94 34 21 64, 4% 23, 3% 14, 3% Tổng 149 100% Căn cứ vào bảng 3 ta thấy : Nam giới tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên chiếm tỷ lệ cao nhất 64, 4%. Trong khi đó phụ nữ làm việc này chiếm 23, 4% và cả hai làm việc này chiếm 14, 3%. Lý giải về việc nam giới tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên 64, 4%. Số người được hỏi cho rằng công việc này là của nam giới. Bởi chính họ là trưởng trong gia đình, là người nối dõi dòng tộc, tổ tiên hoặc phải đảm nhiệm phần thông báo với các bậc bề trên tình hình gia thất, mời chào kính cáo tổ tiên. Còn phụ nữ chỉ là dân con, công việc của họ là ở nhà dưới. Một lý do khác khá đồng nhất trong các câu trả lời mà chúng tôi nhận được là : Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của gia đình. Do đó không những phải để bàn thờ ở chỗ sạch sẽ nhất trong nhà, mà còn phải có một không gian tôn nghiêm thành kính, một không khí trang trọng khi đứng trước bàn thờ. Mà với người phụ nữ, do vấn đề sinh lý giới tính mà họ không được coi là sạch sẽ. Bởi thế, người ta sợ điều đó sẽ làm uế tạp, nhơ bẩn “cái thiêng” của nhà mình cho nên phụ nữ không được phép làm công việc đó. Chính điều này đã thể hiện rõ phụ nữ không được phép làm, chính điều này đã thể hiện rõ lề lối, nếp nghĩ cách làm của xã hội phong kiến xưa. Nếu như, trong xã hội xưa, để bảo vệ bầu không khí linh thiêng ở những nơi thờ tự, những người phụ nữ không được “lai vãng” đến gia nhà đó. Thì nay, về cơ bản không khác là bao khi mà họ cũng được coi là một điều gì đó không sạch sẽ. Tuy nhiên, họ đã được tự do sử dụng không gian trong nhà song tuyệt đối không được động vào đồ thờ cúng. Với các ý kiến chỉ ra rằng trong gia đình họ phụ nữ là người tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên, tỷ lệ này chỉ chiếm 23, 3%. Song lý do mà họ đưa ra rất thực tế. Vì phụ nữ hay đi chùa. họ làm các công việc này tốt hơn. Còn nam giới lo lắng các công việc ngoài xã hội nên họ ít để ý đến các khía cạnh này. Thêm vào đó chúng ta dễ nhận thấy nét đặc thù của người phụ nữ là cẩn thận, tỉ mỉ chau chuốt nên việc chăm sóc bàn thờ gia tiên sẽ hợp hơn với họ…Những ý kiến này phần nào đã bỏ qua quan niệm cổ hủ của lối phong kiến xưa. Xưa nay nơi bàn thờ cúng tổ tiên vẫn được coi là nơi có không gian linh thiêng nhất trong nhà, nó thể hiện gia phong của mỗi gia đình. Song thiết nghĩ chúng ta không nên quá suy diễn áp đặt vấn đề sinh lý của người phụ nữ mà làm họ phải hổ thẹn, day dứt, tủi thân về thân phận nữ giới của mình. Ngày nay, từ góc nhìn thực tế của cuộc sống, có không ít gia đình mà cả vợ và chồng đều có thể làm được việc này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 14, 3% ý kiến cho rằng vợ chồng bình đẳng nên nếu có thời gian thì ai làm cũng như vậy. Họ coi trọng đến “cái tâm, cái đức” của mình. Một số lượng không lớn, 14. 3% đủ để nhận thấy đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong nhận thức của người dân về vai trò của người phụ nữ. Nhưng không thể phủ nhận rằng định kiến với nữ giới vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong xã hội ngầy nay. Vị trí của họ vẫn còn mờ nhạt rất nhiều so với nam giới. 1.3. Đối với gia đình riêng Đi sâu vào đời sống thường ngày, chúng tôi băn khoăn tự hỏi không biết rằng phụ nữ ngày nay có còn chịu nhiều thiệt thòi của lề lối xưa hay không? Làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi : “Ông (bà) có phản đối quan niệm cho rằng : phụ nữ làm các công việc trong gia đình (giặt quần áo, cơm nước…) còn nam giới làm các công việc xã hội không?’’ Kết quả mà chúng tôi thu được là 64, 5% số người được hỏi phản đối, 35, 5% không phản đối. Kết quả này được thể hiện như sau : Bảng 4 : Về quan niệm : phụ nữ là các công việc gia đình (cơm nước, giặt quần áo…) để nam giới làm các công việc xã hội. Ý kiến Số phiếu Tỷ lệ% Phản đối Đồng tình 97 54 64, 4% 35, 6% Tổng 151 100% Kết quả ở bảng trên cho thấy đa số người được hỏi phản đối quan niệm người phụ nữ chỉ làm các công việc gia đình để nam giới làm các công việc xã hội. Tỷ lệ này cao nhất chiếm 64, 4%. Họ không đồng ý với việc xã hội quan niệm chỉ nên núp sau cánh cửa nhà bếp với những lo toan vụn vặt đời sống thường nhật. Họ luôn mong muốn được xã hội nhìn nhận không chỉ chức năng làm vợ, làm mẹ mà với công việc xã hội, họ luôn muốn được tham gia. Theo truyền thống, người phụ nữ trong xã hội xưa chỉ cần biết sinh con, đẻ cái, lo những việc vặt trong nhà và làm theo những gì mà người chồng quyết định. Chỉ cần như vậy cũng đủ để đánh giá sự đảm đang của người phụ nữ. Xưa nay phụ nữ làm việc nhà được coi là chiều thuận trong nét nghĩ của không ít người. Điều này được coi là hợp lý và được duy trì trong xã họi với một nét định kiến sâu sắc, nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Ngày nay, mặc dù điều đó vẫn nhận được sự hoan nghênh của xã hội, song hầu hết các chị em đã lên tiếng phản đối định kiến này. Họ chấp nhận hoàn thành các công việc của cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số chị em lại cam chịu thừa nhận quan niêm ấy. Và với họ, chỉ như thế là đủ! Họ nghỉ rằng, phụ nữ từ bao đời nay vẫn được sinh ra để đảm nhiệm việc sinh đẻ, chăm lo cho chồng con và làm những việc vặt trong nhà. Họ không đòi hỏi, cũng không phấn đấu. Thậm chí, họ không cần biết, ở ngoài kia xã hội đang có những chuyển biến gì. Bởi để đảm bảo là người phụ nữ tốt, khi đứng trước sự lựa chọn giữa hoàn thành các công việc gia đình và đi làm các công việc xã hội thì họ sẵn sàng chọn việc gia đình, có đến 35, 6% số người được hỏi, cũng không phấn đấu và có đến 35, 6% số người được hỏi cho rằng quan niệm đó là đúng. Đi sâu tìm hiểu về sự phân công lao động trong gia đình, chúng tôi được biết 73, 5% khách thể nói rắng người vợ sẽ thực hiện các công việc chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa …25% trả lời cả hai vợ chồng cùng thực hiện và trong đó có 53, 3% đàn ông cũng làm việc đó. Kết quả này được thể hiện như sau : Bảng 5 : Thể hiện người làm các công việc vặt trong gia đình : Người thực hiện Số phiếu Tỷ lệ Vợ Chồng Cả hai 107 4 38 73, 5% 3, 1% 27% Tổng 185 100% Nhìn vào bảng 5 ta thấy : Số người cho rằng chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà của là công việc của người vợ vẫn chiếm ưu thế với 73, 5% Tỷ lệ này cho thấy trọng trách về gia đình vẫn còn khá nặng nề với người phụ nữ. Lý do mà họ đưa ra rất đơn giản. Rằng người phụ nữ đảm đang hơn, cần mẫn hơn nam giới, do đó công việc này phù hơp với phụ nữ hơn. họ cho rằng đó là thiên chức của người phụ nữ. Hơn nữa, “vì nữ công gia tránh, người phụ nữ bao giờ cũng khéo, đảm đang hơn chồng trong việc chăm sóc con cái. ” thậm chí có những nam giới còn cho rằng người phụ nữ cần làm như thế để tạo điều kiện cho chồng làm việc. Nhìn chung, ý kiến của họ không sai, song xét một cách khách quan thì nó lại không hề đúng. Bởi vô hình trung, như thế, chính họ đang kìm hãm, hạn chế sự phát triển tự nhiên của vợ mình. Thực tế cho thấy, không ít người có năng lực sáng tạo song vì một lý do rất chủ quan ấy mà họ cam chịu ở nhà chăm sóc chồng và con và để cho những hiểu biết ấy mai một dần. Đó là điều hết sức lo ngại. Khi nhận thức của người dân còn hạn chế thì việc thực hiện quyền bình đẳnh giới lấy gì làm cơ sở? Song có 27% ý kiến cho rằng việc chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa là trách nhiệm của hai người. Bởi họ nghĩ rằng, khi xã hội đã thực hiện bình đẳng nam nữ thì ngoài công việc gia đình, người vợ cũng còn có công việc xã hội. Do đó, tuỳ theo điều kiện công tác của mỗi người chồng cũng phải giúp đỡ vợ. Đặc biệt, trong số này có ý kiến nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có bàn tay chăm sóc của người cha ở mỗi đứa trẻ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Đây là một ý kiến hết sức khoa học. Bởi một cá thể, ngay từ khi sinh ra đã cần đến tình yêu thương quan tâm chăm sóc của người lớn, đặc biệt là của cha mẹ. Thực tế xã hội cho thấy, hiện tượng trẻ thiếu tình thương của cha hoặc mẹ, lớn lên sẽ bị ảnh hưởng về nhân cách. Nhiều đúa trẻ trở nên lì lợm, nhút nhát hay thô bạo, ích kỷ…. cũng chỉ vì cái cách mà chúng được yêu thương dạy dỗ từ thuở ấu thơ. vì thế, chúng ta lại càng thấy rõ tầm quan trọng của việc có trách nhiệm đối với con cái và gia đình của các ông bố bà mẹ. Nhưng tỉ lệ này chưa cao, chỉ có 27% và như vậy, theo kết quả điều này thì việc dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái là công việc của người vợ. Điều này đồng nghĩa với việc nam giới ngày nay còn quá coi thường phụ nữ và đề cao tính sĩ diện, cái uy của mình. Họ cho rằng đó là công việc nhỏ mọn, vụn vặt mà các đấng trượng phu không cần phải bàn tới. Điều mà họ cần phải bàn là những việc đại sự trong gia đình như : làm nhà, cưới vợ cho con, làm chủ hôn lễ …. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này, chỉ có 18, 5% trả lời là người chồng quyết định những việc này, 2, 3% trả lời là người vợ phần lớn 77, 6% trả lời là quyền quyết định ở cả hai vợ chồng. Kết quả này được thực hiện như sau : Bảng : người quyết định những việc quan trọng trong gia đình : Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ % Người chồng 28 18, 7% Người vợ 4 30% Cả hai 117 79, 5% Tổng 149 100% Nhìn vào bảng trên ta thấy : Tỷ lệ những người cho rằng người chồng quyết định các công việc trọng đại trong gia đình chỉ chiếm 18, 7% Còn tỷ lệ cao nhất 79, 5% lại thuộc về quyết định cả hai vợ chồng. Điều này cho thấy, sự bình đẳng nam nữ trong gia đình dường như ngày một nâng cao. Nếu ở xã hội xưa, nam giới toàn quyền quyết định những việc trọng đại như vậy : phụ nữ không hề được đóng góp ý kiến, thậm trí còn không được tới. Thì ngày nay, vấn đề này gần như được đảo lộn. Hầu hết các ý kiến đều công nhận tiếng nói của người phụ nữ. Không những thế, họ còn được xếp ngang hàng với nam giới để cùng quyết định. Như vậy, cách nhìn người phụ nữ ngày nay đã có nhiều nét tích cực hơn. ở họ, những nét tích cực yếu đuối, nhu mì đã giảm đi thay vào đó, họ có thể đứng lên làm chủ gia đình. chỉ với 3% ý kiến đồng ý để người vợ quyết định các công việc trong đại trong gia đình cũng đủ thấy sự thông minh, đảm đang, tính mạnh mẽ quyết đoán của một người phụ nữ hiện đại, đang dần được nhen nhóm trong xã hội. Những nét tính cách tích cực ấy khiến người phụ nữ trong xã hội hiện đại trở nên độc lập hơn. Họ không bị lệ thuộc vào người đàn ông như xưa nữa. Tiếng nói quyết định của họ đã góp phần xây dựng nên chính cuộc đời của họ. Hơn ai hêt, họ chính là người quyết định cho cuộc sống của mình. Nguyên nhân của những kết quả này là : Hầu hết các khách thể nhận thấy sự bình đẳng giữ nam giới và phụ nữ đã cho phép phụ nữ được quyền cùng người chồng quyết định mọi việc. Thêm vào đó, không phải người phụ nữ nào cũng chỉ biết “nghe lời chồng”. Họ cũng có những chứng kiến của cái nhân họ. Và nhiều khi các quyết định của nam giới chỉ mang nặng tính gia trưởng độc đoán chứ không hề có kết quả tốt. Với phụ nữ ngày nay, tính sáng tạo luôn thường trực trong sự thông minh của họ. Tất cả đã tạo nên một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang, một người phụ nữ cùng chồng quyết định cuộc sống của chính họ lại được coi là văn minh và được xã hội hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt thành. Hầu hết các thành phố trong xã hội ngày nay luôn cổ vũ khuyến khích chị em thể hiện “cái tôi” của bản thân, lấy lại hình ảnh, vị trí của mình trong gia đình và trong nhân quan của toàn xã hội. 2. Định kiến về việc thể hiện tinh cảm của người phụ nữ trong quan hệ nam nữ, vợ chồng : Trong xã hội truyền thống, tư tưởng trọng nam khinh nữ bao trùm, chi phối mọi hoạt động sống của con người đặc biệt là người phụ nữ, nét truyền thống quyết định cho người phụ nữ các phẩm chất nhu mì, yếu đuối, dung dị, đoan trang, tiết hạnh …Bởi thế, người phụ nữ sống ở xã hội ấy “nói không đám nói to, ho không dám ho mạnh” Họ rất sợ phạm phải những quy chuẩn, lề lối mà xã hội đã định ra cho họ. mọi hoạt động, mọi phương thức hành vi của họ đều là làm theo sự chỉ bảo của người khác mà cụ thể là của cha mẹ, các bậc bề trên, hoặc sau này là của chồng họ. Thậm chí, cuộc đời của họ cũng phải chấp nhận theo sự định đoạt của lề lối gia phong, của các quy tắc xã hội. Họ không dám thổ lộ lời yêu thương với người khác giới cũng chỉ bởi xã hội quy gán cho họ bản chất kín đáo, tế nhị. Còn với ngày nay thì sao? Ngày nay người ta quan niệm như thế nào về việc người phụ nữ chủ động bầy tỏ tình cảm trong quan hệ vợ chồng, nam nữ ? Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, 40, 5% ý kiến đồng tình, 37, 7% ý kiến phản đối và 21, 7% khó trả lời. Để cụ thể hoá điều này, chúng tôi đi tính điểm trung bình (ĐTB) của mỗi giới cho từng phương án trả lời, với câu trả lời “đồng tình” sẽ tương ứng với 3 điểm, “phản đối”-được 1 điểm, “khó trả lời” - được 2 điểm. Theo đó, nếu ĐTB mà càng tiến gần tới 3 thì định kiến càng giảm, nếu ĐTB mà càng lùi dần về số 1 thì định kiến càng thể hiện rõ. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau : Bảng 6 : Thể hiện quan niệm phụ nữ chủ động bày tỏ tình cảm với nam giới : Câu trả lời Nam Nữ Số phiếu Tỷ lệ% Số phiếu Tỷ lệ% Đồng tình Phản đối Khó trả lời 35 23 16 46% 35% 21% 23 27 17 37, 2% 45, 1% 24, 2% Tổng 74 100% 67 100% Điểm trung bình 42, 7 23, 3 Kết quả này cho thấy số người đồng tình với việc phụ nữ có thể chủ động bày tỏ tình cảm với nam chiếm tỷ lệ cao nhất, ở nam giới là 46% và ở nữ là giới là 37, 2%. Bởi họ nghĩ rằng “ quan hệ vợ chồng là nhu cầu sinh lý nên không nhất thiết người chồng phải chủ động”. Bên cạnh đó, đại đa số các ý kiến đều thống nhất quan điểm : Tình cảm xuất phát từ trái tim nên dù là người phụ nữ hay nam giới khi đã có tình cảm với ai đó thì không thể cãi lại con tim mình. Bởi thế cho nên, dù họ là ai, nam hay nữ, họ vẫn có quyền bày tỏ tình cảm lòng mình. Đó là điều mà ở xã hội xưa, người phụ nữ không thể làm được. Vì như thế, họ bị coi là lẳng lơ, không được cháp nhận là người phụ nữ chân chính. Mà chính người chồng sẽ là người kết tội cho họ và sau đó là miệt thị của xã hội đối với họ. Họ bị xã hội bủa vây, tâm hồn buộc phải đông cứng lại. Dường như họ trở thành một cỗ máy chỉ biết làm mà không biết đến xúc cảm. Trải qua bao nhiêu năm như vậy, đến nay vấn đề này chưa có gì thay đổi ? Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mức điểm trung bình đạt gần đến 2 (ở nam là 1, 97; nữ là 1, 95 ) thì định kiến đối với vấn đề này vẫn còn tồn tại khá rõ nét. Song mức độ thể hiện thì đã thay đổi đáng kể. Điều này đã đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về người phụ nữ. Song chúng ta thấy những con số này lại không phủ nhận việc định kiến vẫn còn khá nặng nề đối với người phụ nữ. Hầu hết những lý do giải thích về vấn đề nay lại chỉ ra rằng : phụ nữ thì dù ở đâu, trong xã hội nào, họ vẫn là phụ nữ. Do đó, nếu trời cho đàn ông mạnh mẽ, quyết đoán thì người phụ nữ nhất định phải yếu đuối nhu mì. Và vì thế, họ không thể chủ động bày tỏ tình cảm của mình trước được. Vì như thế là “đáng xấu hổ” mà các cụ vẫn nói “ trâu đi tìm cọc” chứ không ai bảo “ cọc đi tìm trâu”. Hơn thế nữa, có ý kiến cho rằng “ con gái nên giữ thế cho mình, khi đã va chạm rồi họ sẽ khó tránh khỏi việc bị xúc phạm, và không còn được tôn trọng nữa”. Đó là một thực tế hiện nay. Vì tình yêu, đã có không ít các bạn trẻ bỏ qua lòng tự trọng của mình để học theo lối sống phương tây. Và có thể thấy một cách chắc chắn rằng trong giới trẻ hiện nay định kiến về vấn đề này không rõ nét, đang ngày càng mờ nhạt và có thể sẽ mất hẳn trong những thế hệ sau. Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi này đã khiến một số người phải lúng túng, họ thấy khó trả lời. Tỉ lệ này chiếm 21% ở nam và 24, 2% ở nữ. Nguyên nhân mà họ đưa ra là “ còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người”. Song hầu hết các lý do đều xoay quanh yếu tố sức khoẻ, tư tưởng của những người trong cuộc. Nhìn chung, trong lĩnh vực thể hiện tình cảm của bản thân, ngày nay, định kiến với nữ giới không còn nặng nề như trước nữa. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đề nhấn mạnh đến giới hạn cần có trong quan hệ nam nữ tiền hôn nhân. 3. Giá trị con trai, con trai trong gia đình. Phải chăng, trong mắt đàn ông, người phụ nữ chỉ là người nâng khăn, sửa túi, phục vụ chồng con. Họ không hề được coi trọng trong xã hội. Vẫn theo truyền thống từ xưa để lại, xã hội ngày nay chưa mất đi tâm lý trọng nam khinh nữ. Nó vẫn duy trì được sứ sống bền lâu, dai dẳng và được biểu hiện qua mong muốn về giá trị của đúa con trai trong gia đình. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đua ra câu hỏi : “Theo ông (bà) có nhất thiết phải có con trai không?”. Kết quả thu được là : 91% trả lời không và 11% trả lời là có. Kết quả này được tóm tắt trong bảng sau : Bảng 7 : Thể hiện việc nhất thiết phải có con trai. Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ% Có Không 137 14 91% 11% Tổng 151 100% Kết quả điều tra cho thấy : 91% Số người được hỏi trả lời không nhất thiết phải có con trai trong nhà. Điều này cho thấy nhận thức của người dân đang thay đổi đáng kể. Nếu trước đây, xã hội phong kiến đề ra quan niệm “Nhất nam viết nữ thập nữ viết vô”, theo đó, người đàn ông không có con trai luôn bị xã hội gièm pha, khinh miệt. Và vì thế họ cố gắng sinh cho được một cậu ấm để “bằng người”. Thì nay, họ đã thấy rằng “con nào cũng là con”. Việc có con trai, con giá với họ không còn quan trọng nữ, mà quan trọng là con nào có hiếu với cha mẹ. Thêm vào đó, họ lo sợ việc quá coi trọng con trai sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ nhiều. Như thế, họ không thể chăm lo chu đáo đến cuộc sống của các con họ. Hậu quả của vấn đề này ắt hẳn sẽ dành cho xã hội. Bởi thế họ nói rằng : “Chúng tôi rất sợ nhiều con, khồng nuôi được ăn học, có khi con rể còn tốt hơn con trai” Đó chính là điều đáng lo ngại hiện nay. Hầu hết các khách thể được hỏi đều thấy rằng việc kỳ vọng có con trai, sinh ra đẻ nhiều mà không nuôi dậy được chúng thì sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Bởi thế họ nhận thấy “Con nào cũng là con, nếu con trai hư đốn thì không bằng con gái”. (phiếu 53). Và “Con trai hay con gái nếu được nuôi dạy tốt đều có ích cho xã hội”. Vì thế trong sâu thẳm suy nghĩ, họ chỉ mong muốn các con của họ thành đạt. Nhận thức là như vậy song, thực tế họ lại thấy “ không có con trai bị hạn chế rất nhiều”. 11% những người được hỏi trả lời nhất thiết phải có con trai cho rằng : “ Trong gia đình người việt nam, nhất thiết phải có con trai để nối dõi tông đường, không có con trai thì mất giống ( mất gốc )” Dường như, đây chính là điều hết sức thiết thực của cuộc sống. Trong gia đình người Việt, từ xưa, họ luôn mang trong tâm thức một mong muốn cháy bỏng là sinh được một cậu con trai “Để lấy người chống gậy”. Với ngày nay cũng thế, song ít nhiều quan niệm này cũng đã giảm đi phần nào tính cấp thiết của nó. Có rất nhiều gia đình không dám “cố” để được con trai vì nhiều lý do kìm hãm họ. Họ sợ ảnh hưởng đến công việc, đến chức vụ, và đặc biệt họ sợ không đảm bảo được cuộc sống cho chúng…. Tất cả những điểm ấy buộc họ phải kìm nén sự khao khát của muôn đời để lại. Và sau đó, họ lại do dự : “Cuộc sống này rất cần có con trai đẻ duy trì dòng họ, song cũng rất cần duy trì cuộc sống nên không nhât thiết” ( phiếu 54). Câu trả lời phần nào nói lên nỗi băn khoăn của những người chưa có con trai. làm rõ vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi : “ở địa phương ông ( bà), những người không có con trai có bị coi thường không ?”. Kết quả thu được hết sức khả quan, có đến 84, 6% số người được hỏi trả lời là không và chỉ có16, 2% trả lời là có. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau : Bảng 8 : nhận xét của mọi người về việc không có con trai : Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ % Bị coi thường Không bị coi thường 22 128 16, 2% 82, 7% Tổng 150 100% Với 82, 7% số người được hỏi cho rằng những người không có con trai cũng không bị coi thường khi họ đến chỗ đông người, con số này thể hiện nét văn minh tiến bộ trong xã hội ngày nay. Định kiến với người không có con trai đang dần mất đi. Song điều cần phải lưu tâm là 16, 2% còn lại, họ nói gì? Hầu hết các ý kiến cho rằng, cái bất tiện lớn nhất của việc không có con trai là khi đến đám hiếu, thì họ hay bị trêu đùa, gièm pha. Nào là “Có đàn vịt giời, nuôi lớn nó bay đi thôi”, nào là “không có con trai thì ngồi chiếu dưới”. Những câu bông đùa ấy kết hợp với một vài chén rượu đã tạo ra không ít những hậu quả đáng buồn. Nếu lớn tiếng họ có thể “choảng nhau ngay tại trận” còn xa một chút họ đổ lỗi cho vợ không biết đẻ và đánh đập ngược đãi vợ con …Cộng với hậu quả kế tiếp sau đó nữa. Như vậy, qua đó mặc dù định kiến đối với con gái đã giảm đi đáng kể, song trên thực tế hậu quả của vấn đề này còn khá nặng nề. Để kiểm chứng cho nhận thức của người dân về việc sóa bỏ định kiến đối với con trai và con gái trong gia đình, chúng tôi đi thực tế và có cơ hội được tiếp xúc các nguồn nhân lực mà bố mẹ giành cho con trai con gái trong gia đình họ. Trả lời câu hỏi : “khi có cả con trai con gái ông( bà ) dự định cho con học tập đến cấp học nào ?”, thì kết quả mà chúnh tôi thu được là : “Hầu hết họ cho con cái học theo khả năng tiếp thu của con cái mình” và tương quan bằng nhau chiếm 87, 8% con trai học hơn con gái 6% và 2, 3% là câu trả lời con gái học hơn con trai. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau : Bảng 8 : quan điểm của người dân : Quan điển Số phiếu Tỷ lệ % Con trai > gái 11 6% Gái > trai 3 2, 3% Bằng nhau 134 87, 8% Tổng 274 100% Qua kết quả được thực hiện bảng 8 ta thấy tương quan được học tập như nhau giữa con trai và con gái chiếm tỉ lệ cao nhất là 87, 8%. Đây là một kết quả đáng mừng thể hiện nét mới trong nếp nghĩ của người dân hiện nay. Nếu trước đây, nho giáo chỉ cho phép nam giới được đến trường với một quan niệm hết sức miệt thị coi thường người phụ nữ, thì ngày nay cơ hội như nhau đã dành cho cả hai người. Hầu hết người giả thích rằng : “Con trai hay con gái, nếu được học hành đầy đủ cũng có ích như nhau và có ích cho xã hội”. ( phiếu 46) Họ đồng ý để con gái học tập cao hơn con trai, với tỷ lệ 2, 3% Con số này không nhiều song câu trả lời của họ lại hết sức tiến bộ. Họ thấy rằng : Vì gia đình họ con trai không có khả năng học cao còn con gái là con người ta. “lớn rồi thì nó đi nhà người” và còn ảnh hưởng đến người dân nơi đây. Bởi thế mà vẫn còn con gái lại có một năng lực dồi dào cho việc tiếp thu kiến thức. Do đó họ cho con học tập theo khả năng mà chúng có thể học được. Tuy nhiên những quan niệm rằng con gái là con người ta, “ lớn rồi thì nó đi nhà người” và còn phần nào ảnh hưởng đến người dân nơi đây. Bởi thế mà vẫn còn 6% số người được hỏi trả lời rằng họ sẽ cho con trai học cao hơn con gái. Lý do mà họ đưa ra hết sưc quen thuộc. Đó là sau này về già, người chăm lo cuộc sống của họ không thể là con gái mà nhất định là con trai. Vì thế cho nó học hành tử tế, “nó nhàn nó sướng” thì họ cũng mát mặt. Với lý do này người thấy định kiến coi nhẹ giá trị của con người con gái trong gia đình càng như bị khoét sâu thêm. Một lý do khác được giải thích cho quan niệm này là : Do kinh tế ccua gia đình còn hạn chế nên họ chỉ cho con trai đi học, dù sao thì trách nhiệm của người con trai trong gia đình vẫn nặng nề hơn người con gái. Đây là một thực tế của không ít gia đình vùng biển, khi mà đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn. Có thể vì thế mà ở họ định kiến từ xưa về người phụ nữ vẫn chưa hề mất đi âu cũng chỉ là điều đễ hiểu. Còn vấn đề thừa kế thì sao ? Nghiên cứu về vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi : “ Ông ( bà ) dự định phân chia tài sản cho con cái như thế nào ?” trả lời câu hỏi này 17, 5% khách thể đồng ý với việc chia cho con trai nhiều hơn gái và 86, 2% cho rằng họ sẽ chia đều cho các con. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau : Bảng 9 : Phân chia tài sản cho con trai con gái : Phương án Số phiếu Tỷ lệ% con trai > con gái 27 17, 5% con gai < con trai 0 0 Bằng nhau 124 82, 5 Tổng 151 100% Căn cứ vào kết quả cho thấy : tỷ lệ người chia đều tài sản cho các con là cao nhất chiếm 82, 5%. Điều này đã đánh dấu, một bước ngoặt mới trong cách đối xử với người phụ nữ. Dường như việc thực hiện bình đẳng giới đáng kể. Người phụ nữ ngày nay đã có kết quả đáng kể. Người phụ nữ ngày nay đã được bố mẹ gia đình họ quan tâm hơn Cuộc sống của họ dường như đã được xã hội đối xử công bằng hơn. Họ đã dần tìm lại được vị trí của họ trong chính gia đình họ bởi định kiến về họ đang dần được đẩy lùi. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể không quan tâm đến số người nói rằng họ sẽ chia tài sản cho con trai nhiều hơn con gái. Tỷ lệ này chiếm 17, 4%. Một con số không nhiều lời giải thích của những người này lại mang định kiến sâu sắc. Họ cho rằng con gái đi lấy chồng rồi thì an phận nhà chồng. Rồi con gái là con người ta, phụ thuộc và nhà người ta có quyền hành gì mà cho tài sản…một loạt những lý do được đưa ra để biện minh cho cái định kiến ấy. Và rốt cuộc, người phụ nữ vẫn chưa thể hoàn toàn thoát những quan niệm ám muội, những định kiến về giới của xã hội phong kiến xưa. Bởi vậy, mà nhìn từ mọi góc độ của cuộc sống thì họ vẫn là người phải chịu thiệt thòi hơn nam giới. 4. Vị trí của người phụ nữ ngoài xã hội : Trong những năm qua sự nghiệp giải phóng người phụ nữ đã có những bước tiến dài và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Song nhìn chung trong xã hội hiện nay người phụ nữ cũng phải chịu đựng nhiều bất lợi hơn so với nam giới. Theo điều tra cho thấy có đến 2, 5% khách thể đồng tình với ý kiến cho rằng cho xã hội người đàn ông được ưu ái hơn người phụ nữ, vầ 35, 8% phản đối ý kiến này. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau : Bảng 10 : Ưu thế về xã hội của nam giới so với phụ nữ. Phương án Số phiếu Tỷ lệ Nam giới được ưu ái hơn phái nữ 96 62, 5% Nữ giới được ưu đãi hơn phái nam 54 35, 8% Tổng 150 100% Với 63, 9% đa số người được hỏi rằng xã hội có nhiều ưu đãi đối với nam giới. Và họ lý giải cho điều này rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tri phối đời sống cộng đồng, rằng đàn ông ưu thế hơn, họ có thời gian và tính quyết đoán phụ nữ còn bị rằng buộc bởi gia đình con cái. Thậm chí, có ý kiến cho rằng : “Thực tế vẫn là như vậy” ( phiếu 53 ) rồi “ quy luật nó vẫn thế” ( phiếu 132 ) Họ hầu như không để ý đến sự chuyển biến của xã hội mà rất hồn nhiên quy gán thực tế ấy là quy luật. Song chính điều này đã thể hiện một cách sâu sắc vấn đề định kiến với nữ giới ở ngoài xã hội. Số còn lại : 35, 8% những người phản đối ý kiến cho rằng xã hội ưu ái nam giới nhiều hơn phụ nữ. Giải thích : họ không đồng ý quan điểm này là bởi xã hội ngày nay đã có nhiều tiến bộ. Giữa nam giới và phụ nữ đã có sự bình đẳng đáng kể. Hơn nữa, “ người phụ nữ hiện đại có đủ trịnh độ văn hoá, tri thức, không thua kém đàn ông, có thể đảm nhận trọng trách lớn. ” Những lý do này vô cùng xác đáng, chứng tỏ việc thực hiện bình đẳng giới đã có một nền tảng cơ sở vững chắc. Còn vấn đề thực hiện phải chông chờ vào nhận thức của người dân, “ phụ thuộc vào tôn giáo và phong tục – nơi họ đang sống”. Qua kết quả nghiên cứu này, chúng ta thấy chỗ đứng của người phụ nữ, cũng đang dần được khôi phục trong xã hội ngày nay. Bởi thực tế cho thấy, một số các vị trí lãnh đạo then chốt từ trung ương đến địa phương đã và đang có tên tuổi của phụ nữ. Trên thế giới ở một vài quốc gia phụ nữ cũng đã bắt đầu nắm giữ những chức vụ tổng thống, phụ nữ có tham gia các cơ quan chính quyền đoàn thể. Đó là một con số đang để khẳng định niềm tin khả năng của người phụ nữ, khuyến khích các chị em vươn lên hoà nhập cùng với sự phát triển của xã hội. Và điều hết sức khả quan là : có đến 87, 3% số người cho rằng phụ nữ nên nắm các vai trò quan trọng như chủ tịch xã, bí thư đảng uỷ, trưởng công an …chỉ có 11% không ủng hộ việc này và 15, 2% ý kiến do dự khó trả lời. Kết quả như sau : Bảng 10 : Người phụ nữ có nên nắm bắt các chức vụ quan trọng không? Các phương án Nam Nữ Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ% Có 68 87, 3% 55 75% Khó trả lời 6 6, 6% 10 14, 2% Không 5 5, 4% 7 8, 2% Tổng 79 100% 72 100% Nhìn vào kết quả ở bảng 10 ta thấy : Số đồng tình với việc phụ nữ nên nắm các chức vụ quan trọng trong xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất là 75% và số điểm trung bình mà họ đạt được là 2, 54%. Điều này cho thấy vị trí của người phụ nữ trong xã hội ngày nay đang ngày một sắc nét. Những định kiến về họ chỉ còn mờ nhạt với tỉ lệ 8, 2% số người không đồng ý hoặc do dự về việc họ nắm giữ các chức vụ quan trọng của xã hội với các điểm trung bình đạt 0,14và 0.05 ta thấy việc coi nhẹ giá trị của người phụ nữ cũng đang dần mất đi và thay vào đó là những lời tán dương về họ. Giải thích về điều này, đa số các ý kiến đều cho rằng xã hội ngày càng tiến bộ, người phụ nữ dần được bình đẳng so với nam giới và vì thế họ cần phải vươn lên để khẳng định chính mình. Thêm vào đó thực tế của sự phát triển khẳng định xã hội ngày nay cần nhiều đến năng lực và trình độ của con người. Do đó người có ý kiến “ Người ta có năng lực có trình độ chuyên môn cao thì vị trí nào người phụ nữ cũng làm được”. Tuy nhiên bên cạnh đó bởi 1 số rất ít ý kiến cho rằng “ phụ nữ là phái yếu, hoc không cao” nên họ không thể nắm giữ các chức vụ quan trọng của xã hội. Mặc dù vậy, kết quả mà chúng tôi thu được rất khả quan đã thể hiện một cái nhìn tích cực của xã hội ngày nay với phụ nữ. Nhờ vậy khiến phụ nữ tự tin hơn. Năng động nhiệt tình hơn với công việc. Song nếu họ đảm nhiệm các công việc quan trọng như vậy thì liệu rằng họ co khả năng thành công như nam giới hay không? Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, 67, 3% ý kiến cho rằng mức độ thành công của họ là như nhau, 26% thấy nam giới sẽ thành công hơn nữ giới va 6, 6% cho là phụ nữ thành công hơn nam giới. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau : Bảng 11. khả năng thành công trong công việc của nữ giới so với nam giới : Các phương án Số phiếu Tỷ lệ% Nam > nữ 43 26% Nữ < Nam 10 6, 65 Bằng nhau 97 67, 3% Tổng 150 100% Kết quả ở bảng 11 cho thấy : khi nắm giữ các chức vụ quan trọng của xã hội, khả năng thành công của người phụ nữ so với nam giới được cho là bằng nhau, chiếm tỷ lệ cao nhất 67, 3% con số này chứng tỏ trình độ năng vực làm việc của người phụ nữ không hề thua kém nam giới. Mặc dù, với họ trách nhiệm của họ đối với gia đình sự ràng buộc về con cái là hết sức nặng nề. Song vượt lên tất cả, họ vẫn hoàn thành trách nhiệm. Phụ nữ hiện nay đã có những thay đổi đáng kể trong cách suy nghĩ độc lập hơn và quyết đoán hơn. Bởi thế mà 6, 6% khách thể cho rằng hon con có khả năng thành công hơn nam giới. Đây là một con số không nhiều song nó cũng phần nào nói lên thực tế của xã hội ngày nay với không ít người phụ nữ tài giỏi vươn lên nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, vấn đề truyền thống từ xưa để lại thì không hề mất đi. Đó là quan niệm trọng nam kính nữ, 26% số người được hỏi vẫn nhìn từ goc độ này mà cho rằng khả năng thành công cả nam giới là hơn phụ nữ. ý kiến này không hề sai song chưa hẳn đúng. Vì khách quan mà nói, người đàn ông từ xưa đến nay họ vẫn là người có nhiều ưu thế hơn người phụ nữ. Họ không phải vướng bận việc chăm lo con cái, gia đình. Họ không để ý hề phải để ý xem ngoài công việc, họ còn phải làm gì nữa…họ có rất nhiều thời gian. Hơn thế nữa rất có thể cá tính mạnh mẽ giúp họ trở nên quyết đoán, dứt khoát hơn trong công việc. Còn đối với phụ nữ, vẫn là những nét truyền thống của người phụ nữ xưa. Còn đối với phụ nữ vẫn là những nét truyền thống của người phụ nữ xưa, họ sống tình cảm hơn, phải lo toan nhiều hơn và đặc biệt tâm lý cả nể nhiều khi làm giảm khả năng trong công việc của mình. Như vây, có thể thấy rằng, trong lĩnh vực xã hội, định kiến về người phụ nữ vẫn chưa hề mất đi. Vị trí của họ vẫn còn phải chị nhiều những thiệt thòi bởi họ chưa hề thoát khỏi những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, di chứng của xã hội phong kiến. Song nhìn chung, ngày nay, những nét tiêu cực ấy đã giảm một phần đáng kể nên tự tin hoà mình vào nhịp sống của cộng đồng. 5. Phụ nữ trong lĩnh vực lao động sản xuất. Theo sự phân công lao động truyền thống người đàn ông thường phải lo các công việc ngoài xã hội còn người phụ nữ gánh vác hầu hết các công việc gia đình. Theo đó, trách nhiệm lo làm kinh tế, củng cố địa vị xã hội của bản thân từ xưa đã được giao cho người đàn ông đảm nhiệm. Bởi thế họ có quyền quyết định mọi công việc từ việc làm gì, làm thế nào đến các khoản chi tiêu thường ngày. Trong lĩnh vực lao động sản xuất hiện nay, với một nền kinh tế đang phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật để năng cao sản xuất lao động là điều khá phổ biến ở nông thôn. Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng toi tập trung vào khía cạnh chủ thể quyết định công việc là ai ? Có 48, 3% ý kiến cho rằng người chồng quyết định việc đầu tư sản xuất, 43, 4% cho rằng cả hai người cùng quyết định và chỉ có 10, 2% cho rằng người vợ sẽ quyết định việc này. Kết quả được thể hiện như sau : Bảng thể hiện người quyết định đầu tư vào sản xuất : Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ % Chồng 67 48, 2% Vợ 14 10, 2% Cả hai 63 43, 4% Tổng 144 101, 6% Căn cứ vào kết quả ở bảng trên ta thấy có đến 18, 95% ý kiến cho rằng người chồng quyết định việc đầu tư sản xuất trong gia đình. Điều này chứng tỏ cái uy quyền của người đàn ông trong xã hội xưa với tồn tại, lấn át sự hiện diện của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Song nếu trước đây, tỷ lệ này là là 100% thì nay đã giảm xuống chỉ còn 48, 3%. Nghĩa là, quyền quyết định mọi việc của người chồng đã được san sẻ cho người vợ. Chứng tỏ rằng ngày nay người chồng trong xã hội hiện đại cũng bớt gia trưởng hơn. Còn người vợ đã có ít nhiều tiếng nói trong gia đình. Bởi thế mà có đến 43, 4% ý kiến trả lời rằng trong gia đình, cả hai vợ chồng cùng quyết định việc đầu tư sản xuất và đã có 10, 2% người phụ nữ được quyền tự quyết định việc này. Nguyên nhân có được kết quả như vậy là bởi phần lớn mọi người đều nhận thức rõ quyền bình đẳng giữa vợ chồng họ. hơn thế nữa, phần lớn họ đều nới người đàn ông chỉ lo các công việc xã hội, còn do người phụ nữ trực tiếp sản xuất nên họ hiểu rõ vấn đề này hơn nam giới. Bởi vậy mà để họ quyết định là rất phù hợp. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người đàn ông không hề có trách nhiệm gì trong công việc của gia đình. Bên cạnh các công việc xã hội, họ vẫn không quên trách nhiệm của một người chồng, người cha. Sự tiến bộ của xã hội dường như đã tác động rất lớn đối với các quan điểm, tính cách của người đàn ông. Nếu trước đây, tính gia trưởng độc đoán kiến họ tự quyết định mọi việc trong gia đình, thì ngày nay, 100% khách thể trả lời rằng khi muốn chi tiêu một khoản tiền lớn họ đều đưa ra bàn bạc trong gia đình. Còn quyền quyết định thì 44, 9% là người chồng ; 49, 4% là cả hai vợ chồng chỉ có 8, 6% là người vợ quyết định. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau : Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ% Chồng 68 44, 9% Vợ 14 8, 6% Cả hai 69 49, 4% Tổng 151 100, 0% Nhìn vào kết quả nghiên cứu ở bảng trên ta thấy : ngày nay, việc người phụ nữ phải phụ thuộc vào người đàn ông về kinh tế đã giảm đi đáng kể, hơn 50% đã có quyền quyết định việc chi tiêu trong gia đình. Điều này dường như không thuận lợi theo truyền thống song, lại thể hiện sự văn minh, phù hợp với cuộc sống hiện đại khi mà xã hội đã có nhiều thay đổi, hầu hết các chị em tham gia làm kinh tế, cùng ông xã lo lắng mọi công việc của đời sống hàng ngày. Điều đó càng chứng tỏ người phụ nữ ngày nay đảm đang hơn, thông minh tháo vát nhanh nhẹn hơn. Đặc biệt là họ có tính độc lập cao trong cuộc sống, khác hẳn so với các chị em trong xã hội cũ. Với ngày nay, xã hội không chỉ chấp nhận mà còn khuyến khích chị em phát huy khả năng này ở họ. Tuy nhiên với phần còn lại, 44, 9% ý kiến cho rằng quyền quyết định vốn thuộc về người chồng. chính điều này đã cản trở sự phát triển tự nhiên của nữ giới, khiến họ trở nên bị phụ thuộc, kém cỏi, yếu đuối đúng như định kiến về xưa về hướng, phẩm chất và năng lực ở họ. Với những nét tính chất như vậy, người phụ nữ ở xã hội cũ được bao bọc, che trở bởi người đàn ông trong gia đình. Họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng, người cha của mình. Họ không hề được quyết định điều gì cả song họ lại được giao cho trọng trách nắm giữ kinh tế. Điều này dường như rất mâu thuẫn trong xã hội cũ song, lại không hề được phải đối. Lý do khiến họ làm như vậy là bởi họ quan niệm rằng người đàn ông, thường rộng rãi, phóng khoáng và nhiều khi hoang phí. hoặc một lý do khác là họ hay rượu chè, cờ bạc…. Nên họ không thể nắm giữ kinh tế trong gia đình. Xã hội đã giao quyền này cho người vợ nhưng lại hạn chế quyền quyết định của họ. Điều này khiến người phụ nữ trở nên thụ động rất nhiều. Họ sống bằng đúng bổn phận của người vợ “vợ như cái giỏ, chồng như cái hom”. Vì thế mà cả những lúc bế tắc họ cũng không tự giải thoát được cho chính mình…. Còn ngày nay, người ta nói gì về điều này? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, vẫn có đến 60, 5% ý kiến cho rằng người vợ vẫn là người quản lý kinh tế tốt hơn, 13, 9% cho là người chồng và 25, 9% khó trả lời. Theo kết quả đó, ta thấy nét truyền thống vẫn không hề mất đi ở người phụ nữ. Ngày nay bên cạnh quyền quyết định các công việc cùng với người chồng thì người phụ nữ còn là quản lý kinh tế tốt hơn. Với 60, 5% ý kiến đưa trên quan điểm này. Rõ ràng người phụ nữ ngày nay không chỉ giỏi trong việc làm vợ, làm mẹ mà còn hết sức thông minh trong vai trò của một người “thủ quỹ”. Đây là điều đáng được khuyến khích ở chị em. Bởi ngày nay, công việc “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” vẫn chỉ dành cho phái nữ. Song những việc trọng đại cũng không còn loại trừ họ. Xã hội giành cho họ phần việc tính toán chi tiêu và quản lý kinh tế trong gia đìn, để người chồng kiếm tiền, khẳng định địa vị của mình ngoài xã hội. Song họ không thể quên trách nhiệm làm chồng, làm cha trong gia đình. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến một bổn phận nam giới lấy đồng tiền làm thước đo quyền lực. Điều đó không chỉ diễn ra ở chốn công sở, ngoài xã hội mà ngay trong gia đình riêng của họ, những người đàn ông ấy họ tự cho mình quyền quyết định mọi việc trong nhà. Người vợ trong gia đình họ được xem như những cô giúp việc hiện đại, hoặc như “cái bóng” trong nhà. Và ở những gia đình này, người đàn ông luôn là người rất chặt chẽ trong quản lý kinh tế. 13, 9% số người được hỏi trả lời theo phương án này đã không loại trừ điều này, có rất nhiều phụ nữ, vì quá lo lắng đến việc “giữ chông” mà không hề xót xa khi chi những khoản tiền “kếch xù” vào một ca thẩm mỹ hay một cửa hàng thời trang. Điều này đã gây lo ngại cho không ít ông chồng. Bên cạnh đó, xã hội vẫn còn những người vụng lo vụng nghĩ. Bổn phận làm vợ, làm mẹ khiến họ quá vất vả mệt mỏi. Thậm chí, họ không có khả năng quản lý chính tài chính của cá nhân họ. Bởi thế, phần việc này lại phải nhường cho các ông chồng… Vì những lý do như vậy mà 25, 9% do dự, khó trả lời cho vấn đề này của chúng tôi. Họ thấy rằng việc quản lý kinh tế trong gia đình tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Song một điều nổi bật là hầu hết các khách thể đều đồng tình với ý kiến đề cao khả năng của người phụ nữ trong việc này. Họ luôn chiếm ưu thế, hơn hẳn nam giới trong việc quản lý kinh tế ở gia đình họ. Để đưa ra cái nhìn tổng quan về vai trò của giới trong gia đình, chúng tôi đưa ra một loạt các công việc khác nhau ở bảng sau : Bảng : Tỷ lệ % giữa nữ giới và nam giới trong việc thực hiện các công việc : STT Các công việc Người thực hiện Nữ giới % Nam giới % Cả hai % 1 Dạy con học bài 29, 5 5, 6 67, 0 2 Chăm sóc bố mẹ, người già 29, 4 1, 4 78, 5 3 Làm lễ thờ cúng tổ tiên 15, 1 50 35, 9 4 Tính toán kinh tế 15, 2 23 67, 6 5 Đi họp làng xã, đám giỗ 10, 9 33, 4 55, 7 6 Làm chủ hôn lễ 3 87 18 7 Dọn dẹp nhà cửa 59, 5 0, 6 46, 5 Nhìn vào bảng ta thấy có một số thay đổi rất lớn trong việc thực hiện các công việc và thực hiện vai trò giới ngày nay. Hầu hết các công việc đều được làm cả nam và nữ. duy chỉ có việc thờ cúng tổ tiên và làm chủ hôn lễ thì đa số các ý kiến đều cho rằng đó là việc của người đàn ông. bởi từ xưa đến nay, nét truyền thống vẫn quy định vị trí “cái nóc”, “cái cột” của gia đình là người đàn ông. Do đó, họ không thể thay đổi được định kiến này dù xã hội đã có rất nhiều tiến bộ trong quan niêm về thế giới. Điều đó dường như đã vô hình ăn sâu vào máu thịt của mỗi người để hình ảnh một người đàn ông làm chủ gia đình vẫn không hề mất đi theo năm tháng. Và định kiến với người phụ nữ ở lĩnh vực này càng được cũng cố thêm. Mặc dù vậy, song ở hầu hết các công việc, sự thay đổi về căn bản vai trò giới đã thể hiện sự văn minh, tiến bộ của xã hội. Hầu hết các khách thể đều nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của cả hai giới đối với gia đình nên họ không còn định kiến với người phụ nữ nữa. Nam giới đã cùng tham gia vào cả những việc nhỏ nhặt nhất trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, những việc cẩn thận như chăm sóc người già và không quên trách nhiệm của một người chồng, người cha. Song chúng ta có thể thấy, phụ nữ cũng không hề yếu kém. Nếu trước đây chỉ có nam giới lo kinh tế gia đình thì ngày nay 67, 6% ý kiến cho rằng người phụ nữ luôn cùng chồng tính toán, lo làm kinh tế …Điều này đã cho thấy sự thông minh, tháo vát, năng đông, đảm đảng của một phụ nữ thời hiện đại. không ít trong số họ không hề lơ là trách nhiệm bổn phận của một người vợ, người mẹ. Xã hội truyền thống đã phân công cho họ những công việc vụn vặt, dối dắm của đời sông hàng ngày. Nhưng với sự công bằng của tạo hoá, những nét tính cách đặc thù của giới đã giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của giới. Tất cả những việc không tên trong nhà đều được họ lau chùi, sắp đặt thành một mái ấm thuần nhất Việt Nam, một không khí thanh bình để các đức ông chồng nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng. PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận : Kết quả nghiên cứu đã chứng minh cho giả thiết của chúng tôi là định kiến đối với nữ giới vẫn còn tồn tại ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh với các mức độ khác nhau. Nó gây ra không ít những trở ngai làm cản trở sự phát triển tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên, sự thay đổi nhận thức đối với vai trò giới được hỏi đã có sự chuyển biến nhất định. Trong gia đình, người phụ nữ ngày nay vẫn luôn giữ nét duyên dáng, thuần khiết của mỗi người phụ nữ á Đông truyền thống. Bên cạnh đó, họ không ngừng học hỏi vươn lên để đóng góp tiếng nói của mình, khẳng định vị trí của mình từ ngay trong gia đình riêng của mình. Họ trở nên tự tin hơn, đảm đang hơn và quyết đoán hơn. Họ không chỉ cùng chồng quyết định các công việc, trong gia đình mà còn tích cực tham gia làm kinh tế, hoạch định phương cách cho cuộc sống của họ. Vì vậy, họ được mọi người quan tâm hơn, xã hội hoan nghênh, khuyến khích và ủng hộ sự phấn đấu của họ. Họ rất thành công trong vai trò của giới mình đối với gia đình. Định kiến về họ ở lĩnh vực này đã giảm đi đáng kể. Ở ngoài xã hội thì sao ? Người phụ nữ ngày nay đã chủ động, sáng tạo, tích cực hơn. Họ không còn lệ thuộc vào nam giới như trước đây nữa. Đã có không ít chị em, bên cạnh việc hoàn thành công việc gia đình, thì rất thành công trong công việc xã hội. Tuy nhiên, để làm được điều này, giới nữ rất cần đến sự ủng hộ của gia đình và xã hội mà trước hết là đức ông chồng. Song kết quả mà họ đạt được khả quan, không chỉ là cấp cơ sở mà cả trong lĩnh vực chính trị ở cấp trung ương…, trên thương trường … Họ luôn làm việc bằng lòng nhiệt huyết, khả năng thiên bẩm, cộng với sự khéo léo của phụ nữ, khiến thành công luôn nở rộ với cuộc sống của họ. Họ rất thành đạt trong công tác xã hội nhưng lại rất đảm đang tháo vát và nhạy cảm trong lĩnh vực lao động sản xuất. Hiện nay, dường như định kiến với họ không còn sâu sắc nữa, họ đã được tự do cùng thảo luận với chồng trong công vịêc làm ăn. Và quyền quyết định vốn là của riêng nam giới thì cũng đã trở thành “ tài sản” chung của cả hai người. Phụ nữ ngày nay hết sức nhạy bén đảm đang trên lĩnh vực. Bởi thế, nhiều gia đình đã bỏ qua được sự kỳ vọng vào việc có con trai mà sinh nở có kế hoạch. Trẻ em, đặc biệt là các em gái được quan tâm nhiều hơn. Người vợ cũng được tôn trọng hơn trong quan hệ vợ chồng. Người phụ nữ được coi trọng hơn trong việc giao lưu bạn bè khác giới. Nói chung, định kiến đối với phụ nữ giảm đi khiến cuộc sống của họ “ dễ thở ” hơn, an bình hơn, tốt đẹp hơn rất nhiều. Vì thế, quan niệm về hạnh phúc gia đình đã được hầu hết người dân biết đến. Gánh nặng của người phụ nữ trong gia đình đã được người chồng san sẻ. Những công việc mà trước đây quan niệm là “ thiên chức của người làm vợ” thì nay đã được người chồng tham gia, giúp đỡ nhiều. Nói chung việc nhận thức rõ ràng về vai trò giới đã có tác động rất lớn đến đời sống của mỗi cá nhân trong mỗi gia đình. Nó đã làm giảm sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Đặc biệt, các ý kiến đưa ra, đều thống nhất việc phân chia tài sản cho các con là như nhau. Bởi họ không còn coi trọng con gái là con người ta nữa. Hơn thế nữa, con gái cũng được chăm lo đến việc học hành hơn. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho con cái học theo năng lực của chúng. Chính những điều này đã khơi nguồn, khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của nữ giới trong xã hội ngày nay. Nhìn chung, ở mỗi góc độ và khía cạnh của cuộc sống, định kiến đối với người phụ nữ đã có những thay đổi đáng kể. Người phụ nữ ngày nay không còn phải chịu thiệt thòi ấm ức, bị khinh miệt, coi thường nữa. Họ đã có quyền bình đẳng giữa con người với con người, đặc biệt là trong tương quan giữa phụ nữ và nam giới. Vì thế, họ đã trở nên văn minh, tiến bộ hơn rất nhiều so với phụ nữ trong xã hội xưa. Họ luôn học hỏi, trau dồi tri thức của mình để trở thành một nhười phụ nữ hiện đại. 2. Đề xuất : Mặc dù, định kiến đối với nữ giới trong xã hội nay đã có sự thuyên giảm đáng kể Nhưng những hậu quả của nó thì ít nhiều vẫn chưa hề mất đi. Vì vậy, việc xoá bỏ định kiến, đối với nữ giới là vấn đề then chốt cho sự phát triến, tiến bộ của xã hội. Từ đó kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau : - Thứ nhất : là cần phải mở rộng tuyên truuyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức về bình đẳng giới để người dân nhận thức rõ ràng về điều này. Từ đó, họ có sự nhìn nhận mới đối với người phụ nữ. - Thứ hai : người vợ cần nâng cao nhận thức để đánh giá đúng tiềm năng của mình. Từ đó, họ có sự nhìn nhận mới về người phụ nữ. - Thứ ba : là người chồng cần tích cực hơn nữa, tham gia vào các công việc gia đình, giúp đỡ người phụ nữ nhiều hơn, san sẻ trách nhiệm, công việc, tạo điều kiện để người phụ nữ tham gia các công việc chung của của tập thể, hội phụ nữ hoặc các công tác xã hội của cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Dũng, Tâm lý học xã hội, nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2005. 2. Trần Hiệp, Tâm lý học xã hội, Những vấn đề xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - 1996. 3. Đỗ Hoàng, áp lực của một số định kiến xã hội với nam giới. Luận văn tốt nghiệp 2000. 4. Nguyễn Ngân Hương, Định kiến của các bậc cha mẹ trong hoạt động giáo dục con cái tại gia đình, Luận văn tốt nghiệp 2003. 5. Fisher, Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội, Nxb Thế Giới, Hà Nội - 1992 6. Lê Thi ( chủ biên ), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã hội - 1996. 7. Khánh Phượng, Định kiến của cha mẹ trong giáo dục con cái, tạp chí Tâm lý học số 2/2001. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Trần Thị Minh Đức - cô đã tận tình giúp đỡ em trong đợt thực tập. Xin được chân thành cảm ơn những người dân xã Mỹ Lộc - huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá đã cộng tác cùng chúng tôi trong việc cung cấp thông tin có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài, giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này. Do thời gian và năng lực có hạn nên trong khi thực hiện sẽ không tránh khỏi thiếu xót. Rất mong được sự góp ý chân thành của của quý thầy cô giáo và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Lại Thị Thu Hiền MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 31.doc