Báo cáo thực tập Tình hình hoạt động của Sở kế hoạch và đầu tư Lạng Sơn

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách, nguồn vốn đầu tư từ dân cư và tư nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KKTCK của tỉnh cũng đã tăng trưởng đáng kể; hết năm 2005 tại các khu vực cửa khẩu biên giới cơ bản đã hình thành hệ thống chợ, trung tâm thương mại đi vào hoạt động ổn định, thu hút trên 3000 gian hàng kinh doanh của các thương nhân, trong đó có gần 500 thương nhân Trung Quốc, và có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tạo việc làm cho trên 100 lao động của địa phương.

doc32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tình hình hoạt động của Sở kế hoạch và đầu tư Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH TỈNH LẠNG SƠN . Ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu soạn thảo một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chính phủ. Cùng với sự ra đời ngành kế hoạch của cả nước, Ban Kế hoạch tỉnh Lạng Sơn cũng được thành lập do một đồng chí Uỷ viên thuờng trực Uỷ ban nhân dân tỉnh phụ trách, với số lượng ban đầu có một ít cán bộ nhân viên được điều động ở các ngành về. Ban Kế hoạch được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (1955-1957), trong đó tập trung vào kế hoạch phục hồi, củng cố và phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế, ... vừa củng cố lực lượng, vừa xây dựng kế hoạnh, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Kết thúc thực hiện kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội, ngành kế hoạch lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế- xã hội (1958-1960) theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tháng 1 năm 1957, trong đó xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất các loại cây trồng nông- lâm nghiệp, nhất là cây lương thực. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật phục vụ thâm canh, tăng vụ; ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi, khôi phục các tuyến đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Xây dựng các tổ đổi công trong sản xuất nông nghiệp tiến tới xây dựng hợp tác xã, xác lập quyền làm chủ của nhân dân lao động. Thời kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965): Sau khi hoàn thành việc khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm 1957- 1960 cùng với ngành kế kế hoạch cả nước, ngành kế hoạch Lạng Sơn lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất của tỉnh Lạng Sơn, tập trung vào sản xuất nông lâm nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất mới, triệt để khai thác mọi khả năng, tiềm lực của địa phương, xây dựng kế hoạch thu mua nông sản, thực phẩm bước đầu xây dựng các mặt hàng có khả năng xuất khẩu của địa phương như: tinh dầu hồi, gừng tươi, mặt hàng sản xuất từ tre, trúc, thêu ren,...chú trọng phát triển công nghiệp địa phương để phụa vạ sản xuất nông lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác tài chính, tiền tệ. Kế hoạch thời chiến (1965- 1975): chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã lan rộng ra miền Bắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tạm thời đình hoãn xây dựng các công trình cơ bản lớn, tập trung xây dưng kế hoạch chuyển từ thời bình sang thời chiến, tập trung xây dựng các công trình giao thông như: cầu, đường hầm, kho tàng khu hậu cứ, các cô sở sơ tán, trường học, bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp, đảm bảo hậu cần phục vụ cho chiến đấu cung cấp tại chỗ và cho địa phương. Cơ quan kế hoạch lúc này thực sự là bộ máy tham mưu đắc lực cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, nắm bắt tình hình kịp thời, chính xác, bảo đảm vừa xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vừa bảo đảm kế hoạch chiến đấu trước mắt và lâu dài. Lạng Sơn được xác định là cảng nổi của cả nước. Công tác kế hoạch lúc này phải đảm bảo cho nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực: kế hoạch sản xuất thời chiến, kế hoạch tuyển quân, đảm bảo hậu cần, kế hoạch huy động lực lượng, tiếp nhận các mặt hàng viện trợ phục vụ cho hậu phương và tiền tuyến qua Lạng Sơn, đảm bảo xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế để phục vụ tốt cho công tác quốc phòng. Kế hoạch 2 năm 1966-1967 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua vối mục tiêu: Tập trung lực lượng, ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, đảm bảo lương thuực cung cấp đầy đủ cho nhân dân địa phương và có dự trữ phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ Tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức và cải tiến hợp tác xã, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mà mũi nhọn hàng đầu là công tác thuỷ lợi, kế hoạch cung ứng phân bón, giống lúa, ngô, kể cả việc đẩy mạnh phát tiển lâm nghiệp, trồng rừng, bảo vệ rừng,... Trong giai đoạn này, kế hoạch hàng năm được xây dựng tỉ mỉ, có căn cứ tổ chức thực hiện. Việc cung ứng vật tư cho sản xuất, xây dựng cung ứng hàng tiêu dùng, nhưng đảm bảo cơ bản được các nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Sau khi chiến tranh phá hoại của giặc mĩ đối với Miền Bắc kết thúc, kế hoạch khôi phục và phát kinh tế được xây dựng đày đủ và toàn diện hơn, chi tiết hơn, để có cơ sở xây dựng kế hoạch hành năm, 5 năm tỉnh dã chỉ đạo các ngành từng bước xây dựng ngành, quy hoạch phát triển vùng... nhằn xác dịnh lại tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, kế hoạch huy động nguồn lực tại chỗ được thể hiện trong các báo cáo kế hoạch hàng năm. Nền kinh tế của tỉmh giai đoạn này phát triển vững chắc và có hiệu quả hơn; tình trạng thiếu đói, thiếu ăn đã giảm, phong trao thâm canh tăng năng suất cây trồng được đẩy mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện,... ở các trung tâm thị trấn, khu vực dân cư tập trung đã được xây dựng lại. Trong lúc cả nước đang đấu tranh thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước, thì tháng 2/1979 chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Công tác kế hoạch lúc này phải tập trung xây dựng phương án chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nhanh chóng bảo đảm các điều kiện cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ổ địa phương, bảo đảm an toàn cho nhân dân vùng sát biên giới sơ tán, bảo đảm các chỉ tiêu cung cấp vật tư, thiết bị,... cho việc xây dựng cơ sở vật chất ở hậu cứ và bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu. Kế hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đều được với việc phục vụ quốc phòng, kế hoạch xây dựng phòng tuyến biên giới, hải đảo giữ gìn an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được xây dựng và triển khai trên toàn địa bàn... Cuộc chiến tranh biên giới tuy diễn ra trong tời gian ngắn, nhưng toàn bộ cơ sở vật chất như trường học, bệnh viện, kho tàng, các công trình cầu đường giao thông, thuỷ lợi, các cơ quan, nhà dân bị tàn phá nặng nề. Công tác kế hoạch thời kỳ này là tập trung xây dựng lại các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và hoạt động trở lại của các cơ quan, đồng thời sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn các công trình cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ quan, nhân dân đã được khôi phục. Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội sau năm 1979: Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch 5 năm 1981- 1985, Uỷ ban kế hoạch tỉnh đã thành lập trung tâm xây dựng theo hướng cải tiến và phân phối thu nhập quốc dân trên cơ sở hài hoà giữa 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể và người lao động. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đầu tư xây dựng lại các tuyến đường giao thông chính, các công trình thuỷ lợi tập trung tưới cho các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, chuẩn bị phương án trồng rừng và khôi phục rừng bị tàn phá, xây dựng phương án khoán 100 trong nông nghiệp làm tiền đề cho việc thực hiện khoán 10 sau này. Nhiệm vụ công tác kế hoạch lúc này là phải tiến hành đổi mới từng bước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vao sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý và cân đối những yếu tố chủ chốt, xây dựng các chỉ tiêu hướng dẫn và các chỉ tiêu pháp lệnh. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ 1986 trở lại đây: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đặt ra nhiệm vụ mới, với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước đã dần đi vào cuộc sống. Trong thời gian này có nhiều ý kiến trái ngược nhau về công tác kế hoạch hoá, thậm chí còn có ý kiến cho rằng: kinh tế thị trường không cần kế hoạch hoá nền kinh tế, nhất là sau khi ngành thống kê và kế hoạch sát nhập làm một đơn vị từ tỉnh đến các huyện, công tác kế hoạch ở cấp huyện hầu như không còn cán bộ đảm nhiệm, ở tỉnh đội ngũ cán bộ giảm nhiều. Nội dung xây dựng kế hoạch kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước chưa được học tập và quán triệt đầy đủ, mô hình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân theo cơ chế mới chưa có, kế hoạch từ thời bao cấp mang năng tính xin- cho dần dần được xoá bỏ. Những thành quả đổi mới ngày càng được khẳng định và cũng khẳng định lại vai trò cần thiết của công tác kế hoạch, nhất là từ khi có Nghị quyết Đại hội 7 của Đảng, tiếp tục khẳng định con đường đổi mới, xác định nhiệm vụ công tác kế hoạch là: ổn định tình hình kinh tế- xã hội sớm thoát khỏi khủng hoảng và tạo tiền đề phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đã khẳng định con đường phát triển của Lạng Sơn: tăng cường kế hoạch hoá trên cơ sở đổi mới công tác kế hoạch, chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang kế hoạch hoá đinh hướng, bảo đảm những cân đối lớn và chủ yếu, trong đó xây các chương trình, dự án đầu tư bảo đảm điều kiện để thực hiện các mục tiêu lớn, các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế- xã hội. Kế hoạch lúc này là tập trung nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, phát triển đô thị từ tỉnh đến các thị trấn, huyện lỵ. Một số đề án mang tình chiến lược phát triển cũng được nghiên cứu và xây dựng. Dựa vào lợi thế so sánh của Lạng Sơn về địa điểm và tiềm năng của một tỉnh miền núi, tuy có những khó khăn, nhưng cũng có những mặt thuận lợi, công tác kế hoạch tập trung nghiên cứu khai thác tiềm lực tai chỗ, kết hợp với sự giúp đỡ của Trung ương, xây dựng các đề án như: dự án phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng 21 xã biên giới, dự án phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2010, xây dựng dự án ngành và dự án phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Có những dự án quan trọng được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân như dự án phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, dự án áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đối với khu vực cửa khẩu biên giới và nhiều dự án khác đang được triển khai thực hiện. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng được chuyển sang một hướng mới, từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các chỉ tiêu về xây dựng, chỉ tiêu vật tư hàng hoá nay chuyển sang xây dựng kế hoạch các chương trình, dự án, trên cơ sở quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Ngày 20 tháng 4 năm 1996, UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở Uỷ ban kế hoạch tỉnh Lạng Sơn. II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỎ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH LẠNG SƠN. Căn cứ thông tư liên bộ số 01 BKH-TCCP/TTLB ngày 20-01-1996 và quyết định số 322/UB-QĐ ngày 20 tháng 04 năm 1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau: Chức năng : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; về đầu tư trong nước, nước ngoài ở trên địa bàn tỉnh; về khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên, các danh mục công trình về phát triển kinh tế- xã hội, các cân đối chủ yếu cề tài chính ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư với nước ngoài. Lựa chọn các đối tác đàm phán ký kết hợp đồng, kế hoạch xuất nhập khẩu của địa phương một cách thiết thực và hiệu quả. Phối hợp với Sở Tài chính-Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách tỉnh để trình UBND tỉnh. Theo dõi nắm bắt tình hìmh hoạt động của các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Theo dõi các chương trình, dự án quốc gia trên địa bàn. Hướng dẫn cơ quan các cấp trong tỉnh xây dựng qui hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật của Nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tưtrong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, những kiến nghị, khiếu nại của các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Theo dõi, kểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện qui hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển, trình UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa phương. Trực tiếp điều hành một số việc theo sự điều hành của UBND tỉnh. Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế của toàn quốc, kiến nghị với UBND tỉnh và vận dụng các cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương và những nguyên tắc chung đã qui định. Theo sự phân công của UBND tỉnh làm nhiệm vụ thường trực hoặc Chủ tịch hội đồng về: xét duyệt các định mức kinh tế- kỹ thuật, thẩm định các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, thẩm định xét thầu và việc thành lập các doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các nguồn ODA và các nguồn viện trợ khác. Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo qui định hiện hành, xem xét trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Hàng quí, 6 tháng, hàng năm soạn thảo báo cáo cho UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có kiến nghị việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch UBND tỉnh phân công Như vậy, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càng được mở rộng hơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương pháp, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Cơ cấu tổ chức : Tổng số cán bộ, công chức, lao động của Sở Kế hoạch và Đầu tư có 34 người. Trong đó: nam 23 người, nữ 11 người. Cơ cấu về lao động: Biên chế chính thức 30 người, hợp đồng lao động 3 người, hợp đồng công việc 1 người. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật: trình độ đại học có 24 người (chiếm 72,73% ), trung cấp có 4 người ( chiếm 12,12% ), số còn lại có 5 người gồm có lái xe, nhân viên kỹ thuật, văn thư ( chiếm 15,15% ). Cơ cấu tổ chức: + Lãnh đạo có 3 người: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc. + Phòng tổng hợp: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 2 chuyên viên. + Phòng nông lâm nghiệp: 1 Trưởng phòng, 3 chuyên viên. + Phòng xây dựng cơ bản: 1 Phó Trưởng phòng, 3 chuyên viên. + Phòng hợp tác đầu tư: 1 Phó Trưởng phòng, 1 chuyên viên. + Phòng đăng ký kinh doanh: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 2 chuyên viên. + Phòng văn xã: 1 Trưởng phòng, 2 chuyên viên. + Phòng công thương: 1 Trưởng phòng, 2 chuyên viên. + Phòng tổ chức hành chính: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng kiêm kế toán, 1 thủ quỹ kiêm đánh máy, 1 văn thư, 3 lái xe (2 biến chế, 1 hợp đồng công việc) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở kÕ ho¹ch vµ đầu tư tỉnh Lạng Sơn như sau: Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phßng Tæng Hîp Phßng C«ng Th­ong Phßng N«ng NghiÖp & Ph¸t TriÓn N«ng Th«n Phßng X©y Dùng C¬ B¶n Phßng lao §éng V¨n X· Phßng Hîp T¸c §Çu T­ Phßng §¨ng Ký Kinh Doanh Phßng Thanh Tra Phßng Tæ Chøc Hµnh ChÝnh Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Tr­ëng Phßng Phã Phßng Phã Phßng Phã Phßng Phã Phßng Phã Phßng Phã Phßng Phã Phßng Phã Phßng Phã Phßng C¸c Chuyªn Viªn Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các Phòng nghiệp vụ Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc: Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mọi hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Phân công cho từng Phó Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực và trực tiếp chỉ đạo mọi công việc của một số phòng trong cơ quan. Trong thời gian Giám đốc đi vắng, một Phó Giám đốc được uỷ quyền để giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Các Phó Giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực và một số công việc của Sở theo sự phân công của giám đốc. Có trách nhiệm đôn đốc các phòng triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của cơ quan. trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và giải quyết các công việc thường xuyên thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; xin ý kiến giám đốc để xử lý các vấn đề khác xét thấy cần thiết; các Phó Giám đốc khi trực tiếp xử lý các công việc không thuộc lĩnh vực được phân công phải báo cáo với giám đốc và thông tin kịp thời cho Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực đó biết. Ký thay Giám đốc các văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc được Giám đốc uỷ quyền khi Giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nội dung những văn bản đó. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ : Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc theo chế độ phòng; trong phòng có Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, điều hành thực hiện mọi công việc trong phòng theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng xây dựng chương trình công tác của phòng ( tháng, quí, năm ) và phân công cho các cán bộ, công chức trong phòng thực hiện. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng điều hành mọi công việc được phân công và trực tiếp thực hiện một số công việc cụ thể. Phòng Tổng hợp: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, kế hoạch trung hạn (5 năm ), và kế hoạch hàng năm. Tổng hợp, tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành, biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch. trực tiếp quản lý nguồn vốn qui hoạch và tham gia thẩm định các dự án qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện, thành phố; qui hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, qui hoạch pháy triển vùng; theo dõi, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện qui hoạch theo từng thời kỳ; là đầu mối xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển; nghiên cứu về đổi mới phương pháp kế hoạch hoá của địa phương. Phòng Xây dựng cơ bản: Tổng hợp, dự kiến kế hoạch phân bổ các nguồn vốn đầu tư do ngân sách địa phương quản lý; dự kiến điều chỉnh, điều hoà vốn đầu tư cho các dự án trong năm kế hoạch; tham gia thẩm định các dự án đầu tư trên địa bàn; tham gia định đầu tư, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án. Phòng Hợp tác đầu tư: Hướng dẫn thủ tục đầu theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tổng hợp, quản lý, đánh giá các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (gồm: vốn FDI, ODA, NGO và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác); quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi toàn tỉnh. thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các dự án sử dụng vốn ODA và thẩm trình cấp ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề xuất kế hoạch xúc tiến, vận động đầu tư hàng năm. Nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn Lạng Sơn. Phòng Đăng ký kinh doanh: Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp, thông báo thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, lập báo cáo tổng hợp công tác cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư các thành phần kinh tế. Phòng Công- thương: Xây dựng kế hoạch hàng năm , 5 năm về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ của toàn tỉnh. Dự thảo xây dựng cơ chế chính sách, báo cáo tháng, quí, năm và các báo cáo chuyên đề thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Quản lý, phân bổ các nguồn vốn đầu tư và thẩm định các dự án kinh tế thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Tổng hợp tình hình sắp xếp đổi mới, phát triển kinh tế Nhà nước. Phòng Nông- lâm nghiệp: Tổng hợp theo dõi các ngành Nông nghệp và PTNT, Địa chính. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển nông- lâm nghiệp, thuỷ lợi, địa chính. Thẩm định, phân bổ vốn dự án đầu tư các xã biên giới, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc ngành nông lâm nghiệp, chương trình mục tiêu (như: chương trình 135, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng...). Phân bổ và quản lý vốn đầu tư thuỷ lợi, nông lâm nghiệp và vốn vay thuộc chuyên ngành. Dự thảo xây dựng cơ chế chính sách, báo cáo tháng, quí, năm và báo cáo chuyên đề về nông nghiệp - PTNT và các chương trình mục tiêu quốc gia mà Phòng được phân công quản lý, theo dõi. Phòng Lao động - văn xã: Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm về phát triển văn hoá, xã hội. Phân bổ quản lý các nguồn vốn và mục tiêu của chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội ; chủ trì tổng hợp, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các chương trính mục tiêu. Tham gia phân bổ và quản lý vốn đầu tư cho lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ. Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ quan. Đề xuất kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của cơ quan và của toàn ngành. Làm các thủ tục điều động, bồ trí tiếp nhận các cán bộ. Công tác nâng bậc lương hàng năm, công tác khen thưởng và kỷ luật lao động, bố trí nghỉ phép cho cán bộ, công chức theo Luật lao động hiện hành. Đảm bảo cho các điều kiện hoạt động của cơ quan, chế độ tiền lương cho công chức theo qui định, công tác văn thư lưu trữ, quản lý điều hành xe cộ, đánh máy in ấn tài liệu, quản lý tài sản, môi trường của cơ quan. Tiếp khách trong và ngoài tỉnh để làm việc với cơ quan và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các cuộc họp,... Công việc trong cơ quan là một thể thống nhất, các phòng phối hợp thường xuyên với nhau để chịu trách nhiệm chung hoàn thành công việc được giao. Các phòng có thể trao đổi trực tiếp với nhau hoặc bằng văn bản. Các phòng có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hực hiện kế hoạch và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch (thuộc lĩnh vực chuyên môn phòng đảm nhiệm) theo 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 5 năm và chiến lược dài hạn,... gửi phòng Tổng hợp để dự thảo báo cáo chung của cơ quan trình ban Giám đốc. Phòng Tổng hợp là đầu mối chủ trì việc tổng hợp báo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao Phòng tổng hợp của sở kế hoạch đầu tư Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời là đầu mối tổng hợp chung về xây dựng các cơ chế chính sách phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh trong phạm toàn tỉnh. Phối hợp giải quyết nhiệm vụ chuyên môn với các phòng chức năng, các bộ phận có liên quan các sở, ngành, Uỷ ban nhan dân, các huyện, thị xã. Biên tập các văn bản, dự thảo báo cáo trước khi trình lãnh đạo, báo cáo định kỳ theo tháng, quí, kế hoạch hàng năm. Xử lý thông tin tổng hợp, điều chỉnh hệ thống số liệu thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, hợp tác đầu tư với nước ngoài, đăng ký kinh doanh, đầu tư xây dựng, thương mại, văn hoá, kinh tế- xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của tỉnh. Thẩm định kinh phí lập các dự án qui hoạch đô thị, qui hoạch phát triển, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách, đề án phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Xây dựng, điều chỉnh qui hoạch tổng thể của tỉnh, các qui hoạch phát triển ngành, vùng, huyện. Phương pháp xây dựng báo cáo quí. + Qui trình xây dựng báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chuẩn bị báo cáo quí của mình gửi về văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê trước ngày 20 của tháng cuối quí. Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng báo cáo giao ban quí về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội và tổ chức hội nghị giao ban vào ngày 20 với các Trưởng phòng kế hoạch của 18 Sở ban ngành và Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính-Thương mại của các huyện, Phòng Kế hoạch-Tài chính thành phố. Trên cơ sớ thông tin của hội nghị giao ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự thảo báo cáo giao ban quý của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quí và nhiệm vụ trọng tâm điều hành quí sau. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức cuộc họp giao ban với Giám đốc các Sở ban ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, bổ xung hoàn thiện báo cáo quí trình cuộc họp thường kỳ của Uỷ ban nhân dân tỉnh ( đóng góp ý kiến ) Chỉnh sửa báo cáo trình cuộc họp thường kỳ Ban thường vụ Tỉnh uỷ. Hoàn chỉnh thông qua cuộc họp thường kỳ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành chính thức gửi Chính phủ, các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. Nội dung báo cáo Đánh giá khái quát những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế-xã hội trong kỳ báo cáo. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của từng ngành, lĩnh vực, cụ thể: + Về kinh tế: sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ, hoạt động của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, thu chi ngân sách, tín dụng tiền tệ. + Các lĩnh vực văn hoá-xã hội: giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, công tác khám chữa bệnh, truyền thông dân số- kế hoạch hoá gia đình, các chính sách xoá đói giảm nghèo, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội,... + Công tác thanh tra, giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân, công tác chống tham nhũng, buôn lậu. + An ninh trật tự an toàn xã hội. + Công tác chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đánh giá các tồn tại, yếu kém trong các lĩnh vực. Một số nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức điều hành các quí tiếp theo. CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2006-2007 HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006-2007 Với nhiệm vụ trọng tâm là nhiệm vụ chuyên môn, trong hai năm 2006-2007 sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn chủ yếu tham gia các công tác tham mưu, quản lý trong lĩnh vực về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý đầu tư và xây dựng; theo dõi, quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác, phát triển nông nghiệp và nông thôn; đầu tư nước ngoài; thanh tra, cơ chế “ một cửa”; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể hoạt động theo các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 1. Công tác tổng hợp: Hoàn thành dự thảo cho UBND tỉnh báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tháng, quý, 6 tháng và cả năm phục vụ cho các kỳ họp, các buổi báo cáo. Hoàn thành đề án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010; tiếp tục hoàn chỉnh trình chính phủ đề án: Xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn cùng với thị trấn Đồng Đăng và các khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch; tiến hành xây dựng đề án Chương trình nghị sự 21 tỉnh Lạng Sơn… 2. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: Tập huấn triển khai Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư; các Nghị định, thông tư hướng dẫn; hoàn thành kiểm tra tình hình thực hiện các dự án theo kế hoạch kiểm tra liên nghành của UBND tỉnh; dự thảo xong Quy trình thực hiện giám sat, đánh giá đầu tư các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trình UBND tỉnh ban hành; dự thảo báo cáo đấu thầu, báo cáo đánh gía, giám sát đầu tư các năm 2006, 2007; điều hòa vốn XDCB các năm 2006, 2007. 3. Công tác quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh: Chỉ đạo các công ty cổ phần tổ chức Đại hội cổ đông thường niên, Đại hội cổ đông nhiệm kỳ; hướng dẫn làm các thủ tục đầu tư, giải ngân các dự án sản xuất công nghiệp, thủy điện, các dự án sản xuất kinh doanh, dự án làng nghề; hoàn thành dự thảo báo cáo kết quả thực hiện ưu đãi đầu tư trên địa bàn; hoàn thành dự thảo bước 1 phương án sắp xếp lại Công ty Nhà nước giai đoạn 2006-2010; trình thủ tục phá sản doanh nghiệp trên địa bàn; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xi măng Đồng Bành, các dự án thuỷ điện nhỏ trên địa bàn; phối hợp với cơ quan chuyên môn nắm tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 170 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 412.74 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận hoạt động cho 61 chi nhánh văn phòng đại diện; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho 310 lượt doanh nghiệp. Thực hiện công tác quản lý xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, trong hai năm 2006 và 2007 đã tổ chức được 17 lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp cho các cơ quan chức năng. 4. Công tác lao động văn xã: Tổng hợp và dự thảo báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia các năm 2006 và 2007; tiếp tục tổ chức thẩm định các dự án giáo dục tiểu học, thực hiện đấu thầu dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông; thẩm định dự án : Quy hoạch dân số, gia đình và trẻ em; Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghành nghề; dự án điều tra cơ bản môi trường; tổ chức kiểm tra hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng chính sách xã hội tại các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn; tham mưu kiện toàn lại Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc vì sự tiến bộ của tỉnh; Thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư thuộc khối văn hoá xã hội. 5. Công tác đầu tư nước ngoài Rà soát các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hướng dẫn thủ tục về đầu tư và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư thuộc vốn FDI; thực hiện nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng và thanh quyết toán đối với 2 dự án JBIC (đường 237C và đường Hòa Bình – Bình La – Gia Miễn, giai đoạn I); triển khai thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, đấu thầu 4 dự án đầu tư bằng nguồn vốn JBIC thuộc Chương trình tín dụng chuyên nghành theo Hiệp định VNXIII-8. 6. Công tác Nông lâm nghiệp: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn; tham gia các đoàn kiểm tra nắm tình hình làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, trồng cây, tình hình sản xuất thu hoạch vụ đông xuân, vụ hè thu, tình hình dịch cúm gia cầm, nhập lậu gia cầm qua biên giới; hoàn thành dự thảo báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 120/QĐ-TTg giai đoạn 2003-2006; thẩm định, thỏa thuận danh mục, tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình 135,120,134,193, nước sạch và vệ sinh môi trường; đôn đốc đẩy nhanh việc triển khai thực hiện dự án di dân, tái định cư Trường bắn Quốc gia (TB1). 7. Công tác thanh tra: Hoàn thành kế hoạch thanh tra các năm 2006, 2007, tiến hành thanh tra các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu tại 3 huyện Hữu Lũng, Bình Gia, Văn Lãng làm chủ đầu tư; báo cáo kết quả thanh tra các năm 2006 và 2007 và đôn đốc thực hiện các Quyết định xử lý sau thanh tra. Chủ trì, phối hợp với thanh tra nghành Giao thông vận tải, thanh tra nghành Xây dựng hoàn thành thanh tra dự án đường Xuân Tình -Hữu Kiên (ĐT 237C) do BQL JBICD tỉnh làm chủ đầu tư, thanh tra công tác quản lý hành chính của nội bộ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư… 8. Công tác văn phòng: Tham mưu giúp cho Chi bộ, lãnh đạo cơ quan trong việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ. công chức trong cơ quan; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; thực hiện công tác xếp lương bậc; báo cáo tình hình thực hiện công tác năm của cơ quan; kiện toàn đội phòng cháy chữa cháy. kiện toàn tổ dân quân tự vệ cơ quan; đề nghị Ban chỉ huy quân sự thành phố thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức. Công tác tài chính - kế toán, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cơ quan thực hiện đúng các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan; công tác vệ sinh, bảo vệ cơ quan… II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2006-2007 Những mặt đạt được Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn đã thực hiện phát huy vai trò là cơ quan đầu mối, tham mưu tổng hợp cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh việc tổng hợp, cân đối từ các Sở, ban ngành và huyện, thành phố trong tỉnh, đề xuất các giải pháp, biện pháp chỉ đạo điều hành phù hợp với tình hình thực tế địa phương nhằm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đè ra trong từnh năm và 5 năm. Tổ chức và hướng dẫn cụ thể các đơn vị xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, quyết định của Nhà nước và chủ trương của Tỉng uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách trong một số lĩnh vực trọng yếu, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác, nhằm phát huy nội lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống cho nhân dân, chủ động xây dựng các đề án phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển thương mại, du lịch thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cán bộ công chức theo nhiệm vụ được giao, thường xuyên nắm bắt kịp thời các hoạt động của cơ sở góp phần hoàn thiện các cơ chế, chính sách và những quy định cụ thể về công tác đầu tư và xây dựng, chống thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn lực khác. Tham mưu cho tỉnh ban hành các quy chế kiểm tra các chương trình, dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh, chủ động tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; đồng thời kiến nghị chấn chỉnh các sai phạm về trình tự thủ tục, tiến độ thi công, chất lượng công trình theo đúng quy định. Tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh và hợp tác đầu tư nước ngoài theo tinh thần cải cách hành chính, chủ động nhanh chóng, chính xác, không gây phiền hà, ách tắc, được cá nhân đầu tư đánh giá cao. Phối hợp với các Sở, ban, ngành đặc biệt là Tài chính, Thống kê trong quá trình xây dựng, điều hành kế hoạch và dự toán ngân sách cũng như báo cáo định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong tỉnh hoàn thành nhiệm vụ. Quan tâm đến các lĩnh vực xã hội, khoa học công nghệ xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án của tỉnh, mở rộng và hội nhập kinh tế. 2. Những khó khăn và hạn chế Công tác chỉ đạo điều hành của Sở và các ngành trong một số lĩnh vực chưa đồng bộ, phối hợp thiếu chặt chẽ, nhất là trong việc triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế. Công tác dự báo, xây dựng kế hoạch chưa cao, một số chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra chưa sát thực tế; một số chỉ tiêu đề ra quá cao, một số chỉ tiêu lại quá thấp, chưa đánh giá được những biến động của quá trình phát triển. Một số cơ chế, chính sách, chương trình, dự án phát triên kinh tế- xã hội chưa đề ra được các giải pháp thực hiện tích cực, đồng bộ nên khi tiến hành triển khai thực hiện còn gặp vướng mắc, kết quả chưa như mong muốn. Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của một số ít cán bộ, công chức còn yếu, hiệu quả công tác chưa cao. Biên chế cán bộ công chức của Sở còn thiếu so với yêu cầu thực hiện CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN I. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TÊ – Xà HỘI TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2001 -2008 Tên đề tài : Đầu tư phát triển kinh tê – xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008. Thực trạng và giải pháp. 1/ Thực trạng vốn đầu tư xã hội và nhà nước giai đoạn 2001-2008 Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2008 là 17.813 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2008 do tỉnh quản lý là 5.2333 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này, tỉnh đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các chương trình dự án trọng điểm, các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực để hỗ trợ các khu vực kinh tế khác cùng phát triển. Đầu tư xã hội giai đoạn 2001-2008 của tỉnh Lạng Sơn TT Chỉ tiêu Tổng số Thực hiện giai đoạn 2001-2008 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 A Tổng đầu tư toàn xã hội 17814 1381 1744 2023 2256 1766 1953 2861 3830 I Vốn địa phương đầu tư 14300 1247 1384 1248 1336 1611 1583 2561 3330 1 Vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước 5233 629 647 491 518 643 444 802 1059 2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển NN 413 18 30 10 20 40 65 195 35 3 Vốn đầu tư DNNN 259 8 6 8 10 8 9 10 200 4 Dân cư và tư nhân 6930 550 580 610 650 680 865 1326 1669 5 FDI 962 12 66 74 91 185 165 152 217 6 Vốn ODA, vốn nước ngoài khác 503 30 55 55 47 55 35 76 150 II Vốn trung ương trên địa bàn 3514 134 360 775 920 155 370 300 500 1 Vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước 730 90 85 90 90 95 120 100 60 2 Vốn tín dụng đầu tư NN 2379 24 250 655 800 30 200 170 250 3 Vốn đầu tư DNNN 405 20 25 30 30 30 50 30 190 B Đầu tư từ Ngân sách NN 5233.351 629.07 647.03 491.01 518 643 444.24 802 1059.001 1 Nông, lâm, nghiệp, thuỷ sản 568.67 43.15 80.3 77.09 62.16 64.3 51.46 98.61 91.6 2 Công nghiệp, xây dựng 3430.7 408.85 439.3 343.7 336.7 430.81 275.72 513.09 682.53 3 Các nghành dịch vụ 124.955 15.73 14.2 12.28 10.36 11.574 12.5 17.6 30.711 4 Lĩnh vực xã hội 1109.026 161.34 113.23 57.94 108.78 136.316 104.56 172.7 254.16 2. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Lạng Sơn giai đoạn 2001-2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả thực hiện 2001-2008 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) % 10.75 9.13 10.02 10.03 10.26 10.34 11.58 11.31 Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp % 6.4 2.5 4.6 5.1 3.82 2.24 6.44 4.62 Ngành công nghiệp - xây dựng % 22.8 27.1 12.8 14.5 22.49 24.29 13.76 15.95 Trong đó: Công nghiệp % 7.2 16.1 19.8 27.6 41.7 40.3 11.53 14.54 Xây dựng % 37.2 34.9 8.5 5.5 6.61 6.69 16.98 17.94 Ngành dịch vụ % 13 11.6 15.7 13.8 12 11.97 15.04 14.51 2 Cơ cấu GDP (giá thực tế) Nông lâm ngư nghiệp % 49.7 47.6 45.21 42.62 41.7 39.39 38.76 39.34 Công nghiệp xây dựng % 13.77 16.11 16.68 18.43 20.04 22.11 21.52 21.39 Trong đó: Công nghiệp % 6 6.16 7.49 8.91 11.14 13.71 13.12 12.52 Xây dựng % 7.77 9.95 9.19 9.52 8.9 8.4 8.4 8.87 Dịch vụ % 36.53 36.83 38.11 38.95 38.26 38.5 39.72 39.27 3 GDP bình quân đầu người Triệu đổng 3.44 3.8 4.2 5 5.8 6.81 8.12 10.37 4 Xuất nhập khẩu 619 270 212 303 380 575 1.057 1.498 Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Triệu USD 413 115 56 90 75 180.5 288 314 Trong đó: Xuất khẩu địa phương Triệu USD 14 13.5 13.3 19.5 14.9 21 29 34 Tổng kim nghạch nhập khẩu Triệu USD 206 155 156 213 305 394 769 1.184 5 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 1005.3 598 592.7 670.2 888.5 975 1.459 1.937 Trong đó: Thuế xuất nhập khẩu Tỷ đồng 858 442 395.1 430.7 580 625 1.052 1.46 Thu nội địa Tỷ đồng 147 156 197.6 239.5 308.5 350 407 477 6 Chi cân đối NS địa phương Tỷ đồng 962.9 605 662.4 836.7 865.1 997 2.01 2.063 7 Tổng sản lượng lương thực có hạt nghing tấn 253.3 235.3 252.4 265.8 278.6 258.5 288.1 276.5 stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả thực hiện 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 8 Tỷ lệ che phủ rừng % 34.8 36.8 38.9 40.48 41.68 43.06 43.5 46.33 9 Tỷ lệ xã có đường ô tô 4 mùa % 75 77 79 79.6 80.97 81.86 83.63 84.07 10 Tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia % 69.9 83.2 0.4 88.9 94.69 94.69 94.69 97.79 11 Tỷ lệ hộ được sử dụng điện % 65.8 67.2 70.8 74.5 80.5 84 85.5 89.96 12 Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước hợp vệ sinh % 75 80 82 85 13 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh % 34 38 45 50 55 58 62 66 14 Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tá xã % 45 73.9 79.7 84.1 15 Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ % 56.6 64.2 70 75 16 Giảm tỷ lệ sinh hàng năm % 0.8 0.6 0.6 0.4 0.35 0.35 0.35 0.25 17 Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm % 2.14 1.89 2.67 2.52 2.42 3.91 3.34 2.5 18 Tỷ lệ hộ nghèo % 29.07 25.16 21.82 19.32 19 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 13.5 16.37 17.3 19.6 22 23.9 26 28 20 Tỷ lệ thôn, bản, khối phố có nhà văn hoá % 26.4 29 36 44.95 21 Tỷ lệ thôn, bản,khối, phố đạt tiêu chuẩn văn hoá % 24.2 30 30 30 22 Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá % 56 70 70 73 II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TẠI CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 1. Một số văn bản pháp luật về đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về quy định về KCN, KCX, KKT; Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định 139/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIV; Quyết định số 15/2006/QĐ-UB ngày 31/8/2006 vủa UBND tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định 304/QĐ-UBND ngày 15/02/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Định hướng chiến phát triển bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020. Các căn cứ pháp lý trên là cơ sở quan trọng cho những chuyển biến tích cực về đầu tư nói riêng và kinh tê – xã hội nói chung của khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trước khi thực hiện Quyết định 748/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (từ năm 1997 trở về trước), khu vực biên giới còn rất hoang vắng, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng thấp kém. Việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 748/QĐ-TTg và Quyết định số 53/QĐ-TTg đã tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi và thực sự trở thành động lực quan trọng đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch của toàn quốc với tị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện các chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu cũng đã xuất hiện một số tồn tại và hạn chế như: chính sách chưa được điều chỉnh phù hợp với Trung Quốc, công tác xây dựng và quản lý quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu và xu hướng phát triển, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa có chương trình đầu tư mang tính tổng thể, nguồn vốn đầu tư còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu… Vì vậy để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu ở Lạng Sơn, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Vai trò của kinh tế cửa khẩu đối với sự phát triển kinh tê – xã hội tỉnh Lạng Sơn: * Tỉnh Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính và 7 cặp chợ biên giới nằm ở vị trí có các tuyến đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu phát triển với các tỉnh như : Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách của Trung ương về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn còn chú trọng đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đạt được một số thoả thuận quan trọng về phát triển kinh tế biên giới, xây dựng khu hợp tác kinh tế Đồng Đăng, Lạng Sơn và Bằng Tường - Quảng Tây ( Trung Quốc), đặc biệt Trung Quốc rất tích cực để thực hiện chương trình hợp tác này, coi đó là một tiền đề thúc đẩy hợp tác hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng. * Kinh tế cửa khẩu là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, có tính đột phá trong phát triển thương mại – du lịch - dịch vụ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, góp phần đáng kể vào tăng thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trên cơ sở các chính sách của Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, thí điểm cho những chính sách ưu tiên, ưu đãi đặc thù nhằm tạo môi trường thông thoáng hơn cho các hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch trên địa bàn cửa khẩu Tân Thanh. Chính vì vậy đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể tham gia đầu tư các cơ sở thương mại – dịch vụ, du lịch trên địa bàn cửa khẩu Tân Thanh, làm cho hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch sôi động, thực sự trở thành một trung tâm trung chuyển và giao dịch hàng hoá của các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc. Nếu năm 1991 chỉ có vài chục doanh nghiệp, đến năm 1993 có 100 doanh nghiệp thì từ năm 1998 đến năm 2001 thường xuyên có gần 400 doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế trong cả nước đến tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới; hàng trăm thương nhân Trung Quốc vào đăng ký và kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh… Từ năm 1998 đến nay đã thu hút 7 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó : 4 dự án đã đi vào hoạt động ổn định, 3 dự án đang trong giai đoạn đầu tư, các dự án chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí; nhìn chung các dự án đang hoạt động có hiệu quả, doanh thu hàng tháng đật 250 ngàn USD, giải quyết việc làm ổn định cho trên 160 lao động, hàng năm đóng góp cho ngân sách trên 1 tỷ đồng như: Câu lạc bộ vui chơi giải trí quốc tế, cửa hàng miễn thuế Hữu Nghị và Tân Thanh… Hiện nay, trong khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh có 6 doanh nghiệp được thành lập theo luật Doanh nghiệp, chiếm 2,63% tổng số doanh nghiệp có trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đăng ký 6.570 triệu đồng; có 14 chi nhánh và có 188 hộ cá thể hoạt động sản xuất. kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chi nhánh, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong khu vực kinh tế cửa khẩu chưa cao, một số đơn vị hoạt động cầm chừng, theo mùa vụ… Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đã được tăng cường, khá đồng bộ, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp ngành, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi hẳn bộ mặt khu kinh tế cửa khẩu, có tác dụng lan toả thúc đẩy các vùng phụ cận. * Một số nét về tình hình đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu của Lạng Sơn: Trong giai đoạn 1997-2005, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách vào Khu kinh tế cửa khẩu đạt 986 tỷ đồng; chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng công cộng, giao thông, điện, cấp, thoát nước đã làm thay đổi hẳn bộ mặt các KKT cửa khẩu của tỉnh. Hệ thống hạ tầng đồng bộ đã tạo điều kiện thu hút các hoạt động đầu tư từ các nguồn vốn khác, tạo điều kiện hình thành và phát triển các khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại, dịch vụ sầm uất như khu vực cửa khẩu Tân Thanh và khu vực thị trấn Đồng Đăng. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách, nguồn vốn đầu tư từ dân cư và tư nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KKTCK của tỉnh cũng đã tăng trưởng đáng kể; hết năm 2005 tại các khu vực cửa khẩu biên giới cơ bản đã hình thành hệ thống chợ, trung tâm thương mại đi vào hoạt động ổn định, thu hút trên 3000 gian hàng kinh doanh của các thương nhân, trong đó có gần 500 thương nhân Trung Quốc, và có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tạo việc làm cho trên 100 lao động của địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32663.doc
Tài liệu liên quan