Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cao vị thế cạnh tranh tiêu thụ xi măng và phát triển lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực kinh doanh khác.
Chính sách Marketing : đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng về khối lượng, chủng loại, tiến độ cung cấp, giá cả hàng hóa và những yêu cầu khác.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới công tác quản lý, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý, phân cấp, giao quyền cho các đơn vị trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong hạch toán kinh doanh.
Chính sách giá cả :
o Đối với kinh doanh xi măng : căn cứ và sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam và tình hình thực tế trên thị trường để xác định giá mua và giá bán phù hợp với thị trường tại từng thời điểm trên từng địa bàn. Để công ty cổ phần thương mại xi măng có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên các thị trường, trong đó có thị trường chính Thành phố Hà Nội là nơi tiêu thụ xi măng khối lượng lớn có sự cạnh tranh của rất nhiều nhãn mác xi măng thuộc các thành phần kinh tế khác thì việc xác định giá mua xi măng tại đầu nguồn phải có các ưu đãi nhất định như :
Ưu đãi đối với nhà phân phối tiêu thụ sản lượng lớn
Khuyến mại cho việc tiêu thụ xi măng tại địa bàn Hà Nội, thời hạn chậm trả
o Đối với công tác vận tải : Tăng cường mối quan hệ mật thiết lâu dài với các nhà vận tải, chủ động khai thác vận chuyển hàng hai chiều để giảm chi phí và hạn chế tăng cước vận tải đến mức thấp nhất.
Tận dụng nguồn lực của Công ty, khai thác triệt để thuận lợi về vị trí địa lý các kho chứa của Công ty, mở rộng đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Chủ động vay vốn đầu tư kết hợp với việc kêu gọi các thành phân kinh tế xã hội, mở rộng mối liên doanh liên kết để đa dạng hoá ngành nghề trong tương lai.
29 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp công ty cổ phần thương mại xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG
1. Giới thiệu chung về công ty:
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển:
Trong những năm gần đây,đất nước ta đổi mới và phát triển rất mạnh mẽ. Đất nước đang trong thời kì Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, thể hiện qua kiến trúc hạ tầng đô thị thay đổi từng ngày. Trong bối cảnh đó thì nhu cầu xây dựng nổi lên là vấn đề cấp thiết,do đó nhu cầu về xi măng và các thiết bị xây dựng ngày càng tăng cao.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó ngày 12/02/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 023A thành lập Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Xi măng Việt Nam (nay đổi thành Tổng công ty xi măng Việt Nam). Ngày 30/09/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD-TCLD đổi tên Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty vật tư kỹ thật xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Ngày 10/07/1995, theo Quyết định số 833/TCT-HĐQL của Chủ tịch hội đồng quản lý Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty được giao nhiệm vụ lưu thông, kinh doanh – tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức kinh doanh làm Tổng đại lý cho hai công ty là Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn, đồng thời chuyển giao tổ chức chức năng nhiệm vụ, tài sản và lưu lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh này tại Hà Nội cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Sau gần 3 năm thực hiện kinh doanh theo phương thức Tổng đại lý, đến ngày 1/6/1998 công ty chuyển phương thức mua đứt bán đoạn với các công ty sản xuất xi măng để đảm bảo yêu cầu công tác cải tiến hình thức kinh doanh tiêu thụ xi măng. Đồng thời về tổ chức, đã tiếp nhận các chi nhánh Công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, Hòa Bình và đổi tên các chi nhánh đó thành:
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hà Tây
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hòa Bình
Ngày 21/3/2000 theo quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng nhận thêm các chi nhánh của Công ty vật tư vận tải xi măng tại địa bàn các tỉnh : Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc kể từ ngày 1/4/2000 và chính thức quản lý. Ngày 27/3/2002 Quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty vật tư kỹ thuật xi măng sang Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/4/2003.
Như vậy kể từ ngày 1/4/2003 địa bàn kinh doanh tiêu thụ xi măng của công ty vật tư lỹ thuật xi măng bao gồm 15 tỉnh thành miền Bắc : Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bác Giang. Lạng Sơn.
Năm 2007, để đáp ứng yêu cầu chủ động linh hoạt trong công tác sản xuất và tiêu thụ xi măng trong cả nước Bộ xây dựng đã ra quyết định số 1775/QĐ- BXD ngày 25/12/2006 và số 803/QĐ- BXD ngày 28/5/2007 chuyển đổi công ty từ một công ty nhà nước thành công ty cổ phần Nhà nước. Và tháng 7/2007 công ty thực hiện cổ phần hóa thành công, đồng thời đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại xi măng với tên giao dịch Tiếng Anh thương mại là Cement trading joint stock company, được viết tắt là Cement.T.,JSC, liên lạc theo số điện thoại : 048643346 – 048642410, fax : 8642586. Vốn điều lệ công ty là 60.000.000.000 VNĐ ( sáu mươi tỷ việt nam đồng). Trong đó, các thành viên bao gồm : Tổng công ty xi măng Việt Nam (đại diện Vũ Văn Hiệp, Dương Công Hoàn, Đinh Xuân Cầm), Phạm Văn Nhặn, Nông Tuấn Dũng, Đinh Xuân Cầm, Dương Công Hoàn. Nhà nước sở hữu với tỉ lệ 59,64%, cổ đông trong và ngoài công ty sở hữu tỉ lệ 40,36%.Công ty được thành lập theo giấy phép với số đăng ký kinh doanh là 0103018236, ngày cấp 02/07/2007 được thay đổi lần cuối vào ngày 04/09/2007.
Hiện nay công ty có trụ sở giao dịch tại số 384- Đường Giải Phóng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh chủ yếu là mặt hàng xi măng có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập đầy đủ và sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
1.2. Quy trình hoạt động :
Công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị trung gian đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng xi măng. Phương thức kinh doanh của công ty là mua đứt bán đoạn tức là công ty mua xi măng của các nhà máy sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị và người tiêu dùng. Quá trình phân phối này thể hiện ở sơ đồ sau
C¸c nhµ m¸y s¶n xuÊt xi m¨ng
C«ng ty VËt t kü thuËt xi m¨ng
C¸c trung t©m
C¸c cöa hµng ®¹i lý
C¸c cöa hµng ®¹i lý
Ngêi tiªu dïng
Mỗi trung tâm phụ trách từ 10-40 cửa hàng, có bộ máy tiêu thụ và bộ máy nghiệp vụ riêng. Bộ máy nghiệp vụ có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp các báo cáo nhập, xuất, tồn. Bộ máy tiêu thụ bao gồm các đơn vị sau:
Trung tâm 1: đặt tại địa bàn thị trấn Đông Anh, quản lý 19 cửa hàng bao gồm 7 cửa hàng của Công ty và 3 cửa hàng đại lý.
Trung tâm 2 : đặt tại địa bàn thị trấn Đức Giang – Gia Lâm, quản lý 10 cửa hàng bao gồm 6 cửa hàng của Công ty và 4 cửa hàng đại lý.
Trung tâm 3 : đặt tại địa bàn Giáp Nhị quản lý 39 cửa hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì – Thanh Xuân – Đống Đa bao gồm 30 cửa hàng của công ty và 9 cửa hàng đại lý.
Trung tâm 4 : Đặt tại Vĩnh Tuy, quản lý 24 cửa hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hai Bà Trưng và một phần quận Hoàn Kiếm bao gồm 14 cửa hàng công ty và 10 cửa hàng đại lý.
Trung tâm 5 : Đặt tại đường Hoàng Quốc Việt, quản lý các cửa hàng trên địa bàn Cầu Giấy, huyện Từ Liêm và quận Ba Đình bao gồm 19 cửa hàng công ty và 7 cửa hàng đại lý.
v Mặt hàng kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là Xi măng, một trong 7 mặt hàng được Nhà nước quản lý trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối và quy định giá do bộ Tài chính và Tổng công ty xi măng Việt Nam quyết định. Xi măng là mặt hàng thuộc vật liệu xây dựng dễ hút ẩm, dễ đông cứng; do đó vấn đề bảo quản dự trữ, vận chuyển, bốc dỡ từ nơi sản xuất đến tiêu dùng cần hết sức kỹ càng và chi phí cao đặc biệt trong mùa mưa bão.
vThị trường kinh doanh
Công ty được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý và bán Xi măng trên một số địa bàn chủ yếu: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai trong số đó thì địa bàn Hà Nội là địa bàn trọng điểm của Công ty.
vĐiều kiện họat động của công ty
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc tiêu thụ xi măng, có những bạn hàng truyền thống lâu năm. Những loại xi măng do công ty cung ứng đã được thực tế kiểm nghiệm về chất lượng và người tiêu dùng tín nhiệm. Với địa bàn tiêu thụ xi măng hầu khắp các tỉnh miền Bắc, công ty được sự giúp đỡ, hợp tác của các công ty sản xuất là thành viên của Tổng công ty. Được sự quan tâm của Tổng công ty, hiện nay ngoài các công ty sản xuất xi măng, công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị duy nhất của Tổng công ty được giao nhiệm vụ tiêu thụ xi măng.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại với sản phẩm chính là xi măng. Công ty tổ chức tiêu thụ xi măng trên địa bàn do Tổng công ty xi măng Việt Nam quyết định; đồng thời góp phần bình ổn giá cả thị trường, tổ chức và khai thác tốt tài sản và nguồn lực con người theo đúng quy định của Nhà nước.
Công ty thực hiện cung ứng phụ gia xi măng cho các công ty sản xuất xi măng trên cơ sở tận dụng, phát huy và khai thác tiềm năng sẵn có của công ty.
Thực hiện mua bán xi măng đóng vai trò đại lý cho các công ty xi măng Hoàng Mai, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng.
Tổ chức vận chuyển xi măng qua Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn.
Xây dựng chiến lược phát triển. kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ được Tổng công ty giao và nhu cầu của thị trường.
Ký kết và tổ chức các hợp đồng Kinh tế với các đối tác mua và bán hàng hóa.
Thực hiện chỉ đạo diều hành nhằm đảm bảo cân đối và bình ổn giá thị trường xi măng tại các địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết.
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ lao động.
Quản lý các hoạt động về đổi mới hiện đại hóa công nghệ trang thiết bị và phương thức quản lý để mở rộng sản xuất phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty.
Thực hiện các quy định của Nhà nước về bào vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
Thực hiện các báo cáo thống kê, các báo cáo khác theo định kỳ, theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty xi măng VIệt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
Chịu sự kiểm tra của Tổng công ty xi măng Việt nam: tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh cung cấp dịch vụ cho nhà máy xi măng đại lý tiêu thụ một số mặt hàng, vật tư vật liệu xây dựng.
Công ty có nghĩa vụ thực hiện các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty.
Cơ cấu tổ chức:
3.1.Sơ đồ các tổ chức:
Là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu bộ máy trực tuyến chức năng. Tổng số lao động trực tiếp là 801 người. Trong đó bộ phận gián tiếp là 148 người, bộ phận trực tiếp là 653 người. Cơ cấu trình độ của nguồn nhân lực đại học 20,7%, cao đẳng 10%, trung cấp 60,3% :
Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
Héi ®ång qu¶n trÞ
Phßng hµnh chÝnh qu¶n trÞ
Phßng tæ chøc lao ®éng
Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
Phßng ®Çu t x©y dùng
Phßng kinh doanh
Phßng ®iÒu ®é qu¶n lý kho
§¹i héi ®ång cæ ®«ng c«ng ty
Ban kiÓm so¸t
Gi¸m ®èc
Phã gi¸m ®èc
Phßng tiªu thô xi m¨ng
Chi nh¸nh Th¸I Nguyªn
Chi nh¸nh VÜnh Phóc
Chi nh¸nh Phó Thä
Chi nh¸nh Lµo Cai
C¸c cöa hµng kinh doanh mÆt hµng kh¸c
C¸c trung t©m KDXM t¹i Hµ Néi
Trung t©m KDXM Hµ T©y
C¸c cöa hµng
C¸c cöa hµng
C¸c cöa hµng
C¸c cöa hµng
C¸c cöa hµng
Trung t©m KDXM Yªn B¸i
3.2. Chức năng các phòng ban:
3.2.1. Ban giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người điều hành, người quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các quyết định của mình; quy định nội quy lao động, lề lối làm việc của công ty phù hợp với pháp luật, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo; được kí kết các hoạt động liên quan hoạt động kinh doanh của cty như mua bán tài sản, thế chấp, vay ngân hàng.
Công việc của giám đốc bao gồm:
Thực hiện hoạt động liên quan vấn đề hàng ngày của công ty.
Xây dựng chiến lược và chọn lựa mặt hàng, thực hiện hoạt động đầu tư, mở rộng.
Tuyển chọn, bãi nhiệm đối với CBCNVC không hoàn thành công việc, quy định mức lương thưởng.
Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn.
Các phó giám đốc là người trợ giúp hỗ trợ giám đốc nhằm hoàn thành tốt công việc. Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng và báo cáo lại công việc khi giám đốc có mặt tại công ty. Phó giám đốc được giao điều hành trực tiếp một số nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc trước các quyết định của mình. Các phó giám đốc sẽ chia sẻ với giám đốc trách nhiệm quản lý các phòng ban, đảm bảo phòng ban thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiện toàn hàng hóa vật tư, phụ tác nội chính thanh tra. Phó giám đốc kinh doanh sẽ quản lý các hoạt động phân phối, bán lẻ… hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường, quản lý hoạt động marketing, nhằm tìm kiếm thị trường, tăng doanh thu bán hàng, ngoài ra hoạt động marketing còn phải có nhiệm vụ tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Phó giám đốc sẽ trực tiếp quản lý các phòng ban đóng vai trò giúp công ty tiêu thụ nhanh hàng hoá, tăng doanh thu tăng lợi nhuận.
Phó giám đốc vận tải - điều độ sẽ phụ trách công tác vận tải, quản lý chất lượng sản phẩm, phụ trách công tác đào tạo, sửa chữa lớn.
Kế toán trưởng trợ giúp giám đốc thực hiện các điều lệ của Nhà nước và sắc lệnh kế toán, thống kê hoạt động của công ty. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, chi trả tính lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về kế hoạch kế toán, hạch toán theo báo cáo quy định, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, chấp hành chế độ báo cáo kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao.
3.2.2. Các phòng ban của công ty:
Phòng tổ chức lao động : xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý nhân sự, tổ chức lao động hợp lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên; Xây dựng các phương án, đề án, các văn bản quy định về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Công ty và tổ chức thực hiện khi được lãnh đạo Công ty phê duyệt; Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty; theo dõi và đề xuất ý kiến về việc quản lý đội ngũ cán bộ thuộc diện Công ty quản lý (bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách cán bộ, đánh giá nhận xét...). Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước, xây dựng tiêu chuẩn công việc, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty trình lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Tổ chức thi tuyển nâng bậc lương cho cán bộ, nhân viên và công nhân các đơn vị trực thuộc Công ty theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Tổ chức thực hiện việc điều động cán bộ viên chức theo phân cấp quản lý của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Công ty đối với cán bộ nhân viên và công nhân thuộc Công ty, bao gồm : chế độ tiền lương (nâng bậc lương hàng năm), chế độ hưu trí, mất sức, kỷ luật, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ... Tổ chức lưu giữ, bảo quản, bổ sung và sử dụng hồ sơ cán bộ thuộc diện Công ty quản lý, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện quy chế về quản lý hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý. Tổ chức công tác thống kê về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ của Công ty để phục vụ cho các nhu cầu trong và ngoài Công ty theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động phù hợp với từng thời kỳ phát triển, kế hoạch lao động hàng năm khi được lãnh đạo Công ty phê duyệt. Phối hợp với các Phòng, ban chức năng Công ty xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, báo cáo lãnh đạo Công ty và trình Ban lao động Tổng công ty phê duyệt. Hàng năm xét duyệt định mức lao động chi tiết, định mức lao động tổng hợp, xét duyệt đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm của các đơn vị thành viên trực thuộc. Theo dõi, giám sát các đơn vị thực hiện. Quản lý lao động; tính toán tổng hợp quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng của toàn Công ty. Hướng dẫn và theo dõi việc quản lý chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng của các đơn vị thành viên trực thuộc. Phối hợp với Công Đoàn Công ty xây dựng thỏa ước lao động tập thể của Công ty và tổ chức thực hiện khi được Đại hội Công nhân viên chức Công ty thông qua. Theo dõi, giám sát việc thực hiện Bộ luật Lao động của Nhà nước đối với các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty.
Phòng tài chính – kế toán : thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê của đơn vị, quản lý tài sản vật tư, lập kế hoạch tài chính và thực hiện công tác phân tích kinh tế. Thu và quản lý các nguồn thu; thanh toán các khoản chi; kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu-chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước cũng như của công ty, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của công ty theo đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả. Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán theo chế độ quy định. Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo thống kê khác. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ. Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị của toàn công ty. Tham gia kiểm kê; kiểm tra định kỳ hay bất thường tài sản cố định theo yêu cầu quản lý. Lập dự toán và theo dõi việc sửa chữa, nâng cấp đổi mới tài sản cố định, giá trị hao mòn tài sản cố định, phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định. Tham gia và theo dõi việc thanh lý, điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị để báo cáo Ban Giám Đốc và cơ quan quản lý cấp trên. Tổ chức triển khai, phổ biến, xây dựng các quy chế, quy định và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, chính sách tài chính theo quy định. Chủ trì hoặc phối hợp, tham gia với các đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám Đốc.
Phòng kinh tế kế hoạch : xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đề ra phương hướng kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của đơn vị. Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất và đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cân đối kế hoạch để giao cho các đơn vị thành viên. Đảm bảo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được ghi trong Quyết định thành lập của đơn vị. Lập quyết toán khi công trình, sản phẩm đã được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan để xét duyệt dự toán, quyết toán của các đơn vị thành viên đúng tiến độ.
Phòng quản lý thị trường : chịu trách nhiệm về Luật pháp và quản lý thị trường, giúp Giám đốc nắm bắt nhu cầu về xi măng, sự biến động về giá cả mặt hàng xi măng, tình hình cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Thực hiện marketing để sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Phòng tiêu thụ : quyết định về việc tiêu thụ, tổ chức và quản lý hoạt động các cửa hàng đại lý của công ty, đẩy mạnh việc tiêu thụ và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Phòng Tiêu thụ là đơn vị tham mưu có trách nhiệm chính trong việc giúp Giám đốc Công ty hoạch định chính sách tiêu thụ, tổ chức bán hàng tại công ty và cung ứng cho các nhà phân phối. Phòng Tiêu thụ có trách nhiệm chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với các nhà phân phối, các đại diện tiêu thụ và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng Thị trường Tổng công ty. Tiếp thị thu nhận xử lý thông tin, dự báo khả năng và năng lực thị trường qua từng thời gian kế hoạch nhằm quản lý, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất và mở rộng thị phần tiêu thụ.
Phòng quản lý điều độ kho : quản lý hệ thống kho tàng, bến bãi, tiếp nhận xi măng từ các công ty sản xuất và đưa hàng hóa về địa bàn tiêu thụ theo kế hoạch, ký kết và thực hiện các hợp đồng, điều phối hàng hóa, dự trữ theo quy định. Phối hợp với các Phòng chức năng khác kiểm kê định kỳ và theo dõi số lượng, chất lượng của hàng hóa đang dự trữ trong các kho.
Phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư xây dựng : có nhiệm vụ nghiên cứu dự án, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng. Ngoài ra còn phụ trách các hoạt động sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị.
Xí nghiệp vận tải : thực hiện vận chuyển xi măng từ các nhà máy sản xuất và tại ga cảng về kho, cửa hàng và các đại lý công trình. Quản lý các đội xe và xưởng sửa chữa, bảo đảm số đầu xe hoạt động theo kế hoạch được giao, quản lý và bảo quản vật tư phụ tùng sửa chữa, thay thế. Xí nghiệp vận tải chỉ thực hiện một phần việc tổ chức vận chuyển xi măng còn ở các chi nhánh thì thuê vận tải. Ngoài ra xí nghiệp vận tải còn thực hiện phương châm kết hợp vận tải với khách hàng.
Các chi nhánh : tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng tại các địa bàn do công ty giao và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty.
Như vậy, mỗi phòng ban, mỗi chi nhánh có chức năng nhiệm vụ riêng, nhưng đều kết hợp hài hòa chặt chẽ để phục vụ cho mục tiêu chung của toàn công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây:
Kết quả kinh doanh:
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG NĂM 2004-2006
tt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Công tác kinh doanh xi măng
a
Sản lượng mua vào
Tấn
2.293.751
2.041.292
1.615.000
Trong đó
-xi măng Hoàng Thạch
-
1.226.423
1.100.867
913.000
-xi măng Bỉm Sơn
-
166.886
145.597
150.000
-xi măng Bút Sơn
-
595.101
546.668
358.000
-xi măng Hải Phòng
-
133.836
117.867
79.000
-xi măng Hoàng Mai
-
170.809
92.412
50.000
-xi măng Tam Điệp
-
696
37.881
65.000
b
Sản lượng bán ra
Tấn
2.308.590
2.029.472
1.600.000
Trong đó
-xi măng Hoàng Thạch
-
1.234.319
1.091.932
910.000
-xi măng Bỉm Sơn
-
167.128
144.792
146.000
-xi măng Bút Sơn
-
600.096
547.326
352.000
-xi măng Hải Phòng
-
134.273
115.101
82.000
-xi măng Hoàng Mai
-
172.171
92.696
48.000
-xi măng Tam Điệp
-
603
37.625
62.000
2
Kinh doanh của trung tâm giải trí thể thao Vĩnh Tuy
(4 tháng)
(9 tháng)
Doanh thu trước thuế
Đồng
47.024.000
617.789.000
613.778.500
3
Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy
(chạy thử)
(9 tháng)
Sản lượng
Cái
720.000
7.699.990
4
Công tác Tài chính
-Tổng doanh thu
Trđồng
1.602.733
1.395.071
1.121.989
-Nộp ngân sách
-
20.880
20.880
14.183
-Tổng lợi nhuận trước thuế
-
8.986
17.632
3.136
-Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn chủ sở hữu
%
17%
25%
8.8%
5
Công tác lao động và tiền lương
-lao động bình quân trong năm
Người
714
720
729
-quỹ lương thực hiện
Đồng
30.524.148.009
27.669.436.780
18.616.284.886
-ăn ca
-
1.489.149.000
1.482.894.500
1.460.169.886
-tổng thu nhập
-
32.013.297.099
29.152.331.280
20.076.453.886
-lương bình quân
Đ/Ng/Th
3.562.576
3.202.481
2.128.062
-thu nhập bình quân
-
3.736.379
3.374.112
2.294.976
( Nguồn số liệu : công ty cổ phần thương mại xi măng)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG
Năm 2007
( Lập ngày 25/02/2007)
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2007
Năm 2006
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
1.027.707.234.217
1.148.463.802.345
2 Các khoản giảm trừ
2
-
-
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03)
10
1.027.707.234.217
1.148.463.802.345
4 Giá vốn hàng bán
11
975.306.220.739
1.060.034.456.798
5 Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
52.401.013.478
88.429.345.798
6 Doanh thu hoạt động tài chính
21
1.905.020.457
1.949.322.443
7 Chi phí tài chính
22
1.659.826.424
2.826.875.446
Trong đó: chi phí lãi vay
23
1.659.826.424
2.305.376.159
8 Chi phí bán hàng
24
35.689.364.200
67.303.542.776
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
12.248.755.990
18.898.479.616
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30=20+(21+22)-(24+25)}
30
4.708.087.321
1.349.770.152
11 Thu nhập khác
31
879.581.329
6.552.593.310
12 Chi phí khác
32
181.302.149
4.151.074.303
13 Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
698.279.180
2.401.519.007
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
5.406.366.501
3.751.289.159
15 Chi phí thuế thu nhập hiện hành
51
2.087.066.002
1.050.360.965
16 Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
52
(573.283.381)
-
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51)
60
3.892.583.880
2.700.928.194
( Nguồn số liệu : công ty cổ phần thương mại xi măng)
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty :
Đánh giá kết quả hoạt động 3 năm trước cổ phần hóa :
Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh qua các năm 2004, 2005, 2006 trong điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau :
Thuận lợi :
Nền kinh tế Việt Nam liên tục ổn định và phát triển trong các năm 2004-2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam trong thời gian này là 7,6% (đứng thứ 2 sau Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng). Nền kinh tế có sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc kéo theo đó là nhu cầu về đầu tư xây dựng đặc biệt là nhu cầu về xi măng và vật liệu xây dựng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình công ty luôn nhận được sự quan tâm, động viên, chỉ đạo của Hội đồng quản trị, cơ quan Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng của Tổng công ty xi măng Việt Nam; sự hợp tác giúp đỡ của các cơ quan trong và ngoài ngành từ trung ương đến địa phương.
Công ty có một đội ngũ cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm và đã làm việc nhiều năm trong ngành.
Công ty có bề dày thành tính và có truyền thống phát triển. Theo bề dày của công ty thì công ty có nhiều khách hàng truyền thống và tạo được uy tín với bạn hàng.
Khó khăn :
Giá xăng dầu liên tục tăng cao kéo theo chí phí sản xuất, chi phí vận chuyển, lạm phát dẫn đến yêu cầu về tiền lương tăng cao.
Việc cấp toa xe của ngành đường sắt cho vận chuyến xi măng và các thời kỳ cao điểm qua các năm bị hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu phát triển của công ty.
Thời tiết có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến họat động sản xuất, dự trữ,vận chuyển, kinh doanh như mùa khô thì nước sông quá cạn kiệt, mùa mưa thì bão lũ. Những yếu tố trên đây đã làm cho việc tiếp nhận, vận chuyển xi măng bằng đường sắt, đường thủy, đường bộ về các địa bàn của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt và có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong năm 2006 cạnh tranh nội bộ diễn ra càng quyết liệt hơn.(Một số công ty sản xuất đã lợi dụng ưu thế của mình đã lôi kéo, giành giật một số khách hàng và đại lý của trên địa bàn do Công ty quản lý.
Những việc đã làm được :
Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam về kỷ luật giá, lượng xi măng dự trữ tại các địa bàn vào các giai đoạn cao điểm trong năm, đáp ứng nhu cầu xi măng cho thị trường, góp phần tích cực trong việc bình ổn giá xi măng trên thị trường tại các địa bàn được phân công quản lý.
Công ty đã chủ động điều hành tốt hàng hóa về các địa bàn.
Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh được Tổng công ty xi măng Việt Nam giao năm 2007.
Công ty đã chủ động trong việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của Công ty. Tháng 9/2004 đưa dự án Trung tâm giải trí thể thao Vĩnh Tuy và hoạt động. Tháng 12/2005 đưa dự án xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy vào hoạt động và hiện từng bước sản lượng được tăng lên.
Công ty tạo ra công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty với mức thu nhập ổn định.
Những tồn tại yếu kém cần khắc phục :
Sản lượng tiếp nhận và tiêu thụ xi măng từ 2005-2006 giảm mạnh do yếu tố thị trường và cạnh tranh nội bộ.
Kết cấu sản lượng tiêu thụ xi măng chưa đạt được mục tiêu đề ra đặc biệt là xi măng mới như xi măng Tam Điệp, xi măng Hoàng Mai…sản lượng tiêu thụ còn thấp.
Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, sức cạnh tranh của Công ty chưa cao.
Đánh giá sơ bộ kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006-2007 :
Từ kết quả của bảng báo các kết quả kinh doanh của 2 năm gần đây cho thấy công ty có đà phát triển khá cao. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 144,12% so với năm 2006. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Điều này một là do nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa. Do đó nhu cầu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình kiến trúc phục vụ công cộng và nhu cầu sản xuất lại tăng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Lí do thứ hai là do công ty đã linh hoạt mở rộng một số dịch vụ và kinh doanh thêm một số mặt hàng mới như sắt thép, sản xuất bao bì, trung tâm giải trí thể thao. Mặc dù không có con số tiến bộ vượt bậc gây ấn tượng nào, song một số chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận cũng có chiều hướng gia tăng và có dấu hiệu phát triển bền vững. Điều này khẳng định việc cổ phần hóa của công ty là một hướng đi đúng đắn. Tuy rằng công ty không còn được sự bảo hộ chặt chẽ của Nhà nước nhưng ngược lại cổ phần hóa giúp công ty phát huy tính chủ động trong kinh doanh, sáng tạo trong việc nỗ lực tăng doanh thu, giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.
BẢNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2006-2007
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2006
1. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Tỷ suất đầu tư
=TSCĐ và ĐTDH/ Tổng tài sản
0,0554
0,779
Hệ số nợ phải trả/ tổng tài sản
0,6437
0,692
Hệ số nợ phải trả/nguồn vốn chủ sở hữu
1,8
2,2466
2. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
= TSLĐ/ Nợ ngắn hạn
1,477
1,355
Khả năng thanh toán nhanh:
= (TSLĐ- hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn
Lần
1,42
1,13
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho:
=Giá vốn hàng bán/ Nợ ngắn hạn
Vòng
8,66
10,88
Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
5,72
7,83
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần
%
0,379
0,235
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
%
2,17
1,842
Tỉ suất lợi nhuận từ hđkd/doanh thu thuần
%
0,46
0,12
v Một số nhận xét và chiều hướng khắc phục
Nhìn vào bảng chỉ tiêu tài chính có thế thấy công ty đang sử dụng vốn chưa hợp lý. Tỷ suất đầu tư của năm 2006 là 0,779 là rất cao so với một doanh nghiệp thương mại, tỷ số này cao do công ty đầu tư vào tài sản cố định. Đến năm 2007 công ty đã nhận thấy tài sản cố định được đầu tư không đem lại nguồn thu lớn như mong đợi nên đã bán tài sản cố định này đi và nhờ đó tỷ số này đã giảm xuống còn 0,0554. Tuy nhiên 0.0554 lại là quá nhỏ. Hệ số này nên ở mức 0,2 – 0,3 thì hợp lý hơn. Để đạt được điều này công ty nên thực hiện thêm đầu tư dài hạn vào một số dự án có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản và nguồn vốn giảm đi điều này chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên đáng kể trong khi nợ phải trả tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy khả năng tài chính trong dài hạn của công ty là tương đối bền vững. Tuy nhiên công ty nên sử dụng nợ vay để tận dụng được chi phí vốn nhỏ hơn do tận dụng được từ thuế thu nhập doanh nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu vốn của công ty.
Khả năng thanh toán nợ của công ty đã tăng lên nhưng vẫn còn hơi thấp điều này cho thấy khả năng tài chính trong ngắn hạn của công ty tương đối khó khăn tuy nhiên nó lại đảm bảo công ty không bị ứ đọng vốn lưu động khiến cho việc luân chuyển gặp khó khăn. Công ty nên dự trữ thêm các khoản tương đương tiền để vừa có thêm một phần thu nhập mà khi cần thiết vẫn có thể quy đổi ngay thành tiền mặt để tận dụng cơ hội kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng 144% khá cao so với năm 2006. Tuy nhiên không phải cứ hoạt động hiện tại tăng nhanh mà công ty lơi là bỏ qua những thách thức phía sau nó. Bởi hiện nay lĩnh vực kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng đã bắt đầu có các đối thủ cạnh tranh tuy chưa phải là đối thủ lớn song trong tương lai khi Viêt Nam bắt đầu giảm hàng rào thuế quan nhập khẩu do các cam kết khi gia nhập WTO thì sẽ là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty nói riêng. Công ty nên tiến hành trẻ hóa đội ngũ quản lý để tận dụng được tính năng động sáng tạo của tuổi trẻ nhằm bắt kịp với tình hình thế giới. Ngoài ra công ty cũng nên bắt đầu chú ý tới thị trường ngoài nước để không những chỉ là một nhà phân phối lớn trong nước mà còn phải đưa các sản phẩm xi măng có chất lượng cao nâng lên tầm thế giới. Có như vậy công ty mới không ngừng phát triển và củng cố được thị phần.
Khả năng sinh lời tăng lên rõ rệt đặc biệt là tỉ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản qua 2 năm 2006-2007 tăng lên 117,8% chứng tỏ rằng lợi nhuận trong kinh doanh những năm vừa qua hứa hẹn sự lạc quan về sự phát triển của công ty trong những năm tới. Có được kết quả đó là do công ty có sự chọn lựa nhà cung ứng có tên tuổi như công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn … Công ty thực hiện tốt chính sách marketing, tham số về giá như giảm giá đối với khách hàng mua với số lượng lớn, mua quen, giao hàng tận nơi, …đặc biệt là sự quan tâm tới người lao động, khuyến khích kịp thời. Hơn nữa công ty đã có lịch sử phát triển khá lâu dài, tạo được lòng tin của nhà sản xuất do đó được hưởng một số chính sách ưu đãi nên giá đầu vào tương đối cạnh tranh. Ngoài ra công ty còn hoàn thiện về vấn đề giá cả, chất lượng dịch vụ, phù hợp với thị hiếu thị trường, tích cực trong công tác tăng thu giảm chi nên nhìn chung doanh số của công ty tương đối khả quan.
Từ những phân tích, đánh giá sơ bộ như trên ta có thể thấy công ty đã bắt đầu thích nghi được với thị trường cạnh tranh, năng động và sáng tạo trong công tác kinh doanh, tạo đà tiến vững chắc trong tương lai.
Phương hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới:
Việc kinh doanh tiêu thụ xi măng là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, đây là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, lâu dài và phù hợp với khả năng cũng như giải quyết được nhiều lao động của công ty. Do đó phải xác định đây vẫn là lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của công ty. Tuy nhiên trên thực tế nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, lí do là cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Công ty không thể tồn tại chỉ dựa vào kinh doanh tiêu thụ xi măng mà còn cần phải đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa mặt hàng trong kinh doanh, từng bước tìm kiếm cơ hội đầu tư và phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh chiến lược khác phù hợp trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Để đạt được điều đó công ty cần phải tổ chức lại hệ thống kinh doanh tiêu thụ phát huy nội lực sẵn có của công ty cả về cơ sở vật chất cũng như tiềm lực con người nhằm thực hiện tốt mục tiêu phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng, mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý.
Xuất phát từ thực tế mục tiêu, cơ hội cũng như thách thức chiến lược kinh doanh tổng quát của công ty trong thời gian tới là :
5.1. Mục tiêu :
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại) cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh
Xây dựng hệ thống sản xuất với công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy rằng thị trường xi măng Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh nội bộ gay gắt nhưng với nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp xi măng thì công ty vẫn đặt mục tiêu cao với hi vọng giữ vững và mở rộng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh.
Về thị trường : ưu tiên mọi nguồn lực để giữ ổn định kinh doanh, tăng thị phần, củng cố lại thị phần tiêu thụ xi măng tại các địa bàn, quan tâm phát triển mạng lưới cửa hàng tiêu thụ xi măng và xử lý cơ chế hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh.
Về đa dạng hóa ngành nghề : khai thác mặt bằng kho bãi tại địa bàn Hà Nội và cơ sở vật chất hiện có của các chi nhánh. Trước mắt, nghiên cứu tổ chức xây dựng Trung tâm kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng và xi măng khác để giải quyết công ăn việc làm cho 60 cán bộ công nhân viên của công ty khi công ty chuyển sang hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần.
Công tác đầu tư phát triển, nghiên cứu thực hiện tổ hợp dự án nhà cao tầng Giáp Nhị : trên cơ sở sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam và phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các cơ quan tư vấn đầu tư và xây dựng để hoàn thành các thủ tục theo đúng trình tự và quy định của Pháp luật, sớm đưa dự án trở thành hiện thực và đi vào hoạt động.
Về lợi nhuận : đảm bảo lợi nhuận tối đa trên nguyên tắc giữ vững ổn định kinh doanh, tăng thị phần.
KẾ HOẠCH HIỆU QUẢ KINH DOANH NĂM 2008-2009
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2008
Năm 2009
A
B
1
2
A. Kinh doanh xi măng
I. Tổng số
1. Sản lượng
Tấn
1.550.000
1.600.000
2. Giá vốn
Đồng
929.131.850.000
959.540.590.000
3. Tổng chi phí bán hàng
-
143.056.458.000
146.858.557.000
4. Doanh thu
-
1.075.896.975.000
1.110.612.065.000
5. Lợi nhuận sau thuế
-
3.708.667.000
4.212.918.000
6. Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
589.808.520
7. Lợi nhuận sau thuế
-
3.708.667.000
3.623.109.480
8. Tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ
%
6,18
7,02
II. Chi tiết
1. Xi măng Hoàng Thạch
Sản lượng
Tấn
1.000.000
1.020.000
Giá vốn
Đồng
601.350.000.000
613.436.160.000
Tổng chi phí bán hàng
-
90.104.839.613
91.664.085.000
Doanh thu
-
693.887.000.000
707.823.900.000
Lợi nhuận trước thuế
-
2.432.160.387
2.723.655.000
2. Xi măng Bỉm Sơn
Sản lượng
Tấn
65
70
Giá vốn
Đồng
37.877.255.000
40.804.540.000
Tổng chi phí bán hàng
-
7.686.429.355
8.189.442.000
Doanh thu
-
45.722.755.000
49.182.700.000
Lợi nhuận trước thuế
-
159.070.645
188.718.000
3. Xi măng Bút Sơn
Sản lượng
Tấn
360
370
Giá vốn
Đồng
211.840.920.000
217.699.860.000
Tổng chi phí bán hàng
-
36.445.795.581
37.306.754.000
Doanh thu
-
249.123.600.000
255.958.230.000
Lợi nhuận trước thuế
-
836.884.419
951.616.000
4. Xi măng Hải Phòng
Sản lượng
Tấn
65
70
Giá vốn
Đồng
38.704.575.000
41.681.850.000
Tổng chi phí bán hàng
-
7.001.066.355
7.523.866.000
Doanh thu
-
45.858.150.000
49.387.240.000
Lợi nhuận trước thuế
-
152.508.645
181.524.000
5. Xi măng Hoàng Mai
Sản lượng
Tấn
30
35
Giá vốn
Đồng
19.418.190.000
22.645.455.000
Tổng chi phí bán hàng
-
946.413.548
1.140.655.000
Doanh thu
-
20.429.100.000
23.870.000.000
Lợi nhuận trước thuế
-
64.496.452
83.890.000
6. Xi măng Tam Điệp
Sản lượng
Tấn
30
35
Giá vốn
Đồng
19.940.910.000
23.272.725.000
Tổng chi phí bán hàng
-
871.913.548
1.033.755.000
Doanh thu
-
20.876.370.000
24.389.995.000
Lợi nhuận trước thuế
-
63.546.452
83.515.000
B. Kinh doanh sắt thép
1. Vốn kinh doanh
Đồng
5.000.000.000
6.000.000.000
2. Sản lượng
Tấn
11.4
12
3. Giá vốn
Đồng
82.308.000.000
86.640.000.000
4. Tổng chi phí bán hàng
-
3.187.633.244
3.203.876.144
5. Doanh thu
-
84.795.274.800
89.258.184.000
6. Chiết khấu thương mại
-
1.140.000.000
1.200.000.000
7. Lợi nhuận trước thuế
-
439.641.556
614.307.856
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
0
86.003.100
9. Lợi nhuận sau thuế
-
439.641.556
528.304.756
10. Tỷ suất lợi nhuận/vốn kd
%
8,8
8,8
( Nguồn số liệu : công ty cổ phần thương mại xi măng)
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008-2009
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2008
Năm 2009
1. Vốn điều lệ
Đồng
60.000.000.000
60.000.000.000
2. Doanh thu
-
1.161.832.249.800
1.201.070.249.000
Kinh doanh xi măng
-
1.075.896.975.000
1.110.612.065.000
Kinh doanh sắt thép
-
84.795.274.800
89.258.184.000
Chiết khấu thương mại
-
1.140.000.000
1.200.000.000
3. Giá vốn
-
1.011.439.850.000
1.046.180.590.000
Kinh doanh xi măng
-
929.131.850.000
959.540.590.000
Kinh doanh sắt thép
-
82.308.000.000
86.640.000.000
4. Tổng chi phí bán hàng
-
146.244.091.244
150.062.433.144
Kinh doanh xi măng
-
143.056.458.000
146.858.557.000
King doanh sắt thép
-
3.187.633.244
3.203.876.144
5. Lợi nhuận trước thuế
-
4.148.308.556
4.827.225.856
Kinh doanh xi măng
-
3.708.667.000
4.212.918000
Kinh doanh sắt thép
-
439.641.556
614.307.856
6. Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
0
675.811.620
7. Lợi nhuận sau thuế
-
4,148,308,556
4.151.414.236
8. Tỷ suất lợi nhuận / vốn điều lệ
%
6.91%
6.92%
9. Các khoản nộp NSNN
Đồng
8.218.337.500
8.991.654.120
Thuế GTGT
-
8.118.337.500
8.215.642.500
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
0
675.811.620
Thuế môn bài
-
100.000.000
100.000.000
10. Tổng số lao động
Người
336
336
11. Tổng quỹ lương
Đồng
10.941.900.000
11.217.900.000
12. Lương bình quân
Đồng/th
2.713.765
2.782.217
( Nguồn số liệu : công ty cổ phần thương mại xi măng)
5.2. Các chính sách và giải pháp chủ yếu :
Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cao vị thế cạnh tranh tiêu thụ xi măng và phát triển lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực kinh doanh khác.
Chính sách Marketing : đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng về khối lượng, chủng loại, tiến độ cung cấp, giá cả hàng hóa và những yêu cầu khác.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới công tác quản lý, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý, phân cấp, giao quyền cho các đơn vị trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong hạch toán kinh doanh.
Chính sách giá cả :
Đối với kinh doanh xi măng : căn cứ và sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam và tình hình thực tế trên thị trường để xác định giá mua và giá bán phù hợp với thị trường tại từng thời điểm trên từng địa bàn. Để công ty cổ phần thương mại xi măng có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên các thị trường, trong đó có thị trường chính Thành phố Hà Nội là nơi tiêu thụ xi măng khối lượng lớn có sự cạnh tranh của rất nhiều nhãn mác xi măng thuộc các thành phần kinh tế khác thì việc xác định giá mua xi măng tại đầu nguồn phải có các ưu đãi nhất định như :
Ưu đãi đối với nhà phân phối tiêu thụ sản lượng lớn
Khuyến mại cho việc tiêu thụ xi măng tại địa bàn Hà Nội, thời hạn chậm trả…
Đối với công tác vận tải : Tăng cường mối quan hệ mật thiết lâu dài với các nhà vận tải, chủ động khai thác vận chuyển hàng hai chiều để giảm chi phí và hạn chế tăng cước vận tải đến mức thấp nhất.
Tận dụng nguồn lực của Công ty, khai thác triệt để thuận lợi về vị trí địa lý các kho chứa của Công ty, mở rộng đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Chủ động vay vốn đầu tư kết hợp với việc kêu gọi các thành phân kinh tế xã hội, mở rộng mối liên doanh liên kết để đa dạng hoá ngành nghề trong tương lai.
Tăng cường công tác tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí lưu thông và các chi phí khác tạo cơ sở cho việc nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương trường.
5.3. Phương án sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008-2009 :
5.3.1. Phương án tiêu thụ xi măng :
Về sản lượng : bám sát vào diễn biến thị trường, năng lực và khả năng cạnh tranh của công ty, hệ thống tiêu thụ hiện có của công ty tại các địa bàn và nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường để xây dựng sản lượng xi măng cho phù hợp sát với nhu cầu thực tế.
Giá mua : được xây dựng trên cơ sở giá mua hiện hành tại thời điểm xây dựng phương án (quý 4/2006).
Loại xi măng
Đường bộ
Đường sắt
Đường thủy
-xi măng Hoàng Thạch
680.000
655.000
650.000
-xi măng Bỉm Sơn
665.000
635.000
650.000
-xi măng Bút Sơn
660.000
640.000
635.000
Chi phí lưu thông, cước vận chuyển tính theo mặt bằng sát với giá thực tế tại thời điểm xây dựng phương án (quý 4/2006), với tinh thần tiết kiệm chi phí, giảm lượng hàng qua kho xuống 12%, hạn chế phát sinh tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
Giá bán được tính theo nguyên tắc cộng tới, đảm bảo bù đắp chi phí, lợi nhuận và sát với giá cả thị trường từng khu vực, địa bàn và từng thời điểm cụ thể.
Thời gian chậm thanh toán cho các công ty sản xuất thuộc Tổng công ty xi măng như hiện hành quý 4/2006.
Đảm bảo đời sống, công ăn việc làm cho 276 cán bộ công nhân viên của công ty.
5.3.2. Phương án đa dạng hóa ngành nghề trong kinh doanh :
Khai thác triệt để diện tích kho được mượn tại khu vực Vĩnh Tuy trong thời gian Tổng công ty chưa đầu tư xây dựng dự án để triển khai đa dạng hóa mặt hàng trong kinh doanh như kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng và xi măng khác, tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho 60 cán bộ công nhân viên của công ty.
Trước mắt trong thời gian tới công ty dự đỉnh tổ chức xây dựng trung tâm kinh doanh sắt thép, khai thác và sử dụng kho bãi của công ty tai khu vực Vĩnh Tuy, số lao động được sử dụng là 60 cán bộ công nhân viên.
Công tác đa dạng hoá mặt hàng trong kinh doanh với phương châm tạo đủ công ăn việc làm, ổn định đời sống cho 60 cán bộ công nhân viên của công ty, tối đa hóa lợi nhuận, tạo tiền đề tốt cho công tác liên doanh liên kết, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề trong kinh doanh sau này.
Công ty sẽ thực hiện dự án tổ hợp nhà cao tầng Giáp Nhị dùng để kinh doanh, cho thuê văn phòng làm việc và nhà ở cao cấp.
Tên công trình : tổ hợp nhà cao tầng Giáp Nhị.
Địa điểm xây dựng : Ngõ 1 phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Dự án đầu tư theo hình thức đầu tư xây dựng mới ( được thực hiện theo phương án Công ty là chủ đầu tư hoặc hợp tác đầu tư ).
Tòa nhà được làm 2 khối mỗi khối từ 18 đến 21 tầng.
Tổng mức đầu tư dự kiến : 180.000.000.000 đồng.
Căn cứ vào nhu cầu thuê văn phòng và nhà ở cao cấp hiện nay cũng như thời gian tới khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì phương án đầu tư xây dựng nhà cao tầng Giáp Nhị của công ty nghiên cứu sẽ có tính khả thi.
Thời gian thực hiện : từ quý 1/2007 đến quý 4/2007 chuẩn bị đầu tư, thực hiện các bước thiết kế và dự toán của dự án; từ quý 1/2008 đến quý 4/2009 thực hiện thi công xây dựng; từ quý 1/2010 bàn giao công trình và đưa vào sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12629.doc