LỜI NÓI ĐẦU
Kiểm toán độc lập là một ngành nghề đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, mặc dù mới xuất hiện không lâu nhưng kiểm toán độc lập đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, với sự đầu tư mạnh mẽ của các dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời với đó là quá trình cổ phần hóa của các công ty ở Việt Nam thì yêu cầu sự minh bạch về tình hình tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Chính các công ty, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang ngày càng nhận thức được lợi ích từ việc kiểm toán báo cáo tài chính mang lại, đây là lý do mà kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên vai trò càng lớn thì thách thức đối với các công ty kiểm toán lại càng cao, việc đảm bảo chất lượng kiểm toán và nhu cầu về lợi nhuận cũng như quy mô hoạt động luôn đối nghịch với nhau, do vậy kiểm toán độc lập hiện nay không chỉ là cơ hội mà còn là một môi trường cạnh tranh gay gắt.
Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam được thành lập từ năm 2002, là thành viên duy nhất của Tập đoàn Kiểm toán PKF Quốc tế, tính đến nay đã có trên 8 năm kinh nghiệm. Công ty cũng là một trong số các thành viên của Hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam được kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong những năm qua, với chiến lược đúng đắn và mục tiêu hợp lý, công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang dần khẳng định được thương hiệu cũng như uy tín tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm 2010 và các năm tới tập đoàn PKF quốc tế cũng có những chính sách hỗ trợ tích cực nhằm giúp PKF đạt mục tiêu nằm trong top 10 tại Việt Nam, vì thế PKF Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh. Với khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau bên cạnh dịch vụ kiểm toán BCTC với chi phí hợp lý và chất lượng đảm bảo, PKF đang ngày càng mở rộng thị trường của mình và đạt được nhiều ưu thế so với các công ty cạnh tranh, đó là những lý do mà em lựa chọn PKF Việt Nam là đơn vị thực tập của mình. Báo cáo này là kết quả của quá trình tổng hợp các thông tin tìm hiểu được trong thời gian thực tập tại Công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Trần Mạnh Dũng. Nội dung của báo cáo bao gồm 3 phần:
Phần I: Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Phần II: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Phần III: Nhận xét và các giải pháp đề xuất về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Do quá trình thực tập tại công ty chưa dài, và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc hẳn báo cáo thực tập của em không thế tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Duy Bình
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BCKT : BÁO CÁO KIỂM TOÁN
TNHH : TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
TGĐ : TỔNG GIÁM ĐỐC
PGTGĐ : PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CSDL : CƠ SỞ DẪN LIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
Kiểm toán độc lập là một ngành nghề đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, mặc dù mới xuất hiện không lâu nhưng kiểm toán độc lập đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, với sự đầu tư mạnh mẽ của các dòng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời với đó là quá trình cổ phần hóa của các công ty ở Việt Nam thì yêu cầu sự minh bạch về tình hình tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Chính các công ty, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang ngày càng nhận thức được lợi ích từ việc kiểm toán báo cáo tài chính mang lại, đây là lý do mà kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên vai trò càng lớn thì thách thức đối với các công ty kiểm toán lại càng cao, việc đảm bảo chất lượng kiểm toán và nhu cầu về lợi nhuận cũng như quy mô hoạt động luôn đối nghịch với nhau, do vậy kiểm toán độc lập hiện nay không chỉ là cơ hội mà còn là một môi trường cạnh tranh gay gắt.
Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam được thành lập từ năm 2002, là thành viên duy nhất của Tập đoàn Kiểm toán PKF Quốc tế, tính đến nay đã có trên 8 năm kinh nghiệm. Công ty cũng là một trong số các thành viên của Hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam được kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong những năm qua, với chiến lược đúng đắn và mục tiêu hợp lý, công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang dần khẳng định được thương hiệu cũng như uy tín tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm 2010 và các năm tới tập đoàn PKF quốc tế cũng có những chính sách hỗ trợ tích cực nhằm giúp PKF đạt mục tiêu nằm trong top 10 tại Việt Nam, vì thế PKF Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh. Với khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau bên cạnh dịch vụ kiểm toán BCTC với chi phí hợp lý và chất lượng đảm bảo, PKF đang ngày càng mở rộng thị trường của mình và đạt được nhiều ưu thế so với các công ty cạnh tranh, đó là những lý do mà em lựa chọn PKF Việt Nam là đơn vị thực tập của mình. Báo cáo này là kết quả của quá trình tổng hợp các thông tin tìm hiểu được trong thời gian thực tập tại Công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Trần Mạnh Dũng. Nội dung của báo cáo bao gồm 3 phần:
Phần I: Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Phần II: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Phần III: Nhận xét và các giải pháp đề xuất về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Do quá trình thực tập tại công ty chưa dài, và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc hẳn báo cáo thực tập của em không thế tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Duy Bình
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam
Ra đời từ năm 2002, Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam ban đầu có tên là Công ty Kiểm toán Phương Đông sau khi tách ra từ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (AFC). Tháng 8 năm 2007 Công ty sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán ICA, và lấy tên Công ty TNHH kiểm toán Phương Đông ICA. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty kiểm toán ở Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, ngày 01/07/2009 Phương Đông ICA chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Kiểm toán PKF Quốc tế, và đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế PKF là một mạng lưới các hãng kiểm toán độc lập bao gồm 240 Công ty thành viên ở 440 địa điểm trên 125 quốc gia với trên 17.610 nhân viên chuyên nghiệp. Hiện nay PKF Quốc tế là một trong 10 tập đoàn kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới theo khảo sát toàn cầu mà Hệ thống thông tin kế toán quốc tế (IAB) vừa công bố tháng 1 năm 2011. Tổng doanh số của tập đoàn trong năm 2009 khoảng 2 tỷ USD, con số này năm 2010 tăng 29%.
Tại Việt Nam, PKF Việt Nam có 4 văn phòng với đội ngũ trên 110 nhân viên chuyên nghiệp, trong đó:
Văn phòng chính tại Hà Nội có 60 nhân viên
Chi nhánh của Công ty tại TP. Hồ Chí Minh có 20 nhân viên
Chi nhánh tại Đà Nẵng có trên 15 nhân viên
Chi nhánh tại Hải Phòng có trên 15 nhân viên
Một số thông tin về văn phòng chính và chi nhánh của kiểm toán PKF tại Việt Nam như sau:
Văn phòng chính tại Hà Nội
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM
Tên tiếng anh: PKF VIỆT NAM AUDITING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: PKF CO., LTD
Trụ sở công ty: Số 42, lô 6, đường Trung Yên 14, khu đô thị mới Trung Yên, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
Giấy ĐKKD số: 0102007233 ngày 09/12/2002; Giấy phép điều chỉnh ngày 28/08/2008
Vốn điều lệ: 3.500.000.000 VNĐ (ba tỷ năm trăm triệu đồng)
Điện thoại: (84 4) 3783 3911/ 218 6538/ 210 6538/ 212 6538
Fax: (84 4) 3783 3914
Email: hn@pkf.com.vn
Website: www.pkf.com.vn
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 232 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Tel: (84 4) 54491 476
Fax: (84 4) 54491 475
Email: hcm@pkf.com.vn
Chi nhánh tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 5, số 10 đường Hải Phòng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Tel & fax: (0511) 353 1399
Email: dn@pkf.com.vn
Chi nhánh Hải Phòng
Địa chỉ: số 245 đường Bạch Đằng, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng
Điện thoại: (031) 3 539 666
Fax: (031) 3 539 789
Email: hp@pkf.com.vn
Mục tiêu hoạt động của PKF Việt Nam trong những năm tới là: “ Áp dụng công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đội ngũ nhân viên, đáp ứng nhu cầu, mở rộng quan hệ khách hàng, hướng tới trở thành 1 trong 10 hãng kiểm toán lớn nhất ở Việt Nam.”
Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam
Cũng như các Công ty thành viên của Tập đoàn kiểm toán quốc tê PKF, PKF Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với từng điều kiện của khách hàng. Ngoài việc tuân thủ các quy trình thực hiện công việc, kiểm soát chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của tập đoàn, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về nghề nghiệp; bên cạnh đó PKF Việt Nam còn có đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, nhiều kiểm toán viên lâu năm, công ty cũng đã đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực:
Trong danh sách ngắn các công ty đủ điều kiện kiểm toán các công ty niêm yết, công ty đại chúng và công ty chứng khoán
Trong danh sách ngắn các công ty đủ điều kiện định giá các doanh nghiệp cổ phần hóa
Đủ điều kiện tham gia kiểm toán khối ngân hàng, các tổ chức tài chính và tín dụng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng
Có nhiều kiểm toán viên được cấp chứng chỉ tư vấn thuế
Tham gia kiểm toán nhiều dự án lớn thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á (ADB), vốn của IMF, …
Các dịch vụ chính mà kiểm toán PKF Việt Nam cung cấp bao gồm:
Dịch vụ kiểm toán: bao gồm kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ban điều hành; kiểm toán nội bộ, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán các thông tin tài chính.
Dịch vụ kế toán: xây dựng hệ thống kế toán, giữ sổ, ghi chép kế toán lập Báo cáo tài chính, cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp.
Dịch vụ tư vấn tài chính: soát xét báo cáo tài chính theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý dòng tiền, xây dựng quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ.
Dịch vụ tư vấn thuế: Trợ giúp giải đáp các vướng mắc về thuế của doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ kê khai, tính và hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Dịch vụ đào tạo: tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ, các lớp kế toán theo chuẩn mực quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam.
Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực: tuyển chọn cho doanh nghiệp vị trí giám đốc tài chính, kế toán trưởng và các vị trí trong bộ phận kế toán. Tư vấn bố trí và sắp xếp nhân sự bộ phận kế toán, tài chính.
Tư vấn quản lý: xây dựng quy chế của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, quy chế điều hành của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các quy chế về quản lý nhân sự (quy chế tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng…)
Khách hàng của PKF Việt Nam khá đa dạng, bao gồm:
Các công ty chứng khoán
Các công ty niêm yết và công ty đại chúng
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: bao gồm khách hàng do PKF quốc tế giới thiệu và do PKF Việt Nam khai thác từ nhiều quốc gia khác nhau đầu tư vào Việt Nam như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Áo, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, …
Các doanh nghiệp trong nước khác: chủ yếu là các thành viên thuộc các tập đoàn lớn như, Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà,…
Các dự án do tổ chức nước ngoài tài trợ
Các tổ chức tài chính – tín dụng
Dưới đây là một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam trong 3 năm gần đây
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của PKF Việt Nam các năm 2007, 2008, 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng tài sản
3.542.771.627
4.748.420.151
6.824.725.133
Tổng nợ phải trả
418.882.357
1.541.624.581
1.627.811.622
Vốn lưu động
2.817.102.354
4.409.837.874
5.877.623.712
Doanh thu
3.181.525.960
6.957.187.840
8.929.746.112
Lợi nhuận trước thuế
288.322.341
807.929.370
1.230.421.287
Lợi nhuận sau thuế
206.795.570
771.740.262
922.815.965
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, tổng doanh thu của PKF Việt Nam qua các năm liên tục tăng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 118,67 % năm 2008 và 28,35 % năm 2009. Mặc dù tốc độ tăng trong năm 2009 giảm nhưng về quy mô khối lượng doanh thu tăng không hề nhỏ, khoảng gần 2 tỷ đồng. Đồng thời với mức tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng qua các năm, năm 2008 là hơn 500 triệu đồng, năm 2009 là gần 200 triệu. Dự tính mức tăng doanh thu trong năm 2010 vào khoảng 15% – 20% so với năm 2009. Với kết quả kinh doanh như trên, PKF Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, đồng thời cho thấy mục tiêu lọt vào top 10 các công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam đang dần được hiện thực hóa.
Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam
Nhóm chuyên gia hỗ trợ
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Hải Phòng
Hành chính, kế toán, nhân sự, phát triển kinh doanh
Kiểm toán doanh nghiệp.
Soát xét chất lượng văn phòng chính và toàn công ty
Tư vấn và kiểm toán đầu tư nước ngoài
Định giá và kiểm toán XDCB
Phó TGĐ nhân sự
Phó TGĐ kiểm soát chất lượng
Phó TGĐ tài chính
Tổng giám đốc
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của PKF Việt Nam
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Phó TGĐ đối ngoại
Bộ máy tổ chức của công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam được tổ chức bao gồm cao nhất là Hội đồng thành viên (HĐTV), chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề quan trọng nhất của toàn công ty. Dưới HĐTV là Tổng giám đốc (TGĐ), thay mặt cho HĐTV trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của công ty, TGĐ cũng là người quản lý, giao nhiệm vụ, và tiếp nhận báo cáo của người đứng đầu các bộ phận trong công ty, báo cáo lên HĐTV tình hình hoạt động của công ty. Dưới TGĐ là các phó Tổng giám đốc (PTGĐ) trực tiếp quản lý các bộ phận. PTGĐ đối ngoại phụ trách bộ phận kiểm toán và tư vấn đầu tư nước ngoài. PTGĐ tài chính trực tiếp phụ trách bộ phận định giá và kiểm toán XDCB. PTGĐ kiểm soát chất lượng phụ trách bộ phận kiểm toán doanh nghiệp và kiểm soát chất lượng kiểm toán trong toàn công ty. PTGĐ nhân sự phụ trách bộ phận nhân sự, hành chính, kế toán, và phát triển kinh doanh của văn phòng chính và toàn công ty.
Bộ phận tư vấn và kiểm toán đầu tư nước ngoài
Được điều hành trực tiếp bởi PTGĐ đối ngoại, chức năng chính của bộ phận tư vấn và kiểm toán đầu tư nước ngoài là kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán cho các doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn đầu tư từ các nước khác trên thế giới, bộ phận tư vấn và kiểm toán đầu tư nước ngoài là một trong ba bộ phận có vai trò tạo ra doanh thu cho công ty.
Bộ phận định giá, kiểm toán xây dựng cơ bản
Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng có vai trò lớn trong việc tạo ra lợi nhuận hàng năm cho công ty. Được điều hành trực tiếp bởi PTGĐ tài chính, chức năng của bộ phận định giá và kiểm toán xây dựng cơ bản là cung cấp dịch vụ định giá tài sản và kiểm toán các dự án xây dựng cơ bản. Tuy nhiên bộ phận định giá và kiểm toán xây dựng cơ bản vẫn thực hiện các cuộc kiểm toán cho các khách hàng cổ phần hóa và các tổng công ty.
Bộ phận kiểm toán doanh nghiệp
Là bộ phận có khối lượng khách hàng lớn, và đa dang nhất trong số ba bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty, bộ phận kiểm toán doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp trong nước nói chung. Ngoài ra, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm về kiểm soát chất lượng kiểm toán tại văn phòng chính và các chi nhánh của toàn công ty.
Bộ phận hành chính, nhân sự, kế toán, phát triển kinh doanh
Được điều hành trực tiếp bởi giám đốc nhân sự, đây là bộ phận có chức năng khá đa dạng, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân sự; quản lý các vấn đề, thủ tục hành chính của công ty; đồng thời trực tiếp quản lý bộ phận kế toán trong công ty và marketing. Cụ thể các công việc mà bộ phận hành chính, nhân sự, kế toán, phát triển kinh doanh thực hiện là:
Lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng đào tạo nhân sự, thiết lập các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên.
Chịu trách nhiệm thiết lập và thi hành các thủ tục hành chính.
Ghi chép, lưu giữ và cung cấp cho ban điều hành các số liệu tình hình tài chính, kế toán công ty.
Tìm hiểu, mở rộng thị trường kinh doanh, xác định thị trường mục tiêu mà công ty cần hướng tới.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán tại PKF Việt Nam
Đoàn kiểm toán, hay cụ thể hơn là các kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán là một yếu tố then chốt quyết định tới chất lượng của cuộc kiểm toán. Kiểm toán PKF Việt Nam có một đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học trong nước, có nhiều kiểm toán viên có chứng chỉ CPA hay CPA Australia.
… …
Thành viên
Thành viên
Trưởng nhóm
Thông thường, tại PKF Việt Nam, đoàn kiểm toán sẽ có từ 3 đến 4 người hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào ngành nghề, và quy mô của khách hàng.
Giám đốc kiểm toán (partner)
Chủ nhiệm kiểm toán
Sơ đồ 2.1: Tổ chức đoàn kiểm toán
Giám đốc kiểm toán (partner): Là người chịu trách nhiệm chung về cuộc kiểm toán, và ký báo cáo kiểm toán. Giám đốc kiểm toán trực tiếp liên lạc và giao nhiệm vụ cho chủ nhiệm kiểm toán. Tại PKF Việt Nam, Giám đốc kiểm toán là TGĐ hoặc PTGĐ.
Chủ nhiệm kiểm toán: là người chịu trách nhiệm điều hành chung cuộc kiểm toán, lập và ký báo cáo kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm và giám sát trong suốt quá trình từ lập kế hoạch, đến thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán. Thông thường chủ nhiệm kiểm toán là người phụ trách bộ phận tiến hành kiểm toán.
Trưởng nhóm: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân trong nhóm kiểm toán, trực tiếp báo cáo tình hình cuộc kiểm toán với chủ nhiệm kiểm toán. Trưởng nhóm thường được chọn là kiểm toán viên có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng lãnh đạo nhóm.
Thành viên: Thành viên của cuộc kiểm toán có trách nhiệm thực hiện công việc mà trưởng nhóm đã bàn giao. Thành viên có thể là kiểm toán viên, cũng có thể là trợ lý kiểm toán.
Ngoài ra trong đoàn kiểm toán còn có thể có các chuyên gia hỗ trợ các kiểm toán viên khi thực hiện các cuộc kiểm toán trong các lĩnh vực đặc thù. Chức năng chủ yếu của các chuyên gia là cung cấp cho các kiểm toán viên các thông tin về kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực được kiểm toán. Sự tham gia của các chuyên gia trong cuộc kiểm toán đảm bảo mọi vấn đề trong cuộc kiểm toán đều được tìm hiểu, và hiểu biết một cách đầy đủ.
Trong mỗi bộ phận của PKF Việt Nam, thông thường có nhiều nhóm kiểm toán và các nhóm trưởng thường được quy định trước dựa trên năng lực và kinh nghiệm trong nghề kiểm toán. Việc bố trí các trưởng nhóm và các kiểm toán viên cũng như các trợ lý vào các cuộc kiểm toán do chủ nhiệm kiểm toán thực hiện trên cơ sở cân đối nhân sự giữa các nhóm nhằm đảm bảo chất lượng và tiết kiệm được chi phí cho cuộc kiểm toán.
Đặc điểm quy trình kiểm toán tại PKF Việt Nam
Một cuộc kiểm toán thông thường tuân theo 5 bước công việc:
Công tác chuẩn bị kiểm toán
Thu thập tổng hợp thông tin soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm toán chi tiết tại đơn vị
Chuẩn bị và phát hành Báo cáo, thư quản lý
Các bước công việc sau kiểm toán.
Tại PKF Việt Nam, các bước công việc này cũng được thực hiện đầy đủ, tuy nhiên quy trình của một cuộc kiểm toán tại PKF Việt Nam có những đặc trưng riêng theo quy định chung của tập đoàn PKF quốc tế.
Công tác chuẩn bị kiểm toán
PKF Việt Nam sẽ tổ chức buổi họp mặt với Ban lãnh đạo công ty thống nhất hợp đồng, phạm vi kiểm toán; soát xét sơ bộ báo cáo tài chính, lên kế hoạch kiểm toán, phân công nhóm kiểm toán và thảo luận kế hoạch kiểm toán với Ban Giám Đốc công ty. Công việc này được thực hiện theo hai đối tượng khách hàng: khách hàng cũ và khách hàng mới.
Đối với khách hàng cũ, PKF Việt Nam sẽ tiến hành xác định các thay đổi so với năm trước về các chính sách, lĩnh vực kinh doanh mới, nhân sự… mặt khác, công việc tìm hiểu thông tin sơ bộ để nhận dạng khách hàng sẽ được tiến hành đối với các công ty là khách hàng mới. Trên cơ sở các thay đổi và các thông tin thu thập được, các xung đột về lợi ích sẽ được xác định, xung đột lợi ích xác định là căn cứ để đánh giá tính độc lập của chủ thể kiểm toán và các thành viên trong đoàn kiểm toán đối với khách hàng. Việc xác định tính độc lập là một tiêu chuẩn bắt buộc và điều kiện cần có để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành cuộc kiểm toán. Thành viên không đảm bảo tính độc lập sẽ không thể tham gia vào cuộc kiểm toán. Sau khi tính độc lập được đảm bảo, các rủi ro sẽ được đánh giá sơ bộ ban đầu, cuối cùng lãnh đạo cuộc kiểm toán sẽ đưa ra quyết định tiếp nhận khách hàng hoặc không.
Sau khi chấp nhận khách hàng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán sơ bộ sẽ được xây dựng dựa trên ba nội dung: Thoả thuận về phạm vi và các điều khoản của cuộc kiểm toán; các công việc hành chính; và các chiến lược kiểm toán.
Thỏa thuận về phạm vi và các điều khoản của cuộc kiểm toán:
Phạm vi công việc được xác định bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc, quy mô tiến hành cuộc kiểm toán,… Các thỏa thuận, và điều khoản giữa các bên sẽ được quy định trong thư hẹn kiểm toán, gồm trách nhiệm của các bên, điều khoản về chi phí cuộc kiểm toán,…
Các công việc hành chính:
Các công việc hành chính tiến hành bao gồm: Xây dựng lịch trình công việc tiến hành; Xác định nhóm kiểm toán và các nguông lực cần có cho cuộc kiểm toán; Lên kế hoạch về thời gian cho cuộc kiểm toán, chi phí kiểm toán. Khi các công việc trên được tiến hành xong, PKF Việt Nam sẽ soạn thảo kế hoạch sơ bộ và gửi cho khách hàng.
Kế hoạch kiểm toán chính thức sẽ được thống nhất giữa PKF Việt Nam với khách hàng.
Chiến lược kiểm toán:
Chiến lược kiểm toán được thống nhất giữa chủ nhiệm kiểm toán và trưởng nhóm cùng các thành viên trên cơ sở được giám đốc kiểm toán kiểm tra, phê duyệt. Chiến lược kiểm toán cần phải xác định được các nội dung dưới đây:
Phạm vi, thời gian và định hướng của cuộc kiểm toán – cách triển khai các nguồn lực.
Kế hoạch giám sát và soát xét .
Kế hoạch về các thủ tục cần áp dụng để đạt được những hiểu biết về khách hàng.
Thu thập và tổng hợp thông tin soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong bước này, kiểm toán viên thu thập toàn bộ các thông tin cần thiết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức, các chủ trương và thủ tục hoạt động, môi trường kiểm soát nội bộ.
Hiểu biết về khách hàng
Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro, kiểm toán viên của PKF sẽ thu thập các thông tin về khách hàng, như:
Hiểu biết về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài đơn vị
Những thay đổi quan trọng và những nhân tố chính ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán
Thông tin chung về khách hàng (quá trình hình thành, hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, chiến lược của khách hàng)
Cơ cấu tổ chức (danh sách cổ đông, ban giám đốc, nhân viên; các hoạt động bên ngoài; danh sách chuyên gia cố vấn pháp luật, chuyên gia kỹ thuật, công nghệ)
Đi sâu vào các nội dung về hoạt động kinh doanh (sản phẩm và quy trình sản xuất; thị trường khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh; thông tin về TSCĐ,…)
Các thông tin tài chính và báo cáo tài chính(lưu chuyển tiền tệ và các hoạt động tài chính, các chính sách thuế, các chính sách kế toán, các ước tính kế toán,…)
Các vấn đề khác có liên quan (luật pháp và các quy định, những vấn đề thuộc về môi trường kinh doanh,…)
Thực hiện phân tích soát xét
Thủ tục phân tích soát xét bao gồm: phân tích ngang và phân tích tỷ suất. Phân tích ngang được thực hiện dựa trên số liệu của báo cáo tài chính năm nay và năm trước, phương pháp thực hiện là đánh giá chênh lệch tương đối và chênh lệch tuyệt đối giữa số liệu hai kỳ, từ đó đưa ra kết luận về tình hình tài chính, xu thế phát triển chung của đơn vị khách hàng.
Các phân tích tỷ suất được thực hiện nhằm đưa ra kết luận về mức độ ổn định về tài chính, sức sinh lời trong kinh doanh và khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng. Các tỷ suất phân tích bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán, hệ số cơ cấu vốn, hệ số khả năng sinh lời và hệ số về hiệu quả hoạt động.
Hiểu biết và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá môi trường kiểm soát
Bao gồm đánh giá về phong cách điều hành và triết lý quản lý, sơ đồ tổ chức, phân quyền và trách nhiệm, chính sách nhân sự và thực hiện, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị nội bộ. Các nhân tố trên sẽ được đánh giá theo ba mức độ, yếu, trung bình, mạnh dựa trên các khía cạnh khác nhau.
Đánh giá về quy trình nhận định rủi ro của khách hàng
Kiểm toán viên phải hiểu biết quy trình của đơn vị về nhận biết các rủi ro kinh doanh liên quan đến mục tiêu báo cáo tài chính và việc xác định các biện pháp đối phó với rủi ro này và kết quả đạt được.
Tìm hiểu các rủi ro mà ban Giám đốc nhận định và xem xét ảnh hưởng tới sai sót trọng yếu.
Đánh giá hệ thống thông tin
Bao gồm các quy trình liên quan tới việc báo cáo và truyền đạt thông tin tài chính.
Các hoạt động kiểm soát
Bao gồm các thông tin kiểm soát của khách hàng về xác định giá trị hợp lý, các thuyết minh và bút toán hạch toán.
Giám sát hoạt động kiểm soát
Ghi chép lại các phương pháp Ban lãnh đạo điều hành hoạt động kiểm soát. Nếu khách hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ thì kiểm toán viên cần tìm hiểu thông tin về bộ phận này có liên quan đến cuộc kiểm toán.
Ghi chép hệ thống
Theo quy định của PKF toàn cầu thì kiểm toán viên phải thực hiện ghi chép hệ thống liên quan tới cuộc kiểm toán, đây là cơ sở cung cấp sự hiểu biết cho kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh và việc lập báo cáo tài chính của khách hàng.
Các yếu tố cần thực hiện ghi chép: xem xét tổng quan về hệ thống thông tin; quản lý tiền; doanh thu và các khoản phải thu; mua hàng và các khoản phải trả; hàng tồn kho; tiền lương và tiền công; TSCĐ; tạm ứng và hoàn ứng.
Hiểu biết về các bên liên quan
Việc xem xét các bên liên quan được thực hiện trên một biểu mẫu theo quy định. Kiểm toán viên phải ghi lại các bên liên quan, các giao dịch quan trọng ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán và các vấn đề nảy sinh trong giai đoạn này, các vấn đề cần được thảo luận với Ban giám đốc, kiểm toán viên thực hiện cần đưa ra đánh giá về số lượng các bên liên quan cũng như các giao dịch và các rủi ro có khả năng xảy ra. Mẫu thu thập hiểu biết về bên liên quan cần được ký duyệt bởi giám đốc kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán.
Hiểu biết, đánh giá về các nhân tố rủi ro, gian lận
Các nhân tố rủi ro và gian lận bước đầu được nhận diện trên 2 phương diện: rủi ro với BCTC và rủi ro đối với từng cơ sở dẫn liệu (CSDL)
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục
Đánh giá rủi ro
Trên cơ sở những hiểu biết nhất định về khách hàng, PKF Việt Nam sẽ tiến hành thủ tục đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro thường được thực hiện bởi các chủ nhiệm kiểm toán và cần được ký duyệt bởi giám đốc kiểm toán.
Bằng các hiểu biết về khách hàng đã thu thập được, kiểm toán viên tiến hành xem xét các CSDL và các nhân tố rủi ro liên quan. Sau đó cần xác định, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố rủi ro tới BCTC hay tới CSDL.
Ở mức độ tổng thể BCTC, công việc của kiểm toán viên là ghi lại những rủi ro và tiến hành xem xét các thủ tục cần áp dụng để chỉ ra các rủi ro.
Với mức độ các CSDL, việc ghi chép và phân loại các rủi ro là hết sức quan trọng. Rủi ro ở mức độ này sẽ được xếp vào ba loại:
Thứ nhất là rủi ro trọng yếu
Thứ hai là rủi ro mà nếu chỉ áp dụng riêng các thủ tục chi tiết là không đủ
Thứ ba là rủi ro gồm cả hai loại trên
Sau khi đã xác định và phân loại xong các rủi ro đối với CSDL, kiểm toán viên phải tìm hiểu và ghi chép lại các thủ tục kiểm soát liên quan đến các rủi ro này. Các thủ tục kiểm soát liên quan được ghi chép lại là căn cứ để hoàn thiện bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và tiến hành các thử nghiệm kiểm soát tương ứng.
Kiểm toán chi tiết tại đơn vị
Công việc của giai đoạn này là kiểm tra soát xét toàn bộ BCTC, hệ thống sổ, chứng từ kế toán của công ty theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực được thừa nhận tại Việt Nam và các quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính, đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm tài chính. Ngoài ra, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, trước khi tiến hành các công việc này, trước hết cần phải thiết kế các thủ tục kiểm toán áp dụng.
2.2.3.1 Thiết kế thủ tục kiểm toán
Trước hết như đã đề cập ở mục đánh giá rủi ro, kiểm toán viên cần ghi chép ngắn gọn về các rủi ro ở mức cơ sở dẫn liệu và các thủ tục kiểm soát liên quan vào Biểu chỉ đạo thích hợp và đánh tham chiếu.
Ghi chép lại những hoạt động kiểm soát mà kiểm toán viên dự định sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm kiểm soát.
Thông qua các thông tin thu thập được và kết quá từ bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện việc đánh giá về mặt thiết kế của hệ thống kiểm soát.
Trên cơ sở đó thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản để đối phó với những rủi ro bao gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong bước này, một vấn đề rất quan trọng đó là, kiểm toán viên cần giả định rằng các thử nghiệm kiểm soát là hiệu quả.
Các thủ tục được thiết kế cần được thông qua và được phê duyệt của Giám đốc kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán nhằm đảm bảo các thủ tục cơ bản được thiết kế phù hợp với từng loại nghiệp vụ, số dư tài khoản và những thuyết minh quan trọng.
Cuối cùng là xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược kiểm toán và sự đánh giá rủi ro.
2.2.3.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán
Công việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bắt đầu bằng việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ theo kế hoạch. Kiểm toán viên sẽ thực hiện công việc này trên mẫu “ Đánh giá các hoạt động kiểm soát và tiến hành thử nghiệm kiểm soát. ”
Sau khi thu thập được những phát hiện về hệ thống kiểm soát nội bộ, xem xét xem có cần phải báo cáo với Hội đồng quản trị hay không? Xem xét sự cần thiết phải đánh giá lại rủi ro và điều chỉnh lại các thủ tục cơ bản.
Khi đã chắc chắn rằng các đánh giá rủi ro và các thủ tục cơ bản là hợp lý, kiểm toán viên tiến hành thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản (Thủ tục phân tích hoặc thủ tục chi tiết). Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản, kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán thực hiện cần xác định sai sót hay các yếu tố ngoại trừ, xem xét tính đầy đủ của bằng chứng thu thập được và sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch để có thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán.
Chuẩn bị và phát hành báo cáo, thư quản lý
Trước tiên, đoàn kiểm toán phải tổng hợp kết quả tại khách hàng, các bên liên quan các đơn vị trực thuộc, thảo luận với khách hàng và sắp xếp lại các sai sót không điều chỉnh, các hạn chế của hệ thống kiểm soát, tham chiếu BCTC với các tài liệu đã thu thập được làm cơ sở để đưa ra các đánh giá tổng thể về những sai sót trên BCTC.
Sau khi có đánh giá khái quát về BCTC của khách hàng, các thành viên trong đoàn kiểm toán, đặc biệt là trưởng nhóm phải xác định xem các bằng chứng kiểm toán thu thập được đã đầy đủ và thích hợp chưa. Nếu bằng chứng mà chưa đầy đủ hay chưa hợp lý thì cần phải thu thập bổ sung.
Khi đã chắc chắn về sự hợp lý và đầy đủ của bằng chứng kiểm toán, đoàn kiểm toán sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán sau cùng bao gồm:
Phân tích soát xét tổng thể
Đánh giá sự thuyết minh và trình bày Báo cáo tài chính
Soát xét đảm bảo (Nếu được yêu cầu)
Hoàn tất kiểm toán
Lưu ý cho kiểm toán năm sau
Đoàn kiểm toán cần phải có buổi họp hoặc gặp mặt với Ban lãnh đạo công ty khách hàng để báo cáo những vấn đề cần thiết với ban lãnh đạo công ty khách hàng và thu thập thư giải trình của Ban giám đốc. Sau khi đã thống nhất các vấn đề cần thiết trong cuộc họp và có thư giải trình của Ban Giám đốc, kiểm toán PKF Việt Nam sẽ lập BCKT, thư quản lý dự thảo gửi khách hàng. Sau khi PKF Việt Nam và khách hàng thống nhất về các ý kiến nêu ra trong BCKT và thư quản lý dự thảo, PKF Việt Nam sẽ phát hành BCKT chính thức kèm thư quản lý. BCKT cần được ký kết bởi Ban lãnh đạo công ty, chủ nhiệm kiểm toán và Giám đốc kiểm toán.
Các bước công việc sau kiểm toán
Sau khi kiểm tra và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ và việc ghi chép kế toán của các đơn vị, PKF Việt Nam sẽ tiến hành hướng dẫn các nhân viên kế toán và nhân viên có trách nhiệm liên quan hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các khuyến nghị cho Ban lãnh đạo về hệ thống kiểm soát nội bộ với các đơn vị.
Ngoài ra PKF Việt Nam còn tư vấn áp dụng các chuẩn mực kế toán, tối ưu công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, và hỗ trợ thường xuyên bộ phận kế toán và bộ phận quản lý của khách hàng trong công việc hạch toán kế toán và quản lý tài chính hàng ngày thông qua điện thoại, fax, email,…
Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán tại PKF Việt Nam
Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu, các bằng chứng kiểm toán viên thu thập được và lưu lại nhằm phục vụ cho việc đưa ra ý kiến trên BCKT và là tài liệu tham khảo cho cuộc kiểm toán năm sau.
Tại PKF Việt Nam, hồ sơ kiểm toán được thu thập và lưu giữ theo một quy trình chuẩn do tập đoàn PKF quốc tế quy định, theo đó các tài liệu được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán bao gồm 5 phần:
Phần A: Báo cáo
Phần B: Hoàn tất hợp đồng kiểm toán
Phần C: các báo cáo khác
Phần D: kế hoạch kiểm toán
Phần E: các thủ tục cơ bản
Các phần tài liệu trong hồ sơ kiểm toán trên sẽ được các kiểm toán viên của PKF lưu vào 2 file riêng biệt là: hồ sơ thường trực và hồ sơ kiểm toán BCTC.
Hồ sơ thường trực
Hồ sơ thường trực là hồ sơ kiểm toán lưu trữ toàn bộ các thông tin chung nhất liên quan đến đơn vị khách hàng. Hồ sơ này không chỉ có tác dụng cho một cuộc kiểm toán trong năm nhất định mà nó còn được lưu trữ cho các cuộc kiểm toán trong những năm tiếp theo với các khách hàng cũ. Hồ sơ thường trực bao gồm 4 phần A,B,C,D trong số 5 phần của hồ sơ kiểm toán.
Báo cáo tài chính. (phần A)
Trong phần này, các kiểm toán viên sẽ lưu giữ các tài liệu đánh giá một cách chung nhất về BCTC của khách hàng, bao gồm:
Soát xét tổng thể BCTC đã kiểm toán ( Đây là tài liệu mà kiểm toán viên thu được sau khi đã thực hiện thủ tục soát xét tổng thể BCTC trước khi chuẩn bị phát hành BCKT cho khách hàng )
Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính
Các ghi chú quan trọng
Phân tích tổng thể ( Bao gồm kết quả của các thủ tục phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất được thực hiện và lưu trữ lại )
Bảng cộng ngang các báo cáo tài chính
2.3.1.2 Hoàn tất hợp đồng kiểm toán (phần B)
Ở phần này, các hồ sơ được lưu trữ lại bao gồm các kết quả của các thủ tục cuối cùng trước khi kết thúc hợp đồng kiểm toán, đó là:
Bảng danh mục hoàn tất công việc kiểm toán (tóm lược lại các công việc mà đoàn kiểm toán đã tiến hành thực hiện trong quá trình kiểm toán )
Soát xét đảm bảo (lưu lại các kết quả soát xét đảm bảo khi có yêu cầu)
Ghi chép về ý kiến tư vấn của chuyên gia
Những phát hiện quan trọng
Tổng hợp những sai sót không điều chỉnh (đây là phần lưu trữ các sai sót mà Ban lãnh đạo công ty không nhất trí điều chỉnh theo tư vấn của kiểm toán viên)
Những vấn đề cần chú ý
Những sự kiện phát sinh sau niên độ
Thư giải trình của Ban giám đốc
Những điểm lưu ý cho kiểm toán năm sau
Soát xét của chủ nhiệm kiểm toán
Soát xét của Partner
2.3.1.3 Các báo cáo khác (phần C)
Trong phần C này, kiểm toán viên sẽ lưu lại các vấn đề cần lưu ý với khách hàng, biên bản họp với Hội đồng quản trị công ty hay Ban Giám đốc hoặc là các ghi chép lại nội dung trao đổi. Ngoài ra thư quản lý phát hành kèm BCKT cũng được lưu tại phần này cùng với một số các báo cáo khác.
Kế hoạch kiểm toán (phần D)
Đây là phần cực kỳ quan trọng trong các phần của hồ sơ thường trực của một khách hàng kiểm toán, tất cả các tài liệu, bằng chứng hay kết quả của thử nghiệm kiểm soát,… sẽ được kiểm toán viên lưu tại phần này, bao gồm:
Kế hoạch kiểm toán
Chiến lược kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán (bao gồm 2 phần nhỏ: chuẩn bị ký kết hợp đồng kiểm toán và nội dung của hợp đồng kiểm toán)
Hiểu biết về khách hàng: bao gồm tất cả các tài liệu, bằng chứng thu được trong bước tìm hiểu về khách hàng
Nội dung họp/thảo luận nhóm kiểm toán
Chi tiết hiểu biết về khách hàng
Thủ tục phân tích soát xét
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá môi trường kiểm soát
Ghi chép hệ thống
Sử dụng tư liệu của chuyên gia
Rủi ro
Trọng yếu
Rủi ro đối với các cơ sở dẫn liệu
Rủi ro đối với tổng thể BCTC và các biện pháp ngăn ngừa
Xem xét gian lận
Hoạt động liên tục
Các bên liên quan
Kế hoạch gửi khách hàng
Kế hoạch nội bộ
Chi phí và ngân sách cho kiểm toán
Kế hoạch gửi khách hàng
Cân nhắc trong việc lập kế hoạch kiểm toán tập đoàn
Các xác nhận quan trọng
Hồ sơ Báo cáo kiểm toán
Hồ sơ BCKT hay còn gọi là hồ sơ kiểm toán năm được PKF lưu trữ toàn bộ phần còn lại của hồ sơ kiểm toán, phần E, Các thủ tục cơ bản.
Các thủ tục cơ bản được được thực hiện với mỗi phần hành kiểm toán, do đó mỗi phần hành được đánh số riêng theo thứ tự như trong bảng 2.1. Trong mỗi phần hành thường gồm các mẫu:
Biểu chỉ đạo: là biểu tổng hợp về những nội dung cơ bản của từng phần hành một, nắm bắt nhanh một số các thông tin quan trọng về từng khoản mục như số trước kiểm toán, số điều chỉnh, số sau kiểm toán và số cuối kỳ.
Biểu tổng hợp sai sót: là biểu tổng hợp về các sai xót được phát hiện và các bút toán điều chỉnh.
Biểu kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát: là biểu mà kiểm toán viên trả lời các hiểu biết của mình về khách hàng kiểm toán, tiến hành thực nghiệm kiểm soát, đánh giá rủi ro kiểm soát, từ đó xác định nên tiến hành các thực nghiệm như thế nào là hợp lý và phù hợp.
Biểu chương trình kiểm toán: là biểu gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết mà kiểm toán viên cần làm để phát hiện ra các sai xót.
Và cuối cùng là các giấy tờ làm việc chi tiết khác theo tiêu chuẩn của PKF Việt Nam được đánh tham chiếu theo phần hành và mức độ chi tiết.
Bảng 2.1: Phần E – Các thủ tục cơ bản
100
Tiền
210
Giá vốn hàng bán
110
Phải thu
220
Chi phí hoạt động
120
Hàng tồn kho
270
Các cam kết và sự kiện bất thường
130
Tài sản lưu động khác và các khoản đầu tư
310
Luật pháp và các quy định
140
Tài sản cố định
320
Các bên liên quan
150
Tiền vay
330
Hoạt động liên tục
160
Các khoản phải trả
340
Hợp nhất
170
Thuế, các khoản phải nộp NN
350
Bảng cân đối số phát sinh và các sổ cái
180
Tiền lương
360
Các biên bản và hồ sơ pháp lý
190
Nguồn vốn chủ sở hữu
370
Số dư đầu năm và đối chiếu so sánh
200
Doanh thu
2.4 Đặc điểm tổ chức kiểm soát chất lượng tại kiểm toán PKF Việt Nam
Công việc kiểm soát chất lượng được thực hiện liên tục và song song với các cuộc kiểm toán mà PKF thực hiện. Việc tổ chức công tác kiểm soát chất lượng do bộ phận kiểm soát chất lượng thực hiện dưới sự phụ trách của PTGĐ soát xét chất lượng. Các quy định về soát xét chất lượng đã được PKF Việt Nam cụ thể hóa thành văn bản nhằm phổ biến rộng rãi tới từng nhân viên trong công ty, qua đó đảm bảo chất lượng tốt nhất cho mỗi cuộc kiểm toán.
2.4.1 Quy định chung
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định việc thực hiện và quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán trong phạm vi văn phòng công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam.
Các bộ phận nghiệp vụ trong văn phòng công ty áp dụng hồ sơ kiểm toán theo mẫu quy định của Tập đoàn PKF quốc tế
2.4.2 Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
2.4.2.1 Yêu cầu đối với các nhóm kiểm toán khi thực hiện kiểm toán
Các nhóm kiểm toán đuợc khuyến khích hoàn thiện toàn bộ file kiểm toán sau khi kết thúc công việc kt tại khách hang ,tuy nhiên vào vụ mùa bận rộn,1 số phần hoàn tất file làm việc có thể đuợc thực hiện sau
Các phần việc yêu cầu bắt buộc phải thực hiện truợc khi soát xét để phát hành báo cáo:
Phần A
Thu nhập toàn bộ các báo cáo tài chính truớc kiểm toán
Lập bảng tổng hợp bút toán điều chính (nếu có)
Lập bảng cộng ngang BCTC (nếu có)
Phần B
Ghi chép những phát hiện quan trọng(nếu có)
Tổng hợp sai sót không điều chỉnh
Những vấn đề cần chú ý
Nhứng sự kiện phát sinh sau niên độ(nếu có)
Thư giải trình của ban giám đốc
Phần C
Những vấn đề cần lưu ý với khách hang(nếu có)
Thư quản lý(nếu có)
Các báo cao khác(nếu có)
Phần D
Thu thập toàn bộ hồ sơ pháp lý của khách hang
Lập form chiến lược kiểm toán(D2)
Lập form tìm hiểu khách hàg(D4.2)
Lập biểu từ D4.6.3 đến D4.6.8(tìm hiểu hệ thống)
D4.8(trích dẫn các biên bản họp HĐQT trong năm
Xác định mức trọng yếu (D5.1).ưu tiên lấy trọng yếu theo doanh thu và có kết hợp với yêu tố lợi nhuân, trong trường hợp xác đinh khác cần nêu rõ lý do.
Đánh giá rủi ro đối với cơ sở dẫn liệu(D5.2)
Rủi ro tổng thể với BCTC và các biện pháp ngăn ngừa(D5.3)
Xem xét khả năng hoạt động liên tục(D5.5)
Các bên có liên quan(D5.6)
Phần E
Lập các biểu từ E.3 thử nghiệm kiểm soát (với các phần hành đã tìm hiểu và đánh giá hệ thống).
E270 các cam kết và các sự kiện bất thường(nếu có).
E350 bảng cấn đối số phát sinh và các nghiệp vụ bất thưòng (nếu có).
E370 số dư đầu năm và thông tin so sánh(nếu có).
Với các phần hành chi tiết ,sau khi thực hiện cần trả lời được tất cả các câu hỏi tại bảng phụ lục 1 đính kèm.
2.4.2.2 Các bước hoàn thiện sau khi kiểm toán chi tiết
Sau khi kết thúc công việc kiểm toán chi tiết tại khcsh hàng ,nhóm kiểm toán cần hoàn thiện các thủ tục sau :
Các trợ lý hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình chuyển cho trưởng nhóm kiểm soát và kýxác nhận trên giấy tờ làm việc
Nhóm kiểm toán thực hiện soát xét lại toàn bộ file kiểm toán đã thực hiện và tich vào bảng tổng hợp kiểm tra (phụ lục 2), ký xác nhận và chuyển cho chủ nhiệm kiểm toán phụ trách xác nhận(phụ lục 3)
2.4.2.3 Các buớc hoàn thiện sau cùng
Khi kết thúc mùa vụ,các nhóm kiểm toán đuợc yêu câu hoàn thiện toàn bộ các phần còn lại trong hồ sơ kiểm toán,thời gian dự kiến kết thúc công việc này hoàn tất vào 31/07 hàng năm.
2.4.2.4 Quy trình kiểm soát để phát hành báo cáo kiểm toán
Với những báo cáo kiểm toán có giá phí từ 40 triệu trở xuống
+ Các nhóm kiểm toán thực hiện theo tất cả các bước 1 và 2 nêu trên
+ Chuyển file cho quản lý soát xét và ký báo cáo
Với những báo cáo kiểm toán có giá phí từ 40 triệu trở lên
+ Các nhóm kiểm toán thực hiện theo tất cả các yêu cầu đã mô tả trong bước 1 và 2 nêu ở trên
+ Chuyển file cho manager soát xét báo cáo ký duyệt
+ Chuyển file cho bộ phận kiểm soát chất lượng soát xét
+ Chuyển file cho Giám đốc kiểm toán soát xét và ký báo cáo
2.4.2.5 Quy trình kiểm soát chất luợng kiểm toán
Hằng năm sau khi kết thúc vụ kiểm toán, bộ phận kiểm toán, bộ phận kiểm soát chất lượng của công ty sẽ lên kế hoạch kiểm tra file tại các bộ phận nghiệp vụ trong văn phòng công ty.
Số file kiểm tra hàng năm tối thiểu là 02file/mỗi bộ phận nghiệp vụ tại văn phòng công ty.
Số lượng file kiểm tra được lựa chọn trên cơ sở xác suất theo danh sách khách hàng của mỗi bộ phận.
Các bộ phận đảm bảo tuân thủ quy trình này trong quá trình thực hiện kiểm toán.
PHẦN III
NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM
3.1 Nhận xét về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam
3.1.1 Ưu điểm về tổ chức và hoạt động của PKF Việt Nam
Với đội ngũ lãnh đạo từng là các kiểm toán viên, các kế toán trưởng có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán kế toán, do đó PKF Việt Nam đã xây dựng một quy trình quản lý, kiểm soát hết sức chặt chẽ và hiệu quả, vừa tạo được mối liên hệ giữa các bộ phận vừa có được sự phân công công việc rất rõ ràng, đồng thời cũng tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả cho các nhân viên trong công ty.
Về quy trình kiểm toán, PKF Việt Nam đã ứng dụng một cách khoa học các tiêu chuẩn của PKF toàn cầu vào Việt Nam, do đó không những thích hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán kiểm toán tại Việt Nam mà còn đảm bảo được chất lượng của từng cuộc kiểm toán phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Công tác đánh giá các rủi ro và tiến hành các thủ tục nhằm thu thập những hiểu biết về khách hàng được PKF Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh và chặt chẽ theo quy chuẩn của Tập đoàn, do đó tiết kiệm được đáng kể các chi phí phát sinh không cần thiết trong các cuộc kiểm toán. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà ít công ty kiểm toán tại Việt Nam thực hiện tốt được.
Việc thiết lập các quy trình thực hiện kiểm toán một cách khoa cũng như có một hệ thống soát xét chất lượng kiểm toán có kinh nghiệm cũng là một ưu thế không nhỏ của kiểm toán PKF Việt Nam. Kiểm toán độc lập ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, do đó việc tiết kiệm chi phí là quan trọng nhưng đảm bảo chất lượng cho khách hàng còn quan trọng hơn.
Hiện tại PKF Việt Nam có đội ngũ nhân viên có chất lượng tốt, được tuyển dụng qua các kỳ thi đầu vào một cách kỹ lưỡng. PKF Việt Nam luôn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nhân viên trong công ty tham gia các kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên như CPA,CPA Úc … đây là một ưu điểm lớn về mặt nhân sự và cũng là một chính sách hợp lý với xu hướng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong các năm tới của công ty.
Trong các năm tới đây PKF toàn cầu có những chính sách tập trung phát triển các đại diện của mình tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên với nhau, đây chính là một cơ hội lớn cho PKF Việt Nam để thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô của mình.
3.1.2 Những mặt tồn tại, khó khăn trong tổ chức và hoạt động của PKF Việt Nam
3.1.2.1 Các yếu tố bên ngoài Công ty
Hiện nay tại Việt Nam, cơ sở pháp lý riêng cho hoạt động kiểm toán độc lập còn chưa hoàn thành, do đó hiện nay hoạt động của các công ty kiểm toán nói chung và Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam nói riêng còn nhiều vướng mắc, các công ty chủ yếu vẫn chỉ hoạt động theo luật doanh nghiệp và các chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán quốc tế cũng như của Việt Nam và các quy định riêng của Bộ Tài chính.
Trong xu thế phát triển nhanh và mạnh của kiểm toán độc lập tại Việt Nam, môi trường kiểm toán đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. So với Big 4 và một số các công ty lớn khác tại Việt Nam, PKF đang gặp khó khăn trong việc quảng bá thương hiệu của mình tới các khách hàng lớn để mở rộng quy mô.
Không chỉ bị cạnh tranh từ các công ty trong lĩnh vực kiểm toán, trong những năm vừa qua, có không ít các ngành nghề thu hút lượng lớn các kiểm toán viên chuyển sang làm việc trong đó có các kiểm toán viên kinh nghiệm của PKF đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán. Điều này đã làm cho lượng nhân viên kinh nghiệm của Công ty đang có sự thiếu hụt cho nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh.
3.1.2.2 Các yếu tố bên trong công ty
Hiện tại quy mô hoạt động của công ty còn chưa lớn, nhất là hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC, các khách hàng lớn thì luôn chọn các công ty kiểm toán trong top đầu, do vậy sẽ cực kỳ khó khăn cho Công ty để đạt được mục tiêu lọt vào top 10 tại Việt Nam nếu như không có chiến lược kinh doanh thích hợp.
Cơ sở vật chất công ty còn chưa đáp ứng được một cách tốt nhất cho hoạt động của các bộ phận, đặc biệt là ở các bộ phận kinh doanh. Trong tương lai, Công ty cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tốt hơn phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
Trong những năm qua, đãi ngộ của công ty đối với nhân viên chưa thật sự xứng đáng, do đó có những nhân viên có trình độ và kinh nghiệm đã chuyển sang các công ty kiểm toán khác hoặc chuyển sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng hay chứng khoán.
Công ty chưa thể áp dụng được phần mềm kiểm toán chung của Tập đoàn PKF quốc tế do nhiều lý do khác nhau, điều này làm cho công việc của các kiểm toán viên trở nên khó khăn hơn, đồng thời tiến độ cho mỗi cuộc kiểm toán sẽ kéo dài, kèm theo đó là chi phí kiểm toán gia tăng và khó thu hút được nhiều khách hàng mới.
Về hoạt động đào tạo, công ty chưa thực hiện được thường xuyên các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các trợ lý kiểm toán viên. Chính sách hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa học chứng chỉ kiểm toán còn chưa thực sự rõ ràng và truyền đạt rộng rãi trong toàn công ty, đây cũng là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh cũng như quản lý của Công ty chưa đạt hiệu quả cao nhất.
Tiêu chuẩn kiểm soát của PKF Việt Nam chưa thật sự chặt chẽ, chưa có quy định xử lý cụ thể đối với những hồ sơ kiểm toán chưa đạt chuẩn cũng như đối với những kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán đó, do đó việc hồ sơ lưu trữ không đúng hoặc bằng chứng được thu thập không đủ vẫn còn xảy ra. Sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban trong văn phòng công ty, của các chi nhánh với nhau và với văn phòng công ty còn thiếu chặt chẽ làm cho hiệu suất công việc không cao.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động tại Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam
Về mặt tuyển dụng và đào tạo, Công ty cần có chính sách tuyển dụng nhân sự hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nữa nhằm tuyển dụng được những nhân viên có chất lượng thực sự. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên mới, có chính sách hỗ trợ rõ ràng đối với nhân viên có năng lực trong các khóa học cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
Xây dựng hoàn chỉnh, thực hiện phổ biến rộng rãi trong toàn bộ công ty chính sách đãi ngộ đối với nhân viên của công ty, điều này sẽ giúp công ty không những giữ được các nhân viên có trình độ và kinh nghiệm mà còn là một chính sách quảng bá thương hiệu có hiệu quả. Tích cực tham gia các chương trình đào tạo của Tập đoàn PKF quốc tế, đây là cơ hội để nhân viên trong công ty nâng cao trình độ cũng như tiếp cận với môi trường làm việc quốc tế.
Mở rộng quy mô cần đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng kiểm toán. Công ty cần có quy trình cụ thể hơn và các quy định rõ ràng về tiêu chuẩn của một cuộc kiểm toán đạt yêu cầu, nâng cao trình độ của các nhân viên thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty.
Trong những năm tới Công ty cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, thiết bị và phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, điều này nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho mỗi cuộc kiểm toán cũng như hoạt dộng kinh doanh khác của Công ty. Đặc biệt cần nhanh chóng đáp ứng đủ các điều kiện cơ sở và con người để ứng dụng phần mềm kiểm toán chung của Tập đoàn PKF quốc tế nhằm tạo ra sự thống nhất chung trong công việc giữa các chi nhánh tập đoàn cũng như tạo ra hiệu quả làm việc cao hơn.
Việc phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, chi nhánh trong công ty hiện nay chưa thưc sự hiệu quả. Trong thời gian tới công ty cần có những chính sách, quy định cụ thể hơn trong việc phối hợp hoạt động giữa các phòng ban trong công ty, giữa các chi nhánh với nhau và với văn phòng công ty nhằm nâng cao hiệu suất trong công việc cũng như tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động, tiêu chuẩn chất lượng kiểm toán của toàn công ty.
Về kiểm soát chất lượng, để đảm bảo quá trình thực hiện kiểm toán và lưu trữ hồ sơ được thực hiện đúng tiêu chuẩn đề ra, công ty cần có những quy định xử lý cụ thể với các cuộc kiểm toán thu thập không đủ bằng chứng hoặc lưu trữ bằng chứng không đạt yêu cầu, đồng thời cũng quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên thực hiện các cuộc kiểm toán đó.
KẾT LUẬN
Kiểm toán độc lập đang ngày càng phát triển và càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Số lượng các công ty kiểm toán ngày càng nhiều và kèm theo đó là sự tăng lên về số lượng sinh viên chuyên ngành kiểm toán tại các trường đại học. Trong thời gian đầu thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam, em đã có dịp tìm hiểu về tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh của một công ty kiểm toán, các quy trình kiểm toán cũng như việc lưu trữ hồ sơ trong một cuộc kiểm toán gắn với một chủ thể kiểm toán cụ thể.
Những vấn đề trên đã được em tổng hợp lại trong bài báo cáo này của mình, đồng thời em cũng đưa ra các nhận định về ưu điểm, nhược điểm cùng nguyên nhân của hoạt động kiểm toán cũng như tổ chức quản lý của Công ty. Trên cơ sở các nguyên nhân của tồn tại và khó khăn, em cũng đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tổ chức của Công ty.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú, các anh chị trong Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam và sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Th.s Trần Mạnh Dũng trong quá trình em thực hiện báo cáo này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đồng chủ biên GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ (2006) Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Hồ sơ kiểm toán của công ty TNHH Kiểm Toán PKF Việt Nam
Hồ sơ giới thiệu năng lực của công ty TNHH Kiểm Toán PKF Việt Nam
Trang web : www.pkf.com.vn
Tài liệu khác do công ty cung cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCTT (Repaired).docx