Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH tư xây dựng và thương mại Nam Tiến

2- PHƯƠNG HƯỚNG - Về mặt sản phẩm công ty phấn đấu tăng sản lượng các sản phẩm hiện có ở mức 40%. Sản phẩm nội thất cao cấp cần được phát triển mạnh hơn vì thị trường của sản phẩm này hiện tại công ty đang rất có ưu thế để tập trung đầu vào các dự án xây dựng của các công trình và khu chung cư cao cấp hiện đang được thị trường ưa chuộng, tăng tỷ trọng của 2 sản phẩm này lên 40% so với tổng doanh thu tương đương 2.600.000.00 đồng. - Về thị trường công ty giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng ra thị trường các tỉnh lận cận. - Về mặt nguồn vốn công ty huy động từ nguồn tự bổ xung hoặc đi vay tín dụng đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. - Về mặt con người công ty, tổ chức đào tạo,nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, mặt khác tiến hành mua bảo hiểm cho cán bộ công nhân, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động. Góp phần giải quyết việc làm ổn định đời sống cho người lao động, giúp họ gắn bó lâu dài và góp phần xây dựng Công ty ngày càng phát triển trong tương lai.

doc23 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH tư xây dựng và thương mại Nam Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học kinh tế quốc dân ======= ∞ ======= Báo cáo thực tập tổng hợp Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH TƯ XÂY DựNG và thương mại NAM TIếN Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS LÊ CÔNG HOA Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Ngọc Lớp: quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bn K32 Hà nội tháng 4 năm 2005 Lời mở đầu Trước kia trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung các doanh nghiệp chỉ cần làm tốt công tác sản xuất tạo ra sản phẩm còn việc phân phối thế nào đã có Nhà nước. Nhưng hiện nay trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự năng động trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh từ việc tìm kiếm nguồn vốn, mua các yếu tố đầu vào, lập và tổ chức thức hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Việc khó khăn đối với các doanh nghiệp là phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được mới giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là phải phát huy mọi khả năng trong sản xuất cũng như trong kinh doanh. Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề muôn thủa của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thực hiện, thi công xây dựng. Chất lượng công trình xây dựng nó đi theo suốt toàn bộ quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng, nó cũng là nền móng của sự sinh tồn và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng. Khi nghành xây dựng bước vào thị trường, chất lượng sản phẩm càng cần được coi trọng. Những hạng mục công trình xây dựng chất lượng tốt là mục tiêu mà các đơn vị xây dựng và sử dụng cùng mong muốn. Có thể thấy rằng thị trường chính là mảnh đất sống còn của mọi doanh nghiệp, thông qua thị trường doanh nghiệp biết mình phải sản xuất kinh doanh cái gì? Sản xuất kinh doanh như thế nào? Số lượng là bao nhiêu và bán cho ai? Để có thể tồn tại và phát triển, thắng thế trong cạnh tranh thì công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Một mặt nó tạo ra cho doanh nghiệp có khả năng ngày càng ổn định, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt, mặt khác nó giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các ưu thế về nguồn lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong kinh doanh. Để tìm hiểu cụ thể hơn về mảng đề tài này (mảng đề tài về hoạt động các công ty xây dựng) tôi đã xin thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Nam Tiến. Báo cáo thực tập của tôi nêu nên những vấn đề chính sau: Đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển của công ty Kế hoạch kinh doanh của công ty. Quản trị nhân sự Hoạt động marketing của công ty Hoạt động kinh doanh sản xuất trong bốn năm gần đây của công ty Để hoàn thành báo cáo này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi xđã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ của PGS TS LÊ CÔNG HOA, các thầy cô trong khoa Công nghiệp và xây dựng cơ bản Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân và sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo công ty TNHH Nam Tiến. Do nhận thức và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp về kiến thức và chuyên môn của các thày cô trong khoa Công nghiệp để báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Nội dung thực tập công ty TNHH xây dựng và thương mại Nam tiến Phần I- Tổng quan về công ty I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1 Tên đầy đủ của công ty: CÔNG TY TNHH xây dựng và thương mại nam tiến Tên giao dịch: nam tien trading construction and company limited. Tên viết tắt: nam tien tac co.,ltd Trụ sở công ty: Số 21 đường 800A , phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy Thành phố Hà Nội Điện thoại : 04. 8361775 Fax: 04. 8361775 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH xây dựng và thương mại Nam tiến ngày nay là tiền thân của tổ hợp Nam Tiến với lĩnh vực hoạt động là sản xuất và thi công xây dựng. Trong khoảng 10 năm hoạt động dưới hình thức tổ hợp sản xuất đã tham gia vào nhiều công trình có qui mô vừa và nhỏ với số vốn huy động lên tới 500.000.000VNĐ. Giai đoạn đầu 1991 từ một cơ sở sản xuất gạch hoa với 8 lao động phổ thông với các trang thiết bị rất thô sơ, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho khu vực nông thôn. Tiếp đến từ năm 1995 do mở rộng phạm vi hoạt động của cơ sở nên đã nhận thi công và sửa chữa công trình xây dựng như là các trụ sở văn phòng làm việc cho cơ quan , tổ chức chính quyền, ngoài ra còn tham gia vào thi công hệ thống cơ sở hạ tầng và ở giai đoạn này lực luợng lao động lên tới 20 người trong đó có 3 kỹ sư. Để nắm bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như những thách thức và cơ hội mới, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Nam Tiến được thành lập ngày 1 tháng 3 năm 2001 theo giấy phép số 0102001748 do Sở kế hoạch dầu tư thành phố Hà Nội cấp, hạch toán độc lập tự chủ, là một doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty cung ứng các sản phẩm cơ khí và thi công xây dựng với số vốn điều lệ 1.350.000.000 VNĐ. Gần 15 năm phát triển và trưởng thành,với đội ngũ công nhân viên lành nghề, cán bộ giàu kinh nghiệm kết hợp với một tập thể kỹ sư trẻ năng động nhiệt tình. Công ty đã từng tham gia vào các hoạt động đầu tư xây dựng, bàn giao nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông cầu đường, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật chất lượng và tiến độ công trình được chủ đầu tư đánh giá cao. Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh 2.1 Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu Công ty Nam Tiến là doanh trách nhiệm hữu hạn, hạch toán độc lập, hoàn toàn tự chủ, hoạt động trong lĩnh xây dựng và sản xuất gia công cơ khí. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình; Sản xuất và lắp giáp các sản phẩm cơ khí; Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng; Trang trí nội ngoại thất công trình Các sản phẩm chủ yếu Nhận thầu thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình; Sản xuất và lắp giáp các sản phẩm cơ khí; Hoàn thiện và lắp đạt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; Trang trí nội ngoại thất công trình 2.2 Chức năng, nhiệm vụ công ty Về vốn đầu tư, công ty có quyền tự chủ huy động vốn và đầu tư tài chính để hoàn thành tốt nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Về cơ cấu thì hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn và quyết định mô hình của công ty để phù hợp với qui mô phát triển. Bên cạnh đó việc phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, rõ ràng cho từng vị trí làm việc trong công ty là toàn quyền và tự chủ. Về lương, thưởng cho từng người làm việc tại đơn vị theo phân cấp, được đánh giá thông qua kết quả làm việc. Có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho đối tác công ty ký kết hợp đồng mua bán (nguyên vật liệu vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng, an toàn phục vụ cho thi công). Chủ động quan hệ với chủ quan hệ với chủ đầu tư và các bên liên quan tháo gỡ khó khăn. Được quyền quyết định, ký khẳng định tính chính xác các vấn đề về công việc phát sinh, chất lượng nghiệm thu, bàn giao công trình. Nắm vững biện pháp, trình tự xây lắp, quy trình quy phạm kĩ thuật theo biện pháp tốt nhất, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả kinh tế để trực tiếp chỉ đạo triển khai công việc. Công ty đóng góp nghĩa vụ với nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, kiểm soát của công ty và các tổ chức có liên quann của nhà nước. Nghiêm chỉnh chấp hành các luận lệ của nhà nước. (Như luật lao động, luật thuế, pháp lệnh kế toán thông kễ, bảo vệ môi trường, phòng chữa cháy...) Mục tiêu kinh doanh Công ty Nam Tiến được thành lập trên cơ sở của một tổ hợp nhỏ.Trước khi thành lập Công ty, các thành viên cũ đã có kinh nghiệm tham gia thi công xây dựng nhiều công trình với những qui mô vừa và nhỏ. Nên ngay từ khi thành lập, với chỉ tiêu: “Lấy chất lượng sản phẩm và tiến độ làm mục tiêu hàng đầu”. Giá trị sản lượng hàng năm của Công ty phải ổn định và tăng trưởng từ 15- 20 %, thiết bị phải đổi mới theo yêu cầu của công nghệ, cũng như tính cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường. Về nhân sự luôn được chú trọng và đào tạo thường xuyên giữa các cán bộ lâu năm lành nghề và những kỹ sư trẻ năng động, nhiệt tình, hàng ngũ công nhân viên lao động trực tiếp đều được đào tạo qua các trường dạy nghề, hoặc được đào tạo tại cơ sở trước khi tham gia vào quá trình sản xuất, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Do những yếu tố kể trên mà vị thế, uy tín của công ty trên thị trường không ngừng được cải thiện và nâng cao, không những giữ được thị trường truyền thống tại Hà Nội mà còn được đảy mạnh thị trường sang các tỉnh lân cận. Đến nay về quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, có được một hệ thống ổn định về tổ chức hoạt động, phấn đầu hoàn thành các mục tiêu phát triển đề ra, hoàn thành nghĩa vụ giao nộp cho nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhiên viên, góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Phần II- Tình hình kinh tế kỹ thuật Tình hình tăng trưởng và phát triền công ty Kết quả sản suất kinh doanh 4 năm gần đây Năm doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận Tổng số CBCN TNBQ đàu người 2001 2542800 127140 85999 26 14000 2002 2798900 139945 96358 34 15900 2003 3217500 160875 125820 43 17600 2004 4182400 209120 166472 52 20050 18.3% 18.3% 25 % 26.1% 12.7% Tổng sản lượng năm 2004: 4.182.400.000 đồng, Trong đó: Nhận Thầu xây lắp công trình : 3.268.800.000đồng chiếm 78.15% Sản xuất cơ khí và bán vật liệu xây dựng: 621.4000.000 đồng chiếm 14.8% Trang trí nội ngoại thất công trình: 209.120.000 đồng chiếm 5.8% Các hạng mục khác: 88.537.900 chiếm 2.5%. Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy: Tốc độ tăng trưởng bình quân/ năm của doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước có chỉ số tương dối cao 18.3%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp phát triển tương đối ổn định. Tốc độ tăng lợi nhuận ở mức 25%cao hơn so với tốc độ doanh thu la 18.3%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã nâng được hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tốc độ tăng của lao động 26.1% cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu là 18.3%. Chứng tỏ năng xuất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên đã giảm, kéo theo thu nhập bình quân đầu người có tốc độ tăng 12.7% thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu 18.3%. II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật Quản tri nhân sự 2.1.1 Phân công công tác tuyển chọn: Giám đốc Công ty tuyển chọn cán bộ, nhân viên và người lao động còn lại (ngoài diện Giám đốc tuyển). Trường hợp đơn vị ở xa trụ sở, có thể Giám đốc ủy quyền tuyển chọn các đối tượng thuộc Giám đốc tuyển. 2.1.2 Yêu cầu công tác tuyển chọn. Từ nhiệm vụ để xác định số lượng và tiêu chuẩn đối với từn đối tượng để quyết định tuyển chọn. Người lao động được tuyển chọn và làm việc ở đơn vị, có thể phải qua thời gian thử việc, nhưng tối đa không quá 60 ngày đối với kỹ sư, công nhân bậc 5 trở lên và các lao động khác không quá 10 ngày. Trong thời gian thử việc hưởng lương không thấp hơn 70% lương khởi điểm theo thoả thuận. Qua thời gian thử việc, nếu không đạt yêu cầu thi thông báo cho người lao động chấm làm việc ở đơn vị. Nếu đạt thì làm thủ tục ký hợp đồng theo quy định hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký. Lực lượng chuyên môn kỹ thuật của công ty (Tính đến ngày 12 tháng 4 năm 2004) Stt Cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo nghề Số lượng Thâm niên nghề Ghi chú 5năm 10năm 15năm Trên 20năm A Đạihọc -trên đại học: 8 14.3% 1 Kiến trúc sư 1 1 2 Kỹ sư xây dựng 4 1 2 1 3 Kỹ sư thuỷ lợi 1 1 1 4 Kỹ sư giao thông 1 1 1 5 Cử nhân kinh tế 1 1 B Cao đẳng+ trung cấp: 3 5.7% 1 Trung cấp thuỷ lợi 1 1 2 Trung cấp giao thông 1 1 3 Trung cấp cơ khí 1 1 4 C Công nhân kỹ thuật: 41 80% 1 Công nhân nề 7/7 2 1 1 2 Công nhân nề 6/7 18 12 6 3 Công nhân <6/7 16 8 7 1 4 Kỹ thuật khác 5 3 2 1 Tổng số 52 100% Nhận xét: Tỉ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 14.3% so với tổng số lao động là tương đối phù hợp so với một công ty thi công xây dựng. Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu chất lượng lao động trong tương lai quy mô theo hướng nâng cao thì công ty cần phải có chính sách đào tạo thu út nguồn nhânlực có trình độ cao. 2.1.3 Hợp đồng lao động: - Việc ký kết, tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đều phải thực hiện bằng văn bản (theo mẫu chung của Bộ lao động thương binh và xã hội). - Giám đốc Công ty ký kết hợp đồng với các đối tượng Công ty tuyển chọn, có thể bao gồm cả thủ kho, thủ quỹ, cán bộ vật tư nếu đơn vị có sử dụng vốn đầu tư của Công ty. Thủ trưởng các đơn vị tuyển trọn và ký hợp đồng đối với các đối tượng ngoài diện Giám đốc Công tyký kết. - Nội dung hợp đồng lao động phải rõ ràng, người sử dụng lao động đểu phải hiểu rõ và phải thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã cam kết. - Hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên, ký riêng từng người. Hợp đồng dưới một năm thực hiện ký với người đại diện, kèm theo danh sách có chữ ký của từng người (danh sách phải ghi rõ họ tên và chứng minh thư nhân dân hoặc địa chi, quê quan, có xác nhận của chính quyền địa phương), nghề nghiệp, bậc thợ, cấp bậc khác, khi cần báo tin cho ai, ở đâu, điện thoại nếu có và chữ ký của người lao động. 2.1.4 Phân công về tạm hoãn, châm dứt hợp đồng lao động. Người ký hợp đồng lao động với đối tượng nào, thì được quyền thông báo tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động với đối tượng đó. Lý do tạm hoãn chấm dứt hợp đồng lao động và các vấn đề khác liên quan phải thực hiện đúng quy định của luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.1.5 Quản lý và sử dụng lao động: Người lao động ở đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị đó chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và thực hiện chính sách kể cả bồi thường vật chất nếu để sảy ra rủi ro đối với người lao động đồng thời có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản hồ sơ ở đơn vị đó. 2.1.6 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động. Người lao động và người sử dụng lao đọng phải thương xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng Công ty và các đơn vị tổ chức cho người lao động đi học hoặc người lao động tự nguyện học tập, nâng cao trình độ. Kinh phí đi học và các vấn đề khác liên quan do người quản lý lao động quyết định. Trường hợp được Công ty cử đi học vì chiến lược cán bọ lâu dài và được Công ty trả tiền học phí, được hưởng lương bằng mức tiền lương hành chính thì khi kết thúc khoá học, Công ty sẽ thu giữ chứng chỉ được cấp sau khoá học trong một thời gian hai bên thoả thuận trước khi đi học. Hết thời gian thoả thuận, người lao động nếu không làm ở công ty sẽ được công ty hoàn lại chứng chỉ, nếu người lao động hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với Công ty đã phát sinh trong quá trình công tác. 2.1.7 Thực hiện chính sách đối với cán bộ, nhân viên và người lao động. Người lao động được thi nâng bậc, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng tổ chức thi tuyển của Công ty. Giám đốc Công ty quyết định nâng bậc cho người lao động, trên cơ sở kết quả thi tuyển vào tiêu chuẩn của nhà nước. 2.1.8 Bảo hiểm xã hội với cán bộ, công nhân viên. Mọi cán bộ, công nhân viên trong Công ty được khuyễn khích đóng các bảo hiểm để được hưởng chế độ BHXH và ngược lại. Việc đóng bảo hiểm chỉ thực hiện với người làm việc thường xuyên, liên tục hoặc có thời hạn trên một năm. Mức thu theo quy định của nhà nước. 2.1.9 Giải quyết chế độ đối với người lao động. Người lao động tham gia bảo hiểm thì được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định của BHXH. Các đối tượng khác thực hiện theo hợp đồng lao động dã đăng ký giữa người lao động và người sử dụng lao động. Riêng việc giải quyết chế độ ngừng việc, nghỉ việc của người lao độngthực hiện theo quy chế trả lương của Công ty. Giám đốc đơn vị phải chịu trách nhiệm qản lý và thực hiện chế độ, chính sách xaqx hội đối với cán bộ, chuyên viên do Công ty điều chuyển xướng trong khi làm việc tại đơn vị. 2.1.10 Khen thưởng, kỷ luật: Khen thưởng: Công ty lập quỹ khen tjưởng để Giám đốc Công ty sử dụng thưởng cho các đợn vị, các nhân có thành tích suất sắc theo chế độ tiền lương. Kỷ luật: Các hình thức kỷ luật bao gồm 03 mức: Khiển trách, cảnh cáo. Chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn. Sa thải. Bồi thường thiệt hại (nếu có) và không phụ thuộc vào hình thức kỷ luật. Phân công nhiệm vụ công tác: Nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng thành viên Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên họp định kỳ mỗi một lần, nhằm : Quyết định phương hướng phát triển của công ty , Quyết định tăng hoăc giảm vốn điều lệ , Quyết định thời điểm và phương thức huy đông thêm vốn , Quyết định phương thức đầu tư vào dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 70% tổng giá trị tài sảnđược ghi trong sổ kế toán của công ty. Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 40% tổng giá trị tài sản đựoc ghi trong sổ kế toán công ty. Bầu, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên; Quyết định bổ nhiệm cách chức giám đốc, kế toán trưởng. Quyết định mức lương, các lợi ích khác đối với giám đốc và kế toán trưởng Thông qua sổ sách kế toán, Quyết định phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận, phương án xủ lý lỗ của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. Quyết định tổ chức lại công ty. Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Sửa đổi bổ xung điều lệ công ty. Quyết định giải thể công ty. Giám sát, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại “Luật Doanh Nghiệp” và điều lệ công ty quy định. Nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc Công ty: Thành lập, sát nhập giải thể đơn vị trong công ty, ví dụ: Phòng kế hoạch tài vụ, chi nhánh, căn phòng Công ty, đội xây dựng, xưởng sản xuất..v.v. Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách thức cán bộ dưới quyền. Người đứng đầu các đơn vị gọi chung là Thủ trưởng đơn vị. Ban hành hệ thống các văn bản để làm cơ sở thực hiện quản lý mọi mặt hoạt động của Công ty. Quản lý điều hành hoạt động của công ty bằng hệ thống văn bản Công ty đã ban hành. Kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của các đơn vị. Quyết định hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết của công ty. Quyết định phn chia, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty. Phê chuẩn quyết toán của các đơn vị trong Công ty và duyệt tổng quyết toán của Công ty. Trực tiếp quản lý công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính kế toán, công tác kế hoạch của Công ty và một số lĩnh vực khác. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và sử lý vi phạm dựa trên các quy định trong hệ thống văn bản của công ty đã ban hành cùng các quy định của nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó giám đốc: Nhiệm vụ: Được căn cứ vào quyết định bổ nhiệm của Giám đốc Công ty, trong đó nêu rõ: Có nhiệm vụ phụ trách quản lý, điều hành một hay nhiều lĩnh vự kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ cụ thể được Giám đốc Công ty ghi rõ quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc. Được thay mặt Giám đốc Công ty làm việc với các nhân, đơn vị liên quan để bàn bạc, quyết định giải quyết công việc và tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình điều hành. Làm báo cáo định kỳ tổng kết các mặt hoạt động trong phạm vi công việc được phân công phụ trách. Báo cáo và chuyển các công việc vượt quá thẩm quyền hay thuộc phạm vi quyền hạn của Giám đốc nên để Giám đốc Công ty xem xét và giải quyết. Quyền hạn: Phạm vi quyền hạn được ký thay Giám đốc Công ty một số văn bản, giấy tờ phát sinh trong phạm vi công việc mình phụ trách đảm nhận. Cụ thể được quy định rõ trong quyết định bổ nhiệm của phó giám đốc. Riêng đối với công trình do mình trực tiếp khai thác và làm chủ nhiệm công trình (Hoặc Thủ trưởng đơn vị thi công hay còn gọi là Thủ trưởng thi công)- Hạch toán độc lập. Được ký thay Giám đốc Công ty tất cả các loại hồ sơ, giấy tờ, chứng từ (Trừ lĩnh vực tài chính có tính pháp nhân phải đóng dấu Công ty và công tác cán bộ theo phân cấp ) phát sinh liên quan đến công trình. Trách nhiệm nghĩa vụ quyền hạn của kế toán trưởng (phòng tài vụ kế toán- hành chính) Kiến nghị tổ chức nhân sự cho bộ máy làm việc của công ty; Lựa chọn kiến nghị với giám đốc công ty cơ cấu tổ chức đơn vị phù hợp với năng lực, quy mô kinh doanh; Tham mư giúp việc cho giám đốc trong quản lý kinh tế( phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh, sử dụng vốn..); Đề ra các quy định nhằm cụ thể hoá một số vấn đề vè nguyên tắc làm việc, ghi chép sổ sách, nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động phù hợp với đặc thù của đơn vị; Phổ biến nội quy, quy định của công ty cho toàn thể CBCNV là việc tại công ty trước khi giao nhiệm vụ. Yêu cầu bắt buộc đối với người tham gia ký cam kết thực hiện và tự chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng cam kết; Tiến hành đôn đốc kiểm tra mọi mặt của CBCNV trong đơn vị; Quyết định điều chỉnh và xử lý công việc chuyên môn, nghiệp vụ kế toán tài chính thống kê; Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra kiểm soát của công ty và các tổ chức liên quan của nhà nước; Thực hiện báo cáo định kỳ đầy đủ, kịp thời về mọi mặt hoạt động của đơn vị theo quy định của công ty và pháp luật( Đăng ký kê khai, nộp thuế GTGT, kê khai thuế đầu vào, đầu ra hàng tháng); Tổ chức lưu giữ hồ sơ, sổ sách giấy tờ của công ty đúng theo quy định của pháp luật. Giữ bí mật các tài liệu, số liệu kế toán; Thực hiện nghiêm túc các quy định của công ty và luật lệ của nhà nước như: luật lao động, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa chay, luật bảo vệ sức khoẻ pháp lệnh kế toán thông kê.; Có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển giao đầy đủ kịp thời trong thời gian sớm nhất các khoản tiền của chủ sở hữu chuyển về công ty khi đã kiểm tra và thu đủ các khoản phải thu: Các khoản phải nộp do đơn vị hoặc cá nhân thuộc đơn vị vi phạm các quy định của công ty; Các khoản phạt vi phạm hành chính do thủ trưởng các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ hoặc các nghĩa vụ đối với nhà nước dẫn đến các thiệt hại cho công ty ; Cơ chế thu tiền tạm ứng thuế GTGT, thuế thu nhận tháng – quý đối với các đơn vị căn cứ vào thông báo nộp thuế của cơ quan thuế hàng tháng. Kế toán trưởng trên cơ sở tổng hợp giá trị sản lượng của từng đơn vị, tính toán phân bổ số tiền phải nộp của từng đơn vị theo công thức sau: Số tiền phải nộp = Tổng số tiền phải nộp * GTSL của đơn vị Tổng giá trị SL toàn công ty Các khoản phải nộp khác theo Quyết định của cơ quan, tổ chức cụ thể phân theo tỉ lệ doanh thu Thủ trưởng các đơn vị thi công xây dựng các công trình có nhiệm vụ, quyền hạn: Lựa chọn và quyết định cơ cấu tổ chức đơn vị phù hợp. Thiết lập bộ máy của đơn vị theo thẩm quyền. Phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, rõ ràng cho từng vị trí làm việc trong đơn vị. Việc phân chia công việc cho người khác không làm thay đổi trách nhiệm của người giao việc với Công ty. Đánh giá kết quả làm việc và quyết định mức lương, thưởng từng người làm việc tại đơn vị theo phân cấp. Có quyền tự chủ về vốn đầu tư và nghĩa vụ đầu tư tài chính để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chủ động giải quyết các phát sinh để giữ uy tín công ty. Thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Công ty. Đăng ký kê khai nộp thuế hàng tháng và quyết toán thuế GTGT với cục thuế tại địa phương nơi có công trình. Bắt đầu từ khi công trình khởi công và kết thúc ngay khi có quyết toán được duyệt. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơ chứng từ đưa vào hạch toán. Có trách nhiệm cùng Công ty đóng góp nghĩa vụ với nhà nước. Được quyết định trong việc mua nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị đảm bảo chất lượng, an toàn phục vụ thi công. Có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho đối tác mình ký kết hợp đồng mua bán. Chủ động quan hệ với chủ đầu tư và các bên liên quan để tháo gỡ khó khăn. Được quyền quyết định, ký khẳng định tính chính xác các vấn đề về công việc phát sinh, chất lượng, nghiệm thu, bàn giao công trình. Quản lý các mặt hoạt động của đơn vị. Đề ra nội quy làm việc của đơn vị. Nội quy phải cụ thể hoá nguyên tắc làm việc nghỉ ngơi an toàn và vệ sinh lao động đầy đủ nội dung, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị và tuân theo đúng quy định của Công ty và pháp luật. Tổ chức kiểm tra sức khoẻ, tổ chức học các quy định về an toàn liên quan và trang bị đầy đủ cũng như hướng dẫn sử dụng trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động. Phổ biến nội quy của đơn vị, quy định của Công ty cho toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động làm việc tại cơ sở trước khi triển khai thi công. Yêu cầu người học ký cam kết thực hiện và tự chịu trách nhiệm nếu vi phạm cam kết. Trực tiếp chỉ đạo triển khai công việc căn cứ thiết kế, nắm vững biện pháp, trình tự xây lắp, các quy trình, quy phạm kỹ thuật, theo phương pháp, biện pháp tốt nhất, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả kinh tế. Tiến hành đôn đốc, kiểm tra sát sao chặt chẽ từ cán bộ đến từng tổ từng người lao động trong giờ làm việc về mọi mặt hoạt động. Tuyệt đối không để xảy ra sai phạm, mất an toàn. Quá trình thi công phải nắm bắt, ký khẳng định các vấn đề: Về tim, cốt công trình, về liều lượng vật liệu, về số lượng, về chủng loại vật tư, khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành.v.v.v đều đã được thực hiện theo đúmg sơ đồ thiết kế dự toán và các tiêu chuẩn quy phạm quy định, đạt chất lượng an toàn để nghiệm thu. Kiểm tra, ký xác nhận chất lượng máy móc, thiết bị đủ điều kiện đưa vào vận hành sử dụng theo quy định của pháp luật, kèm theo giấy chứng nhận an toàn hoặc giấy kiểm tra định kỳ. Ghi chép và lập đầy đủ hồ sơ công trình theo yêu cầu. Ví dụ: Nhật ký công trình, các loại biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công Ký thông qua trước khi chuyển về Giám đốc Công ty ký duyệt, đóng dấu pháp nhân. Ký duyệt các hồ sơ, sổ sách, giấy tờ, chứng từ phát sinh thuộc nội bộ đơn vị (tức là không mang danh nghĩa Công ty ) và ký xác nhận tính chính xác, trung trực của nội dung các hồ sơ, văn bản trước khi trình lãnh đạo Công ty duyệt. Được tham gia trực tiếp quyết định, điều chỉnh và xử lý công việc thực tế của đơn vị theo phân cấp, kịp thời phản ánh vướng mắc về Công ty để xem xét giải quyết. Phải tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, kiểm soát của Công ty và các tổ chức có liên quan của Nhà nước. Có nghĩa vụ báo cáo định kỳ đầy đủ, kịp thời mọi hoạt động của đơn vị gửi đến Công ty. Tổ chức lưu giữ hồ sơ, sổ sách giấy tờ thuộc đơn vị. Nộp về Công ty theo quy định. Phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Công ty và luật lệ của nhà nước. (Luật lao động, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, các luật thuế, pháp lệnh kế toán thống kê). Có trách nhiệm phối kết hợp với Thủ trưởng các đơn vị trong Công ty trên tinh thần bình đẳng, hợp tác, tôn trọng. 2.3 Công tác lập kế hoạch Nội dung công tác lập kế hoạch gồm: Kế hoạch lao động tiền lương. Kế hoạch an toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động. Kế hoạch máy móc, thiết bị nguyên vật liệu và công cụ sản xuất. Kế hoạch đời sống xã hội. Kế hoạch sản xuất xây lắp ( Tiến độ, khối lượng và giá trị). Kế hoạch tổ chức thực hiện. Kế hoạch tài chính và thu hồi vốn. Kế hoạch kinh doanh khác. Kế hoạch đầu tư và xây dựng cơ bản sửa chữa. Kế hoạch được lập trình Giám đốc Công ty phê duyệt làm cơ sở đề phòng, ban, và các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện. Phân công lập kế hoạch sản xuất kinh doanh : Các đơn vị có nhiệm vụ : Đối với các dự án có đầu tư sử dụng vốn của Công ty: Thủ trưởng các đơn vị phải chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị, trên cơ sở có sự thoả thuận với đơn vị phụ trách lập kế hoạch của Công ty, được triển khai thực hiện khi Công ty đã phê duyệt. Riêng đối với các dự án không sử dụng vốn đầu tư của Công ty: Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp ổ chức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh với nội bộ đã quy định, gửi về Công ty một bản để theo dõi thực hiện. Đối với phòng kỹ thuật. Chủ trì lập kế hoạch sản xuất kinh doanh với nội dung đã quy định, gửi về Công ty một bản để theo dõi thực hiện. Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch của các đơn vị và tổ chức triển khai kế hoạch được duyệt. Chủ trì tổ chức kiểm tra, đôn đốc, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đề ra hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị thông qua việc kiểm tra và báo cáo Giám đốc Công ty. Hoạt động Marketing 2.4.1 Đối với phòng kỹ thuật Trực tiếp lập hồ sơ kinh doanh, hồ sơ dự thầu, chuẩn bị hợp đồng để trình Giám đốc Công ty ký kết, đối với các lĩnh vực Công ty đã đăng ký kinh doanh. Tiếp nhận hồ sơ kinh doanh, hồ sơ dự thầu của các đơn vị đã lập, kiểm tra tính khả thi, báo cáo Giám đốc Công ty kèm theo hợp đồng để Giám đốc Công ty xem xét và giải quyết. Công ty là đầu mối hạch toán tổng hợp đầu vào, đầu ra trong sản xuất kinh doanh. Do đó việc tạm ứng, thanh quyết toán tiền thực hiện hợp đồng, thảo hợp đồng nội bộ và các văn bản quản lý, điều hành công trình Giám đốc Công ty xem xét và giải quyết. Chủ trì trong công việc triển khải thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư của Công ty. Làm quyết định giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng, thảo hợp đồng nội bộ và các văn bản quản lý, điều hành trình Giám đốc Công ty xem xét và giải quyết. Đối với các đơn vị. Chủ động khai thác việc làm cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Đối với những công việc tự tìm kiếm khai thác được phải chủ động nộp hồ so kinh doanh hoặc hộ sơ dẹ thầu thông qua phòng tư vấn - kỹ thuật- an toàn để thẩm định trình lãnh đạo Công ty. Được tự động trong việc mua nguyên vật liệu, thuê máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tự chịu trách nhiệm về triển khai, thực hiện các loại hợp đồng đã ký kết. Công tác tổ chức bộ máy Thi công xây dựng là loại hình là loại hình sản xuất mang tính đặc thù riêng, vị trí thi công sản phẩm luôn thay đổi theo công trình. Do vậy cần phải có bộ máy tổ chức quản lý công ty có đặc điểm riêng tuỳ theo từng công trình mà có thể áp dụng các sơ đồ tổ chức khác nhau. Với mô hình công ty dưới đây thì hạn chế của nó là chưa tập chung được tổng nguồn lực, cho phép doanh nghiệp tham gia đấu thầu những công trình lớn, mô hình công ty này chỉ phù hợp với chiên lược “thị trường nhánh”. Sơ đồ tổ chức công ty đội xdC t Dân dụng Phòng tài vụ kế toán đội x d Thuỷ Lợi Phòng kỹ Thuật kế Hoạch Hội đồng thành viên Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Xưởng gia công cơ khí đội x d nội thất Nguyên tắc chung: Trong việc phân công nghiệp vụ giữa giám đốc công ty với thủ trưởng các đơn vị và từng cá nhân trong công ty phải đảm bảo các nguyên tắc sau Đảm bảo quyền tập trung quản lý và chỉ đạo xuyên suốt của Giám đốc công ty. Giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị. Phân cấp toàn diện các mặt bao gồm trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, và lợi ích kèm theo. Từng đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao bằng phương pháp, biện pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn, tốc độ, đúng tiến độ, đạt chất lượng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đem lại hiệu quả kinh tế. Mọi hành vi vi phạm của mỗi người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là cán bộ chủ chốt phải tự chịu trách nhiệm trước quản lý trực tiếp và pháp luật, kể cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tiền, bằng hiện vật, bằng tài sản và trách nhiệm khác theo quy định của Công ty và pháp luật hiện hành. Quy định áp dụng: tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao đểu căn cứ vào các tắc nêu trên để giải quyết. Cán bộ chủ chốt bao gồm: Các cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các cơ quan công ty và ở các đơn vị. Tổ chức bộ máy của các đơn vị: Giám đốc Công ty quyết định cơ cấu bộ máy các đơn vị đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh . Giám đốc Công ty bổ nhiệm người đứng đầu các đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ: Thủ trưởng các đơn vị bổ nhiệm cấp phó (nếu có) trên cơ sở tuyển chọn kỹ và báo cáo thông qua Giám đốc Công ty trước khi bổ nhiệm. Thủ trưởng các đơn vị bổ nhiệm, sắp xếp toàn bộ nhân lực giúp việc bao gồm: các cán bộ chủ chốt đảm nhận công tác ở các lĩnh vực và toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại đơn vị. Ký hợp đồng lao động theo phân cấp quy chế này. Cơ cấu tổ chức của đơn vị được chọn trong các mẫu Công ty đã quy định. Trường hợp các cơ cấu tổ chức khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Giám đốc Công ty. Tình hình tài chính Cơ cấu biến động tài chính của nguồn vốn, tài sản được biểu hiện qua các bảng phân tích sau: Phân tích cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tăng, giảm Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ lệ % 1 2 3 4 5=3-1 6=5/1 I - Nợ phải trả 1.152.000 48 1.008.000 42 (144.000) (12,5) 1. Nợ ngắn hạn 864.000 36,00 840.000 35,00 (24000) (2,8) -Vay ngắn hạn 288.000 12,00 264.000 11,00 (24.000) (8,3) -Phải trả ngời bán 504.000 21,00 432.000 18,00 (72.000) (14,3) -Thuế và các khoản phải nộp nhà nớc 48.000 2,00 96.000 4,00 48.000 1,00 -Phải trả ngời lao động 21.600 0.90 33.600 1,40 12.000 55,60 -Các khoản PTNH khác 2.400 0,10 3840 0,16 1.440 60,00 2. Nợ dài hạn 288.000 12,00 168.000 7,00 (120.000) (41,70) - Vay dài hạn  72.000  3,00 58.560   2,44  (13.440)  (18,60) - Nợ dài hạn 216.000 9,00 120.000 5,00 (96.000) (44,4) II- Nguồn vốn chủ sở hữu 1.248.000 52,00 1.392.000 58,00 144.000 11,50 1. Nguồn vốn kinh doanh 960.000 40,00 998.800 41,20 28.800 3,00 - Vốn góp 936.000 39,00 960.000 40,00 24.000 2,60 - Thặng dư vốn 24.000 1,00 28.800 1,20 2.400 10,00 - Vốn khác 2. Lợi nhuận tích luỹ 120.000 5.00 144.000 6,00 24.000 20,00 3. Các quỹ của DN 72.000 3.00 81.600 3,40 9.600 13,30 Trong đó: Quỹ khen thởng, phúc lợi 72.000 3.00 81.600 3,40 9.600 13,30 6. Lợi nhuận cha PP 96.000 4.00 153.600 6,40 57.600 60,00 Cộng nguồn vốn 2.400.000 100.00 2.400.000 100.00 - - Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tăng, giảm Số tiền Tỉ trọng% Số tiền Tỉ trọng% Số tiền Tỉ lệ% 1 2 3 4 5=3-1 6=5/1 I.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.104.000 46,00 1.068.000 44.50 (36.000) (3,20) 1. Tiền mặt tại quỹ 144.000 6,00 96.000 4,00 (48.000) (3,30) 2. Tiền gửi Ngân hàng 120.000 5,00 84.000 3,50 (36.000) (30,00) 3. Phải thu của khách hàng 96.000 4,00 72.000 3,00 (24.000) (25,00) 4. Các khoản phải thu khác 96.000 4,00 48.000 2,00 (48.000) (50,00) 5. DP phải thu khó đòi NH 6. Thuế GTGT đợc khấu trừ 48.000 2,00 75.800 3,20 28.800 60,00 7. Hàng tồn kho 384.000 16,00 499.200 20,8 115.200 30.00 8. DP giảm giá hàng tồn kho 9. Tài sản lưu động khác 216.000 9,00 216.000 9,00 II. Tscđ, đầu t dài hạn 1.296.000 54,00 1.332..000 55.50 36.000 2.70 1. Tài sản cố định 945.600 39,40 928.800 38.70 (16.800) (1.80) - Nguyên giá 1.008.000 42,00 1.008.000 42.00 - Giá trị hao mòn luỹ kế(*) (62.000) (2,60) (79.200) (3.30) (16.800) 27.00 2. Các khoản ĐT- TC dài hạn 4. Chi phí ĐT XDCB DD 326.400 13,60 379.200 15.80 52.800 16.10 5. Chi phí trả trớc dài hạn 24.000 1,00 24.000 1.00 Cộng tài sản 2.400.000 100.00 2.400.000 100.00 - - *) Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy: Tổng tài sản của công ty cưối năm không tăng(2.400.000.000Đồng) điều đó có nghĩa là quy mô về vốn của doanh nghiệp không tăng hay công ty chưa mở rộng quy mô sản xuất, TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty tăng do tăng chi phí XDCB DD( tăng 52.800.000 đồng tướng với tỉ lệ tămg 16.1%).Như vậy công ty đã quan tâm đến tăng năng lực sản xuất cho tương lai. TSCĐ của công ty không hề tăng về nguyên giá, cho nên giá trị còn lại của tài sản cố định giảm vì tài sản bị hao mòn, bị khấu hao trong quá trình sử dụng. Tỉ lệ tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 36.000.000 đồng- tỉ lệ tăng 2,70%cho thấy năng lực sản xuất được mở rộng điều đó rất khả quan đối với doanh nghiệp xây dựng sản phẩm sản xuất là đơn chiếc chu kì sản xuất thường kéo dài. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kì giảm 36.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 3,2%. Tài sản cố định và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm so với đầu năm do tiền giảm, phải thu khác giảm, phải thu của khách hàng tăng hàng tồn kho tăng. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty là bị giảm sút. Công ty cần phải nhanh chóng, chú trọng đến công tác thu hồi( đòi ) nợ, mặc dù khoản phải thu cuối năm không lớn, đầu tư tăng, doanh nghiệp dự trữ tiền giảm. Bảng phân tích trên cho thấy hàng tồn kho của công ty chiếm tỉ trọng rất lớn 20,8% trong tổng số tài sản lưu động, tỉ lệ tăng so với đầu năm là 16% mức tăng là 115.200.000,đồng. Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại khác nhau, có loại là tài sản dự trữ sản xuất ,có loại là sản phẩm dở dangvì vậy cần kết hợp với thuyết minh báo cáo tài chính để phân tích, quyết định xem nên dự trữ loại hàng tồn kho nào là có lợi nhất cho doanh nghiệp. Cuối năm công ty có những cải thiện trong phân bổ vốn, tăng tài sản cần thiết, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất. Mục tiêu năm và phương hướng phát triển của công ty trong năm tới 2005 mục tiêu Chỉ tiêu Vốn KD (1000đồng) Doanh thu (1000đồng) Số lao động (người) Thu nhập BQ/năm (1000đồng/người) Năm 2004 2.400.000 4.182.400 52 20.050 Năm 2005 3.500.000 6.200.000 70 22.500 Mức tăng BQ/năm 45.8% 48% 34,6% 13% 2- phương hướng Về mặt sản phẩm công ty phấn đấu tăng sản lượng các sản phẩm hiện có ở mức 40%. Sản phẩm nội thất cao cấp cần được phát triển mạnh hơn vì thị trường của sản phẩm này hiện tại công ty đang rất có ưu thế để tập trung đầu vào các dự án xây dựng của các công trình và khu chung cư cao cấp hiện đang được thị trường ưa chuộng, tăng tỷ trọng của 2 sản phẩm này lên 40% so với tổng doanh thu tương đương 2.600.000.00 đồng. Về thị trường công ty giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng ra thị trường các tỉnh lận cận. Về mặt nguồn vốn công ty huy động từ nguồn tự bổ xung hoặc đi vay tín dụng đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Về mặt con người công ty, tổ chức đào tạo,nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, mặt khác tiến hành mua bảo hiểm cho cán bộ công nhân, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động. Góp phần giải quyết việc làm ổn định đời sống cho người lao động, giúp họ gắn bó lâu dài và góp phần xây dựng Công ty ngày càng phát triển trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV551.doc
Tài liệu liên quan