Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng công thương Việt Nam và chi nhánh Ba Đình

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay.Hội nhập chính là con đường tốt nhất giúp Việt Nam chúng ta rút ngắn khoảng cách với các nước khác và có điều kiện để phát huy hết những thế mạnh của mình.Ngày 1/1/2007 sau một thời gian dài đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường hội nhập của chúng ta. Sau hơn hai năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt.Hoạt động thanh toán quốc tế cùng hoà vào xu thế đó , đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Mặt khác, hoạt động thanh toán quốc tế đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng và là cầu nối của các NHTM trong và ngoài nước với nhau. Ngân hàng công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.Được triển khai từ năm 1991 hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT VN đã đạt được nhiều kết quả.Xác định được sự cần thiết khách quan của việc áp dụng và phát triển nghiệp vụ ngân hàng Quốc tế, năm 1993- chỉ sau 2 năm NHCT VN triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại trụ sở chính-được sự chỉ đạo của NHCT VN và với quyết tâm của ban giám đốc, chi nhánh Ba Đình chính thức thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Kết quả đánh giá hơn 15 năm thực hiện thanh toán quốc tế của chi nhánh rất khả quan. Tuy nhiên từ năm 2006 các đơn vị xuất nhập khẩu có xu hướng thu hẹp, hoặc rất khó tiếp thị do cơ chế tín dụng chặt chẽ của NHCT VN, do vậy doanh số thanh toán và phí dịch vụ thanh toán quốc tế giảm, hoặc tăng chậm. Lãi suất cho vay ngoại tệ/ chiết khấu chứng từ xuất khẩu của NHCT vẫn cao hơn các NHTM khác, ví dụ : lãi suât vay ngoại tệ sàn NHCTVN qui định là 6.7%, nếu là khách hàng truyền thống mới được xem xét có thể ưu đãi 6.2% trong khi Ngân hàng Ngoại thương là 5.8%-6.0%. Đặc biệt trong từ khi Việt Nam gia nhập WTO sự cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế ngày càng gay gắt. Trong điều kiện hiện nay, nếu như không có các giải pháp đối phó kịp thời thì hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Ba Đình sẽ không cạnh tranh nổi. Do đó, đề tài : “Nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHCT chi nhánh Ba Đình trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO” là đề tài mà em sẽ hướng tới trong “Chuyên đề tốt nghiệp” trong thời gian tới.

doc28 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng công thương Việt Nam và chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCT VN : Ngân hàng công thương Việt Nam VND : Việt Nam Đồng USD : United States Dollar NHNNVN : Ngân hàng nhà nước Việt Nam Cty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn HĐQT : Hội đồng quản trị XNK : Xuất nhập khẩu Cty CP : Công ty Cổ phần NHTM : Ngân hàng thương mại LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, các ngân hàng thương mại phải mở rộng, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng công thương Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế đó. Ngân hàng công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua đã cho thấy NHCT VN đã hội nhập rất tốt. Trong thành công của NHCT VN, NHCT chi nhánh Ba Đình đã góp một phần không nhỏ.Lợi nhuận năm 2005 của chi nhánh mới là 90.681 tỉ VNĐ thì sang năm 2007 con số ấy đã là 134.727 tỉ VNĐ Với những gì đã đạt được, chi nhánh Ba Đình xứng đáng là chi nhánh hàng đầu của hệ thống NHCT VN. Giai đoạn vừa qua cũng là thời gian sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế quốc dân bước vào giai đoạn thực tập. Trong thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Tạ Lợi cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị cán bộ tại phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu và các phòng ban khác tại Ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình em đã hoàn thành bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” này một cách tốt đẹp. Vì sự hiểu biết còn hạn chế nên bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và góp ý giúp em hoàn thiện bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,tháng 2/2009 Sinh viên Phan Hải Quế CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH BA ĐÌNH 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM : Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN, và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 138 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM); 02 Văn phòng đại diện; và 03 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á NHCTVN (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v. NHCT hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của NHCT tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (31/12/2007) là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Theo BCTC chưa kiểm toán của NHCT, tại thời điểm 30/09/2008 vốn điều lệ và tổng tài sản của NHCT tương ứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng. Có thể tóm tắt một số thành tựu nổi bật của NHCT tính đến thời điểm hiện tại, đồng thời cũng là thế mạnh của NHCT so với các NH thương mại khác như sau: - Tăng trưởng nhanh qui mô Tài sản Nợ, Tài sản Có và các nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư, khẳng định được vai trò một ngân hàng thương mại chủ lực ở Việt Nam. Mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới Xây dựng, phát triển bộ máy tổ chức và màng lưới kinh doanh lớn mạnh, phát triển nguồn nhân lực để vận hành có hiệu quả hệ thống kinh doanh của NHCTVN Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế, quy chế về nghiệp vụ và điều hành nội bộ: mang tính thống nhất, đầy đủ, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả. Có thể kể đến Bộ cẩm nang sổ tay tín dụng và 61 quy trình nghiệp vụ theo quy chuẩn khoa học được cấp chứng nhận ISO Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Toàn bộ hệ thống mạng lưới trụ sở giao dịch kiêm kho từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch đều khang trang hiện đại, được thiết kế qui chuẩn mang thương hiệu Vietinbank. Có 88 công trình nhà làm việc đã, đang và tiếp tục xây dựng mới, tiêu biểu như: Trụ sở chính 25 Lý Thường Kiệt, Trung tâm Đào tạo cán bộ tại Huế và Đồng Nai (mỗi nơi trên 5 ha); Trường đào tạo cán bộ tại Vân Canh 10,2 ha, chi nhánh 1 TPHCM 26 tầng, chi nhánh Hoàng Mai 30 tầng. Tính từ năm thành lập (1988) đến nay NHCT đã được tặng thưởng: 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 04 Huân chương Lao động hạng Nhất, 22 Huân chương Lao động hạng Nhì, 121 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Chiến công hạng ba, 03 tập thể được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”, 333 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 08 Cờ thi đua của Chính phủ, 20 Cờ Thi đua của Thống đốc NHNN và hàng ngàn bằng khen của Thống đốc và các bộ, ban, ngành v.v. Đồng thời trong năm 2008, Ngân hàng Công thương còn đạt Giải thưởng “Sao vàng Thủ đô 2008” trao cho sản phẩm thẻ E-Partner; Cup vàng “Thương hiệu - Nhãn hiệu” lần III; Giải thưởng “Cúp Vàng ISO lần thứ IV – 2008” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bình chọn và trao tặng, “Giải thưởng chất lượng quốc tế” - International Star Award (ISAQ) tại Thụy Sỹ, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được nhận vinh dự này. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Hình 1.1: Hệ thống tổ chức Nguồn: www.icb.com.vn Cơ cấu tổ chức của NHCT bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát và một số phòng ban giúp việc khác thực hiện báo cáo cho HĐQT. Cơ cấu tóm tắt như sau: Hình 1.2: Cơ cấu bộ máy điều hành Nguồn: www.icb.com.vn (Con số trong ngoặc đơn chỉ số người trong bộ phận) Hiện nay, NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức của NHCT được phân chia thành các khối chức năng như sau: Hình 1. 3: Cơ cấu tổ chức (Trụ sở chính) Nguồn: www.icb.com.vn 2. NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH : Ngân hàng công thương Ba Đình tiền thân là Chi điếm Ngân hàng Đội Cấn được thành lập từ năm 1958 là một trong những đơn vị Ngân hang được thành lập đầu tiên trên địa bàn Thủ đô Hà Nội,có trụ sở tại 126 phố Đội Cấn (nay là 142), quận Ba Đình ,Hà Nội. Năm 1988 NHCT VN ra đời, thành lập chi nhánh tại Ba Đình trên cơ sở Chi điếm ngân hàng Đội Cấn. 2.1.Hệ thống tổ chức : Hình 1.4: Sơ đồ Hệ thống tổ chức NHCT chi nhánh Ba Đình Nguồn: www.icb.com.vn 2.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban :( phụ lục kèm theo) Ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình có 12 phòng ban với các chức năng nhiệm vụ khác nhau, bao gồm : 1.Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn 2.Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 3.Phòng khách hang cá nhân 4.Phòng quản lí rủi ro và nợ có vấn đề 5.Phòng kế toán giao dịch 6.Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 7.Phòng tiền tệ kho quỹ 8.Phòng tổ chức – hành chính 9.Phòng thông tin điện toán 10.Phòng tổng hợp 11.Phòng giao dịch (Tây Hồ) 12.Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử 2.3. Các hoạt động chính : 2.3.1.Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... 2.3.2. Cho vay, đầu tư - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những DA lớn, thời gian hoàn vốn dài - Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung - Thấu chi, cho vay tiêu dùng. - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế - Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế 2.3.3. Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. 2.3.4. Thanh toán và Tài trợ thương mại- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union - Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối… 2.3.5. Ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... - Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. 2.3.6. Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 2.3.7. Hoạt động khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính - Cho thuê tài chính - Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán - Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH BA ĐÌNH Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triên và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến,có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là: “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. Trong thành công chung của NHCT VN chi nhánh Ba Đình cũng đóng góp một phần không nhỏ, xứng đáng là chi nhánh hàng đầu của NHCT VN.Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng phát triển về mọi mặt, có uy tín với doanh nghiệp và khách hàng xa gần. Cụ thể chi nhánh đã có nhưng kết quả như sau : Bảng 2.1: Bảng lợi nhuận các năm của chi nhánh STT Chỉ tiêu/năm 2005 2006 2007 1 Lợi nhuận trước trích dự phòng rủi ro 90.681 129 134.727 2 Lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro 57.782 89.165 42.59 Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (Đơn vị : tỷ VNĐ) Chi nhánh Ba Đình trong hơn 20 năm qua với những thành tích đạt được luôn là một trong những lá cờ đầu của hệ thống NHCT VN.Lợi nhuận của chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định và luôn vượt kế hoạch được giao,trước trích dự phòng rủi ro năm 2006 tăng 42.25% còn sau trích dự phòng rủi ro là 53.4%, năm 2007 mức tăng trưởng giảm đáng kể chỉ còn 4.44%, và do phải trích dự phong rủi ro lớn nên lợi nhuân năm 2007 giảm hơn 50% so với năm 2006, nhưng vẫn vượt kế hoạch năm 12.29 tỉ VND. 1.Công tác huy động vốn : Huy động vốn của dân cư trên một địa bàn hẹp lại có nhiều điểm giao dịch của nhiều tổ chức tín dụng khác nhau là một thách thức không nhỏ, lại có tính cạnh tranh cao về lãi suất nhưng huy động vốn của chi nhánh những năm gần đây vẫn luôn tăng trưởng.Mặt khác lãi suất huy động bình quân của chi nhánh thấp hơn so với nhiều chi nhánh, tổ chức tín dụng khác và đã được NHCT VN ghi nhận.Nhìn chung mấy năm gần đây tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh đều đạt mức trên 14%.Đây là thành quả của sự nỗ lực trong việc triển khai các giải pháp về huy động vốn, từ việc thực hiện các chính sạch tiếp thị khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các dự án có vốn của các tổ chức quốc tế đến công tác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi, với nhiều hình thức phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt trong khu vực tiền gửi dân cư. Bảng 2.2 : Nguồn vốn huy động theo phân loại tiền gửi STT Chỉ tiêu/Năm 2005 2006 2007 1 Tiền gửi VNĐ 3,469 3,497 4,040 2 Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ 695 853 1,101 3 Tổng 4,164 4,350 5,141 Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (Đơn vị : tỷ VNĐ) Tổng nguồn vốn huy động bình quân trong những năm gần đây NHCT Ba Đình luôn tăng theo thời gian :năm 2005 tổng đạt 4164 tỷ VND (tăng 14.43% so với băm 2004), năm 2006 đạt 4350 tỷ VNĐ (tăng 4.56%), còn năm 2007 là 5141 tỷ VND (tăng 18.2%).Tại sao năm 2006 lại chỉ tăng có 4.56% và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra?Nguyên nhân chính là một số doanh nghiệp có tiền gửi thường xuyên lớn, 2 tháng cuối năm 2006 phải cấp vốn cho các đơn vị thành viên , hoặc chuyển vốn nội bộ, một vài đơn vị chuyển vốn góp làm cổ đông chiến lược vào ngân hàng thương mại cổ phần.Mặt khác, chỉ số giá cổ phiếu cuối năm 2006 trên thị trường tăng nhanh có sức hấp dẫn, gia tăng thêm người tham gia kinh doanh cổ phiếu, nên tiền gửi ở khu dân cư đã sụt giảm nhiều so với trước, dẫn đến tổng nguồn vốn huy động trong năm này tăng không đáng kể.Tuy nhiên nhìn nhận chung thì tỉ lệ tăng trưởng trung bình ba năm qua là 12.4% một con số rất khả quan! Theo cơ cấu vốn thì nguồn vốn huy động trong khu vự dân luôn tăng trưởng ổn định trong những năm qua, còn từ các tổ chức kinh tế thì luôn giữ vững và đặc biệt năm 2007 tăng 855 tỉ VND tương đương 43.6% so với năm 2006. Để đạt được kết quả vượt bậc như vậy , năm 2007 chi nhánh Ba Đình đã có một loạt thay đổi, đích thân lãnh đạo đã tham gia vào công tác huy động vốn, tìmkiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động theo cơ cấu vốn STT Chỉ tiêu/Năm 2005 2006 2007 1 Tổ chức kinh tế 2,050 1,962 2,817 2 Dân gửi 2,114 2,388 2,324 3 Tổng 4,164 4,350 5,141 Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (Đơn vị : tỷ VNĐ) 2.Công tác tín dụng Bảng 2.4: Dư nợ theo phân loại tiền STT Chỉ tiêu/ năm 2005 2006 2007 1 Dư nợ VND 1,950 1,710 1,844 2 Dư nợ ngoại tệ (qui VND) 866 650 799 3 Tổng 2,816 2,360 2,643 Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (Đơn vị : tỷ VNĐ) Tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh những năm qua không ổn định do tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp thất thường, đặc biệt là với các doanh nghiệp Xây dựng cơ bản- là những khách hàng lớn của chi nhánh.Năm 2005 tình hình dư nợ tăng tới 48.7% so với năm 2004 nhưng sang năm 2006 tình hình dư nợ đột ngột giảm tới 16% nhưng sang năm 2007 dư nợ cho vay của chi nhánh tăng 12%. Tình hình chất lượng tín dụng của chi nhánh cũng không ổn định.Năm 2005 tình hình nợ đọng trong ngành xây dựng cơ bản đã tác động lớn đến chất lượng tín dụng của chi nhánh, một số doanh nghiệp trong ngành Giao thông vận tải, Xây dựng công nghiệp, y tế không được thanh toán vốn kịp thời do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến nợ gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng lớn vào những tháng cuối quý III/2005. Để khắc phục tình hình này ban lãnh đạo chi nhánh đã kịp thời bám sát các khoản thu chi của các doanh nghiêp để thu nợ đến cuối 2005 nợ xấu chỉ còn 77.361 tỉ VND, chiếm tỉ trọng 2.75%trên tổng dư nợ, xử lý rủi ro 53.865 tỉ VND.Bên cạnh đó năm 2005 giá nguyên vật liệu xây dựng có nhiều biến động, một số mặt hàng săt thép tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong xây dựng cơ bản kéo dài nên đã phát sinh nợ gia hạn và nợ quá hạn cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỉ đồng, số tiền trích dự phòng rủi ro lên trên 112 tỉ đồng.Sang quí IV năm 2005 chi nhánh đã kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng trên nên cuối năm 2005 sau khi xử lý rủi ro nợ gia hạn và nợ quá hạn chỉ còn 65 tỉ VNĐ. Bảng 2.5: Dư nợ theo chất lượng tín dụng STT Chỉ tiêu/ năm 2005 2006 2007 1 Nợ nhóm I 2,677.639 2,177 2,488.004 2 Nợ nhóm II 65 182.73 114.278 3 Nợ nhóm III 73.361 0.927 40.718 4 Tổng 2,816 2,360 2,643 Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (Đơn vị : tỷ VNĐ) Chú thích : Nợ nhóm II - nợ gia hạn ;Nợ nhóm III - nợ xấu Rút kinh nghiệm của năm 2005 không để tình trạng cuối năm khổ sở khắc phục, sang năm 2006 chi nhánh tiến hành phân tích từng khoản nợ xấu và đưa ra các biện pháp cụ thể và kết quả nợ xấu chỉ chiếm 0.04 % trên tổng dư nợ, đó là khoản nợ 927 triệu VND của công ty SX VL và XDCT I.Năm 2006 chất lượng tín dụng đã được quản lý sát sao hơn nên số trích dự phòng rủi ro của chi nhánh đến 31/12/2006 chỉ còn 39.632 tỉ (năm 2005 là 53.865 tỉ).Tuy nợ xấu giảm rõ rệt nhưng nợ nhóm II lại tăng đột biến gấp 2.91 lần so với kế hoạch của năm và gấp 2.82 lần năm 2005. Bước sang năm 2007 tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính trong một số doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông bộc lộ yếu kém trong mấy năm gần đây vẫn chưa khắc phục được.Tình hình mất khả năng thanh toán năm 2007 còn trầm trọng hơn những năm trước, và có lẽ do chủ quan với kết quả đã đạt được năm 2006 nên tình hình nắm bắt hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp chưa sâu sát và hiệu quả đi xuống rõ rệt trong năm 2007, nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng lớn,khả năng thu hồi chậm. Nợ nhóm II đến 31/12/2007 dư nợ 114.278 tỉ VND tăng 37% so với kế hoạch năm đặt ra,bao gồm tổng công ty XDCTGT I là 98.680 tỉ, cty SX VLXD CT I157 triệu , Cty TNHH Âu Lạc 10.933 tỉ, cty CP Viglacera 4.508 tỉ.Còn nợ xấu đến 31/12 là 40.718 tỉ so với kế hoạch tăng 245 lần và nếu so với năm 2006 là 43.92 lần.Nếu tính cả số nợ nhóm V đã được xủ lý ra nợ ngoại bảng 39.788 tỉ thì nợ xấu năm 2007 sẽ là 80.446 tỉ. Để đảm bảo công tác tín dụng, chi nhánh Ba Đình cần phải sát sao hơn tình hình SXKD và tài chính của các doanh nghiệp khách hàng để kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn. 3.Hoạt động tài trợ thương mại Hoà cùng không khí Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động tài trợ thương mại của chi nhánh ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng. 3.1. Thanh toán quốc tế Bảng2. 6: Khối lượng thanh toán quốc tế STT Chỉ tiêu/năm 2005 2006 2007 1 Nhập khẩu 153tr / 1890món 143.685 tr /2363 món 254.18tr/4380món 2 Xuất khẩu 6tr / 171 món 31.315tr / 1038món 57.43 tr/1975món 3 Tổng 159 tr / 2061 món 175tr /3401 món 311.61tr/6355món Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (Đơn vị : triệu USD) Năm 2005 tổng giá trị mới chỉ là 159 triệu USD với 2061 món trong đó giá trị nhập là 153 triệu với 1890 món, năm 2006 tổng giá trị là 175 triệu USD thì tới năm 2007 đã là 311.61 triệu USD. 3.2 Bão lãnh xuất nhập khẩu : Biểu đồ 2.1: Bão lãnh XNK Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (đơn vị : tỉ VND) Ba Đình là chi nhánh có lượng phát hành bão lãnh rất lớn, bình quân mỗi tháng phát hàng 150 món, số dư bão lãnh ngày càng tăng, từ chỗ cuối năm 2001 mới có số dư là 350 tỷ VND thì qua năm 2005 đạt 496 tỷ VND với 1374 món, năm 2006 là 611.34 tỷ VND với 1907 món và con số này vào năm 2007 chỉ tăng 6.46% là 650.84 tỷ VND với 1687 món. Có thể nói,uy tín của NHCT VN nói chung và NHCT Ba Đình nói riêng ngày càng được nâng cao trong mắt các doanh nghiệp và khách hàng khác. 3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ : Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (đơn vị: triệu VND) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thu về một phần lãi không nhỏ cho chi nhánh,và kể từ khi thành lập tới nay đây là hoạt động được đáng giá là hiệu quả nhất ; doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng cao qua các năm : năm 2005 tổng doanh số mua bán đạt 493.37 triệu USD lãi 1.357 tỷ VND chiếm 2.34 % trên tổng số lợi nhuận của chi nhánh đạt được, năm 2006 tổng doanh số là 878.73 triệu USD đạt lãi 3.122 tỷ VND chiếm 3.5% trên tổng số 89.165 tỉ VND lợi nhuận trong năm của chi nhánh còn trong năm 2007 tổng doanh thu có giảm đi 45.36 triệu so với năm 2006 ,chỉ còn 833.37 triệu USD nhưng cũng thu về 2.63 tỷ VND tiền lãi và chiếm 6.17 % trên tổng số 42,59 tỉ VND lợi nhuận năm 2007 của chi nhánh.Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng chi nhánh Ba Đình còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu,đơn vị có nguồn ngaọi tệ lớn đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi đến, tỷ giá,hạn mức, điều chuyển vốn…Do vậy không có rủi ro,trạng thái ngoại tệ được khắc phục,tuân thủ theo đúng quy định của NHCT VN.Do vậy kết quả đạt được như trên trong những năm qua là điều dễ hiểu. 4. Các mặt hoạt động khác : 4.1. Phát triển dịch vụ thẻ : Đây là hoạt động mà chi nhánh Ba Đình cần phải chú trọng hơn, so với các ngân hàng khác trên địa bàn thì mặc dù hằng năm chỉ tiêu phát triển thẻ đều vượt kế hoạch được giao và số lượng thẻ năm sau đều tăng trưởng nhưng số thẻ chi nhánh quản lý còn rất thấp. Đến 31/12/2005 chi nhánh đã phát hành 3,142 thẻ ATM (trong đó năm 2005 là 1,413 thẻ và 25 thẻ tín dụng quốc tế) sang năm 2006 phát triển thêm 2,908 thẻ ATM và 60 thẻ tín dụng quốc tế, hơn 100%so với năm 2005, trong năm 2007 sau đó đã phát hành được 3,508 thẻ và 108 thẻ tín dụng quốc tế và tính đến thời điểm 31/12/2007 chi nhánh đã quản lý 9,340 thẻ ATM, 136 thẻ tín dụng quốc tế và thiết lập được 22 đơn vị chấp nhận thẻ. Biêu đồ 2.3 : Số thẻ phát hành các năm Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình (đơn vị :chiếc) So với kế hoạch và yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán thẻ thì số thẻ đã phát hành và số cơ sở chấp nhận đặt máy thanh toán thẻ còn thấp. Do vậy khối lượng thanh toán qua thẻ, thu phí dịch vụ còn hạn chế.Có thể thấy hoạt động phát triển thẻ thanh toán của chi nhánh còn rất hạn chế, số lượng thẻ chi nhánh quản lý còn quá thấp so với tiềm năng của chi nhánh. 4.2.Kế toán giao dịch : Cơ chế thanh toán của ngân hàng nhà nước không ngừng được hoàn thiện đã tạo cơ sở cho các NHTM hoạt động và cùng với quá trình đổi mới,áp dụng công nghệ cao vào dịch vụ thanh toán qua NH được gia tăng, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt được tăng lên rõ rệt. Biểu đồ 2.4 : Hoạt động kế toán giao dịch Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình(đơn vị : tỷ VND) Đến hết 2006 có 5,554 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán, tăng 9.4% so với năm trước, khối lượng thanh toán 299,755 món tăng 8.2%,doanh số thanh toán 47,863 tỷ VNĐ tăng 29%.Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỉ trọng 81.35% tăng 3.49% so với năm trước( năm 2005 có 136,515 món không dùng tiền mặt với giá trị 28,810 tỉ VND).Sang năm 2007 khối lượng thanh toán là 383,593 món tăng 27.97 %, doanh số thanh toán 68,357 tỉ tăng 42.81%.Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỉ trọng 57.52%.Các món thanh toán ,chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống TNCAS đảm bảo kịp thời chính xác và an toàn tài sản. 4.3. Quản lý kho quỹ : Khối lượng tiền mặt thu chi qua qũy NH trong năm 2006 đạt 14,610 tỷ VNĐ tăng 32.2%, ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17.2%, kho quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối từ khâu vân chuyển giao nhận tiếp quỹ đến việc thực hiện thu chi tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, chế độ ra vào kho. Bảng 2.11: Doanh số thu chi tiền mặt STT chỉ tiêu/năm 2005 2006 2007 1 Tiền VND 11,050 tỉ VND 14,610 tỉ VND 15,931 tỉ VND 2 Ngoại tệ 226 triệu USD 390 triệu USD 294 triệu USD Nguồn : phòng tổng hợp Vietinbank chi nhánh Ba Đình Chi nhánh đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559.45 triệu VNĐ, 12,200 USD và 3,000 EURO ; trong đó có món tiền thừa cao nhât là 100 triệu VNĐ.Sang năm 2007 khối lượng tiền mặt thu chi qua qũy NH đạt 15,931 tỷ VNĐ tăng 9.04%, ngoại tệ 294 triệu USD giảm 96 triệu so với năm 2006.Trong năm này chi nhánh đã chi trả 411 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền 1.404 tỉ VND và phát hiện 254 tờ tiền giả trị giá 19.480 triệu VND. CHƯƠNG 3: NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Từ những kết quả trên, chúng ta có thể rút ra những ưu điểm cũng như những vướng mắc mà chi nhánh Ba Đình còn tồn tại, và qua đó đề ra các kế hoạch và biện pháp thực hiện nhằm giúp chi nhánh hoạt động ngày càng tốt hơn: 1. Ưu điểm : - Đội ngũ lãnh đạo tâm huyết,có những quyết định đúng đắn. Đội ngũ nhân viên trung thực nhanh nhạy. - Liên tục có các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhờ đó thu hút khách hàng hơn. - Triền khai thực hiện tốt các đợt huy động vốn phát hành kỳ phíếu dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ của NHCT VN. - Các dự án có nguồn vốn ODA, WB do chi nhánh khai thác tốt, ngày càng tăng cho nên đáp ứng được nguồn ngoại tệ. 2. Nhược điểm : - Nợ xấu của chi nhánh trong những năm qua vẫn cao, nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu phát sinh vẫn còn, trích rủi ro lớn ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. - Tiền lương vẫn theo cơ chế bình quân nên chưa kích thích được người lao động tích cực tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh. - Lực lượng lao động lớn (thứ 2 trong hệ thống) trong đó lao động tinh nhuệ không nhiều, sẽ là khó khăn trong việc phân công lao động để tạo ra năng suất lao động cao và tạo thu nhập cao cho người lao động. - Số lượng thẻ ATM do chi nhánh phát hành và quản lý còn thấp so với mặt bằng chung hiện nay.Chất lượng các máy ATM do chi nhánh quản lý vẫn chưa đảm bảo, vẫn còn tình trạng khách hàng khiếu nại bị máy “nuốt thẻ”. 3.Kê hoạch và biện pháp thực hiện : Để tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có và hạn chế những tồn tại,Chi nhánh Ba Đình cần phải thực hiện các biện pháp sau - Tăng cường giám sát và quản lý chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa rủi ro trước, trong và sau khi cho vay, không để tình trạng nợ gốc và lãi vay đến hạn khách hàng không trả được do buông lỏng quản lý giám sát tình hình tài chính, thanh toán của khách hàng. Đồng thời tăng cường kiểm tra, thường xuyên rà soát các khoản vay để có giải pháp xử lý phù hợp,không để phát sinh nợ xấu,nợ nhóm 2 giảm xuống dưới dưới 50% so với mức dư nợ.Giao trách nhiệm thu nợ cho từng lãnh đạo, cán bộ thu nợ xấu, thu nợ ngoại bảng để thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch của NHCT VN (công tác này trong năm 2006 đã thực hiện rất tốt nhưng năm 2007 do chủ quan nên chi nhánh đã không bám sát với tình hình của khách hàng cho nên dẫn tới nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng.Từng phòng khách hàng, phòng giao dịch phải lập dự án khai thác khách hàng tốt trên cơ sở danh sách khách hàng loại A đã mua từ CIC. - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ,làm tốt công tác quản lý rủi ro và xử lý nợ có vấn đề, kịp thời phát hiện và nắm bắt diễn biến tình hình hoạt động của các mặt nghiệp vụ để có biên pháp chỉnh sửa , khắc phục . Đồng thời thực hiện tốt các kế hoạch kiểm tra kiểm soát của chi nhánh của NHCT VN. - Các mặt hoạt động nghiệp vụ phải tuân thủ theo đúng quy trình đã chuẩn hoá do NHCT VN ban hành. - Đẩy mạnh marketing, khai thác tốt khách hàng có nhiều tiềm năng. - Tiệp tục phát huy tính chủ động trong kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh để đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán XNK của khách hàng. - Thu hút những đơn vị có dự án đầu tư lớn, ổn định, các dự án giải ngân vốn ODA có nguồn ngoại tệ chuyển về nhằm tăng cường nguồn tiền gửi ngoại tệ, nguồn kinh doanh ngoại tệ và thực hiện các dịch vụ thanh toán, tài trợ. - Tích cực tiếp thị khách hàng để triển khai các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. - Tăng cường phục vụ khách hàng tại cơ sở đối với các dịch vụ thanh toán, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, nâng dần tỉ trọng tài trợ xuất nhập khẩu trong hoạt động thanh toán quốc tế. - Tăng cường các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thu hút khách hàng dùng thẻ ATM của ngân hàng.Trong năm 2008 vừa qua Vietinbank đã triển khai công tác phát hành thẻ miễn phí cho các tân sinh viên nhập học trên một số trường đại học và số lượng thẻ phát hành tăng lên rất nhiều.Do đó, chi nhánh Ba Đình cần tiếp xúc với nhiều trường hơn nữa để tăng số lượng thẻ phát hành. - Kiểm tra kiểm soát lại chất lượng của các máy ATM - Nâng cao chất lượng hậu mãi, giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh chóng hơn. - Tổ chức học tập đào tạo, kiểm tra kiểm soát cán bộ,thanh lọc đội ngũ nhân viên yếu kém, luôn luôn tìm hiểu cập nhật các kiến thúc, cách thức giao dịch mới của các NH bạn, NH nước ngoài và các kiến thức khác. KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay.Hội nhập chính là con đường tốt nhất giúp Việt Nam chúng ta rút ngắn khoảng cách với các nước khác và có điều kiện để phát huy hết những thế mạnh của mình.Ngày 1/1/2007 sau một thời gian dài đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường hội nhập của chúng ta. Sau hơn hai năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt.Hoạt động thanh toán quốc tế cùng hoà vào xu thế đó , đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Mặt khác, hoạt động thanh toán quốc tế đã đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng và là cầu nối của các NHTM trong và ngoài nước với nhau. Ngân hàng công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.Được triển khai từ năm 1991 hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT VN đã đạt được nhiều kết quả.Xác định được sự cần thiết khách quan của việc áp dụng và phát triển nghiệp vụ ngân hàng Quốc tế, năm 1993- chỉ sau 2 năm NHCT VN triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại trụ sở chính-được sự chỉ đạo của NHCT VN và với quyết tâm của ban giám đốc, chi nhánh Ba Đình chính thức thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Kết quả đánh giá hơn 15 năm thực hiện thanh toán quốc tế của chi nhánh rất khả quan. Tuy nhiên từ năm 2006 các đơn vị xuất nhập khẩu có xu hướng thu hẹp, hoặc rất khó tiếp thị do cơ chế tín dụng chặt chẽ của NHCT VN, do vậy doanh số thanh toán và phí dịch vụ thanh toán quốc tế giảm, hoặc tăng chậm. Lãi suất cho vay ngoại tệ/ chiết khấu chứng từ xuất khẩu của NHCT vẫn cao hơn các NHTM khác, ví dụ : lãi suât vay ngoại tệ sàn NHCTVN qui định là 6.7%, nếu là khách hàng truyền thống mới được xem xét có thể ưu đãi 6.2% trong khi Ngân hàng Ngoại thương là 5.8%-6.0%. Đặc biệt trong từ khi Việt Nam gia nhập WTO sự cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế ngày càng gay gắt. Trong điều kiện hiện nay, nếu như không có các giải pháp đối phó kịp thời thì hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Ba Đình sẽ không cạnh tranh nổi. Do đó, đề tài : “Nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHCT chi nhánh Ba Đình trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO” là đề tài mà em sẽ hướng tới trong “Chuyên đề tốt nghiệp” trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Website www.icb.com.vn Quyết định số 09/QĐ-CNBĐ-TCHC ngày 1/9/2008 của giám đốc NHCT BĐ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ các năm 2005, 2006 và 2007 – Phòng Tổng hợp NHCT BĐ. Báo cáo tổng kết của phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu các năm 2005, 2006 và 2007 – Phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu NHCT BĐ. Tập san “Ngân hàng Ba Đình 45 năm xây dựng và phát triển “ năm 2003. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Hình 1.1: Hệ thống tổ chức 4 Hình 1.2: Cơ cấu bộ máy điều hành 5 Hình 1. 3: Cơ cấu tổ chức (Trụ sở chính) 5 Hình 1.4: Sơ đồ Hệ thống tổ chức NHCT chi nhánh Ba Đình 6 Bảng 2.1: Bảng lợi nhuận các năm của chi nhánh 10 Bảng 2.2 : Nguồn vốn huy động theo phân loại tiền gửi 10 Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động theo cơ cấu vốn 11 Bảng 2.4: Dư nợ theo phân loại tiền 12 Bảng 2.5: Dư nợ theo chất lượng tín dụng 13 Bảng2. 6: Khối lượng thanh toán quốc tế 14 Bảng 2.7: Bão lãnh XNK 14 Bảng 2.8: Kinh doanh ngoại tệ 15 Bảng 2.9: Số thẻ phát hành các năm 16 Bảng 2.10: Kế toán giao dịch 17 Bảng 2.11: Doanh số thu chi tiền mặt 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22753.doc
Tài liệu liên quan