Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy

Trên thế giới hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ nhất. Không ai có thể tự ý thành lập hay đóng cửa ngân hàng mà không được sự chấp thuận của chính phủ. Do sự phát triển không ngừng của lĩnh vực này, các quy định pháp lý điều chỉnh danh mục dịch vụ, hành vi và hoạt động của các ngân hàng luôn được hoàn thiện để đảm bảo tính tương thích. Các nhà chức trách, những người giám sát hoạt động ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến mức độ rủi ro mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt và những tín hiệu phản ứng từ thị trường. Ngân hàng ngày nay phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, rủi ro về kinh doanh, rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản, rủi ro về thu hồi, rủi ro về lạm phát và đặc biệt là rủi ro về tín dụng. Sự bất hợp lý hay hạn chế trong việc xác định cơ cấu cho vay, những sai sót trong vấn đề thẩm định khả năng sinh lời của khoản tiền cho vay, về đối tượng cho vay, thời hạn cho vay đều có thể dẫn đến những khoản nợ khó đòi, không thể đòi gây những thiệt hại, tổn thất làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Do đó việc nghiên cưú kĩ lưỡng chiến lược phòng chống rủi ro tín dụng là một phần rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu qủa của hoạt động ngân hàng, cũng như giảm bớt được những thiệt hại mà nhà nước phải gánh chịu từ những đề án kinh doanh không khả thi.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế thế giới bước vào kỷ nguyên mới với những biến động mang tính đột phá. Bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với những nhà kinh doanh. Môi trường cạnh tranh khốc liệt không phân biệt ranh giới giữa các quốc gia đã làm nảy sinh những ý tưởng kinh doanh độc đáo kéo theo sự xuất hiện của các loại hình tổ chức kinh doanh mới nhằm tìm kiếm những thị trường không có đối thủ. Sự ra đời của các tổ chức, tập đoàn tài chính đặc biệt là ngân hàng, tập đoàn ngân hàng hùng mạnh không nằm ngoài quy luật của sự vận động đó. Sự lớn mạnh không ngừng của quy mô hệ thống ngân hàng- hàng ngàn chi nhánh phân bố trên toàn thế giới phục vụ đa dạng, chuyên nghiệp các loại sản phẩm dịch vụ đã tác động ngày càng nhiều tới sự phát triển nền kinh tế thế giới cũng như đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia riêng biệt . ` Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ…có thể nói hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng cũng bộc lộ những yếu kém trong điều hành và họat động nghiệp vụ, đặc biệt là việc quản lý những hoạt động của các ngân hàng thương mại với các loại hình sở hữu khác nhau. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất trong nước. Sự hưng thịnh của ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội không chỉ bản thân nội bộ ngân hàng mà còn cả đất nước. Thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh quận Cầu Giấy không ngoài mục tiêu góp một phần sức lực nhỏ bé vào tìm kiếm và khắc phục yếu điểm của chi nhánh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, uy tín của chi nhánh ngân hàng. PHẦN MỘT TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦU GIẤY Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam Năm 1988: Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng phát triển nông nghiệp Vịêt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng nhà nước: tất cả các chi nhánh ngân hàng nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố, một số cán bộ của vụ tín dụng thương nghiệp, ngân hàng đầu tư và một số đơn vị khác Khi thành lập Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều những khó khăn hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Cơ sở vật chất, công cụ làm việc rất nghèo nàn lạc hậu. Ở các tỉnh, thành phố, trụ sở Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam thường phải ở các vị trí xa trung tâm, nhà cửa chật chội, xuống cấp, nhiều nơi còn là nhà cấp bốn, mái tranh. Từ tháng 3/1988, các chi nhánh tinh, huyện lần lượt chuyển từ Ngân hàng nhà nước về Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Đến tháng 7/1988, trung tâm điều hành Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập. Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thay thế cho Ngân hàng phát triển nông nghịêp Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại đa năng hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996, được Thủ Tướng Chính Phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình của Tổng Công Ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngoài chức năng là một ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư, phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghịêp, lâm nghịêp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷ đồng ( tính đến 31/12/2003 ) chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tổng dư nợ lớn nhất 118.000 tỷ đồng, có số lượng khách hàng lớn nhất: hơn 10 triệu khách hàng thuộc các thành phần kinh tế, có mạng lưới phục vụ lớn nhất gồm trên 1800 chi nhánh trên toàn quốc với ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo …Đến nay, tổng số dự án nước ngoài mà Agribank tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn là 248 triệu USD. Hiện nay Agribank đã có quan hệ đại lý với trên 851 ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Việt Nam được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị truờng tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu tong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. 2. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy Luôn luôn ý thức được Hà nội là trung tâm của cả nước, đi liền với sự phát triển về văn hóa- xã hội là sự phát triển lớn mạnh của lĩnh vực kinh tế mà không thể kể đến một mảng quan trọng của nó- mảng Tài chính. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước với tiềm lực tài chính vượt trội, công nghệ ngân hàng hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đã tạo nên sự cạnh tranh rất găy gắt trong nội bộ ngành. Với mục tiêu của ngân hàng là sự mở rộng hơn nữa các mạng lưới dịch vụ, đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng và nâng cao hơn nữa tầm vóc cũng như thương hiệu, NHNo & PTNT Việt Nam luôn cố gắng tìm kiếm những thị trường, những khách hàng tiềm năng để phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình. Năm 1996, quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy diễn ra với tốc độ chóng mặt, thay cho những diện tích đất nông nghiệp cũ là những khu chung cư mới, các cơ quan hành chính sự nghiệp, văn phòng đại diện của các bộ, ngành. Chính sách kinh tế địa phương có nhiều biến chuyển, tạo cơ hội thuận lợi cho người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức, các ngân hàng cũng như chính địa phương cùng phát triển. Nắm bắt được xu hướng đó, ngân hàng NN& PTNT Hà Nội quyết định thành lập chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy vào ngày 20/10/1996. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy là ngân hàng cấp II trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, có quyền tự chủ kinh doanh và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ, quyền lợi với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Về mặt pháp lý, ngân hàng có con dấu riêng, được tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam. Vốn ban đầu chỉ là một phòng giao dịch nhỏ của huyện Từ Liêm, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đứng trước rất nhiều những khó khăn: cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ ít ỏi và trình độ còn nhiều hạn chế. Song do bám sát định hướng hoạt động, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ công nhân viên, ngân hàng đã từng bước khắc phục những khó khăn, đạt được những thành công đóng góp vào thành tích chung của NHNo & PTNT Hà Nội như: Huân chương lao động hạng ba năm 1998, Huân chương chiến công hạng ba năm 2001. Đầu năm 2004, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đã được xây dựng mới – một công trình khang trang nằm tại số 99 đường Trần Đăng Ninh đã cho thấy phần nào quy mô và sự phát triển không ngừng của chi nhánh. Với phương châm “đi vay để cho vay” lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thước đo trong hoạt động kinh doanh, kết quả đạt được của NHNo & PTNT Cầu Giấy đã tạo nên chỗ đứng với uy tín ngày càng cao, chiếm được niềm tin của khách hàng trên địa bàn. Sự thành công của ngân hàng đã chứng minh quá trình thường xuyên đổi mới phong cách giao dịch nhằm xây dựng một ngân hàng kiểu mẫu thu hút khách hàng. Với những gì đã làm được, NHNo & PTNT Cầu Giấy sẽ tiếp tục phát huy hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 3. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT Cầu Giấy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy là ngân hàng thương mại quốc doanh do đó chức năng của NHNo & PTNT Cầu Giấy cũng tương tự như chức năng của các ngân hàng thương mại khác: chức năng trung gian thanh toán, chức năng trung gian tín dụng, chức năng tạo tiền và làm các dịch vụ khác của ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy là thành viên đại diện uỷ quyền của NHNo & PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngân hàng nông nghiệp, chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, có nhiệm vụ: † Huy động vốn Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Các hình thức huy động vốn khác theo quy dịnh của NHNo & PTNT Việt Nam. Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. † Cho vay Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế theo cấp uỷ quyền. † Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Cung ứng các phương tiện thanh toán Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam † Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo Luật tổ chức tín dụng, bao gồm: thu, phát tiền mặt ; mua bán vàng bạc ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán ; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ; cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà Nước, NHNo& PTNT Việt Nam cho phép. † Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết ; trình chi nhánh cấp trên quyết định. † Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam cho phép. † Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. † Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. † Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề xuất kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của chi nhánh cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. † Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của giám đốc chi nhánh cấp trên. † Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị phục vụ trực tiếp cho việc kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo & PTNT Việt Nam. † Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh cấp trên giao PHẦN 2 KHẢ NĂNG PHÁT HUY NGUỒN LỰC CỦA NGÂN HÀNG NN& PTNT QUẬN CẦU GIẤY I. TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI KINH DOANH VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦU GIẤY Cơ cấu tổ chức Tính cho đến cuối năm 2002, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đã mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, trên toàn quận Cầu Giấy. Hiện nay, bên cạnh chi nhánh tại địa chỉ 99 Trần Đăng Ninh còn có 4 điểm giao dịch khác được bố trí rất hợp lý, đảm bảo gần dân, tạo cơ hội cho người dân thực hiện các giao dịch một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy được đánh giá là đơn vị đi đầu trong hệ thống về việc ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng. Đến nay tất cả các phòng ban đều có trang bị máy vi tính, thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng qua mạng LAN đảm bảo nhanh, tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nét mới trong công tác chỉ đạo của Ban Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy là luôn hướng về cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể từng đồng chí trong ban lãnh đạo phụ trách toàn diện các công việc cơ sở, nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để mở rộng kinh doanh đạt chất lượng hiệu quả. Mặt khác, tập trung sức để nâng cao chất lượng cán bộ, tổ chức nhiều loại hình đào tạo về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, vi tính và pháp luật nhằm tạo lập đội ngũ cán bộ đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cho đến nay, Ngân hàng có: 36 cán bộ trong đó có 31 cán bộ có trình độ đại học, 2 cán bộ có trình độ trên đại học và chỉ có 3 cán bộ có trình độ cao đẳng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy là ngân hàng cấp II trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, phải quản lý, định hướng phát triển cho chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cấp III, và các ngân hàng lưu động trên địa bàn quận Cầu Giấy. Do đó, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình ngân hàng nông nghiệp Cầu Giấy đã bố trí bộ máy quản lý như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Cầu Giấy: Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổ nghiệp vụ thẻ và tiếp thị Tổ kiểm tra và kiểm toán nội bộ Phòng vi tính Phòng hành chính nhân sự Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng kế toán tài vụ và ngân quỹ Phòng giao dịch số 10 Phong giao dịch số 9 Phòng giao dịch số 8 Phòng giao dịch số 7 Chú thích : NHNo&PTNT Cầu Giấy – Số 99 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy-Hà Nội ĐT: 7910768. Phòng giao dịch số 7 – Số 42 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội. Phòng giao dịch số 8 – Số 1 Bách Hoá Nghĩa Tân, Hà Nội. Phòng giao dịch số 9 – Số 14 Số 14 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Phòng giao dịch số 10 – Số 209 Cầu Giấy, Hà Nội 2. Nhiệm vụ cơ bản trong bộ máy quản lý 2.1 Giám đốc † Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3. † Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình. † Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp thẩm quyền của Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam bao gồm: Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thuởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ. Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh Việc thay đổi trụ sở của chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch. Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát trong nước và nước ngoài theo quy định. Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo phân cấp uỷ quyền do giám đốc chi nhánh cấp trên giao. † Được ký kết các hợp đồng: tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hợp đồng kinh doanh ngân hàng theo quy định. † Được ký các hợp đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh như sử dụng điện, nước, điện thoại… † Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và quy định của NHNo& PTNT Việt Nam. † Đại diện Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam khởi kiện công chứng, giải quyết chanh chấp, tham gia tố tụng, thi hành án trước cơ quan pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do mình trực tiếp phụ trách. † Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh cấp trên theo quy định. † Phân công phó giám đốc đi dự các cuộc họp trong và ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh; khi giám đốc đi vắng trên 1 ngày nhất thiết phải uỷ quyền bằng văn bản cho một phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung. 2.2 Các phó giám đốc † Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt ( theo văn bản uỷ quyền của giám đốc ) và báo cáo lại kết quả công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị. † Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình. † Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng 2.3 Phòng nghiệp vụ kinh doanh Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập Tổ thẩm định Tổ tín dụng Giám Đốc a.Tổ tín dụng † Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông, tiêu dùng. † Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. † Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. † Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. † Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. † Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. † Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. † Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. † Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. b. Tổ thẩm định † Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. † Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới. † Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt. † Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc chi nhánh cấp một quy định trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp 1. † Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh. † Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. † Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. 2.4 Phòng kế toán tài vụ và ngân quỹ † Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước, NHNo& PTNT Việt Nam. † Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt. †Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo& PTNT trên địa bàn. † Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và quyết toán các báo cáo theo quy định. † Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. † Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. † Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. † Quản lý và sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam. † Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra theo chuyên đề. 2.5 Phòng hành chính nhân sự † Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. † Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo& PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo& PTNT. † Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng hoạt động tố tụng tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. † Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan. † Đầu mối chăm lo vật chất, văn hoá tinh thần đối với cán bộ nhân viên † Xây dựng quy chế lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. † Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương cho đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo& PTNT Việt Nam. † Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi htường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. † Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng. 2.6 Phòng vi tính † Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. † Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. † Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu thông tin theo quy định. † Quản lý, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị tin học và làm các dịch vụ tin học 2.7 Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ † Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo& PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. † Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiêm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo& PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị , kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. † Thực hiện sơ kết tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc 1 năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. † Tổ chức kiểm tra xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. 2.8 Tổ tiếp thị và tổ nghiệp vụ thẻ a. Tổ tiếp thị †Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc bịêt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. † Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh. † Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của NHNo& PTNT VN † Đầu mối trình giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền đối với các đơn vị trực thuộc. † Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích… theo quy định. † Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh băng đĩa … phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. † Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng đơn vị. † Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị. b. Tổ nghiệp vụ thẻ † Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam. † Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam. † Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưói đại lý và chủ thẻ. † Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối. † Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦU GIẤY 1. Tình hình hoạt động kinh doanh Trong năm 2004 vừa qua, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy tiếp tục có những thành công tích cực, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực góp phàn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội. Kết quả trên đạt được là nhờ sự phối kết hợp của nhiều phòng, nhiều cán bộ trong nội bộ nhân hàng trên tất cả các phương diện, cụ thể: 1.1 Về công tác huy động vốn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy luôn xác định vốn là một khâu quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngân hàng. Nhận thức được điều đó, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy rất coi trọng công tác huy động vốn. Với phương châm “đi vay để cho vay”, trong những năm qua ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn phong phú, cải tiến nghiệp vụ đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới kinh doanh, cải tiến thủ tục giấy tờ, trang bị máy móc hiện đại, thực hiện chính sách huy động lãi suất hợp lý để thu hút vốn. Chính vì vậy, lượng vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy trong những năm qua có sự tăng trưởng khá được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Cầu Giấy Đơn vị: triệu đồng Loại tiền tệ: VND STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng, Giảm Tuyệt đối Tương đối 1 Tiền gửi của các TCTD 1,467521 1,76252 0.295 20.1% 2 Tiền gửi của khách hàng Trong đó: · Tiền gửi của KH trong nước ’TG không kỳ hạn ’TG có kỳ hạn < 1 năm ’TG có kỳ hạn từ 1 năm trở lên · Tiền gửi tiết kiệm ’ TGTK không kỳ hạn ’TGTK có kỳ hạn dưới 1 năm ’ TGTK có kỳ hạn từ 1 năm trở lên ’ TGTK khác 528.029 189.201 52.797 19.278 117.125 332.825 3.860 41.712 121.055 166.197 507.806 243.977 58.012 25.550 160.414 263.829 2.668 52.273 59.405 147.989 -20223 54.776 -68.996 -3.82% 28.95% -20.7% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy) Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Cầu Giấy Loại tiền tệ: USD STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng, Giảm Tuyệt đối Tương đối 1 TGửi của KH trong nước 150.27 4.490.48 2 Tiền gửi tiết kiệm Trong đó: · Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn · Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng · Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên · Tiền gửi tiết kiệm khác 3.560.722 13.897 1.176.241 2.294.684 75.949 5.751.164 14.108 1.904.248 3.686.035 2100 2190422 211 728.007 1391351 61.5% 1.5% 61.89% 60.63% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Giấy) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ sự biến động trong nguồn vốn của NHNo&PTNT Cầu Giấy. Xem xét sự tương quan trong trong nguồn vốn huy động giữa tiền gửi bằng USD và tiền gửi bằng đồng Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt. Trong 2 năm qua số khách hàng gửi bằng đồng Đôla tăng mạnh cụ thể tiền gửi tiết kiệm tăng 61.5% so với năm 2003, về số tuyệt đối tăng 2.190.422 USD trong đó tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng 1.5%, tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng tăng 61.89%; tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên tăng 60.63% - một sự gia tăng rất lớn. Trong khi đó đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam, tình hình hoàn toàn trái ngược, tiền gửi huy động của ngân hàng giảm 3.82%, về số tuyệt đối là 20tỷ 233 triệu đồng; trong đó tiền gửi tiết kiệm giảm 20.7% so với năm 2003. Như vậy, có thể thấy trong 2 năm qua đã có sự chuyển dịch rõ rệt giữa tiền gửi bằng đồng Việt Nam và đồng Đôla Mỹ tại ngân hàng. · Về việc phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy phát hành loại kỳ phiếu dưới 24 tháng đạt 12 tỷ 544 triệu, chứng chỉ tiền gửi đạt 6 tỷ 900 triệu… Đây là nguồn vốn tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng vạch ra các kế hoạch kinh doanh lâu dài, thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả. Nhìn chung tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Cầu Giấy vẫn có được sự tăng trưởng khá, mặc dù có sự biến động trong năm vừa qua. Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư cho vay các dự án và xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.2 Về công tác sử dụng vốn Kết quả hoạt động tín dụng trong 2 năm qua được thể hiện qua bảng sau: bảng 3: Kết quả cho vay của NHNo&PTNT Cầu Giấy ĐVT: 1.000Đ STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng, giảm Tuyệt đối Tương đối I Doanh số cho vay 296.355.803 319.469.722 23.133.919 7.8% Ngắn hạn 174.62.471 260.889.101 86426630 49.54% Trung hạn 91.229.554 40.244.630 (50.984.924) -55.8% Dài hạn 30.663.778 18.335.991 (12.327.787) -40.2% II Doanh số thu nợ 80.145.458 254.137.174 173.991.716 217.1% Ngắn hạn 57626955 218.864.450 161.237.495 279.8% Trung hạn 21.569.503 32.467.349 10.897846 50.52% Dài hạn 949.000 2.805.375 1.856.375 195.61% III Tổng dư nợ 216.210.343 281.542.892 65.332.549 30.22% Ngấn hạn 116.835.515 158.860.157 42.024.642 35.97% Dài hạn 29.714.778 45.245.394 15.530.616 52.27% IV Dư nợ quá hạn / tổng dư nợ 3000 2.662.723 2.659.723 0.95% Ngắn hạn 2.662.723 2.662.723 Trung hạn 3000 (3000) Dài hạn (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2003, 2004) Bảng 5: Kết quả cho vay của NHNo&PTNT Cầu Giấy ĐVT: 1000Đ STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tăng, giảm Tuyệt đối Tương đối 1 DNNN 58.231.125 81.877.696 23.646.571 40.61% Tổng công ty 90 50.483.347 66.877.927 16.394.580 32.48% Tổng công ty 91 7.747.778 14.999.769 7.251.991 93.60% 2 DN (luật DN) 84.221.452 133.840.581 49.619.129 58.92% Công ty cổ phần 34.702.203 60.371.757 25.669.555 73.97% Công ty TNHH 36.757.849 50.745.823 13.987.975 38.05% DN tư nhân 12.476.400 18.437.000 5.960.600 47.77% Hợp tác xã 285.000 4.286.000 4.001.000 1403.8% 3 Cá nhân, hộ sx 28.605.240 33.968.999 5.363.759 18.75% 4 Khác 45.152.526 31.855.615 (13.296.910) -29.45% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2003, 2004) Trong 2 năm qua hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng khá: Năm 2003 doanh số cho vay đạt 296 tỷ 355 triệu đến năm 2004 doanh số cho vay đạt 319 tỷ 469 triệu, tăng 23 tỷ 113 triệu tức tăng 7.8%. Trong đó cho vay ngắn hạn tăng mạnh 49.54% đạt mức doanh số 260 tỷ 889 triệu. Cho vay theo các thành phần kinh tế cũng có sự tăng truởng mạnh: cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước tăng 40.61%, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng 38.05%, công ty cổ phần tăng 73.97%. Mặc dù vậy kết quả hoạt động tín dụng trong 2 năm qua cũng có những hạn chế đó là: cho vay trung và dài hạn đã có sự sụt giảm đáng kể, cho vay trung hạn giảm 55.89%, cho vay dài hạn giảm 40.2% so với năm 2003. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0.95%. 1.3 Về công tác kế toán thanh toán và ngân quỹ. Năm 2004 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đã thực hiện hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính. Quản lý tốt quỹ an toàn chi trả, đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện có hiệu quả thanh toán chuyển tiền nhanh qua máy vi tính nội, ngoại tỉnh với doanh số thanh toán chuyển tiền là 619.6 tỷ. Thực hiện thanh toán chuyển tiền nhanh, chính xác, an toàn từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản, tăng nguồn thu dịch vụ và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Về công tác Ngân quỹ: Năm 2004 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về tiền mặt cả nội và ngoại tệ cho khách hàng nhất là nhu cầu chi tiền mặt cho Kho bạc, thực hiện điều chuyển kịp thời đúng chế độ, đảm bảo an toàn tài sản kho quỹ. PHẦN 3 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO & PTNT CẦU GIẤY. 1. Toàn cảnh kinh tế xã hội của Hà Nội Một cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế xã hội của thủ đô sẽ cho ta thấy được những cơ hội, tiềm năng cũng như những thách thức, khó khăn mà Ngân hàng nông nghịêp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đang phải đối mặt, để từ đó xác định đúng đắn phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời kỳ tới. Kinh tế xã hội của Hà Nội có những nét nổi bật trên các mặt: · Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân 9.6% trong giai đoạn 2000-2004. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của thủ đô giai đoạn 2000-2004 cao hơn so với cả nước từ 3%-4%. GDP bình quân theo đầu người của thủ đô gấp 2.3-2.4 lần so với cả nước. Cơ cấu kinh tế của thủ đô đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Tỷ trọng GDP công nghiệp tăng từ 37% năm 2000 lên 39.2% năm 2004. Trong khi đó tỷ trọng GDP dịch vụ giảm từ 58.2% năm 2000 xuống 57% năm 2004 và tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 3.8% năm 2000 xuống 3.1% năm 2004. Trong 5 năm qua, GDP công nghiệp mở rộng tăng bình quân 13%/năm, nông lâm nghiệp và dịch vụ tăng bình quân 8.5%/năm, thuỷ sản tăng 6.3%/năm, khu vưc có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh với 26.2%/năm, khu vực kinh tế trong nước tăng bình quân 8.68%/năm. · Kim ngạch xuất nhập khẩu: Trong 5 năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 15.92%/năm. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của kinh tế trung ương là 72%, tốc độ tăng bình quân 14.93%/năm, kim ngạch xuất khẩu của địa phương chiếm tỷ trọng 28%, tốc độ tăng trưởng bình quân 19.29%/năm. Kim ngạch nhập khẩu bình quân tăng 18.39%/năm trong thời gian vừa qua. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu trung ương chiếm tỷ trọng 85%,tăng bình quân 21.1%/năm. Kim ngạch nhập khẩu địa phương tăng bình quân 16.2%/năm, chiếm 15%. · Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Cho đến năm 2000 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 500 triệu USD và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hơn 22000 lao động. Tỷ trọng GDP khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 12.9% trong năm 2000 lên 15.1% trong năm 2004. Tốc độ tăng trưởng GDP trong khu vực này trong 5 năm qua đạt 21.26%/năm, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển chung của thủ đô. Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ của cả nước, đồng thời còn là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch với quốc tế… Có thể nói, kinh tế xã hội của Hà Nội trong thời gian vừa qua phát triển khá toàn diện, ổn định, cơ sở hạ tầng của thủ đô đang có những bước chuyển biến mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước cũng như chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Với tất cả những yếu tố trên đã cho thấy, Hà Nội thực sự là khu vực kinh doanh đầy tiềm năng đối với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Bên cạnh những mặt thuận lợi, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đang phải đối mặt với những thách thức đó là: † Trên địa bàn thủ đô Hà Nội có hơn 50 tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại quốc doanh vốn có bề dầy lịch sử lâu dài đang hoạt động rộng khắp. Bên cạnh đó, có rất nhiều các văn phòng đại diện cũng như các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài- vốn có những lợi thế về vốn, về trình độ quản lý, phương tiện kỹ thuật đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, Điều đó đã tạo nên môi truờng cạnh tranh hết sức gay gắt quyết liệt. Vấn đề đặt ra cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đó là làm sao có thể củng cố niềm tin, giữ vững được những khách hàng cũ, những khách hàng truyền thống, đồng thời có thể thu hút thêm những khách hàng mới. Đây là bài toán không hề đơn giản. † Trong 3 năm vừa qua, tình trạng lạm phát của nền kinh tế có những biến động khá mạnh, điều này tác động không nhỏ đến nhà sản xuất và người tiêu dùng và có những tác động bất lợi tới hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp Cầu Giấy nói chung và hệ thống các ngân hàng của Việt Nam nói riêng. † Ngoài ra, một loạt những tác động xấu như thiên tai, dịch bệnh, vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp, sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng…cũng sẽ có những tác động tới hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được những thuận lợi và những khó khăn trên trong năm tới 2005 toàn chi nhánh sẽ phải nỗ lực phấn đấu để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế xã hội của mình góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. 3. Định hướng phát triển trong năm 2005 Trong năm 2005, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy đã xây dựng mục tiêu: · Tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%, tổng dư nợ tăng 20-25% trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45% tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép, nợ quá hạn dưới 0.3% tổng dư nợ, lợi nhuận tối thiểu tăng từ 15-20%. · Coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn trung và dài hạn để tạo thế ổn định. Đồng thời đẩy mạnh quan hệ đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn uỷ thác đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Chú trọng đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Coi trọng ứng dụng tin học vào hoạt động của ngân hàng.Tập trung bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên. · Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng như các đối tượng khách hàng để nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng và tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng. KẾT LUẬN Trên thế giới hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ nhất. Không ai có thể tự ý thành lập hay đóng cửa ngân hàng mà không được sự chấp thuận của chính phủ. Do sự phát triển không ngừng của lĩnh vực này, các quy định pháp lý điều chỉnh danh mục dịch vụ, hành vi và hoạt động của các ngân hàng luôn được hoàn thiện để đảm bảo tính tương thích. Các nhà chức trách, những người giám sát hoạt động ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến mức độ rủi ro mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt và những tín hiệu phản ứng từ thị trường. Ngân hàng ngày nay phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, rủi ro về kinh doanh, rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản, rủi ro về thu hồi, rủi ro về lạm phát và đặc biệt là rủi ro về tín dụng. Sự bất hợp lý hay hạn chế trong việc xác định cơ cấu cho vay, những sai sót trong vấn đề thẩm định khả năng sinh lời của khoản tiền cho vay, về đối tượng cho vay, thời hạn cho vay đều có thể dẫn đến những khoản nợ khó đòi, không thể đòi gây những thiệt hại, tổn thất làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Do đó việc nghiên cưú kĩ lưỡng chiến lược phòng chống rủi ro tín dụng là một phần rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu qủa của hoạt động ngân hàng, cũng như giảm bớt được những thiệt hại mà nhà nước phải gánh chịu từ những đề án kinh doanh không khả thi. PHỤ LỤC Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, định mức kế hoạch năm 2005 2004 2005 tuyệt đối tương đối A. Nguồn vốn 617.088 740 112.912 20 1. Nội tệ Tiền Gửi Tk Tiền gửi TCTD 520.972 263.829 620 320 99.028 46.171 19 18 2. Ngoại tệ Tiền Gửi Tk 96.116 94.000 120 110 23.884 15.94 25 17 B. Dư nợ 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ trung hạn 3. Nợ dài hạn 4. Nợ quá hạn 281.542 158.860 77.437 45.245 2.662 337 188 90 59 1 55.458 29.140 12.563 1.662 20 18 10 30 62 C. Cân đối vốn 1. Vốn 946 2. sử dụng vốn bq 3. Thừa vốn 475.169 252.118 226.05 550 300 250 15 19 11 D. Kết quả Tài chính I. Tổng thu 46.128 56.435. 22 1. Tổng thu nội bảng a, Thu lãi cho vay b, Thu dịch vụ c, Thu NQH đã xl rr 28.976 26.175 2.558 33 35.435 32.4 3 35 22 24 17 6 2. Thu thừa vốn 17.972 21.000 17 II. Tổng chi 1. Chi hoạt động vốn 2. Trích rủi ro 3. Chi quản lý 31.65. 28.650 721 3.262 41.935 37.280 500 4.155 27 32 32 31 III. Quỹ thu nhập 1. TN thực hiện 2.TN cần có chia lương 3. Thừa thiếu quỹ TN 14.478 14.478 5.370 9.108 14.500 141.500 7.500 700 22 22 2.130 0 0 40 E. CHênh lệch lãi suất 1. Lãi suất đầu vào bq 2. Lãi suất đầu ra bq 0.364 0.471 0.835 0.32 0.58 0.9 F. Các chỉ tiêu khác 1. Mở phòng Giao dịch 2. Phát hành ATM 1 1.616 1 1.800 184 11 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN MỘT: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦU GIẤY 2 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam 2 2. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy 4 3. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT Cầu Giấy 6 PHẦN 2: KHẢ NĂNG PHÁT HUY NGUỒN LỰC CỦA NGÂN HÀNG NN& PTNT QUẬN CẦU GIẤY 9 I. Tổ chức mạng lưới kinh doanh và bộ máy quản lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy 9 1. Cơ cấu tổ chức 9 2. Nhiệm vụ cơ bản trong bộ máy quản lý 11 2.1 Giám đốc 11 2.2 Các phó giám đốc 12 2.3 Phòng nghiệp vụ kinh doanh 13 2.4 Phòng kế toán tài vụ và ngân quỹ 14 2.5 Phòng hành chính nhân sự 15 2.6 Phòng vi tính 16 2.7 Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ 16 2.8 Tổ tiếp thị và tổ nghiệp vụ thẻ 17 II. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy 18 1. Tình hình hoạt động kinh doanh 18 1.1 Về công tác huy động vốn 19 1.2 Về công tác sử dụng vốn 22 1.3 Về công tác kế toán thanh toán và ngân quỹ 25 PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO & PTNT CẦU GIẤY. 26 1. Toàn cảnh kinh tế xã hội của Hà Nội 26 2. Định hướng phát triển trong năm 2005 28 KẾT LUẬN 30 PHỤ LỤC 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12908.doc
Tài liệu liên quan