Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây

MỞ ĐẦU NHTMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong những Ngân hàng hàng đầu, giữ vai trò trụ cột trong ngành NH Việt Nam. Hiện nay, Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch; có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Được thành lập vào tháng 3/1988 với tên gọi NHCT Hà Sơn Bình bao gồm trụ sở chính ở Hà Đông và 1 chi nhánh đặt tại thị xã Hòa Bình. Tháng 10/1991, NHCT Hà Sơn Bình cũng giải thể và thành lập NHCT Hà Tây. Đến tháng 7/2009, NHCT Hà Tây được đổi tên thành NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây. Cùng với quá trình phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng, NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây đang không ngừng lớn mạnh và phát triển, hướng tới mục tiêu là chi nhánh hàng đầu thuộc hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Khoa Ngân hàng – Tài chính, trường Đại học Kinh tế quốc dân, và NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây, em đã được về thực tập tại chi nhánh. Sau 4 tuần đầu thực tập tại chi nhánh, em đã phần nào nắm được tình hình hoạt động của Ngân hàng hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm on sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây và giảng viên Phan Thị Hạnh đã hướng dẫn em trong thời gian đàu thực tập, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành báo cáo này. LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY I. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh Hà Tây II. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 1. Phòng kế toán giao dịch 1.1. Bộ phận kế toán giao dịch 1.2. Bộ phận kế toán nội bộ 2. Phòng tài trợ thương mại 3. Phòng khách hàng cá nhân 4. Phòng khách hàng doanh nghiệp 5. Phòng tổng hợp tiếp thị 6. Phòng tiền tệ kho quỹ 7. Phòng tổ chức hành chính 8. Phòng thông tin điện toán PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2007 – 2009 1. Hoạt động huy động vốn 2. Hoạt động tín dụng 3. Hoạt động dịch vụ 4. Kế toán và dịch vụ Ngân hàng KẾT LUẬN

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH ------------˜&™----------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trường Kỳ Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Hạnh HÀ NỘI - 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH ------------˜&™----------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trường Kỳ Mã sinh viên : CQ481434 Lớp : Ngân hàng 48B Khoa : Ngân hàng – Tài chính Khóa : 48 Hệ : Chính quy Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Hạnh HÀ NỘI - 2009 LỜI MỞ ĐẦU NHTMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong những Ngân hàng hàng đầu, giữ vai trò trụ cột trong ngành NH Việt Nam. Hiện nay, Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch; có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Được thành lập vào tháng 3/1988 với tên gọi NHCT Hà Sơn Bình bao gồm trụ sở chính ở Hà Đông và 1 chi nhánh đặt tại thị xã Hòa Bình. Tháng 10/1991, NHCT Hà Sơn Bình cũng giải thể và thành lập NHCT Hà Tây. Đến tháng 7/2009, NHCT Hà Tây được đổi tên thành NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây. Cùng với quá trình phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng, NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây đang không ngừng lớn mạnh và phát triển, hướng tới mục tiêu là chi nhánh hàng đầu thuộc hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Khoa Ngân hàng – Tài chính, trường Đại học Kinh tế quốc dân, và NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây, em đã được về thực tập tại chi nhánh. Sau 4 tuần đầu thực tập tại chi nhánh, em đã phần nào nắm được tình hình hoạt động của Ngân hàng hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm on sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây và giảng viên Phan Thị Hạnh đã hướng dẫn em trong thời gian đàu thực tập, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành báo cáo này. PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng: Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây. Trụ sở chính: số 269 – Đường Quang Trung – quận Hà Đông – Hà Nội. Số điện thoại: 0433.827.232 Số fax: 0433.824.513 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh Hà Tây Ngày 17/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) ra quyết định số 402/CT của HĐBT chuyển ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam và trở thành một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam gồm: Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. NHCTVN ra đời vào tháng 3/1988. Chi nhánh Hà Tây thành lập vào tháng 7/1988 với tên gọi NHCT Hà Sơn Bình bao gồm trụ sở chính ở Hà Đông và 1 chi nhánh đặt tại thị xã Hòa Bình. Tháng 10/1991, Quốc hội nước CHXHCNVN quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình. NHCT Hà Sơn Bình cũng giải thể và thành lập NHCT Hà Tây. Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước nói chung và kinh tế Hà Tây nói riêng, vào các năm 2001, 2003, 2005, hội đồng quản trị NHCT Hà Tây quyết định thành lập các chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHCT Hà Tây gồm: chi nhánh Sông Nhuệ, Chi nhánh Quang Trung, chi nhánh Nguyễn Trãi và phòng giao dịch Xuân Mai. Tháng 7/2006, Hội đồng quản trị NHCTVN quyết định nâng cấp các chi nhánh cấp 1 phụ thuộc NHCTVN. Tháng 1/2007, hội đồng quản trị NHCTVN quyết định nâng cấp phòng giao dịch Xuân Mai thành chi nhánh NHCT Láng Hòa Lạc trực thuộc NHCTVN. Tháng 11/2007, NHCTHT mở thêm phòng giao dịch La Phù. Tháng 4/2008, mở thêm phòng giao dịch số 2 ở khu công nghiệp Phú Nghĩa – Chương Mỹ. tháng 7/2009, NHCT Hà Tây được đổi tên thành NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: Bộ máy tổ chức hoạt động của NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây áp dụng theo phương pháp quản lý trực tuyến, Ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch. NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây bao gồm: 8 phòng ban tại hội sở và 3 phòng giao dịch. Phòng kế toán giao dịch 1.1. Bộ phận kế toán giao dịch a) chức năng: là bộ phận nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan tới thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam. Quản lý và chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt tới từng giao dịch viên, thực hiện tư vấn cho khách hàng về sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. b) nhiệm vụ: 1. Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thồng giao dịch trên máy. Thực hiện mở, đóng các giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu/tham số mới nhất từ NHCT VN. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. 2. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: - Mở đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND) - Thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền bằng tài khoản. - Bán séc, ấn chỉ thường… cho khách hàng theo quy định. - Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND; kiểm soát các bút toán phát sinh trên tài khoản và việc thể hiện trên sổ cái. Thực hiện việc hạch toán, chi trả và theo dõi các khoản chuyển tiền đến qua module chuyển tiền và BDS bằng ngoại tệ; thực hiện việc tra soát tài khoản với Hội sở chính và chi trả kiều hối. - Thực hiện các nghiệp vụ tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, sec bảo chi, séc chuyển khoản… - Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xóa nợ, thấu chi… - Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ Ngân hàng, kiểm tra tính lãi. - Cung ứng các dịch vụ khác (bảo quản giấy tờ, cho thuê tủ két…) 3. Thực hiện công tác liên quan tới thanh toán bù trừ, thanh toán liên NH. 4. Quản lý thông tin và khai thác thông tin: - Quản lý, duy trì hồ sơ thông tin khách hàng. - Quản lý mẫu dấu, chữ ký của khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân. - Quản lý séc và giáy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc của các giao dịch viên. - Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày. - Kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát, lưu trữ chứng từ tổng hợp, liệt kê từng ngày; đối chiếu, lập và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên; làm các báo cáo, đóng sổ nhật ký. 5. Đảm bảo an toàn và bí mật các số liệu có liên quan theo quy định. 6. Làm các công tác khác do giám đốc giao phó. 7. Nhiệm vụ của điểm giao dịch thực hiện theo quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị NHCT VN và quy định của giám đốc chi nhánh. 1.2. Bộ phận kế toán nội bộ a) chức năng: là bộ phận nghiệp vụ giúp ban giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh theo quy định của Nhà nước và NHCT VN. b) Nhiệm vụ: 1. Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho CBNV theo quy định. 2. Quản lý các giao dịch nội bộ, phối hợp phòng tiền tệ kho quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày, lưu trữ chứng từ, lập và in báo cáo theo quy định. 3. quản lý séc và các giấy tờ có giá, chứng từ quan trọng của chi nhánh… 4. Tổ chức quản lý, theo dõi hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối hợp phòng tổ chức hành chính tổ chức thực hiện bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ. 5. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định. 6. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình giám đốc. 7. Phối hợp phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch thực hiện quỹ tiền lương quý, năm. 8. Tính và trích nộp thuế, BHXH theo quy định; là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế và tài chính. 9. Phối hợp các phòng liên quan đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh để trình Giám đốc quyết định trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao phó. Phòng tài trợ thương mại chức năng Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của NHCTVN nhiệm vụ 1. thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp: Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu. Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan tới xuất nhập khẩu. Phối hợp các phòng khách hàng thuộc NHCT tỉnh và các phòng khách hàng chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch để thực hiện nhiệm vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ bien lai tín thác, bao thanh toán… Phát hành thông báo bảo lãnh trong phạm vi được ủy quyền. Làm các thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giao dịch vượt hạn mức theo quy định của NHCT VN. Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và ủy quyền của NHCTVN 2. Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: Xây dựng giá mua, bán ngoại tệ trình ban lãnh đạo duyệt Thực hiện việc mua, bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân theo quy định của NHCTVN. Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ do chi nhánh quản lý. 3. Phối hợp phòng kế toán giao dịch và các chi nhánh cấp II thực hiện chuyển tiền nước ngoài: Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục chuyển tiền khác theo quy định của NHCTVN, nhận và xử lý các điện chuyển tiền đến của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tạo điện chuyển tiền đi theo quy định của NHCTVN Phối hợp phòng kế toán giao dịch tra soát với ngân hàng nước ngoài điện chuyển tiền của doanh nghiệp và cá nhân (nếu cần). 4. Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. 5. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phầm tài trợ thương mại. 6. Tổng hợp báo cáo, lưu trữ tài liệu theo quy định. 7. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ. 8. Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ tài trợ thương mại cho các chi nhánh cấp II và các phòng Phòng khách hàng cá nhân chức năng Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân để huy động vốn bằng VNS hoặc ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp chế độ và thể lệ của NHCTVN nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn VND hoặc ngoại tệ từ khách hàng cá nhân Tổ chức huy động vốn từ dân cư. Hỗ trợ tiếp thị khách hàng, phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Thẩm định, xác định và quản lý hạn mức tín dụng với từng khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh. Cập nhật, phân tích toàn diện thông tin về khách hàng theo quy định. Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý các tài sản bảo đảm. Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Một số nghiệp vụ khác theo quy định. Nhân sự: phòng khách hàng cá nhân có 5 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 cán bộ tín dụng. Phòng khách hàng doanh nghiệp chức năng Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp chế độ và thể lệ của NHCTVN. nhiệm vụ Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Hỗ trợ tiếp thị khách hàng, phối hợp phòng Tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Thẩm định, xác định và quản lý hạn mức tín dụng với từng khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh. Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định. Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý các tài sản bảo đảm. Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh. Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm khách hàng, theo sản phẩm dịch vụ, đề xuất đầu tư tín dụng theo từng thời kỳ. Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Phản ánh kịp thời các vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ, cơ chế, chính sách và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất giải pháp trình cấp trên giải quyết. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch trực thuộc. Một số nhiệm vụ khác theo quy định. Nhân sự Phòng khách hàng DN gồm 9 người, trong đó gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 cán bộ tín dụng. Phòng tổng hợp tiếp thị chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh. Tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh. nhiệm vụ Là đầu mối triển khai, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tham mưu cho ban giám đốc công tác tiếp thị, chính sách khách hàng, chiến lược khách hàng. Tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu kinh doanh định kỳ đến toàn chi nhánh. Tham mưu cho ban giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày. Làm công tác thi đua của chi nhánh, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền tại chi nhánh. Nghiên cứu đề án mở rộng mạng lưới chi nhánh trình giám đốc quyết định, làm đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học tại chi nhánh. Thực hiện các công tác khác do giám đốc giao phó. nhân sự; phòng tổng hợp tiếp thị có 4 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 3 nhân viên. Phòng tiền tệ kho quỹ chức năng: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCTVN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, tiến hành thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có lượng thu chi tiền mặt lớn. nhiệm vụ Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch trong và ngoài quầy theo đúng quy định. Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động cho các khách hàng. Phối hợp phòng kế toán giao dịch, phòng tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa các quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch … an toàn, kịp thời, đúng chế độ. Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, chính xác. Làm các báo cáo theo quy định. Thưc hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc, hóa đơn thanh toán thẻ về trụ sở chính hoặc các đầu mối. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao phó. nhân sự: gồm 7 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên. Phòng tổ chức hành chính chức năng: là phòng thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng quy định. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ kinh doanh tại chi nhánh, bảo vệ an ninh, an toàn trong toàn chi nhánh. nhiệm vụ Thực hiện theo quy định về chính sách cán bộ về tiền lương, BHXH, BHYT… Thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng, điều động, sắp xếp cán bộ trong toàn chi nhánh. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tổ chức công tác văn thư, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và NHCTVN. Thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hội họp, hội thảo, tổng kết… và ban giám đốc tiếp khách. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan. Phối hợp vối phòng kế toán giao dịch, tiền tệ kho quỹ bảo vệ công tác chuyển tiền, phòng chống cháy nổ theo đúng quy định của ngành và cơ quan chức năng. nhân sự: gồm 8 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 nhân viên. Phòng thông tin điện toán chức năng: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của toàn chi nhánh. nhiệm vụ Thực hiên quản lý về mặt công nghệ, kĩ thuật với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh. Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mêm mới nhất từ NHCTVN triển khai cho các chi nhánh. Lập gửi các báo cáo bằng file theo quy định hiện hành. Làm đầu mối công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCTVN. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kĩ thuật các hoạt động ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCTVN (như: Ebanking, ATM …) Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo và điều hành cho ban lãnh đạo chi nhánh trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng tới phần mềm của NHCTVN. Hỗ trợ các phòng kết xuất số liệu ra máy in để các phòng khai thác sử dụng. nhân sự: phòng thông tin điện toán có 4 người, trong đó có 1 trưởng phòng và 3 nhân viên. Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán giao dịch Phòng tài trợ thương mại Phòng khách hàng DN Phòng thông tin điện toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng khách hàng cá nhân Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tổ chức hành chính Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch số 12 Quỹ tiết kiệm số 18 PHẦN 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NHTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây cung cấp cho khách hàng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ a) Hoạt động huy động vốn - Nhận các loại tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân. - Phát hành các công cụ nợ như: tín chỉ, chứng chỉ tiền gửi… b) Hoạt động đầu tư và cho vay: - Gửi tiền tại các TCTD trong và ngoài nước, mua Trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán kinh doanh khác. - Góp vốn cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn với các dự án lớn có thời gian hoàn vốn dài. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân bằng VND và ngoại tệ. - Tài trợ Xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ hàng xuất. - Cho vay tài trợ ủy thác theo các chương trình hợp tác Đài Loan, Việt Đức và các hiệp định tín dụng khung. - Hùn vốn liên doanh liên kết với các TCTD và ĐCTC trong nước và quốc tế. - Đầu tư trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. c) Hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, đồng bảo lãnh… d) Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại: - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu, thông báo, xác nhận thư tín dụng nhập khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu. - Chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union - Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản và qua ATM - Chi trả kiều hối… e) Hoạt động ngân quỹ: gồm mua bán ngoại tệ, mua bán chứng từ có giá (Trái phiếu chính phủ, thương phiếu…), Thu chi hộ tiền mặt bằng VND và ngoại tệ, cho thuê két sắt bảo quàn vật có giá… f) Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, ATM… ; cung cấp 1 số dịch vụ mới: internet-banking, phone banking, SMS banking. g) Một số hoạt động khác Để hoàn thiện các dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà phát triển trong tương lai và hướng tới mục tiêu trở thành chi nhánh chủ lực trong hệ thống NHTCMCP Công Thương Việt Nam, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn định hướng trong đầu tư và phát triển trọng tâm vào 3 lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và phát triển kênh phân phối, trong đó, phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên hàng đầu. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2007 – 2009 Quá trình đổi mới và phát triển của NHCTVN - chi nhánh Hà Tây gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, nằm trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và chỉ đạo thực hiện. Chuyển từ một chi nhánh thuộc NHTM Nhà nước sang một chi nhánh NHTM cổ phần, NHCTVN – chi nhánh Hà Tây đã hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tập thể cán bộ và nhân viên chi nhánh đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, qui mô và kết quả kinh doanh ngày được nâng cao. NHCTVN – Chi nhánh Hà Tây đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, vừa phát huy các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ dịch vụ mới như: phone- banking, internet-banking...Trải qua trên 20 năm đi vào hoạt động, đến nay Chi nhánh Hà Tây đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cục khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước có xu hướng chững lại, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để giảm tác động xấu đến nền kinh tế, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất và các chính sách tiền tệ. Những thay đổi đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng nói chung và NHCTVN – Chi nhánh Hà Tây nói riêng. Mặc dù vậy, Ban giám đốc cùng toàn thể CBNV chi nhánh từng bước khắc phục được khó khăn, không ngừng phấn đấu đi lên. Bảng 1: Lợi nhuận của chi nhánh giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng. chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 năm 2009 số tiền so với 2007 số tiền so với 2008 Lợi nhuận 36,902 41,502 4,6 46,702 5,2 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – tiếp thị, Vietinbank – chi nhánh Hà Tây) Hoạt động huy động vốn Đối với một NH, hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự tôn tại và phát triển của NH. Hoạt động huy động vốn luôn được sự quản lý và lãnh đạo của ban giám đốc của chi nhánh. Trong những năm qua, bằng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh, cùng với đó là việc mở rộng mạng lưới giao dịch, giải quyết nhanh gọn các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự để tạo sự thoải mái cho khách hàng, lượng vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng nhanh. Vì vậy mặc dù sau khi tách chi nhánh (tháng 1/2007), địa bàn hoạt động của chi nhánh hẹp hơn nhưng hoạt động huy động vốn của chỉ nhánh vẫn tăng trưởng qua các năm. Bảng 2: tình hình huy động vốn của chi nhánh NH qua các năm Đơn vị: tỷ đồng. chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 năm 2009 số tiền tỷ trọng(%) số tiền tỷ trọng(%) số tiền tỷ trọng 1. phân theo đối tượng 654 100 860  100 1022,054  100 TG doanh nghiệp 120 18.3 210  24,4  400,096  39,15 TG tiết kiệm 323 49.4 410  47,7  420,464  41,14 Phát hành công cụ nợ 76 11.6 5.2  0,6  20,206  1,97 TG của TCTD-ĐCTC khác 135 20.6 234.8  27,3  181,289  17,74 2. phân theo cơ cấu 654 100 860  100  1022,054  100 TG VND 520 79,5 710  82,6  724,363  70,9 TG ngoại tệ quy VND 134 20,5 150  17,4  297,691  29,1 (Nguồn: kêt quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng năm 2007, 2008, 2009) Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2007-2009 tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với 2007 là 31.4%, năm 2009 so vơi 2008 là 18.77%. năm 2009, trong tình hình khó khăn của nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng, tình hình huy dộng vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn đạt được những kết quả thuận lợi. tổng nguồn vốn huy động bình quân đạt 1022,054 tỷ đồng, vượt kế hoạch được NHCT VN giao là 216 tỷ ( đạt 128 %). Có được những kết quả như vậy là do NHCT VN- chi nhánh Hà Tây đã tăng cường những giải pháp huy động vốn tại chỗ bằng việc phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi (CCTG), tiết kiệm dự thưởng (TKDT), đồng thời bám sát biến động lãi suất của thị trường để điều hành kịp thời, chính xác lãi suất huy động và cho vay tại những thời điểm cụ thể. Ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: tình hình huy động vốn tại chi nhánh bằng VND và ngoại tệ giai đoạn 2007 - 2009 ( Nguồn: phòng Tổng hợp – tiếp thị, Vietinbank – chi nhánh Hà Tây) Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra, nguồn vốn VND ngày càng khan hiếm, đặc biệt năm 2008, nhằm thu hút được nhiều tiền gửi, các NH đã tạo ra cuộc chạy đua lãi suất. Vì vậy, chi nhánh đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn. Chi nhánh đã đầu tư mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn đạt chỉ tiêu và vượt kế hoạch được giao. Một nguyên nhân nữa giúp hoạt động huy động vốn của chi nhánh đạt mức tăng là việc Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thu hút được nhiều vốn đầu tư và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Hoạt động tín dụng Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tin dụng cũng là hoạt động nòng cốt của chi nhánh vì đây là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn chung hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng rõ rệt, cụ thể: Bảng 3: tình hình cho vay tại chi nhánh năm 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Tổng doanh số cho vay 540 760 903 2. Dư nợ bình quân, trong đó: 520 703 889.297 - cho vay ngắn hạn 390 520 547.019 - cho vay trung hạn, dài hạn 130 183 342.273 ( Nguồn: phòng tổng hợp – tiếp thị, Vietinbank- chi nhánh Hà Tây) Qua bảng số liệu ta thấy: tổng doanh số cho vay và tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm trong giai đoạn 2007-2009 đều tăng đáng kể. Năm 2008, đối diện với tình hình nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, trong 7 tháng đầu năm 2008, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Thực hiện đúng theo chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ thị của NHCT Việt Nam, NHCTVN – chi nhánh Hà Tây tiến hành giảm dư nợ cho vay, đẩy mạnh thu hồi nợ. Vào các tháng cuối năm, chính sách tiền tệ được thay đổi theo hướng nới lỏng linh hoạt, NHCTVN – chi nhánh Hà Tây đẩy mạnh nâng cao dư nợ tín dụng, cho vay các dự án vay có hiệu quả, khả năng trả nợ, do đó hạn mức tín dụng tính tới 31/12/2008 đạt mức 703 tỷ đồng, tăng 40.7% so với 31/12/2007. Cùng với đó là do việc Chính phủ tiến hành cho vay hỗ trợ lãi suất 4% nên dư nợ cho vay của NH cũng tăng. Đến đầu năm 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vẫn còn nặng nề. Để ngăn ngừa khủng hoảng, NHNN đã quy định mức lãi suất cơ bản là 7%. Theo đó, lãi suất trần cho vay là 10,5%/ năm. Trước tình hình đó, NHCTVN – chi nhánh Hà Tây đã xác định hướng phát triển lành mạnh, chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu, tất cả các khoản tín dụng cần được xem xét kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn, tập trung thu nợ tồn đọng, tăng trưởng nguồn vốn. Quán triệt định hướng phát triển đó, trong năm 2009, NH đã đạt được nhiều thành tích nổi bật. Tổng dư nợ tính tới 31/12/2009 đạt 889,297 tỷ đồng, tăng 26.5% so với 31/12/2008. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 547,019 tỷ chiếm 86% tổng dư nợ; dư nợ trung và dài hạn đạt 342,273 tỷ chiếm 14% tổng dư nợ. Biểu đồ 2: cơ cấu cho vay của NH năm 2009 (Nguồn: bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2009) Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền, dư nợ VND đạt 823,232 tỷ đồng (chiếm 92.6%) và dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 66,065 tỷ (chiếm 7,4 %). Song song với tăng trưởng dư nợ tín dụng, mục tiêu an toàn và chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Chi nhánh luôn tìm mọi biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu đã có và hạn chế tối đa việc phát sinh nợ xấu mới với mục tiêu phải giảm dần tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Trong năm 2009, Ngân hàng thu nợ xử lý rủi ro lên tới 14,169 tỷ đồng, tăng 113,13% so với 7,521 tỷ của năm 2008. Nợ xấu của Ngân hàng cũng ở mức hạn chế. Theo đó, nợ dưới tiêu chuẩn của Ngân hàng là 160 triệu và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 88 triệu. Các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, Ngân hàng cũng đã thực hiện cho vay theo đúng quy trình, kiểm tra, kiểm soát một cách nghiêm túc đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn và ngăn ngừa việc phát sinh nợ xấu. Hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ của NHTMCP Công Thương VN – chi nhánh Hà Tây có những bước tiến rõ rệt. Cụ thể, năm 2008, mức thu dịch vụ của NH đạt 5,595 tỷ đòng, tăng 1,903 tỷ so với 3,692 tỷ của năm 2007, mức tăng đạt 51,5%. Năm 2009, thu dịch vụ của NH cũng có mức tăng đáng kể là 1.9 tỷ so với năm 2008, đạt mức 7,495 tỷ. Tuy nhiên kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ và doanh thu dịch vụ còn phụ thuộc vào tín dụng và chưa đa dạng, chủ yếu là từ thu thanh toán trong nước, TTQT, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh. Các dịch vụ mới (ATM, trả lương, nhắn tin…) khả năng thu còn rất thấp trong khi phải chấp nhận nhiều chi phí có tính chiến lược. Các dịch vụ thanh tóan thẻ VISA, POS còn rất mới và phụ thuộc vào triển khai của trung ương. Để càng hòan thiện hơn sản phẩm dịch vụ và gia tăng tiện ích cho khách hàng giao dịch, hiện ngay VIETINBANK- chi nhánh Hà Tây đã có nhiều chương trình khuyến khích sử dụng dịch vụ của Vietinbank. Như: Biểu đồ 3 : tình hình thu dịch vụ của Vietinbank Hà Tây giai đoạn 2007 -2009 Đơn vị: tỷ đồng. ( Nguồn: phòng tổng hợp-tiếp thị, Vietinbank – chi nhánh Hà Tây ) 4. Kế toán và dịch vụ Ngân hàng Ngày nay, với xu thế hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ngành NH cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm gần đây, Chính phủ chủ trương khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán lương qua tài khoản. Hưởng ứng chủ trương đó, số lượng tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh không ngừng tăng lên. Đến 31/12/2009 toàn chi nhánh có 2.547 tổ chức và 53.526 cá nhân mở tài khoản giao dịch tại Chi nhánh. KẾT LUẬN Năm 2009 đánh dấu một năm khá thành công trong công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Nền kinh tế đá vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng 5,3%, lạm phát được kiểm soát, lượng tiêu dùng tăng cao. Cùng với đó là sự phát triển của ngành Ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, NHTMCP Công Thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Hà Tây nói riêng đã đạt được những sự phát triển nổi bật. Với sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, NHCTVN – chi nhánh Hà Tây đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu và luôn vượt mức kế hoạch đặt ra. Quy mô vốn huy động và dư nợ tín dụng không ngừng được tăng lên, bên cạnh đó, chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Chi nhánh vẫn còn có nhiều hạn chế như vẫn tồn tại nợ xấu, chất lượng cán bộ nhân viên vẫn còn hạn chế, công nghệ còn yếu kém… Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn đang nỗ lực cố gắng dần hoàn thiện và khắc phục các mặt yếu kém để đưa chi nhánh dàn trở thành chi nhánh hàng đầu của hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ths. Phan Thị Hạnh và các cán bộ trong chi nhánh NH Công Thương Hà Tây đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1563.doc
Tài liệu liên quan