Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Viêt Nam – Techcombank chi nhánh Hà Nội

MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo đã trang bị cho chúng em một hệ thống kiến thức rất cơ bản và đầy đủ. Thực tập cuối khóa là một khâu quan trọng trong chương trình đào tạo của hệ đại học, tạo điều kiện cho sinh viên củng cố lại kiến thức đó, tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp ở đơn vị cơ sở thực tập qua đó nâng cao trình độ thực hành nghề nghiệp. Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Viêt Nam – Techcombank chi nhánh Hà Nội, hiện nay em đang đi thực tập tại ngân hàng này. Trong thời gian thực tập tại đây, em đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu thực tế về đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy, tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt em đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ về các nghiệp vụ của Ngân hàng. Qua đó em có thể vận dụng những kiến thức đã học cộng với liên hệ thực tế, làm hành trang cho vốn kiến thức của mình. LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Lịch sử ra đời và phát triển của Techcombank chi nhánh Hà Nội 1. Lịch sử ra đời 2. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank chi nhánh Hà Nội II. Cơ cấu bộ máy hoạt động của Techcombank chi nhánh Hà Nội III.Chức năng,nhiệm vụ của Techcombank chi nhánh Hà Nội và các phòng ban 1. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh 2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY I.Tình hình huy động vốn II. Hoạt động sử dụng vốn 1. Dư nợ cho vay 2.Hoạt động kinh doanh Ngoại tệ 3.Các hoạt động khác III.Các mặt hoạt động khác 1.Quản trị công nghệ thông tin 2.Công tác phát triển sản phẩm 3.Phát triển mạng lưới 4. Công tác đào tạo nhân sự 5. Hoạt động marketing 6. Kiểm soát rủi ro 7. Công tác khác IV.Kết quả kinh doanh CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Các định hướng kinh doanh chính năm 2010 1. Một số mục tiêu tài chính chủ yếu của năm 2010 2. Hoạt động đầu tư 3. Phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm 4. Phát triển mạng lưới 5. Phát triển nguồn nhân lực 6. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ 7. Hoàn thiện công nghệ hiện đại hoá ngân hàng 8. Công tác truyền thông 9. Công tác khác II. KẾT LUẬN

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Viêt Nam – Techcombank chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo đã trang bị cho chúng em một hệ thống kiến thức rất cơ bản và đầy đủ. Thực tập cuối khóa là một khâu quan trọng trong chương trình đào tạo của hệ đại học, tạo điều kiện cho sinh viên củng cố lại kiến thức đó, tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp ở đơn vị cơ sở thực tập qua đó nâng cao trình độ thực hành nghề nghiệp. Được sự cho phép của nhà trường và ban lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Viêt Nam – Techcombank chi nhánh Hà Nội, hiện nay em đang đi thực tập tại ngân hàng này. Trong thời gian thực tập tại đây, em đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu thực tế về đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy, tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt em đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ về các nghiệp vụ của Ngân hàng. Qua đó em có thể vận dụng những kiến thức đã học cộng với liên hệ thực tế, làm hành trang cho vốn kiến thức của mình. CHƯƠNG I : Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – techcombank CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Lịch sử ra đời và phát triển của Techcombank chi nhánh Hà Nội 1. Lịch sử ra đời: Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Năm 1998 trụ sở chính được chuyển sang tòa nhà Techcombank,15 Đào Duy Từ - Hà Nội. Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội Tên gọi tắt:Techcombank Hà Nội Địa chỉ:15 Đào Duy Từ - Hoàn Kiếm – Hà Nội Website:www.techcombank.com.vn 2. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà Nội tiền thân là Hội sở chính của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank Hà Nội) là một Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam tại Hà Nội.Techcombank Hà Nội đã là một trong các Chi nhánh chính hoạt động đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận và thành tựu của TECHCOMBANK ngày nay. Với tổng tài sản lên tới 1100 tỷ VND, Techcombank Hà Nội hiện nay là Chi nhánh bán buôn, tập hợp của các DN lớn mạnh. Những cột mốc đáng nhớ: 1994-1995 - Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. - Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. 1996 - Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. - Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. - Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng. 1998 - Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. - Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. 1999 - Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. - Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. 2000 - Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. 2001 - Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. - Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2002 - Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi. - Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng. - Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng. - Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. - Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. - Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng. 2003 - Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. - Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. - Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động. - Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004. 2004 - Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng. - Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng. - Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. - Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. - Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus. 2005 - Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. - Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội). - 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng. - 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus. - 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5. 2006 - Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia. - Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân. - Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao. - Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7. - Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. - Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ. - Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ. - Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng. - Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa. 2007 - Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD - Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. - HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. - Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. - Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06. - Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại. - Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường - Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank. - Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay. - Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng. 2008 - 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn - 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit - 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM - Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822, … - 06/2008: Tài trợ cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2008 - 08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC - 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng - 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng - 09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa - 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng II. Cơ cấu bộ máy hoạt động của Techcombank chi nhánh Hà Nội SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng DVKH Phòng DVKH DN Phòng DVKH Cá Nhân Bộ phận kế toán và kho quỹ III.Chức năng,nhiệm vụ của Techcombank chi nhánh Hà Nội và các phòng ban 1. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Techcombank Chi nhánh Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Dịch vụ tiền gửi: Chi nhánh Hà Nội thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn. - Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế. Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực. Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác. - Dịch vụ thanh toán trong nước: Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế. Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước, chi trả lương qua tài khoản, ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị. - Dịch vụ kinh doanh ngoại hối: Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, DP, CAD), chuyển tiền (TTR). Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi mậu dịch, chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu. Thanh toán, chuyển tiền biên giới, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ. - Các sản phẩm dịch vụ khác: Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, tổ chức. 2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Mô hình tổ chức của chi nhánh Techcombank chi nhánh Hà Nội được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng , theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Điều hành hoạt động của Chi nhánh Teachcombank chi nhánh Hà Nội là Giám đốc chi nhánh. Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh có hai Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định Các phòng ban Chi nhánh Techcombank chi nhánh Hà Nội gồm:Phòng DVNH Doanh Nghiệp,phòng DVNH Cá Nhân,phòng kế Toán và kho quỹ… Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. - Chức năng: + Quản lý về sản phẩm cho doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh trên thị truờng + Chăm sóc các khách hàng truyền thống, các khách hàng lớn, khách hàng VIP…. + Khai thác và mở rộng thị trường bán sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như : Chuyển tiền ra nước ng oài, mở LC, cho vay tín dụng DN,… + Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Phòng dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. - Chức năng: + Cho vay cá nhân với các loại sản phẩm tín dụng cá nhận trong từng giai đoạn gồm các sản phẩm : + Cho vay mua nhà. + Cho vay tiêu dùng + Cho vay mua ô tô. + Các loại sản phẩm tín dụng F1,F2 ( cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo). + Tiếp thị bán các sản phẩm cho các đơn vị trả lương : Phát hành thẻ các loại, mở tài khoản, bán FastiBank…. + Quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ + Dịch vụ và hỗ trợ mạng luới bán lẻ + Phát triển bán và tiếp thị dịch vụ ngân hàng + Xem xét đối tuợng phát hành thẻ. + Nắm bắt rủi ro khi cho vay tín dụng, kiểm soát hiệu quả tín dụng sau khi cho vay. Phòng kế toán Thực hiện công tác kế toán giao dịch, tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh ,trực tiiếp làm nhiệm vụ kế toán giao dịch với khách hàng bao gồm: Huy động dân cư ( Tiền gửi tiết kiệm dân cư) Huy động tổ chức kinh tế. Kế toán chuyển tiền vãng lai. Kế toán nhận tiền Westion union.( Đại lý dịch vụ nhận tiền kiều hối). Mở tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế Tiếp nhận thông tin và hồ sơ phat hành thẻ các loại : Fast acess, visa Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh bao gồm Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm theo quy trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ. Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán, theo quy định của Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế, trích lập quản lý và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ của Nhà nước và của Ngành. Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, của báo cáo tài chính, đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng và khách hàng qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính của các đơn vị trong Chi nhánh. Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán,bảo mật, cung cấp thông tin hoạt động của Ngân hàng, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định và lập các báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, lập các loại báo cáo kế toán phục vụ quản trị điều hành của Ban lãnh đạo. Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp với các phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng. CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY I.Tình hình huy động vốn Bảng 1:Tình hình huy động vốn 3 năm(2007-2009) Đơn vị: tỷ VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 1.586 1.634 1.056 48 3,02 -578 -35,37 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 735 1.029 798 294 40,00 -231 -22,45 Trung - dài hạn 851 605 258 -246 -28,90 -347 -57,35 Phân theo cơ cấu Dân cư và tổ chức kinh tế 1.367 1.325 769 -42 -3,07 -556 -41,96 Tổ chức tín dụng 219 309 287 -90 -41,09 -22 -7,12 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) - Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Techcombank đạt 1.634 tỷ đồng. So với cuối năm 2007 nguồn huy động tăng lên 48 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tuy không đạt được kế hoạch đề ra nhưng đã có sự tăng trưởng rất tốt khi huy động dân cư tăng hơn 100% so với cuối năm 2007. Đây là một thành công lớn của Techcombank trong công tác huy động, đặc biệt là huy động từ dân cư vốn là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất trong các loại nguồn vốn huy động vào ngân hàng.Thành công này có được là do Techcombank đã có một chiến lược đúng đắn và bước đi hợp lý, bởi năm 2008 ngân hàng nhà nước có rất nhiều các chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến lượng cung tiền trong lưu thông giảm. -Năm 2009,tổng nguồn vốn huy động của Techcombank đạt 1.056 tỷ đồng.So với cuối năm 2008 giảm 578 tỷ đồng.Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên ban lãnh đạo cũng đã có những biệm pháp kịp thời để khắc phục nhằm đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra. II. Hoạt động sử dụng vốn 1. Dư nợ cho vay Bảng 2 - Dư nợ cho vay Đơn vị: tỷ VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2008 Tổng dư nợ 1.058 100 1.062 100 0,38 704 100 -33,71 Dư nợ theo thời gian Ngắn hạn 470 44,42 803 75,61 70,85 513 72,87 -36,15 Trung - dài hạn 588 55,58 259 24,39 -55,95 191 27,13 -26.25 Dư nợ theo tiền tệ Dư nợ VNĐ 991 93,66 981 92,37 -1,01 628 89,12 -35,98 Dư nợ ngoại tệ 67 6,34 81 7,63 20,89 76 10,88 -6,17 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Bảng 3 - Dư nợ quá hạn Đơn vị: tỷ VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2008 Tổng dư nợ 1.058 100 1.062 100 0,38 704 100 -33,71 Dư nợ quá hạn 8,7 0,82 13,8 1,30 12,8 14,29 2,03 36,23 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) -Tính đến cuối năm 2008, dư nợ đã tăng 0.38 % so với thời điểm cuối năm 2007 trong khi đó nợ xấu (nợ 3-5) chiếm 1,30 %, nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN (dưới 3%). Năm 2009 dư nợ giảm 33,71% trong khi đó nợ xấu chiếm 2,03 %. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hoá nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn 2.Hoạt động kinh doanh Ngoại tệ Bảng 4 - Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đơn vị: triệu USD Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 tăng giảm (+/-) So sánh 2009/2008 tăng giảm (+/-) Số tiền % Số tiền % D/số mua ngoại tệ 157 230,4 308,2 73,4 46,75 77,8 33,76 D/số bán ngoại tệ 162 242,9 320,8 80,9 49,93 77,9 32,07 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các loại ngoại tệ mạnh khác như EUR,JPY, GBP, AUD, v.v., Ph.ng Kinh doanh ngoại hối của Techcombank cung cấp cho khách hàngmột số ngoại tệ khác ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng Baht Thái Lan (THB),Krone Đan Mạch (DKK), Krone Thụy Điển (SEK), v.v. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng đều trong 3 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cua Techcombank phát triển rất tốt. 3.Các hoạt động khác Ngoài các nghiệp vụ chính là cho vay tín dụng, chuyển tiền, thanh toán,kinh doanh ngoại tệ Techcombank Chi nhánh Hà Nội còn mở rộng một số hoạt động kinh doanh khác như: Chuyển tiền kiều hối, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ,thanh toán quốc tế,giao dịch hàng hóa tương lai... Các dịch vụ này không những mở ra cho Ngân hàng những khoản thu có giá trị lớn mà còn đem đến cho Ngân hàng những lợi thế cạnh tranh nhất định về sự đa chức năng và tiện lợi trong giao dịch thanh toán. III.Các mặt hoạt động khác 1.Quản trị công nghệ thông tin - Năm 2008 đã nâng cấp thành công hệ thống T24 –R7.Hệ thống mạng nội bộ được nâng cấp bảo đảm độ an toàn cho hệ thống của ngân hàng. Công tác quản lý, sử dụng công nghệ thông tin, cả phần cứng và phân mềm đều được nâng cao góp phần tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. - Các sản phẩm mới trên nền công nghệ như F@st -ebank – sản phẩm internet Banking cho doanh nghiệp, tiếp theo sản phẩm F@st-ibank cho cá nhân được trung tâm công nghệ cùng các phòng ban chức năng phối hợp triển khai đã đem lại kết quả tốt. Trong năm 2008 cùng trung tâm thẻ triển khai xong về cơ bản module thẻ tín dụng và đã phát hành thử nghiệm thẻ Visa credit. Nhiều dự án kết nối công nghệ thông tin với các đối tác như HSBC, Bank Net, Pay Net, Pacific Airline, Bảo Việt nhân thọ, Vietnam airline cũng đã được triển khai thành công đem lại nhiều thuận lợi trong giao dịch với khách hàng và đối tác, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong kinh doanh 2.Công tác phát triển sản phẩm Các sản phẩm mới lần lượt được giới thiệu và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng như các sản phẩm tiết kiệm trúng thưởng, Tiết kiệm bội thu, linh, Tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm internetbanking – F@st i bank, F@st E-Bank, thẻ đồng thương hiệu TECHCOMBANK – VISA – VIETNAM AIRLINES.... được nâng cấp hoàn thiện và phục vụ rộng rãi các đối tượng khách hàng. Các sản phẩm mới ra mắt được đánh giá là đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Đặc biệt sản phẩm internet banking F@st Ibank/ F@st E-Bank tạo rất nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc quản lý tài khoản, thanh toán, kiểm soát các giao dịch với ngân hàng đem lại nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng.Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên và là ngân hàng có nhiều nhất số lượng các khách hàng sử dụng các dịch vụ điện tử tại Việt Nam. 3.Phát triển mạng lưới Công tác mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Techcombank có những bước tiến đáng kể. Với tổng số hơn 40 điểm giao dịch mở mới trong năm 2008, Techcombank đã tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên 169 điểm trải rộng trên 35 tỉnh thành trong cả nước. Dự kiến, trong năm 2010 Techcombank sẽ mở thêm một số chi nhánh, phòng giao dịch mới tại các địa bàn kinh tế lớn nhằm tăng khả năng huy động dân cư, phát triển tín dụng cá nhân và phát triển dịch vụ phi tín dụng. 4. Công tác đào tạo nhân sự - Cùng với việc mở rộng và phát triển mạng lưới, tăng trưởng quy mô, nguồn nhân lực của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng. Trong năm 2008 tổng số nhân viên tăng 37,74% so với thời điểm cuối năm 2007, trong đó số lượng cán bộ quản lý tăng trưởng 36,86%, số cán bộ có kinh nghiệm từ 1- 4 năm tăng 41,62%. Trong năm 2008 ngân hàng cũng đã tăng cường đào tạo cho cán bộ với ngân sách đào tạo là 11,36 tỷ đồng, trung bình một nhân viên được đào tạo 60,45h/người/năm. - Trong năm 2008 ngân hàng hoàn thiện một bước chế độ đãi ngộ, với chính sách lương được cải thiện, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính cạnh tranh về nhân lực của ngân hàng, góp phần thu hút các cán bộ có kỹ năng, có khả năng và năng lực vào làm việc cho ngân hàng… 5. Hoạt động marketing - Trong 3 năm, hoạt động marketing đã có một bước tiến vững chắc. Nhiều chương trình tài trợ, quảng cáo, các hoạt động PR, khuyến mại được triển khai tốt trên phạm vi toàn quốc đã góp phần đáng kể vào việc phát triển cơ sở khách hàng và mang lại hình ảnh tốt cho ngân hàng. Hiệu quả của các hoạt động marketing đã có sự tăng lên cùng với việc thương hiệu Techcombank đang được nhận biết nhiều hơn. 6. Kiểm soát rủi ro - Cùng với việc mở rộng và phát triển kinh doanh, trong 3 năm Techcombank cũng không ngừng chú ý và nâng cao khả năng quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. -Việc từng bước tập trung hóa công tác thẩm định tín dụng tại Hội sở đã giúp Techcombank tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Mặc dù nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng và có ảnh hưởng khá sâu sắc đến kinh tế Việt năm nhưng Ngân hàng vẫn giữ được tỷ lệ nợ 3-5 trong giới hạn an toàn là do đóng góp không nhỏ công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Khối tín dụng và quản trị rủi ro. - Công tác quản trị rủi ro thị trường trong 3 năm đã hỗ trợ và giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng điều hành hiệu quả trước những biến động phức tạp về mặt chính sách của chính phủ, quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được hiệu quả, an toàn. - Rủi ro hoạt động đã được chú trọng, và đang được triển khai một cách bài bản nhằm nhận diện, và có phương thức quản lý sát sao, đảm bảo các hoạt động, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là đồng nhất và có chất lượng cao. 7. Công tác khác - Trong 3 năm, Techcombank đã thành lập và đưa 3 công ty trực thuộc đi vào hoạt động đó là:công ty quản lý tài sản và khai thác tài sản thu nợ Techcom AMC ,công ty Quản lý Quỹ Techcom Capital và công ty Chứng khoán Techcom Securities . Công ty Techcom AMC đi vào hoạt động đã hỗ trợ rất tốt cho các dịch vụ xe, dịch vụ kho bãi, quản lý tài sản đảm bảo cho khách hàng, dịch vụ bảo vệ và quản lý các tòa nhà của ngân hàng, góp phần nâng cao tính an toàn và chất lượng dịch vụ cho ngân hàng. Các công ty Quản lý Quỹ và công ty Chứng khoán đã bước đầu đi vào hoạt động ổn định. - Công tác kế toán tập trung, công tác giải ngân tín dụng tập trung từng bước được hoàn thiện góp phần nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, Các nghiệp vụ kế hoạch, công tác xử lý nợ, pháp chế và kiểm soát tuân thủ đều đã có những kết quả tích cực góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Techcombank trong 3 năm qua. - Công tác thi đua khen thưởng được tiến hành kịp thời, khuyến kích sự tham gia, phấn đấu của các đơn vị cá nhân trên toàn hệ thống (các thi đua bán sản phẩm, văn hóa, văn nghệ thể thao...). IV.Kết quả kinh doanh Bảng 5 - Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2007 - 2009 Đơn vị: triệu VNĐ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng thu 162.352 274.785 274.233 Tổng chi 110.266 193.265 242.109 Chênh lệch thu chi 52.086 81.520 32.124 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Kết quả hoạt động năm trong 3 năm của Techcombank có một số chỉ số không đạt kế hoạch đề ra, về tổng tài sản, về dư nợ, về huy động, nhưng nhìn chung kết quả hoạt động trong 3 năm của Techcombank tiếp tục có sự tăng trưởng tốt ,các chỉ tiêu chính đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể. Hình ảnh của ngân hàng đang được nhận biết rộng rãi trên phạm vi cả nước đặc biệt là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phố lớn trên khắp cả nước. Mạng lưới các chi nhánh, Phòng Giao dịch không ngừng được mở rộng với hoạt động ngày càng hiệu quả góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ mới giàu chất công nghệ được ra mắt đều đặn khẳng định thế mạnh của ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ.Những kết quả đạt được trong 3 năm qua tiếp tục là một bước tiến vững chắc cho chiến lược 5 năm 2005-2010 của ngân hàng, kết quả kinh doanh trong 3 năm cho thấy Techcombank đang tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát được rủi ro. CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI I. Các định hướng kinh doanh chính năm 2010 1. Một số mục tiêu tài chính chủ yếu của năm 2010 Đơn vị: tỷ đồng;% - Tổng tài sản: 82.041 - Tổng nguồn vốn huy động: 72.077 - Tổng dư nợ: 33.112 - Tỷ lệ Nợ 3-5 ≤ 2,5% - Lợi nhuận trước thuế 1.601 - Tỷ lệ cổ tức dự kiến (vốn bình quân ngày) 20% - Tỷ lệ ROE: 19% - Tỷ lệ ROA: 1,65% - Số lượng CBNV: 5.723 - Chi phí cho nhân viên 593,641 - Ngân sách đào tạo: 10,05 2. Hoạt động đầu tư Đến thời điểm cuối năm 2009 Techcombank có 169 điểm giao dịch đi vào hoạt động,Với mụctiêu trong chiến lược đến năm 2010 Techcombank sẽ có 300 điểm giao dịch trên cả nước, Tổng giám đốc đề xuất trong năm 2010 mở thêm 50 phòng giao dịch và 13 chi nhánh. Như vậy đến cuối năm 2010 Techcombank sẽ có tổng cộng 232 điểm giao dịch trên toàn quốc.Để tạo ra nền tảng cho các hoạt động và dịch vụ trong tương lai, công tác đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng trong giai đoạn hiện tại và tương lai là cần thiết. Với kế hoạch đầu tư tổng tài sản dự kiến trong năm 2010 sẽ là 1002,9 tỷ đồng. Bao gồm: Đầu tư mua đất đai xây dựng trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch, Đầu tư cho hệ thống hạ tầng, công nghệ, bảo mật thông tin, mua thêm 1000 POS và 300 ATM, Đầu tư mua xe ô tô chuyên dụng phục vụ kinh doanh... 3. Phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm - Đẩy mạnh triển khai chiến lược bán lẻ, Microbanking trên các địa bàn trọng điểm – đặc biết chú trọng chất lượng dịch vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, văn hóa bán hàng. Tăng cường sự hỗ trợ của công nghệ trong sản phẩm, quy trình, ứng dụng dịch vụ...Các sản phẩm chủ đạo là thẻ, tài khoản,huy động, cho vay nhà, tín dụng tiêu dùng - Thúc đẩy đánh giá và hoàn thiện một chính sách khách hàng riêng dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp SME, và hộ kinh doanh nhỏ MSME. Mở rộng cơ sở khách hàng ưu tiên phát triển các dịch vụ và nhóm sản phẩm cho đối tượng khách hàng Microbanking thông qua mạng lưới các chi nhánh. - Năm 2010 chú trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động, bằng cách đẩy mạnh việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ, tăng cường thu phí dịch vụ. Đối tượng nhắm đến là các tổng công ty nhà nước, các công ty có quy mô mạng lưới rộng, có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Phát triển tín dụng một cách có chọn lọc, tập trung vào các ngành hàng ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, dược phẩm và thiết bị y dược, thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu may mặc, thủy hải sản. 4. Phát triển mạng lưới - Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng ưu tiên theo chiến lược đã đề ra, dự kiến mở thêm 12 chi nhánh và 50 Phòng giao dịch, nâng cấp một số Phòng giao dịch thành chi nhánh, củng cố hoạt động của các chi nhánh, Phòng giao dịch cũ. 5. Phát triển nguồn nhân lực - Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bước phát triển lớn năm 2010 với trọng tâm là củng cố an toàn hệ thống, đồng thời tiếp tục phát triển có trọng điểm và đột phát một số lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược. Nâng cao khả năng của đội ngũ bán hàng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ cho việc mở rộng hoạt động của ngân hàng, và các chương trình tập trung quản lý trong kiểm soát, hỗ trợ kinh doanh, thẩm định tập trung, kế toán tập trung.... 6. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ - Tập trung xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động bằng việc cải thiện chất lượng dịch vụ của các cán bộ giao dịch khách hàng đặc biệt là đối với kế toán giao dịch. Triển khai các chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đối với tất cả các hoạt động tiếp xúc khách hàng. - Củng cố Contact Center tại Hà Nội với tập trung vào phân tích thông tin khách hàng, dịch vụ khách hàng và bán hàng qua mạng lưới điện tử. 7. Hoàn thiện công nghệ hiện đại hoá ngân hàng - Tiếp tục hoàn thiện và triển khai các dự án hiện đại hoá ngân hàng, các chương trình hợp tác với đối tác trong phát triển kinh doanh. - Triển khai hệ thống T-risk, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng, dần tiến đến việc quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. - Tiếp tục triển khai hệ thống ECM theo chiều sâu ( tăng số lượng các quy trình nghiệp vụ ứng dụng ECM) và chiều rộng (áp dụng ECM tại toàn bộ các điểm giao dịch Techcombank). - Khai thác hiệu quả hệ thống ARC- CRM hỗ trợ tích cực việc thu hút khách hàng mới, duy trì, củng cố cơ sở khách hàng hiện có và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua chăm sóc khách hàng và bán chéo sản phẩm. - Tiếp tục triển khai các tính năng mới của hệ thống Contact Center, tích hợp hệ thống này vào các hệ thống tương tác khách hàng khác như CRM, Collection - Đầu tư nâng cấp hệ thống hỗ trợ quản trị an ninh bảo mật theo ISO 27001, kiểm toán IT HSBC và quản lý chất lượng dịch vụ của hệ thống công nghệ. 8. Công tác truyền thông - Hoạt động marketing và truyền thông trong năm 2010, với các chương trinh kế hoạch được lên chi tiết tập trung vào việc hỗ trợ thu hút khách hàng, đặc biệt công tác marketing khi đưa ra sản phẩm mới cần được cải thiện với độ chuyên nghiệp và kế hoạch sâu sắc. Bên cạnh đó việc nâng cao nhận thức của khách hàng với thương hiệu Techcombank và thử nghiệm các kênh bán hàng điện tử mới cũng là một trọng tâm ưu tiên của kế hoạch marketing trong năm 2010 9. Công tác khác - Tiếp tục phát triển hệ thống báo cáo quản trị nội bộ của bộ phận MIS để phân tích sâu hơn hiệu quả mang lại của từng đối tượng khách hàng, từng chi nhánh, phòng giao dịch, thậm chí đến từng cán bộ, từng sảng phẩm, từ đó có thể đưa ra các dự báo, và cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo ra các quyết định kinh doanh hợp lý. - Cải tiến các quy trình nội bộ tăng cường sự thuận tiện trong giao dịch khách hàng cũng như nội bộ ngân hàng. Tăng cường công tác kế toán tài chính, mở rộng hoạt động kế toán quản trị phục vụ quá trình ra quyết định. Tiếp tục phát huy hiệu quả và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy của các khối, trung tâm, phòng, ban Hội sở. II. KẾT LUẬN Năm 2010 sẽ là năm trọng điểm, đẩy nhanh các chương trình hoàn thiện bộ máy, năng lực quản trị rủi ro và chính sách kinh doanh nhằm củng cố năng lực vượt qua khủng khoảng, tiếp tục duy trì sự phát triển bền vững, tiến tới hoàn thành xuất sắc kế hoạch 05 năm 2006-2010. Kế hoạch kinh doanh năm 2010 với các định hướng ưu tiên là Củng cố hệ thống, nâng cấp một bước hệ thống giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành trên toàn hệ thống đảm bảo tăng trưởng an toàn bền vững. Tạo đột phá trong chiến lược ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ trên các địa bàn trọng điểm lựa chọn. Thúc đẩy quá trình cá biệt hóa trong xây dựng các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng với 3 nhóm phân thị khách hàng doanh nghiệp cụ thể (nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn – Large Corporate, nhóm các khách hàng doanh nghiệp trung bình – Upper SME; và nhóm các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể Micro SME) được triển khai với các chương trình cụ thể cùng với các kế hoạch đầu tư và nhân sự chi tiết là một bước quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược 05 năm của TECHCOMBANK. Đặc biệt việc mở rộng cơ sở khách hàng thông qua các chương trình marketing, xúc tiến bán hàng… tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh hơn nữa chiến lược phát triển trong các năm tiếp theo, tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng và giá trị cho cổ đông trong tương lai. Như vậy, với việc thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh 2010 theo các định hướng chiến lược dài hạn đã đề ra, Techcombank sẽ đạt tới: Ø Một ngân hàng với hình ảnh AN TOÀN, THUẬN TIỆN và THÂN THIỆN với khách hàng. Ø Một ngân hàng bán lẻ được ưa thích với các dịch vụ tiện ích, đồng bộ, trọn gói tại các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam. Ø Một ngân hàng có chính sách khách hàng riêng biệt và có những sản phẩm dịch vụ chủ đạo nổi bật, dẫn đầu trong từng phân thị khách hàng: phân thị khách hàng cá nhân, nhóm phân thị khách hàng doanh nghiệp: khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp trung bình, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể. KẾT LUẬN rên đây là một số đánh giá, nhận xét của em dựa trên những kiến thức đã học và tình hình thực tế tại đơn vị thực tập. Do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, bản báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để báo cáo của em được hoàn thiện. Trong thời gian thực tập tại Techcombank Chi nhánh Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của Ban Giám Đốc, cũng như các nhân viên Ngân hàng. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong phòng Tín dụng và phòng Kế toán đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa TCNH, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo Phạm Thanh Bình đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét : Bà Nguyễn Thị Kiều Anh Chức vụ : Trưởng phòng dịch vụ khách hàng Doanh Nghiệp Nhận xét báo cáo của sv : Đoàn Việt Dũng Lớp : TC 11-19 Khoa : Tài chính Ngân hàng Trường : Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Như sau Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1576.doc
Tài liệu liên quan