Báo cáo Thực tập tổng hợp tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại- Chí Linh- Hải Dương

Thực tế đơn vị không sử dụng đơn vị đồng ngoại tệ trong hạch toán. Việc sử dụng đơn vị ĐVN trong các giao dịch tuy đơn giản nhưng không thuân tiện đối với các nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn. Nếu sử dụng đồng ngoại tệ sẽ bớt kồng kềnh hơn trong nhiều trường hợp. Mặt khác trong thực tế vẫn có một số trường hợp chưa nhận được giấy báo nợ của ngân hàng nhưng kế toán không phản ánh vào TK 113 “Tiền đang chuyển” như vậy là chưa chính xác và kịp thời. Vì vậy theo tôi nên theo dõi thêm TK 113 đối với các trường hợp này.

doc46 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại- Chí Linh- Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính kế toán đã thực hiện đầy đủ việc quản lý vật tư, tiền vốn, chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, lập đầy đủ các báo cáo theo yêu cầu của EVN phục vụ kịp thời công tác quản lý của nhà máy và của EVN. Phòng Tài chính kế toán gồm 19 người, khối lượng công việc được phân công phù hợp với trình độ và chuyên môn của mỗi người. - Trưởng phòng : Phụ trách điều hành chung. - Phó phòng : Chỉ đạo và hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ. - Kế toán tiền mặt : Theo dõi quỹ tiền mặt, lập và quản lý chứng từ thu, chi hàng tháng, có nhiệm vụ báo các số dư hàng tháng cho Trưởng phòng và Giám đốc. - Kế toán tiền gửi : Theo dõi quỹ tiền gửi hiện có, lập và quản lý chứng từ tiền gửi và rút tiền hàng tháng, có nhiệm vụ báo cáo số dư hàng tháng cho trưởng phòng và giám đốc. - Kế toán NVL, công cụ, dụng cụ : Lập thẻ kho định kỳ, hàng tháng đối chiếu với thẻ kho vật tư, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình thu nhập, xuất kho, tồn kho về mặt giá trị và số lượng của NVL, công cụ, dụng cụ của toàn nhà máy. - Kế toán tiền lương : Tính đúng số tiền lương phải trả CNV trong tháng, lập bảng phân bổ tiền lương để phân bổ chi phí nhân công vào ZSP. - Kế toán BHXH, BHYT và KPCĐ : Tính đúng, tính đủ số BHXH, BHYT và KPCĐ, Tính phần BHXH, BHYT mà CBCNV phải nộp và phân bổ vào ZSP. - Kế toán tài sản cố định : Theo dõi sự tăng giảm TSCĐ. Trích khấu hao hàng tháng. Lập và lưu giữ chứng từ có liên quan đến TSCĐ. - Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ : Phản ánh đầy đủ chính xác chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng tháng để tính vào giá thành sản xuất điện. Theo dõi và ghi chép đầy đủ chi phí phát sinh của các công trình sửa chữa lớn. - Kế toán sản xuất phụ (SXP) : Theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh phụ, xác định chi phí hợp lý và tính vào giá thành sản phẩm phụ. - Kế toán thanh toán : Theo dõi chi tiết các khoản công nợ với khách hàng, cá nhân trong Nhà máy. Định kỳ lập biên bản đối chiếu và xác định công nợ với từng đối tượng. Lập và lưu dữ hồ sơ công nợ. - Thủ quỹ : Lập sổ quỹ và lưu dữ chứng từ, bảo quản quỹ tiền mặt của Nhà máy, đảm bảo an toàn và chính xác việc nhận và phát ra từ quỹ tiền mặt. Bộ máy kế toán của Nhà máy được xắp xếp theo Sơ đồ 03 như sau : Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy kế toán nhà máy Nhiệt điện phả lại Trưởng phòng Phó phòng KT tổng hợp KT tiền mặt KT NVL và CCDC KT tiền Gửi NH KT TSCĐ KT SC lớn TSCĐ KT Tiền mặt KT công nợ KT sxphụ Thủ quỹ KT BHXH và BHYT Thống kê phân xưởng 4.2 - Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ : Với quy mô sản xuất khá lớn, dây truyền sản xuất liên hoàn, đòi hỏi Nhà máy phải áp dụng hình thức kế toán phù hợp nhằm phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cũng đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý của EVN. Vì vậy Nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại áp dụng hình thức “Nhật ký chung". Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó, số liệu được lấy trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Nếu có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng lúc thông qua các sổ nhật ký chuyên dùng, cuối tháng vào sổ cái. Kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái để lập các báo cáo kế toán. Nhà máy đang sử dụng một số sổ nhật ký chuyên dùng sau: + Sổ nhật ký thu chi tiền mặt + Sổ nhật ký thu chi tiền gửi ngân hàng Nhà máy hiện nay đang áp dụng kế toán máy rất phù hợp với hình thức kế toán này. Đây là điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện các phần hành của mình được kịp thời, chính xác phục vụ nhậy bén yêu cầu quản lý của Nhà máy và EVN. Đồng thời, giảm nhẹ được việc ghi chép sổ sách, tính toán và sử lý số liệu, lưu dữ số liệu, thiết lập và in ấn các báo cáo kế toán một cách nhanh chóng và khoa học. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được thể hiện ở Sơ đồ số 04. Sơ đồ 04: Trình tự Ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chuyên dùng Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Chú thích : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 4.3- Bảng biểu, báo cáo kế toán : Nhà máy nhiệt điện Phả Lại trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt nam (EVN) nên các bảng biểu báo cáo kế toán đều theo mẫu của EVN, nhưng cũng không nằm ngoài chế độ kế toán của Nhà nước ban hành. Hàng tháng, quý, năm, phòng Tài chính kế toán thường có các bảng biểu báo cáo như sau : 4.1. Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) : Hàng tháng, quí, năm Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) : Hàng quí, năm Bảng lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN) : Hàng quí, năm Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN) : Hàng quí, năm 4.2. Báo cáo kế toán khác: Bảng tổng hợp sản lượng điện (01/THKT) :Hàng tháng, quí, năm Chi phí sản xuất kinh doanh điện (02/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Báo cáo chi tiết than, dầu (03/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Báo cáo các khoản TCT cấp phát (05/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Báo cáo các khảon phải nộp TCT (06/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Bảng tổng hợp thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (07/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Bảng tổng hợp trích khấu haoTSCĐ (08/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ (09/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Bảng tổng hợp các công trình thuộc nguồn vốn SCL (10/THKT) : Hàng tháng, quí, năm Bảng tổng hợp các công trình sửa chữa lớn hoàn thành (10B/THKT) : Hàng quí, năm Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh (11/THKT) : Hàng quí, năm Báo cáo thu, chi các quỹ (12/THKT) : Hàng quí, năm Bảng tổng hợp chi phí SXKD điện theo yếu tố (13/THKT) : Hàng quí, năm Bảng tổng hợp chi phí SXKD khác theo yếu tố (13B/THKT) : Hàng quí, năm Bảng cân đối số phát sinh : Hàng tháng, quí, năm Các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán được lập tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán và theo quy định của EVN. Các báo cáo được thực hiện đúng kỳ và kịp thời nên đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh nhạy và kịp thời cho các nhà quản lý đơn vị cũng như các nhà quản lý cấp trên ra quyết định phù hợp. Chính vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy liên tục tăng trưởng theo hướng đi lên tương đối đều. Phần II: Đặc điểm kế toán một số phần hành chủ yếu I, Kế toán vốn bằng tiền: Phân loai vốn bằng tiền của nhà máy điện Phả Lại: Căn cứ vào trạng thái của vốn bằng tiền: + Tiền mặt + Tiền gửi ngân hàng Kế toán không theo dõi tiền đang chuyển. Căn cứ theo hình thức của vốn bằng tiền: Kế toán chỉ sử dụng một loại tiền duy nhất là tiền VNĐ 2. Hạch toán tiền mặt: 2.1. Chứng từ và sổ sách sử dụng: Kế toán sử dụng TK 1111”Tiền mặt VNĐ” Các chứng từ sử dụng là các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ gốc khác về thu chi tiền mặt. Căn cứ vào các chứng từ thu chi, thủ quỹ tiến hành ghi sổ quỹ và lập báo cáo kèm theo các chứng từ thu chi để kế toán tiền mặt ghi sổ. Căn cứ vào các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt phát sinh, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK 1111, nhật ký thu, chi tiền mặt và vào sổ cái TK 111. Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ: Chứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi.... Sổ quỹ tiền mặt Nhật ký thu tiền mặt Nhật ký chi tiền mặt Sổ chi tiết tiền mặt TK 1111 Sổ cái TK 111 Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo thu chi các quỹ 3. Hạch toán tiền gửi ngân hàng: Chứng từ và sổ sách sử dụng: Kế toán sử dụng TK 1121. Hàng thàng kế toán TGNH căn cứ vào các chứng từ đề nghị như giấy đề nghị tạm ứng, hoá đơn mua hàng, các hợp đồng mua vật tư…. Lập uỷ nhiệm chi chuyển khoản và đưa tới ngân hàng. Các ngân hàng căn cứ vào uỷ nhiệm chi mà đơn vị đề nghị sẽ thanh toán cho các đối tượng theo uỷ nhiệm chi và gửi giấy báo có về cho nhà máy. Kế toán căn cứ vào đó để ghi sổ. Vì nhà máy là đơn vị trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam, hạch toán phụ thuộc nên số vốn mà tổng công ty cấp cho nhà máy sẽ được chuyển về các ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng đầu tư Chí Linh. Các ngân hàng sau khi tiếp nhận tiền chuyển khoản sẽ gửi cho nhà máy một phần sổ kế toán chi tiết của ngân hàng liên quan đến khoản tiền gửi vừa nhận xác nhận với đơn vị về số tiền gửi của đơn vị mà ngân hàng đã nhận thay cho giấy báo nợ. Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên sẽ ghi sổ chi tiết TK1121, sổ nhật ký thu, chi tiền gửi ngân hàng và vào sổ cái TK 112. Sơ đồ hạch toán và luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc: hóa đơn mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng, hợp đồng mua bán vật tư... ủy nhiệm chi TGNH Giấy báo có TGNH Sổ kế toán chi tiết của ngân hàng (thay giấy báo nợ) Sổ chi tiết TK 1121 Nhật ký thu TGNH Nhật ký chi TGNH Sổ cái TK 112 Bảng tổng hợp chi tiết Ii. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 1- Tình hình công tác quản lý lao động tiền lương và các khoản trích theo lương: Để tạo điều kiện cho quản lý và sử dụng hợp lý lao động có hiệu quả cao Nhà máy có lao động trong biên chế và một phần ít cho lao động hợp đồng. Nhà máy sẽ trả lương trong kỳ và có quyền chi phối toàn bộ quá trình lao động của họ. Lao động trong biên chế bao gồm hai loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Phó giám đốc kỹ thuật sửa chữa và Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban phân xưởng liên quan trực tiếp đến sản suất, trực tiếp chịu trách nhiệm về kỹ thuật an toàn, đào tạo cán bộ công nhân viên. Hàng ngày các thống kê kinh tế ở các phân xưởng phòng ban có nhiệm vụ chấm công theo dõi số lượng lao động chất lượng lao động của công nhân, cùng các Quản đốc kiểm tra đột xuất hoặc thường xuyên về việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân, nhân viên phân xưởng mình. Chi phí tiền lương được tính cho từng cán bộ công nhân viên của từng phòng ban, phân xưởng sau đó tổng hợp toàn bộ Nhà máy vào cuối tháng. Tiền lương ở Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại trả cho cán bộ công nhân viên là tiền lương trả theo thời gian, các tổ sản xuất, các kíp vận hành trong các phân xưởng, phòng ban chấm công được đơn vị duyệt và gửi lên phòng tổ chức. Sau khi phòng tổ chức duyệt gửi lại cho các thống kê các đơn vị để tính lương cho từng người của đơn vị mình theo công thức tính đã quy định (có công thức tính chi tiết kèm theo), sau đó gửi lại phòng Tài vụ kiểm tra và ghi vào sổ kế toán cần thiết. * Cách tính lương theo thời gian. Lương cấp bậc Lương tối thiểu x Hệ số lương tổng số công của một người = x thực tế trong tháng 22 trong tháng - Lương tối thiểu: Tiền lương theo chế độ mà nhà nước quy định 290.000đ - (22): Đây là số ngày công chế độ trong tháng (tuần làm 40 giờ, tháng làm 22 ngày công). - Hệ số lương: Đây là hệ số lương căn cứ vào bậc thợ tay nghề và thời gian công tác của mỗi người mà có hệ số lương khác nhau. Lương tối thiểu x Hệ số lương Lương ngày công của một người trong tháng = 22 * Các khoản thu nhập khác bao gồm: - Phụ cấp khu vực = lương tối thiểu x 0,1 = 290.000 x 0,1 = 29.000đ - Phụ cấp chức vụ (nếu có) HSPC x 290.000đ - Phụ cấp ca ba (nếu có) = Lương ngày công x số công ca ba x 40% - Tiền lương giữa Lương ngày (45’ x số ca ba + 30’ x số ca ngày và chiều) ca (nếu có) = ngày công x 22*8 Tổng thu nhập Lương cấp Các khoản thu của một người = bậc + nhập khác x Hệ số k trong tháng Do đặc thù của ngành điện có hệ số tăng thêm (hệ số k) hệ số này do EVN quy định cho từng năm. EVN căn cứ vào định mức lao động tổng hợp của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty điện lực Việt Nam để xây dựng định mức tiền lương và lập hệ số k của ngành. Do tính chất công việc làm thêm giờ, làm đêm (k3) do vậy nên tổng tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên nhà máy không phải là số tiền làm căn cứ để tính BHXH, mà khi tính BHXH phải dựa vào hệ số lương cấp bậc chức vụ ( nếu có) Cánh tính các khoản trích theo lương. Bảo hiểm xã hội (BHXH): Trích 20% trên lương cấp bậc, lương khu vực, lương chức vụ (nếu có). Cách tính: BHXH = Lương tối thiểu x (HSLCB + PCkv + PCcv (nếu có)) x 20% Trong đó: - 15% là doanh nghiệp nộp - 5% là người công nhân phải nộp. Bảo hiểm y tế (BHYT): Trích 3% trên lương cấp bậc, lương chức vụ, lương khu vực (nếu có). Cách tính: BHYT = Lương tối thiểu x (HSLCB + PCkv + PCcv (nếu có)) x 3% Trong đó: - 2% là doanh nghiệp nộp - 1% là người lao động phải nộp Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Trích 2% trên tổng thu nhập của người lao động doanh nghiệp phải nộp. Cách tính: KPCĐ = Tổng quỹ tiền lương x 2% * Quy chế thanh quyết BHXH ở nhà máy Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào các chứng từ hợp lệ như: - Giắy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH , - Giấy thanh toán viện phí hồ sơ bệnh án . . . . Kế toán BHXH thanh toán mức BHXH mà họ được hưởng Cách tính: Tiền lương (HSlg CB + HSPCKV+ HS PCCBCV( nếu có)) x 290.000 Số công hưởng BHXH = ------------------------------------------------------- -- ---------- x BHXH 26 Cụ thể: Mức trơ cấp BHXH cho CBCNV nghỉ thai sản nhà máy áp dụng hai chế độ: + Đối với nữ công nhân làm việc theo ca,các công việc có tính độc hại thì thời gian nghỉ hưởng HBXH tối đa là 5 tháng(130 ngày) + Đối với nữ công nhân làm việc hành chính (làm tầm) thì thời gian nghỉ hưởng BHXH tối đa là 4 tháng (104 ngày) - Trong quá trình nghỉ thai sản các nữ CBCNV của nhà máy còn được hưởng thêm một tháng lương cơ bản. Mức lương cơ bản cao hay thấp tuỳ thuộc vào hệ số lương của mỗi người. Chú ý: Riêng trường hợp tai nạn lao động không được hưởng trợ cấp BHXH mà chủ doanh nghiệp sẽ trả hưởng 100% lương cơ ban + phụ cấp khu vực và phụ cấp trách nhiệm (nếu có) Các chứng từ sử dụng để thanh toán tiền lương nghỉ thai sản - Đơn đề nghị nghỉ - Quyết định của nhà máy - Giấy chứng nhận nghỉ BHXH - Giấy ra viện ( nếu có) Giấy chứng sinh 2. Tính lương, thưởng và các khoản phải trích theo lương cho các đối tượng cụ thể: 2.1: Tính lương công nhân trực tiếp sản xuất Lao động trực tiếp làm theo ca. Cơ sở tính lương theo thời gian cho công nhân trực tiếp sản xuất là bảng chấm công. Dựa và bảng chấm công để quy ra công và những ngày nghỉ được hưởng lương theo chế độ quy định để tính lương phải trả. 2.2: Tính lương cho nhân viên quản lý: Tương tự cách tính lương trên nhưng cán bộ quản lý không được hưởng hệ số vận hành K=1.1 mà chỉ được hưởng hệ số K=1. Không có tiền lương phụ cấp ca 3 và tiền lương thêm giờ giữa ca. Ngoài tiền lương theo ngày công LVTT, CBCNV toàn nhà máy còn được hưởng thêm hai nguồn thu nhập nữa là: tiền ăn ca và tiền thưởng vận hành an toàn. Tiền thưởng vận hành an toàn cũng là tiền lương của CBCNV được hạch toán vào tiền lương công nhân còn tiền ăn ca hạch toán thẳng vào giá thành sản xuất thông qua TK 62798 “Chi phí khác”. 2.3: Cách tính thưởng vận hành an toàn: Tiền thưởng vận hành an toàn thanh toán cho những ai trong tháng đủ tiêu chuẩn xét thưởng. Việc xét thưởng còn căn cứ vào nhóm thưởng, số điểm thưởng còn căn cứ vào nhóm cụ thể: Nhóm thưởng 1: điểm thưởng 150 điểm cho một công đi làm theo quy định Nhóm thưởng 2: điểm thưởng 125 điểm cho một công đi làm theo quy định Nhóm thưởng 3: điểm thưởng 100 điểm cho một công đi làm theo quy định Nhóm thưởng 4: điểm thưởng 75 điểm cho một công đi làm theo quy định Nhóm thưởng 5: điểm thưởng 50 điểm cho một công đi làm theo quy định Sau khi giám đốc ký duyệt biên bản xét thưởng thì phòng tổ chức thông báo cho các phân xưởng phòng ban, các thống kê phân xưởng thuộc đơn vi lập danh sách đồng thời tính điểm thưởng cho những người đủ tiêu chuẩn xét thưởng. Khi chi tiền thưởng kế toán tiền mặt ghi: Nợ TK 334 Có TK 111 Từ bảng tổng hợp tiền lương và bảng tổng hợp thưởng vận hành an toàn kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp tiền lương chung toàn nhà máy. Kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Từ đó vào sổ chi tiết TK 334, nhật ký chung TK334, sổ cái TK 334, bảng kê chi tiết TK338, sổ cái TK 3382, 3383, 3384. 4.4: Cách tính tiền ăn ca: Căn cứ vào thông tư số 15/2000 của bộ lao động thương binh xã hội ban hành ngày 22/6/2000 và công văn hướng dẫn quy định như sau: Tổng tiền chi cho bữa ăn giữa ca của CBCNV trong ngành là 290.000đ nếu làm đủ công chế độ. Còn nếu ngày công làm việc thực tế ít hơn thì tính theo công thức: Tiền ăn ca= 290000:22 xsố công thực tế làm việc Hàng tháng ngành đời sống lập bảng thanh toán ăn ca trong tháng gửi phòng TCKT để bù trừ số tiền đã ăn và số tiền được lĩnh thể hiên qua bảng tổng hợp thanh toán tiền ăn ca. 4.5: Thanh toán BHXH trả thay lương: Căn cứ vào những chứng từ ban đầu như giấy ra viện, phiếu hội chẩn, giấy chứng sinh, giấy công nhận nghỉ bảo hiểm xã hội, kế toán các khoản trích theo lương tiến hành thanh toán trợ cấp BHXH cho CBCNV. 3. Tổ chức hạch toán lao động và tính tiền lương, Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên : Các chứng từ sử dụng : - Bảng chấm công lao động - Sổ theo dõi BHXH - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng TH thanh toán lương toàn n/m - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương thể hiện theo sơ đồ số 6 sau : Sơ đồ 6 : Trình tự luân chuyển chứng từ về tiền lương & các khoản trích theo lương Bảng chấm công của công nhân trực tiếp Bảng thanh toán tiền lương (hoặc BHXH) của công nhân trực tiếp Bảng chấm công của công nhân gián tiếp Bảng thanh toán tiền lương (hoặc BHXH) của công nhân gián tiếp Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương (hoặc BHXH) của công nhân viên chức toàn nhà máy Bảng thanh toán tiền thưởng của công nhân trực tiếp Bảng thanh toán tiền thưởng của công nhân giántiếp Bảng tổng hợp tiền thưởng của công nhân viên nhà máy Nhật ký chung TK 334, 338 Sổ cái TK 334, 338 Bảng phân bổ tiền lương & các khoản trích theo lương 4. Tài khoản sử dụng: TK334: Phải trả công nhân viên TK338: phải trả phải nộp khác Gồm có các tiểu khoản : 338.2 KPCĐ 338.3 BHXH 338.4 BHYT Ngoài ra kế toán sử dụng một số tài khoản TK 154123:Chi phí nhân công trực tiếp TK 141:Tạm ứng TK 62711:Chi phi nhân viên phân xưởng TK 64211:Chi phí quản lý DN TK 62722:Chi phí nhân công sửa chữa thường xuyên Iii. Kế toán TSCĐ: Khái quát chung về TSCĐ của nhà máy: TSCĐ của nhà máy được đầu tư tương đối lớn, chủ yếu là máy móc thiết bi, đồ dùng quản lý ...và thường xuyên được mua mới để đổi mới trang thiết bị. Do tính chất là đơn vị sản xuất nên nhà máy chỉ có TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình. Theo quy định mới của tổng công ty thì những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mới được coi là TSCĐ ( trước đây là 5 triệu đồng).TSCĐ chủ yếu được hình thành bằng nguồn vốn ngân sách, phần còn lại hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung. TK sử dụng: TK 211 “ TSCĐ hữu hình” Chi tiết thành các tiểu khoản: TK 2112: nhà cửa, vật kiến trúc TK 2113: máy móc thiết bị TK 2114: phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 2115: thiết bị, dụng cụ quản lý TK 2118: TSCĐ khác Chứng từ sử dụng và chu trình luân chuyển chứng từ: Đối với trường hợp tăng TSCĐ: Tăng do đầu tư xây dựng: Khi công trình đầu tư và xây dựng hoàn thành bàn giaođưa vào sử dụng thì đơn vị tạm hạch toán tăng giá trị TSCĐ và xác định nguồn vốn hình thành TSCĐ để theo dõi quản lý, tính hao mòn và trích khấu hao theo quy định. Kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu bàn giao TSCĐ ( có đủ thành phần các bên ký xác nhân theo qui định) và các tài liệu liên quan do bên A cung cấp theo mẫu 08 đính kèm để xác định giá trị TSCĐ tạm tăng, lập chứng từ hạch toán, vào thẻ TSCĐ và vào sổ sách để theo dõi quản lý và tính trích khấu hao TSCĐ. Khi có thông tri phê duyệt quyết toán (hoặc quyết định phê duyệt quyết toán), phòng tài chính kế toán hạch toán điều chỉnh đồng thời ghi vào thẻ TSCĐ và các sổ sách theo dõi. Trình tự luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào hồ sơ công trình hoàn thành bàn giao, kế toán tiến hành hạch toán tạm tăng TSCĐ, vào thẻ, sổ TSCĐ theo dõi đồng thời hạch toán nguồn hình thành TSCĐ. Khi có thông tri phê duyệt quyết toán công trinh hoàn thành, kế toán hạch toán điều chỉnh chênh lệch tăng giảm về giá trị TSCĐ và nguồn hình thành theo quyết định. Tăng do mua sắm TSCĐ: Khi TSCĐ được mua sắm về, đơn vị tiến hành lập hồ sơ: + Hợp đồng mua sắm TSCĐ (nếu có) + Biên bản nghiệm thu TSCĐ + Hóa đơn mua sắm TSCĐ + Phiếu nhập kho TSCĐ (nếu có) + Phiếu xuất kho TSCĐ (nếu có) + Quyết định sử dụng nguồn vốn để mua sắm TSCĐ + Biên bản bàn giao TSCĐ cho đơn vị sử dụng. Căn cứ vào các hồ sơ trên kế toán lập chứng từ hạch toán tăng TSCĐ đồng thời vào thẻ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, tính hao mòn và trích khấu hao theo quy định. Trình tự luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào kế hoạch mua sắm TSCĐ, quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tổ chức đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh, ký hợp đồng mua sắm TSCĐ. Quá trình mua sắm phải thực hiện theo quy định của nhà nước và của tổng công ty. TSCĐ được mua sắm về bộ phận cung ứng phải có đầy đủ các hồ sơ: Biên bản nghiệm thu TSCĐ, hóa đơn mua sắm TSCĐ, phiếu nhập kho TSCĐ (nếu co): các hồ sơ liên quan khác. Khi đưa TSCĐ ra sử dụng, đơn vị phải có văn bản giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng. Căn cứ quyết định, đơn vị tiến hành giao TSCĐ, lập biên bản bàn giao và phiếu xuất kho TSCĐ (nếu có). Căn cứ vào các hồ sơ nêu trên, kế toán lập chứng từ hạch toán tăng TSCĐ đồng thời vào thẻ, sổ theo dõi, tinh hao mòn và trích khấu hao TSCĐ theo quy định Trường hợp giảm TSCĐ Tại nhà máy chủ yếu là giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán TSCĐ đưa ra nhượng bán thanh lý phải lập đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo quy định của tổng công ty về công tác thanh lý tài sản. Hồ sơ bao gồm: Quyết định nhượng bán, thanh lý TSCĐ Biên bản kết quả nhượng bán, thanh lý TSCĐ của hội đồng thanh xử lý. Hóa đơn xuất kho nhượng bán, thanh lý TSCĐ (đối với TSCĐ phải viết hóa đơn) Căn cứ vào hồ sơ nhượng bán thanh lý TSCĐ của hội đồng thanh xử lý TSCĐ của đơn vị, kế toán tiến hành hạch toán giảm TSCĐ và các nghiệp vụ có liên quan. Trình tự luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt những TSCĐ nhượng bán thanh lý TSCĐ, đơn vị tổ chức thực hiện và lập đầy đủ hồ sơ: Biên bản kết quả đấu giá; biên bản kết quả nhượng bán thanh lý TSCĐ của hội đồng thanh xử lý; hợp đồng thanh lý nhượng bán TSCĐ, hóa đơn xuất kho TSCĐ (đối với TSCĐ phải viết hóa đơn). Căn cứ vào hồ sơ thanh lý nhượng bán TSCĐ kế toán tiến hành hạch toán giảm TSCĐ và các nghiệp vụ liên quan. Di chuyển TSCĐ trong nội bộ đơn vị: - Khi có yêu cầu phải chuyển TSCĐ của bộ phận này sang bộ phận khác trong nội bộ đơn vị thì thủ trưởng đơn vị phải có quyết định điều động. Bộ phận quản lý TSCĐ sẽ lập phiếu di chuyển TS CĐ và thông báo cho các bộ phận có liên quan tiến hành công việc giao nhận TSCĐ theo quyết định. - Khi TSCĐ di chuyển trong nội bộ đơn vị, kế toán không phải hạch toán tăng giảm TSCĐ mà chỉ theo dõi về sự thay đổi bộ phận sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào phiếu di chuyển này các bộ phận sử dụng TSCĐ và các bộ phận khác có liên quan trong đơn vị thực hiện điều chỉnh sổ sách theo dõi ở đơn vị và ở các bộ phận, đồng thời xác định lại việc phân bổ tiền khấu hao TSCĐ theo tình hình TSCĐ đã được điều động trong đơn vị. TSCĐ đưa ra sửa chứa lớn: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hằng năm đơn vị phải lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và được tổng công ty phê duyệt. Khi đơn vị đưa máy móc thiết bị ra sửa chữa lớn thì bộ phận quản lý và sử dụng máy móc thiết bị đó phải lập biên bản bàn giao cho bộ phận sửa chữa. Khi TSCĐ đã được sửa chữa lớn hoàn thành thì đơn vị phải tiến hành các bước: Lập biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành. Lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành Lập báo cáo quyết toán số chi phí sửa chữa lớn và trình duyệt quyết toán. Kiểm kê TSCD: Hàng năm vào cuối năm đơn vị tiến hành kiểm kê lại TSCĐ. Việc kiểm kê đã thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Trước khi kiểm kê, đơn vị tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các hồ sơ tài liệu của từng đối tượng TSCĐ. Khi tiến hành kiểm kê, ban kiểm kê trực tiếp kiểm tra các chỉ tiêu trên phiếu kiểm kê và ghi kết quả vào phiếu kiểm kê. Ban kiểm kê lập bảng tổng hợp đối chiếu kiểm kê và lập báo cáo kết quả kiểm kê. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán tiến hành điều chỉnh. Sơ đồ hạch toán và luân chuyển chứng từ: Quyết định của chủ sở hữu về tăng, giảm TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Thẻ TSCĐ Nhật ký chung Sổ cái TK 211 Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ IV. Kế toán hàng tồn kho: Tài khoản sử dụng: *TK 152 “ nguyên liệu, vật liệu” Chi tiết thành các tiểu khoản: TK 1521 “ nhiên liêu” TK 15211: than Tk 15212: dầu DO TK 15212: dầu FO TK 15218: nhiên liệu khác TK 1522: nguyên liệu, vật liệu TK15221: nguyên liệu, vật liệu chính TK 15222: Vật liệu phụ TK 1523: phụ tùng Tk 1524: vật liệu và thiết bị XDCB TK 1525: Phế liệu TK 1528: Vật liệu khác *TK 153: Công cụ dụng cụ Chia ra làm các tiểu khoản: TK 1531: công cụ, dụng cụ TK 1532: bao bi luân chuyển Chứng từ và sổ sách sử dụng: Đối với trường hợp mua nhập kho, căn cứ vào giấy báo nhận hàng, bộ phận kiểm nhận hàng của phòng kế hoạch vật tư sẽ tiến hành kiểm nhận vật tư và ban kiểm nhận ghi kết quả thực tế vào biên bản kiểm nhận vật tư. Sau đó bộ phòng kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho (3 liên) trên cơ sở hóa đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi giao cho thủ kho. Thủ kho ghi số vật liệu vào phiếu rồi chuyển cho phòng kế toán 1 liên làm căn cứ ghi sổ. Đối với trường hợp xuất kho, căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tư của các phân xưởng được giám đốc và trưởng đơn vị phê duyệt. Phòng kế hoạch vật tư lập phiếu xuất kho (3 liên) rồi chuyển 1 liên cho kế toán làm căn cứ ghi sổ. Các nghiệp vụ hạch toán biến động tăng giảm vật tư sẽ được kế toán theo dõi chi tiết trong sổ kế toán chi tiết cho từng đối tượng vật tư rồi làm căn cứ để lập nhật ký chung và sổ cái các TK liên quan. Kiểm kê vật tư: Vật tư tồn kho cuối mỗi năm sẽ được kiểm kê tương tự như tài sản cố định. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp tinh giá hàng tồn kho: 4.1.1. Phương pháp tính giá thực tế hàng nhập kho: Giá thực tế vật liệu nhập kho= giá mua ghi trên hóa đơn + chi phí thu mua thực tế - các khoản giảm giá hàng mua được hưởng. 4.1.2. Phương pháp tính giá thực tế vật liệu xuất kho : ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại, hàng ngày kế toán vật liệu chỉ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn nhiên liệu theo chỉ tiêu số lượng. Đến cuối tháng mới tính giá trị thực tế của nhiên liệu xuất kho và tồn kho cuối kỳ theo công thức : Giá trị gốc của nhiên liệu xuất kho trong kỳ = Số lượng nhiên liệu xuất kho trong kỳ x Đơn giá gốc bình quân gia quyền Trong đó : Đơn giá gốc bình quân gia quyền = Giá thực tế nhiên liệu tồn đầu kỳ+nhập trong kỳ Số lượng nhiên liệu tồn đầu kỳ+nhập trong kỳ Đơn giá gốc của nhiên liệu được thể hiện qua các hoá đơn bán hàng của từng nơi cung cấp. Đơn giá gốc ở đây là đơn giá chưa có thuế GTGT vì nhà máy áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT Giá trị thực tế của nhiên Giá trị gốc nhiên liệu Chi phí thu mua phân bổ liệu xuất kho trong kỳ = xuất kho trong kỳ + cho nhiên liệu xuất kho (hoặc tồn C.kỳ) (hoặc tồn C. kỳ) trong kỳ (hoặc tồn C.kỳ) Trong đó : Chi phí thu mua phân bổ cho nhiên liệu xuất kho (cũng là chi phí thu mua chưa có thuế GTGT), hoặc tồn cuối kỳ được tính theo công thức sau : Chi phí thu mua Chi phí thu mua Chi phí thu mua Số lượng phân bổ cho nhiên tồn đầu kỳ + phát sinh trong kỳ nhiên liệu liệu xuất kho = ----------------------------------------------------- x xuất kho trong kỳ (hoặc Số lượng nhiên Số lượng nhiên liệu trong kỳ tồn C.kỳ) liệu tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ (tồn C.kỳ) Đối với vật liệu phụ và công cụ dụng xuất kho trong nhà máy thi phương pháp tính giá xuất là giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Giá thực tế vật liệutồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = 4.2. Phương pháp hạch toán nguyên vật liêu: Phương pháp hạch toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Các trường hợp hạch toán tuân theo quy định chung chỉ có điều là việc phát hiện thừa hay thiếu trong kiểm kê thường rất nhỏ nên kết toán thường không theo dõi vào các TK theo quy định là 3381 và 1381. *Sơ đồ hạch toán và luân chuyển chứng từ nhập kho: Thẻ kho Hợp đồng kinh tế với người bán + hóa đơn mua hàng Bảng tổng hợp chi tiết nhập-xuất- tồn Sổ chi tiết vật tư Biên bản kiểm nhận vật tư Sổ cái TK152,153 Nhật ký chung Phiếu nhập kho Giấy đề nghị lĩnh vật tư (có xác nhận của thủ trưởng đơn vị) Phiếu xuất kho Nhật ký chung Sổ chi tiết vật tư Sổ cái TK 152, 153 Bảng tổng hợp chi tiết nhập-xuất-tồn *Sơ đồ hạch toán và luân chuyển chứng từ xuất kho: Thẻ kho Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ: Cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công cụ dụng cụ trong đơn vị nếu nhỏ thường được phân bổ hết 1 lần còn nếu lớn thì được phân bổ làm 3 lần. Đối với công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần thì toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Còn đối với công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 3 lần thì mỗi lần xuất dùng 1/3 giá trị công cụ dụng cụ và giá trị công cụ dụng cụ được tinh trừ dần vào chi phí của nhiều kỳ hạch toán. Công cụ dụng cụ được theo dõi chi tiết trong sổ chi tiết nhập-xuất- tồn công cụ dụng cụ, rồi ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 153 theo đúng quy định. v. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành điện: 5.1 - Vài nét giới thiệu về quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện tại nhà máy nhiệt điện Phả lại : 5.1.1. Các giai đoạn của quá trình sản xuất điện: Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện tại nhà máy điện Phả lại có những nét đặc thù riêng khác hẳn với quá trình sản xuất, tiêu thụ và hạch toán chi phí, tính giá thành của quá trình sản xuất kinh doanh khác. Mặt khác, sản xuất điện cũng có những đặc thù riêng so với các sản phẩm hàng hóa khác : Sản xuất ra tiêu thụ ngay, không có thứ phẩm, không có sản phẩm làm dở và không có sản phẩm tồn kho. Mặc dù quá trình sản xuất và tiêu thụ được diễn ra đồng thời, song quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành điện lại được chia ra thành 3 giai đoạn rõ rệt : Giai đoạn 1 : Sản xuất điện phát lưới (các nhà máy điện). ở giai đoạn này tập hợp chi phí và tính giá thành 1 KWh điện phát lưới. Giai đoạn 2 : Truyền tải điện (các cơ sở truyền tải). ở giai đoạn này tập hợp chi phí và tính giá thành của 1 KWh điện truyền tải. Giai đoạn 3 : Phân phối điện (tiêu thụ điện) diễn ra ở các sở điện lực. Trong giai đoạn này yêu cầu hạch toán chi phí và tính giá thành của 1 KWh điện tiêu thụ. Qua trên ta thấy chỉ có ở Tổng công ty điện lực Việt nam mới tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở cả 3 giai đoạn và tính giá thành thực hiện 1 KWh điện thương phẩm. Còn tại các nhà máy phát, sở truyền tải, sở điện lực thì hạch toán công đoạn (hạch toán phụ thuộc). Qúa trình sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện Phả lại thuộc giai đoạn 1 (tức là tập hợp chi phí và tính giá thành 1 KWh điện phát lưới). Chính vì những đặc điểm riêng của quy trình công nghệ sản xuất điện và đặc điểm riêng về quản lý hạch toán chi phí và tính giá thành điện mà Tổng công ty điện lực Việt nam quy định cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc là : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp hạch toán thẳng vào TK 154 mà không tập hợp và TK 621, TK 622. Còn chi phí sản xuất chung vẫn hạch toán vào TK 627 như bình thường. 5.1.2. TK sử dụng: TK 154 : Chi phí SXKD dở dang TK 15412 : Nhiệt điện chạy than TK 154121 : Nhiên liệu TK 1541211 : Than TK 1541213 : Dầu FO TK 154122 : Vật liệu phụ TK 1541224 : Hóa chất dùng trong sản xuất TK 1541226 : Bi nghiền TK 154123 : Lương công nhân TK 1541231 : Tiền lương TK 1541232 : BHXH, BHYT, KPCĐ TK 154127 : Chi phí sản xuất chung TK 1541271 : Chi phí nhân viên phân xưởng TK 15412711 : Lương nhân viên TK 15412712 : BHXH, BHYT, KPCĐ TK 1541272 : Vật liệu phân xưởng TK 1541273 : Công cụ, dụng cụ sản xuất TK 1541274 : Khấu hao cơ bản TSCĐ TK 1541276 : Chi phí sửa chữa TK 15412761 : Sửa chữa lớn TK 15412762 : Sửa chữa thường xuyên TK 1541727 : Chi phí dịch vụ mua ngòai TK 1541279 : Chi phí sản xuất chung khác TK15412791 : Kỹ thuật, an toàn, VSCN… TK 15412794 : Hao hụt N.liệu trong Đ.Mức TK 627 : Chi phí sản xuất chung TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng TK 62711 : Tiền lương nhân viên phân xưởng TK 62712 : BHXH, BHYT, KPCĐ TK 6272 : Chi phí vật liệu phân xưởng TK 6273 : Chi phí dụng cụ phân xưởng TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6276 : Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ TK 62761 : Sửa chữa lớn TK 62762 : Sửa chữa thường xuyên TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6279 : Chi phí sản xuất chung khác TK 62792 : Kỹ thuật, an toàn, VSCN… TK 62794 : Hao hụt nhiên liệu trong định mức 5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy nhiệt điện Phả lại 5.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở nhà máy nhiệt điẹn Phả Lại chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm + Chi phí nhiên liệu + Chi phí vật liệu phụ Chi phí tiền lương công nhân sản xuất Chi phí sản xuất chung: bao gồm +Chi phí nhân viên phân xưởng +Chi phí vật liệu phân xưởng +Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất +Chi phí khấu hao TSCĐ +Chi phí sửa chữa TSCĐ +Chi phí dịch vụ mua ngoài +Chi phí sản xuất chung khác 5.2.2: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Đặc điểm riêng của quá trình sản xuất điện đó là dây truyền sản xuất liên tục, chỉ sản xuất ra 1 loại sản phẩm, không có sản phẩm tồn kho, không có sản phẩm hỏng và sản phẩm làm dở. Tổ chức sản xuất theo kiểu kết hợp cùng sản xuất cho nên không thể xác định được chi phí sản xuất của từng phân xưởng, bộ phận. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và các yêu cầu quản lý khác, nhà máy đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là chi phí phát sinh ở các đơn vị trong toàn nhà máy. 5.2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5.2.3.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm : - Nhiên liệu : + Than cám 4B + Than cám 5 + dầu FO - Vật liệu phụ : + Hóa chất dùng trong sản xuất + Bi nghiền a) Tập hợp chi phí nhiên liệu : Sau khi tính được giá trị thực tế của nhiên liệu xuất kho trong kỳ và tồn cuối kỳ, kế toán vật liệu lập Báo cáo chi tiết than, dầu của tháng. Căn cứ vào giá trị nhiên liệu thực tế xuất kho trong kỳ dùng cho sản xuất điện, kế toán tổng hợp lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành điện - dòng " Nhiên liệu " Cụ thể: Căn cứ vào các chứng từ là hoá đơn mua hàng, phiếu xuất kho than dầu, kế toán than dầu lập bảng tổng hợp than dầu. Từ chứng từ thanh toán chi phí mua than dầu kế toán tập hợp chi phí thu mua than dầu và tính giá thực tế của nhiên liệu xuất kho dùng cho sản xuất điện rồi lập báo cáo chi tiết than dầu. b, Tập hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp: Chi phí vật liệu phụ trực tiếp bao gồm chi phí về hóa chất dùng trong sản xuất. Để tính được giá trị thực tế của vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ xuất kho ở Nhà máy dùng phương pháp giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Căn cứ vào các hoá đơn mua hàng (kế toán thanh toán định khoản, vào máy và lưu giữ chứng từ), chứng từ phiếu nhập kho (viết 3 niên : Kế toán vật liệu phụ theo dõi và lưu giữ 1 niên, thống kê vật tư giữ 1 niên, thủ kho vật liệu phụ giữ 1 niên) . Sau mỗi lần nhập, chương trình quản lý vật tư sẽ tự kết chuyển tính lại giá để tính đơn giá xuất kho theo phiếu xuất kho, kế toán tính toán và xác định đối tượng sử dụng từng loại nguyên vật liệu xuất dùng, lập định khoản và ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó ghi vào Sổ cái tài khoản có liên quan. Đồng thời để theo dõi chi tiết và phục vụ cho công tác tính giá thành, kế toán ghi vào Sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu đối với từng loại nguyên vật liệu. Cuối tháng, kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ lập Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Căn cứ vào Sổ chi tiết và Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dung cụ, kế toán tổng hợp lấy số liệu ghi vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành điện - dòng "Vật liệu phụ" và các chi tiết có liên quan. 5.2.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí mà nhà máy phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, bao gồm : Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khỏan trích tiền lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí tiền lương được tính cho từng cán bộ, công nhân, viên chức của từng phòng ban, phân xưởng, sau đó tổng hợp toàn nhà máy vào cuối tháng. Tiền lương ở nhà máy nhiệt điện Phả lại là tiền lương được trả theo thời gian. Các tổ sản xuất, các kíp vận hành trong các phân xưởng, phòng ban chấm công được đơn vị trưởng duyệt, sau đó gửi phòng tổ chức lao động nhà máy duyệt. Bảng chấm công được duyệt xong, các thống kê ở các đơn vị nhận lại và tính lương cho từng công nhân của đơn vị mình theo công thức tính lương mà nhà máy đã quy định (có công thức tính chi tiết kèm theo), sau đó gửi về phòng tài vụ kiểm tra và tổng hợp, ghi vào sổ kế toán. Sau khi tính được tiền lương của từng người, từng phân xưởng, từng đơn vị kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng, từng đơn vị. Căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng, từng đơn vị kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn nhà máy rồi căn cứ vào bảng đó và các chứng từ có liên quan, lấy số liệu ghi vào sổ chi tiết TK 334, cuối tháng lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng phân xưởng, đơn vị tiến hành tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng người. Sau đó lập bảng kê chi tiết TK 338 toàn nhà máy, căn cứ vào bảng đó và các chứng từ có liên quan, lấy số liệu ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành điện - dòng "Lương công nhân" và các chi tiết có liên quan. 2.2.3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: a, Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (CN gián tiếp) như : Quản đốc, phó quản đốc, thống kê, thủ kho phân xưởng... Cách tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cũng tương tự như của công nhân trực tiếp sản xuất. Sau khi tính được lương và các khoản trích trên lương của nhân viên phân xưởng, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ có liên quan, lấy số liệu ghi vào sổ chi tiết TK 334, kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ lấy số liệu ghi vào bảng kê chi tiết TK 338. Cuối tháng ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - dòng "Chi phí nhân viên PX" và các chi tiết có liên quan. Sau đó căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành điện - dòng "Chi phí nhân viên PX" và các chi tiết có liên quan. b, Kế toán chi phí vật liệu phân xưởng: Chi phí vật liệu phân xưởng ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại bao gồm : Văn phòng phẩm, giấy tự ghi, xăng dầu cho xe chở vật liệu trong nhà máy, hao hụt trong định mức của dầu DO và nhiên liệu khác. Hàng ngày kế toán vật liệu căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho, lập định khoản kế toán rồi ghi vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết theo dõi nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu. Cuối tháng căn cứ vào số lượng tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ để tính ra số hao hụt bằng cách : Lượng hao hụt = Số lượng tồn Đ.kỳ + Số lượng nhập trong kỳ - Số lượng xuất trong kỳ - Số lượng tồn cuối kỳ Giá trị nhiên liệu hao hụt = Lượng hao hụt x Đơn giá xuất trong kỳ Sau khi tính được giá trị nhiên liệu hao hụt ghi vào chứng từ rồi lập định khoản ghi vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng kế toán vật liệu căn cứ vào các sổ kế toán liên quan tổng hợp số liệu ghi vào cột nợ TK 6272 ở bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, vật liệu. Cuối tháng kế toán tổng hợp lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - dòng "Chi phí vật liệu phân xưởng". c, Kế toán chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng: Chi phí dụng cụ phân xưởng ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại phát sinh thất thường vì nhà máy áp dụng chế độ phân bổ 1 lần. Bởi vậy chi phí này có thểt tháng này phát sinh nhiều, có thể tháng sau phát sinh ít. Khi có chi phí này phát sinh kế toán công cụ, dụng cụ căn cứ vào chứng từ lập định khỏan ghi vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết theo dõi Nhâp-Xuất-Tồn kho công cụ, dụng cụ rồi bảng phân tích tính hình sử dụng công cụ dụng cụ. Cuối tháng tổng hợp số liệu ghi vào dòng nợ TK 6273 theo đúng quan hệ đối ứng tài khoản ở bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ và ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - dòng "Chi phí dụng cụ phân xưởng". d, Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ: ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại chỉ có TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. TSCĐ được hình thành chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách, phần còn lại hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung. Chi phí khấu hao TSCĐ tính vào giá thành điện là chi phí khấu hao những TSCĐ như : Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, vật kiến trúc, kho tàng, bến bãi thuộc phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất của đơn vị. Công tác tính khấu hao TSCĐ ở nhà máy nhiệt điện Phả Lại được thực hiện theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ trưởng bộ tài chính và theo công văn 3131/CV-EVN-TCKT của tổng công ty điện lực Việt Nam về việc “ hướng dẫn thựuc hiện QĐ 206” trên. Nhà máy sử dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng : Số khấu hao trích trong năm = Nguyên giá : Số năm sử dụng Số khấu hao trích 1 tháng = Số khấu hao trích trong năm : 12 tháng Chi phí khấu hao TSCĐ được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng liên quan Đối với các TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng do ít biến động nên cuối năm kế toán mới tính toán số tăng, giảm và tính vào nguyên giá của năm sau và tính khấu hao theo công thức trên. Đối với những TSCĐ mà hết khấu hao thì thôi không tính và trích khấu hao nữa. Kế toán TSCĐ mở sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi cụ thể từng loại về số lượng, năm đưa vào sử dụng, nước sản xuất, tính khấu hao, cuối tháng tổng hợp lại theo nhóm và lập bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ. Kế toán tổng hợp lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung dòng chi phí khấu hao TSCĐ. e, Kế toán sửa chữa TSCĐ * Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở Nhà máy được tập hợp theo số thực chi, tức là chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong tháng bao nhiêu được tính vào giá thành bấy nhiêu. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ theo dõi chi phí sửa chữa lớn theo từng công trình. Hàng ngày khi có chi phí sửa chữa lớn phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ để ghi vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng lập bảng tổng hợp các công trình sửa chữa lớn. Căn cứ vào bảng tổng hợp các công trình sửa chữa lớn kế toán tổng hợp lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - dòng "Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ" . *Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ Công việc sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại bao gồm sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng các máy mớc thiết bị. Chi phí sửa chữa thường xuyên bao gồm chi phí về vật liệu, phụ tùng thay thế và các chi phí bằng tiền khác dùng vào việc sửa chữa những TSCĐ thuộc phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất của nhà máy. Khi có chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan lập định khoản rồi ghi vào sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt. Cuối tháng ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - dòng "Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ". f, Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngòai là chi phí về điện, điện thoại, bưu phí và các dịch vụ mua ngoài khác phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất. Khi có chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan lập định khoản ghi vào sổ nhật ký chung hoặc sổ nhật ký đặc biệt. Cuối tháng tổng hợp số liệu ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - dòng "Chi phí dịch vụ mua ngoài". g, Kế toán chi phí sản xuất chung khác: Chi phí sản xuất chung khác bao gồm chi phí bảo hộ an toàn lao động, chi phí về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp, chi phí bảo vệ phòng cháy chữa cháy, chống bão lụt, chi phí hao hụt nhiên liệu trong định mức và các chi phí trực tiếp khác. Khi có chi phí sản xuất chung khác phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan lập định khỏan ghi vào sổ nhật ký chung hoặc nhật ký đặc biệt. Cuối tháng tổng hợp số liệu ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - dòng "Chi phí sản xuất chung khác". 5.3. Tổ chức công tác tính giá thành điện: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Với đặc điểm của sản xuất điện là không có sản phẩm làm dở, không có sản phẩm hỏng và không có sản phẩm tồn kho cho nên các chi phí trong tháng tập hợp được bao nhiêu thì được tính vào giá thành bấy nhiêu. Để tính được giá thành đơn vị 1 KWh điện căn cứ vào sản lượng điện thanh cái. Điện thanh cái = Điện sản xuất ra - Điện dùng để sản xuất điện (điện tự dùng) 5.4. Quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ: Báo cáo chi tiết than dầu Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành điện Bảng phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản phải trích theo lương Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Phần III: Một số ý kiến hoàn thiện kế toán một số phần hành chủ yếu. Đối với kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có thể thấy được công tác hạch toán kế toán tiền lương ở nhà máy được thực hiện tương đối tốt. Việc quản lý lao động chặt chẽ, có đối chiếu chấm công của từng người với danh sách người nghỉ hưởng BHXH để tính đúng, tính đủ mức trợ cấp BHXH người lao động được hưởng. Phương pháp tính lương gọn, dễ hiểu. Các chế độ lương, thưởng, phụ cấp... luôn được thực hiện đầy đủ, đúng thời gian và tới tận tay người lao động. Các nghiệp vụ về tiền lương được cập nhật vào sổ sách chính xác, rõ ràng và khoa học. Tuy nhiên có một số nhược điểm đó là việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp không tập hợp vao TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” mà tập hợp thẳng vào TK 154 “chi phí SXKD dở dang”. Như vậy chưa phản ánh đúng chi phí, quá trình tập hợp chi phí và phân bổ chi phí. Việc phân bổ chi phí tiền lương và BHXH còn chung chung, chưa chi tiết cho từng đối tượng, từng đội, phân xưởng và phòng ban nên việc phân tích và đánh giá tính hợp lý của chi phí tiền lương và BHXH chưa chính xác. Vì vậy nên thay đổi chi phí nhân công trực tiếp thay vì tập hợp vào TK 154 nên chuyển về tập hợp lại trên TK 622 theo đúng quy định. Ngoài ra để thuận lợi cho việc đánh giá tính hợp lý của tiền lương và BHXH nên lập một bảng phân bổ chi tiết cho từng phân xường. Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Như đã đề cập ở phần đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành thì kế toán không theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp trên các TK theo quy định là 621 và 622 mà tất cả đều được tập hợp vào TK 154. Theo tôi như vậy là chưa hợp lý vì nó chưa phản ánh được bản chất của chi phí phát sinh. Vì vậy để quá trịnh hạch toán được thuận tiện và hiệu quả thì vẫn nên tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 621 và chi phí nhân công trực tiếp vào TK 622 đồng thời có thể mở thêm các tiểu khoản cho các TK này để theo dõi chi tiết. Đối với kế toán TSCĐ: Có thể nói TSCĐ được đầu tư trong đơn vị tương đối lớn và có giá trị cao. Bên cạnh việc đầu tư mới nhiều tài sản thì đơn vị vẫn chưa thực sự chú ý đổi mới những tài sản cố định quan trọng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất điện đó là các máy móc công nghệ đã lỗi thời và lạc hậu không còn phát huy được hết công suất như thiết kế nữa. Để khắc phục tình trạng này đơn vị cần chú ý nhiều hơn nữa đến việc cải tiến, đầu tư mới hoặc năng cấp các máy móc thiết bị để quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Ngoài ra các T SCĐ trong năm có biến động nhưng không nhiều nên kê toán thường đến cuối năm mới phản ánh số tài sản biến động này như vậy là chưa kịp thời và đúng với nguyên tắc kế toán. Các chi phí sửa chữa lớn chưa được phản ánh kịp thời và đầy đủ. Chi phí phát sinh không được tập hợp ngay trong tháng phát sinh mà để tới khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành mới tập hợp dẫn tới chi phí có tháng quá lớn có tháng lại quá nhỏ không đồng đều. Theo tôi nên điều chỉnh lại việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn cho kịp thời và đúng kỳ nghĩa là chi phí phát sinh tháng nào phải tập hợp ngay tháng đó không để tới các tháng sau mới tập hợp. Kế toán hàng tồn kho: Việc hạch toán vật tư hàng hóa ở đơn vị tuy chỉ đơn giản là mua về của nhà cung cấp và xuất dùng cho các bộ phận xong thực tế chưa được theo dõi sát sao vì thực tế vẫn có những vật tư thiếu khi kiểm kê nhưng số lượng nhỏ nên kế toán không phản ánh số vật tư thiếu này vào TK như đã quy định là TK1381. Vì thế theo tôi dù là nhỏ nhưng vẫn phát sinh nên kế toán vẫn phải phản ánh phần thiếu hụt này vào TK 1321 theo đúng quy định. Kế toán vốn bằng tiền: Thực tế đơn vị không sử dụng đơn vị đồng ngoại tệ trong hạch toán. Việc sử dụng đơn vị ĐVN trong các giao dịch tuy đơn giản nhưng không thuân tiện đối với các nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn. Nếu sử dụng đồng ngoại tệ sẽ bớt kồng kềnh hơn trong nhiều trường hợp. Mặt khác trong thực tế vẫn có một số trường hợp chưa nhận được giấy báo nợ của ngân hàng nhưng kế toán không phản ánh vào TK 113 “Tiền đang chuyển” như vậy là chưa chính xác và kịp thời. Vì vậy theo tôi nên theo dõi thêm TK 113 đối với các trường hợp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34757.doc
Tài liệu liên quan