MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ UBND HUYỆN TIÊN DU 3
1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của UBND huyện Tiờn Du 3
2. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của UBND huyện 4
2.1 Chức năng: 4
2.2 Quyền hạn và nhiệm vụ 4
2.2.1 Đối với lĩnh vực kinh tế: 4
2.2.2 Về lĩnh vực xó hội 7
2.2.3 Về lĩnh vực quốc phũng, an ninh, trật tự và an toàn xó hội 7
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các phũng ban trong UBND huyện 8
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ PHềNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH 11
I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHềNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH 11
1. Đặc điểm và tính chất hoạt động của phũng 11
1.1 Đặc điểm của phũng 11
1.2 Tính chất hoạt động 11
2. Chức năng và nhiệm vụ của phũng 11
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của phũng: 14
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2006 VÀ HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2007 21
1. Kết quả hoạt động trong năm 2006 21
2. Phương hướng hoạt động của phũng trong năm 2007 22
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 24
1. Đề tài 1 24
2. Đề tài 2 25
KẾT LUẬN 27
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, hoà chung với sự phát của cả nước nhân dân huyện Tiên Du dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện đã biết phát huy những lợi thế, tranh thủ thời cơ, vượt qua được những khó khăn thách thức đã giành được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần; an ninh chính trị ổn định. Trong phát triển kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng phát triển ổn định ngành nông nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh chóng, góp phần tăng trưởng kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 15.5% (trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước là 7.5%, của tỉnh Bắc Ninh là 12.4%).
Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội như trên, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân huyện Tiên Du thì sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, UBND huyện đúng hướng, phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước và của tỉnh đã góp phần rất lớn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân trong toàn huyện.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự lãng đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, UBND các cấp nói chung và của huyện Tiên Du nói riêng. Cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Kinh tế phát triển và được sự giúp đỡ tạo mọi điều kiện của các cô, chú, anh, chị… trong phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du đã giúp đỡ, sau thời gian thực tập tôi đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Nội dung của bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Chương I: Những đánh giá chung về UBND huyện Tiên Du.
Chương II: Đánh giá chi tiết về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du.
Chương III: Định hướng đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG I
NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ UBND HUYỆN TIÊN DU
1. Quá trình hình thành và phát triển của UBND huyện Tiên Du
Tên cơ quan: UBND huyện Tiên Du.
Trụ sở: Thị trấn Lim - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
Nguồn vốn hoạt động: Hoạt động chủ yếu từ Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, một phần từ các nguồn thu từ công việc quản lý hành chính của nhà nước.
Tổng số lao động: 125 người. Trong đó: 100 lao động chính thức ( là cán bộ viên chức nhà nước), còn lại 25 người là nhân viên hợp đồng của huyện (ký hợp đồng 3 tháng/ 1 lần).
Huyện Tiên Du được tách ra từ huyện Từ Sơn (cũ ) theo Nghị định số: 88/1999/NĐ – CP ngày 18 tháng 09 năm 1999 của Chính Phủ. Có diện tích 108,18 km2; dân số trên 134,14 nghìn người (số liệu ngày 31/12/2006); có 15 xã và một thị trấn (gồm 78 làng).
Tiền thân của UBND huyện Tiên Du là UBND huyện Tiên Sơn (cũ ), UBND huyện được thành lập trên cơ sở Nghị quyết tách huyện của Chính phủ (tháng 09 năm 1999). Tuy là một huyện mới được hình thành (đến nay mới được gần 08 năm hoạt động) nhưng dưới sự lãnh đạọ trực tiếp của ban chấp hành Huyện uỷ, của UBND huyện cùng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân địa phương. Ngay trong những năm mới được hình thành huyện Tiên Du đã vươn lên đạt được những thắng lợi lớn, nền kinh tế duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 15,5% / năm Nguồn: Sở Thống kê tỉnh Bắc Ninh), đời sống nhân dân được nâng cao, tình hình chính trị -xã hội ổn định.
2. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của UBND huyện
Ngay từ khi mới thành lập (tháng 09 năm 1999), UBND huyện Tiên Du đã có đầy đủ quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của một cơ quan quản lý hành chính cấp huyện (Theo Hiến pháp năm 1992, Nghị định của Quốc hội, của Chính phủ về việc thực hiện chức năng quản lý hành chính của UBND các cấp).
2.1 Chức năng:
UBND huyện Tiên Du do HĐND huyện Tiên Du bầu ra gồm: Chủ tịch; hai phó Chủ tịch và 12 phòng, ban trực thuộc UBND huyện.
UBND huyện là cơ quan chấp hành của HĐND huyện.
UBND chịu trách nhiệm trước nhân dân trong toàn huyện; trước HĐND huyện; trước cơ quan quản lý cấp trên (UBND tỉnh Bắc Ninh); trước pháp luật về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,….
Trực tiếp lãnh đạo,chỉ đạo UBND các xã (thị trấn) trên toàn huyện.
2.2 Quyền hạn và nhiệm vụ
Cũng giống như UBND cùng cấp khác, UBND huyện Tiên Du thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên toàn huyện Tiên Du. Cụ thể:
2.2.1 Đối với lĩnh vực kinh tế:
* Về kế hoạch – ngân sách – tài chính:
Về kế hoạch: xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của huyện trình HĐND huyện thông qua để trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đó.
Về ngân sách – Tài chính: UBND huyện phối hợp cùng với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu là:
Thứ nhất, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán điều chỉnh bổ sung trong trường hợp cần thiết trình UBND huyện quyết định và báo cáo UBND tỉnh.
Thứ hai, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách các đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung ngân sách cho các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi của các đơn vị.
Thứ ba, lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình HĐND huyện phê duyệt và cơ quan nhà nước cấp trên.
* Về lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
Xây dựng, trình HĐND huyện phê duyệt thông qua các chương trình khuyến khích phát triển các lĩnh vực nông – ngư - nghiệp. Đồng thời hướng dẫn thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình đó.
* Về lĩnh vực quản lý đất đai
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện; trình UBND huyện phê duyệt, xét duyệt quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai của UBND các xã, thị trấn.Thực hiện giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất với cá nhân và hộ gia đình; giải quyết các tranh chấp về đất đai; thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật
Đồng thời xây dựng quy hoạnh thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
* Đối với lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn.
Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; phát triển cơ sở chế biến nông – lâm – thuỷ sản.
* Đối với lĩnh vực Xây dựng và Giao thông vận tải
Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt. Nhằm quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng trên toàn huyện một cách hiệu quả.
* Về lĩnh vực Thương mại và dịch vụ
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện.
Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của UBND huyện Tiên Du đối với lĩnh vực kinh tế là phát triển một nền kinh tế trên toàn huyện. Đưa nền kinh tế của huyện đạt một tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Trên cơ sở đó nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu về xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn.
2.2.2 Về lĩnh vực xã hội
Nhằm bảo đảm cho nhân dân trên địa bàn có một cuộc sống đầy đủ về cả vật chất và tinh thần. Đảng bộ và UBND huyện Tiên Du đã thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
* Về giáo dục, Nhằm xây dựng một hệ thống giáo dục phát triển trên toàn huyện từ cấp Mầm non đến các trường Phổ thông cơ sở trên địa bàn.
* Về văn hoá, xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời quản lý các công trình văn hoá được phân cấp quản lý và sử dụng; tổ chức, hướng dẫn các phong trào hoạt động về văn hóa.
* Về y tế, thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các hoạt động của các trung tâm y tế, trạm y tế như: chăm sóc va bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng chống dịch bệnh; thục hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
2.2.3 Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội
Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Có thể nói, nhiệm vụ chủ yếu của UBND huyện nói chung và của UBND huyện Tiên Du nói riêng chính là thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước cấp huyện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến an ninh - quốc phòng. Nhằm xây dựng một huyện có nền kinh tế phát triển cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; đảm bảo đời sống của nhân dân về cả vật chất và tinh thần. Đồng thời bảo đảm trật tự, an toàn trên địa bàn toàn huyện.
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban trong UBND huyện
Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa – Xã hội
Chủ tịch UBND
huyện
Phó chủ tịch
phụ trách Kinh tế
Phòng
Y tế
Phòng Giáo dục
Phòng Tài chính - KH hoạch
Phòng
Tư pháp
Phòng
Kinh tế
Phòng
Nội vụ
Phòng GTXD-ĐC
Phòng hạ tầng Kinh tế
Phòng Tài nguyên - MT
Ủy ban dân số GĐ- TE
Phòng
Thanh tra
Ban quản lý
KCN
Từ sơ đồ trên có thể thấy:
Thứ nhất, Chủ tịch UBND huyện:
Là người lãnh đạo và điều hành các công việc của UBND huyện, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ( theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 của Chính phủ), cùng với tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND huyện trước HĐND cùng cấp.
Phụ trách chung các công việc của UBND huyện và trực tiếp phụ trách khối nội chính, công tác tổ chức cán bộ. Phân công nhiệm vụ cho các phó chủ tịch UBND huyện.
Thứ hai, giúp việc cho Chủ tịch UBND huyện bao gồm hai Phó chủ tịch do chủ tịch UBND huyện phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện về việc thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Cụ thể:
Một phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực Kinh tế: Cùng với chủ tịch UBND thay mặt HĐND giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Kinh tế như: Kinh tế - kế hoạch, sản xuất nông nghiệp, quy hoạch, xây dựng nông thôn, quản lý đất đai.
Một phó chủ tịch phụ trách khối văn xã: Thay mặt chủ tịch UBND huyện trực tiếp phụ trách các lĩnh vực được chủ tịch UBND huyện uỷ quyền như: Văn hoá – xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, dân số, gia đình và trẻ em, các chính sách về lao động – xã hội.
Thứ ba, Các phòng, ban (12 phòng ban) trong UBND huyện. Các phòng, ban trong huyện là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về những vấn đề mà mình phụ trách. Cụ thể:
Mỗi phòng, ban hoạt động theo chế độ thủ trưởng; tự chịu trách nhiệm.
Mỗi phòng, ban trong UBND phụ trách một lĩnh vực riêng, hoạt động một cách độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ như: Phòng Kinh tế phụ trách những vấn đề liên quan đến kinh tế; Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em phụ trách những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em;…
Đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chủ tịch UBND (hoặc phó chủ tịch phụ trách vấn đề đó), tự chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND, UBND, HĐND huyện và tự chịu trách về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
1. Đặc điểm và tính chất hoạt động của phòng
Đặc điểm của phòng
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch và đầu tư trên địa bàn theo quy định củ pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính đối với chức năng về tài chính và Sở Kế hoạch Đầu tư đối với chức năng về kế hoạch - đầu tư.
1.2 Tính chất hoạt động
Phòng chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Du và Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, chỉ đạo việc thu chi theo hướng dẫn của Bộ và Sở Tài chính.
Địa chỉ: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du
Trú tại: Thị Trấn Lim - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng
Phòng Tài chính - kế hoạch là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện và chủ tịch UBND huyện hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về tài chính và ngân sách nhà nước; hoạch định phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Cụ thể:
* Về lĩnh vực tài chính:
- Huớng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở tài chính, trình UBND huyện và HĐND cùng cấp quyết định.
- Lập dự toán thu ngân sách đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã. Đồng thời lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát vệc thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã.
* Về lĩnh vực thẩm định: Thực hiện thẩm định các dự án đầu tư do huyện quản lý như: thẩm định công trình xây dựng, thẩm định các phương án kinh doanh,…do ngân sách của huyện đầu tư.
* Về lĩnh vực Kế hoạch - Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ví dụ khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (hàng năm hoặc kế hoạch phát triển dài hạn), phòng thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1, phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện (thông qua số liệu thu được từ điều tra, từ số liệu của Sở Thống kê,…)
- Bước 2, xác định các nguồn lực có khả năng huy động để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Bước 3, xây dựng các phương án phát triển dựa trên các nguồn lực có thể huy động được ( thường khoảng 2 hoặc 3 phương án).
- Bước 4, căn cứ vào thực tế phát triển của huyện, mục tiêu phát triển chung của tỉnh để có thể xác định phương án phát triển tối ưu.
Sau đó, đệ trình lên UBND và HĐND cùng cấp phê duyệt. Đồng thời báo cáo UBND cấp tỉnh.
Như vậy, có thể thấy quy trình hoạt động của phòng đối với công tác xây dựng kế hoạch phát triển của huyện là khá hoàn chỉnh và đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua.
Tuy nhiên, từ quy trình hoạt động của huyện có thể thấy mặc dù quy trình khá hoàn chỉnh nhưng quá trình lập kế hoạch phát triển của phòng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể:
Thứ nhất, quá trình lập kế hoạch mang tính chủ quan duy y chí của những người làm công tác kế hoạch. Thiếu sự tham khảo, lấy ý kiến của cộng đồng trong quá trình xây dựng.
Thứ hai, công tác lập kế hoạch vẫn là quá trình lập kế hoạch theo cơ chế cũ. Tức là vẫn lập kế hoạch theo đầu vào. Phòng vẫn chưa áp dụng phương pháp lập kế hoạch theo đầu ra. Chính vì vậy, những bản kế hoạch lập ra không thể trách khỏi những hạn chế thường thấy của phương pháp lập kế hoạch theo đầu vào như: tính hiệu quả chưa cao, tính sát thực không lớn,…
Thứ ba, khi phân tích thực trạng phát triển trên địa bàn thiếu sự đánh giá một cách khoa học, thiếu tính chủ động trong quá trình tìm kiếm thông tin (vẫn phụ thuộc chủ yếu vào số liệu thống kế của Sở thống kê tỉnh).
Như vậy, trong những năm tới phòng Tài chính - Kế hoạch cần đề ra những biện pháp tích cực nhằm khắc phục những nhược điểm trên. Cụ thể:
Thứ nhất, trong quá trình lập kế hoạch cần tổ chức những biểu tham gia lấy ý kiến của cộng đồng bằng cách: Trước tiên phòng đưa ra bản dự thảo kế hoạch; sau đó tham khảo, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan như quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp,…Cuối cùng tổng hợp ý kiến của quần chúng nhân dân để đưa ra bản kế hoạch phát triển hoàn chỉnh.
Thứ hai, tổ chức đưa cán bộ lập kế hoạch đi tập huấn nhằm học hỏi phương phương lập kế hoạch theo đầu ra để nâng cao chất lượng bản kế hoạch.
Thứ ba, cần chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm thông tin phân tích thực trạng phát triển kinh tế của huyện trước khi lập kế hoạch. Tránh trường hợp bị động (quá phụ thuộc vào nguồn số liệu của Sở Thống kê).
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng:
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du nay thuộc hệ thống hành chính nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, phòng có công quyền và con dấu riêng được mở tài khoản nhằm phục vụ vai trò của mình và hiện đang hoạt động độc lập với các cơ quan khác như: Kho bạc, Ngân hàng, Thuế và được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của UBND huyện và Sở Tài chính Bắc Ninh.
Phòng tài chính - Kế hoạch Tiên Du hiện nay với đội ngũ cán bộ có 11 đồng chí cán bộ công nhân viên chức, trong đó 08 đồng chí có trình độ Đại học, 01 đồng chí có trình độ Cao đẳng, 02 đồng chí có trình độ Trung cấp. Với chức năng, nhiệm vụ giúp UBND và chủ tịch UBND cùng cấp quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực như: Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý về tài chính; thẩm định đầu tư; đăng ký kinh doanh. Để thực hiện các nhiệm vụ đó thì bộ máy quản lý của phòng Tài chính - Kế hoạch được phân chia thành các bộ phận cụ thể sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch huyên Tiên Du
Trưởng phòng
Hành
chính
Phó phòng 1
Phó phòng 2
Cấp phát Y Tế-GD
Cấp phát NS xã
TĐ đầu tư
Kế hoạch tổng hợp
Đăng ký kinh doanh
Với mỗi cán bộ công nhân viên lại được phân chia thành từng bộ phận cụ thể, mỗi bộ phận lại có nhiệm vụ riêng của mình.
Từ sơ đồ trên có thể thấy:
Thứ nhất, đứng đầu là đồng chí trưởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động của phòng và điều hành bộ máy quản lý của đơn vị mình.
Thứ hai, hai đồng chí phó phòng chịu sự lãnh đạo của trưởng phòng và có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động chuyên môn của các bộ phận, tham mưu giúp cho đồng chí trưởng phòng trong công tác chuyên môn thuộc lãnh vực mà mình quản lý.
Thứ ba, các bộ phận phụ trách những vấn đề, những nhiệm vụ riêng. Mỗi bộ phận hoạt động một cách độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm đối với những lĩnh vực mà mình phụ trách trước đồng chí phó trưởng phòng quản lý vấn đề đó và trước đồng chí trưởng phòng.
Sau đây là các bộ phận có liên quan đến công việc của phòng:
Bộ phận cấp phát ngân sách (03 người) nhà nước và kinh phí uỷ quyền có nhiệm vụ cấp phất cho các đơn vị dự toán, theo dõi, đôn đốc việc chi tiêu. Chế độ báo cáo của từng đơn vị, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị cơ sở (các đơn vị dự toán cấp huyện và cấp xã ) uốn nắn kịp thời giúp các đơn vị và cơ sở thực hiện tôt công tác quản lý tài chính. Trong đó:
Bộ phận cấp phát ngân sách Y tế - giáo dục (02 người) có trách nhiệm cấp phát, theo dõi các trường và các đơn vị y tế. Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chế độ chi tiêu, lập báo cáo.
Bộ phận cấp phát ngân sách xã (01 người) theo dõi các chế độ thu, chi của 15 xã và một thị trấn trên toàn huyện.
Bộ phận kế hoạch tổng hợp (03 người) tham mưa giúp UBND huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn. Đồng thời hướng dẫn thực hiện, kiểm tra , giám sát các đơn vị trực thuộc trong qua trình thực hiện bản quy hoạch, kế hoạch đó.
Bộ phận thẩm định đầu tư (02 người )tiến hành thẩm định các dự án và quyết toán các công trình do ngân sách huyện đầu tư, thẩm định các dự án kinh doanh do ngân sách huyện cấp vốn.
Bộ phận hành chính ( 01 người ) giúp phòng các công việc hành chính, kiêm thủ quỹ cùng các công việc, sự vụ khác.
Bộ phận đăng ký kinh doanh (01 người) theo dõi, cấp phát đăng ký kinh doanh ch các hộ làm kinh doanh tập thể, cá thể trong toàn huyện.
4. Đánh giá chung về phòng Tài chính - Kế hoạch
* Về cơ sở vật chất của phòng:
Văn phòng làm việc của phòng ở tầng 2 của khu nhà 2 tầng. Được chia làm 06 phòng làm việc. Trong đó gồm 01 phòng làm việc của trưởng phòng, 01 phòng của phó trưưởng phòng, còn lại 04 phòng của các cán bộ công nhân viên.
Đơn vị được trang bị 01 máy Photo, 01 ti vi, mỗi phòng làm việc được trang bị một hoặc hai máy vi tính (06 phòng 07 máy) cùng nhiều tài sản có giá trị khác như: tủ lưu trữ hồ sơ, bàn ghế, giường,…Tổng trị giá tài sản cố định của đơn vị hiện nay là 291.088.000 (đồng).
* Về tài chính:
Nguồn kinh phí hoạt động của phòng chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp phát hàng năm theo dự toán đã được phê duyệt. Tổng kinh phí cả năm của phòng được phê duyệt là 240.000.000 (đồng ). Ngoài ra có một phần kinh phí của phòng thu được từ các hoạt động của mình như: thẩm định dự án đầu tư xây dựng (do các cá nhân, tổ chức kí hợp đồng nhờ thẩm định),…
Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2007, thực hiện chủ trương khoán chi của huyện uỷ Tiên Du, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm thu, chi của mình. Cụ thể, trong năm nay tổng kinh phí cả năm của phòng được sử dụng theo dự toán là 265.000.000 (đồng), trong đó do ngân sách cấp là 240.000.000 (đồng ) chiếm khoảng 90 % kinh phí hoạt động của phòng. Ngoài ra khoảng 10% kinh phí hoạt động của phòng thu được từ các hoạt động khác.
Kinh phí của phòng dùng để chi lương ( và các khoản có tính chất lương) chiếm khoảng 80% tổng nguồn kinh phí hoạt động của phòng; 10% nguồn kinh phí dùng để chi văn phòng phẩm dùng cho hoạt động của phòng; còn lại khoảng 10% nguồn kinh phí dùng chi trả các khoản chi không thường xuyên như: chi cho hoạt động thường xuyên của đơn vị gồm các khoản chi thường xuyên như: chi phí nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm vật tư, sửa chữa máy móc thiết bị và các khoản chi khác.
* Về nhân lực:
Hiện nay, phòng có 11 cán bộ công nhân viên. Trong đó, có một truởng phòng, hai phó trưởng phòng cùng 08 nhân viên trong phòng. Có 09 đồng chí có trình độ Đại học, 01 đồng chí có trình độ Cao đẳng và 01 đồng chí có trình độ Trung cấp. Cơ cấu theo tuổi của cán bộ công nhân viên trong phòng tương đối tốt, vừa có tầng lớp lão thành đầy kinh nghiệm, cẩn thận, chín chắn (có 04 đồng chí trên 40 tuổi, trong đó có một đồng chí làm trưởng phòng); vừa có những nhân viên trẻ năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết (có 07 đồng chí dưới 40 tuổi, trong đó có cả hai đồng chí phó trưởng phòng).
Mặc dù nguồn kinh phí dùng cho hoạt động của phòng còn hạn hẹp. Nhưng phòng thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia học tập, bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn tư tưởng đạo đức cách mạng. Nhằm đảm bảo cho cán bộ công nhân viên trong phòng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao.Tính đến nay (ngày 25.01.2007), trong vẫn còn hai đồng chí tham gia học tập, bỗi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Một đồng chí tham gia lớp lý luận chính trị cao cấp (từ tháng 07 năm 2006 đến tháng 07 năm 2007), một đồng chí tham gia lớp tập huấn phương pháp thẩm định công trình xây dựng (từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 04 năm 2007).
Như vậy, từ phân tích trên có thể thấy:
Về ưu điểm:
* Về điều kiện cơ sở vật chất diện tích các căn phòng (nơi làm việc của cán bộ ) rộng rãi, thoáng mát; hệ thống trang thiết bị máy móc (như máy Vi tính, máy Photo,…), hệ thống bàn ghế phục vụ quá trình làm việc của cán bộ nhân viên tương đối tốt. Đây chính là một trong những điều kiện cần thiết giúp cán bộ công nhân viên trong phòng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao.
* Về nguồn nhân lực của phòng, các nhân viên trong phòng có trình độ tương đối cao ( 08 đồng chí có trình độ Đại học chiếm 72% trong tổng số, 9% có trình độ Cao đẳng, còn lại 19% có trình độ trung cấp); cán bộ trong phòng thường xuyên được đi tập huấn, học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu giúp tập thể nhân viên trong phòng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình do HĐND và UBND giao phó.
Tuy nhiên, mặc dù trong những năm gần đây dưới sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, phòng đã đạt được kết quả cao góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh trên toàn địa bàn của huyện. Nhưng trong quá trình hoạt động của mình, phòng vẫn còn nhiều hạn chế.
Mặc dù phòng được trang bị 07 máy vi tính (trung bình 03 người / 02 máy). Nhưng phòng vẫn chưa tận dụng được hết năng lực, ứng dụng của máy trong quá trình giải quyết công việc của mình.
Thứ nhất, với nhiều công việc ( ví dụ như lập kế hoạch chi, thu cho các cơ sở trực thuộc; thẩm định xây dựng;…) mặc dù máy Vi tính có thể làm rất nhanh, chính xác nhưng nhân viên trong phòng vẫn sử dụng phương pháp tính toán thủ công. Điều đó không những làm chậm tiến độ công việc lại thường xảy ra rủi ro do tính toán nhầm. Điều này đã làm hiệu quả công việc của phòng giảm đi rất nhiều.
Thứ hai, phòng được trang bị máy Vi tính với dung lượng ghi nhớ rất lớn nhưng cán bộ nhân viên trong phòng vẫn áp dụng chế độ lưu trữ bằng phương pháp thủ công. Tức là tài liệu vẫn được lưu trữ thông qua các văn bản, giấy tờ, hồ sơ,… cất trữ trong các tủ đựng hồ sơ. Mà không áp dụng chế độ lưu trữ trong máy Vi tính hoặc sử dụng chế độ lưu trữ thông qua đĩa mềm, đĩa CD của máy.
Việc lưu trữ tài liệu thông qua các văn bản, hồ sơ,… làm chi phí bảo quản tài liệu rất lớn. Theo ước tính, mỗi năm chi phí cho “ văn phòng phẩm” mất khoảng gần 30 triệu đồng chiếm 10% tổng kinh phí hoạt động của phòng. Không những thế, nếu hồ sơ được lưu trữ trong thời gian dài sẽ gây hư hỏng, mất mát. Trong khi nếu áp dụng chế độ lưư trữ thông qua máy Vi tính có chi phí thấp hơn rất nhiều, lại hạn chế được sự hư hỏng, mất mát nếu phải lưu trữ trong thời gian dài.
Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp lưu trữ tài liệu thông qua các văn bản, giấy tờ, hố sơ,…trong quá trình tìm kiếm tài liệu rất khó khăn, mất rất nhiều thời gian. Trong khi nếu áp dụng chế độ lưu trữ trong máy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
Như vậy, trong thời gian tới phòng cần tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong phòng tham gia các lớp học nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng máy Vi tính. Điều này sẽ góp phần giúp nhân viên giải quyết nhanh chóng, chính xác một số công việc. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên trong phòng.
Ngoài ra, phòng cần thay đổi cách lưu trữ, bảo quản tài liệu. Thay đổi từ phương pháp lưu trữ thủ công sang lưu trữ bằng cách sử dụng phần mềm máy vi tính. Điều đó sẽ góp phần tiết kiệm chi phí trong quá trình lưu trữ tài liệu. Đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức khi tìm kiểm tài liệu.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2006 VÀ HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2007
1. Kết quả hoạt động trong năm 2006
* Về lĩnh vực tài chính:
Cũng như nhiều năm trước, dưới sự hướng dẫn, quản lý của phòng đã giúp đỡ các đơn vị trực thuộc hoàn thành tốt công tác lập dự toán thu, chi trên địa bàn huyện. Đồng thời theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng ngân sách nhà nước của các đơn vị.
Điểm nổi bật nhất đối với lĩnh vực tài chính trong năm 2006, đây chính là năm đầu tiên phòng sử dụng cũng như hướng dẫn các đơn vị trực thuộc sử dụng các phần mềm kế toán trong quá trình quản lý tài chính của mình cũng như của các đơn vị trực thuộc như: cấp phát ngân sách; quản lý quá trình thu, chi của từng đơn vị.
Việc áp dụng phần mềm chuyên dụng trong kế toán đã giúp phòng giảm thiểu được chi phí cả về thời gian và nguồn lực trong quá trình cấp phát ngân sách; theo dõi, kiểm tra các đơn vị trực thuộc một cách nhanh chóng, chính xác, đạt hiệu quả cao.
* Về lĩnh vực thẩm định:
cán bộ của phòng vẫn tiếp tục tham mưa giúp UBND trong quá trình kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng do huyện uỷ đầu tư.
* Về lĩnh vực kế hoạch - đầu tư:
Cũng giống như mọi năm, nhân viên trong phòng đã phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị khác thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm trên địa bàn huyện.
Điểm nổi bật nhất trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển của phòng trong năm qua là phòng đã phối hợp cùng các cơ quan tham mưu giúp UBND huyện xây dựng mô hình chuyển đổi các ô thửa ruộng nhỏ sang ô ruộng lớn tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con nông dân xây dựng mô hình thí điểm “Vườn – Ao - Chuồng” bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Góp phần tăng thu nhập cũng như tạo thêm việc làm cho bà con nông dân trên địa bàn.
Nhìn chung trong năm 2006, tập thể cán bộ công nhân viên trong phòng đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành những công việc, nhiệm vụ do UBND giao phó và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Góp phần cùng nhân dân trong huyện đưa nên kinh tế tăng trưởng khá nhanh.
Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu trên là do sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên trong toàn đơn vị. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự quan tâm, chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện cùng cơ quan chuyên môn cấp trên đã tham mưu, giúp đỡ.
2. Phương hướng hoạt động của phòng trong năm 2007
Trong năm 2007, ngoài những công việc, nhiệm vụ thường niên hàng năm mà UBND giao phó đối với cả ba lĩnh vực ( tài chính, thẩm định xây dựng, kế hoạch – đầu tư ) như: lập dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; thẩm định các công trình xây dựng do ngân sách huyện uỷ đầu tư; lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007,…
Điểm nổi bật nhất trong công tác của phòng tài chính - Kế hoạch trong năm 2007 là:
Đối với lĩnh vực tài chính: Thực hiện chủ trương tiết kiệm đối với các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, Huyện uỷ Tiên Du khoán chi đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, phòng đã được UBND huyện giao nhiệm vụ lập kế hoạch tổng hợp dự toán thu, chi của các đơn vị trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, giao mức khoán chi đối với từng đơn vị đóng trên địa bàn của huyện.
Đối với lĩnh vực kế hoạch - đầu tư: Trong năm 2007 phòng Kế hoạch – Tài chính tiếp tục được UBND huyện uỷ nhiệm cùng các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện kế hoạch xây dựng mô hình “ Vườn – Ao - Chuồng ” nhằm đưa mô hình này đi được nhân dân trên toàn địa bàn của huyện.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Sau một thời gian, dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy Thạc sĩ Vũ Cương cùng sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân trong phòng Tài chính - Kế hoạch đã giúp đỡ tôi định hướng hai đề tài để tiếp tục nghiên cứu hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian tới như sau:
1. Đề tài 1
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng các quy hoạch trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm thu hút đầu tư”.
Lí do lựa chọn đề tài:
- Thứ nhất: Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của các khu công nghiệp tăng nhanh chóng ( tính đến hết ngày 31/12/2006 trên địa bàn toàn tỉnh đã có: 03 khu công nghiệp có quy mô lớn, 18 khu công nghiệp có quy mô khá lớn cung rất nhiều các kho công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ) nhưng chất lượng quy hoạch của các khu công nghiệp chưa cao.
Điều này là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư không chịu đầu tư vào các khu công nghiệp mà lại đầu tư rải rác trong các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp để tận dụng cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp. Điều đó đã gây lãng phí nguồn lực rất lớn trong quá trình đầu tư phát triển. Ngoài ra, lại khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng phát triển của lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cao không xứng đáng với tiềm năng của mình.
- Thứ hai, do chất lượng của các quy hoạch chưa cao đã gây nên hiện tượng “ quy hoạch treo” đối với các khu công nghiệp. Từ đó tạo ra hiện tượng ngưòi dân thì bị mất đất không thể canh tác, trong khi “ruộng đất” của người dân lại bỏ hoang, không sử dụng làm gì. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra gây lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn kinh sách của tỉnh rất lớn mà không đem lại hiệu quả kinh tế trên dịa bàn.
Câu hỏi nghiên cứu: “ giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp? ”.
Nguồn tài liệu:
- http: www. Bacninh.gov.vn
- Số liệu thống kê của Sở Thống kê tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây.
Tài liệu về quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đề tài 2
Tên đề tài: “ Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống đối với các hộ nông dân mất đất canh tác trên địa bàn huyện Tiên Du”
Lí do lựa chọn đề tài:
- Thứ nhất, sau khi quy hoạch đất nhằm xây dựng khu công nghiệp Tiên Sơn trên địa bàn huyện Tiên Du đã khiến nhân dân xã Hoàn Sơn – huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh mất đất canh tác (sản xuất nông nghiệp) khiến cho cuộc sống của người nông dân gặp rất khó khăn.
- Thứ hai, trên địa bàn huyện một số nghề truyền thống như: Dệt vải, trạm khảm gỗ, sản xuất giấy… đang dần được khôi phục và phát triển nhằm cải thiện cuộc sống của người dân trên địa bàn.
Câu hỏi nghiên cứu: “ Giải pháp nào nhằm phát triển các làng nghề truyền thông nhằm góp phần giải quyết việc làm cho những hộ nông dân mất đất canh tác trên địa bàn huyện Tiên Du.
Nguồn tài liệu:
- Thống kê về những hộ nông dân mất đất trên địa bàn huyện Tiên Du.
- Thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn toàn huyện trong những năm gần đây.
…
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập ở phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, cùng với sự giúp đỡ rất tận tình tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cô, chú, anh, chị trong phòng đã giúp đỡ. Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô trong khoa Kế hoạch – Phát triển, đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy Thạc sĩ Vũ Cương đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị,…trong phòng Tài chính - Kế hoạch cùng các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch – Phát triển đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35118.DOC