Báo cáo Thực tập tổng hợp tại tổng công ty hoá chất Việt Nam

Kể từ khi thành lập vào ngày 20/12/1995 tới nay, tuy chưa phải là một thời gian dài, song những thành quả mà Tcty Hoá Chất Việt Nam nói chung và những cán bộ quản lý trên văn phòng tcty làm được đã chứng minh tính đúng đắn của việc thành lập Tcty Hoá Chất Việt Nam theo mô hình tcty 91. Những thành quả ấy không chỉ về mặt kinh tế mà nó còn thể hiện ở sự gắn kết giữa các thành viên tcty thành một khối thống nhất, tạo nên một vị thế vững mạnh của ngành hoá chất Việt Nam. Với số lượng thành viên lên tới hơn 60 công ty, trog đó có 16 liên doanh với nước ngoài, sản xuất hơn 30 chủng loại sản phẩm khác nhau, với tổng tài sản lên tới trên 4000 tỷ đồng, Tcty Hoá Chất Việt Nam là một trong những tcty lớn của nhà nước. Vì vậy, trách nhiệm đặt lên vai mỗi cán bộ quản lý trên văn phòng tcty cũng rất nặng nề. Tuy nhiên, với một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiều người đã từng làm việc tại các đơn vị thành viên nên có nhiều hiểu biết thực tế, đồng thời với một tinh thần trách nhiệm cao, lại được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, tương lai Tcty Hoá Chất Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, hình thành nên một khối thống nhất, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, xứng đáng với tầm vóc một tập đoàn lớn của nhà nước.

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại tổng công ty hoá chất Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp lời nói đầu Ngành công nghiệp hoá chất nước ta đã phôi thai từ trong thời kì kháng chiến chín năm . Trải qua bao tháng năm , công nghiệp hoá đất nước và ngành công nghiệp hoá chất đã tiến những bước dài trên con đường xây dựng CNXH và trở thành một ngành kinh tế kĩ thuật độc lập : ngày 19/8/1969, nhà nước đã quyết định thành lập Tổng cục hoá chất trực thuộc chính phủ - đây được coi như một mốc son đánh dấu sự ra đời của ngành hoá chất Việt Nam . Hơn 30 năm trôi qua, ngành công nghiệp hoá chất đã có quy mô to lớn hơn trước, bao gồm nhiều phân ngành, nhiều thành phần kinh tế, và một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kĩ thuật đông đảo . Trong hơn 30 năm đó, nền kinh tế đất nước đã từng trải qua nhiều bước thăng trầm. Ngành công nghiệp hoá chất cũng đã không ngừng biến đổi về tổ chức để thích nghi với hoàn cảnh mới. Quyết định số 91-TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và quyết định số 185-TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tướng chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt đã dẫn tới sự ra đời của 23 doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, trong đó có tổng công ty Hoá chất Việt Nam . Theo Điều 1 - điều lệ Tcty Hoá Chất Việt Nam thì Tổng công ty Hoá chất Việt nam là Tổng công ty Nhà nước gồm các đơn vị thành viên có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị; hoạt động trong ngành hoá chất. Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Sau đây , chúng ta sẽ đi sâu vào xem xét một số nét chủ yếu về hoạt động của văn phòng Tcty Hoá Chất Việt Nam ( cơ quan điều hành hoạt động toàn tcty, đóng vai trò công ty mẹ trong Tcty Hoá Chất Việt Nam ) Tổng quan về Tcty Hoá Chất Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của Tcty Hoá Chất Việt Nam Tcty Hoá Chất Việt Nam tiền thân là Tổng cục Hoá Chất trực thuộc Chính Phủ được thành lập năm 1969. Tuy nhiên ngay từ trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ngành công nghiệp Hoá chất nước ta đã được hình thành và phát triển trên cơ sở nhu cầu của cuộc kháng chiến. Năm 1960, ngành hoá chất và vật liệu xây dựng chiếm tới 12,4% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp, trong khi ngành cơ khí chỉ chiếm 10,9%. Do đặc điểm của ngành là cung cấp sản phẩm cho hầu hết các ngành kinh tế xã hội, nhất là phân bón và xi măng, nên công nghiệp hoá chất thuộc những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Trải qua những thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1961-1965 ) , làn thứ hai ( 1966-1970 ) và lần thứ ba ( 1971-1975 ), giá trị tổng sản lượng hoá chất và vật liệu xây dựng vẫn liên tục tăng ( năm 1965 chiếm 15,7% giá trị toàn ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ). Mặc dù đây là thời kì đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, song ngành công nghiệp hoá chất vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng rất cao. Một loạt các nhà máy với quy mô chưa từng có ở nước ta được xây dựng và đi vào hoạt động trong thời kì này như Supe Photphat Lâm Thao, Hoá Chất Việt Trì, Acquy Hải Phòng, Pin Văn Điển... Đất nước thống nhất, tiếp quản Miền Nam, chúng ta tiếp thu được hàng loạt xí nghiệp công nghiệp, trong đó công nghiệp hoá chất thuộc loại có tỷ trọng đầu tư cao nhất của ngành công nghiệp miền Nam, và tập trung chủ yếu vào các sản phẩm tiêu dùng. Nhờ vây, các sản phẩm hoá chất tiêu dùng trở nên phong phú hơn, chất lượng tốt hơn và mẫu mã đẹp hơn. Bước vào thời kì đổi mới, ngành hoá chất cũng có những thay đổi về cơ cấu quan trọng để thích nghi với cơ chế mới. Năm 1990, chính phủ có quyết định sát nhập một số ngành công nghiệp quan trọng đẻ cơ cấu lại bộ công nghiệp nặng. Tổng cục Hoá Chất được chuyển thành Tcty phân bón và hoá chất cơ bản và Tcty Hoá Chất công nghiệp và Hoá Chất tiêu dùng. Trong suốt thời kì kế hoạch 1991-1995, ngành công nghiệp hoá chất luôn đạt tốc độ tăng trưởng rất cao (xấp xỉ 20% ). Đặc biệt trong thời kì này, khu vực ngoài quốc doanh phát triển hết sức nhanh chóng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng bất đầu hình thành và phát triển. Trong khi đó, các công ty quốc doanh đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Nhu cầu khách quan trên đã đặt ra vấn đề hình thành một tổng công ty đủ mạnh để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường, đủ khả năng huy động vốn, đổi mới công nghệ và nhất là đầu tư vào những công trình trọng yếu có quy mô lớn và công nghệ hiện đại. Ngày 20 / 12 / 1995, Tcty Hoá Chất Việt Nam (tên giao dịch chính thức là Vinachem ) đã ra đời theo quyết định số số 91-TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh trên cơ sở sát nhập hai Tcty Hoá Chất. Hiện nay, Tcty Hoá Chất Việt Nam là một trong những Tcty lớn, hoạt động tương đối đa ngành, đa lĩnh vực. Cụ thể, Tcty Hoá Chất Việt Nam bao gồm 61 công ty thành viên, trong đó có: 45 công ty hạch toán độc lập 2 công ty hạch toán phụ thuộc 16 công ty liên doanh 1 trường dạy nghề 1 viện nghiên cứu ! nhà điều dưỡng Tổng số cán bộ công nhân viên toàn Tcty Hoá Chất Việt Nam tính ở thời điểm cuối năm 2000 là 33 000 người, trong đó số cán bộ công nhân viên trên văn phòng tổng công ty là 84 người. Tổng số mặt hàng sản phẩm toàn tcty là 31 loại mặt hàng. Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành tại văn phòng Tcty Hoá Chất Việt Nam Cơ cấu tổ chức. Là một tcty 91, Tcty Hoá Chất Việt Nam được tổ chức theo mô hình tập đoàn trong đó Văn phòng Tcty Hoá Chất Việt Nam ( cơ quan điều hành hoạt động của toàn tcty ) đựoc chia thành 8 phòng ban, mỗi phòng, ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của ban lãnh đạo Tcty Hoá Chất Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của văn phòng Tcty được thể hiện qua sơ đồ sau : Văn phòng Tcty Hoá Chất Việt Nam Hội đồng quản trị Ban kỹ thuật Văn phòng Ban Tổ chức nhân sự Ban thanh tra ban tổng giám đốc Ban hợp tác quốc tế Ban đầu tư Ban tài chính kế toán Ban kế hoạch thị trường Chức năng nhiệm vụ từng ban ( theo quyết định của TGĐ Tcty Hoá Chất Việt Nam ) Văn phòng : có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tcty về những mặt hoạt động tổng hợp của Tcty Hoá Chất Việt Nam, quản lý công tác hành chính, quản trị của cơ quan tcty. Ban tổ chức nhân sự: có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo tcty trên các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo công nhân viên chức. Ban đầu tư : có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo tcty trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Ban kế hoạch thị trường : có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo tcty trong các lĩnh vực: kế hoạch hoá, quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh, tổ chức thị trường, thống kê. Ban kỹ thuật : có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo tcty trên lĩnh vực khoa học công nghệ, an toàn kỹ thuật, môi trường và chất lượng sản phẩm. Ban thanh tra : có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo tcty trên lĩnh vực giải quyết các đơn thư khiếu nại, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của tcty. Ban hợp tác quốc tế : có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo tcty trong quản lí và điều hành công việc thuộc lĩnh vức hợp tác quốc tế và quan hệ với nước ngoài của tcty. Ban tài chính kế toán : có chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo tcty trên lĩnh vực tài chính, kế toán và giá cả. 2.2. Quản trị Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Hội đồng quản trị của Tcty Hoá Chất Việt Nam gổm 7 thành viên trong đó có 1 chủ tịch HĐQT, 3 uỷ viên HĐQT và 3 chuyên viên giúp việc cho HĐQT. ! trong 3 thành viên HĐQT đồng thời là TGĐ Tcty Hoá Chất Việt Nam . HĐQT của tcty do thủ tướng chính phủ bổ nhiêm, miễn nhiệm theo đề nghị của Ban tổ chức chính phủ. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty, do chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc, hoặc Trưởng Ban kiểm soát, hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị 2.3. Điều hành Theo điều lệ Tcty Hoá Chất Việt Nam Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện Hiện nay, ban tổng giám đốc tcty gồm 1 TGĐ, 4 phó TGĐ, trong đó TGĐ có tránh nhiệm quản lí chung và quản lí lĩnh vực hợp tác quốc tế, 1 phó TGĐ quản lí các mặt hoạt động của văn phòng tcty và lĩnh vực tài chính, 1 phó TGĐ quản lí lĩnh vực kĩ thuật, 1 phó TGĐ quản lí lĩnh vực lao động tiền lương và điều hành sản xuất, 1 phó TGĐ quản lí lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản. Ban tổng giám đóc do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Ban tổ chức chính phủ, chịu trách nhiệm trước chính phủ và HĐQT về mọi mặt hoạt động của Tcty. Các mặt hoạt động chủ yếu của văn phòng Tcty Hoá Chất Việt Nam Điều 2- điều lệ Tcty Hoá Chất Việt Nam quy định : Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh hoá chất, bao gồm nghiên cứu và xây dựng quy hoạch, kế hoạch kinh doanh phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hoá chất của nhà nước, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, sản xuất, vận chuyển, xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, thiết bị liên quan đến ngành hoá chất; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước. Cụ thể, hoạt động chủ yếu của tcty là nhằm quản lí các mặt hoạt động của toàn tcty và của các đơn vị thành viên, được thể hiện qua quyền và nghĩa vụ quản lí của tcty trên các lĩnh vực vốn, sản xuất kinh doanh và tài chính. 1. Quyền và nghĩa vụ quản lí vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước giao cho tcty. Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được Nhà nước giao. Tổng công ty có quyền phân giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều chỉnh những nguồn lực đã phân giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty. Tổng công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận, sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác Nhà nước giao, để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được Nhà nước giao. 2. Quyền và nghĩa vụ quản lý, tổ chức kinh doanh . Cụ thể, tcty có quyền : Đổi mới công nghệ, trang thiết bị Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Kinh doanh những nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Tổng công ty và nhu cầu của thị trường; kinh doanh những ngành nghề khác nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bổ sung Lựa chọn thị trường và thống nhất phân công thị trường giữa các đơn vị thành viên; được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước Quyết định khung giá hoặc giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, thống nhất giá xuất khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước Phân cấp việc tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật; quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Đồng thời Tổng công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh như sau: Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Tổng công ty thực hiện Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác Đảm bảo cân đối lớn của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thực hiện bình ổn giá cả những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu theo quy định của Nhà nước mà Tổng công ty đang kinh doanh. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý; thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phải được sử dụng để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ trong Tổng công ty Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Tổng công ty Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Quyền và nghĩa vụ quản lý tài chính Cụ thể, tcty có quyền quản lí tài chính như sau : Được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả. Trường hợp cần sử dụng các nguồn vốn, quỹ vào mục đích khác với quy định thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả; Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật; Được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung, quỹ khấu hao cơ bản; tỷ lệ trích, chế độ quản lý và sử dụng các quỹ này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và được quy định trong Quy chế tài chính Tổng công ty; Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác theo quy định chia cho người lao động theo cống hiến của mỗi người vào kết quả kinh doanh trong năm và theo cổ phần (nếu có); Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của Tổng công ty; Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước Bên cạnh đó, tcty có nghĩa vụ thực hiện quản lí tài chính trên các mặt : Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hoạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của Tổng công ty Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Tổng công ty theo quy định của Chính phủ. Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động không thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp thuộc tcty, nhưng với sự chỉ đạo chặt chẽ và hợp lý, tcty đã duy trì được mức tăng trưởng ổn định trên toàn tcty, hoàn thành được kế hoạch nhà nước giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.Sau đây, chúng ta sẽ xem xét một số kết quả hoạt động chủ yếu của Tcty Hoá Chất Việt Nam III. Kết quả hoạt động của Tcty Hoá Chất Việt Nam trong những năm qua. Kết quả hoạt động của Tcty Hoá Chất Việt Nam là tổng hợp kết quả hoạt động của tất cả các đơn vị thành viên trên tất cả các chỉ tiêu. Do vậy, để đánh giá chính xác nhất hiệu quả hoạt động của tcty nói chung và văn phòng tcty nói riêng, chúng ta sẽ đi vào xem xét kết quả các mặt hoạt động chủ yếu của tcty trong những năm qua và một số chỉ tiêu tổng hợp quan trọng. Tình hình thực hiện những chỉ tiêu chủ yếu. đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Giá trị tổng sản lượng toàn tcty 2980 3472 4310 5239 6227 6607 % tăng so với năm trước 16.52 13.1 21. 19.72 8.97 Trong đó: -Tcty trực tiếp quản lí -góp vốn liên doanh 2659 221 3157 315 3923 386 4521 718 5357 870 5825 782 2. Doanh thu toàn tcty 4055.82 4873 5769 6493 7664 7983 % tăng so với năm trước 20.01 20.5 12.35 17.19 1.66 Trong đó: -Tcty trực tiếp quản lí -góp vốn liên doanh 3796 259.82 4546 327 5179 590 5450 1043 6523 1141 6651 1332 3. Nộp ngân sách toàn tcty 162.21 176.48 249 311 343 381 % tăng so với năm trước 8.64 44.1 24.8 8.54 10.6 Trong đó: -Tcty trực tiếp quản lí -góp vốn liên doanh 147.448 14.762 121..28 55..2 187 62 241 70 281 62 294 87 Đánh giá : như vậy, kể từ khi thành lập Tcty Hoá Chất Việt Nam (20/12/1995) dến nay, tcty luôn đạt mức tăng trưởng tương đối cao ở các chỉ tiêu chủ yếu. Tăng trưởng đều ở cả bộ phận liên doanh và bộ phận tcty trực tiếp quản lí. Doanh thu tăng gắn liền với tăng việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Riêng trong năm 2001, các chỉ tiêu có tăng so với 2000 nhưng với một tỉ lệ không đãng kể. Nguyên nhân của nó là do mặt hàng phân bón ( mặt hàng chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% doanh thu của toàn tcty ) , bị ảnh hưởng của thời tiết và giá nông sản thấp nên lượng tiêu thụ giảm mạnh, dẫn đến tăng trưởng âm. Các mặt hàng khác của tcty , tuy giữ được tốc độ tăng trưởng nhưng không bù đắp được thiếu hụt do phân bón gây ra, nên tốc độ tăng trưởng chung toàn tcty giảm sút so với năm 2000. Điều này đặt ra vấn đề tcty cần xem xét chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng đa dạng hoá, giảm tỷ trọng doanh thu mặt hàng phân bón ( một mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng của thời tiết và thời vụ ) trong tổng doanh thu. Kết quả thực hiện công tác đầu tư xây dựng. đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Số dự án 25 111 62 70 79 125 2.tổng giá trị đầu tư thực hiện 172.795 161.101 231.758 264.305 362.824 780.705 3.% tăng so với năm trước 43.9 11.4 37.3 115 Cơ cấu nguồn vốn thực hiện + Vốn ngân sách + Vay TDụng ưu đãi + Vay thương mại + Vay nước ngoài + Vay nguồn KHCB + Tự bổ sung + Nguồn khác 14.405 26.990 28.441 2.4 40.783 15.213 18.288 44.512 4.295 51.829 20.830 21.347 15.670 39.212 11.166 37.773 58.615 46.976 22.346 19.546 71.864 33.118 5.875 29.755 75.043 14.704 16.969 65.968 77.415 35.637 52.623 81.515 32.697 8.700 169.152 49.772 360.040 142.861 24.180 Đánh giá : Qua 6 năm, giá trị đầu tư thực hiện tăng nhanh, chứng tỏ Tcty Hoá Chất Việt Nam có chú trọng tới công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Nguồn tài trợ chủ yếu cho phần đầu tư tăng thêm là nguồn vay tín dụng ưu đãi, vay nước ngoài và nguồn tự bổ sung. Đây là một điều nên được tiếp tục phát huy để giảm gánh nặng bao cấp của nhà nước cho các DNNN. Năm 2001, mặc dù các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của tcty đều giảm hoặc không tăng do ảnh hưởng của việc doanh thu của ngành phân bón giảm, song tcty vẫn có tổng giá trị đầu tư thực hiện tăng nhanh, gấp 2,15 lần năm 2000. Điều đó chứng tỏ tcty vẫn chú trọng công tác đầu tư. Mặt khác, với giá trị đầu tư lớn như vậy, nếu được sử dụng có hiệu quả, sẽ giúp tcty phát triển đa dạng hoá các mặt hàng trong tượng lai, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng hợp lý hơn. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tốc độ công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm, đặc biệt là với nhựng dự án lớn, ví dụ như dự án mở rộng nhà máy Cao Su Sao Vàng. Nhiều dự án thi công kéo dài, chậm hoàn thành. Nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào sản xuất nhưng phát huy hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết công suất hoặc sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty như Công trình Bột nhẹ cao cấp của công ty Đất đèn và Hoá chất Tràng Kênh, Công trình Phôtpho vàng của Công ty Apatit Việt Nam. Một số đơn vị chuẩn bị đầu tư lập dự án còn sơ sài, chưa tuân thủ đúng các thủ tục quy định của nhà nước về trình tự lập dự án. Một số dự án dự trù kinh phí thiếu hoặc nguồn vốn đầu tư không rõ ràng, công tác tư vấn thiết kế chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình, viêck quyết toán các công trình còn chậm trễ. 3.Công tác khoa học, công nghệ, môi trường, và kỹ thuật. Công tác khoa học công nghệ của tcty nhìn chung được phát triển theo hướng tăng cường đầu tư chiêù sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá từng khâu, từng chuyên ngành để tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng tài nguyên sẵn có của đất nước. Tcty Hoá Chất Việt Nam đã xây dựng các chương trình Khoa học, Công nghệ và Môi trường được định hướng trong kế hoạch 5 năm của toàn tcty với nội dung mới và biện pháp mới nhằm mục tiêu đẩy mạnh công tác nghiên cứu triển khai để tạo ra công nghệ của riêng mình, chủ động tiếp thu, làm chủ, và phát triển công nghệ nhập ngoại. Với định hướng đó, trong những năm qua, tcty đã thu được nhiều kết quả khả quan cả trong lĩnh vực công nghệ sản xuất và lĩnh vực công tác nghiên cứu khoa học thể hiện ở việc cho ra đời thành công những sản phẩm mới, được thị trường chấp nhận cũng như ở hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học các cấp phân bổ trong tất cả các lĩnh vực. Về công tác chất lượng, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng do các cơ sở tiến hành xây dựng, tcty đã cùng các đơn vị liên quan xây dựng bản dự thảo lần thứ nhất các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành. Mặt khác, tcty duy trì thường xuyên chế độ báo cáo chất lượng sản phẩm, góp phần giứ ổn định chất lượng các sản phẩm của tcty, được người tiêu dùng tín nhiệm. Tcty có chính sách khuyến khích đồng thời có những biện pháp hỗ trợ về tổ chức cũng như về tài chính đối với các đơn vị tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO. Nhờ đó, trong những năm qua, tcty đã có 15 đơn vị thành viên được nhận chứng chỉ ISO 9002. Năm 2001, tcty tiếp tục động viên, hỗ trợ 280 triệu đồng cho 8 đơn vị để triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 9000 và 3 đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Đây cũng là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như công tác tổ chức sản xuất một các khoa học, nhờ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4. Công tác xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế. 4.1. Công tác xuất nhập khẩu. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của tcty là nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chất giặt rửa, bánh xe đẩy, săm lốp xe đạp, xe máy, găng tay cao su, thuốc bảo vệ thực vật, một số ít hoá chất và phân bón. Song nhìn chung, công tác xuất khẩu còn nhiều hạn chế về số lượng mặt hàng và chiến lược thị trường. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Tcty Hoá Chất Việt Nam được thể hiện chi tiết qua bảng sau : Đơn vị : triệu USD Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị nhập khẩu 68 100 100 130 125,762 Giá trị xuất khẩu 25,103 25 11,845 16,5 17,446 Đánh giá : Qua bảng trên ta nhận thấy, giá trị nhập khẩu tăng đều qua các năm trong khi giá trị xuất khẩu lại giảm. Điều này chứng tỏ chiến lược xuất nhập khẩu của tcty cần được xem xét để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời giảm nhập khẩu những mặt hàng không thực sự cần thiết mà trong nước có thể sản xuất được. 4.2. Công tác hợp tác quốc tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo cũng như trực tiếp đàm phán song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên việc thu hút đầu tư của ngành hoá chất vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn các đối tác nước ngoài tiếp xúc với tcty chỉ xúc tiến các quan hệ thương mại, cung cấp máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, mặc dù gặp nhiều khó khăn song các đơn vị thành viên tcty đã chủ động nỗ lực tìm kiếm thị trường nước ngoài, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới để mua thiết bị công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập. Mặt thành công nhất trong công tác hợp tác quốc tế của tcty là hoạt động hợp tác sản xuất liên doanh với nước ngoài. Hiện nay tcty đang có 16 liên doanh, trong đó hầu hết các liên doanh đã đi vào hoạt động ổn định đều có lãi, các liên doanh thua lỗ chủ yếu là các liên doanh mới bắt đầu hoạt động đang trong giai đoạn chiếm lĩnh thị trường. Năm 2001, mặc dù kết quả hoạt động chung của tcty không được khả quan song mức tăng trưởng của các doanh nghiệp liên doanh lại đạt tương đối cao. Mức doanh thu đạt 4746 tỷ đồng, tăng 22%, nộp ngân sách hơn 300 tỷ đồng, tăng 6%. Sản phẩm của một số liên doanh đã chiếm được thị phần lớn trên thị trường, tạo được vị thế cạnh tranh vững chắc như liên doanh Lever-Việt Nam ( liên doanh với tập đoàn Unilever ). Bên cạnh những thành công đạt được, các doanh nghiệp liên doanh cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn mới như : các liên doanh đang phải cạnh tranh giá cả quyết liệt với hàng trung Quốc, trong khi các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Indonesia bị giảm sút do kinh tế khu vực gặp khó khăn, các chi phí tiếp thị và khuyến mãi ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí trong khi cạnh tranh về giá lại rất quyết liệt, gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động đang cần tạo hình ảnh. Một số liên doanh vẫn đang bị lỗ trong hoạt động do sản phẩm tồn kho lớn không tiêu thụ được, một số liên doanh còn phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu khiến cung vượt cầu...Đây là những vấn đề mà mỗi liên doanh đều phải đối mặt để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. 5. Công tác tài chính,kế toán, kiểm toán. Qua các năm, công tác tài chính, kế toán, kiểm toán của tcty đều được thực hiện đầy đủ. Hầu hết các đơn vị trong tcty đã thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chính sách tài chính của nhà nước và quy chế tài chính của tcty. Nộp ngân sách tăng đều qua các năm. Năm 2001, mặc dù việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn là cho lợi nhuận giảm song nộp ngân sách toàn tcty vẫn đạt vượt kế hoạch. Công tác kế toán cũng còn một số tồn tại cần khắc phục như việc chấp hành chế độ báo cáo hàng quý và hàng năm quá chậm, báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn ở một số đơn vị còn nhiều thiếu sót và không đảm bảo đúng thời gian quy định. Một số đơn vị thực hiện chưa tốt các quy chế bán hàng, các đại lý chưa theo đúng chế độ tài chính hiện hành. Thực hiện quy chế của tcty về việc nộp kinh phí, nộp các quỹ tập trung còn nợ đọng nhiều năm. Một vài đơn vị thực hiện các thủ tục thanh lí, nhượng bán tài sản chưa đúng quy định, thậm chí còn thực hiện chưa đúng quy chế tài chính tcty về thanh lí tài sản đã được tcty phân cấp. Công tác kiểm toán nội bộ tập trung vào kiểm toán báo cáo tài chính các quý, báo cáo tài chính năm và kiểm toán hoạt động theo chuyên đề một số nội dung như công nợ phải thu, phải trả, chi phí sản xuất, tiền lương, doanh thu ở một số đơn vị. Một số công ty lớn cũng đã bắt đầu thực hiện thuê kiểm toán độc lập về kiểm toán báo cáo tài chính như công ty Cao Su Sao Vàng. Công tác điều hành tập trung của tcty được thực hiện tương đối có hiệu quả, tạo được một mối liên kết giữa các thành viên tcty, giúp đỡ nhau trong kinh doanh. Năm 2001, tcty đã sử dụng nguồn quỹ tập trung của tcty để cho vay một số đơn vị gặp khó khăn với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho các đơn vị này phát triển sản xuất với tổng số tiền cho vay là 46.700 triệu. IV.Những tồn tại cần khắc phục. Năng lực sản xuất hiện nay của Tcty Hoá Chất Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Điều này đựoc thể hiện qua các chỉ tiêu sử dụng hoá chất trên đầu người. Chủng loại sản phẩm còn hạn chế. Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến tiêu hao vật chất cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp (đặc biệt cho nhu cầu xuất khẩu). Công nghệ gia công đang chiếm tỷ lệ cao trong ngành. Khả năng tài chính còn hạn chế không đủ sức tự đầu tư các công trình có quy mô lớn, có nhu cầu vốn cao. Do vậy, việc phát triển ngành gặp nhiều khó khăn và phần nào phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Hoá chất là một ngành công nghiệp nặng có những đặc thù riêng cần được nhà nước có chính sách bảo hộ và thúc đẩy. Song do nhiều lý do mà trong những năm qua tác động của cơ chế nhà nước còn hạn chế. Công tác chỉ đạo, điều hành của tcty còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy chế tài chính tcty. Việc giúp đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có quy chế cụ thể. V. Phương hướng phát triển của Tcty Hoá Chất Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu tổng quát. Xây dựng ngành hoá chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh bao gồm các lĩnh vực sản xuất chủ yếu như : Phân đạm, phân lân, cao su công nghiệp và tiêu dùng, hoá chất vô cơ và hứu cơ cơ bản, hoá dầu, hoá chất tinh khiết, hoá dược, hoá chất tiêu dùng. Xây dựng ngành công nghiệp hoá chất từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới mở rộng xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Từng bước xây dựng ngành công nghiệp hoá chất hiện đại, hình thành các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hoá chất có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực. Phấn đấu để có tốc độ phát triển từ 12-16% trong giai đoạn đến 2005 và 16-18% trong những năm sau. Đầu tư chiều sâu, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị lên ngang tầm với trình độ tiên tiến thế giới, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Lựa chọn công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, trình độ tự động hoá cao, chi phí nguyên vật liệu, năng lượng thấp, chất lượng sản phẩm cao, giải quyết tốt vấn đề môi trường đối với các dự án đầu tư mới Nhanh chóng đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm có nhu cầu lớn trong nước, có lợi thế về nguyên vật liệu và có khả năng tham gia thị trường thê giới như lốp ô tô, máy kéo, lốp xe máy xe đạp, sơn chất lượng cao, xôda... Biện pháp thực hiện. Biện pháp tạo vốn. Tổng số vốn đầu tư cho các muc tiêu đề ra trong chương trình phát triển ngành công nghiệp hoá chất từ nay đến năm 2015 là khoảng 4000 triệu USD, tương đương 60.000 tỷ đồng Việt Nam , trong đó giai đoạn 2001-2005 là 25.000 tỷ ( phần tcty là 10.000 tỷ, phần liên doanh là 15.000 tỷ ), giai đoạn sau là 35.000 tỷ. Do đặc điểm của ngành hoá chất là nhiều chủng loại sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành kinh tế và nhiều đối tượng xã hội khác nhau, từ cung cấp nguyên liệu đến sản phẩm tiêu dùng. Quy mô sản xuất cũng rất đa dạng từ quy mô lớn, hiện đại đến quy mô vừa và hỏ. Vì vậy, tuỳ theo tình hình kinh tế và yêu cầu vốn và có hình thức tạo vốn thích hợp. Song, về cơ bản, nên tập trung vào các hướng chính sau: Vay vốn tín dụng theo kế hoạch đầu tư và phát triển của Nhà nước cho những dự án lớn Huy động các nguồn lức của các đơn vị, CBCNV ( cho những dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới coog nghệ, thiết bị, mở rộng sản xuất). Liên kết với các đơn vị kinh tế để cùng đầu tư như liên kết với tcty Cao Su Việt Nam để xây dựng các nhà máy sản xuất săm lốp ô tô cỡ lớn, với tcty Dỗu Khí trong chương trình phát triển hoá dầu, với tcty Dược để phát triển hoá dược ... Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá, sử dụng tiền bán cổ phần các doanh nghiệp nhà nước để đầu tư cho các doanh nghiệp khác Liên doanh với nước ngoài hoặc tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài để phát triển Trong một số công trình lớn, đòi hỏi nhiều vốn, đặc biệt trong lĩnh vực hoá dầu, có thể nghiên cứu khả nawg cho nước ngoài đầu tư theo phương thức BOT hoặc 100% vốn nước ngoài. Biện pháp về tổ chức cán bộ. Theo từng giai đoạn, tcty sẽ tiến hành xây dựng các dự án kinh tế kĩ thuật, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ cho việc cân đối kế hoạch và xử lý nguồn vốn. Song song với việc đầu tư xây dựng co sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất,tcty sẽ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ KHKT vừa trung thành, vừa có chuyên môn nghiệp vụ kĩ thuật, vừa có ngoại ngữ giỏi, để có đủ năng lực tiếp cận với cơ chế mới, công nghệ mới, vận hành hiệu quả và phát triển được các cơ sở vật chất kĩ thuật. Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân giỏi để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Sắp xếp và đầu tư, nâng cao trình độ nghiên cứu triển khai, trình độ thiết kế, xây dựng các công trình vừa và nhỏ. Nhanh chóng tìm hiểu và làm chủ công nghệ tiên tiến hiện đại, tiến tới làm chủ công nghệ nhập và tự nghiên cứu phát triển trong tương lai. Kiến nghị Đề nghị chính phủ xem xét và phê duyệt chương trình đầu tư và phát triển của Tcty Hoá Chất Việt Nam giai đoạn 2005-2015 để có cơ sở pháp lí, tổ chức triển khai được thuận lợi. Một số phân ngành công nghiệp hoá chất thuộc công nghiệp nặng, nhất là các phân ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất công nghiệp như apatit, phân bón, hoá chất cơ bản, hoá dầu... đòi hỏi vốn đầu tư lớn,thời gian hoàn vốn dài. Đề nghị chính phủ có biện pháp quan tâm cân đối trong đầu tư và cho cơ chế vốn thuận lợi để có thể phát triển được. Một số lĩnh vực đầu tư cần có cân đối và có kế hoạch đầu tư liên ngành mới phát huy được hiệu quả đầu tư như sản xuất phân bón DAP, gắn liền với việc đầu tư cho ngành đường sắt và đường bộ để vận chuyển Apatit. Các sản phẩm lọc dầu cần tính đến việc làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu... Vì vậy đề nghị chính phủ điều hành phối hợp tạo điều kiện cho các ngành triển khai thuận lợi. Đề nghị chính phủ có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp đặc biệt trong giai đoạn đến 2005 để các cơ sở trong nước có thêm thời gian tích luỹ, đổi mới công nghệ, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Kết luận Kể từ khi thành lập vào ngày 20/12/1995 tới nay, tuy chưa phải là một thời gian dài, song những thành quả mà Tcty Hoá Chất Việt Nam nói chung và những cán bộ quản lý trên văn phòng tcty làm được đã chứng minh tính đúng đắn của việc thành lập Tcty Hoá Chất Việt Nam theo mô hình tcty 91. Những thành quả ấy không chỉ về mặt kinh tế mà nó còn thể hiện ở sự gắn kết giữa các thành viên tcty thành một khối thống nhất, tạo nên một vị thế vững mạnh của ngành hoá chất Việt Nam. Với số lượng thành viên lên tới hơn 60 công ty, trog đó có 16 liên doanh với nước ngoài, sản xuất hơn 30 chủng loại sản phẩm khác nhau, với tổng tài sản lên tới trên 4000 tỷ đồng, Tcty Hoá Chất Việt Nam là một trong những tcty lớn của nhà nước. Vì vậy, trách nhiệm đặt lên vai mỗi cán bộ quản lý trên văn phòng tcty cũng rất nặng nề. Tuy nhiên, với một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiều người đã từng làm việc tại các đơn vị thành viên nên có nhiều hiểu biết thực tế, đồng thời với một tinh thần trách nhiệm cao, lại được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, tương lai Tcty Hoá Chất Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, hình thành nên một khối thống nhất, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, xứng đáng với tầm vóc một tập đoàn lớn của nhà nước. Mục lục Lời nói đầu 1 I Tổng quan về Tcty Hoá Chất Việt Nam 2 1. Lịch sử hình thành phát triển của Tcty Hoá Chất Việt Nam 2 2. Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành tại văn phòng Tcty Hoá Chất Việt Nam 3 2.1 Cơ cấu tổ chức 3 2.2 Quản trị 4 2.3 Điều hành 5 II Cácmặt hoạt động chủ yếu của văn phòng Tcty Hoá Chất Việt Nam 5 1. Quyền và nghĩa vụ quản lí vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước giao cho tcty. 6 2 Quyền và nghĩa vụ quản lí, tổ chức kinh doanh 6 3. Quyền và nghĩa vụ quản lí tài chính 7 III. Kết quả hoạt động của Tcty Hoá Chất Việt Nam trong những năm qua. 8 1. Tình hình thực hiện những chỉ tiêu chủ yếu 8 2. Kết quả thực hiện công tác đầu tư xây dựng 9 3. Công tác khoa học, công nghệ,môi trường và kĩ thuật 11 4. Công tác xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế 11 5. Công tác tài chính, kế toán, kiểm toán 13 IV Những tồn tại cần khắc phục 13 V Phương hướng phát triển của Tcty Hoá Chất Việt Nam trong thời gian tới 14 1. Mục tiêu tổng quát 14 2. Biện pháp cụ thể 15 3. Kiến nghị 16 Kết luận 17 Mục lục 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC109.doc
Tài liệu liên quan