Nên bổ trợ thêm về kĩ năng văn phòng như soạn thảo và xử lý văn bản, báo cáo.
Các môn quy hoạch, quản lý đô thị và kinh tế đô thị nên có những ví dụ thực tế về 1 công tác quy hoạch, quản lý.
Môn vẽ kĩ thuật nên học dung autocad ở trình độ thấp, giảm học vẽ bằng tay.
Môn GIS nên tăng cường bài tập thực tế, không kiểm tra lý thuyết.
Có thể tổ chức cho đại diện lớp đi khảo sát thực tế làm việc quản lý đô thị, quay phim, chụp ảnh về quá trình làm việc để sinh viên trong lớp thảo luận, nghiên cứu.
21 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về UBND thành phố Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Thực tập là 1 quá trình quan trọng , 1 chiếc cầu nối cho sinh viên chuẩn bị ra trường, bởi quá trình học trong nhà trường là chuẩn bị hành trang kiến thức cơ bản cho sinh viên về lĩnh vực cụ thể và trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất, kinh tế khó khăn thì việc sinh viên có được trang bị kiến thức thực tế là không nhiều. Vì vậy thực tập giúp cho sinh viên chuẩn bị ra trường có được 1 số kĩ năng kiến thức thực tế về công việc liên quan đến lĩnh vực mình được học. Điều này vô cùng quý giá để sinh viên ra trường có được tâm lý tốt, tránh bỡ ngỡ với công việc bởi có 1 khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, trong khi thực tế lại thay đổi hàng ngày. Cho nên sinh viên trước khi ra trường cần phải đi thực tập và nên chọn theo đúng chuyên ngành học của mình.
Mục tiêu của việc thực tập vừa là để đánh giá lại kiến thức mình được học trong trường, đồng thời tiếp thu những kiến thức thực tế mới nhất kết hợp chúng tạo hành trang tốt khi ra trường. Ngoài ra nhờ những kiến nghị đề xuất trong quá trình thực tập sẽ giúp nhà trường cải thiện được hệ thống và chất lượng giáo dục tốt hơn, bắt kịp với thực tế hơn.
Em đã chọn thực tập tại UBND thành phố Lào Cai để tìm hiểu về những vấn đề về quản lý đô thị tại thành phố Lào Cai.
Sau đây là bản báo cáo thực tập tổng hợp về UBND thành phố Lào Cai, bài báo cáo bao gồm:
Mở Đầu
Nội Dung
I.Giới thiệu về nơi thực tập – UBND thành phố Lào Cai.
II.Nội dung thực tập.
III.Bài học rút ra từ quá trình thực tập.
Kết Luận
Do còn có những hạn chế về kiến thức và kĩ năng nên không thể tránh khỏi những sai sót trong báo cáo, rất mong được sự đóng góp để bài báo cáo tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Bùi Hoàng Lan và các cán bộ tai UBND thành phố Lào Cai đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
NỘI DUNG
I. Giới thiệu về nơi thực tập – UBND thành phố Lào Cai:
1. Những vấn đề chung:
1.1. Thành phố Lào Cai – lịch sử hình thành phát triển :
Vào cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di tích đồ đá cũ có niên đại xấp xỉ 3 vạn năm. Ngiên cứu các hiện vật văn hóa đông sơn cho thấy thành phố Lào Cai khi xưa thực sự là 1 trung tâm 1 bộ tộc lớn. Nhiều nhà khoa học cho rằng Lào Cai chính là trung tâm của bộ tộc Tây Âu do An Dương Vương Thục Phán đứng đẩu. Trong thời kỳ phong kiến, Lào Cai với vị trí chiến lược của mình đã nhiều lần lập kỳ tích chống giặc ngoại xâm góp phần bảo vệ vùng biên cuơng Tổ quốc.
30/3/1886, quân Pháp đánh chiếm Lào Cai. Nhận thấy lợi ích từ thu thuế quá cảnh qua cửa khẩu, thực dân Pháp đã củng cố hệ thống thuế quan, mở rộng giao lưu buôn bán.
22/2/1902, khu phố trung tâm địa lý Lào Cai được nâng cấp thành trung tâm đô thị, khai sinh ra thị xã Lào Cai ( nay là thành phố Lào Cai ). Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập.
Với khí thế cách mạng sục sôi sau cách mạng tháng Tám lịch sử, nhân dân các dân tộc thị xã Lào Cai đã phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực đánh đuổi bọn Việt Nam Quốc dân đảng, giải phóng Lào Cai lần thứ nhất ( 11 – 1946 ). Sau đó không lâu thì tỉnh Lào Cai bị tái chiếm, chính quyền non trẻ của tỉnh vẫn quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 11/1950, tỉnh Lào Cai được giải phóng hoàn toàn. Trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhân dân tỉnh Lào Cai đã đập tan âm mưu phỉ hóa của đế quốc Pháp – Mỹ, sau đó là xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa.
Năm 1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ sát nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Thị xã Lào Cai là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh mới này cho đến tháng 6/1978 (thị xã Yên Bái trở thành thị xã tỉnh lỵ) .
Tháng 10/1991, Tỉnh Lào Cai được tái lập và tháng 9 năm 1992 thị xã Lào Cai cũng được tái lập, được hoạch định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Lào Cai với quy mô gồm 8 phường, xã.
Ngày 31/1/2002, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2002/NĐ-CP sát nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã Lào Cai mới với 16 đơn vị hành chính gồm 9 phường, 7 xã, dân số trên 10 vạn người và tổng diện tích 221,5 km2.
Ngày 30/11/2004, Chính phủ ra Nghị định 195/2004/NĐ-CP thành lập Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai, trên cơ sở diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Lào Cai.
Sau thành lập, thành phố Lào Cai có diện tích tự nhiên 22.150 ha và 100.225 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường : Lào Cai, Phố Mới, Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Pom Hán, Bắc Lệnh, Thống Nhất, Xuân Tăng, Bắc Cường, Nam Cường, Bình Minh và các xã :, Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cam Đường, Tả Phời, Hợp Thành.
Địa giới hành chính thành phố Lào Cai: Đông giáp huyện Mường Khương và huyện Bảo Thắng; Tây giáp huyện Bát Xát và huyện Sa Pa; Nam giáp huyện Bảo Thắng; Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu , tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi.
1.2. Sự thành lập và phát triển của UBND thành phố Lào Cai:
Ngày 4/11/1950, Ban cán sự Đảng thị xã Lào Cai được thành lập, do đồng chí Nguyễn Thị Xuân An làm trưởng ban, ông Tạ Văn Đoàn làm chủ tịch UBHC kháng chiến lâm thời. Ngày 8/1/1959 thị ủy lâm thời thị xã Lào Cai được thành lập, đồng chí Bùi Hồng Toàn – Đảng đoàn dân vận, Ủy viên Ban thường vụ Công đoàn tỉnh – làm Bí thư thị ủy, kiêm chủ tịch Ủy ban hành chính xã, có 2 ủy viên Thị ủy.
Ngày 17/4/1979 Hội đồng chính phủ ra Nghị định số 168 về việc hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai, giải thể Đảng bộ thị xã Lào Cai cũ và Cam Đường cũ, thành lập Đảng bộ thị xã Lào Cai mới.
Ngày 9/6/1992 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 205 về việc phân vạch, điều chỉnh lại địa giới thị xã Lào Cai và tái lập thị xã Cam Đường. Ông Trần Đình Sự làm phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Lào Cai.
Ngày 31/1/2002 Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 16/2002/NĐ – CP về việc sát nhập thị xã Cam Đường và thị xã Lào Cai thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Lào Cai. Thành lập Đảng bộ thị xã Lào Cai và chỉ định 33 đồng chí tham gia Ban chấp hành lâm thời. Ông Cao Đức Hải làm phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã.
Đến nay Đảng bộ thị xã Lào Cai đã qua 20 lần. Trong đó, Đại hội Đảng bộ thị xã Lào Cai khóa XIX nhiệm kỳ 2000 – 2002 – 2005 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là Đại hội cụ thể hóa chủ trương của tỉnh, đảm bảo sự ra đời thành phố Lào Cai, xây dựng bổ sung 8 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm và 8 nhiệm vụ hướng về cơ sở đến 2005. Với các quan điểm “ Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt “, các chương trình phát triển thương mại – dịch vụ – du lịch , chương trình phát triển vành đai thực phẩm thịt – rau – hoa – quả … để tạo đà cho sự hình thành thành phố Lào Cai.
2. Các hoạt động của UBND thành phố Lào Cai:
2.1. Chức năng nhiệm vụ của UBND thành phố Lào Cai:
Thực hiện căn cứ theo NĐ14/2008/NĐ–CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UNBD thành phố Lào Cai có 12 phòng, ban thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quản lý khác nhau:
+Văn phòng HĐND và UBND thành phố.
+Phòng Nội vụ.
+Phòng Lao động – TB & XH.
+Phòng Tư Pháp.
+Phòng Tài chính – Kế hoạch.
+Phòng Tài nguyên – môi trường.
+Phòng Văn hóa – Thông tin.
+Phòng Giáo dục và Đào tạo.
+Phòng Y tế.
+Phòng Thanh tra.
+Phòng Kinh tế.
+Phòng Quản lý đô thị.
*Văn phòng HĐND và UBND Thành phố:
Văn phòng HĐND & UBND là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai, có nhiệm vụ tham mưu tổng hợp cho UBND thành phố về hoạt động của UBND; tham mưu giúp UBND thành phố về công tác dân tộc; Tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan Nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của HĐND và UBND thành phố.
*Phòng Nội vụ:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước; tôn giáo và công tác thi đua khen thưởng.
*Phòng Lao động – TB & XH:
Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: lao động việc làm; dạy nghề, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ; chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
*Phòng Tư Pháp:
Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác.
*Phòng Tài chính – Kế hoạch:
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
*Phòng Tài nguyên – môi trường:
Phòng Tài nguyên – Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ.
*Phòng Văn hóa – Thông tin:
Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính, viễn thông và internet, công nghệ thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản.
*Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.
*Phòng Y tế:
Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: Y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
*Phòng Thanh tra:
Thanh tra là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND thành phố; thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
*Phòng Kinh tế:
Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại.
*Phòng Quản lý đô thị:
Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; điện chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị). Trực tiếp quản lý, điều hành Đội kiểm tra trậ tự đô thị thành phố.
*Các phòng đều có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các sở ban ngành lien quan.
*Ngoài ra, UBND còn có các cơ quan quản lý tại các xã, phường, thị trấn của thành phố Lào Cai.
2.2. Đánh giá chung hoạt động của UBND thành phố Lào Cai: (từ 2006 đến 2009)
Năm 2006 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện, tạo ra tiền đề vững chắc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 2006 – 2010. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự ủng hộ giúp đỡ của các sở, ban, ngành, với tinh thần đoàn kết cố gắng của các phòng ban chuyên môn, UBND thành phố Lào Cai đã vượt qua được khó khăn bước đầu : Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tiếp tục được đầu tư và hoàn thiện, từng bước được xã hội hóa cao. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo đạt bước tiến đáng kể.Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, hoạt động đối ngoại được duy trì, mở rộng và nâng cao. Bộ máy chính quyền được củng cố, kiện toàn. Các phông trào thi đua yêu nước được phát động toàn diện, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.
Đối với hoạt động điều hành của UBND thành phố, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy trách nhiệm cá nhân của từng thành viên UNBD. Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và các công việc xử lý đều được văn bản hóa, thông báo, báo cáo đầy đủ đến các thành viên UBND, thường trực HĐND, thường trực thành ủy. Định kỳ các Phó chủ tịch phụ trách khối tổ chức họp với các phòng ban chuyên môn trong khối để kiểm điểm, rút kinh nghiệm những mặt công tác trong thời gian qua, đồng thời chỉ đạo thủ trưởng các ngành thuộc khối thực hiện 1 số nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới. Thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm đổi mới và nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của UBND thành phố. Thực hiện tốt chế độ báo cáo theo quy định hàng tháng, quý, năm để báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội và đề ra phương hướng nhiệm vụ tới. UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ và các cơ quan đoàn thể để thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch đề ra 1 cách thống nhất.
Bên cạnh đó vẫn còn có những tồn tại cần khắc phục, 1 số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo khác của UBND thành phố chưa được chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện và báo cáo theo quy định. Có sự chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm trong một vài lĩnh vực quản lý, hoạt động chỉ đạo điều hành chưa thực sự sát sao. Một bộ phận cán bộ, công chức kém về năng lực điều hành công việc thực hiện nhiệm vụ. Kết quả là tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn còn chậm, có chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch, công tác quản lý đô thị chưa cao, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn chưa tốt gây lãng phí, cải cách hành chính vẫn nặng tính hình thức, an ninh quốc phòng biên giới căng thẳng và phức tạp, tội phạm thanh thiếu niên có xu hướng gia tăng với tính chất mới và nguy hiểm.
2.3. Các nội dung chỉ đạo và tình hình kinh tế - xã hội: (từ năm 2006 đến 2009)
2.3.1. Kinh tế:
Nhờ thực hiện tốt các chính sách, bám sát chỉ thị điều hành của UBND tỉnh, UBND thành phố nên mặc dù là 1 thành phố trẻ còn có nhiều khó khăn song thành phố vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (trung bình 13,5 % trong giai đoạn 2006 – 2010), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 12 triệu đồng (2006) lên 22,4 triệu đồng (2009). Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế cuối 2008 đầu 2009, UBND đã có sự chỉ đạo kiềm chế lạm phát, phát triển toàn lực, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính định hướng lâu dài giúp cho thành phố phát triển ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao (14%), an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội ổn định.
-Cơ cấu ngành kinh tế: phát triển đúng hướng tăng tỉ trọng các ngành TM-DV, CN-XD và giảm tỉ trọng N-LN.
2006
2007
2008
2009
Thương mại – dịch vụ
46%
48%
47%
46%
Công nghiệp – xây dựng
46%
44,9%
45,9%
47,1%
Nông – lâm nghiệp
8%
7,1%
7,1%
6,9%
-Hoạt động thương mại – dịch vụ – du lịch: tiếp tục được duy trì phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân nhờ có việc tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, định hướng thành lập các hiệp hội nhà hàng khách sạn, dịch vụ vận tải, các dãy phố chuyên doanh. Bên cạnh đó vẫn còn lạm phát cao do ảnh hưởng suy thoái 2008, chỉ số giá tiêu dùng giảm, Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tiến độ nâng cấp 1 số chợ lớn chậm. Việc quảng bá phát triển du lịch ( tổ chức chương trình du lịch hướng về cội nguồn cùng lễ hội Đền Thượng hàng năm, hội chợ thương mại biên giới Việt – Trung, tạo an ninh trật tự đô thị tốt …) đã thu hút lượng khách du lịch ngày càng đông đến với thành phố (năm 2008 sụt giảm do suy thoái kinh tế). Sauk khi thông cầu đường bộ qua sông Hồng và các hội chợ thương mại quốc tế, tổng kim ngạch XNK năm 2009 đạt 550 triệu USD, thu ngân sách qua cửa khẩu đạt 650 tỉ đồng. Tuy nhiên việc kinh doanh phần lớn còn nhỏ lẻ, tự phát chưa đảm bảo quy hoạch phát triển lâu dài.
2006
2007
2008
2009
Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ (tỉ đồng)
752
968
1368
1753
Tổng lượt khách du lịch
Khách quốc tế
162700
220000
3600
150000
Khách trong nước
233300
275000
195900
100000
-Tiểu thủ công nghiệp (TTCN):
Tiểu thủ công nghiệp
2006
2007
2008
2009
giá trị sản lượng (tỉ đồng)
65
75
190
250
Trên địa bàn thành phố hiện có gần 1000 cơ sở sản xuất TTCN. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của chính quyền thành phố, sản xuất TTCN từng bước nâng dần cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất TTCN tăng 284% từ 65 tỉ đồng (2006) lên 250 tỉ đồng (2009). Các hoạt động của UBND thành phố như tổ chức xây dựng đề án phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở sx TTCN trên địa bàn giai đoạn 2006 – 2010, triển khai điều tra đánh giá, đảm bảo mỹ quan, tránh ô nhiễm môi trường, hình thành các khu TTCN tập trung (Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới …). Tuy nhiên, vẫn tồn tại việc chưa chủ động kiểm soát quyết toán dự toán hoàn thành, nghiệm thu thanh toán còn chậm, cơ sở hạ tầng ko đồng bộ, chậm di chuyển sắp xếp các cơ sở vào khu TTCN tập trung, vướng mắc trong giải phóng đền bù do các ngành quản lý phối hợp chưa thống nhất.
-Sản xuất nông – lâm nghiệp:
Nhờ chủ động trong kiểm soát thời vụ, thâm canh và kiểm soát dịch bệnh nên mặc dù ảnh hưởng của dịch sâu bệnh, sản lượng lương thực có hạt vẫn ổn định tăng 10% từ năm 2006 đến 2009, năng suất lúa trung bình đạt 48,8%. Chủ trương phát triển vùng rau hoa chuyên canh, rau an toàn với sản lượng từ 7950 tấn (2006) đến 10729 tấn (2009).Ngoài ra còn trồng cả đậu tương, chè có giá trị cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha tăng từ 28 đến 50 triệu đồng. Về chăn nuôi, do năm 2008 xảy ra đợt rét đậm, rét hại và dịch tai xanh chết 814 con trâu bò, tiêu hủy 457 con lợn mắc dịch, song thành phố đã kịp thời chỉ đạo kiểm soát dịch, khống chế thành công dịch, tiêm phòng, quy hoạch vùng chăn nuôi đã giúp đảm bảo gia súc, gia cầm cho đời sống nhân dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 221 ha với sản lượng 454 tấn. Về lâm nghiệp, việc trồng và bảo vệ rừng được quan tâm chú trọng góp phần tăng tỉ lệ che phủ rừng lên 48,5%, ý thức người dân nâng cao do công tác tuyên truyền hiệu quả. Tuy vậy người dân vẫn chưa tích cực thay đổi, chủ động tăng vụ, tham gia dự án chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng bền vững.
2006
2007
2008
2009
Diện tích trồng rừng kinh tế (ha)
50
57
115
286
Tỉ lệ che phủ rừng (%)
45,55
46
47
48,5
2.3.2. Kế hoạch tài chính:
2006
2007
2008
2009
Tổng thu NSNN trên địa bàn (tỉ đồng)
94,276
135
155
170,5
Tổng thu NS địa phương(tỉ đồng)
89,148
123
155
199
Tổng chi NS địa phương(tỉ đồng)
86,297
122
152
199,5
Công tác kế hoạch có nhiều tiến bộ và cải cách đáng kể về phương thức, mục tiêu thực hiện, thu ngân sách ổn định, các khoản thu đảm bảo, công tác lập dự toán chi tiêu theo đúng quy định. Thành phố đã chỉ đạo điều tra, rà soát lại các nguồn thu, đánh giá tiến độ thực hiệnCơ cấu tỉ trọng các khoản thu theo hướng bền vững, thu ngân sách địa phương tăng 123% từ năm 2006 đến năm 2009. Mặc dù vậy, nhân lực tại cơ sở còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, thu ngân sách còn hiện tượng chây ỳ, chi ngân sách còn phát sinh không hợp lý, việc triển khai thu tiền giao đất bổ sung và nợ tiền SDĐ của doanh nghiệp còn hiêu quả thấp.
2.3.3. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đô thị và tài nguyên môi trường:
Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 823 hộ năm 2006, đến năm 2009 là 2238 hộ. Tổ chức đấu giá thành công các lô đất tại phường Kim Tân, khu vực kè sông Hồng, khu vực phường Lào Cai.
Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho 671 hộ (2006), 341 hộ (2007), 600 hộ (2008), 582 hộ (2009) nhờ có sự chỉ đạo tập trung, tăng cường đối thoại trực tiếp. Nhưng việc tái định cư cho các hộ dân giải phóng vẫn còn chậm.
Quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường được duy trì ổn định. Thành phố ban hành quy chế bảo vệ môi trường cho toàn dân. Ngăn chặn kịp thời nạn khai thác cát sỏi vi phạm trên sông Hồng. Thu gom và xử lý 19345 m3 rác thải đạt 70% (2006), trên 60000 m3 rác thải đạt 67,3% (2008). Tích cực chỉnh trang đô thị xây dựng ngõ xóm, lát vỉa hè, cống thoát nước theo cơ chế xã hội hóa. Nhưng công tác bảo vệ môi trường chưa tạo thành hoạt động thường xuyên, tuyên truyền thiếu hiệu quả, năng lực cán bộ chưa cao, thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, thu tiền VSMT còn yếu.
Quản lý và duy tu bảo dưỡng 160 km đường giao thông. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy hoạch và trật tự đô thị. Đồng thời UBND thành phố ban hành chương trình hành động thực hiện công tác quản lý đô thị và triển khai kế hoạch xây dựng thôn, tổ dân phố đoàn kết, kỉ cương, xanh – sạc – đẹp. Tỉ lệ hộ gia đình xây dựng nhà có phép đạt trên 95 %. Do công tác kiểm tra, xử lý vi phạm chưa tốt, thiếu kiên quyết, hiệu quả.
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư XDCB(tỉ đồng)
34,323
36,79
39,5
Giá trị xây lắp(tỉ đồng
43
44,15
48
Gặp nhiều khó khăn song công tác đầu tư XDCB có nhiều tiến bộ, cơ bản các công trình hoàn thành đúng tiến độ, quản lý sử dụng vốn khá chặt chẽ, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên khả năng cân đối nguồn vốn địa phương thấp, nhu cầu đầu tư lớn, giá vật liệu tăng cao, nguồn vốn thanh toán còn nhiều khó khăn, giám sát chưa thực sự nghiêm túc, giám sát cộng đồng còn hạn chế.
2.3.4. Văn hóa – xã hội:
Công tác giáo dục: Tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường tăng từ 98,5% năm 2006 lên 99,9% năm 2009. Toàn thành phố 100% phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng từ 17/61 trường năm 2007 lên 23/63 trường năm 2009. Thực hiện tích cực cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Thường xuyên cũng cố bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên. Mạng lưới trường học được đầu tư cơ sở vật chất khá nhiều song vẫn chưa hiệu quả, đặc biệt ở 1 số xã khó khăn.
Công tác văn hóa truyền thông thông tin: Thực hiện khá tốt công tác thông tin tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sự kiện chính trị, ngày lễ lớn. Thực hiện các quy định về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Phong trào thi đua học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Số gia đình văn hóa đạt 70,3% tổng số hộ, 32,5% tổng số thôn văn hóa, 68,5% tổng số đơn vị văn hóa năm 2006 và 86% gia đình văn hóa, 38 % thôn văn hóa, 88,8% đơn vị văn hóa năm 2009. Tổ chức các hoạt động văn hóa cho thanh thiếu niên, văn nghệ quần chúng sâu rộng. Bên cạnh đó việc xã hội hóa xây dựng điểm văn hóa có nhiều vướng mắc., thiếu cơ sở vật chất, tuyên truyền vận động còn yếu.
Công tác y tế, dân số: tỉ lệ tăng tự nhiên 11,7% (2006), 11,9% (2009). Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 100%. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 12% (2006) xuống dưới 11% (2009). Chương trình mục tiêu quốc giá phòng chống 1 số bệnh xã hội, dịch bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS được quan tâm chỉ đạo. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tích cực được kiểm tra. Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư, bồi dưỡng cán bộ, chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên việc tuyên truyền vận động chưa đạt hiệu quả.
Công tác xóa đói giảm nghèo: Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm thực hiện bằng các chương trình vay vốn quốc gia phát triển sản xuất. Năm 2006 có 2,559 tỉ đồng vốn vay được giải ngân thì đến 2009 có 4,4 tỉ đồng vốn vay cho xóa đói giảm nghèo được giải ngân. Tỉ lệ hộ đói nghèo giảm từ 6,04% năm 2006 xuống còn 1,84% năm 2009. Giải quyết việc làm mới cho 2900 lao động (LĐ) năm 2006 và 2730 (LĐ) năm 2009. Tuy nhiên việc đào tạo nghề gắn với bố trí sắp xếp việc làm cho các lao động khu vực đô thị và ven đô còn nhiều hạn chế bất cập. Dù vậy việc triển khai ở cơ sở còn nhiều lung túng như việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo,hỗ trợ làm nhà vệ sinh … thực hiện rất chậm,bình xét triển khai không thống nhất, thất thoát vốn vay.
Công tác cai nghiện ma túy: Đẩy mạnh công tác xây dựng xã phường trong sạch vững mạnh, không tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư “. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với 1 số tội phạm nguy hiểm như buôn bán , sử dụng ma túy, mại dâm, buôn bán trẻ em,phụ nữ …Năm 2006 có 928 đối tượng cai nghiện trung tâm, cai nghiện thành công 44 đối tượng. Năm 2009 có 879 đối tượng cai nghiện trung tâm và cai nghiện thành công 40 đối tượng. Thực hiện gắn trách nhiệm gia đình và chính quyền cơ sở trong theo dõi và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Nhưng công tác cai nghiện còn hạn chế, tỉ lệ tái nghiện cao, quản lý tại đại phương chưa chặt chẽ., cơ sở vật chất trung tâm còn thiếu.
Công tác dân tộc tôn giáo: Công tác dân tộc tôn giáo được quan tâm triển khai tốt. Có chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc, công trình hỗ trợ được xây dựng và thực hiện..Các hoạt động của ban hộ tự, ban hành giáo diễn ra bình thường ổn định và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật của Nhà nước về hoạt động tôn giáo.
2.3.5. Nội chính và đối ngoại:
Công tác quốc phòng – an ninh: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới diễn ra khá phức tạp với các hoạt động buôn lậu, phạm pháp có mức độ nguy hiểm cao. Nhận thức được điều đó thành phố luôn quan tâm đặc biệt và chỉ đạo gắt gao công tác an ninh quốc phòng biên giới đảm bảo sự ổn định chính trị an ninh, duy trì sẵn sang chế độ trực chiến đấu. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao ý thức quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Hoàn thành các công tác tuyển quân , nghĩa vụ quân sự hàng năm. Phạm pháp hình sự giảm từ 276 vụ năm 2006 xuống còn 173 vụ năm 2009 nhờ công tác đấu tranh tội phạm, phối hợp cơ quan chức năng và nhân dân được tăng cường, tuy nhiên mức độ nguy hiểm thì lại tăng cao, xuất hiện 1 số loại hình tội phạm mới. Tai nạn giao thông có giảm đôi chút song công tác giáo huấn, tuyên truyền ý thức tham gia giao thông chưa tốt, xử lý chưa nghiêm, 165 vụ tai nạn năm 2006, 127 vụ (2007), 160 vụ (2008), 150 vụ (2009).
Công tác đối ngoại: được chú trọng hợp tác chiều sâu trong quan hệ hữu nghị hợp tác phát triển giữa thành phố Lào Cai với 1 số khu vực châu Hồng Hà – Trung Quốc, đặc biệt là huyện Hà Khẩu. Quan hệ thương mại Việt – Trung ngày càng phát triển qua việc khánh thành và thông cầu tại khu thương mại Kim Thành, tổ chức hội chợ thương mại Việt – Trung . Thường xuyên trao đổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao.
Công tác thanh tra kiểm tra giải quyết đơn thư: Hoàn thành tốt các cuộc tahnh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất trên địa bàn. Thành phố tiếp tục đổi mới phương pháp giải quyết các ý kiến đề nghị của nhân dân thông qua họp và đối thoại trực tiếp với nhân dân. Số lượt tiếp dân 451 (2006), 390 (2007), 410 (2008), 612 (2009). Cơ bản giải quyết kiến nghị, khiếu nại kịp thời đúng quy định góp phần ổn định đời sống nhân dân. Chỉ có 1 số cơ quan, đơn vị chưa phát huy hết trách nhiệm với đầy đủ chức năng quyền hạn của mình., chưa sâu sát, thông tin kịp thời cho nhân dân dẫn đến có những đơn thư không đúng quy định thẩm quyền, vượt cấp gây khó khăn cho công tác giải quyết.
Công tác cải cách hành chính, tổ chức bộ máy: Đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực , hiệu quả quản lý bộ máy thành phố. Thực hiện thẩm định, đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008. Thực hiện kế hoạch số 75/KH-UBND vè phòng chống tham nhũng; triển khai mạnh biện pháp thể chế hóa, quy trình hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tiến độ cải cách chưa triệt để, chưa đồng bộ, nhiều thủ tục rườm rà mất thời gian, công tác nội vụ tổ chức bộ máy khó khăn khi thiếu lực lượng cán bộ có chất lượng. Công tác tiết kiệm tránh lãng phí, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao.
3. Phương hướng nhiệm vụ đến 2020:
3.1.Quan điểm phát triển:
Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lào Cai đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; Chiến lược phát triển chung toàn quốc; Chủ trương xây dựng tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Quy hoạch phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc, quy hoạch kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành tỉnh Lào Cai. Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên cảnh quan, lịch sử văn hóa để phát triển kinh tế với trọng tâm là kinh tế cửa khẩu, thương mại quốc tế, du lịch, công nghiệp … góp phần cải thiện vị thế thành phố theo hướng trở thành trung tâm giao lưu tổng hợp hàng đầu khu vực, đô thị phát triển đồng bộ bền vững, ổn định về quốc phòng, an ninh – mạnh về kinh tế - hiện đại về cơ sở hạ tầng – văn minh xã hội.
Huy động và sử dụng hiệu quả tối đa nguồn lực bên trong và bên ngoài tạo sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Nâng cao tỉ trọng dịch vụ, phát triển thương mại hàng hóa, buôn bán biên mậu, thương mại dịch vụ, quá cảnh, trung chuyển, du lịch …Định hướng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến, đóng gòi phục vụ XNK, phát triển chọn lọc công nghiệp nặng có công nghệ hiện đại gắn với khai thác chế biến khoáng sản. Duy trì ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng an toàn, khuyến khích mô hình tập trung, xây dựng sản phẩm có tính cạnh tranh, ưu tiên chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế và xã hội quan trọng, trước hết là hệ thồng giao thông đường trục trên tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, với các đô thị trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc kết hợp chỉnh trang nâng cấp thành đô thị loại II; xây mới và tu bổ các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn, khu thương mại công nghiệp Kim Thành, các cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, điểm du lịch … của thành phố.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường đô thị xanh- sạch – đẹp; chống ô nhiễm môi trường các khu vực đầu nguồn nước, khu đông dân cư, cụm công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.
Đi đôi với phát triển kinh tế xã hội là đảm bảo quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Coi việc nâng cao dân trí, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ tay nghề ở các lĩnh vực trọng yếu đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
3.2.Mục tiêu phát triển:
Xây dựng thành phố Lào Cai trở thành đô thị loại II trước năm 2015, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại với cơ cấu kinh tế có các ngành dịch vụ và công nghiệp chiếm tỉ trọng trên 95% vào 2010, khoảng 96 – 97% năm 2015 và 98 % năm 2020. trong tương lai, đô thị Lào Cai không những chhir là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh mà còn trở thành đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp của vùng và là cầu nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (Việt Nam); văn hóa phát triển lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.
Đảm bảo sự thống nhất về không gian kinh tế giữa các phường nội thành với các xã ngoại thành và tổ chức không gian hợp lý, đảm bảo sự thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư thành phố và các vừng phụ cận.
Đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa xã hội và đảm bảo môi trường.
Đảm bảo vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh, chính trị và trật tự xã hội.
Phấn đấu đưa thành phố Lào Cai trở thành thành phố anh hung thời kỳ đổi mới trước năm 2012.
3.3.Mục tiêu cụ thể:
3.2.1. Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP đến 2010 đạt 13,7% /năm. Giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 15,5%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 13,5%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 53,7 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 80 triệu đồng/người/năm vào năm 2020. Đến 2010, tỷ trọng công nghiệp xây dựng đạt 56,4%, dịch vụ đạt 38,7% và NLN còn 4,9%. Đến 2015 cơ cấu tương ứng của các ngành là 51,1% - 45,1% - 3,8% và đến 2020 đạt 47,3% - 49,7% - 3%.
3.2.2. Xã hội:
Giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 5% năm 2015 và 3% năm 2020. Bình quân giai đoạn đến 2020 giải quyết mỗi năm từ 2000 đến 5000 lao động. Đến 2015 có 100% dân cư được sử dụng lưới điện quốc gia, 97% sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 7%. Đến 2020 cơ bản cư dân dung nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 5%. Đến năm 2010 có 40% số trường đạt chuẩn quốc gia và đến 2015, 2020 thì tương ứng 50%, 60%.
3.2.3. Môi trường:
Nâng độ che phr rừng lên 48% năm 2010 và 50% năm 2015, 52 – 54% năm 2020. Đến 2020 có 85 – 90 % rác thải thu gom và xử lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
3.2.4. Quốc phòng – An ninh:
Kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh đô thị và nông thôn, chủ động phòng ngừa tội phạm biên giới, đấu tranh bảo đảm biên cương an toàn tin cậy. Xây dựng khu vực phòng thủ thành phố vững chắc; Chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ; Xây dựng quốc phòng qoàn dân, toàn diện
II. Nội dung thực tập:
1. Thời gian thực tập:
-Từ 11/1/2010 đến 10/3/2010
2. Công việc được giao:
-Từ 11/1 đến 16/1 Nghe phổ biến về quá trình thực tập, nộp đơn xin thực tập và chờ được chấp nhận.
-Từ 18/1 đến 8/2 và từ 22/2 đến 10/3 đến cơ quan thực tập:
Sáng đi nghe họp giao ban, sau đó về phòng được phân công thực tập để đọc các tài liệu văn bản cần thiết phục vụ cho quá trình thực tập, đồng thời được giao 1 số công việc như tiếp nhận và xử lý công văn tại phòng văn thư, tiếp nhận các văn bản, báo cáo từ các đơn vị đưa đến văn phòng HĐND và UBND thành phố, đánh máy soạn thảo 1 số văn bản giúp các cán bộ cơ quan, thực hiện tác phong làm việc tại cơ quan đúng giờ giấc, tích cực hoạt động giúp đỡ các cán bộ quản lý bằng khả năng của mình.
3. Kỹ năng, kiến thức thu được trong quá trình thực tập:
-Tác phong và giờ giấc làm việc tại cơ quan.
-Tìm hiểu được 1 số công việc cụ thể của phòng ban.
-Học cách tiếp nhận và xử lý văn bản, báo cáo.
-Kiến thức về 1 số lĩnh vực quản lý được tìm hiểu : bộ máy tổ chức, cấp thẩm quyền, luật nghị định về đất đai, dân số, môi trường, giao thông …
4. Kết quả thực hiện và tự đánh giá:
Thực hiện tốt quá trình thực tập, hòa đồng với mọi người và tìm hiểu nắm bắt công việc nhanh chóng, chịu khó học hỏi, hăng hái tham gia công việc. Tuy nhiên khả năng phân tích và chọn lọc số liệu còn chưa tốt.
III. Bài học rút ra từ quá trình thực tập:
1. Khó khăn – thuận lợi:
1.1.Khó khăn:
-Chưa có kiến thức thực tế nên công việc thực tập được giao chưa nhiều và chuyên sâu.
-Tác phong làm việc chưa thành nề nếp quy củ do chưa hiểu hết về làm việc tại cơ quan.
-Chênh lệch giữa kiến thức thực tế và lý thuyết học trong trường.
1.2.Thuận lợi:
-Có kiến thức về chuyên ngành quản lý đô thị nên bắt nhịp được với làm việc tại ủy ban.
-Còn trẻ nhanh nhẹn, dễ tìm hiểu tiếp thu.
-Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn và mọi người trong cơ quan.
-Được thực tập đúng ngành học.
2. Sự liên quan giữa công việc thực tập với kiến thức đào tạo ở trường:
Có sự chênh lệch khác biệt giữa kiến thức đào tạo ở trường và kiến thức thực tế song về cơ bản là tương đồng. Kiến thức thực tế đòi hỏi kĩ năng hành chính tốt và giải quyết theo quy trình cụ thể hơn so với lý thuyết.
3.Kỹ năng kiến thức cần bổ sung và kiến nghị - đề xuất:
Nên bổ trợ thêm về kĩ năng văn phòng như soạn thảo và xử lý văn bản, báo cáo.
Các môn quy hoạch, quản lý đô thị và kinh tế đô thị nên có những ví dụ thực tế về 1 công tác quy hoạch, quản lý.
Môn vẽ kĩ thuật nên học dung autocad ở trình độ thấp, giảm học vẽ bằng tay.
Môn GIS nên tăng cường bài tập thực tế, không kiểm tra lý thuyết.
Có thể tổ chức cho đại diện lớp đi khảo sát thực tế làm việc quản lý đô thị, quay phim, chụp ảnh về quá trình làm việc để sinh viên trong lớp thảo luận, nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Quá trình thực tập tại UBND thành phố Lào Cai đã đem lại nhiều kiến thức và kĩ năng thực tế cho em để sau khi ra trường làm việc hiệu quả hơn. Trong một môi trường thân thiện và nhiệt tình mà các cán bộ tại cơ quan tạo ra đã giúp em hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tổng hợp.
Sau quá trình thực tập giúp em tìm ra mình phải trau dồi thêm những kiên thức gì để tạo hành trang thuận lợi cho sau khi ra trường. Đây là một quá trình thực sự bổ ích cho những ai chịu khó học hỏi và tìm hiểu.
Em xin cám ơn khoa, nhà trường và các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ em để có được giai đoạn thực tập tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26160.doc