Báo cáo Thực tế về công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp xây dựng 29 công ty 319

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP A. Khái niệm, mục tiêu, phương pháp phân tích IV- Khái niệm V- Mục tiêu VI- Phương pháp B. Tài liệu phân tích IV- Bảng cân đối kế toán V- Báo cáo kết quả SXKD VI- Thuyết minh báo cáo tài chính C. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp III- Phân tích khái quát tình hình và kết quả kinh doanh 1- Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế 2- Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng 3- Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí IV- Phân tích bảng cân đối kế toán 1- Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các cân bằng tài chính trên bảng cân đối kế toán 2- Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 3- Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 4- Phân tích năng lực hoạt động tài sản 5- Phân tích khả năng sinh lời CHƯƠNG II : THỰC TẾ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XD 29 CÔNG TY 319- BQP A. Đặc điểm tình hình chung của XN XD 29- Công ty 319 I. Quá trình hình thành và phát triển II. Đặc điểm, tổ chức hoạt động SXKD và tổ chức quản lý SXKD của XN III. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp IV. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán sử dụng tại XN B. Thực tế công tác phân tích tài chính tại XN XD 29 I. Phân tích khái quát tình hình và kết quả kinh doanh II. Phân tích bảng cân đối kế toán CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI XN XD 29 – CÔNG TY 319 - BQP A. Đánh giá khái quát I. Ưu điểm II. Nhược điểm B. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại XN KẾT LUẬN

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tế về công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp xây dựng 29 công ty 319, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân Hiệu suất sử dụng tổng tài sản nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. 5. Phân tích khả năng sinh lời Phân tích khả năng sinh lời doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà DN thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được xác định như sau: x 100 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận trong công thức trên có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. Phân tích khả năng sinh lời tổng tài sản x 100 Tỷ suất lợi nhuận tổng TS = Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi phải trả Tổng tài sản bình quân Tỷ suất này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trong điều kiện bình thường chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản càng tốt. Phân tích khả năng sinh lợi nguồn vốn chủ sở hữu x 100 = Tỷ suất lợi nhuận sauthuế Tổng lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH Nguồn vốn CSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. CHƯƠNG II : THỰC TẾ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 29 - CÔNG TY XD 319 A- ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP 29- CÔNG TY XD 319 I.Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp 29 là Xí nghiệp thuộc công ty XD 319 – Bộ quốc phòng, tiền thân là trung đoàn 29, thuộc sư đoàn 327 quân khu 3 được thành lập vào ngày 28/10/1976. Trụ sở chính đặt tại 73 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân –Hà Nội. Trước năm 1993, Xí nghiệp vẫn là một Xí nghiệp phụ thuộc công ty về mọi mặt và hoạt động theo chỉ tiêu của Bộ quốc phòng và nhiệm vụ của Nhà nước giao cho. Theo thông báo số 212TB ngày 28/07/1993 đồng thời thực hiện quyết định 525/QĐQP ngày 04/08/1993 của Bộ truởng Bộ quốc phòng Theo quyết định cấp giấy phép kinh doanh số 108788 ngày 19/08/1993 của Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp Theo giấy phép hành nghề xây dựng số 223 BXD/QLXD ngày 25/09/1993 của Bộ xây dựng Doanh nghiệp Xí nghiệp 29 được thành lập với 2 nhiệm vụ là SXKD độc lập, chuyên xây dựng các công trình quốc phòng, dân dụng công nghiệp, giao thông vận tải. Chức năng nhiệm vụ hạch toán kinh doanh độc lập, được Quân khu 3 và Bộ quốc phòng giao vốn, tự lo tìm kiếm việc làm, kinh doanh đảm bảo có lãi, bảo tồn và phát triển vốn, thực hiện và giao nộp đầy đủ song vẫn đặt dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của Đảng uỷ chỉ huy Công ty. Trải qua một chặng đường dài xây dựng và trưởng thành, Xí nghiệp đã đóng góp cho nền kinh tế một số lượng lớn các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông lớn, nhỏ khác nhau và năm nào cũng được cấp lãnh đạo tặng bằng khen. Có nhiều công trình do Xí nghiệp thi công được giải thưởng Huy chương vàng. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, tính đến thời điểm hiện nay tổng số công nhân viên của Xí nghiệp là 712 người Trong đó : Nhân viên quản lý có 42 người II.Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Xí nghiệp Xí nghiệp xây dựng 29 là đơn vị nhận thầu thi công các công trình xây dựng. Do đặc điểm của ngành xây dựng là xây lắp các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài và mỗi công trình được thi công ở một địa diểm khác nhau. Chính vì những đặc điểm trên nên tại Xí nghiệp 29 hiện nay ngoài Ban giám đốc và các phòng ban chức năng ra Xí nghiệp biên chế thành bộ phận sản xuất gồm 12 đội xây dựng Sơ đồ : Bộ máy tổ chức QLSXKD của XN 29 Giám đốc Phó giám đốc K.hoạch – K.thuật Phó giám đốc Bí thư Đảng uỷ Phòng TC-KT Các đội xây dựng Phòng vật tư Phòng KH - KT Phòng Đời sống Phòng Chính trị Mỗi phòng ban hay đội thi công trong Xí nghiệp có một chức năng riêng nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau làm cho bộ máy quản lý SXKD của Xí nghiệp tạo thành một khối thống nhất giúp Xí nghiệp phát triển hơn. Đứng đầu là Giám đốc : Người trực tiếp ra quyết định quản lý và điều hành sản xuất thông qua việc nắm vững tình hình hoạt động của Xí nghiệp. Bên cạnh Giám đốc còn có 2 Phó giám đốc: Một là PGĐ phụ trách KH-KT chịu trách nhiệm chính và chỉ đạo các đội xây dựng thi công theo đúng kỹ thuật và thời gian hợp đồng của công trình, hai là PGĐ theo dõi nội bộ và các công tác Đảng của toàn Xí nghiệp. Phòng TC-KT: Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, thống kê phân tích hoạt động kinh tế và công tác tài chính của Xí nghiệp, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh và hoạt động của Xí nghiệp, thực hiện hạch toán kinh tế, lập sổ theo dõi thu chi lãi lỗ của Xí nghiệp. Phòng KH-KT: Tổ chức công tác lập kế hoạch, đôn đốc thực hiện kế hoạch SXKD toàn xí nghiệp. Tổ chức công tác đấu thầu, tìm kiếm công trình… Phòng vật tư : Dưới sự chỉ đạo của PGĐ KH-KT, tổ chức kế hoạch kinh doanh vật tư có hiệu quả, cung ứng vật tư cho các công trình, theo dõi, quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị xe và máy của Xí nghiệp và các đội. Phòng chính trị : Biên chế tổ chức, sắp xếp nhân sự, lao động tiền lương, khen thưởng, quản lý công tác bảo mật phục vụ hoạt động của Xí nghiệp, quản lý vũ khí, theo dõi và quản lý sử dụng các trang thiết bị vật tư văn phòng của Xí nghiệp. Bên cạnh đó, ở các đội xây dựng thi công cũng đều có chức năng và quyền hạn riêng. Đội trưởng: Giải quyết toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng đơn vị của đội, quy định thu chi tài chính, thu chi giao nộp, lao động tiền lương và phân phối lợi nhuận. Đội phó: Phụ trách công tác Đảng- Công tác chính trị, đời sống, kế hoạch kỹ thuật Kế toán đội: Đảm bảo vốn cho sản xuất và hoạt động của đội. Mở hệ thống sổ sách kế toán và thu chi, thường xuyên khai báo kịp thời tình hình hoạt động trên cơ sở đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí Kỹ thuật: Trực tiếp đôn đốc công nhân thi công các hạng mục công trình, công trình theo bản vẽ thiết kế được duyệt, đảm bảo kỹ, mỹ thuật và đảm bảo tiến độ thi công mà xí nghiệp đề ra III.Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp 29 Trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp không bao giờ thiếu vắng bộ phận kế toán vì đây là bộ phận quan trọng có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Đối với Xí nghiệp 29 cũng vậy, bộ máy kế toán là cánh tay đắc lực của Giám đốc, nó cung cấp thông tin về tình hình tài chính của Xí nghiệp, qua các con số kế toán giúp Giám đốc nắm bắt được quá trình hoạt động của Xí nghiệp và khả năng của Xí nghiệp để đề ra quyết định quản lý phù hợp. Hiện nay phòng kế toán có 9 người , bao gồm 1 kế toán trưởng và 8 nhân viên kế toán. Trong quá trình hạch toán của Xí nghiệp. Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần hành kế toán cụ thể tạo thành mắt xích quan trọng trong một dây chuyền hạch toán. Kế toán trưởng: Là người trực tiếp thông báo, cung cấp các thông tin kế hoạch cho giám đốc công ty. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp, là người thay mặt Giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán toàn Xí nghiệp và thực hiện các khoản đóng góp với Ngân sách Nhà nước. Kế toán tổng hợp: là người tổng hợp các số liệu kế toán, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Thủ quỹ : là người thực hiện công việc cấp vốn của Xí nghiệp cho các đội xây dựng, đồng thời thu hồi vốn từ các đội của xí nghiệp theo đúng hạn mức. Kế toán ngân hàng: thực hiện các phần việc có liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng như : nắm bắt các số dư TK ở các Ngân hàng, vay vốn ngân hàng… Kế toán thuế GTGT: là người thực hiện các công việc như tập hợp chứng từ thuế hàng tháng của các đội xây dựng, lập báo cáo nộp thuế, báo cáo thuế được khấu trừ. Kế toán hạch toán lãi, lỗ : Căn cứ vào các sổ sách có liên quan đến cuối kỳ tính phần lãi, lỗ cho các đội xây dựng. Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi toàn xí nghiệp Hai kế toán đội: Theo dõi tình hình báo cáo hàng tháng, công nợ của từng đội sau đó thu thập những số liệu liên quan và chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của XN29 Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ Kế toán theo dõi đội Kế toán Ngân hàng Kế toán hạch toán Lãi lỗ Kế toán thuế GTGT Thủ quỹ Kế toán tổng hợp IV. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán sử dụng tại Xí nghiệp Niên độ kế toán của Xí nghiệp bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào 31/12/N. Hiện nay Xí nghiệp đang sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, ban hành theo quyết định của Bộ tài chính Xí nghiệp đang sử dụng hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định mà Bộ tài chính đã ban hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển theo đúng chế độ quy định. Để phù hợp với yêu cầu quản lý của Xí nghiệp, hiện nay Xí nghiệp đang sử dụng hệ thống sổ tổng hợp theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. B. THỰC TẾ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 29 CÔNG TY XÂY DỰNG 319- BỘ QUỐC PHÒNG I. Phân tích khái quát tình hình và kết quả kinh doanh. Nguồn tài liệu chủ yếu được dùng để đánh giá kết quả kinh doanh là báo cáo kết quả kinh doanh (biểu B 02- DN). Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp 29 được thực hiện theo quý. Do thời gian có hạn nên em đã tổng hợp các báo cáo quý của hai năm 2002 và 2003 thành một báo cáo của năm 2003 và để tiện cho việc tính toán em xin làm tròn sang đơn vị nghìn đồng . Biểu 01: Bảng phân tích khái quát tình hình thực hiên chỉ tiêu KQKD tại XN 29 (Trích Báo cáo kết quả HĐKD qua 2 năm – Phần I: Lãi, lỗ) Đơn vị tính : Nghìn đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tuyệt đối (tr.đ) Tương đối(%) 1 2 3 4 5 6 Doanh thu BH và cung cấp DV 01 41126800 54334370 +13207570 +32,1 Trong đó:-Doanh thu hàng XK 02 - Doanh thu hàng QP 002 18213800 23440950 + 5227160 +28,7 - Doanh thu hàng kinh tế 22913000 30893420 + 7980420 +34,83 Các khoản giảm trừ 03 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB,XK,GTGT theo phương pháp trực tiếp 07 1.Doanh thu thuần 10 41126800 54334370 + 13207570 + 32,1 2.Giá vốn hàng bán 11 35399500 47664470 + 12264970 + 34,65 Trong đó : Giá vốn hàng QP 011 16523780 20553780 + 4030000 + 24,39 3.Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 5727300 6669900 + 942600 + 16,46 4.Doanh thu hoạt động tài chính 21 28120 14270 - 13850 - 49,25 5.Chi phí tài chính 22 1280700 2122640 + 841940 + 65,74 Trong đó :Lãi vay phải trả 23 1056930 2122640 6.Chi phí bán hàng 24 Trongđó:CPBH phân bổ cho SPQP 24.1 7.Chi phí quản lý DN 25 3315570 3457570 + 142000 + 4,3 Trong đó:CPQL phân bổ choSPQP 25.1 564870 8.Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 30 1159150 1103960 - 55190 - 4,8 Trong đó: Lợi nhuận hàng QP 030 9.Thu nhập khác 31 10. Chi phí khác 32 11.Lợi nhuận khác 40 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 1159150 1103960 - 55190 - 4,8 13.Thuế TNDN phải nộp 51 370930 353260 - 17670 14.Lợi nhuận sau thuế 60 788220 750700 - 37520 - 4,8 Nhận xét: Nhìn vào cột chêch lệch ta thấy năm 2003 tổng lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp giảm 55190 (ngđ) với tỷ lệ giảm là 4,8%. Việc giảm lợi nhuận này là do lợi nhuận thuần từ HĐSXKD giảm.Vì Xí nghiệp không có lợi nhuận khác nên lợi nhuận thuần giảm cũng chính là lợi nhuận trước thuế giảm. Đây là xu hướng không tốt. Việc giảm lợi nhuận thuần trước hết là do Giá vốn hàng bán tăng 12264970 (ngđ) với tỷ lệ tăng là 34,65%. Trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 32,1% và lợi nhuận gộp tăng 16,46% nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên càng về sau tốc độ tăng của lợi nhuận gộp có xu hướng giảm dần; nếu chi phí bán hàng, chi phí quản lý không đổi thì lợi nhuận trước thuế cũng giảm theo. Mặt khác doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn so với năm 2002 là 13850 (ngđ) với tỷ lệ giảm là 49,25%. Trong khi đó chi phí HĐTC lại tăng lên tới 841940 (ngđ) với tỷ lệ tăng là 65,74%. Đó là do chi phí lãi vay phải trả của Xí nghiệp đã tăng mạnh hơn so với năm 2002 làm lợi nhuận từ HĐTC giảm xuống tới 2108370 (ngđ). Đây là quy luật chung của các DN sản xuất kinh doanh trong cơ chế hiện nay ở Việt Nam ; các DN thường đi vay để sản xuất kinh doanh, có rất ít DN đầu tư tài chính vì thị trường này chưa phổ biến sâu rộng. Góp phần trong việc làm giảm lợi nhuận thuần còn do chi phí quản lý của Xí nghiệp đã tăng lên 142000 (ngđ) với tỷ lệ tăng là 4,3%. Điều này đã làm giảm lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp cho thấy Xí nghiệp chưa làm tốt công tác quản lý chi phí. Từ phân tích trên cho ta thấy giá vốn hàng bán tăng nhanh, chi phí quản lý tăng là 2 nhân tố làm lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD giảm nhanh làm cho lợi nhuận trước thuế giảm. Lợi nhuận trước thuế giảm nên lợi nhuận sau thuế bị giảm theo với cùng một tỷ lệ giảm là 4,8%. Vì vậy Xí nghiệp cần tìm biện pháp quản lý chi phí tiết kiệm hơn nữa và đưa ra những hướng đi hiệu quả nhằm góp phần tăng lợi nhuận trong thời gian tới. II.Phân tích bảng cân đối kế toán Để tiện cho việc tính toán em xin nêu Bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp với những chỉ tiêu phát sinh trong kỳ theo đơn vị tính là nghìn đồng. Còn Bảng cân đối kế toán chi tiết đến đồng xin theo dõi ở phần phụ lục Công ty xây dựng 319 Mẫu số B01- DN Xí nghiệp 29 (Theo QĐ số167/ 2000/QĐ-BTC) Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1 2 3 4 A-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 48869420 71255640 I.Tiền 110 598250 1093970 1.Tiền mặt tại quỹ 111 509350 754330 2.Tiền gửi ngân hàng 112 88900 339640 3.Tiền đang chuyển 113 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn(*) 120 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2.Đầu tư ngắn hạn khác 128 3.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III.Các khoản phải thu 130 38693920 58065200 1.Phải thu của khách hàng 131 28149570 48985500 2.Trả trước cho người bán 132 3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 4.Phải thu nội bộ 134 6520290 48985500 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 Phải thu nội bộ khác 136 6520290 48985500 5.Các khoản phải thu khác 138 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi(*) 139 IV.Hàng tồn kho 140 9169650 10554100 1.Hàng mua đang đi trên đường 141 2.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3.Công cụ dụng cụ trong kho 143 4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 9169650 10554100 5.Thành phẩm tồn kho 145 6.Hàng hoá tồn kho 146 7.Hàng gửi đi bán 147 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V.Tài sản lưu động khác 150 407600 1542370 1.Tạm ứng 151 97600 1542370 2.Chi phí trả trước 152 3.Chi phí chờ kết chuyển 153 310000 4.Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5.Các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 VI.Chi sự nghiệp 160 B.Tài sản cố định đầu tư dài hạn 200 2792780 2930790 I.Tài sản cố định 210 2792780 2930790 1.Tài sản cố định hữu hình 211 2792780 2930790 -Nguyên giá 212 4597150 5334570 -Giá trị hao mòn luỹ kế 213 1804370 2403780 2.Tài sản cố định thuê tài chính 214 -Nguyên giá 215 -Giá trị hao mòn luỹ kế 216 3.Tài sản cố định vô hình 217 -Nguyên giá 218 -Giá trị hao mòn luỹ kế 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2.Góp vốn liên doanh 222 3.Đầu tư dài hạn khác 228 4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn(*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 V. Chi phí trả trước dài hạn 250 Tổng cộng tài sản 51662200 74186430 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 46444670 68810900 I. Nợ ngắn hạn 310 46444670 68637900 Vay ngắn hạn 311 19414960 21262120 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 Phải trả cho người bán 313 16334860 20149320 Người mua trả tiền trước 314 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 100930 1552300 Phải trả công nhân viên 316 3099860 7598010 Phải trả cho đơn vị nội bộ 317 11179580 16981260 Các khoản phải trả phải nộp khác 318 - 36855200 1094890 II. Nợ dài hạn 320 1.Vay dài hạn 321 2.Nợ dài hạn khác 322 III.Nợ khác 330 173 1.Chi phí phải trả 331 173 2.Tài sản thừa chờ xử lý 332 3.Nhận kí quỹ,kí cược dài hạn 333 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 5217530 5375530 I.Nguồn vốn, quỹ 410 5013800 5201930 Nguồn vốn kinh doanh 411 4611500 4732860 Chênh lệch đánh giả lại tài sản 412 Chênh lệch tỷ giá 413 Quỹ đầu tư phát triển 414 79770 79770 Quỹ dự phòng tài chính 415 322530 389300 Lãi chưa phân phối 416 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 II.Nguồn kinh phí,quỹ khác 420 203730 173600 1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 161300 2.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 42430 173600 3.Quỹ quản lý của cấp trên 423 4.Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 Tổng cộng nguồn vốn 430 51662200 74186430 1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các cân bằng tài chính trên bảng cân đối kế toán. 1.1 Vốn lưu động thường xuyên Từ số liệu trong Bảng cân đối kế toán ở trên lập bảng phân tích như sau: Bảng biểu 02 : Phân tích tình hình Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX) Năm 2003 tại Xí nghiệp XD 29 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch 1) Nguồn vốn dài hạn 5217530 5375530 + 158000 - Nợ dài hạn 0 0 0 - Nguồn vốn chủ sở hữu 5217530 5375530 + 158000 2) TSCĐ và đầu tư dài hạn 2792780 2930790 + 138010 3) VLĐTX (1-2) 2424750 2444740 + 19990 Qua số liệu trên bảng 02 cho thấy năm trước VLĐTX là 2424750 (ngđ) năm nay là 2444740 (ngđ), so với năm trước thì năm nay tăng 19990 (ngđ) với tỷ lệ tăng là 0,8% thể hiện nguồn vốn dài hạn dùng đầu tư cho ngắn hạn tăng.Việc tăng giảm VLĐTX là hợp lý hay không còn phụ thuộc vào năm trước. Xét quy mô vốn thì năm nay so với năm trước đã được mở rộng là : 74186430 / 51662,2 =1,43 lần tăng 43% trong khi VLĐTX chỉ tăng 0,8% nghĩa là tăng không lớn nên việc tăng VLĐTX này là hợp lý. Ở cả 2 thời điểm năm trước và năm nay VLĐTX của Xí nghiệp đều dương chứng tỏ Xí nghiệp có một cơ cấu vốn an toàn. Do Xí nghiệp không có Nợ dài hạn nên nguyên nhân làm tăng VLĐTX là do Nguồn vốn CSH tăng 158000 (ngđ),TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng 138010 (ngđ). VLĐTX của Xí nghiệp qua 2 năm đã tăng lên nhưng không lớn. Có thể nói quá trình làm tăng này là hợp lý vì tăng cả phần nguồn và phần tài sản làm cho nguồn vốn ổn định tài trợ cho TSLĐ được đảm bảo. 1.2 Phân tích Nhu cầu vốn lưu động Từ số liệu ở bảng cân đối kế toán trang 32 lập bảng phân tích Nhu cầu VLĐ biểu 03 dưới đây: Bảng biểu 03: Phân tích tình hình Nhu cầu vốn lưu động Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) 1)TSKD & ngoài KD 48271170 70161670 + 21890500 + 45 - Phải thu 38693920 58065,2 + 19371280 + 50 - Hàng tồn kho 9169650 10554100 + 1384450 - Tài sản lưu động khác 407600 1542370 + 1134770 2)Nợ KD và ngoài KD 27029710 47548780 + 20519070 +76 - Phải trả người bán 16334860 20149320 + 3814460 - Phải trả công nhân viên 3099860 7598010 + 4498150 -Thuế&các khoản nộp Nhà nước 100930 1552300 + 1451370 - Phải trả cho các đơn vị nội bộ 11179580 16981260 + 1498150 -Các khoản phải trả phải nộp khác - 3685520 1094890 + 4780410 -Nợ khác 0 173000 + 173000 3)Nhu cầu VLĐ (1-2) 21241460 22612890 + 1371430 + 6 Từ số liệu của biểu 03 cho ta thấy Nhu cầu VLĐ cả 2 năm đều dương, năm trước chỉ có 21241460 (ngđ), năm nay là 22612890 , tăng lên 1371430 (ngđ) với tỷ lệ tăng là 6% . Sở dĩ Nhu cầu VLĐ tăng ít là do TSKD và ngoài KD tăng 45 % trong khi Nợ KD và ngoài KD tăng tới 76% chứng tỏ Xí nghiệp đã đi chiếm dụng vốn nhiều. So sánh chỉ tiêu Phải thu ở TSKD và ngoài KD với các khoản Phải trả ở NợKD và ngoài KD cho thấy: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ 1. Nợ KD&ngoài KD / Nợ phải thu 0,7 (70%) 0,82 (82%) 2. Nợ phải thu/ Nợ KD và ngoài KD 1,43 (143%) 1,22 (122%) Xét giữa khả năng đi chiếm dụng (Nợ KD & ngoài KD) với khả năng bị chiếm dụng (Phải thu) thì: - Tại chỉ tiêu 1 đầu năm cứ 1đồng nợ phải thu thì có tới 0,7 đồng là đi chiếm dụng còn cuối năm là 0,82 đồng - Tại chỉ tiêu 2 cứ 1đồng đầu năm đi chiếm dụng về thì lại để người ta chiếm dụng mất 1,43 đồng, cuối năm là 1,22 đồng. Điều đó chứng tỏ số vốn Xí nghiệp đi chiếm dụng đã nhiều nhưng lại bị chiếm dụng vốn còn nhiều hơn trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Tóm lại Nhu cầu VLĐ tăng lên do quy mô sản xuất của Xí nghiệp tăng 43% . Do đó TSKD & ngoài KD tăng lên để phù hợp với quy mô sản xuất nhưng tốc độ tăng là rất nhỏ chỉ có 6% bởi vì Xí nghiệp đã sử dụng hầu hết vốn đi chiếm dụng được để bù đắp. 1.3 Phân tích tình hình vốn bằng tiền Từ bảng cân đối kế toán trang 32 lập biểu 04 như sau: Bảng biểu 04: Phân tích tình hình Vốn bằng tiền Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch 1) Ngân quỹ có 598250 1093970 495720 - Tiền 598250 1093970 495720 - Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 2) Ngân quỹ nợ 19414960 21262120 1847160 -Vay ngắn hạn 19414960 21262120 1847160 - Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 3) Vốn bằng tiền (1-2) - 18816710 - 20168150 - 1351440 4)VBT= VLĐTX- Nhu cầu VLĐ - 18816710 - 20168150 - 1351440 Tại Bảng biểu 04 ta thấy VBT< 0 chứng tỏ VLĐTX của Xí nghiệp chỉ tài trợ được 1 phần nhu cầu VLĐ, phần còn lại dựa vào tài trợ bởi nguồn vốn vay. Ngân quỹ có < Ngân quỹ nợ rất nhiều chứng tỏ Xí nghiệp phụ thuộc phần lớn vào chủ nợ.Vì vậy vay ngắn hạn tăng lên so với đầu năm là 1847160 (ngđ). Theo số liệu thì : - Đầu năm Xí nghiệp cần vay ngắn hạn là 18816710 (ngđ) nhưng Xí nghiệp đã vay ngắn hạn là 19414960 (ngđ) có nghĩa là đã vay thừa 19414960 - 18816710 = 598250 (ngđ). Số tiền vay ngắn hạn thừa Xí nghiệp để toàn bộ trên tài khoản tiền - Cuối năm Xí nghiệp cần vay ngắn hạn là 20168150 (ngđ) nhưng đã vay là 21262120 (ngđ) có nghĩa là đã vay thừa 21262120 - 20168150 = 1093970 (ngđ). Số tiền vay ngắn hạn thừa Xí nghiệp cũng để toàn bộ trên tài khoản tiền . Việc vay thừa hợp lý hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu cần tiền dùng để thanh toán theo quy định của chế độ thanh toán nên khi so với nợ ngắn hạn thì thấy: Tiền / Nợ ngắn hạn (đầu năm) =598250/ 46444670 = 0,0129 Tiền / Nợ ngắn hạn (cuối năm) = 1093970/ 68637900 = 0,0159 Với chỉ tiêu trên nhà cho vay chấp nhận khi nó bằng từ 0,1 đến 0,2 trong khi đó hệ số này của Xí nghiệp chỉ bằng có 1/10 có nghĩa là quá nhỏ nên việc vay ngắn hạn thừa của Xí nghiệp trong cả hai năm là hợp lý. 1.4 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa VLĐTX và nhu cầu VLĐ Vốn bằng tiền < 0 Nhu cầu VLĐ > 0 VLĐTX > 0 Vốn bằng tiền = Nhu cầu VLĐ - VLĐTX Từ bảng trên cho thấy cơ cấu vốn của Xí nghiệp hết sức bình thường, vẫn đảm bảo an toàn. Nhu cầu VLĐ được tài trợ bởi 2 nguồn là vốn tín dụng ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Song, kết quả trên chỉ cho phép đánh giá khái quát nên muốn đánh giá tình hình tài chính của Xí nghiệp một cách cụ thể và chính xác thì cần phải phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư. 2.Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Bảng biểu 05: Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Hệ số nợ (Lần) = 0,9 46444670 51662200 = 0,925 68810900 74186430 Tỷ suất tự tài trợ (%) = 10 5217530 x 100 2792780 = 7,5 5375530 x 100 74186430 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ(%) =186,8 5217530 x100 2792780 =183,4 5375530 x100 2930790 Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay (Lần) = 2,09 115915 0+1056930 1056,930 = 1,52 1103960 + 2122640 2122640 Tỷ suất đầu tư TSCĐ (%) = 5,4 2792780 x 100 51662200 = 3,95 2930790 x 100 74186430 Nhận xét : Hệ số nợ năm trước là 0,9 lần, năm nay là 0,925 lần, năm nay tăng so với năm trước là: 0,925 - 0,9 = 0,025 lần cho thấy hệ số nợ xu hướng càng ngày càng tăng. So với trung bình của ngành bằng 0,55 lần thì cả 2 năm hệ số đều rất cao. Chứng tỏ trong tổng nguồn vốn là của Xí nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài đầu năm chiếm tới 90% ( tức là 0,9 x 51662200 = 46495980 ngđ ), cuối năm là 92,5% ( tức là 0,925 x 74186430 = 68622448 ngđ) hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có từ 90% đến 92,5% là do vay nợ mà có. Nếu Xí nghiệp càng vay thì lợi nhuận càng giảm vì phải để ra một khoản chi phí lớn để trả lãi vay. Vì hệ số nợ cao nên tỷ suất tự tài trợ sẽ rất thấp đầu năm là 10% cuối năm chỉ có 7,5 % nghĩa là Xí nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người cho vay Vì Xí nghiệp không vay dài hạn nên không có hệ số nợ dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của Xí nghiệp đầu năm là 186,8% cuối năm là 183,4% và đang có xu hướng giảm xuống ( năm nay giảm hơn năm trước là : 186,8% – 183,4% = 3,4%). Cả 2 năm đều lớn hơn 100% cho thấy mức độ tài trợ TSCĐ và đầu tư dài hạn bằng nguồn vốn CSH khá vững vàng không cần đến nguồn vay dài hạn. Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay của năm trước là 2,09 còn năm nay là 1,52 lần. Năm nay đã giảm nhiều so với năm trước. Hệ số này nói lên năm trước Xí nghiệp đã tạo ra lợi nhuận (trong đó bao gồm cả lãi vay phải trả) gấp 2,09 lần lãi phải trả về tiền vay còn năm nay giảm xuống chỉ có 1,52 lần. Chứng tỏ càng ngày rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay của Xí nghiệp càng tăng. Thông thường hệ số này được các chủ nợ chấp nhận ở mức hợp lý khi nó ³ 2. Nghĩa là năm trước Xí nghiệp không những được vay mà còn có khả năng trả lãi vay tốt, đến cuối năm thì đáng lẽ không được cho vay nhưng thực tế vẫn được vay có thể do nhiều nguyên nhân chúng ta sẽ thảo luận sau. Tỷ suất đầu tư rất thấp đầu năm là 5,4% cuối năm chỉ có 3,95% và đang có xu hướng giảm từ năm trước sang năm sau. Điều đó cho thấy tỷ trọng của TSCĐ của Xí nghiệp trong tổng tài sản đang giảm dần. Chứng tỏ cơ sở vật chất năm nay kém hơn so với năm trước làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân viên trong Xí nghiệp Tóm lại: Xí nghiệp đang sản xuất chủ yếu bằng vốn bên ngoài. Cơ cấu vốn của Xí nghiệp phân bổ chưa hợp lý và càng ngày càng có chiều hướng phụ thuộc vào vốn vay. Xí nghiệp cần phải có biện pháp tháo gỡ kịp thời thì may ra mới thoát khỏi tình trạng trên. 3. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản Trong phần này vì phải tính các chỉ số bình quân của các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản…mà em chưa thể thu thập hết được số liệu nên em quy ước số bình quân của năm trước chính là số đầu năm của năm nay. Vì vậy: Bình quân của năm nay = (số đầu năm + số cuối năm) / 2 Bảng biểu 06: Phân tích năng lực hoạt động của tài sản Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Hệ số quay vòng các khoản phải thu 41126800 38693920 = 1,06 = 1,12 54334370 48379560 Hệ số quay vòng hàng tồn kho = 4,83 = 3,86 35399500 6169650 47664470 9861875 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 18,986 = 14,73 41126800 2792780 54334370 2861785 Hiệu suất sử dụng tổng TS = 0,079 41126800 51662200 = 0,0863 54334370 62924315 Nhận xét : Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm trước bằng 1,06 vòng, năm nay là 1,12 vòng, năm nay tăng hơn so với năm trước là 0,06 vòng. Đó là do doanh thu thuần tăng 32,1% và các khoản phải thu bình quân tăng 25% nhưng doanh thu thuần tăng nhanh hơn nên có thể coi đây là một hệ số hợp lý. So với trung bình của ngành bằng 6,5 vòng thì đấy vẫn là những con số rất thấp. Tuy hệ số này tăng không đáng kể nhưng có thể coi đây là một dấu hiệu tốt của Xí nghiệp trong việc thu hồi nợ, từ đó góp phần làm giảm vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số quay vòng hàng tồn kho của Xí nghiệp năm trước là 3,86 vòng, năm nay là 4,83 vòng, cả 2 năm đều lớn hơn hệ số trung bình của ngành (trung bình ngành là 3,5 vòng ). Hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng 4,83- 3,86 = 0,97 vòng là do giá vốn hàng bán tăng nhanh tới 34,6% và hàng tồn kho bình quân tăng 7,5% nhưng tốc độ của giá vốn tăng nhanh hơn gần 5 lần.Vòng quay hàng tồn kho tăng thì thời gian của một vòng quay hàng tồn kho sẽ tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn, vốn ứ đọng ít hơn. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm nay là 18,986 so với năm trước là 14,73 đã tăng nhanh thể hiện sức sản xuất của TSCĐ tốt hơn năm trước. Đầu năm cứ 1đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 14,73 đồng doanh thu thuần còn đến cuối năm làm ra 18,986 đồng doanh thu thuần. Đây là thành tích đáng mừng của Xí nghiệp. Tuy TSCĐ bình quân có tăng từ 2792780 (ngđ) lên 2861785 (ngđ) nhưng doanh thu thuần về bán hàng tăng nhanh hơn từ 41126800 (ngđ) lên 54334370 (ngđ). Vì vậy việc tăng TSCĐ ở đây là có hiệu quả. Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản của Xí nghiệp tuy năm nay bằng 0,0863 so với năm trước bằng 0,079 có tăng lên song so với trung bình của ngành là 3,5 lần thì nhìn chung là rất thấp . Năm trước cứ 1 đồng TS tạo ra 0,97 đồng thu nhập còn năm nay tạo ra 0,863 đồng thu nhập. Doanh nghiệp cần phải xem xét thêm vấn đề thời gian đưa tài sản mới vào hoạt động nhu cầu thực tế để có kết luận đúng hơn về năng lực sử dụng tài sản. Tóm lại, năng lực hoạt động tài sản của Xí nghiệp nhìn chung là tốt so với mức hoạt động chung của ngành và xu hướng của nó đang tăng dần lên. Tuy nhiên hệ số quay vòng các khoản phải thu còn thấp nên Xí nghiệp cần phấn đấu trong công tác thu hồi nợ. 4.Phân tích hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Từ bảng cân đối kế toán trang 32 lập biểu 07 như sau: Biểu 07: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = 1,052 48869420 46444670 = 0,97 71255670 68810900 Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối = 0,86 = 0,846 39292170 46444670 59159170 68810900 Hệ số khả năng thanh toán tức thì = 0,0129 598250 46444670 = 0,0158 1093970 68810900 Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Xí ngiệp năm trước bằng 1,052 lần, năm nay là 0,97 lần, năm nay thấp hơn năm trước là 1,052- 0,97 = 0,082 lần .Cả 2 năm đều rất thấp trong khi mức trung bình của ngành là 1,1. Đó là do nợ ngắn hạn tăng nhanh từ 46444670 (ngđ) lên 68810900 (ngđ) với tỷ lệ tăng 47,78% chủ yếu là các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho công nhân viên… Tuy nhiên nếu Xí nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường, các tài sản lưu động của Xí nghiệp có khả năng chuyển hoá thành tiền theo đúng giá trị của nó trên bảng cân đối kế toán thì Xí nghiệp chỉ cần giải phóng 68810900/ 71255640 = 0,96 tức là 96% tài sản lưu động hiện có trong doanh nghiệp là đủ trang trải toàn bộ số nợ ngắn hạn và do vậy hệ số 0,97 của năm nay vẫn có thể chấp nhận được. Song, để đảm bảo an toàn của cán cân thanh toán lâu dài, Xí nghiệp cần phải nâng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lên cao hơn Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối của Xí nghiệp năm trước là 0,846 năm nay là 0,86 so với trung bình của ngành là 0,7 có cao hơn và năm nay cao hơn năm trước cho thấy xu hướng càng ngày càng tăng. Năm nay cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,86 đồng TSLĐ có khả năng chuyển nhanh thành tiền mặt để trả nợ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Xí nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (khả năng thanh toán nhanh bằng tiền) của Xí nghiệp so với năm trước tăng lên là : 0,0158 – 0,0129 = 0,0029 nhưng còn rất thấp. Theo các nhà phân tích thì hệ số này từ 0,1 đến 0,2 là hợp lý còn hệ số của xí nghiệp chỉ bằng 1/10 con số đó.Tuy nhiên hệ số này chỉ phản ánh khả năng thanh toán tại một thời điểm nên ngoài ra còn phải xem xét tình hình thực của Xí nghiệp. Tóm lại, Xí nghiệp không đủ khả năng thanh toán ngắn hạn nhưng thừa khả năng thanh toán nhanh tương đối song không có khả năng thanh toán tức thì . Sở dĩ có kết quả như vậy là do dự trữ tiền của Xí nghiệp là rất thấp, phải thu lại cao nên để có khả năng thanh toán tức thì Xí nghiệp phải tích cực thu hồi nợ. 5. Phân tích khả năng sinh lời Dựa vào bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh tại biểu 01 ta có: Bảng biểu 08 : Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /Tổng doanh thu x 100 = 2,82 1159150 41126800 x 100 = 1,03 1103960 54334370 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng TSBQ x 100 = 2,24 1159150 51662200 x 100 = 1,75 1103960 62924315 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Nguồn vốn CSH x100 =15,1 788220 5217530 x 100 = 14,17 750700 5296530 Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Đầu năm là 2,28%, cuối năm chỉ có 1,03% giảm hơn so với đầu năm là 1,97%. Nếu lấy (1,03 / 2,82)x 100 =36,53% có nghĩa là cuối năm chỉ bằng 36,53% so với đầu năm. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm là do tổng doanh thu thì tăng nhưng ngược lại lợi nhuận trước thuế không những không tăng mà lại còn giảm so với đầu năm (từ 1156150 ngđ xuống còn 1103960 ngđ). Do lợi nhuận trước thuế giảm nên lợi nhuận sau thuế cũng giảm. Vì vậy dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH đều giảm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản đầu năm bằng 2,24% cuối năm giảm chỉ còn 1,75% tức là giảm đi 0,49%. Mặt khác ta có chỉ tiêu sau : x 100 = Tỷ suất LNTT (LNTT + Lãi vay phải trả) Tổng TS Tổng TSBQ Ta có: x 100 = 4,29 Năm trước = (1159150 + 1056930) 51662,2 x 100 = 5,13 Năm nay = (1103960 + 2122640) 62924315 Nếu tỷ suất LNTT + lãi vay phải trả trên Tổng TSBQ cho thấy đầu năm bằng 4,29% thì cuối năm là 5,13% tức là đầu năm cứ 100 đồng tài sản thu được 4,29 đồng lợi nhuận trước thuế còn cuối năm thu được 5,13 đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH: Đầu năm bằng 15,1%, cuối năm chỉ còn 14,17% nghĩa là giảm đi so với năm trước. Từ kết quả phân tích của cả 4 chỉ tiêu về khả năng sinh lời đều cho chung một kết luận là : “khả năng sinh lời của năm nay giảm so với năm trước”.Trong đó giảm nhiều nhất là tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu rồi đến tỷ suất lợi nhuậnTT + Lãi vay trên Tổng TSBQ và cuối cùng là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH . Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đang suy giảm. Nếu so với số liệu trung bình của ngành Xây dựng thì chỉ có chỉ tiêu tỷ suất LNST trên nguồn vốn CSH là cao hơn , các chỉ tiêu còn lại đều thấp hơn. Cụ thể là : Chỉ tiêu Đầu năm(%) Cuối năm(%) TB ngành(%) Sovới ngành Đầu năm(%) Cuối năm(%) 1.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /Tổng doanh thu 2,82 1,03 8 - 5,18 - 6,97 2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng TSBQ 2,24 1,75 3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Nguồn vốn CSH 15,1 14,17 11 + 4,1 + 3,17 4. Tỷ suất lợi nhuận TT + lãi vay phải trả / Tổng TSBQ 4,29 5,13 5,5 - 1,21 - 0,37 Lợi nhuận trước thuế + lãi phải trả trên tổng TSBQ thấp hơn so với trung bình của ngành: Đầu năm là 1,21%, cuối năm là 0,37%. Song, lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH lại tăng so với số liệu trung bình của ngành: Đầu năm tăng 4,1%, cuối năm tăng 3,17%. Bởi vì Tổng TS = Tổng NV, trong tổng NV gồm có Nợ phải trả không chịu lãi, nợ vay phải trả lãi và Nguồn vốn CSH. Trong đó các khoản phải trả do đi chiếm dụng được thực tế không phải chịu lãi cũng tính vào mẫu số. Nếu loại trừ các khoản này đi thì mẫu số sẽ giảm đi khi đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế +lãi phải trả trên Tổng TSBQ sẽ tăng lên như sau : x 100 = 8,99 % Đầu năm : 1159500 + 1056930 51662200 - 27029710 x 100 = 20,98% Cuối năm : 1103960 + 2122640 62924315 - 47548780 Từ số liệu trên cho thấy cứ 100 đồng TS thì đầu năm Xí nghiệp được hưởng lãi là 8,99 đồng còn cuối năm tăng hơn là 20,98 đồng. Như vậy nếu loại trừ các khoản vốn chiếm dụng (Nợ KD và ngoài KD) thì chắc chắn khả năng sinh lời tổng tài sản của Xí nghiệp sẽ lớn hơn rất nhiều so với trung bình của ngành. Điều đó càng chứng tỏ rằng so với năm trước khả năng sinh lời của tài sản ở năm nay đã tăng lên rất nhanh. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI XN 29 CÔNG TY XD 319 BỘ QUỐC PHÒNG A- ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT 1.Ưu điểm Trong thời gian qua, Xí nghiệp 29- công ty XD 319 được sự quan tâm chỉ đạo, sự giúp đỡ của nhiều cấp chính quyền, cùng với sự năng động ,sáng tạo của tập thể lãnh đạo Xí nghiệp và tinh thần lao động khẩn trương của toàn bộ công nhân viên đã giúp Xí nghiệp từng bước vượt qua những khó khăn thách thức trên thương trường. Với nhiệm vụ chủ yếu là thi công các công trình xây dựng, Xí nghiệp luôn quan tâm tới việc đào tạo tuyển dụng cán bộ và công nhân có tay nghề cao, do vậy chất lượng các công trình mà Xí nghiệp thi công không ngừng được nâng cao, tạo được chữ “tín” đối với khách hàng. Xí nghiệp đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Qua thời gian và quá trình tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp, em đã nghiên cứu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và tình hình tài chính của Xí nghiệp. Em nhận thấy xí nghiệp đã xây dựng được một mô hình quản lý, kế toán khoa học hợp lý và có hiệu quả phù hợp với tính chất đặc điểm của ngành xây dựng. Xí nghiệp đã tổ chức ra một bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ và đặc điểm của Xí nghiệp. Phần lớn các cán bộ tài chính kế toán của xí nghiệp đều có trình độ cao, được đào tạo chính quy. Xí nghiệp đã quan tâm và tổ chức thực hiện tương đối tốt công tác kế toán từ việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ tới việc phản ánh, ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. Ban tài chính kế toán đã vận dụng tương đối đầy đủ các quy định về mẫu biểu do Bộ Tài chính ban hành và thực hiện tốt các nội dung, quy định của chế độ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp ban hành theo quyết định của Bộ tài chính. Hàng năm Xí nghiệp tiến hành công tác phân tích tài chính để đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong năm vừa qua, tiềm năng cũng như những rủi ro trong tương lai để xây dựng kế hoạch SXKD có hiệu quả hơn nhằm nâng cao thu nhập cho Xí nghiệp, khẳng định với các đối tác về chất lượng sản xuất của mình, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. II. Nhược điểm Công tác phân tích tài chính hàng năm vẫn được tiến hành nhưng chưa được thường xuyên liên tục. Quá trình phân tích chưa được hoàn thiện tới từng chi tiết nên các giải pháp đưa ra để khắc phục nhược điểm chưa đạt được hiệu quả cao làm kìm hãm sự phát triển của Xí nghiệp. Cụ thể như: Đối với các khoản phải thu Khoản phải thu của Xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn lưu động và ngày càng tăng lên qua các năm. Điều này làm nguồn vốn lưu động của Xí nghiệp bị ứ đọng trong tay khách hàng. Tình trạng bị chiếm dụng vốn ngày càng cao như vậy sẽ gây khó khăn cho Xí nghiệp trong công tác thanh toán của mình. Tiếp nữa, Xí nghiệp phải đi vay để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, phải trả lãi vay trong khi có vốn nhưng không sử dụng được, quản lý vốn lỏng lẻo, sử dụng kém hiệu quả. Điều này đòi hỏi Xí nghiệp phải tích cực thu hồi nợ phải thu để có thể bảo toàn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là : Nguyên nhân chính là do : Các khách hàng chủ yếu của Xí Nghiệp là các đơn vị chủ yếu trong quân đội, các sở ban ngành các tỉnh, địa phương… Việc cấp phát vốn theo chế độ phân bổ ngân sách hàng năm. Nhưng để có thể xin ngân sách cấp năm sau cao hơn năm trước thì một vấn đề mang tính phổ biến là phải sử dụng hết số ngân sách cấp năm trước, có kế hoạch sử dụng ngân sách năm sau sao cho hợp lý, trên cơ sở đó thì kho bạc mới cấp ngân sách. Để có được điều đó các cơ quan này chấp nhận thanh toán toàn bộ hợp đồng cho Xí Nghiệp trong khi hợp đồng mới thực hiện được 50 % hoặc ít hơn giá trị. Đó chính là lý do làm cho các khoản phải thu của khách hàng ngày càng tăng lên. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp dẫn đến công trình đã xong nhưng chưa thu hết tiền ngay mà khách hàng thường nợ lại một số phần trăm giá trị công trình, sau một thời gian mới trả hết. Cho nên tại một thời điểm nhất định thì bao giờ cũng tồn tại một khoản phải thu lớn nhưng trong khoảng thời gian ngắn thì khách hàng sẽ trả hết tiền nợ cho Xí Nghiệp Do sự kém hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị nội bộ dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn của Xí Nghiệp trong các đơn vị này, làm cho chỉ tiêu phải thu nội bộ trong các năm liên tục tăng dẫn tới tổng các khoản phải thu tăng… Hàng tồn kho Hàng tồn kho của Xí Nghiệp đang tăng lên và ở mức cao. Tuy Xí Nghiệp đang trong quá trình mở rộng sản xuất cho nên hàng tồn kho phải tăng lên nhưng nguyên nhân chính là do đặc điểm của ngành xây dựng : Các công trình thường tiến hành trong thời gian dài nên đến cuối kỳ các công trình chưa hoàn thành sẽ phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên nếu giảm được chi phí sản xuất dở dang thì vẫn có lợi hơn cho Xí nghiệp. 3) Nợ phải trả Tình hình nợ phải trả của Xí Nghiệp đang tăng lên và có xu hướng ngày càng tăng làm cho hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Xí Nghiệp ngày càng giảm so với trung bình của ngành. Trong Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán Nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ của Xí Nghiệp còn chậm và kém hiệu quả gây nên tình trạng ứ đọng vốn lớn nên để duy trì kế hoạch sản xuất kinh doanh XN phải đi vay ngân hàng, khi vốn vay tăng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của Xí Nghiệp vì phải chi một khoản tiền để trả lãi tiền vay. Mặt khác hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay lại rất thấp so với quy định của ngân hàng nên việc Xí nghiệp vay vốn tiếp sẽ gặp khó khăn hơn. B- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP. 1. Hoàn thiện công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và công tác phân tích tài chính nói riêng Tuy hàng năm Xí nghiệp vẫn tiến hành phân tích tài chính, nhưng yêu cầu trong thời gian tới Xí nghiệp phải thúc đẩy hơn nữa và từng bước hoàn thiện công tác này. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa, cũng còn có những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích Xí nghiệp mới có thể phát hiện được, và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích Xí nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, Xí nghiệp phải biết tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp . Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong về tài chính, lao động, vật tư…Xí nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở phân tích trên, Xí nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa. Có thể nói, công tác phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng rất quan trọng, nó giúp cho Xí nghiệp có cái nhìn vừa bao quát, vừa chi tiết về hoạt động của mình, thực trạng và giải pháp trong thời gian tới. Vì vậy đòi hỏi công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. 2. Giảm thiểu nợ phải thu Như đã trình bày ở trên, khoản phải thu của Xí nghiệp tăng lên hàng năm chiếm tỷ trọng lớn là khoản phải thu của khách hàng. Xí nghiệp cần sớm xây dựng quy định về công tác quản lý công nợ để đảm bảo công tác thu hồi nợ ngày càng tốt hơn, giảm khoản vốn của xí nghiệp bị chiếm dụng. Với giải pháp là: - Tiến hành sắp xếp, phân loại theo mức độ rủi ro của từng khoản phải thu để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Thông qua việc sắp xếp phân loại nợ có thể giúp Xí Nghiệp phân tích , đánh giá các hệ số nợ, khả năng thanh toán ngắn hạn của từng đối tượng khách hàng của Xí nghiệp. - Thường xuyên theo dõi số dư của các tài khoản phải thu đối với từng khách hàng. Trên cơ sở số dư kết hợp với số liệu phân tích Xí Nghiệp quyết định xem có tiếp tục cho nợ nữa không. Tuỳ vào sự phân loại Nợ phải thu ở trên Xí nghiệp cần lập “quỹ dự phòng phải thu khó đòi” theo đúng chế độ hiện hành. - Nên có sự phân biệt đối sử với các khách hàng theo mức độ thực hiện kỷ luật thanh toán của họ và đặc biệt không được để một khách hàng có tỷ lệ nợ phải thu quá cao so với tổng nợ phải thu để tránh rủi ro cho Xí nghiệp. Ví dụ như : Năm nay tổng nợ phải thu của Xí nghiệp là 58065200(ngđ), nếu số khách nợ của Xí nghiệp là 20 khách hàng thì mỗi khách hàng không được nợ quá 58065200 / 20 = 2903260(ngđ) tương ứng với tỷ lệ là 5% tổng nợ phải thu cho một khách hàng được nợ của Xí nghiệp. - Khi tiến hành kí kết hợp đồng, Xí Nghiệp phải xác định đầy đủ các điều kiện, điều khoản, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, mức phạt nếu khách hàng thanh toán chậm, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Tất cả những điều đó sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ của Xí Nghiệp trong thời gian sau sẽ dễ dàng hơn. 3. Mở rộng thị trường và tăng cường tìm kiếm công trình Hiện nay trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, việc tăng cường mở rộng thị trường góp một phần rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển bền vững của Xí nghiệp. Chính vì vậy việc tìm kiếm thị trường phải được Xí nghiệp quán triệt đến mọi cán bộ công nhân viên . Việc tìm kiếm thị trường hiện nay là một bài toán nan giải với bất cứ một đơn vị xây lắp nào. Xí nghiệp XD 29 đã từng bước tìm ra nghiệm số, dẫu là chưa hết. Hy vọng Xí nghiệp sẽ làm tốt hơn nữa công tác này để đạt được những kết quả khả quan hơn trong thời gian tới . 4. Bổ sung nguồn vốn CSH của Xí nghiệp Qua việc phân tích cho thấy NVCSH của Xí nghiệp quá thấp dưới 10% so với tổng số vốn .Để thực hiện đúng quy định của Nhà nước cũng như của ngành tỷ lệ này phải là 55%. Vì vậy Xí nghiệp cần trích từ lợi nhuận để đưa vào quỹ đầu tư phát triển sản xuất, quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ cao hơn, trên cơ sở đó mà tăng nguồn vốn CSH hàng năm . Có như vậy thì dần dần mới tăng được NVCSH. Ngoài việc trích từ lợi nhuận như trên Xí nghiệp còn có thể thực hiện 1 biện pháp tích cực khác là thu hồi nợ phải thu. Bởi vì : Khi thu hồi được nợ Xí nghiệp sẽ có tiền để trả nợ vay ngân hàng. Vừa giảm nợ phải trả sẽ giảm hệ số nợ tăng hệ số tự tài trợ. Đồng thời khi giảm nợ vay sẽ giảm 1 lượng chi phí trả lãi tiền vay khi đó sẽ tăng được lợi nhuận cho Xí nghiệp. Ngoài ra, để tăng nguồn vốn CSH, Xí nghiệp có thể gọi vốn thông qua các hình thức liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu… Tuy nhiên khi nguồn vốn CSH tăng sẽ có thể tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn CSH sẽ giảm đi đôi chút song cơ cấu vốn sẽ đẹp, sản xuất an toàn, và Xí nghiệp sẽ tự chủ về tài chính hơn, ít phụ thuộc vào chủ nợ. Điều đó sẽ làm tăng tự chủ, tính độc lập của Xí nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Phân tích hoạt động kinh doanh” – TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương- NXB Thống kê - 2002 2. “ Phân tích hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp”- Charles J . Woelfel – NXB Khoa học xã hội - 1991 3.” Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” – Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội – NXB Giáo dục -1997 4. “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”- Chủ biên TS Lê Thị Xuân –Học Viện Ngân Hàng - 2004 5. “ Hệ thống kế toán doanh nghiệp” (Những văn bản pháp quy)- NXB Tài chính - 2002 6. Và một số tạp chí kinh tế, tư liệu lưu hành nội bộ khác KẾT LUẬN Với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những sự cạnh tranh gay gắt đôi khi là không thể thích ứng được. Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng truớc pháp luật trong kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp mình. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu trong tổ chức quản lýsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cho nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên, liên tục phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Trong khuôn khổ có hạn của chuyên đề này, vận dung những kiến thức đã học, em đã trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản về công tác phân tích tình hình tài chính. Trong thời gian thực tập ở Xí Nghiệp 29 công ty XD 319 em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình tài chính của Xí nghiệp trong 2 năm vừa qua. Từ đó em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về những biện pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Xí Nghiệp. Với thời gian thực tập có hạn, và sự hiểu biết còn hạn chế nên những ý kiến của em đưa ra khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và ban lãnh đạo, Xí Nghiệp đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính- kế toán, và các bạn để đề tài nghiên cưu được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Quỳnh Như và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Xí nghiệp 29 đã giúp em hoàn thành chuyên đề này Hà Nội ngày 30 tháng 07 năm2004 Người viết Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Cúc TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XD CÔNG TY 319 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP A. Khái niệm, mục tiêu, phương pháp phân tích Khái niệm Mục tiêu Phương pháp B. Tài liệu phân tích Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả SXKD Thuyết minh báo cáo tài chính C. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích khái quát tình hình và kết quả kinh doanh Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí Phân tích bảng cân đối kế toán Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các cân bằng tài chính trên bảng cân đối kế toán Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Phân tích năng lực hoạt động tài sản Phân tích khả năng sinh lời CHƯƠNG II : THỰC TẾ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP XD 29 CÔNG TY 319- BQP A. Đặc điểm tình hình chung của XN XD 29- Công ty 319 Quá trình hình thành và phát triển Đặc điểm, tổ chức hoạt động SXKD và tổ chức quản lý SXKD của XN Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán sử dụng tại XN B. Thực tế công tác phân tích tài chính tại XN XD 29 Phân tích khái quát tình hình và kết quả kinh doan Phân tích bảng cân đối kế toán CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI XN XD 29 – CÔNG TY 319 - BQP A. Đánh giá khái quát Ưu điểm Nhược điểm B. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại XN KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1931.doc
Tài liệu liên quan