Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên

LỜI MỞ ĐẦU Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế thời đại, nó đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác. Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xác định được mục tiêu của hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng là tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Long Biên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp của các Phòng ban trong quá trình thực tập tại Ngân hàng kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong trường và bên ngoài, em đã hoàn thành báo cáo thực tập với nội dung sau: - Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK) - Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên - Phần 3: Nhận xét và kết luận Do thời gian thực tập và trình độ hạn chế nên bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày. Em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy cô để bản báo cáo thực tập được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chi nhánh AGRIBANK Long Biên, các anh chị tại phòng Dịch vụ và Marketing đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này. LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2 1.1. Thành lập và hoạt động chính của AGRIBANK 2 1.1.1 Giới thiệu chung 2 1.1.2 Sự hình thành và phát triển 2 1.2 Giới thiệu về AGRIBANK Long Biên 5 1.2.1 Giới thiệu chung 5 1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Long Biên 5 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: 6 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK LONG BIÊN 8 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh: 8 2.2. Hoạt động phát hành thẻ tại AGRIBANK Long Biên 10 2.2.1. Quy trình chung về phát hành thẻ: 10 2.2.2. Nghiệp vụ phát hành thẻ tại chi nhánh: 10 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh: 11 2.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 11 2.3.2. Kết quả tổng hợp hoạt động kinh doanh 15 2.4. Tình hình sử dụng lao động: 17 PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 18 3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh: 18 3.2. Những ưu điểm: 19 3.3. Những hạn chế, tồn tại: 19 3.4. Định hướng phát triển của AGRIBANK Long Biên 20 3.5.Kết luận 21

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế thời đại, nó đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác. Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xác định được mục tiêu của hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng là tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Long Biên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp của các Phòng ban trong quá trình thực tập tại Ngân hàng kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong trường và bên ngoài, em đã hoàn thành báo cáo thực tập với nội dung sau: - Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK) - Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên - Phần 3: Nhận xét và kết luận Do thời gian thực tập và trình độ hạn chế nên bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày. Em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy cô để bản báo cáo thực tập được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chi nhánh AGRIBANK Long Biên, các anh chị tại phòng Dịch vụ và Marketing đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này. PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Thành lập và hoạt động chính của AGRIBANK 1.1.1 Giới thiệu chung Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tên tiếng Anh: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development Tên viết tắt: AGRIBANK Hội sở chính: 24 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội ĐT : +84 (4) 37 760 118 Fax: +84 (4) 38 312 250 Trang web: 1.1.2 Sự hình thành và phát triển Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 01/03/1991, thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung . Ngày 22/12/1992, thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế thi đua khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố. Ngày 30/7/1994, đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc. Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngày 15/11/1996, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK). Trong năm 1998, AGRIBANK đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp quá hạn. Năm 1999, Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước, cho vay các chương tình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tác sản xuất được coi là những biện pháp chú trọng của AGRIBANK .Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch AGRIBANK Việt nam, Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, AGRIBANK tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, AGRIBANK đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống. Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, mang lưới kinh doanh theo hướng tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh. Tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên môn hoá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ. Năm 2001 là năm đầu tiên AGRIBANK triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Ngày 04/10/2002, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003 Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, AGRIBANK tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 AGRIBANK là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc AGRIBANK là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010, tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn. Đến cuối năm 2005, vốn tự có đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo….. AGRIBANK đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ, vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động. Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 AGRIBANK chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại. AGRIBANK ưu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập.  Triển khai thành công mô hình đào tạo trực tuyến; Tuyển thêm trên 2000 cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho các năm tiếp theo.  Năm 2009, AGRIBANK vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm , vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Năm 2010 và những năm tiếp theo, AGRIBANK xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, AGRIBANK không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Năm 2010, AGRIBANK phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với năm 2009, nguồn vốn tăng từ 22%-25%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợi nhuận tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế. 1.2 Giới thiệu về AGRIBANK Long Biên 1.2.1 Giới thiệu chung Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK) – Chi nhánh Long Biên (AGRIBANK Long Biên) là chi nhánh có quy mô hoạt động tương đương chi nhánh cấp I. Địa chỉ: 309 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội. AGRIBANK Long Biên được thành lập theo quyết định số 351/QĐ/HĐQ ngày 30/11/2004 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam Hoạt động theo quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. AGRIBANK Long Biên hiện nay đang cung cấp những dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích như: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn ở thị trường trong nước: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luôn nhạy bén nắm bắt đựơc những khó khăn và thuận lợi trong thời buổi kinh tế thị trường, ban lãnh đạo AGRIBANK Long Biên đã đưa ra những phương hướng cụ thể, hợp lý, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó AGRIBANK Long Biên thường xuyên tổ chức tiếp thị và định hướng cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng với lợi ích cao thuộc về khách hàng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng, tạo tâm lý gắn kết lâu dài với Ngân hàng. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Long Biên Khi mới thành lập (tháng 11/2004), AGRIBANK Long Biên có cơ cấu tổ chức gồm 7 phòng nghiệp vụ với 48 Cán bộ nhân viên. Đến nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Long Biên có 86 người, bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, 8 phòng (tổ) nghiệp vụ và 5 phòng giao dịch (sơ đồ 1.2.2) Sơ đồ 1.2.2: Tổ chức bộ máy của Agribank Long Biên (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự) 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo trong Ngân hàng; giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Ngân hàng theo pháp luật. Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Ngân hàng. Phòng kế hoạch tổng hợp: có chức năng tham mưu, giúp việc, soạn thảo cho Ban Giám Đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch nguồn vốn theo nhiệm vụ của phòng; tham gia một số hội đồng theo quyết định của Giám đốc Phòng tín dụng: đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; tổng hợp báo cáo phân tích kết quả hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài hạn hàng quý, năm… Phòng Kinh doanh ngoại hối: Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn, xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trong từng thời kỳ; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế… Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ đúng Pháp luật; Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị Phòng Điện toán: tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch về công tác khai thác nguồn thông tin thông qua việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh và đảm bảo an toàn dữ liệu toàn Chi nhánh; Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về công tác công nghệ thông tin trong phạm vi toàn Chi nhánh Phòng Kế toán ngân quỹ: Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ cũng như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý, kiểm soat nguồn vốn và sử dụng vốn; quản lý tài sản; quản lý, kiểm soát thu nhập và chi phí từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Phòng Hành chính nhân sự: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hành chính trong Chi nhánh Phòng Dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược sản phẩm, dịch vụ mới, chiến lược Marketing; Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, marketing, dịch vụ thẻ, quản lý thiết bị đầu cuối…theo nhiệm vụ của phòng PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK LONG BIÊN 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh: AGRIBANK có các hoạt động kinh doanh chính là: Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp; Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp; Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản; Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: Cung ứng các phương tiện thanh toán; Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: thu phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm...và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép. Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. Tư vấn khách hàng xây dựng dự án. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc cháp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các Chi nhánh Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp. Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên địa bàn do Ngân hàng Nông nghiệp giao. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng Giám đốc Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao. 2.2. Hoạt động phát hành thẻ tại AGRIBANK Long Biên 2.2.1. Quy trình chung về phát hành thẻ: Việc phát hành thẻ cơ bản tuân theo quy trình sau: Bước 1: Khách hàng gửi đơn, hồ sơ cần thiết yêu cầu được sử dụng thẻ đến ngân hàng và phải đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng về độ tuổi, thu nhập…Đồng thời, khách hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết như họ tên, địa chỉ, cơ quan công tác, số chứng minh thư…cho ngân hàng Bước 2: Ngân hàng căn cứ vào hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng, bộ phận thẩm định sẽ tiến hành thanh tra hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành. Với những hồ sơ được chấp nhận, chi nhánh phát hành thẻ tiến hành gửi hồ sơ, hợp đồng ký kết tới trung tâm thẻ, đồng thời xác định hạn mức cho khách hàng. Bước 3: Trung tâm thẻ sẽ tiến hành mở tài khoản thẻ cho khách hàng cập nhật hồ sơ và tiến hành in thẻ. Sau khi xác định số PIN, thẻ được giao lại cho bộ phận phát hành.Quy trình phát hành thẻ, đặc biệt là số PIN phải được đảm bảo giữ bí mật Sơ đồ 2.2.1: Thủ tục phát hành thẻ - Chủ thẻ ký nhận và ký vào mặt sau - Gửi thẻ và mã cá nhân - Gửi thẻ và mã số cá nhân cho chủ thẻ - Thẻ và mã cá nhân phải gửi riêng 2.2.2. Nghiệp vụ phát hành thẻ tại chi nhánh: Phê duyệt hồ sơ đăng ký phát hành thẻ: Hồ sơ đăng ký phát hành thẻ, bao gồm: Giấy đăng ký mở, sử dụng dịch vụ ngân hàng, Giấy đề nghị phát hành thẻ, Bản sao Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, Hợp đồng sử dụng thẻ, Một ảnh 3x4 chụp trong phạm vi 6 tháng gần nhất Phê duyệt hồ sơ sử dụng thẻ: Kiểm tra các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, hồ sơ đăng ký phát hành thẻ; Căn cứ hồ sơ đăng ký phát hành thẻ của khách hàng, Giám đốc chi nhánh quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành thẻ Đăng ký phát hành thẻ: Đối với thẻ ghi nợ: Sau khi hoàn tất thủ tục phê duyệt đăng ký phát hành thẻ trên hồ sơ giấy, giao dịch viên đăng ký phát hành thẻ vào hệ thống IPCAS và thu phí phát hành thẻ theo quy định. Căn cứ hồ sơ giấy và dữ liệu trên hệ thống IPCAS cán bộ kiểm soát phê duyệt đăng ký, phát hành thẻ cho khách hàng. Cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về tính chính xác thông tin đăng ký phát hành trên hệ thống IPCAS Đối với thẻ tiếp quỹ: Khi có nhu cầu đăng ký phát hành thẻ tiếp quỹ ATM, chi nhánh lập giấy để phát hành thẻ tiếp quỹ ATM gửi Trung tâm thẻ Nhận thẻ, mã PIN từ Trung tâm thẻ: Kiểm tra tính bảo mật của bì thư; kiểm tra, đối chiếu các thông tin in/dập nổi trên thẻ, số lượng thẻ, số lượng thông báo mã số cá nhân (mã PIN) nhận được từ TTT bảo đảm khớp đúng với số lượng chi nhánh đã đăng ký phát hành. Ký, đóng dấu danh sách thẻ đã phát hành và lưu trữ tại chi nhánh. Trường hợp phát hiện sai sót, chi nhánh phát hành có trách nhiệm thông báo ngay cho TTT để phối hợp xử lý Trường hợp quá thời hạn giao thẻ và mã PIN cho chủ thẻ theo quy định nhưng chi nhánh chưa nhận được thẻ và mã PIN, chi nhánh có trách nhiệm điện tra soát ngay TTT để phối hợp giải quyết Sau thời hạn 12 ngày làm việc kề từ ngày chi nhánh hoàn thành đăng ký phát hành thẻ cho khách hàng vào hệ thống IPCAS, nếu không có phản hồi từ phía chi nhánh về việc chưa nhận được thẻ và mã PIN từ TTT, mặc nhiên chi nhánh đã nhận thẻ và mã PIN. Quá thời hạn trên, rủi ro phát sinh từ thẻ và mã PIN chi nhánh chưa nhận được, trách nhiệm thuộc về phía chi nhánh Giao thẻ và mã PIN cho chủ thẻ: Giao dịch viên kiểm tra, đối chiếu Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của chủ thẻ. Yêu cầu chủ thẻ kiểm tra lại các thông tin trên thẻ, mã PIN, ký xác nhận và ghi rõ ngày, giờ vào phiếu nhận hồ sơ kiêm giấy hẹn và phần cuống của thông báo mã số cá nhân. Nếu khớp đúng thực hiện giao thẻ và mã PIN cho chủ thẻ Kích hoạt hiệu lực của thẻ sau khi chủ thẻ ký xác nhận vào phiếu nhận hồ sơ kiêm giấy hẹn và phần cuống của thông báo mã số cá nhân Lưu phiếu nhận hồ sơ kiêm giấy hẹn, phần cuống của thông báo mã số cá nhân vào hồ sơ chủ thẻ 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh: 2.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán (Bảng 2.3.1) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Triệu VNĐ STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH Chênh lệch Tỉ lệ % I TÀI SẢN 1 Tài sản ngắn hạn 53.864.890 87.042.306 33.177.416 38,12 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 8.458.614 8.512.534 53.920 0,63 Tiền gửi tại NHNN 3.224.539 2.633.963 (590.576) (22,42) Tiền gửi và cho vay tại TCTD 7.047.584 15.122.690 8.075.106 53,40 Chứng khoán kinh doanh 370.106 848.456 478.350 56,38 Công cụ tài chính phái sinh và tài sản tài chính khác 6.928 609.445 602.517 98,86 Cho vay khách hàng 34.757.119 59.315.218 24.558.099 41,40 2 Tài sản dài hạn 14.573.679 17.018.149 2.444.470 14,36 Tài sản cố định 1.696.288 2.480.553 784.265 31,62 Chứng khoán dài hạn 8.969.574 9.756.614 787.040 8,07 Đầu tư góp vốn dài hạn 1.254.261 587.471 (666.790) (113,50) 3 Tài sản Có khác 2.653.556 4.193.511 1.539.955 36,72 Tổng cộng Tài sản 68.438.569 104.060.455 35.621.886 34,23 II NGUỒN VỐN 1 Nợ phải trả 60.679.944 93.277.341 32.597.397 34,95 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 52.161 3.614.333 3.562.172 98,56 Tiền gửi và vay của TCTD 4.488.354 3.139.164 (1.349.190) (42,98) Tiền gửi của khách hàng 46.128.820 60.527.019 14.398.199 23,79 Nguồn vốn uỷ thác 1.014.462 1.975.237 960.775 48,64 Phát hành giấy tờ có giá 7.659.063 21.977.476 14.318.413 65,15 Các khoản nợ khác 1.337.084 2.044.112 707.028 34,59 2 Nguồn vốn CSH 7.758.625 10.783.114 3.024.489 28,05 Vốn của TCTD 5.977.579 8.078.178 2.100.599 26,00 Quỹ của TCTD 796.705 1.000.761 204.056 20,39 Lợi nhuận chưa phân phối/ Lỗ luỹ kế 984.341 1.474.034 489.693 33,22 Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 230.141 230.141 100,00 Tổng cộng Nguồn Vốn 68.438.569 104.060.455 35.621.886 34,23 (Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ) Thông qua bảng cân đối kế toán năm 2009 và 2010 ta thấy: * Tổng tài sản năm 2010 tăng 34,23% so với năm 2009 do: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý tồn quĩ của AGRIBANK Long Biên năm 2010 là 8.512.534 triệu đồng tăng 0,63% so với năm 2009. Tỷ lệ tồn quỹ hợp lý được điều chỉnh tăng lượng tiền giúp Ngân hàng tăng khả năng thanh khoản. Các khoản cho khách hàng vay: Cho vay khách hàng tăng 41,4% so với năm 2009 do nhu cầu xin vay vốn của khách hàng tăng, bên cạnh việc AGRIBANK Long Biên thực hiện theo kêu gọi của nhà nước, tích cực đầu tư, hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp phát triển sau suy thoái kinh tế. Với phương châm tiếp tục tăng cường đầu tư vốn nhiều hơn cho nông nghiệp, nông thôn, với cơ cấu đầu tư khoảng 70-75%/ tổng dư nợ, AGRIBANK Long Biên quan tâm hơn nữa đến chất lượng tín dụng; chú ý xử lý, trích lập rủi ro; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty con, kể cả các công ty đã cổ phần; thực hiện tích cực, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát; đưa sản phẩm dịch vụ xuống tận địa bàn nông thôn , đầu tư có chọn lọc. Bên cạnh việc ưu tiên vốn để tăng dư nợ, AGRIBANK Long Biên còn chú trọng nhiều mặt như: Mở rộng đối tượng cho vay, đơn giản tối đa hồ sơ thủ tục vay, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay để ngày càng nhiều đối tượng khách hàng tiếp cận được với vốn vay của AGRIBANK Long Biên. Đặc biệt, thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ AGRIBANK Long Biên đã cho vay được gần 2 ngàn khách hàng với số dư nợ là 59.315.218 triệu đồng , góp phần giúp nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn ổn định sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động tại địa bàn, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Tài sản cố định Tài sản cố định năm 2010 là 2.480.553 triệu đồng tăng 31,62% so với năm 2009 do năm 2010 AGRIBANK Long Biên tập trung đầu tư vào máy móc trang thiết bị nhằm hiện đại hoá các dịch vụ cung cấp. *Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 34,23% so với năm 2009 Tiền gửi của khách hàng tăng 23,79% từ 46.128.820 triệu lên 60.527.019 triệu do: AGRIBANK Long Biên đã triển khai mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao, thời hạn gửi dài; điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn tín dụng, bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh; linh hoạt về lãi suất theo từng khu vực, từng thời điểm; đa dạng các hình thức huy động, kịp thời cung ứng các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng. Đồng thời, tập trung cơ cấu lại đầu tư tín dụng; mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý. Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu AGRIBANK Long Biên, đầu tư công nghệ tạo điều kiện phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới.  Trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu đô thị trong năm 2009 có số dư đầu tư vào lĩnh vực này là 7.659.063 triệu đồng thì sang năm 2010 thì con số này đã tăng lên còn 21.977.476 triệu đồng. Điều này chứng tỏ việc huy động bằng kênh này của AGRIBANK Long Biên rất hiệu quả. Nợ phải trả tăng 34,95% so với năm 2009 do huy động vốn nhiều, giá cả leo thang Ngân hàng phải chi trả rất nhiều khoản. * Phân tích chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu Công thức Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ chênh lệch Tỷ suất tự tài trợ Vốn CSH Tổng nguồn vốn 11,34% 10,36% (0,97)% Hệ số nợ Nợ phải trả Tổng nguồn vốn 88,66% 89,64% 0,97% Tỷ suất tự tài trợ giảm 0,97% chứng tỏ khả năng tự tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chưa cao,tính an toàn thấp trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân tỷ suất này giảm cũng giống nguyên nhân được đưa ra cũng tương tự với nguyên nhân được đưa ra ở trên với tỷ suất đầu tư, nghĩa là tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (28,05%) không kịp với tốc độ tăng tổng nguồn vốn (34,32%) Hệ số nợ tăng 0.97% vì năm 2010 tốc độ tăng nợ phải trả tăng mạnh hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn, do trong năm 2010 ngân hàng đã sử dụng rất nhiều biện pháp giúp huy động vốn hiệu quả như giảm lãi suất, có các hình thức khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng. 2.3.2. Kết quả tổng hợp hoạt động kinh doanh (Bảng 2.3.2) BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 SO SÁNH Chênh lệch Tỉ lệ % 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 7.161.082 7.214.371 53.289 0,74 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (6.014.414) (4.840.394) 1.174.020 (24,25) I Thu nhập lãi thuần 1.146.668 2.373.977 1.227.309 51,70 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 672.016 1.184.229 512.213 43,25 4 Chi phí hoạt động dịch vụ (109.667) (188.354) (78.687) 41,78 II Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 562.349 995.875 433.526 43,53 III Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 510.042 313.746 (196.296) (62,57) IV Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 86.856 (14.216) (101.072) 710,97 V Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (138.448) 422.797 561.245 132,75 5 Thu nhập từ hoạt động khác 176.011 89.871 (86.140) (95,85) 6 Chi phí hoạt động khác (59.802) (152.979) (93.177) 60,91 VI Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động khác 116.209 (63.108) (179.317) 284,14 VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 170.284 87.983 (82.301) (93,54) VIII Chi phí hoạt động (1.269.935) (1.684.171) (414.236) 24,60 IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.184.025 2.432.883 1.248.858 51,33 X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (74.097) (282.432) (208.335) 73,76 XI Tổng lợi nhuận trước thuế 1.109.928 2.150.451 1.040.523 48,39 7 Chi phí thuế TNDN hiện hành (155.173) (479.329) (324.156) 67,63 8 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 3.966 3.966 100,00 XII Chi phí thuế TNDN 155.173 (475.363) (630.536) 132,64 XIII Lợi nhuận sau thuế 954.755 1.675.088 720.333 43,00 (Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2010 so với năm 2009: Doanh thu lãi thuần năm 2010 tăng 51,70% so với năm 2009. Do tình hình kinh tế tài chính năm 2010 đã có những chuyển biến khả quan và đang từng bước phục hồi, phát triển Lợi nhuận thuần năm 2010 tăng 43% so với năm 2009, do nền kinh tế đã từng bước hồi phục, về cơ bản tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn chi phí nên lợi nhuận tăng Do những biến động của thị trường chứng khoán, nhất là những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010 nên lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư năm 2010 tăng 132,75%, chênh lệch từ mua bán chứng khoán kinh doanh là 710,97%. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 73,76% do hoạt động tín dụng gia tăng đồng thời kéo theo chi phi dự phòng rủi ro tăng theo Lỗ thuần từ hoạt động khác năm 2010 63.108 triệu VNĐ so với lãi thuần từ hoạt động khác năm 2009 là 116.209 triệu VNĐ tương ứng với mức chênh lệch là 284,14%. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 48,39% so với năm 2009. Tuy nhiên với tình hình kinh tế thế giới và trong nước đều có biến chuyển khả quan nên lợi nhuận sau thuế của AGRIBANK Long Biên năm 2010 vẫn tăng 43% so với năm 2009 Kết luận : So với năm 2009 thì năm 2010 là một năm có nhiều biến chuyển khả quan của nền kinh tế thế giới và trong nước. Các ngân hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng đều chịu ảnh hưởng lớn của các biến động trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, giá vàng, giá xăng dầu * Một số chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu tài chính Công thức 2009 2010 Chênh lệch Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản 1,40% 1,61% 0,21% Tỷ suất sinh lời trên nguồn vốn CSH Lợi nhuận sau thuế Tổng nguồn vốn CSH 12,31% 15,53% 3,23% Hệ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tái sản (ROA) phản ánh một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, phản ánh khả năngtạo ra thu nhập của tài sản có của ngân hàng. Qua bảng ta thấy ROA của năm 2010 so với năm 2009 có sự chênh lệch rất nhỏ, tăng 0,21%, điều này là do trong năm 2010 ngân hàng đã tăng đầu tư tài sản cố định, tăng tái sản có khác, lợi nhuận sau thuế cũng tăng Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng , phản ánh số tiền mà ngân hàng kiếm được từ nguồn vồn họ đầu tư. Theo bảng, ta thấy ROE trong năm 2010 là 0.1553 tăng 3,23% so với năm 2009 cho thấy số tiền ngân hàng thu được từ đầu tư tăng. Tỷ số ROE không quá lớn so với ROA chứng tỏ kinh doanh của ngân hàng có độ lành mạnh cao, ngân hàng cần tiếp tục duy trì sự ổn định của chỉ số này. 2.4. Tình hình sử dụng lao động: Đối với một doanh nghiệp, một ngân hàng hay bất kì một tổ chức nào yếu tố con người hay còn gọi là lao động luôn giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định vào sự tăng trưởng và phát triển của đơn vị đó. Hiểu được điều đó ban lãnh đạo của Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo lao động. AGRIBANK Long Biên có ban lãnh đạo năng động, sáng tạo trong quản lý phần lớn được tuyển chọn kỹ lưỡng và đào tạo chuyên nghiệp ở nước ngoài, một đội ngũ công nhân viên nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt tình, hăng hái, đoàn kết góp phần phát triển Ngân hàng ngày một vững mạnh. Trong năm, AGRIBANK Long Biên đã tổ chức đào tạo các khoá học theo nhiều chuyên đề như Kiểm soát và Tài chính kế toán, Quản lý rủi ro, Ngân quỹ và đầu tư, Quản lý Ngân hàng dành cho các nhà lãnh đạo, Chuyên gia đầu ngành. Tổ chức cho cán bộ nòng cốt tham gia các khoá đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ và nắm bắt được thực tế hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tài chính ngân hàng tiên tiến trên thế giới. Tại AGRIBANK Long Biên ngoài trả lương cho cán bộ, công nhân viên dựa trên ngày làm việc và hệ số tiền lương, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong bộ luật lao động, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hiểm theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, họ còn mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn cho người lao động. AGRIBANK Long Biên luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần người lao động như thăm hỏi cán bộ nhân viên và người nhà khi bị ốm đau, bệnh tật... Hiện nay, tiền lương trung bình của cán bộ công nhân viên khoảng 5 đến 6 triệu đồng/ tháng. Tiền lương, thưởng trong tháng ,quý, năm các ngày lễ tết được đảm bảo đầy đủ theo đúng chế độ quy định. Ngân hàng luôn động viên khen thưởng kịp thời những sáng kiến cải tiến trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra hàng năm Ngân hàng tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát cho cán bộ, công nhân viên. Lập quỹ khen thưởng cho con em cán bộ, công nhân viên đạt thành tích cao trong học tập. Ban lãnh đạo AGRIBANK Long Biên luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc, văn phòng thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị...Ngoài ra,họ còn tạo ra không khí làm việc hứng khởi trong chi nhánh bằng các phong trào thi đua ,các chương trình văn nghệ, các hội thi...... PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh: Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh được thực hiện nghiêm túc và được vận dụng như một công cụ hữu hiệu để chỉ đạo thực hiện hoạt động kinh doanh. Điều hành lãi suất huy động và cho vay theo sát diễn biến thị trường đảm bảo nhanh, nhạy. kịp thời, phù hợp với việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh. Đối với công tác huy động nguồn vốn, mặc dù tình hình huy động vốn có nhiều khó khăn, nhưng AGRIBANK Long Biên vẫn huy động được nguồn vốn với tốc độ tăng trưởng nhanh và vững chắc. Các văn bản chế độ chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước và AGRIBANK Việt Nam về công tác cho vay đã từng bước phù hợp với thông lệ và các chuẩn mực quốc tế. Một số quy định mới về tín dụng, kế hoạch, về cơ chế trích dự phòng và xử lý rủi ro, đã được triển khai và áp dụng vào thực tiễn. Bám sát định hướng phát triển của toàn ngành, đảm bảo tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn. Thực hiện tốt việc phân tích xếp loại khách hàng, duy trì tốt quan hệ với các khách hàng có tín nhiệm, quản lý chặt chẽ hạn mức cho vay đối với khách hàng, giảm dần dư nợ đối với các khách hàng vay có dấu hiệu rủi ro. Trong cho vay ngoài đối tượng chủ yếu là DNNQD, AGRIBANK Long Biên da chú trọng đến các doanh nghiệp dân doanh và cho vay hộ gia đình cá nhân nhằm đa dạng hoá loại hình khách hàng, phân tán rủi ro, nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo, đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Bên cạnh những nội dung trên AGRIBANK Long Biên vẫn đảm bảo tốt được chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu khống chế được ở mức thấp hơn mục tiêu đề ra của AGRIBANK Việt Nam cho toàn hệ thống. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác chuyên môn. Thực hiện tốt chương trình hiện đại hoá ngân hàng do World Bank tài trợ, chương trình giao dịch một cửa tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Triển khai tốt các chương trình ứng dụng tin học của NHNo Việt Nam, chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình ứng dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh trực tiếp của AGRIBANK Long Biên để từng bước nâng cao năng suất lao động và chất lượng phục vụ khách hàng. Phát triển và mở rộng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ mới được NHNo Việt Nam đưa ra thị trường cung cấp cho khách hàng đều được AGRIBANK Long Biên thực hiện đầy đủ như: Thu đổi séc du lịch, phát hành các loại thẻ: thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, dịch vụ chi trả kiều hối Western Union... Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn sâu, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ có khả năng xử lý tốt công việc hiện tại cũng như thích hợp với lộ trình hội nhập và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của AGRIBANK Việt Nam. Xây dựng được mối quan hệ hợp tác thường xuyên và tích cực giữa AGRIBANK Long Biên với khách hàng, thông tin và xử lý kịp thời vướng mắc các phát sinh, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm như: Lãi suất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao, mức phí hợp lý... đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và khách hàng, tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng và nâng cao uy tín AGRIBANK Long Biên trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành thông qua việc ban hành quy định về khoán tài chính và tiền lương tại AGRIBANK Long Biên, xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch đến từng phòng chuyên môn, gắn việc trả lương với kết quả lao động tới từng phòng, tổ nghiệp vụ, phòng giao dịch, do vậy đã nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc của mỗi cá nhân, tập thể. 3.2. Những ưu điểm: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của AGRIBANK Việt Nam cùng với Chính quyền địa phương, sự đoàn kết nhất trí của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi nhánh tron năm qua đã đạt được một số kết quả đáng kể. Sự điều hành kịp thời, năng động, giải quyết công việc có lý có tình, xem xét bố trí lại đội ngũ cán bộ quản lý dựa theo năng lực, sở trường một cách hợp lý và có xem xét đến điều kiện hoàn cảnh từng cán bộ nhân viên của Ban giám đốc đã phần nào tạo được niềm tin, sự đoàn kết thống nhất trong toàn Chi nhánh. Giữ được hoạt động kinh doanh ổn định, tạo được lòng tin đối với khách hàng. Luôn đảm bảo khả năng thanh khoản của chi nhánh Chất lượng tín dụng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu đạt mức cho phép của AGRIBANK Việt Nam Thu ngoài tín dụng đạt khá, năm sau cao hơn năm trước và vượt so chỉ tiêu kế hoạch giao. 3.3. Những hạn chế, tồn tại: Trong những năm qua tuy AGRIBANK Long Biên đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh vẫn còn một số những hạn chế, tồn tại cần phải giải quyết, khắc phục để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Biểu hiện ở các mặt sau: Nguồn vốn của AGRIBANK Long Biên tuy tăng trưởng nhanh nhưng nhưng chưa đều qua các năm, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, nguồn vốn từ dân cư còn chiếm tỷ trọng thấp, nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách hàng lớn nên tính ổn định chưa cao. Quy mô tín dụng của chi nhánh tăng trưởng, nhung cơ cấu đầu tư tín dụng chưa hợp lý, đối tượng cho vay phần lớn tập trung doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng còn chậm. Công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng kết quả chưa cao, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Công tác quản trị rủi ro về lãi xuất theo thị trường gặp khó khăn, các NHTM liên tục điều chỉnh tăng lãi xuất cả nội và ngoại tệ. Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn chậm, chưa hiệu quả và các sản phẩm dịch vụ này còn mang tính chất giới thiệu, quảng cáo, nhiều khi còn được xem như là một cơ chế ưu đãi đối với khách hàng nên cơ cấu các khoản thu nhập trong kinh doanh chủ yếu là thu lãi cho vay và thu phí điều vốn, các khoản thu về dịch vụ Ngân hàng còn nhỏ bé, phương châm đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh thực hiện chưa phù hợp với thực tế trên địa bàn Hà Nội đây cũng là khó khăn trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng tại AGRIBANK Long Biên. Sự liên kết trong hoạt động ngân hàng giữa các TCTD có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các NHTM nói riêng và đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, sự liên kết, phối hợp này còn bị hạn chế. Trong đó các hình thức cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất, về thị phần... đã tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, đến thị trường tiền tệ.. Khả năng hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng trong công tác thông tin báo cáo, quản trị, điều hành còn hạn chế. Nhiều phần hành nghiệp vụ còn phải theo dõi và thực hiện thủ công nên hiệu quả không cao. Công tác mở rộng màng lưới còn chậm do AGRIBANK Long Biên mới được thành lập nên thế và lực đều chưa đủ để có thể vươn ra chiếm lĩnh thị trường. 3.4. Định hướng phát triển của AGRIBANK Long Biên Trên cơ sở định hướng, mục tiêu kinh doanh của AGRIBANK Việt Nam theo Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2006-2010 đã được đề ra, AGRIBANK Long Biên đã đề ra mục tiêu, định hướng phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình đó là: Mở rộng qui mô và cải thiện cơ cấu vốn huy động: Mức tăng trưởng nguồn vốn hàng năm từ 20 đến 22%. Chú trọng phát triển nguồn vốn từ dân cư. Tăng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và tỷ trọng vốn trung, dài hạn. Mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay: Quy mô tín dụng hàng năm tăng từ 18 – 20% và điều chính dần cơ cấu tín dụng theo hướng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 55 % đến 60%, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng từ 40% đến 45% Thực hiện phân tích, đánh giá khách hàng một cách khoa học, chính xác để có quyết định đầu tư đúng đắn. Mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán trong, ngoài nước và KDNT Tiếp tục hoàn thiện dự án hiện đại hoá hệ thống kế toán và thanh toán khách hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ (IPCAS) nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán trong nước và đổi mới qui trình tổ chức TTQT, nắm vững pháp luật, thông lệ quốc tế để làm tốt dịch vụ KDNT và TTQT. Phát triển thanh toán Thẻ: Mở rộng thêm nhiều điểm đặt máy rút tiền ATM. Đẩy mạnh phát hành Thẻ tín dụng và Thẻ Ghi nợ nội địa; Sớm triển khai phát hành Thẻ tín dụng quốc tế. Mở rộng thêm màng lưới đi đôi với việc củng cố và ổn định bộ máy tổ chức, sắp xếp bố trí lại cán bộ cho phù hợp với năng lực và sở trường của từng cán bộ cũng như yêu cầu nhiệm vụ mới của AGRIBANK Long Biên. 3.5.Kết luận Việc gia nhập vào WTO đem lại cho Việt Nam cơ hội hòa mình chung vào dòng chảy của kinh tế thế giới, mà biểu hiện rõ nhất là sự giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới. Một trong những ngành chủ chốt tham gia vào quá trình đó là ngân hàng. Bước sang năm 2010 khi Việt Nam thực hiện mở cửa hoàn toàn ngành tài chính – ngân hàng như đã cam kết khi gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài có cơ hội lớn để xâm nhập vào thị trường nước ta, do đó sức ép cạnh tranh với các ngân hàng nội địa cũng tăng lên. Đối mặt với những khó khăn và thử thách mới AGRIBANK Long Biên đã nâng cao khả năng cạnh tranh,ngày càng đổi mới và từng bước khẳng định mình. Qua bản báo cáo thực tập trên em đã trình bày những hiểu biết của mình về AGRIBANK Long Biên, một địa chỉ tin cậy của khách hàng và các nhà đầu tư, một đơn vị mà tích luỹ niềm tin cũng như duy trì những giá trị đích thực luôn được coi là nòng cốt. AGRIBANK Long Biên luôn hoạt động với phương châm “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Em mong nhận được nhiều đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản báo cáo tổng hợp được hoàn chỉnh . Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2011 Sinh viên Dương Quỳnh Anh M ỤC L ỤC DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ NHNo Ngân hàng Nông Nghiệp TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà Nước CSH Chủ sở hữu TNDN Thu nhập doanh nghiệp DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh NHTM Ngân hàng thương mại KDNT Kinh doanh ngoại tệ TTQT Thanh toán quốc tế TTT Trung tâm thẻ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ********************** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LONG BIÊN Giáo viên hướng dẫn: Phạm Long Châu Sinh viên thực hiện: Dương Quỳnh Anh Mã sinh viên: A13804 Chuyên ngành: Ngân hàng HÀ NỘI- 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_thanh_toan_the_tai_ngan_hang_7246.doc
Tài liệu liên quan