Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

MỞ ĐẦU Đất nước ta hiện nay đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thân cao, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thục hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm của nhiều ngành kinh tế trong đó có ngành Ngân hàng. Ngày nay ngành Ngân hàng được coi là ngành kinh tế huyết mạch của mọi quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước giao cho,một trong những vấn đề cấp bách đặt ra với ngành ngân hàng là phải xây dựng được hệ thống đủ mạnh trên tất cả các lĩnh vực : năng lực thẩm định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quản lý, kinh doanh, trình độ công nghệ kỹ thuật hiện đại thích ứng với cơ chế thị trường. Cũng chính vì lý do đó nên em xin thực tập ở ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Nội để tìm hiểu về vấn đề này. Nội dung bài báo cáo của em được chia làm 3 phần chính: Phần 1: Tổng quan chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank chi nhánh Hà Nội. Phần 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong ba năm 2007 – 2009 PHẦN 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Thông tin chung về Chi nhánh (Tên gọi và địa chỉ) 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Techcombank chi nhánh Hà Nội 1.2 Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh 1.3 Tổ chức bộ máy của Techcombank chi nhánh Hà Nội 1.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG BA NĂM 2007 – 2009 2.2 Hoạt động sử dụng vốn 2.2.1 Dư nợ cho vay 2.2.2 Nợ quá hạn 2.3 Hoạt động kinh doanh Ngoại tệ 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh PHẦN 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 3.1 Những kết quả đạt được 3.2 Một số mặt còn tồn tại 3.3 Một số kiến nghị đề xuất KẾT LUẬN

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ĐIỂM GIÁO VIÊN CHẤM LẦN 1 ĐIỂM GIÁO VIÊN CHẤM LẦN 2 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta hiện nay đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thân cao, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thục hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trách nhiệm của nhiều ngành kinh tế trong đó có ngành Ngân hàng. Ngày nay ngành Ngân hàng được coi là ngành kinh tế huyết mạch của mọi quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước giao cho,một trong những vấn đề cấp bách đặt ra với ngành ngân hàng là phải xây dựng được hệ thống đủ mạnh trên tất cả các lĩnh vực : năng lực thẩm định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quản lý, kinh doanh, trình độ công nghệ kỹ thuật hiện đại thích ứng với cơ chế thị trường. Cũng chính vì lý do đó nên em xin thực tập ở ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Nội để tìm hiểu về vấn đề này. Nội dung bài báo cáo của em được chia làm 3 phần chính: Phần 1: Tổng quan chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank chi nhánh Hà Nội. Phần 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong ba năm 2007 – 2009 PHẦN 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ PHẦN 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển. 1.1.1. Thông tin chung về Chi nhánh (Tên gọi và địa chỉ) Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội Tên gọi tắt:Techcombank Hà Nội Địa chỉ:15 Đào Duy Từ - Hoàn Kiếm – Hà Nội Website:www.techcombank.com.vn Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Techcombank chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Hà nội tiền thân là Hội sở chính của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank Hà Nội) là một Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam tại Hà Nội.Techcombank Hà Nội đã là một trong các Chi nhánh chính hoạt động đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận và thành tựu của TECHCOMBANK ngày nay. Với tổng tài sản lên tới 1100 tỷ VND, Techcombank Hà Nội hiện nay là Chi nhánh bán buôn, tập hợp của các DN lớn mạnh 1.2 Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Techcombank Chi nhánh Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Dịch vụ tiền gửi: Chi nhánh Hà Nội thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn. - Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế. Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực. Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác. - Dịch vụ thanh toán trong nước: Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế. Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước, chi trả lương qua tài khoản, ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị. - Dịch vụ kinh doanh ngoại hối: Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, DP, CAD), chuyển tiền (TTR). Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi mậu dịch, chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu. Thanh toán, chuyển tiền biên giới, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ. - Các sản phẩm dịch vụ khác: Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, tổ chức. 1.3 Tổ chức bộ máy của Techcombank chi nhánh Hà Nội SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH TECHCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng DVKH DN Phòng DVKH Cá Nhân Phòng DVKH Bộ phận kế toán và kho quỹ 1.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban Mô hình tổ chức của chi nhánh Techcombank chi nhánh Hà Nội được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng , theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Điều hành hoạt động của Chi nhánh Teachcombank chi nhánh Hà Nội là Giám đốc chi nhánh. Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh có hai Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định Các phòng ban Chi nhánh Techcombank chi nhánh Hà Nội gồm:Phòng DVNH Doanh Nghiệp,phòng DVNH Cá Nhân,phòng kế Toán và kho quỹ… Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. - Chức năng: + Quản lý về sản phẩm cho doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh trên thị truờng + Chăm sóc các khách hàng truyền thống, các khách hàng lớn, khách hàng VIP…. + Khai thác và mở rộng thị trường bán sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như : Chuyển tiền ra nước ng oài, mở LC, cho vay tín dụng DN,… + Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Phòng dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. - Chức năng: + Cho vay cá nhân với các loại sản phẩm tín dụng cá nhận trong từng giai đoạn gồm các sản phẩm : + Cho vay mua nhà. + Cho vay tiêu dùng + Cho vay mua ô tô. + Các loại sản phẩm tín dụng F1,F2 ( cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo). + Tiếp thị bán các sản phẩm cho các đơn vị trả lương : Phát hành thẻ các loại, mở tài khoản, bán FastiBank…. + Quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ + Dịch vụ và hỗ trợ mạng luới bán lẻ + Phát triển bán và tiếp thị dịch vụ ngân hàng + Xem xét đối tuợng phát hành thẻ. + Nắm bắt rủi ro khi cho vay tín dụng, kiểm soát hiệu quả tín dụng sau khi cho vay. Phòng kế toán Thực hiện công tác kế toán giao dịch, tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh ,trực tiiếp làm nhiệm vụ kế toán giao dịch với khách hàng bao gồm: Huy động dân cư ( Tiền gửi tiết kiệm dân cư) Huy động tổ chức kinh tế. Kế toán chuyển tiền vãng lai. Kế toán nhận tiền Westion union.( Đại lý dịch vụ nhận tiền kiều hối). Mở tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế Tiếp nhận thông tin và hồ sơ phat hành thẻ các loại : Fast acess, visa Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh bao gồm Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm theo quy trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ. Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán, theo quy định của Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế, trích lập quản lý và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ của Nhà nước và của Ngành. Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, của báo cáo tài chính, đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng và khách hàng qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính của các đơn vị trong Chi nhánh. Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán,bảo mật, cung cấp thông tin hoạt động của Ngân hàng, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định và lập các báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, lập các loại báo cáo kế toán phục vụ quản trị điều hành của Ban lãnh đạo. Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp với các phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng. PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG BA NĂM 2007 – 2009 Bảng 1 - Tình hình huy động vốn Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 1.586 1.634 1.056 48 3,02 -578 -35,37 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 735 1.029 798 294 40,00 -231 -22,45 Trung - dài hạn 851 605 258 -246 -28,90 -347 -57,35 Phân theo cơ cấu Dân cư và tổ chức kinh tế 1.367 1.325 769 -42 -3,07 -556 -41,96 Tổ chức tín dụng 219 309 287 90 41,09 -22 -7,12 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2008 tổng số vốn huy động của chi nhánh đạt 1.634 tỷ đồng tăng 48 tỷ đồng so với năm 2007. Trong năm 2008 thì thị trường tài chính tiền tệ có những diễn biến bất lợi, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành về huy động vốn. Đến năm 2009 do thị trường tài chính vừa trải qua tình hình suy thoái nên nguồn vốn của chi nhánh giảm khá nhiều, chỉ đạt 1.056 giảm 578 tỷ đồng so với năm 2008. Nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 1.367 tỷ đồng trong năm 2007 và nguồn vốn từ tổ chức tín dụng là 219 tỷ đồng. Năm 2008 do nền kinh tế có nhiều bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên tính cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt nên hoạt động huy động vốn của Chi nhánh từ dân cư và các tổ chức kinh tế đã giảm 42 tỷ đồng so với năm 2007, và giảm nhiều vào năm 2009 là 556 tỷ đồng. Chi nhánh chủ yếu huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế. Phân theo kì hạn, thì chi nhánh chủ yếu huy động nguồn vốn ngắn hạn, từ năm 2007 đến 2009 từ 735 tỷ lên tới 1.029 tỷ vào năm 2008 và giảm xuống còn 798 tỷ đồng ở năm 2009. Nguồn vốn này có chi phí thấp hơn và không khan hiếm như nguồn vốn trung và dài hạn, nhưng trong thời gian gần đây thì nguồn vốn trung và dài hạn đang có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực. 2.2 Hoạt động sử dụng vốn 2.2.1 Dư nợ cho vay Bảng 2 - Dư nợ cho vay Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2008 Tổng dư nợ 1.058 100 1.062 100 0,38 704 100 -33,71 Dư nợ theo thời gian Ngắn hạn 470 44,42 803 75,61 70,85 513 72,87 -36,15 Trung - dài hạn 588 55,58 259 24,39 -55,95 191 27,13 -26.25 Dư nợ theo tiền tệ Dư nợ VNĐ 991 93,66 981 92,37 -1,01 628 89,12 -35,98 Dư nợ ngoại tệ 67 6,34 81 7,63 20,89 76 10,88 -6,17 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, năm 2008 do thắt chặt hoạt động cho vay bằng cách áp dụng hạn mực tín dụng đối với chi nhánh, nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu tín dụng của các khách hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tín dụng hoặc đáp ứng ở mức thấp, tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro trong những tháng đầu năm nên tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đến 31/12/2008 chỉ tăng 0,38% so với năm 2007. Đến năm 2009, do tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn tổng dư nợ của chi nhánh giảm 33,71% so với năm 2008. Trong các năm, tính theo loại hình cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay trung và dài hạn, còn cho vay theo tiền tệ thì cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ lệ cao so với cho vay bằng ngoại tệ. 2.2.2 Nợ quá hạn Bảng 3 - Dư nợ quá hạn Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % so với năm 2008 Tổng dư nợ 1.058 100 1.062 100 0,38 704 100 -33,71 Dư nợ quá hạn 8,7 0,82 13,8 1,30 12,8 14,29 2,03 36,23 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cụ thể như sau: Năm 2007 là 0,82%, năm 2008 tăng lên là 1,3% và năm 2009 tăng 2,03%. Đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh đang có xu hướng giảm. Do đó phòng Tín dụng cần đưa ra những biện pháp cụ thể khắc phục vấn đề trên. 2.3 Hoạt động kinh doanh Ngoại tệ Bảng 4 - Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 tăng giảm (+/-) So sánh 2009/2008 tăng giảm (+/-) Số tiền % Số tiền % D/số mua ngoại tệ 157 230,4 308,2 73,4 46,75 77,8 33,76 D/số bán ngoại tệ 162 242,9 320,8 80,9 49,93 77,9 32,07 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Các dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ... đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định về sự đa chức năng, tiện lợi trong giao dịch thanh toán, hơn hết là đem lại khoản lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng. 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Với những kết quả mà Techcombank Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện được trong những năm qua, phòng Kế toán đã thống kê được tình hình kinh doanh của Chi nhánh, thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 5 - Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2007 - 2009 Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng thu 162.352 274.785 274.233 Tổng chi 110.266 193.265 209.109 Chênh lệch thu chi 52.086 81.520 65.124 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009) Qua bảng số liệu trên ta thấy chênh lệch giữa thu và chi tăng dần qua các năm. Năm 2009 tăng mạnh hơn so với năm 2008, và năm 2007 điều này cho thấy năm 2009 là năm mới trải qua giai đoạn khủng hoảng nhưng Ngân hàng kinh doanh vẫn có lãi. Nhìn chung trong ba năm qua, mặc dù còn gặp một số khó khăn nhất định nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi nhánh Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, an toàn, hiệu quả. Thể hiện ở chỗ nguồn vốn ổn định, dư nợ đạt mức cho phép, quỹ tiền lương tăng đều qua các năm. Hi vọng rằng Techcombak Chi nhành Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển thành công hơn trong những năm tới, là chỗ dựa tin cậy cho mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. PHẦN 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 3.1 Những kết quả đạt được - Về nguồn vốn: Nền kinh tế Việt Nam từ cuối tháng 3/2009 đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tình hình nền kinh tế vẫn còn khó khăn, biến động, Techcombak Hà Nội đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2009 là củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, phát triển các hoạt động dịch vụ để tăng các khoản thu ngoài lãi, trong đó ưu tiên phát triển các hoạt động dịch vụ. Nguồn vốn của Chi nhánh vẫn ổn định, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. - Về dư nợ tín dụng: Thực hiện nghiêm túc kỷ luật kế hoạch: Không vi phạm kế hoạch dư nợ, hạn mức dư nợ dư có, trạng thái ngoại tệ. Cung ứng vốn kịp thời cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống (các tổng công ty), doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dư nợ đạt kế hoạch được giao, tỷ lệ nợ xấu thấp dưới mức cho phép. - Thực hiện tốt việc quảng bá thương hiệu VP Bank với nhiều hình thức và các loại dịch vụ đã cung cấp như: Dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Mobile Banking... - Năm 2009 tỷ giá ngoại tệ trên thị trường đặc biệt là USD cũng có nhiều biến động, nguồn ngoại tệ mua bán khan hiếm, tuy nhiên Chi nhánh vẫn luôn cố gắng khai thác các nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng xuất nhập khẩu tại Techcombank Hà Nội. 3.2 Một số mặt còn tồn tại Song song với những thành tựu đạt được thì trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục: - Thứ nhất, quy mô của Chi nhánh rộng nhưng lại không đồng đều giữa các Chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch, một số chi nhánh được hình thành trong thời kỳ mà các ngân hàng đua nhau mở thêm các chi nhánh và các phòng giao dịch nay phải cạnh tranh với nhiều chi nhánh khác cùng địa bàn nên hoạt động với hiệu quả chưa cao, trong khi đó, ngành ngân hàng lại là ngành mang tính chất thời vụ rất cao, gây xáo trộn trong Ngân hàng khi phải cắt giảm nhân viên hoặc phải bỏ chi phí ra để duy trì mà hoạt động cho các chi nhánh và phòng giao dịch đó. - Thứ hai, công tác huy động vốn tăng về số tương đối nhưng số tuyệt đối tăng không lớn. - Thứ ba, chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo được yêu cầu nhưng lại không đồng đều giữa các Chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch. - Thứ tư, công tác quản trị điều hành còn nhiều hạn chế nhất là đối với cán bộ cấp phòng. 3.3 Một số kiến nghị đề xuất Thực hiện các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi: - Thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ - nguồn vốn; dư nợ nội tệ, ngoại tệ, tỷ trọng dư nợ các tổng công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất. - Tích cực việc trích lập, xử lý và thu hồi nợ xử lý rủi ro. - Chỉ đạo duy trì tồn quỹ tiền mặt hợp lý, không để tồn quỹ cao. - Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tăng cường công tác đối ngoại, tiếp thị nhằm thu hút khách hàng, tăng dần tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rẻ. - Rà soát, cắt giảm những khoản chi không hợp lý, xây dựng các định mức chi như văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe... theo đúng chế độ quy định và tiết kiệm. KẾT LUẬN Bằng việc thực tập ở ngân hàng thưởng mại cổ phần kỹ thương Techcombank chi nhánh Hà Nội em hi vọng sẽ được tìm hiểu và đi sâu về một lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng để có cái nhìn tổng quát về lĩnh vực đó. Điều đó sẽ phục vụ cho việc phát triển công việc, nghề nghiệp sau này của bản thân. Qua một thời gian được tìm hiểu về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Techcombank chi nhánh Hà Nội, em dự định sẽ tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại ngân hàng hoặc hoạt động thẩm định tài chính khách hàng. Từ đó đưa ra những nhận xét, đóng góp để góp phần nâng cao hoạt động tín dụng và thẩm định tài chính khách hàng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Nội. Em mong nhận được ý kiến đóng góp từ giáo viên hướng dẫn để tìm ra hướng đi của đề tài, để từ đó em có thể hoàn thiện đề tài tốt nghiệp. Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Phạm Thanh Bình ,cùng các thầy cô trong khoa tài chính ngân hàng.và sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong Ngân hàng Techcombank chi nhánh Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này Em xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét : Bà Nguyễn Thị Kiều Anh Chức vụ : Trưởng phòng dịch vụ khách hàng Doanh Nghiệp Nhận xét báo cáo của sv : Nguyễn Đức Thọ Lớp : TC 11-20 Khoa : Tài chính Ngân hàng Trường : Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Như sau: Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1588.doc
Tài liệu liên quan