22
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt, em đã bước đầu làm quen với công việc của người cán bộ kế toán, tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán cũng như phương pháp hạch toán của công ty kết hợp những kiến thức đã học tại trường Đại học Thăng Long em đã khái quát tình hình tổ chức hạch toán kế toán của công ty đồng thời đưa ra một số ý kiến đóng góp với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán ở Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
Do thời gian tìm hiểu ngắn, với vốn kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề còn có những sai sót không tránh khỏi, giải quyết vấn đề chưa hẳn thấu đáo. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, những góp ý của các thầy cô trong khoa kế toán và các cô chú trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng kế toán và các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi lớn lao trong khu vực và trên thị trường là thực trạng nền kinh tế nước ta, việc chuyển đổi cơ cấu quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường được đánh giá là một sự cần thiết khách quan và thực tế đã chứng minh điều đó.
Nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực của nó đã kích thích hàng hóa phát triền nhanh chóng và năng động đã kích thích cho khoa học – kĩ thuật công nghệ phát triển để tạo nên mắt xích quan trọng, chúng tác động và kích thích lẫn nhau phát triển giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn.
Đất nước đang đổi mới và không ngừng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Những bước tiến này đang dần khẳng định vị thế của chúng ta trên trường quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không khỏi gặp sự khó khăn, thử thách trở ngại của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của các doanh nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự tác động của quy luật cung cầu. Do đó để tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả, tức là đem lại lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp, nó là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Muốn vậy doanh nghiệp phải quan tâm nhiều đến chất lượng, giá cả, chủng loại hàng hoá,…nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng.
Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ là nền tảng để doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh, từ đó mở rộng thị trường. Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh, quy luật kinh tế của thị trường vận hành thì việc thực hiện tốt chính sách bán hàng, mở rộng thị trường và tổ chức tốt công tác kế toán trong mỗi doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến doanh số bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý ở đây là tìm hướng đi đúng đắn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với một chế độ kế toán hợp lý tức là phải phù hợp với thực tế, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình và phải đảm bảo đúng chế độ tài chính kế toán. Kế toán cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý doanh nghiệp từ đó có những hoạch định và quyết sách mang tính tức thời và chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt, trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được tại trường Đại học Thăng Long, kết quả thu được sẽ đựơc trình bày trong báo cáo này.
Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
Phần III: Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH sản xuát và đầu tư Đất Việt.
Phần I
Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt
I. Quá trình hình thành , phát triển và một số đặc điểm chủ yếu của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1995. Ngày 10 tháng 04 năm 2002 công ty đã đăng kí kinh doanh lần đầu với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Ngày 29 tháng 03 năm 2004, đăng kí thay đổi lần thứ 2, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội đã cấp:” Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH có 02 thành viên trở lên” và công nhận:
Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt
Tên giao dịch: Đất Việt produce and investment company limited
ĐKKD số: 0102004696 do sở KH & ĐT thành phố Hà Nội cấp
Địa chỉ: Số 8 Ngõ 36 Đức Giang, phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 04- 8273.811 Fax: 04- 8273.811
Email: datviet@yahoo.com
MST: 0101493633
Tài khoản số: 15010000003561
Một số đặc điểm chủ yếu của công ty:
2.1. Nhân lực và cơ sở vật chất:
Nhân lực:
Tổng số cán bộ nhân viên trong công ty là 60 người, trong đó:
- Phòng kinh doanh: 08 người
- Phòng tài chính kế toán: 04 người
- Phòng quản trị: 02 người
- Phòng kỹ thuật, thiết kế: 04 người
- Lái xe: 03 người
- Bộ phận sản xuất: 39 người
Trình độ học vấn:
- 08 cử nhân quản trị KD,Marketing, Kế toán
- 02 Kiến trúc sư.
Cơ sở vật chất:
- Thiết bị sản xuất đồng bộ nhập mới 100% của Tây Ban Nha, Đài Loan.
- Lao động: công ty có 60 lao động.
- Tài chính: vốn kinh doanh:
- Vốn cố định: 1,1 tỷ đồng
- Vốn lưu động: 1 tỷ đồng
- Khả năng dự trữ vật tư và cạnh tranh về giá: Có khả năng dự trữ hàng tồn kho trên 1 tỷ đồng.
2.2. Hệ thống đại lý của công ty:
Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt có hệ thống đại lý rộng khắp trên các tỉnh và thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vinh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình...
2.3. Đối tượng phục vụ:
- Đối tượng phục vụ của công ty bao gồm:
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
- Các trường mầm non, trung học cơ sở.
- Các văn phòng của các công ty.
- Các khách sạn, nhà ở, biệt thự, trung cư cao tầng.
- Các nhà thầu xây dựng và công nghiệp...
II. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban chức năng
Sơ đồ bộ máy quản lý
công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt
Giám đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
Kinh doanh
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Thiết kế, kỹ thuật
Kho Vật tư
Phân xưởng
sản xuất
Chức năng và quyền hạn của bộ máy quản lý:
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm pháp lý đối với Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất tại công ty.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công, uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tiếp nhận đơn đặt hàng, hướng dẫn, báo giá theo yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu, triển khai mở rộng thị trường, trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các quy trình quảng cáo, thăm dò, tiếp thị, thăm dò ý kiến khách hàng, nắm bắt thông tin biến động thị trường.
- Phòng Tài chính kế toán: Giúp giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán, có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch tài chínhvà tình hình chấp hành các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính của công ty. Đây là phòng có chức năng quan trọng của công ty trong quá trình kinh doanh. Có trách nhiệm hạch toán các khoản chi phí giá thành, tình hình biến động tài sản của công ty, theo dõi các khoản thu chi tài chính, định kỳ lập báo cáo tài chính gửi Giám đốc, giúp Giám đốc đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Phòng thiết kế kỹ thuật: Có nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai thiết kế, đưa ra các kế hoạch hoạt động, kỹ thuật mới trong sản xuất. Bóc tách, phân tích sản phẩm để tính giá thành...
- Kho vật tư: Có nhiệm vụ cung cấp các tư liệu sản xuất cho quá trình sản xuất kinh doanh, lưu giữ và bảo quản thành phẩm...
- Phân xưởng sản xuất: Sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Phân xưởng sản xuất chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ sản xuất có nhiệm vụ khác nhau, chịu sự quản lý trực tiếp của các tổ trưởng.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt
2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán :
Tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung rất quan trọng của tổ chức công tác quản lí. Bộ máy kế toán được hiểu như một tập hợp cán bộ nhân viên kế toán cùng các phương tiện ghi chép kế toán để thu nhận, kiểm tra xử lí và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính trong công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung. Phòng kế toán của công ty gồm 04 người, mỗi bộ phận kế toán thực hiện những phần hành kế toán riêng biệt, tuy nhiên những phần hành kế toán này vẫn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Toàn bộ công tác kế toán của đơn vị đều do phòng kế toán của công ty thực hiện, tiến hành từ khâu thu nhận, kiểm tra chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán, phân tích hoạt động kinh tế.
2.2. Bộ máy kế toán của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt
Kế toán trưởng
Kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán VL-CCDC
Kiêm thủ quỹ
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán tiền lương
Kiêm kế toán thanh toán
Chức năng:
- Kế toán trưởng: trực tiếp phụ trách phòng kế toán. Lập báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính chính xác và trung thực của báo cáo. Kiểm tra chứng từ của các phần kế toán, kí duyệt các chứng từ kế toán do kế toán các phần hành lập. Phân tích hoạt động kinh tế hàng năm giúp giám đốc nắm được tình hình kinh doanh của đơn vị mà có hướng chỉ đạo sản xuất. Lập nhật kí chung, vào sổ cái và lập báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền lương kiêm kế toán thanh toán: Theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền vay, tiền mặt, kế toán lương và BHXH, các khoản thanh toán khác. Kế toán công nợ (phải thu, phải trả) tổng hợp số liệu báo cáo lên nhật kí chung.
- Kế toán công cụ dụng cụ kiêm thủ quĩ: lập các bảng kê, bảng phân bổ vật liệu, sổ chi tiết VL-CCDC, báo cáo quĩ định kì.
Phần II
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt
I. Một số đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh, quy trình chung của công ty.
1. Đặc điểm khái quát về ngành nghề kinh doanh.
Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt là công ty chuyên sản xuất:
- Đồ dùng và thiết bị nội thất trường học.
- Đồ gỗ dân dụng và nội thất văn phòng.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Buôn bán hoá chất theo đúng quy định cuả nhà nước.
- Mua bán vật tư, máy móc, trang bị điện, điện tử, điện lạnh, máy tính, điện gia dụng, điện công nghiệp, trang thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng...
- Tư vấn thiết kế việc sử dụng không gian nội thất trang trí văn phòng, khách sạn, trường học, gia đình, ngành may.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
- Sản xuất đồ nội thất gia đình, bàn, tủ văn phòng từ gỗ công nghiệp phủ melamin nhập ngoại:
- Sản xuất trên dây chuyền có trang thiết bị và công nghệ hiện đại của Đài Loan, Tây Ban Nha, ý... Tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ đồng.
- Sản xuất theo dây chuyền liên tục: Đưa nguyên liệu vào máy cưa tự động - dán nẹp tự động - máy khoan đa chiều - máy phay cao tốc - vệ sinh - đóng gói sản phẩm.
- Nguyên liệu chính là gỗ công nghiệp phủ melamin của Đức, Malayxia... được kết hợp với một số phụ liệu như: nẹp nhựa, khoá, ray trượt, bản lề...của Đài Loan, Malayxia, Trung Quốc...
- Với dây chuyền đồng bộ và hiện đại như trên sản phẩm làm ra đảm bảo sự chính xác, có thể lắp lẫn, sử dụng tiện lợi, vận chuyển, tháo lắp dễ dàng.
Sản xuất mặt bàn gỗ ép foocmica:
- Công nghệ ép foocmica trên máy thuỷ lực 15 tấn, với nhiệt độ ép từ 100˚C đến 120˚C thì sự liên kết và độ bền sẽ được đảm bảo rất bền vững, không bong rộp.
- Sau quá trình ép, mặt bàn foocmica được qua máy phay cạnh tạo thành rãnh nhỏ để lắp nẹp nhựa có chân vào cạnh bàn tạo cho mặt bàn kiểu dáng đẹp, chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Nguyên liệu chính là: foocmica nhập ngoại, gỗ dán, keo urêfoocmaldehyt.
Sản xuất sản phẩm từ gỗ Vener phủ sơn PU:
- Công nghệ phun sơn PU tiên tiến, sử dụng buồng phun sơn có hệ thống bơm nước liên hoàn, phòng phun được thiết kế có bộ phận lọc khí... tạo cho sản phẩm có bề mặt bóng, sạch và mịn đẹp.
- Gỗ Venner được ép trên máy thuỷ lực hiện đại của Đài Loan, đảm bảo độ bền, không bong rộp... Sau khi xử lý được chuyển qua khâu làm tinh rồi đem sơn nhuộm màu gỗ theo yêu cầu của khách hàng.
- Nguyên liệu để sản xuất là gỗ MDF của Gia Lai, Malayxia, gỗ Venner, sơn PU của Đài Loan.
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Foocmica tấm
Dán
mặt gỗ
Máy ép
Máy phay cao tốc
Bao nẹp
Gỗ MDF
Máy ép
Làm tinh
Sơn nhuộm
Gỗ công nghiệp
Máy cưa
Bao nẹp
Máy khoan đa chiều
Máy phay cao tốc
Vệ sinh đóng gói sản phẩm
Các sản phẩm từ gỗ ép foocmica
Các sản phẩm từ gỗ Venner phủ sơn PU
Các sản phẩm từ gỗ công nghiệp phủ Melamin
II. Đánh giá khái quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
1. Đánh giá khái quát về công ty:
Trong những năm qua công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, mở rộng mạng lưới cung cấp rộng khắp trên nhiều tỉnh thành của đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, nâng cao đời sống cho công nhân,… Sự phát triển của công ty được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Bảng 1 : Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
Chênh lệch
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ %
Tài Sản
2,783,391,463
3,430,871,821
647,480,358
23.3
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
1,641,789,340
2,494,578,326
852,788,986
51.9
1.Tiền
194,512,625
268,969,421
74,456,796
38.3
- Tiền mặt
118,655,197
121,051,606
2,396,409
2
- Tiền gửi ngân hàng
75,857,428
147,917,815
72,060,387
95
2.Các khoản phải thu
899,698,769
1,316,033,212
416,334,443
46.3
- Phải thu khách hàng
863,966,022
1,308,898,106
444,932,084
51.5
- Thuế GTGT đươc khấu trừ
35,732,747
7,135,106
(28,597,641)
(80)
3. Hàng tồn kho
505,510,446
766,921,773
261,411,327
51.7
4. TSLĐ khác
42,067,500
142,653,920
100,586,420
239
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1,141,602,123
936,293,495
(205,308,628)
(18)
1.TSCĐ
953,011,901
767,167,313
(185,844,588)
(19.5)
- TSCĐHH
953,011,901
767,167,313
(185,844,588)
(19.5)
2. Chi phí trả trước dài hạn.
188,590,222
169,126,182
(19,464,040)
10.3
B. Nguồn vốn
2,783,391,463
3,430,871,821
647,480,358
23.3
I. Nợ phải trả
816,732,293
1,165,373,439
348,641,146
42.6
1. Nợ ngắn hạn
608,582,293
1,057,423,439
448,841,146
73.8
2. Nợ dài hạn
208,150,000
107,950,000
(100,200,000)
(48)
II. Nguồn vốn chủ sở hữu.
1,966,659,170
2,265,498,382
298,839,212
15.2
1. Nguồn vốn, quỹ
1,966,659,170
2,265,498,382
298,839,212
15.2
- Nguồn vốn kinh doanh
1,900,000,000
1,900,000,000
0
0
- Lãi chưa phân phối
66,659,170
365,498,382
298,839,212
448.3
Về cơ cấu tài sản: Theo số liệu bảng CĐKT của công ty năm 2006 ta thấy tổng tài sản của công ty là 3,430,871,821 đồng trong đó TSLĐ và ĐTNH là 2,494,578,326 đồng chiếm 72.7%, TSCĐ và ĐTDH là 936,293,495 đồng chiếm 27.3%. Năm 2006 TSLĐ và ĐTNH tăng so với năm 2005 là 852,788,986 đồng tương ứng 51.9%. Mức tăng này là do hàng tồn kho tăng lên 261,411,327 đồng so với năm 2005. TSLĐ chủ yếu đầu tư vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Việc làm này có thể làm tăng doanh thu nhưng rủi ro trong việc thu hồi vốn cũng tăng theo.
Về cơ cấu nguồn vốn: Trong năm 2005 nợ phải trả là 816,732,293 đồng tương ứng 29.3% trong đó nợ ngắn hạn 608,582,293 đồng chiếm 21.9% sang năm 2006 nợ ngắn hạn tăng 448,841,146 đồng tương ứng 73.8%, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 298,839,212 đồng tương ứng 15.2% so với năm 2005. Qua đây ta thấy TSLĐ tăng, nợ ngắn hạn cũng tăng vậy là công ty đang sử dụng chính sách quản lý thận trọng nghĩa là dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hai năm gần đây.
Trong những năm qua công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, mở rộng mạng lưới cung cấp rộng khắp trên nhiều tỉnh thành của đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, nâng cao đời sống cho công nhân,... Sự phát triển của công ty được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Tăng, giảm
Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
5,964,236,054
6,655,876,115
691,640,061
11.6
Các khoản giảm trừ
0
0
0
0
Doanh thu thuần
5,964,236,054
6,655,876,115
691,640,061
11.6
GVHB
4,026,270,878
5,623,516,061
1,597,245,183
39.7
Lợi nhuận gộp
1,937,965,176
1,032,360,054
(905,605,122)
(46.7)
Doanh thu HĐTC
715,265
502,052
(213,213)
(29.8)
Chi phí HĐTC
50,440,770
157,449,900
107,009,130
212
Lãi vay phải trả
0
0
0
0
Chi phí bán hàng
943,824,127
290,519,060
(653,305,067)
(69.2)
Chi phí QLDN
798,046,415
265,253,934
(532,792,481)
(66.8)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
146,369,129
319,639,212
173,270,083
118.4
Thu nhập khác
0
0
0
0
Chi phí khác
0
0
0
0
Lợi nhuận khác
0
0
0
0
Tổng LN trước thuế
146,369,129
319,639,212
173,270,083
118.4
Thuế thu nhập doanh nghiệp
40,983,356
89,498,979
48,515,623
118.4
Tổng LN sau thuế
105,385,773
230,140,233
124,754,460
118.4
Về doanh thu : Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2005 doanh thu mà công ty đạt được là 5,964,236,054 đồng, đến năm 2006 là 6,655,876,115 đồng tăng lên 691,640,061 đồng tương ứng với 11.6%
Về lợi nhuận : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng 118.4% so với năm 2005. Lý do tăng này là năm 2006 chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm so với năm 2005. Chi phí bán hàng giảm 69.2%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 66.8%. Nhìn chung doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2006 là 319,639,212 đồng tăng 173,270,083 đồng, tương ứng với 118.4% so với năm 2005.
Về nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước : Hàng năm công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước đúng hạn, công khai.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
I. Bố trí cơ cấu TS và NV
1. Bố trí cơ cấu TS
- TSLĐ/ Tổng TS
%
59
72.71
13.71
- TSCĐ/ Tổng TS
%
41
27.3
(13.7)
2. Bố trí cơ cấu NV
- Nợ phải trả/ Tổng NV
%
29.3
34
4.7
- Nguồn vốn CSH/ Tổng NV
%
70.7
66
(4.7)
3. Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
2.7
2.36
(0.34)
- Khả năng thanh toán nhanh
Lần
1.87
1.63
(0.24)
4. Tỷ suất sinh lợi
- Tỷ suất sinh lợi/ Tổng DT
- Tỷ suất sinh lợi trước thuế/ Tổng DT
%
2.5
4.8
2.3
- Tỷ suất sinh lợi sau thuế/ Tổng DT
%
1.8
3.5
1.7
5. Tỷ suất LN/ Tổng TS
- Tỷ suất LN trước thuế/ Tổng TS
%
5.25
9.3
4.05
- Tỷ suất LN sau thuế/ Tổng TS
%
3.8
6.7
2.9
- Tỷ suất LN sau thuế/ NV CSH
%
5.4
10.2
4.8
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
Về cơ cấu TS : TSLĐ năm 2005 chiếm 59% trên tổng tài sản, TSCĐ chiếm 41% trên tổng tài sản. Sang năm 2006 TSLĐ chiếm 72.71% trên tổng tài sản tăng 13.71% so với năm 2005, tỷ trọng TSCĐ lại giảm 13.7% so với năm 2005. TSLĐ chiếm tỷ trọng cao trên tổng TS phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng TSLĐ trên tổng TS tăng so với năm 2005 là do công ty tăng đầu tư vào hàng lưu kho và các khoản phải thu.
Về cơ cấu nguồn vốn : Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn chiếm 29.3%(2005) và tăng lên 34%(2006) chủ yếu là phần vốn chiếm dụng, do đó chi phí các khoản vay giảm xuống.
Về khả năng thanh toán : Khả năng thanh toán hiện hành năm 2005 là 2.7 lần, năm 2006 là 2.36 lần giảm 0.34 lần. Mặc dù khả năng thanh toán hiện hành giảm nhưng vẫn >1 nghĩa là dự trữ TSLĐ luôn dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, khả năng tự chủ về tài chính của công ty là rất tốt.
Tỷ suất sinh lợi trước và sau thuế trên doanh thu đều tăng đáng kể. Năm 2005 là 2.5% trước thuế, 1.8% sau thuế và sang năm 2006 là 4.8% trước thuế và 3.5% sau thuế. Có được kết quả này là do mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Tỷ suất sinh lợi trước và sau thuế trên tổng TS của công ty đều tăng so với năm 2005. Tốc độ tăng của năm 2006 (6.7%) so với năm 2005(3.8%) là 2.9% : một đồng đầu tư cho tài sản cũng sinh lời 3.8 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2005 và 6.7 đồng sau thuế năm 2006.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao năm 2005 là 5.4% và năm 2006 là 10.2% nghĩa là một đồng vốn mà công ty bỏ ra thì tạo ra được 5.4 đồng lợi nhuận (2005) và 10.2 đồng lợi nhuận (2006). Qua đây cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty tôt.
Nhận xét chung: Trong năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn so với năm 2005. Cơ cấu tài sản nguồn vốn hợp lý, phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán hiện hành tuy giảm nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản cao, hiệu quả sinh lời tăng cao là những dấu hiệu rất tốt cho thấy doanh nghiệp đang từng bước hoàn thiện và phát triển.
III. Tình hình người lao động trong công ty.
Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay thì không thể không kể đến sự đóng góp đặc biệt quan trọng của người lao động ở công ty.
Lao động là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng quyết định hiệu quả của công ty.
Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động sinh hoạt và làm việc, cụ thể:
- Phụ cấp thêm tiền trọ cho người ở xa.
- Có xe đưa đón cán bộ công nhân viên.
Do kết quả kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển nên mức thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng cao và ổn định cuộc sống.
Ngoài ra người lao động còn được hưởng các chế độ bảo hiểm, tiền thưởng, ngày nghỉ lễ tết theo quy định của nhà nước.
Phần III
Nhận xét và kết luận
I. Nhận xét chung về môi trường kinh doanh, thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt đã lớn mạnh về mọi mặt. Từ một công ty có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu đã lớn mạnh không ngừng, tự khẳng định mình là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có những đống góp đáng kể chung vào nền kinh tế thị trường mà đất nước ta đang hướng tới.
Về công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ kinh tế đắc lực trong quản lý kinh tế và hạch toán kinh doanh của công ty, góp phần khẳng định vị trí của công ty trong nền kinh tế.
Qua thời gian tìm hiểu và khảo sát tình hình thực tế về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác tổ chức kế toán nói riêng ở công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt cho thấy những ưu nhược điểm sau:
1. Ưu điểm
Vượt qua bao thăng trầm, khó khăn và thử thách ngày nay Công ty Việt Thành ngày càng phát triển vững mạnh không ngừng đổi mới. Cùng với sự phát triển của công ty, bộ máy kế toán của công ty cũng ngày càng được hoàn thiện, tổ chức quản lý một cách chặt chẽ hơn do đó đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển của công ty.
Đứng trên góc độ thực hiện chức năng hạch toán: bộ máy kế toán đã giúp công ty thực hiện đầy đủ các giai đoạn hạch toán của một đơn vị hoạt động hạch toán độc lập: từ lập chứng từ hạch toán, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty với phòng kế toán, đảm báo công tác kế toán được trôi chảy và nhịp nhàng.
Đứng trên góc độ quản lý: bộ máy kế toán của công ty đã được xây dựng rất hợp lý và đã chuyên môn hóa được công tác kế toán theo từng phần hành cụ thể, tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người. Do vậy, việc tổ chức công tác hạch toán và vận dụng cải tiến mới trong hạch toán được tiến hành một cách thuận lợi, đảm bảo đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị.
Xuất phát từ những đặc điểm vốn có của mình, công ty TNHH Đất Việt đã lựa chọn mô hình tổ chức kế toán theo mô hình trực tuyến nghĩa là công tác kế toán tiến hành tập trung, bộ máy kế toán vận hành theo hình thức trực tuyến tham mưu: kế toán trưởng nắm giữ quyền kiểm soát và điều hành, chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghĩa vụ chuyên môn kế toán, tài chính của công ty. Hình thức tổ chức này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với các hoạt động của các phân xưởng cũng như phục vụ tốt công tác quản lý của toàn công ty.
Về hình thức sổ kế toán: Việc sử dụng bộ sổ kế toán theo hình thức ghi sổ “Nhật ký chứng từ” đã mang lại nhiều thuận lợi: đảm bảo tính chuyên môn hóa cao của sổ kế toán, phù hợp với việc chuyên môn hóa và phân công lao động kế toán tại công ty. Mẫu sổ in sẵn và thống nhất tạo nên những quy định chung cho việc thực hiện ghi chép sổ sách, đảm bao cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và lập báo cáo kịp thời hạn. Tuy nhiên do hệ thống sổ phức tạp về kết cấu, quy mô sổ lớn về số lượng và chủng loại nên khối lượng công việc kế toán nhiều đòi hỏi trình dộ kế toán cao.
Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành tại công ty TNHH Đất Việt: Trong những năm vừa qua mặc dù công ty gặp không ít những khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng với sự cố gắng không ngừng phấn đấu tìm mọi biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm .Vì vậy, công ty đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm .
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đất Việt ngày càng hoàn thiện hơn, cụ thể là: công ty đã chọn đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm, phương pháp tính gía thành là phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm . Việc lựa chọn như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Nó đảm bảo tính chính xác cao trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho lãnh đạo công ty. Trên cơ sở đó, lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cho công ty.
Công ty đã tổ chức quản lý, tính toán lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm nên đã khuyến khích được công nhân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do vậy, đảm bảo tính chính xác cao của chi phí nhân công trực tiếp. Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu theo định mức từ đó giảm được định mức tiêu hao một số nguyên liệu, thể hiện sự năng động và sáng tạo của đội ngũ công nhân viên .
Việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành có hệ thống, sổ sách chứng từ rõ ràng đầy đủ thể hiện trong việc lập hệ thống báo cáo, các bảng biểu, bảng kê chi tiết từ các phân xưởng cho đến phòng kế toán của công ty. Điều này tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí của công ty được chính xác.
Việc áp dụng hình thức nhật ký chứng từ phù hợp với quy mô của công ty, số liệu chính xác, đảm bảo cung cấp số liệu từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng cho nhà quản trị doanh nghiệp,đảm bảo nguyên tắc kiểm tra kiểm soát nhau giữa các bộ phận liên quan.
2. Hạn chế
Kế toán vật liệu không mở sổ theo dõi xuất vật liệu cho từng đối tựng sử dụng mà cuối tháng mới nhặt số liệu từ phiếu xuất vật tư tổng hợp rồi vào bảng kê chi tiết vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng kê tính giá thực tế nguyên vật liệu. Như vậy công việc sẽ dồn vào cuối tháng và thông tin đưa ra không kịp thời.
Chi phí công tác phí cho cán bộ thu mua nguyên vật liệu thì kế toán không hạch toán váo TK 152 để phân bổ cho từng loại nguyên vật liệu... mà hạch toán vào TK 6428 là không phản ánh đúng giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
Việc sử dụng giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ tuy có ưu điểm là dễ thực hiện và san bằng được sự chênh lệch giá cả nguyên vật liệu do sự thay đổi thất thường của giá tuy nhiên kế toán không thể xác định được giá trị nguyên vật liệu xuất và tiến hành ghi sổ ngay khi nghiệp vụ phát sinh mà đến cuối kỳ kế toán mới xác định được giá trị xuất kho và nguyên vật liệu xuất dùng. Điều này làm cho công việc kế toán dồn vào cuối kỳ, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc của các phần hành kế toán khác cũng như không phản ánh được một cách kịp thời thông tin về tình hình nhập - xuất - tồn tại thời điểm bất kỳ, do đó ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý của công ty.
II. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt, em đã bước đầu làm quen với công việc của người cán bộ kế toán, tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán cũng như phương pháp hạch toán của công ty kết hợp những kiến thức đã học tại trường Đại học Thăng Long em đã khái quát tình hình tổ chức hạch toán kế toán của công ty đồng thời đưa ra một số ý kiến đóng góp với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán ở Công ty TNHH sản xuất và đầu tư Đất Việt.
Do thời gian tìm hiểu ngắn, với vốn kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề còn có những sai sót không tránh khỏi, giải quyết vấn đề chưa hẳn thấu đáo. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, những góp ý của các thầy cô trong khoa kế toán và các cô chú trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng kế toán và các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế trường Đại học Thăng Long đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1032.doc