Trong hoạt động kinh doanh than năm 2002. Công ty đã biết khai thác thế mạnh là sự tín nhiệm của bạn hàng đối với mặt hàng. Trình độ chuyên môn cao, nên thu hút được nhiều hợp đồng làm cho doanh số bán hàng của công ty tăng hơn so với năm 2002. Từ đó nâng cao được hiệu quả, hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời do công ty có sự quan tâm chú ý trong quản lý, kiểm soát các khoản chi phí một cách hợp lý nên năm 2002 tăng được lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, công ty luôn có một đội ngũ kiểm tra, giám sát chất lượng đáng tin cậy cho nên trong quá trình kinh doanh , giá trị hàng hóa kém chất lượng không đáng kể. Do vậy uy tín của công ty trên thị trường được đảm bảo.
28 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực trạng tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương tại công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hòa nhịp vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung, của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, trong 13 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng.
Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN- Nhà nước ban hành các chế độ chính sách sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động sáng tạo tự chịu trách nhiệm lỗ lãi về các hoạt động của mình. Từ khi có quyết định của chính phủ được phép thành lập các công ty TNHH, công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhiều mô hình khác nhau, hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện, nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi, tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, giải phóng công ăn việc làm cho xã hội. Bởi vậy không ngừng nâng cao lợi nhuận là 1 việc làm rất cần thiết của doanh nghiệp. Công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia là một trong số các doanh nghiệp như vậy.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường và trong thời gian thực tập tại công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia được sự truyền đạt kiến thức của các thầy cô cùng với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc, em đã nắm bắt được 1 số kiến thức về công tác tài chính của đơn vị và được thực hiện qua bản báo cáo thực tập. Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần:
I. Tổng quát về công ty
II. Báo cáo thực trạng tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương tại công ty
III. Một số nhận xét về tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương tại công ty
Do trình độ lý luận cũng như sự hiểu biết về thực tế còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi sự thiết sót về khuyết điểm. Em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các cán bộ trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô - Giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật công nghiệp I và toàn thể lãnh đạo, phòng tài chính của công ty Thương Mại và Dịch vụ Hoàng Gia đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
Phần I: Tổng quát về công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia
Công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia được thành lập ngày 10/3/1999.
Công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia có trụ sở giao dịch tại số 6- Đường Xương Giang thị xã Bắc Giang.
Tiền thân của công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia là sản xuất kinh doanh than, công ty được thành lập năm 1999 có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản riêng, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Trong những ngày đầu thành lập hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa được mở rộng nhưng bộ máy quản lý rất gọn nhẹ.
II. Chức năng, nhiệm vụ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Chức năng:
Sau khi thành lập công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia đã từng bước tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh mở rộng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tận dụng các khả năng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Nhiệm vụ:
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh than.
Đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh :
Công ty tiến hành việc bán buôn bán lẻ mặt hàng than trên thị trường. Trong đó bán than đi các nhà máy là chủ yếu. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công ty thực hiện hạch toán độc lập. Tự lo liệu vốn, tự trang trải các khoản chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
III. Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành công ty:
- Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của công ty được thực hiện theo luật doanh nghiệp. Về cơ cấu tổ chức công ty có bộ máy quản lý bao gồm các bộ phận sau:
Hội đồng quản trị gồm 3 người:
Là cơ quan quản lý công ty có quyền nhân danh công ty để quyết định.
+ Chủ tịch hội đồng quản trị
+ Phó chủ tịch kiêm giám đốc công ty
+ Trưởng ban kiểm sát, kiêm phó giám đốc công ty
Phòng chức năng gồm 4 phòng
*Phòng tổ chức hành chính gồm: tổ chức tuyển chọn lao động, sắp xếp nhân công lao động cho các bộ phận, phụ trách công tác hành chính trong công ty hình thức các chứng từ về lao động.
+ Trưởng phòng
+ Phó trưởng phòng
+ Các trợ lý, nhân viên giúp việc
*Phòng kế hoạch: phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho từng tháng, quý, năm về các mặt cụ thể như mua và bán than.
*Phòng tài chính – kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ tài sản về mặt giá trị vốn sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán tại doanh nghiệp. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu tài chính và quan hệ chức năng trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thống kê, tiền lương, cân đối và các khoản thu chi.
- Phòng kinh doanh
- Phòng kỹ thuật
- Phòng tài vụ
- Phòng tổ chức lao động
*Kế toán của công ty gồm:
+ Kế toán trưởng
+ Kế toán tổng hợp
+ Kế toán thanh toán theo dõi công nợ
+ Thủ quỹ.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng kỹ thuật
Phòng đối ngoại
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng tổ chức kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức lao động
Sơ đồ
IV. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua.
1. Thuận lợi:
Là 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, đã trải qua 5 năm hình thành và phát triển. Công ty đã có những cố gắng và nỗ lực quyết tâm trụ vững trong nền kinh tế thị trường. Được kết hợp với sự khéo léo của ban giám đốc, cùng sự chỉ đạo của phòng ban trong những năm qua, đã giúp cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế. Hàng năm lợi nhuận tăng lên.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên. Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn do yếu tố chủ quan và khách quan mang lại.
- Về chi phí mua hàng hóa: trong khi tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty vẫn chưa tìm được hàng hóa đạt tiêu chuẩn, gây nên khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, thị trường than của công ty cho đến nay mới chỉ ở phạm vi nhỏ, chưa mở rộng vì vậy công ty cần phải phát huy về mọi mặt.
3. Một số kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã đạt được trong những năm qua.
Trong hoạt động kinh doanh than năm 2002. Công ty đã biết khai thác thế mạnh là sự tín nhiệm của bạn hàng đối với mặt hàng. Trình độ chuyên môn cao, nên thu hút được nhiều hợp đồng làm cho doanh số bán hàng của công ty tăng hơn so với năm 2002. Từ đó nâng cao được hiệu quả, hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời do công ty có sự quan tâm chú ý trong quản lý, kiểm soát các khoản chi phí một cách hợp lý nên năm 2002 tăng được lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, công ty luôn có một đội ngũ kiểm tra, giám sát chất lượng đáng tin cậy cho nên trong quá trình kinh doanh , giá trị hàng hóa kém chất lượng không đáng kể. Do vậy uy tín của công ty trên thị trường được đảm bảo.
Năm 2002, nhờ hoạt động kinh doanh có lãi, công ty đã nâng cao được đời sống vật chất của nhân viên, khuyến khích được nhân viên tận dụng những khả năng của mình để giúp đỡ cho công ty phát triển vững chắc. Có thể nói năm 2002 và năm 2003, công ty đã cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả hoạt động kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
1
Tổng doanh thu
35.690.205.139
35.916.897.025
2
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh (GVHB)
31.114.276.998
31.312.136.884
3
Lợi nhuận kinh doanh
97.266.720
135.416.664
4
Tổng lợi nhuận trước thuế
149.405.251
169.224.189
5
Tỉ số chi phí kinh doanh
87%
87%
6
Tỉ suất lợi nhuận
0,41%
0,47%
7
Vốn kinh doanh bình quân
13.649.377.614
14.324.689.112
8
Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh
1,09%
1,18%
9
Tổng số lao động đến 31/12
52
60
10
Thu nhập bình quân người/tháng
530.000
590.000
Nhìn vào các chỉ tiêu kinh tế trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Doanh thu tăng từ đó, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng dẫn đến thu nhập của người lao động cũng được nâng cao.
Phần II: Báo cáo thực trạng tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương
I. Một số vấn đề lý luận chung về lao động tiền lương
Trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào, một nền sản xuất cũng phải có 3 yếu tố cơ bản là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Chính vì vậy công tác tổ chức lao động trong công ty là 1 vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp nhất là nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong cơ chế thị trường, các đơn vị hạch toán kinh tế.
Người lao động bỏ sức lao động của mình kết hợp với tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi đó họ sẽ nhận được ở người chủ của mình một thù lao để tái sản xuất sức lao động và khoản thù lao này chính là tiền lương.
Như vậy: tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao, lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương là phạm trù kinh tế gắn với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa, tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực sản xuất và gắn bó với doanh nghiệp.
Theo quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta, tiền lương phải được trả theo đúng giá trị sức lao động. Điều đó có nghĩa là:
- Tiền lương phải theo đúng cấp bậc công việc
- Tiền lương cao hay thấp là tùy thuộc vào kết quả sản xuất của đơn vị
- Phải gắn chặt tiền lương với tiền lương danh nghĩa là: Điều đó có nghĩa là khi có sự biến đổi về giá cả hàng hóa. Đặc biệt là hàng tiêu dùng thiết yếu doanh nghiệp phải có trách nhiệm bù đắp sự chênh lệch về giá đó ngoài lương.
- Doanh nghiệp phải đảm bảo trả lương đúng thời hạn
- Trong cùng 1 đơn vị đảm bảo công bằng hợp lý.
2. Vai trò của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế thuộc về lĩnh vực quan hệ sản xuất. Do đó tiền lương hợp lý sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sản xuất. Mặt khác, ta còn thấy trong các mặt quản lý doanh nghiệp, nội dung quản lý phức tạp, khó khăn nhất đó là mặt quản lý con người mà cơ sở để phát sinh ra sự phức tạp khó khăn đó chính là vấn đề phân phối. Có thể nói: muốn cho các mặt quản lý đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao, một vấn đề quan trọng là phải có 1 chế độ tiền lương hợp lý. Xét về mặt kinh tế thuần túy, tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền lương đảm bảo đủ trang trải và có tích lũy, sẽ tạo điều kiện cho người lao động yên tâm phấn đấu làm việc, đó chính là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại.
Về mặt chính trị – xã hội tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội. Nếu tiền lương cao sẽ ảnh hưởng tích cực ngược lại, họ sẽ tha thiết với doanh nghiệp, chán nản công việc, oán trách xã hội, thậm chí mất lòng tin vào xã hội, vào tương lai.
3. Chức năng của tiền lương
Như phân tích trên đã trình bày, ta thấy tiền lương giữ vững vai trò quan trọng trong công tác quản lý, trong đời sống và cả về mặt chính trị xã hội. Để giữ được vai trò quan trọng trên, tiền lương phải thể hiện được 4 ***cơ bản sau:
Tiền lương phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động
Đây cũng là yêu cầu thấp nhất của tiền lương phải nuôi sống người lao động, duy trì sức lao động của họ.
Đảm bảo vai trò kích thích của tiền lương, vì sự thúc ép của tiền lương, người lao động phải có trách nhiệm cao đối với công việc, tiền lương phải tạo ra niềm đam mê nghề nghiệp vì tiền lương người lao động tự phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt.
Bảo đảm vai trò điều phối lao động tiền lương: với tiền lương thỏa đáng người lao động tự nguyện nhận mọi công việc được giao dù ở đâu, làm gì.
*Vai trò quản lý lao động của tiền lương: Doanh nghiệp còn sử dụng tiền lương không chỉ với mục đích tạo điều kiện vật chất cho người lao động mà còn với mục đích khác là: thông qua việc trả lương mà kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại hiệu quả và hiệu quả rõ rệt.
Cũng như một người được trả lương rất thấp nhưng tính lương ngày lại cao và lương giờ rất cao vì không làm đủ ngày trong tháng và giờ trong ngày quy định. Tiền lương mà giám đốc công ty chi và trong trường hợp này rõ ràng là không hiệu quả. Doanh nghiệp phải tính toán rất kĩ từng đồng lương chi ra để quản lý lao động chặt chẽ.
II. Thực trạng tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương trong công ty
1. Tổ chức lao động
1.1. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp:
Theo số liệu thống kê, tổng số cán bộ CNV là 210 người trong đó:
- Lao động trực tiếp : 110 người
- Lao động gián tiếp: 100 người
Công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia là 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với qui mô lớn nên đòi hỏi công ty cần phải có 1 lượng lao động nhất định (kể cả lao động trực tiếp lẫn lao động gián tiếp). So với mấy năm trước đây, công ty đã có 1 đội ngũ công nhân trẻ, năng động sáng tạo, họ đã góp 1 phần lớn trong sự trưởng thành của công ty.
Công tác tổ chức lao động trong công ty nhìn chung là khoa học, hợp lý, tận dụng triệt để khả năng của cán bộ CNV.
- Phòng tổ chức: 40 người
- Phòng kế hoạch: 39 người
- Phòng kĩ thuật: 15 người
- Phòng kế toán: 5 người
- Văn phòng: 55 người
- Đối ngoại: 20 người
- Kinh doanh: 28 người
- Ban lãnh đạo: 1 giám đốc (1 phó giám đốc, 1 trợ lý giám đốc)
- Phòng bảo vệ: 5 người
Cơ cấu công nhân trong công ty nhìn chung là hợp lý. Đa số công nhân trong công ty hiện nay là từ bậc 3 trở lên.
Những công việc khó được giao cho những công nhân có trình độ cao còn những công nhân bậc thấp làm những công việc phục vụ đơn giản.
Do những khó khăn và thuận lợi việc hình thành các đội mạnh nên công ty đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, giao việc cho các đội ngũ công nhân có đủ năng lực.
*Công tác quản lý lao động:
Lao động là yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh nên việc quản lý sử dụng lực lượng là ảnh hưởng tích cực đến quá trình kinh doanh và kết quả của họ. Quản lý lao động được thể hiện qua 2 mặt chất lượng lao động và thời gian lao động. Trong công tác này, công ty đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hàng ngày cán bộ công nhân viên đi làm có ghi vào bảng chấm công đầy đủ để cán bộ quản lý nộp lên phòng lao động tiền lương. Sau đó cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cho mỗi công nhân.
*Công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân được thực hiện hàng năm, công ty đã có quy chế về công tác này.
Đối với cán bộ: Công ty thường xuyên gửi đi học ở các trường lớp chuyên môn, trường lớp quản lý, ngoại ngữ, vi tính để nâng cao năng lực làm việc của cán bộ.
Đối với công nhân: Công nhân được nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi và khuyến khích phong trào rèn luyện cho công nhân.
Không chỉ có thế mà công ty đã có những đợt bồi dưỡng cho cán bộ CNV tại công ty, kèm cặp lẫn nhau để cùng tiến bộ.
Đó là những gì mà công ty đã làm được về công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho người lao động.
1.2. Công tác tuyển dụng ở công ty
Hàng năm, công ty thường nhận thêm công nhân, phần lớn các công nhân này đều có trình độ như đại học, cao đẳng…
Cuối mỗi kỳ thực tập, những sinh viên đạt kết quả tốt được giữ lại ký hợp đồng và làm việc tại công ty. Nếu trong thời gian hợp đồng, những công nhân đó không đáp ứng được yêu cầu như vi phạm nội quy giờ giấc làm việc, vô kỉ luật, không mặc quần áo bảo hộ khi đi làm… thì sẽ bị loại khỏi công ty.
Năm 1997, công ty chú trọng đầu tư nhân lực. Vấn đề sử dụng con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công ty. Công ty tiến hành sắp xếp lại tổ chức bố trí đúng người đúng việc. Công ty đã bổ nhiệm, đề bạt 4 lượt cán bộ và miễn nhiệm 2 lượt cán bộ, tiếp nhận thêm 1 số lao động. Công ty còn giải quyết được chế độ, được 10 trường hợp nghỉ không lương dài hạn.
Bảng đánh giá trình độ lao động của công ty
Trình độ
ĐH và trên ĐH
Đội ngũ cán bộ là Đảng viên
Đội ngũ công nhân bậc cao (4/7)
Đội ngũ trung cấp (3/7)
Số lượng người
43
37
50
50
Tỉ lệ %
14,2%
23,8%
34,2%
27,8%
2. Công tác định mức lao động:
*Phương pháp định mức lao động của doanh nghiệp phần lớn là các định mức của công ty giao cho là các định mức của ngành và nhà nước. Đó là các định mức có tính tổng hợp.
*Định mức lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là cơ sở để kế hoạch hóa lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp, nhiệm vụ của doanh nghiệp là để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn liền năng suất chất lượng kết quả công việc của người lao động. Khi xây dựng định mức chung, doanh nghiệp đồng thời phải xác định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp gia quyền.
Bảng bố trí lao động tại công ty
Các phòng ban
Số công nhân viên (người)
Ban lãnh đạo
3
Phòng tổ chức
40
Phòng kế hoạch
39
Phòng kĩ thuật
15
Phòng kế toán
5
Văn phòng
55
Đối ngoại
20
Kinh doanh
28
Phòng bảo vệ
5
Tổng
210
*Đánh giá tình hình thực hiện mức của doanh nghiệp có định mức lao động thì người lao động sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của mình. Đảm bảo được thời gian lao động và nâng cao hiệu quả. Từ đó tiền lương trả cho công nhân cũng sẽ được đảm bảo hơn. Người quản lý lao động khi có định mức lao động thì việc điều hành quản lý cũng được thuận lợi hơn. Khi đó ta có thể căn cứ được số lượng, chất lượng công việc, đánh giá được kết quả lao động của công nhân.
3. Công tác bảo hộ lao động
Trong quá trình lao động, con người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nếu điều kiện lao động được đảm bảo theo đúng qui định sẽ là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho công nhân, gây thiệt hại cho người lao động và cho cả công ty.
Vì vậy muốn phòng ngừa tai nạn lao động và hạn chế bệnh nghề nghiệp xảy ra, công ty đã rất quan tâm đến công tác bảo hộ lao động. Hàng năm, công ty có tiêu chuẩn bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên. Công nhân được cấp quần áo bảo hộ lao động và các dụng cụ lao động tốt để tạo điều kiện cho họ làm việc 1 cách thoải mái nhất. Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách qui định về bảo hộ lao động.
4. Các biện pháp thực tế công ty đã áp dụng để đảm bảo an toàn lao động
Trước khi nhận công nhân vào công ty, người công nhân đó phải được huấn luyện về công tác an toàn lao động. Sau đó căn cứ vào công việc của từng người đảm nhận mà hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
- Hàng năm khi lập kế hoạch kinh doanh, công ty cũng lập kế hoạch biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Có chế độ khen thưởng tốt đối với những công nhân chấp hành tốt công tác bảo hộ lao động và kỉ luật nghiêm khắc đối với những công nhân lơ là trong công tác bảo hộ lao động mà công ty đã đề ra.
Nhờ có công tác bảo hộ lao động mà trong những năm gần đây 2002-2003 ở công ty không xảy ra vụ tai nạn nào lớn và không có tình trạng người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
5. Kích thích tinh thần đơn vị cán bộ công nhân viên ở công ty
- Hàng năm công ty có tổ chức cho CBCNV của toàn công ty đi thăm quan nghỉ mát ở các địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước như Đồ Sơn, Bãi Cháy, Cửa Lò, Huế… vào các dịp hè hay những ngày lễ tết để tạo cho CBCNV có những ngày nghỉ thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng, tạo không khí hòa đồng trong toàn công ty.
- Đối với con em của CBCNV trong công ty thì lãnh đạo công ty và công đoàn hàng năm có những chương trình giành cho các cháu như tết 1-6, trung thu và những phần thưởng sau mỗi năm học để động viên các cháu học tập.
B. Công tác tổ chức tiền lương
Trong bất kỳ chế độ nào việc tạo ra của cải vật chất đều gắn liền với lao động của con người và tiền lương là biểu hiện của sức lao động con người bỏ ra.
1. Khái niệm: tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà công ty trả cho người lao động trong thời gian làm việc theo thời gian, theo khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho công ty. Mặt khác tiền lương là 1 bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do công ty tạo ra.
2. Các hình thức và chế độ tiền lương áp dụng tại công ty
Hệ thống thang lương: lương cấp bậc của CN được quy định theo hệ thống thang lương của nhà nước
Nhóm mức lương
Bậc
I
II
III
IV
V
VI
VII
Nhóm I
Hệ số
1,35
1,47
1,62
1,78
2,18
2,67
3,28
Mức lương
194,4
211,7
233,2
256,3
313,9
384,5
472,3
Nhóm II
Hệ số
1,40
1,55
1,72
1,92
2,33
2,84
3,54
Mức lương
201,6
223,2
247,7
276,5
335,5
409
496,8
Nhóm III
Hệ số
1,47
1,64
1,83
2,04
2,49
3,05
3,73
Mức lương
211,7
236,2
263,5
293,8
358,6
439,2
537,1
Nhóm IV
Hệ số
1,57
1,75
1,95
2,17
2,65
3,23
3,94
Mức lương
236,1
252
280,8
312,5
331,6
465,1
567,4
*Cơ sở để chia: Căn cứ vào sổ thực tế của từng công nhân và hệ số cấp bậc tiền lương của họ quy đổi ra ngày hệ số.
Ngày hệ số = hệ số cấp bậc x số ngày
Từ đó tính tiền lương cho ngày hệ số
Tiền lương cho ngày hệ số
=
Lương sản phẩm thực tế
Ngày hệ số
Tính lương cho từng người
Lương công nhân
=
Ngày hệ số
x
Tiền lương 1 ngày hệ số
Dựa vào bảng tính lương ta tính lương cụ thể cho công nhân như:
Theo thời gian:
Lương cấp bậc
x
Lương
=
Lương
26
Chế độ
Chế độ
Lương cấp bậc
x
Lương lễ
=
Lương lễ
26
Lương cấp bậc
x
Học họp
=
Lương học họp
26
Ta tính lương cho đồng chí Hoàng Mạnh Kiên
Lương chế độ = đ
Lương lễ tết = đ
Lương học tập = đ
*Tính tiền thưởng cho CNV chức:
- Số ngày làm việc thực tế từ 25-26 ngày được xếp loại A nhân hệ số 1,1
- Số ngày làm việc thực té 24 ngày xếp loại B nhân hệ số 0,85
Đồng chí: Nguyễn Thị Lan
Lương cấp bậc x hệ số thưởng = 394.560 x 1,1 = 442.000 đ
Tổng lương 1 cấp bậc = lương chế độ + thưởng + lương ngày lễ + lương học tập + lương trách nhiệm + ăn ca = 919.000đ
Đồng chí Hoàng Mạnh Kiên
Lương cấp bậc x hệ số thưởng
662.400 x 0,85 = 570.000 đ
Để tránh nhầm lẫn và sự thắc mắc của công nhân làm việc đồng thời tiện cho việc theo dõi ngày công thực tế của người lao động và dựa trên cơ sở đó để trả lương cho từng công nhân được chính xác, hợp lý, đồng chí Mai đã chấm công cho từng người qua bảng chấm công sau:
Thứ tự:
1. Mai Thị Huệ: 25 công Ghi chú: không nghỉ việc
2. Vũ Thị Thủy: 23 công hệ số: bậc 4: 1,78
3. Vũ Phương Nhung: 23 công bậc 3: 1,62
4. Hoàng Thị Hoa: 25 công bậc 2: 1,47
Trần Thị Thúy: 23 công
*Tính ngày công quy đổi cho các công nhân:
1. Mai Thị Huệ: 25 công x 1,78 = 44,5 ngày
2. Vũ Thị Thủy: 23 công x 1,47 = 33,81 ngày
3. Vũ Phương Nhung: 23 công x 1,62 = 37,26 ngày
4. Hoàng Thị Hoa: 25 công x 1,47 = 36,75 ngày
5. Trần Thị Thúy: 23 công x 1,62 = 37,26 ngày
*Hình thức lương sản phẩm tập thể:
LSPTT = ồSLi x ĐGi
= (20 x 30.000) + (17 x 40.000) + (15 x 45.000)
= 600.000 + 680.000 + 675.000 = 1.955.000 đ
*Tính lương cho ngày qui đổi =
= đ/ngày
*Tính lương cho 1 công nhân:
= Số lương ngày qui đổi x lương 1 ngày qui đổi
1. Mai Thị Huệ: 44,5 x 10.312,26 = 458.895,57 đ
2. Vũ Thị Thủy: 38,81 x 10.312,26 = 400.115,68 đ
3. Vũ Phương Nhung: 37,26 x 10.312,26 = 384.234,8 đ
4. Hoàng Thị Hoa: 36,75 x 10.312,26 = 378.975,5 đ
5. Trần Thị Thúy: 37,26 x 10.312,26 = 384.234,8 đ
Cộng: 2.006.456,35 đ
Bảng chi lương theo ngày hệ số
STT
Tên công nhân
Cấp bậc
Ngày công
Ngày hệ số
Tiền lương 1 ngày
Tiền lương được lĩnh
1
Mai Thị Huệ
4
25
10.312,26
44,5
458.895,57
2
Vũ Thị Thủy
2
23
10.312,26
33,81
400.115,68
3
Vũ Phương Nhung
3
23
10.312,26
37,26
384.234,8
4
Hoàng Thị Hoa
2
25
10.312,26
36,75
378.975,5
5
Trần Thị Thúy
3
23
10.312,26
37,26
384.234,8
189,58
1.955.000
Người lập biểu
(Ký tên)
Trưởng phòng TC-HC
(Ký tên)
Giám đốc xét duyệt
(Ký tên)
Bảng thanh toán lương tháng 4/2003
STT
Tên công nhân
Hệ số
Cấp bậc
Lương
Công lương
Tạm ứng kỳ I
Tạm ứng kỳ II
Ký
Ngày
Tiền (đ)
1
Mai Thị Huệ
1,78
4
25
458.895,57
458.895,57
200.000
258.895,57
2
Vũ Thị Thủy
1,47
2
23
400.115,68
400.115,68
200.000
200.115,68
3
Vũ Phương Nhung
1,62
3
23
384.234,8
384.234,8
200.000
184.234,8
4
Hoàng Thị Hoa
1,47
2
25
378.975,5
378.975,5
200.000
178.975,5
5
Trần Thị Thúy
1,62
3
23
384.234,8
384.234,8
200.000
184.234,8
1.955.000
1.955.000
1.000.000
1.006.2348
Người lập biểu
(Ký tên)
Trưởng phòng TC-HC
(Ký tên)
Giám đốc xét duyệt
(Ký tên)
3. Cách tính tiền thưởng, BHXH, BHYT
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên, ngoài ra họ còn được hưởng các loại hình bảo hiểm như BHXH, BHYT…
Khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau… và các khoản tiền thưởng thi đua, thưởng năng suất lao động, phát minh sáng chế.
Tiền thưởng là số tiền lao động nhận được ngoài mức lương được hưởng căn cứ vào kết quả công việc gồm 2 phần chính: thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ.
Thưởng thường xuyên: là khoản tiền thưởng hàng tháng và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp nhưng ở công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia không có khoản tiền thưởng này.
Thưởng định kỳ: là khoản tiền thưởng vào các dịp lễ tết, khoản thưởng này ở công ty trích từ quỹ khen thưởng. Quỹ khen thưởng trích ra từ lợi nhuận. Mức lương của từng CBCNV là khác nhau, việc xếp loại này do hội đồng xếp loại làm và trình duyệt giám đốc. Căn cứ vào kết quả xếp loại của các trưởng phòng, ban tổ chức, quản đốc, giám đốc đưa lên. Đồng thời mức thưởng trong công ty còn căn cứ vào thời gian làm việc của từng người (thời gian công tác tại công ty)
*Hạch toán các khoản trích theo lương: công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia hàng tháng công ty lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ để chi trả các nhân viên trong các phòng ban của công ty nhưng công ty chi trả thay cho người lao động 25%.
TK 3382: KPCĐ 2%
TK 3383: BHXH: 15%
TK 3384: BHYT: 2%
Còn 6% thì người lao động phải nộp
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
TK 334
TK 338
(2,3,4)
Trong đó
Tổng cộng
TK 338 (2)
TK 338 (3)
TK 338 (4)
TK 622
420.900.000
79.971.000
8.418.000
63.135.000
8.418.000
500.871.000
TK 627
194.250.000
36.907.500
3.885.000
29.137.500
3.885.000
231.157.500
TK 641
21.950.000
4.170.576
439.008
3.292.560
439.008
26.120.976
TK 642
176.495.000
33.534.050
3.529.900
26.474.250
3.529.900
210.029.050
TK2143 (XDCBDD)
29.801.000
5.662.190
596.020
4.470.150
596.020
35.463.190
Cộng
843.396.400
160.245.316
16.867.928
126.509.460
16.867.928
1.003.641.716
*Phương pháp tính BHXH trả thay lương của công ty:
Theo chế độ mới qui định, BHXH trả thay lương được tính từng trường hợp được trả như sau:
- Trường hợp nghỉ đẻ thai sản
- Thời gian được nghỉ hưởng BHXH
Được nghỉ 4 tháng trong điều kiện làm việc bình thường
Được nghỉ 5 tháng đối với công nhân làm việc độc hại, nặng nhọc làm việc theo chế độ sai hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số là 0,5: 0,7
Được nghỉ 6 tháng đối với người làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số là 1
- Trường hợp sinh con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì người mẹ nghỉ 75 ngày
+ Tỉ lệ nghỉ hưởng BHXH
Trong thời gian nghỉ ở trên thì người mẹ được hưởng 100% lương cơ bản.
- Trường hợp nghỉ vì đau ốm, tai nạn, rủi ro cá nhân hoặc y tế
+ Thời gian được nghỉ hưởng BHXH
Trong điều kiện làm việc bình thường, có thời gian đóng BHXH dưới 15 ngày thì được nghỉ 30 ngày trong 1 năm (không tính thứ 7, CN)
Nếu đóng BHXH từ 15-30 ngày thì được nghỉ 40 ngày/năm
Nếu đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì hưởng 50 ngày
Nếu làm việc độc hại nặng nhọc, nơi có phụ cấp 0,7 thì được nghỉ thêm 10 ngày trong điều kiện làm việc bình thường.
Nếu điều trị bệnh dài ngày với bệnh đặc biệt được bộ y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày.
+ Tỉ lệ hưởng BHXH: trong thời gian nghỉ chữa bệnh được hưởng 75% lương cơ bản.
*Công thức tính BHXH trả thay lương
BHXH trả thay lương
=
Lương cơ bản
x
Số ngày nghỉ BHXH
x
Tỉ lệ hưởng BHXH
26
Căn cứ vào chế độ quy định về BHXH trả thay lương, công ty đã áp dụng trực tiếp đối với CBCNV trong công ty.
Căn cứ vào từng đối tượng được hưởng tỉ lệ BHXH kế toán tính toán cho từng đối tượng, từng trường hợp nghỉ hưởng BHXH.
Cụ thể trong tháng 1/2003 ông Nguyễn Bá Toàn của phòng tài chính tổng hợp đã nghỉ 2 ngày do ốm, đã có giấy xác nhận của bệnh viện Bạch Mai. Biết rằng lương thực lĩnh của Ông Toàn là 824.500.
Căn cứ vào thời gian nghỉ hưởng BHXH với tỉ lệ nghỉ hưởng BHXH theo chế độ qui định. Kế toán đã tính toán, chi trả lương cho Ông Toàn như sau:
BHXH trả thay lương
=
824.500
x
2
x
75%
26
= 47.567 đ
Vậy ông Toàn được hưởng khoản BHXH trong 2 ngày nghỉ là 47.567 đ
b. Phương pháp tính BHXH, BHYT, KPCĐ tại công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia
Trong tổng số 255 tính cho BHXH, BHYT, KPCĐ thì:
BHXH trích 20% tiền lương cơ bản, trong đó 15% tính vào chi phí và 5% tính vào người lao động nộp bằng cách khấu trừ lương.
BHYT tính 3% trong đó 25% tính vào chi phí và 1% tính vào người lao động nộp bằng cách khấu trừ lương . BHYT trích theo lương cơ bản
KPCĐ trích 2% tiền lương thực tế phải trả CBCNV
*Cụ thể: trong tháng 1/2002 công ty đã trích các khoản sau:
- BHXH, BHYT có tiền lương cơ bản là: 50.840.000đ BHXH, BHYT phải trích trong tháng = 50.840.000 x 23% = 11.693.200đ
Trong đó:
Tính vào chi phí BHXH: 15% x 50.840.000 = 7.626.000
BHYT: 2% x 50.840.000 = 1.016.800
- KPCĐ trích trong tháng 1/2002 có tổng tiền tiền lương thực tế là 54.084.400đ
KPCĐ trích trong tháng = 2% x 54.084.000 = 1.081.688 đ
Trong tổng số 25% trích cho BHXH, BHYT, KPCĐ công ty nộp lên cấp trên 24$ còn 1% KPCĐ công ty giữ lại để trả ốm đau, thai sản, tai nạn.
Phần III: Một số nhận xét về tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương tại công ty
1. Nhận xét chung:
Được đem những kiến thức học ở trường để áp dụng vào thực tế em thấy mình được hiểu biết thêm và đem lại rất nhiều bổ ích. Qua thời gian thực tập cùng với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương tại công ty mà mình đã lựa chọn em xin có 1 số nhận xét về tình hình kế toán của công ty như sau:
- Tổ chức hạch toán ban đầu
Trên cơ sở chế độ chứng từ kế toán nhà nước ban hành theo quyết định 1141 ngày 1/11/1995 của bộ trưởng bộ tài chính, đơn vị đã tổ chức vận dụng rất phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó góp phàn quan trọng trong công tác quản lý tổ chức lao động tiền lương phản ánh đầy đủ các hoạt động kế toán bằng chứng từ.
- Tổ chức tài khoản:
Công ty đã vận dụng hệ thống tài khoản kế toán do nhà nước ban hành rất phù hợp với điều kiện hoạt động của mình. Từ đó giúp cho công tác tổ chức lao động tiền lương hoàn thành nhiệm vụ của mình, phát huy tốt vai trò là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cao.
- Tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức tập trung: bao gồm 1 phòng kế toán tổng hợp làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
Trong bộ máy kế toán của công ty, cán bộ nhân viên làm việc rất khoa học, chính xác, thái độ làm việc của các nhân viên rất hăng say, chịu khó học hỏi.
- Cụ thể trong phần tiền lương và bảo hiểm, công ty bố trí thực hiện do 1 kế toán. Hàng tháng kế toán phần tiền lương và bảo hiểm chi trả lương, tính toán, hạch toán phần liên quan đến tiền lương và bảo hiểm.
- Tổ chức lập báo cáo tài chính: sau 5 năm kể từ ngày thành lập, công ty dần tìm thấy chỗ đứng và thế mạnh của mình trên thị trường. Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường như hiện nay, bộ phận kế toán đóng 1 vai trò rất quan trọng. Trong đó các loại báo cáo tài chính mà nhà nước qui định đơn vị chấp hành đầy đủ. Hàng tháng theo qui định, kế toán lập báo cáo tài chính vào cuối tháng, các báo cáo được lập luôn đúng nội dung, chính xác. Các kế toán viên gửi báo cáo kịp thời để kế toán trưởng hạch toán tổng hợp vào cuối tháng.
2. Một số kiến nghị
Qua thời gian thực tập tại công ty, thời gian tuy ngắn ngủi cùng với sự hiểu biết còn hạn chế của mình về công tác quản lý lao động tiền lương. Em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị về công tác kế toán tại đơn vị như sau:
Em thấy rằng bộ máy kế toán của công ty gọn, tập trung đảm bảo hạch toán nhanh, đơn vị cần tăng cường trang bị kĩ thuật tính toán cho từng kế toán. Để tính toán chính xác, số liệu đúng đắn thì các kế toán cần có phương tiện tính toán hiện đại. Công ty đã sử dụng máy vi tính để làm công tác kế toán, bên cạnh những tiện lợi mà kế toán máy mang lại như giúp người sử dụng có thể tự điều chỉnh mở rộng chương trình bổ sung thêm mặt hàng, đối tượng tính lãi lỗ và các khoản mục chi phí. Ngoài ra phần mềm kế toán có thể lập được các báo cáo và các sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý. Lưu giữ được nhiều số liệu, nhiều loại báo cáo…thì kế toán máy còn hạn chế:
+ Không tuân thủ các qui định về tài chính
+ Dễ dàng sửa chữa lại sổ kế toán sau khi đã khóa sổ
- Phương pháp hạch toán
Để công tác quản lý lao động tiền lương được tốt hơn, công ty cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ CNV bằng cách khuyến khích cho cán bộ CNV đi học, nâng cao nghiệp vụ, tự học hỏi nâng cao trình độ. Dựa vào thành tích mà công nhân viên đạt được để đưa ra chính sách khen thưởng thỏa đáng trong công việc.
+ Việc ghi chép sổ sách kế toán phải làm đều trong tháng
- Quá trình ghi sổ sách kế toán phải rõ ràng cụ thể trong từng tháng
- Kiểm tra định kì tổ chức phân tích tình hình quản lý lao động tiền đều đặn
- Quy mô của công ty cần được mở rộng hơn.
kết luận
Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường em đã được các thầy cô trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và bản lĩnh của một người kế toán. Hơn thế nữa giờ đây em lại được tiếp xúc với thực tế qua thời gian thực tập tại Công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia. Thời gian thực tập ngắn ngủi được tiếp xúc với thực tế em đã được hiểu thêm, biết thêm nhiều kinh nghiệm của người kế toán.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tế của lao động tiền lương và bảo hiểm đối với cuộc sống con người, mặc dù kiến thức của em còn hạn chế nhưng em đã mạnh dạn học hỏi đi sâu vào nghiên cứu về công tác tổ chức lao động tiền lương. Do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế nên em không tránh khỏi những sai sót và bỡ ngỡ. Dưới sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các cô chú trong công ty em đã hoàn thành chuyên đề báo cáo quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương.
Em xin gửi lời cảm ơn trân thành của mình tới thầy cô giáo đặc biệt là cô Vũ Kim Thanh cùng toàn thể các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty Thương Mại và Dịch vụ – Hoàng Gia đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT10.DOC