Với chương trình đã học, bài báo cáo này là những kiến thức giúp em có thể biết thêm được nhiều điều để có thể vận dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên đây mới chỉ là những thao tác để minh hoạ về những phần cơ bản phù hợp với công nghệ thông tin ngày nay, nó dễ sử dụng nhất. Dựa vào đây bạn có thể tiến hành các thao tác làm việc trong Word, Excel, biết thêm về mạng máy tính và Internet.
Bài báo cáo này với rất nhiều thông tin về các tình huống thực ứng dụng trong việc soạn thảo văn bản, tạo bảng biểu, chèn hình ảnh, một số ứng dụng trong Internet và mạng máy tính.
Được sự phân công và hướng dẫn của các thầy cô trong trường. Trong quá trình làm báo cáo em không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong rằng bài báo cáo này sẽ đáp ứng được yêu cầu của kỳ thực tập này.
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cao Tin học văn phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng.
Trong các hệ thống thông tin, nguồn tài nguyên dữ liệu phải được tổ chức và cấu trúc từ những thành phần Logic căn bản để có thể khai thác và quản lý dễ dàng ,có hiệu quả.
6.2. Sắp xếp dữ liệu.
. Sắp xếp dữ liệu (Sort).
a) Sắp xếp danh sách dựa trên nội dung hai hay nhiều cột.
Nhấp một ô bất kỳ trong danh sách cần sắp xếp.
Vào thực đơn Data chọn Sort, xuất hiện hộp thoại:
Trong đó:
- Sor By: là chọn tiêu đề của cột sắp xếp chính và chọn thứ tự sắp xếp.
+Ascendinh: Sắp xếp tăng dần.
+escending: Sắp xếp giảm dần.
Then By: Để chọn tiêu đề cột cần sắp xếp phụ và chọn thứ tự cần sắp xếp tương ứng.
Nhấp OK, ta sẽ được một danh sách sắp xếp theo lớp rồi đến xếp loại.
Lưu ý: Nếu hàng đầu tiên trong danh sách có chứa các tiêu đề cột thì trong phần My Data Range Has chọn mục Hearder Row, khi đó cột sẽ được cố định và không tham gia vào quá trình sắp xếp các dòng dữ liệu bên dưới. Ngược lại chọn No Header Row nếu danh sách (hay cơ sở dữ liệu) không có các tiêu đề cột.
b). Sắp xếp các cột của danh sách.
Sắp xếp các cột của danh sách là hoán đổi vị trí các cột sao cho dữ liệu ít nhất trên một dòng nào đó được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần.
Vào thực đơn Data chọn Sort.
Nhấp vào Options sẽ xuất hiện hộp thoại sau:
Trong khung Orientatio ta chọn mục Sort Left To Right và nhấp OK.
Trở lại phần Sort By và Then By để khai bao các dòng cần sắp xếp và nhấp OK
c). Sắp xếp danh sách theo tháng, tuần hoặc theo một thứ tự do người sử dụng quy định.
Bôi đen một ô hay vùng ô chứa danh sách cấn sắp xếp.
Vào thực đơn Data chọn Sort chọn tiếp Options.
Trong phần Fist Key Sort Order, nhấp dòng quy định trật tự sắp xếp mà ta muốn và nhấp OK.
Thực hiện lần lượt các thao tác tiếp theo như các trường hợp sắp xếp danh sách dữ liệu.
6.3. Lọc dữ liệu
Việc quản lý một danh sách hay một cơ sở dữ liệu của Excel, ngoài việc sắp xếp ra, chúng ta còn có nhu cầu tạo hoặc hiển thị những danh sachs trích học từ danh sách ban đầu. Chẳng hạn để quản lý các hợp đồng bán hàng của công ty, ta phải thường xuyên theo dõi tìm hình mua bán hàng của công ty, ta phải thông qua việc hiển thị danh sách các khách hàng mua sản phẩm A, sau đó đến sản phẩm B.. Hoặc từ bảng kết quả thi tuyển sinh chúng ta cần tạo các danh sách học sinh giỏi, học sinh khác… Chức năng AutoFilter hoặc AutoFilter ta sẽ thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác những nội dung mong muốn.
Lọc dữ liệu bằng AutoFilter có các bước như sau:
Bước 1: Bôi đen dòng tiêu đề.
Bước 2: Vào thực đơn Data chọn Filter chọn tiếp AutoFileter, xuất hiện các nút trong những ô chứa các tiêu đề cột.
Bước 3: Nhấp chuột vào nút mũi tên trên tiêu đề của cột cần lọc, thấy xuất hiện một khung chứa danh sách nội dung của cột đó và nhấp chọn nội dung lọc. Lúc đó Excel sẽ lọc ra một danh sách gồm các gía trị thoả mãn yêu cầu lọc.
Lọc dữ liệu bằng Advaned Filter. Các bước như sau:
Bước 1: Tạo bảng điều kiện .
+Bảng điều kiện phải ở ngoài phạm vi của danh sách
+Dòng đầu tiên phải chứa các tiêu đề cột cần đặt điều kiện thông thường ta nên tao ra bằng cách sao chép các tiêu đề này từ danh sách ban đầu nếu nhập vào không chính xác thì Excel có thể hiểu nhầm và sẽ không cho ra kết quả.
+Trong trường hợp phải thoả mãn tiêu đề cột sẽ chứa các điều kiện đồng thời thì các điều kiện đó phải được đặt trên cùng một dòng.
+Ngược lại, nếu chỉ cần thoả mãn một trong các điều kiện đưa ra các điều kiện đó phải được đặt khác dòng nhưng không được có dòng trống.
Bước 2: Nhấp một ô bất kỳ trong danh sách hoặc bôi đen khu vực chọn.
Bước 3: Vào thực đơn Data chọn Filter chọn tiếp Advanced Filter, xuất hiện hộp thoại:
Trong hộp thoại trên gồm những tuỳ chọn khác nhau. Tuỳ vào yêu cầu bài toán mà ta lựa chọn. Sau đó ấn OK.
Tổng hợp dữ liệu.
7.1. Sử dụng SubTo
Trong danh sách dữ liệu, chức năng Subtotals giúp ta thực hiện việc thống kê theo từng nhóm dữ liệu. Thực hiện các chức năng Subtotals theo các bước như sau:
Bước 1: Sắp xếp thứ tự các dòng của danh sách theo vùng khoá cần tính thống kê bằng chức năng sắp xếp, cụ thể là sắp xếp tên người nhập bằng cách vào thực đơn Data chọn Sort.
Bước 2: Vào thực đơn Data chọn Subtotals xuất hiện hộp thoại:
Trong hộp thoại Subtotal quy đinh các khai báo sau:
At each change in: Chọn tiêu đề cột (trường) cần thống kê theo nội dung của nó. ở đây ta chỉ được phép chọn một tên tiêu đề cột mà thôi và đó cũng chính là cột làm khoá sắp xếp chính đã được thực hiện trong bước 1. Chú ý, trước khi thực hiện ngắt nhóm theo nội dung của cột kiểm soát nào đó thì trước tên danh sách phải được sắp xếp thứ tự theo khoá định bởi cột này.
Use function: Chọn hàm dùng để tính toán thống kê theo nhóm dữ liệu.
+ Sum: Tính tổng cộng.
+ Count: Đếm số ô có dữ liệu.
+ Max: Tìm giá trị lớn nhất.
+ Min: Tìm giá trị nhỏ nhất.
+ Average: Tính trung bình
+ Product: Tính tích số.
+ Count nums to: Đếm số ô chứa dữ kiện số học.
Add subtotal to : Đánh dấu chọn tiên tiêu đề cột (hoặc tên trường) chứa dữ liệu cần tính toán theo nhóm. Ta có thể chọn nhiều tên cột chứa dữ liệu cần tính toán.
Replace Current subtotals: Đánh dấu chọn mục này để thay thế các vị trí thông kê hiện thời. Nếu như ta muốn chèn thêm các dòng chứa kết quả thông kê mới và vẫn giữ lại những dòng chứa kết quả thông kê trước thì ta phải bỏ đánh dấu mục này. Trường hợp này được sử dụng khi ta muốn có nhiều kết quả thống kê khác nhau.
Page brèk between groups: Nếu ta đánh dấu mục này thì dấu ngắt trang sẽ được chèn vào giữa mỗi nhóm để in mỗi nhóm ở một trang riêng.
Summary Below Data: Nếu ta đánh dấu chọn mục này thì dòng chứa kết quả thống kê sẽ được chèn ngay phía dưới của mỗi nhóm (mỗi nhóm có dữ liệu giống nhau theo nội dung của vùng làm khoá sắp xếp trong bước 1 hoặc được chọn trong mục At Each Change In). Nếu không đánh dấu mục này thì các dòng chứa kết quả thống kê sẽ được chèn ngay đầu mỗi nhóm.
Remove Alll: Loại bỏ tất cả những dòng thống kê và phục hồi về trạng thái ban đầu.
Summary Below Data: Chọn dòng tính tính tổng được chèn phía dưới mỗi nhóm được chèn theo người nhap.
Consliodate.
a) Tổng kết theo vị trí
Từ bảng dữ liệu có cấu trúc giống hệt nhau (số dòng, số cột và thứ tự các hạng mục giống nhau…) có thể tổng kết theo vị trí (Con Consliodate By Positions) để được một bảng tổng hợp.
b)Tổng kết theo loại:
Khi các bảng dữ liệu nguồn có cấu trúc khác nhau ta không thể sử dụng tổng kết theo vị trí để tổng hợp dữ liệu. Lúc này phải tiến hành tổng kết theo loại (Consolidate By Categories)
7.3. Pivot Table...
Bảng Pivot là một chức năng mạnh mà Excel cung cấp cho người dùng để có thể tạo ra các báo cáo theo tiêu thức khác nhau từ những dữ liệu phát sinh nhập vàp thủ công. Để công việc trở nên đơn giản, ta dùng bảng Pivot thực hiện.
VIII. Biểu đồ.
8.1. Tạo biểu đồ.
Biểu đồ là đồ thị biểu diễn của bảng tính. Biểu đồ có các trục, trên đó có các giá trị tỉ lệ tương ứng với giá trị dữ liệu trên bảng tính.
Có hai dạng tạo biểu đồ thông thường đó là: Tạo biểu đồ nhúng và tạo biểu đồ trên một bảng tính khác.
Tạo biểu đồ nhúng
Các bước tạo biểu đồ nhúng như sau:
Bước 1: Chọn dữ liệu muốn dùng để vẽ biểu đồ.
Bước 2: Bấm chuột vào biểu tượng Chart Wizard trên thanh công cụ chuẩn, hộp thoại Chart Wizard xuất hiện.
(Office 95: Đưa con trỏ đến nơi muốn đặt góc bên trái của bỉểu đồ. GIữ chuột, rê để xác định kích thước của biểu đồ. Hộp thoại xuất hiện:)
Bước 3: Bấm chọn loại biểu đồ.
Bước 4: Bấm Next, hộp thoại Chart Wizard Step 2 of 4 xuất hiện:
+ Chart Title: Gõ tiêu đề cho biểu đồ.
+ Category (x) Axis: Đặt tiêu đề trục y.
+ Value (y) Axis: Gõ tiêu đề trục y.
Bước 6: Bấm Next, hộp thoại Chart Wizard Step 3 of 4 xuất hiện: Chọn As Object In.
Bước 4: Chọn Finish.
b). Tạo biểu đồ trên một bảng tính khác.
Nếu không muốn cho hiện đồ thị trên cùng một bảng tính với dữ liệu biểu đồ, ta có thể tạo biểu đồ trên một bảng tính khác. Làm như sau:
Bước 1: Tương tự tạo biểu đồ nhúng chỉ khác ở bước 3 là nhảy chọn As New Sheet.
Bước 2: Chọn Finish.
Chỉnh sửa biểu đồ.
Chọn: Nháy chuột vào biểu đồ muốn hiệu chỉnh khung viền biểu đồ sẽ hiện 8 núm ở 4 góc và điểm giữa các cạnh.
Di chuyển: Dùng trỏ chuột kéo phạm vi biểu đồ đến vịt trí mới.
Thay đổi kích thước: Dùng chuột rê các nút trên khung viền.
Để hiệu chỉnh các thành phần bên trong biểu đồ: Nháy chuột trong phạm vi, lúc đó Excel sẽ cho phép can thiệp vào từng thành phần của biểu đồ.
+ Muốn chọn thành phần nào, nháy chuột vào thành phần đó.
+ Muốn thay đổi kích thước, vị trí của từng thành phần được thao tác như trên.
+ Muốn định dạng thành phần nào đó, nháy đôi chuột tại thành phần đó.
+ Xoá tiêu đề của biểu đồ: Nháy chuột vào tiêu đề, bấm phím Del. Thực hiện tương tự để xoá tiêu đề cột của trục X, Z và chú giải.
+ Để hiệu chỉnh tiêu đề cột của biểu đồ và các trục ta cần làm xuất hiện tiêu đề biểu đồ và các trục rồi tiến hành hiệu chỉnh.
Excel là một chương trình vô cùng quan trọng. Giúp ta ta giải quyết được những tình huống nhanh chóng và chính xác. Trên dây là những một số công dụng của Excel được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: kế toán tài chính, quản lý nhân sự, quản lý các dự án đầu tư,... và còn nhiều lĩnh vực khác nữa.
Phần II: cấu trúc máy tính và bảo trì.
Máy tính có nhiều ứng dụng quan trọng, hệ thống máy tính gồm 2 phần chính đó là phần cứng và phần mềm.
- Phần cứng : là là tất cả các bộ phận cấu tạo nên máy tính, các thiết bị có thể sờ, thấy được, các thiết bị ngoại vi, thiết bị xuất nhập dữ liệu, các thiết bị bên trong như ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, và các con vin xử lý , bộ nhớ...
- Phần mềm: là các chương trình ứng dụng mà giúp ta thực hiện được công việc của mình.
Một máy tính hoạt động ta phải có chế độ bảo trì (các công việc với phần cứng) như các công việc sửa chữa lắp ráp và nâng cấp máy tính... muốn vậy trước hết ta phải hiểu rõ cấu trúc máy tính. Trong phần này ta chỉ ngiên cứu về cả 2 phần của máy tính
Gồm các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về máy tính.
Chương2: Hệ điều hành
Chương 3: bảo vệ thông tin và virut máy tính
Chương1: giới thiệu chung về máy tính.
Lịch sử hình thành máy tính và phân loại máy tính.
Máy tính ra đời vào năm 1946 tại Hoa Kỳ từ đó đã phát triển rất nhanh và mạnh, đến nay đã trải qua các thế hệ như sau:
Thế hệ 1 (thập niên 50): dùng bóng điện tử chân không, thụ năng lượng lớn. Kích thước máy tính lớn (khoảng 250m2 tốc độ xử lý chậm, giá thành đắt.
Thế hệ 2( Thập niên 60): các bóng điện tử dùng bằng chất bán dẫn, năng lượng tiêu thụ ít, kích thước nhỏ, tốc độ xử lý vài chục ngìn phép tính trên 1 giây.
Thế hệ 3 ( Thập niên70): Thời này đánh dấu một công nghệ mới làm nền tảng cho sự phát triển của máy tính. Sử dụng công nghệ vi mạch tích hợp IC.
Thế hệ 4 (Thập niên 80): cũng dùng vi mạch tích hợp nhưng nhỏ gọn hơn mà tốc độ tính toán lại cao hơn nhờ các các công nghệ ép vi mạch tiên tiến. Có nhiều loại máy cùng tồn tại, để phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó chia ra làm 3 loại: ở thế hệ này thì có 3 loại máy tính sau:
+ Siêu máy tính: (Main Frame Computer): kích thước rất lớn và có rất nhiều tính năng đặc biệt, thường được sử dụng trong chính phủ, quân đội hay viện ngiên cứu ,... giá rất đắt.
+ Máy mini (Mini Computer): là loại máy tính cỡ vừa, sử dụng cho các công ty, cơ quan, trụ sở,... giá đắt.
+ Máy vi tính (Micro Computer): Ra đời vào năm 1982, giá rẻ và giảm giá rất nhanh, kích thước lớn, dễ dàng di chuyển, tiêu thụ năng lượng ít và ít hư hỏng.
Thế hệ 5: là thế hệ đang phổ biến hiện nay, tốc độ xử lý nhanh, loại máy tính náy có tính năng hoạt động nhanh và mạnh.
Các thành phần chính trong máy tính.
Các thiêt bị phần cứng của máy tính:
Thiết bị nhập:
+ bàn phím (Key board): có tác dụng nhập dữ liệu và câu lệnh vào máy tính.
+ Chuột (Mouse): Có tác dụng nhập các lệnh vào máy tính.
+ Máy quýet ảnh (Scanner): Có tác dụng biến đổi tín hiệu ảnh thành tiến hiệu số.
+ Máy ảnh số và Camera số: là máy làm anh và quýet ảnh.
Thiết bị xử lý: được gọi tắt là CPU (Central Processing Unit): là trung tâm xử lý dữ liệu và câu lệnh của máy tính. Một máy tính chạy nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào thiết bị này.
* Các thế hệ của của con vi xử lý: thế hệ máy 80286 có tốc độ xử lý là 13 MHz, thế hệ máy 80386 có tốc độ xử lý là 33 MHz. Thế hệ máy 80486 có tốc độ xử lý là 100 MHz. Thế hệ máy 80586 có tốc độ xử lý là 233 MHz. Thế hệ máy 80686 có tốc độ xử lý lớn, được đưa ra thị trường hiện nay có tốc độ lớn từ 333 MHz đến 2,7 GHz.
* Chú ý: khi bật máy tính, máy tính thực hiện nhiệm vụ kiểm tra cấu hình của máy và hiện nội dung lên màn hình, khi đó ta có thể đọc được cấu hình của máy.
- Thiết bị xuất (Đưa ra):
+ Màn hình(Monitor): có tác dụng hiển thị dữ liệu ra màn hình.
+Máy in (Printer): có tác dụng đưa dữ liệu ra giấy in
+ Bộ nguồn: cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống máy tính, có hai loại tiêu chuẩn cho bộ nguồn đó là: chuẩn AT và chuẩn ATX.
Chuẩn AT: có công suất lớn hơn 250W dùng cho bộ xử lý 80386 và bộ xử ký 80486, có công tắc bật mở, nằm rời ra trong hệ thống. Đặc biệt là khi tắt máy nguồn điện không tự tắt.
Chuẩn ATX: có công suất lớn hơn 300 W, dùng cho bộ xử lý 80568 và bộ xử lý 80686, bộ điều khiển nằm trên Main Board. Khi tắt máy thì máy tự tắtt nguồn điện.
+ Bản mạch chính (Main Board): Được gọi là hệ thần kinh của máy tính. Nhiệm vụ là tạo sự liên lạc giữa CPU và các thành phần khác của máy tính. Trên Main board có gắn BIOS, có các khe cắm CPU, khe cắm Card như Card màn hình, Card âm thanh và các loại Card khác có các chuẩn là PCI và chuẩn ISA. Khe cắm RAM đó là DIMM và SIMM, khe cắm ổ đĩa, khe cắm ổ đĩa mềm gồm 34 chân, còn khe cắm ổ đĩa cứng gồm 40 chân.
. + Bộ vi xử lý (CPU) được định sẵn trên MainBoard có thể tháo ra để nâng cấp.
. + BIOS: ((Basic Input Output Opertion System) dùng để kiểm tra các thiết bi của hệ thống, khi khởi động máy lên, các lệnh của hệ thống được nạp vào trong BIOS.
.+ RAM (Random Ascess Memory): bộ nhớ truy cập ngỗng nhiên, với dung lượng cho phần hệ thống là 640 Kbyte, cũng có hai khe cắm đó là DIMM và SIMM. Có các con chíp RAM, có hai loại RAM đó là DDRAM và SDRAM có dung lượng từ từ 128 Mbyte trở lên lý tưởng nhất là 256 Mbyte.
+ DMA (Direct Memory Ascess : là bộ truy nhập trực tiếp. Cho phép truy nhập truyền thông tin trực tiếp từ thiết bị ngoại vi vào hệ thống mà không cần đến bộ vi xử lý. DMA gắn liền trên MainBoard.
.+ BUS: đường truyền thông tin. Nối bộ vi xử lý với bộ nhớ ROM và RAM cùng tất cả Card, PCI với bộ vi xử lý.
+ Swich And Jump: là công thức bật tắtvà khe cắm có hai chân. Đây là các thiết bị dùng để diều khiển đóng mở của các dòng điện vào thiết bị của máy tính.
Jumps: đây là các thiết bị dùng để nối có hai hàng chân.
+ Cầu giao: Được thiết lập hai hàng chân bằng kim loại, ngăn cách giữa chúng là các tấm nhựa Latic.
+ Đồng hồ tình thể: trong tất cả các CPU điều khiển thì có một đồng hồ tinh thể được chế tạo từ thạch anh. Xác định cho chúng ta biết mỗi một nhịp xung truyền qua đó bao nhiêu dữ liệu. Nhịp đồng hồ này được tính là MHz . trên Main Board phải có hệ thống làm mát( quạt thông gió) để làm mát đông hồ. Nó được nạp năng lượng khi ta bật máy.
+ Đồng hồ thực (Pin CMOS): xác định thời gian thực của hệ thống: cho biết ngày, giờ, năm, tháng, phút,.. tới hệ điều hành. Pin CMOS nuôi đồng hồ và nuôi bộ nhớ, ghi lại toàn bộ các thiết bị của phần cứng, của ROM.
+ Các khe cắm ổ (Over Driver): dùng để cắm các ổ đĩa như ổ đĩa mềm và ổ đĩa cứng.
+ Input Output Derice: là thiết bị vào ra để kết nối các thiết bị ngoại vi : chuột, bàn phím, máy in, máy Fax... và các thiết bị bên trong của máy tính đó là MainBoard. Ngày nay các thiết bị Input Output Device được gắn trên màn Mainboard. Các thiết bi được kết nối với nhauqua các cổng như cổng LPT để nối máy in, COM1, COM2 để kết nối Modem ( bộ biến đổi tín hiệu), chuột và bàn phím, USB là cổng song song để kết nối với một thiết bị nhớ ngoài.
+Mạch video (Card màn hình): cung cấp các thông tin và chế độ hiển thị hệ thống kiểm soát màn hình. Các chế độ hiển thị màn hình đó là : DMA (Mono Chrome Dislay Adaptor) hiển thị một màu, HGA:(Hercule Graphic Adaptor) do hãng IBM sản xuất chỉ hiện thị một màu nhưng có độ phân giải lớn, CGA: (Color Graphic Adaptor) hiển thị 8 màu và hiển thị chỉ có các text, EGA: Enhanced Graphic Adaptor) từ 16 đến 64 màu, MCGA: Multi ColorGaphic Adaptor cho hiển thị hình ảnh có 265 màu. VGA: Video Graphic Adaptor cho hiển thị 262.144 màu , SVGA: superVideo Graphic Adaptor có đọ phân giả lớn và màu sắc đa dạng. Nếu dung lượng của Card càng lớn cho ta độ mịn cao.
+ ổ cứng: HDD trên bề mặt ổ cứng ghi các thông số như: dung lượng bao nhiêu ghi, đầu đọc (Header), số Sector, số vòng (Cylin). Đầu đọc mã hoá thông tin theo hệ 16 sau đóqua bộ điều khiển để chuyển từ hệ 16 về hệ 2 gồm các số 0 và 1. Muốn đọc được thông tin thì ta có các thiết bị điện từ (Cảm ứng) chuyển thông tin vào hệ vi xử lý rồi ở hệ vi xử lứ sẽ xử lý thông tin chuyển thành các ký tự hình ảnh, âm thanh.
+ ổ mêm (FDD): là thiết bị để lưu trữ thông tin và cũng là thiết bị vào ra dữ liệu.
+Modem: là thiết bị để kết nối Internet: có chứ năng chuyển từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại. Có hai loại Modem đó là Modem trong (Internal Modem) được cắm khe có tiêu chuẩn ISA và PCI, có sự toả nhiệt, do Mainboard cấp nguồn. Modem ngoài (Exterrnal Modem) nối với các cổng COM1 và COM2.. cần phải có một bộ biến đổi nguồn riêngcho nó đó là một bộ Adaptor, không toả nhiệt của hệ thống, biến đổi điện vào 9v, 12v
Cách xử lý và lưu trữ dữ liệu trong máy tính:
Cách xử lý dữ liệu trong máy tính: Máy tính xử lý dữ liệu theo nguyên tắc đóng và mở mạch điện, tương ứng sử dụng hai số 0 và 1 để biểu diễn các giá trị.
Cách lưu trữ dữ liệu:
+ lưu ổ đĩa mềm: được gọi là ổ đĩa A, có dung lượng là 1,44 Mbyte.
+ổ đĩa cứng: được gọi là ổ đĩa C,D,E,... có dung lượng lớn từ 850Mbyte đến 40 Gbyte.
Đơn vị và cách đổi đơn vị lưu trữ:
đơn vị lưu trữ chính của máy là tính là Byte (=1 ký tự).
Cách đổi đơn vị: 1Byte= 8Bit, 1Kbyte = 1024Byte =210Byte, 1Mbyte = 1024 Kbyte, 1Gbyte = 1024Mbyte.
Các phím chức năng của bàn phím.
ESC: có tác dụng huỷ bỏ công lệnh đang được thực hiện.
Tab: có tác dụng nháy cách một khoảng ký tự trắng.
Caps Lock: có tác dụng viết chữ in hoa.
Shift: có tác dụng lấy ký tự phía trên của phím hoặc viết chữ in hoa.
Space Bar : có tác dụng cách một ký tự trắng.
Enter: có tác dụng đưa con trỏ xuống một dòng.
Delete: có tác dụng xoá 1 ký tự phía bên trái dấu nháy.
Home: có tác dụng chuyển dấu nháy về đầu dòng.
End: có tác dụng chuyển dấu nháy về cuối dòng.
Page up: có tác dụng chuyển dấu nháy sang một trang màn hình.
Page Down: có tác dụng chuyển dấu nháy xuống một trang màn hình.
Các phím từ F1 đến F12 được gọi là các phím chức năng.
Hoạt động của hệ thống:
Khi bật máy hay cung cấp cho nó một nguồn điện. Thì đầu tiên máy tính kết nối vật lý hay là kết nối phần cứng với mạch điện. Khi bật công tắc nguồn điện lên, nguồn điện này sẽ được phân phối trong 1 giây. Đầu tiên là cấp cho quạt quay. Nó sẽ gửi tín hiệu báo cho nguồn tốt cho chíp khởi động. Chíp khởi động sẽ khởi động lại đồng hồ trên bản mạch chính. Sau đó chíp sẽ gửi thông điệp thông báo đến hệ thống khởi động lại cho vi xử lý. CPU khởi động lại và ưu tiên với những lệnh khởi động thông thường.
Bước đầu nó tự kiểm tra. Sau đó nó kiểm tra các lệnh ở các địa chỉ khác và gửi thông báo đó đến cho bộ nhớ ROM. Tại thời điểm này máy tính sẽ thực hiện các lệnh lập trình được cài đặt trong ROM, các chíp BIOS(Binary Interface Operation System).các địa chỉ khác nhau của máy tính. Tiếp theo máy tính kiểm tra RAM thấy được các thông báo về RAM trên màn hình, để ý ta thấy các đèn Numloock, Capsloock cũng nhấp nháy sáng. Sau đó máy lại kiểm tra ổ cứng và ổ mềm, ổ mềm có đèn sáng, ROM kiểm tra các hệ thống bên trong như: chip, DMA, máy sẽ tự kiểm tra xem bắt đầu khởi động từ ổ đĩa nào. Nếu khởi động từ đĩa mềm thì máy sẽ kiểm tra Track 0 và Setor 0. Nếu như máy khởi động từ ổ cứng thì máy sẽ kiểm tra Track 0 và Setor 1. Ngoài ra ta có thể lập hệ thống khởi động Cmos- setup. Tiếp đó máy sẽ đọc các lệnh bậc thấp như: IO.Sys, MSDOS. SyS, Config.Sys, rồi chuyển đến tệp lệnh Command.com để khởi động hệ điều hành.
Chương II: hệ điều hành.
Hệ điều hành là một phần quan trọng nhất trong của máy tính, nó điều khiển toàn bộ các quy trình vào ra. Có thể nói hệ điều hành chính là phần mềm (SoftWare). Hệ điều hành bao gồm một số chương trình phức tạp giúp máy tính và con người giao tiếp với nhau, giúp máy tính làm việc và thực thi các công việc.
Hệ điều hành chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm điều khiển (Momitor).
+ Nhóm giám sát của máy tính (S uperVisorr): các chương trình này nhằm đảm bảo các nhiệm vụ của việc điều khiển vào ra. Các chương trình xử lý: xư lý dữ liệu hay các chương trình sắp xếp.
+ Các trình quản trị dữ liệu: cho phép người sử dụng truy cập đến dữ liệu của máy tính.
Các thành phần của hệ điều hành (OS) OperationSystem.
1.1. ngôn ngữ máy.
Là ngôn ngữ duy nhất để máy tính có thể hiểu và thực thi các nhiệm vụ. Mọi ngôn ngữ khác đều thông qua đều phải thông qua một bộ dịch chuyển tiếp về ngôn ngữ máy. Các ngôn ngữ đó là: Hexa (hệ số 16) từ 0 đến F, hệ số nhị phân(Binary) gồm các số 0 và 1. Ngôn ngữ điển hình là ngôn ngữ Hexa. Để máy hiểu và thực hiện các công việc thì đòi hỏi người lập trình phải xây dựng các thuật toán.
1.2. quản lý thiết bị:
1.2.1 chương trình giám sát (Super Visor).
Đây là phần của hệ điều hành dùng để điều chỉnh các thiết bị ngoại vi và các phép toánm được thực hiện trong CPU. Chương trình giám sát nằm ở trong cùng của hệ thống. Do vậy nó phụ thuộc vào cấu hình của máy và các chương trình nhỏ gọn thì bao giờ cũng được ưu tiên.
1.2.2. quản lý các File FCBS:
Là phần mềm quản lý và lưu trữ truy nhập các File cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu này nằm bên ngoài ( nằm ở bộ nhớ ngoài) gồm: đĩa mềm, đĩa cứng, và cổng USB.
1.2.3. Quản lý giao diện (InterFace):
Giao diện với các thiết bị ngoại vi và đồng thời xử lý, điều phối các công việc như: tổ chức đưa vào, ra dữ liệu, xử lý dữ liệu. Để tránh xung đột hay các mâu thuẫn khi khai thác tài nguyên, quản lý giao diện chủ yếu ở Monitor.
1.2.4. Hệ thống chương trình ứng dụng:
Đây là chương trình mở rộng khả năng của máy tính trong một số lĩnh vực nào đó. Do vậy hệ thống chương trình ứng dụng nằm ở lớp ngoài cùng, và ta có thể nhìn thấy nó. Nên nó ít phụ thuộc vào máy. Một số chương trình hệ điều hành hiện nay là: Unix (là hệ đa nhiệm cho phép xử lý nhiều tiến trình cùng một lúc.
Các hệ điều hành cơ bản.
Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành do nhiều hãng máy tính trên thế giới đã đưa ra có rất nhiều tính năng thuận tiện, dễ sử dụng. Sau đây là một số hệ điều hành phổ biến hiện nay:
2.1. Hệ điều hành MS DOS.
Hệ điều hành gồm Các thành phần cơ bản:
2.1.1.BIOS (Basic Input Output Opertion System):Có tối thiểu là 3 File. Đây chính là các thủ tục kêt nối với các thiết bị ngoại vi để điều khiển vào ra các thiết bị chuẩn như: bàn phím. Màn hình, ổ đĩa. Các thông tin này được nhà sản xuất ghi sẵn trong ROM.
2.1.2. BOOT(): là chương trình mồi hay còn gọi là chương trình khởi động, các chương trình này nằm trong BOOT Sector nó khởi động các File khởi động.
2.1.3. Các File: File IO.SyS nó sẽ liên kết mở rộng với BIOS cho các thành phần hệ thống. File MSDos.Sys là thành phần mở rộng của IO.SyS và BIOS. Mở rộng giao diện giữa người và máy, thống nhất đầu vào cho hệ thống. Hai thành phần này không phụ thuộc vào chương trình mồi. Tệp Command.Com: là tệp lệnh để biên tập và dịch lại các ngôn ngữ để chuyển sang các ngôn ngữ máy. Tệp này chỉ làm việc với các tệp có phần mở rộng là (.Com) và (.EXE). Muốn làm việc được ta phải có đĩa khởi động.
-2.1.4. Các lệnh bên ngoài (lệnh mở rộng): EXT Command (lệnh ngoại trú) phụ thuộc vào phiên bản của hệ điều hành để có các phương pháp truy nhập vào các chương trình ứng dụng.
2.2.Hệ điều hành WIN 3X
là hệ điều hành đầu tiên dùng giao diện đồ hoạ. Hệ điều hành này đòi hỏi CPU phải từ 386 trở lên, Card màn hình từ 512 Kbyte trở lên, RAM 1 Mbyte, HDD 500 Mbyte, màn hình chuẩn là VEGA,SVEGA.
2.3. Hệ điều hành WIN 9X :
Hệ điều hành này phát triển toàn diện và có nhiều ứng dụng mở rộng, kết nối được mạng, sử dụng chế độ đồ hoạvà môi trường WINDOW có bảo mật cao.
2.4. Hệ điều hành WIN XP, WIN 2000:
Hệ điều hành phát triển mạnh, không chạy trên môi trường DOS mà chạy hoàn toàn trên môi trường WINDOW. Nên đòi hỏi cấu hình máy phải cao, dung lượng lớn hơn.
CPU 586, 686, Peintum III,IV, Card màn hình VEGA b độ phân giải lớn, ổ cưng phải lớn hơn1 Gbyte.
Chương III: bảo vệ thông tin và vi rus máy tính.
I .Bảo vệ thông tin:
Bảo vệ thông tin chia làm 2 loại:
sử dụng phần mềm (Soft Warre) để bảo vệ thông tin.
phần mềm: là phần không thể thiếu trong hoạt động của máy tính bao gồm: hệ điều hành, các chương trình biên dịch và các chương trình thông dich như: ngôn ngữ lập trình.. và các chương trình tiện ích để xử lý văn bản như: Word hoặc chế bản PageMakes.
Cá phần mềm ứng dụng (Application Soft Ware): là phần mềm được thiết kế bởi các lập trình viên.
Trong quá trình làm việc sẽ nảy sinh ra những vấn đề phải được bảo vệ để tránh khỏi nhữngviệc: sao chép, sửa chữa, xoá bởi người khác. Nhất là trong trường hợp các dữ liệu được lưu trữ có tầm quan trọng.
các phương pháp bảo vệ dữ liệu:
Có nhiều phương pháp bảo vệ dữ liệu nhưng có một số phương pháp sử dụng thông thường đó là : Mã hoá thông tin, che dấu dữ liệu, lưu phòng hờ.
phương pháp mã hoá dữ liệu: mã hoá thông tin và mã hoá mật mã
+ mã hoá thông tin: là sự biến đổi dữ liệu theo một quy luật nào đó thành các thông tin khó hiểu. Thông thường người ta sử dụng một đoạn chương trình nào đó để mã hoá dữ liệu. Muốn sử dụng được các thông tin này ta phải có một chương trình giải mã.
+ phương pháp sử dụng mật mã: ta có thể bảo vệ chương trình banừg cách mã hoámật mã. Nếu không biết mật mã thì không thể sử dụng dữ liệu, hay chương trình đó.
Phương pháp che dấu thông tin:
+ Phương pháp không cho hiển thị dữ liệu: có nhiều cách. Nhưng thông thường nhất là để chế độ “Hidden”. Kích chuột phải vào File cần che dấuvào Propertier\ hidden. Nếu muốn khôi phục lại thì vào lại đường vào như trên.
+Phương pháp lưu dữ liệu theo cấu trúc nhất đinh: các ngôn ngữ lập trình đều có thể tạo ra các cấu trúc dữ liệu riêng. Nếu chúng ta không sử dụng đúng cấu trúc dữ liệu thì không thể đọc được thông tin.
Phương pháp dùng mật mã máy: Để bảo vệ máy tính thì ta dùng Pasword cho hệ thống.
Cách làm như sau: Setup(del)\ Cmos setup\ BiosFeaturre Setup\Secủity\System. Tại mục Pasword setting thiết lập mật khẩu tại đây. Để huỷ bỏ thì ta ấn 2 lần Enter, sau đó lưu vào Cmos vào ẽit And Save (F10).
-Lưu phòng hờ (Back up).
Để bảo vệ chương trình nếu chương trình gốc bi mất dữ liệu, nguời khác xoá hay virut.. thì Backup khôi phục lại dữ liệu, chương trình này cho phép ta lưa lại toàn bộ dữ liệu của chương trình ở một dạng khác để khi mất mát, sửa đổi dữ liệu.
Cách làm: Start/ program/ Acessries/ system tool/ backup/ restore system (khôi phục hệ thống ở hệ điều hành CMOS ta có file CMOS backup.
- Khôi phục dữ liệu bị xoá : Các file bị xoá trong hệ điều hành nào cũng không thực sự bị xoá hẳn. Mà chỉ tạm thời đánh dấu không cho hiển thị và cho phép các file ghi đề lên. Với các file bị xoá trong hệ điều hành thành E5 (hexacode). Khôi phục lại ta ấn F5.
Vius máy tính:
Vius máy tính: là một đoạn chương trình giống như các chương trình ứng dụng khác nhưng nó có khả năng tự sao chép lây lan giữa các máy tính, có khả năng phá huỷ các file của hệ thống, ổ đĩa, sai lệnh các bảng FAT.
Phân loại: Có nhiều cách phân laọi vius máy tính, có hai cách cở bản sau:
+ Boot vius máy tính: luôn phá hỏng các file khởi động.
+ File vius: Chuyên phá hỏng các file có đuôi là EXE và .COM chia làm hai nhóm nhỏ virus ( virus thường trú và virus ngoại trú)
Cơ chế lay lan của virus: Phụ thuộc vào tính năng của ổ đĩa, đầu tiên là đọc file hoặc kiểm tra xem có bị nhiễm hay không nếu chưa thì nó sẽ lây nhiễm và rồi thì thoát ra.
Trên đây là toàn bộ cấu trúc cơ bản của các thiết bị máy tính và phần mền ứng dụng của các hệ điều hành hiện nay.
Phần III: Mạng máy tính và Internet.
Mạng máy tính và Internet là một ứng dụng phát triển mạnh,, nhanh hiện nay. Đã đem lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống.
Chương I: mạng máy tính
I. Khái niệm chung của mạng máy tính
1.1. Mô hình mạng máy tính.
Cumputer
Cumputer
Cumputer
Cumputer
1.2. Khái niệm chung về mạng máy tính.
Mạng nói chung là tập hợp của các phần tử có mối quan hệ với nhau trong một phạm vi nào đó. Mạng máy tính thực chất là sự cho ghép nối hai hay nhiều máy tính lại với nhau sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng.
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được nối với nhau bằng đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó.Thực chất mạng máy tính là sự kết nối hai hay nhiều máy tính với nhau để cho chúng trao đổi dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Để hệ thống mạng làm việc lưu trữ hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là repeater, hub, switch, router, gateway.
Mạng máy tính thường phát sinh từ nhu cầu chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Máy tính cá nhân là công cụ tuyệt cời giúp tạo dữ liệu, hình ảnh và nhiều thông tin khác nhưng lại không cho phép chia sẻ nhanh chóng dữ liệu đã tạo được. Để chia sẻ, dữ liệu phải được in ra giấy hoặc sao chép vào các bộ nhớ ngoài, sau đó sao chép lại vào máy khác thì người khác mới hiệu chỉnh hay sử dụng.
Do vậy, có thể thấy sự ra đời của mạng máy tính là một nhu cầu khách quan và tất yếu.
1.2 Lợi ích của mạng máy tính.
Sự ra đời của mạng máy tính đã đem lại vô số những lợi ích to lớn. Chính vì thế, hiện nay, liên kết mạng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu và không thể thay thế của mọi cá nhân, tổ chức.
Mạng máy tính đã tăng cường hiệu quả công việc giúp cho nhiều công việc trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng, rẻ tiền nhờ việc có thể chia sẻ dễ dàng những tài nguyên chung.
Mạng máy tính chia sẻ không gian đĩa cứng: Cho phép dùng chung các ứng dụng máy in và File (có thể truy nhập vào một máy tính khác, tìm File đang cần và Copy về máy tính).
Nhờ có mạng máy tính chúng ta có thể quản lý tập chung tài nguyên, dữ liệu một các hiệu quả và tin cậy. Kết nối Internet là nguồn thông tin vô tận và hữu hiệu trong một lĩnh vực. Xây dựng mô hình làm việc thống nhất cho tất cả người sử dụng mạng.
Mạng máy tính còn cho phép đưa tất cả các vấn đề cần giảỉ quyết lên mạng dưới dạng thảo luận theo nhiều quan điểm cá nhân, thoải mái hơn là phải đối thoại trong một không khí cục bộ, gò bó. Loại bỏ các thông tin thừa và trùng lặp.
Sau những buổi học tập , lao động căng thẳng. Mạng máy tính còn giúp con người chúng ta có thể giaỉ trí bằng cách chơi các trò chơi trên mạng như :Game Online, Picachu, .... trong trò chơi không những làm cho mình vui mà còn tạo Không phải cái gì cũng chỉ có ưu điểm mà không có nhược điểm. Vì thế mạng máy tính có một nhược điểm rất lớn đó là: Khi kết nối mạng với nhau thì phải có cấu hình máy lớn do vậy mới có tốc độ nhanh, tìm kiếm thông tin nhanh. Sự an toàn thông tin trên mạng không cao do sự phân tán địa hình, tính linh hoạt và sự phức tạp của người khai cho chúng ta có thể nhanh nhẹn, lanh lợi trong các hoạt động
thác mạng. Trong thực tế nếu như với một máy tính nối mạng Internet, người sử dụng có thể ngồi tại chỗ để nắm bắt thông tin “nóng” nhất về tất cả các tình hình như: kinh tế, chính trị, xã hội nhưng ngược lại họ cũng có thể tiếp xúc với những thông tin không lành mạnh nếu công tác an toàn thông tin trên mạng không được thực hiện một cách chu đáo.
Cũng có rất nhiều cách để phân loại mnạg máy tính khác nhau tùy thuộc vào yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại, chẳng hạn đó là khoảng cách địa lý, kỹ thuật chuyển mạch và kiến trúc mạng.
II. Phân loại mạng máy tính
Mạng máy tính phân loại theo hai kiểu đó là phân cách theo khoảng cách địa lý và phân loại theo kiểu kỹ thuật chuyển mạch. Để nắm bắt cụ thể hơn về những phân loại máy tính ta đi sâu qua hai cách phân loại ấy.
2.1. Phân loại theo khoảng cách địa lý.
a). Mạng cục bộ LAN (Local Area Network)
Mạng LAN là mạng đơn giản nhất trong thế giới mạng, gồm nhiều máy tính kết nối với nhau trong một phạm vi tươn đối nhỏ như: Trong văn phòng, một toà nhà, trường học, cơ quan, xí nghiệp, trường đại học, cao đẳng, quán chát….khoảng cách lớn nhất của các máy tính khoản vài chục km.
b). Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network).
MAN là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế- xã hội có bán kính khoảng 100 Km trở lại.
MAN được coi là giải pháp mạng hữu hiệu trong trường hợp LAN có hàng ngàn người sử dụng và không giới hạn trong phạm vi một địa điểm mà bao gồm nhiều trụ sở khác nhau với phân bố không cách xa nhau nhiều. Khi đó MAN được sử dụng với một đường truyền thuê bao tốc độ cao qua mạng điện thoại hoặc các phương tiện khách bởi nó cho phép truy cập các tài nguyên mạng (theo cách thông thường như mạng LAN) từ nhiều vị trí địa lý khác nhau. Nói cách khác, nhìn trên tổng thể, MAN cũng là mạng cục bộ.
c). Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network).
WAN là mạng diện rộng với phạm vi có thể vượt qua biên giới một quốc gia, thậm chí bao gồm cả lục địa.
Khi phân bố địa lý giữa các trụ sở cách xa nhau, việc truyền dữ liệu trên mạng LAN hoặc MAN sẽ khó đảm bảo được tốc độ nhanh và chính xác. Lúc này giải pháp mạng WAN được sử dụng. WAN có nhiệm vụ kết nối các mạng LAN, MAN ở xa nhau thành một mạng duy nhất có đường truyền tốc độ cao. Tuy nhiên, tốc độ truy cập tài nguyên mạng WAN thường bị hạn chế bởi dung lượng truyền của các tuyến điện thoại số chỉ ở mức 56 Kb/s, ngay cả các tuyến chính như T – 1, tốc độ cũng chỉ đạt 1,5 Mb/s và chi phí thuê bao đắt.
d). Mạng GAN
Là mạng lớn nhất trong các mạng kể trên, phạm vi của mạng trải rộng khắp các lục địa của trái đất. Mạng GAN được sử dụng trong mạng Internet.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng: khoảng cách địa lý được dùng làm “mốc” để phân biệt các loại mạng trên hoàn toàn có tính chất tương đối. Nhờ sự phát triển của công nghệ truyền dẫn và quản trị mạng nên càng ngày những danh giới càng mờ nhạt đi.
thể đến 16 cổng. Ngoài ra đã có một vài nhà sản xuất tung ra những loại Bub 2 hoặc 4 cổng, những Bub đó rẽ nhánh ra từ một MAU 8 cổng và cung cấp những mối nối kết cho những chùm 2 hoặc 4 trạm làm việc.
III. Mô hình truyền thông.
Mô hình OSI.
4.1. Khái nịêm.
Khi thiết kế, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của mình từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau… sự không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thì trở ngại đó càng không thể chấp nhận được đối với người sử dụng. Sự thúc bách của khách hàng đã khiến các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu thông qua các tổ chức chuẩn hoá quốc gia và quốc tế tích cực tìm kiếm một sự hội tụ chó các sản phẩm mạng trên thị trường. Để có được điều đó, trước hết cần xây dựng được một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm về mạng.
Vì lý do đó, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
4.2. kiến trúc 7 tầng của mô hình OSI.
Hệ thống mở A Hệ thống mở B
giao thức tầng 7
7 APPLICATION
6 PRESENTATION
5 SESSION
4 TRANSPORT
3 NETWOK
2 DATA LINK
1 PHYSICAL
ứng dụng 7
Trình diễn 6
Phiên 5
Giao vận 4
Mạng 3
Liên kết dữ liệu 2
Vật lý 1
Đường truyền vật lý
Mô hình OSI 7 tầng
1) PHYSICAL: Liên quan đến nhiệm vụ truyền dòng bit không có cấu trúc qua đường truyền vật lý, truy nhập đường truyền vật lý nhơd các phương tiện cơ, điện, hàm, thủ tục.
2) DATA LINK: Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy ; guẻi các khối dữ liệu (Frame) với các cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu cần thiết.
3) NETWORK: Thực hiện việc chọn đường và chuyển tiếp thông tin với công nghệ chuyển mạch thích hợp, thực hiện kiểm soát luồng dữ liệu và cắt/ hợp dữ liệu cần thiết.
4) TRANSPORT: Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai đầu mút (end – to- end); thực hiện cả việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu giữa hai đầu mút. Cũng có thể thực hiện việc ghép kênh (Multiplexing) cắt/ hợp dữ liệu nếu cần.
5) SESSION: Cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng ; thiết lập, duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền thông giữa các ứng dung.
6) PRESENTATION: Chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng yêu cầu truyền dữ liệu của các ứng dụng qua môi trường OSI
7) APPLICATION: Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán
Điều hấp dẫn của tiếp cận OSI chính là ở chỗ nó hứa hẹn giải pháp cho vấn đề truyền thông giữa các máy tính không giống nhau. Hai hệ thống, dù khác nhau như thế nào đi nữa, đều có thể truyền thông với nhau một cách hiệu quả nếu chúng đảm bảo những điều kiện sau đây:
+ Chúng cài đặt cùng một tập các chức năng truyền thông.
+ Các chức năng đó được tổ chức thành cùng mọt tập các tầng. Các tầng đồng mức phải cung cấp các chức năng như nhau (nhưng phương thức không nhất thiết phải giống nhau).
+ Các tầng đồng mức phải sử dụng một giao thức chung.
Để đảm bảo những điều trên cần phải có các chuẩn. Các chuẩn phải xác định các chức năng và dịch vụ được cung cấp bởi một tầng (nhưng không vần chỉ ra chúng phải cài đặt như thế nào - điều đó có thể là khác nhau trên các hệ thống). Các chuẩn cũng phải xác định các giao thức giữa các tầng đồng mức. Mô hình OSI 7 tầng chính là cơ sở để xây dựng các chuẩn đó.
4.3. Các chuẩn của mạng máy tính.
Mô hình 802 (tập hợp các chuẩn 802.X) định nghĩa tiêu chuẩn mạng cho các thành phần vật lý của mạng (cable mạng, card mạng) vốn được giải thích ở tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu của mô hình OSI quy cách kỹ thuật 802 định rõ các thức card mạng truy cập và chuyển dữ liệu qua đường truyền vật lý. Bao gồm quá trình nối kết, duy trì và kết thúc nối kết các thiết bị mạng, các tiêu chuẩn của mạng cục bộ mô hình 802 gồm 12 phân mục sau:
IEEE 802.1 : là chuẩn đặc tả kiến trúc mạng, kết nối giữa các mạng và việc quản trị mạng đối với mạng cục bộ.
IEEE 802.2 : chuẩn này định nghĩa một tầng con UC được các giao thức phía dưới khác sử dụng. Các giao thức tầng mạng có thể được thiết kế độc lập với tầng vật lý của mạng và các thực thi tầng con MAL. UC chắp vào các gói tin một phần đầu định danh các giao thức tầng phía trên, kết hợp với khung. Phần đầu cũng khai báo các tiến trình nguồn và đích của gói tin. Chuẩn này điều khiển liên kết logic LLC (Logical Link Control).
Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn các chuẩn này trong tài liệu chuẩn tương ứng của IEEE và ISO, hoặc trong tài liệu [STALLINGS).
IEEE 802.3 : là chuẩn đặc tả một mạng cục bộ dựa trên mạng Ethernet nổi tiếng do Digital, Intel và Xerox hợp tác phát triển từ năm 1980. Có liên quan đến tầng con MAC của tầng kết nối dữ liệu và tầng vật lý OSI. IEEE 802.3 bao gồm các đặc tả sau :
+ Đặc tả dich vụ MAC (MAC Service Specification)
+ Giao thức MAC (MAC Protocol)
+ Đặc tả giao thức phụ thuộc đường truyền
Tầng con MAC dùng dạng truy cập tranh chấp có tên CSMA/CD tầng vật lý định nghĩa mô tả phương pháp phát hệ thông, các tốc độ dữ liệu, vật tải và các pôtô. Vài biến thể tầng vật lý cũng được định nghĩa. Mỗi biến thể được đặt tên theo một quy tắc nhất định tốc độ phát tín hiệu (n hay no) Mbps, chế đọ dải tầng cơ sở (BASE) hoặc dải tần rộng(BROAD).
IEEE 802.4 : Mô tả một mạng có buýt pôtô vật lý điều khiển việc truy cập vật tải theo cơ chế thẻ bài. Chuẩn được thiết kế để thảo các nhu cầu của hệ thống tự động hoá về công nghiệp nhưng lại ít được phổ dụng. Chuẩn này sử dụng Token Bus
IEEE 802.4 cũng bao gồm các tầng vật lý và tầng con MAC với các đặc tả sau :
+ Đặc tả dịch vụ MAC (MAC service specification)
+ Giao thức MAC (MAC protocol)
+ Đặc tả dịch vụ tầng vật lý
+ Đặc tả thực thể tầng vật lý
+ Đặc tả đường truyền
IEEE 802.5 : xuất xứ từ mạng Token ring của IBM, sử dụng tôpô logic vòng khâu và cơ chế điều khiển truy cập vật tải gốc thẻ bài. Chuẩn IEEE 802.5 không mô tả hệ đầu ca. Hỗu hết các thực thi đều dựa trên hệ cáp IBM, sử dụng cáp xoắn cặp được đấu dây theo hình sao vật lý.
IEEE 802.5 cũng bao gồm cả tầng vật lý và tầng con MAC với các đặc tả sau :
+ Đặc tả dịch vụ MAC
+ Giao thức MAC
+ Đặc tả thực thể tầng vật lý
+ Đặc tả nối trạm
IEEE 802.6 : Mô tả chuẩn MAN tên DQDB (distributed Queue Dual Bus bằng buýt đôi có hàng đợi phân phối). Không chỉ là công nghệ mang dữ liệu, tiếng nói và video. Mạng dựa trên cáp quang theo cấu hình tôpô buýt đôi lượng lưu thông trên mỗi buýt là một chiều. Khi hoạt động theo từng cặp, hai buýt cung cấp một cấu hình dung lỗi. Băng thông được phân bổ bởi khe thời gian, và các chế độ đồng bộ và dị bộ đều được hỗ trợ.
Các mạng IEEE 802.6 cho phép truyền dữ liệu với tốc độ nhanh (từ vài chục đến hàng trăm Mbps) đáp ứng được yêu cầu truyền dữ liệu đa phương tiện (văn bản, tiếng nói, hình ảnh).
IEEE 802.9 : Hỗ trợ một kênh dị bộ 10Mbps, cùng với 96 kênh 64Kbps có thể chuyên trách luồng dữ liệu cụ thể. Chuẩn này có tên gọi là Ethernet đồng thời (IsoEnet) và được thiết kế cho các cơ sở lương lưu thông gián đoạn và quan trọng về thời gian. Chuẩn này dành riêng cho tiếng nói và dữ liệu tích hợp (Intergrated voice/ Data network)
IEEE 802.10: các chuẩn dành cho an toàn thông tin trong các mạgn cục bộ (Network Security) có khả năng liên tác (Interoperable).
IEEE 802.11 : là chuẩn cho các LAN vô tuyến, hiện nay đang phảt triển vẫn đang chờ giải quyết. Chuẩn này dành cho mạng không dây (Wi – Fi) Wireles LAN. Xu hướng lựa chọn phương pháp truy nhập CSMA/CD được khẳng định.
IEEE 802.12 : chuẩn này dành cho mạgn LAN tốc độ cao, được gọi là 100VG - AnyLAN, mạng này dựa trên một tôpô đấu dây hình sao và một phương pháp truy cập gốc tranh chấp qua các thiết bị phát tín hiệu cho các ổ cách đấu dây về một nhu cầu dữ liệu. Chủ trương cử chuẩn này là cung cấp một mạng cao tốc có thể hoạt động trong môi trường hốn hợp Ethernet và token ring bằng cách hỗ trợ cả hai kiểu khung.
Internet: Là mạng máy tính toàn cầu hay chính xác hơn là mạng của các mạng nghĩa là nó bao gồm các mạng máy tính được kết nối lại với nhau, Theo một giao thức chung.
Trong mạng internet có nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào đó tong mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với nhau. Internet hoạt động không có trụ sở riêng. Internet là tiền thân của mạng ARFANET được tại lập từ cuối những năm 1960 (bộ quốc phòng Mỹ) phục vụ chiến tranh lạnh cho phía Liên Xô và Mỹ.
Vẻ đẹp và công dụng người dùng không chỉ nằm ở lượng thông tin khổng lồ, đa dạng phong phú có trong nó. Một thư viện khổng lồ một ngân hàng dữ liệu mà không có một thư viện nào, kho lưu trữ quốc gia nào có thể sánh nổi. Mà còn ở chỗ: Nguồn tài nguyên vô giá đó do nhiều người đóng góp. Bất cứ ai không phân biệt màu da chủng tộc, chưng kiến, nghề nghiệp, tôn giáo....Nếu có thể tham gia đóng góp, khai thác tìm kiếm thông tin vào bất cứ thời điẻm nào ở bất cứ khoẩng cách nào.
- Sự kết nối vật lý giữa các máy tính dựa trên cơ sở hạ tầng truyền thống có sẵn như: Đường dây điện thoại thông thường, cáp quang, vệ tinh viễn thông, cáp tivi,và dựa trên một giao thức chuẩngọi là TCP/ IP. Đảm bảo sự thông suốt trong việc trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau.
Internet đang hoạt động mạnh mẽ trên toàn thế giới là một phương tiện giao tiếp thích hợp và truyền tải thông tin dành cho mọi người. Bạn chỉ cần ngồi một chỗ với máy tính của mình đã vào mạng và nhấn chuột, là bạn có thể có cả một nguồn tư liệu mà bạn ưa thích.
Internet ra đời đã là đảo lộn những tư duy và thói quen cổ điển trên mọi lịnh vực hot động và nghiên cứu khoa học. Là công nghệ liên lạc mới nó tác động sâu sác vào xã hội và cuộc sống của chúng ta nó đưa bạn vào một thế giới với tầm nhìn rộng hơn và bạn có thể làm mọi thứ như: Viết thư, đọc báo, tra cứu, giải trí, tham gia diễn đàn thông tin, dự họp từ xa, mua bán, quảng cáo.
Bên cạnh mạng internet còn có mạng intranet (mạng nội bộ) cũng được sử dụng nhiều.
2. Intranet:
Là mạng máy tính dùng công nghệ internet trên cơ sở của mạng LAN nhưng phạm vi hoạt động nhỏ hơn internet.
Về mặt địa lý intranet có thể hoạt động trong một phạm vi rộng lớn như một quốc gia một lãnh thổ. Nền tảng của intranet là mạng máy tính sử dụng mạng giao thức TCP/ IP kết hợp với công nghệ truyền dẫn mạng internet giúp cho các mạng máy tính đơn lẻ kết hợp với nhau, chia sẻ thông tin của nhau và giúp đỡ người sử dụng truy cập internet đơn giản và hiệu quả hơn. Trong mạng intranet ngoài các phần tử thông thường như máy chủ, trạm, Hub, Router, các thiết bị này có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng trong việc kết nối intranet. Đòng thời ngăn chặn người sử dụng không được phép truy cập vào hệ thống mạng intranet đặc biệt hệ thống có khả năng truyền thông với thế giới bên ngoài thông qua internet.
3.Mô hình client/ sever:
Một loại mô hình chủ/ khách cũng được gọi là 1 loại mạng. Đó là mô hình client/ sever (chủ/ khách)
Máy chủ thường có cấu hình cao, để lưu trữ thông tin có bộ xử lý nhanh.
+ Máy con: Cấu hình thấp hơn, xin phép dữ liệu từ máy chủ, mô hình này chủ yếu để trình duyệt khi chạy chương trình web client bộ trình duyệt web- một phần mền ứng dụng được thực hiện chức năng giao diện giữa người dùng và internet trên máy khách
Máy tính đó sẽ liên lạc với (web sever) và yêu cầu cung cấp thông tin hoặc các tài nguyên trên máy chủ. Sau đó máy chủ gửi các thông tin đến các trình duyệt để hiển thị các kết quả trên màn hình
Do đó nhiều clientcó thể chia sẻ nguồn tài nguyên do một sever cung cấp(nhưng phải được sự đồng ý của sever)
Nếu máy chủ không cho phép mà máy con vẫn xâm nhập vào bẻ khoá lấy dữ liệu thì gọi là hacker(tin tặc). Vì thế để đảm bảo độ chính xác, tin cậy và bảo mật thông tin thì mô hình client/ sever phải xây dụng bức tường lửa (filewal)- bức tường bảo vệ.
Hai trình duyệt web thông dụng đó là:
3.1. Internet Explorer (IE)
Là trình duyệt của hãng Mirosoft. Với cá phiên bản như window SE, ME hay window 2000, IE được tích hợp như một phần hệ thống .
Cách vào chương trình internet explorer:
Start/ program/ internet exprorer hoặc nhấn vào biểu tưởng internet explorer. Bạn sẽ có màn hình Internet Explorer hiển thị.
3.2. Internet Netcape Navigator:
Cũng là một trình duyệt nổi tiếng, có các chức năng rất tiện lợi, cũng được rất nhiều người sử dụng và mến mộ, nhất là ở Mỹ.
Bộ trình duyệt Brower Netcape giúp bạn đọc các bản tin trên website của nó.
- Có hai cách gọi trình netcape Navigator:
Start/ program/ netcape commicator
Hoặc kích vào biểu tượng Netcape navigator ở Desktop.
Khi của sổ netcape đã mở bạn hãy đánh mật hkẩu của bạn vào hàng dành cho user name/ nhấn nút connect
Đánh địa chỉ http: // home. Netscape.com vào hộp địa chỉ của website mà bạn đang sử dụng cửa sổ Netcape Navigator sẽ hiển thị.
Email ( thư điện tử ):
Chương trình Email đ]ợc sử dụng rộng rãi, cho phép sử dụng gửi và nhận thư điện tử qua mạng internet. Bạn sẽ có cơ hội làm quen, trao đổi thông tin, gửi và nhận thư trực tiếp với hàng trăm triệu người người trên thế giới đang tham gia vào cộng đồng Internet. Email là dịch vụ đơn giản nhất nhưng cũng là dịch vụ có số người tham gia đông đảonhất trên mạng Internet.
Các dịch vụ Email: Yahoomail, Hostmail, Gmail phổ biến trên toàn thế giới.
Địa chỉ Email: Mỗi người tham gia Email đều có một địa chỉ riêng do nhà cung cấp xác định một địa chỉ Email bao gồm tổ hợp USERID và DOMAIN, viết từ trái sang phải, giữa chúng có kí tự @ (đọc là “át” hay “a ngoằng” theo kiểu ngôn ngữ nói thông dụng của một số người ở Việt Nam), và có dạng tổng quát là: USERID@DOMAIN. Trong đó:
+ USERID: Là tên đăng kí của ngườ dùng (chủ tài khoản- account).
+ DOMAIN: Định danh máy chủ email sever
Mật khẩu trong giao dịch email và internet:
Mật hkẩu là một chuỗi kí tự (có thể là chữ hoặc số ) mà nhà quản lí mạng (ISP) để quyền cho ngườ sử dụng tạo lập khi người đó tham gia internet, và cũng chỉ riêng chủ sở hữu đó được biết và cần nhớ.
Mật khẩu thường quy định có độ dài tối thiểu là 6 kí tự, tối da là 14 kí tự.
5. Các laọi hình thư điện tử
Bạn cũng nên biết qua vài loại hình thư điện tử, để tuỳ bạn sử dụng vào các trường hợp cụ thể của bạn:
5.1. Mail offline: Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mail offline có nhiều ưu điểm như có thể chọn nhiều tên riêng, tự thiết lập và quản lý các accound trong mạng cục bộ, tự xây dựng và quản lí máy chủ. Thực hiện kết nối với internet thông qua một accound internet duy nhất, nhưng phải trả tiền cho một accound này:
5.2. Fmail: Dành cho cá nhân sử dụng: Có cươc cố định hàng tháng dễ kiển soát chi phí.
5.3. Mail plus: Thích hợp với các gia đình, doanh nghiệp rất nhỏ, cửa hàng, đại lý nhỏ....Khách hàng có thể đăng kí domain name rieng cho mình. Dùng chung accound internet được cỉ phải chi trả cho mỗi accound đăng kí thêm.
5.4 Web mail: Dành cho mọi đối tượng nhất là các đối tượng không có mail riêng. Đây là mail miễn phí.
5.5. X 400:Đây là loại hình truyền thống thích hợp cho các công ty cần tính bảo mật. Có tinh bảo mật cao.
Trên đây là những lợi ích và những dịch vụ mà Internet đã cung cấp phổ biến nhất hiện nay.
Lời kết luận:
Với chương trình đã học, bài báo cáo này là những kiến thức giúp em có thể biết thêm được nhiều điều để có thể vận dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên đây mới chỉ là những thao tác để minh hoạ về những phần cơ bản phù hợp với công nghệ thông tin ngày nay, nó dễ sử dụng nhất. Dựa vào đây bạn có thể tiến hành các thao tác làm việc trong Word, Excel, biết thêm về mạng máy tính và Internet.....
Bài báo cáo này với rất nhiều thông tin về các tình huống thực ứng dụng trong việc soạn thảo văn bản, tạo bảng biểu, chèn hình ảnh, một số ứng dụng trong Internet và mạng máy tính...
Được sự phân công và hướng dẫn của các thầy cô trong trường. Trong quá trình làm báo cáo em không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong rằng bài báo cáo này sẽ đáp ứng được yêu cầu của kỳ thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0049.doc