Báo cáo Tình hình công tác kế hoạch hoá hiện nay của Sở Kế hoạch đầu tư Lạng Sơn

* Các dự án và Chương trình mục tiêu khác Vốn kế hoạch được giao là 5.500 triệu đồng đầu tư xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng và đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn của 9 huyện nhằm cung cấp giống cây con, hỗ trợ xây dựng hệ thống nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn như sau: Dự án kinh tế mới: Vốn kế hoạch được giao là 2.000 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 4 dự án; Dự án khắc phục tình trạng di dân tự do: (660/TTg). Tổng vốn được giao là 1.750 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 5 dự án. Dự án định canh định cư: Tổng vốn kế hoạch giao là 1.500 triệu đồng làm đường Khuổi Cấp - Công Sơn và đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn của 9 huyện. Dự án đào tạo cán bộ xã vùng đặc biệt khó khăn: Tổng vốn kế hoạch giao là 240 triệu đồng: Ban chỉ đạo tập trung đào tạo cho các đối tượng là trưởng ban giám sát xã và trưởng thôn. Chủ đầu tư đã tổ chức mở 2 lớp tập huấn, cho 185 người với thời gian học tập là 10 ngày tại trường chính trị tỉnh. b. Tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2002 và Phương hướng nhiệm vụ các năm tiếp theo Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, với mục tiêu: đưa nông thôn các vùng đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước. Huy động các nguồn lực tập trung hỗ trợ đầu tư cho cơ sở hạ tầng và những nhu cầu cấp thiết về sản xuất và đời sống của đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, yêu cầu đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả cao, không để thất thoát. Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc vận hành Chương trình; dân chủ, công khai, xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập; hướng về cơ sở, chỉ đạo sát sao hơn nữa, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý giúp nhân dân tự mình làm chủ vươn lên thoát khỏi đói nghèo để cho Chương trình thật sự của dân, do dân và vì dân. Từ kế hoạch năm 2002, năm nhiệm vụ của Chương trình 135 trở thành 5 dự án thành phần để triển khai thực hiện như sau: * Dự án xây dựng hạ tầng cơ sở: Việc đầu tư xây dựng CSHT chỉ thực hiện trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 135 theo nội dung Quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày 29-11-2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất các dự án định canh định cư, chương trình xây dựng trung tâm cụm xã vào Chương trình 135 gồm 106 xã (trong đó có 101 xã vùng đặc biệt khó khăn và 5 xã biên giới), chủ yếu thực hiện đầu tư 7 loại công trình đã quy định tại thông tư liên tịch số 416/TTLT. Riêng hạng mục làm đường giao thông trong 3 năm qua bằng nguồn vốn chương trình đã đầu tư quá nhiều nhưng chưa thể đem lại hiệu quả cao bởi bình quân mức đầu tư mỗi xã chỉ có 400 triệu/ năm không đủ xây dựng hoàn thành dứt điểm công trình trong một năm theo quy định, thậm chí đồng bào còn chưa có đủ khả năng duy tu bảo dưỡng. Tại cuộc họp giao ban xây dựng cơ bản ngày 16-10-2002 đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã quán triệt tinh thần xây dựng kế hoạch năm 2003 các công trình giao thông sẽ được đầu tư riêng bằng các dự án chuyên ngành, nguồn vốn Chương trình 135 sẽ không đầu tư xay dựng mới các công trình giao thông dành tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các mục tiêu cần thiết khác như thuỷ lợi, khai hoang, trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp trực tiếp đem lại hiệu quả cho việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống của nhân dân.

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình công tác kế hoạch hoá hiện nay của Sở Kế hoạch đầu tư Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo sau khi nghiên cứu học tập lý thuyết tại trường, sinh viên sẽ thực hiện thực tập tại cơ quan thực tế để làm quen, vận dụng kiến thức lý luận ở nhà trường vào việc phân tích, lý giải và xử lý các vấn đề do thực tiễn đặt ra qua đó để củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị ở trường. Để đợt thực tập đạt hiệu quả cao và phù hợp với chuyên ngành Kế hoạch - phát triển, em đã chọn Sở Kế hoạch tỉnh Lạng Sơn làm địa điểm thực tập và được phân về phòng Tổng hợp. Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư nói chung và của phòng tổng hợp nói riêng, em đã nghiên cứu về những vấn đề sau: - Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch đầu tư Lạng Sơn. - Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Sở Kế hoạch đầu tư Lạng Sơn. - Tình hình công tác kế hoạch hoá hiện nay của Sở Kế hoạch đầu tư Lạng Sơn. - Một số hướng đổi mới. - Một số vấn đề về chương trình 135. I- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của cơ quan kế hoạch tỉnh Lạng Sơn. Ngày 31 tháng 12 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu soạn thảo một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chính Phủ. Cùng với sự ra đời ngành kế hoạch của cả nước, Ban Kế hoạch tỉnh Lạng Sơn cũng được thành lập do một đồng chí Uỷ viên thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh phụ trách, với số lượng ban đầu có một số ít cán bộ nhân viên được điều động ở các ngành về. Ban Kế hoạch được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh (1955-1957), trong đó tập trung vào kế hoạch phục hồi, củng cố và phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế,...Vừa củng cố lực lượng, vừa xây dựng kế hoạch, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Kết thúc thực hiện kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngành kế hoạch lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế-xã hội (1958- 1960) theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tháng 1 năm 1957, trong đó xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất các loại cây trồng nông- lâm nghiệp, nhất là cây lượng thực. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật phục vụ thâm canh, tăng vụ; ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi, khôi phục lại các tuyến đường giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xây dựng các tổ đội công trong sản xuất nông nghiệp tiến tới xây dựng hợp tác xã, xác lập quyền làm chủ của nhân dân lao động. Thời kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965): sau khi hoàn thành việc khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm 1957- 1960 cùng với ngành kế hoạch cả nước, ngành kế hoạch Lạng Sơn lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội lần thứ nhất của tỉnh Lạng Sơn, tập trung vào sản xuất nông lâm nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất mới, triệt để khai thác mọi khả năng, tiềm lực của địa phương, xây dựng kế hoạch thu mua nông sản, thực phẩm bước đầu xây dựng các mặt hàng có khả năng xuất khẩu của địa phương như tinh dầu hồi, gừng tươi, mặt hàng sản xuất từ tre, trúc, thêu ren,…chú trọng phát triển công nghiệp địa phương để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác tài chính, tiền tệ. Kế hoạch thời chiến (1965-1975): chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ đã lan rộng ra Miền Bắc chủ trương của Đảng và Nhà nước là tạm thời đình hoãn xây dựng các công trình cơ bản lớn, tập trung xây dựng kế hoạch chuyển từ thời bình sang thời chiến, tập trung xây dựng các công trình giao thông như cầu, đường hầm, kho tàng khu hậu cứ, các cơ sở sơ tán, trường học, bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp, đảm bảo hậu cần phục vụ cho chiến đấu cung cấp tại chỗ và cho tiền phương. Cơ quan kế hoạch lúc này thực sự là bộ máy tham mưu đắc lực cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh , nắm bắt tình hình kịp thời, chính xác, đảm bảo vừa xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo kế hoạch chiến đấu trước mắt và lâu dài. Lạng Sơn được xác định là cảng nổi của cả nước. Công tác kế hoạch lúc này phải đảm bảo cho nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực: kế hoạch sản xuất thời chiến, kế hoạch tuyển quân, đảm bảo hậu cần, kế hoạch huy động lực lượng, tiếp nhận các mặt hàng viện trợ phục vụ cho hậu phương và tiền tuyến qua Lạng Sơn, đảm bảo xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế để phục vụ tốt cho công tác quốc phòng. Kế hoạch 2 năm 1966-1967 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua với mục tiêu: tập trung lực lượng, ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, đảm bảo lương thực cung cấp đầy đủ cho nhân dân địa phương và có dự trữ phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức và cải tiến hợp tác xã, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mà mũi nhọn hàng đầu là công tác thuỷ lợi, kế hoạch cung ứng phân bón, giống lúa, ngô, kể cả việc đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, bảo vệ rừng… Trong giai đoạn này, kế hoạch hàng năm được xây dựng tỉ mỉ, có căn cứ tổ chức thực hiện. Việc cung ứng vật tư cho sản xuất, xây dựng cung ứng hàng tiêu dùng, nhưng đảm bảo cơ bản được các nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Sau khi chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với miền Bắc kết thúc, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế được xây dựng toàn diện và đầy đủ hơn, chi tiết hơn, để có cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm tỉnh đã chỉ đạo các ngành từng bước xây dựng kế hoạch ngành, quy hoạch phát triển vùng… nhằm xác định lại tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, kế hoạch huy động tiềm lực tại chỗ được thể hiện trong các báo cáo kế hoạch hàng năm. Nền kinh tế của tỉnh giai đoạn này phát triển vững chắc và có hiệu quả hơn; tình trạng thiếu đói, thiếu ăn đã giảm, phong trào thâm canh tăng năng suất cây trồng được đẩy mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện,…ở các trung tâm thị trấn, khu vực dân cư tập trung đã được xây dựng lại. Trong lúc cả nước đang tập trung thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước, thì chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Công tác kế hoạch lúc này phải tập trung xây dựng phương án chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nhanh chóng bảo đảm các điều kiện cho việc xây dựng các cơ sở ở tiền phương, bảo đảm an toàn cho nhân dân vùng sát biên giới sơ tán, bảo đảm các chỉ tiêu cung cấp vật tư, thiết bị,…cho việc xây dựng cơ sở vật chất ở hậu cứ và bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu. Kế hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đều được gắn với việc phục vụ quốc phòng, kế hoạch xây dựng phòng tuyến biên giới, bảo đảm giữ gìn an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được xây dựng và triển khai trên toàn địa bàn… Cuộc chiến tranh biên giới tuy diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng toàn bộ cơ sở vật chất như trường học, bệnh viện, kho tàng, các công trình cầu đường giao thông, thuỷ lợi, các sơ quan, nhà dân bị tàn phá nặng nề gây hậu quả cho nền kinh tế của tỉnh. Công tác kế hoạch là tập trung xây dựng lại cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và hoạt động trở lại của các cơ quan, đồng thời sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn các công trình cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ quan, nhân dân đã được khôi phục. Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế xã hội sau năm 1979: trong nhiệm vụ xây dựng kế hoạch 5 năm 1981- 1985, Uỷ ban kế hoạch tỉnh đã tập trung xây dựng theo hướng cải tiến và phân phối thu nhập quốc dân trên cơ sở hài hoà giữa 3 lợi ích Nhà nước, tập thể và người lao động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung xây dựng lại các tuyến đường giao thông chính, các công trình thuỷ lợi tập trung tưới cho các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, chuẩn bị phương án trồng rừng và khôi phục rừng bị tàn phá, xây dựng phương án khoán 100 trong nông nghiệp làm tiền đề cho việc thực hiện khoán 10 sau này. Nhiệm vụ công tác kế hoạch lúc này là phải được tiến hành đổi mới từng bước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý và cân đối những yếu tố chủ chốt, xây dựng các chỉ tiêu hướng dẫn và các chỉ tiêu pháp lệnh. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ 1986 trở lại đây: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đặt ra nhiệm vụ mới, với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước đã dần dần đi và cuộc sống. Trong thời gian này có nhiều ý kiến trái ngược nhau về công tác kế hoạch hoá, thậm chí còn có ý kiến cho rằng: kinh tế thị trường không cần kế hoạch hóa nền kinh tế, nhất là từ sau khi ngành kế hoạch và thống kê sát nhập làm một đơn vị từ tỉnh đến các huyện, công tac kế hoạch ở cấp huyện hầu như không còn cán bộ đảm nhiệm, ở tỉnh đội ngũ cán bộ giảm nhiều. Nội dung xây dựng kế hoạch kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước chưa được học tập và quán triệt đầy đủ, mô hình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân theo cơ chế mới chưa có, kế hoạch từ thời bao cấp mang nặng tính xin-cho dần dần được xoá bỏ. Những thành quả đổi mới ngày càng được khẳng định và cũng khẳng định lại vai trò cần thiết của công tác kế hoạch, nhất là từ khi có Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, tiếp tục khẳng định con đường đổi mới, xác định nhiệm vụ công tác kế hoạch là: ổn định tình hình kinh tế xã hội sớm thoát khỏi khủng hoảng và tạo tiền đề phát triển. Đại hội Đảng bộ lần thứ 11 đã khẳng định con đường phát triển của Lạng Sơn: tăng cường kế hoạch hoá trên cơ sở đổi mới công tác kế hoạch, chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang kế hoạch hoá định hướng, bảo đảm những cân đối lớn và chủ yếu, trong đó xây dựng các chương trình, dự án đầu tư bảo đảm điều kiện để thực hiện các mục tiêu lớn, các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch lúc này là tập trung nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, phát triển đô thị từ tỉnh đến các thị trấn, huyện lỵ. Một số đề án mang tính chiến lược phát triển cũng được nghiên cứu và xây dựng. Dựa vào lợi thế so sánh của Lạng Sơn về địa điểm và tiềm năng của một tỉnh miền núi, tuy có những khó khăn, nhưng cũng có những mặt thuận lợi, công tác kế hoạch tập trung nghiên cứu khai thác tiềm lực tại chỗ, kết hợp với sự giúp đỡ của Trung Ương, xây dựng các đề án như: xây dựng chương trình phát triển nông lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thương mại dịch vụ, tập trung vào xây dựng các dự án như: dự án phát triển kinh tế xã hội , giữ vững an ninh quốc phòng 21 xã biên giới, dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, xây dựng dự án ngành và dự án phát triển kinh tế xã hội của huyện. Có những dự án quan trọng được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh như dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, dự án áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đối với khu vực cửa khẩu biên giới và nhiều dự án khác đang được triển khai thực hiện. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng được chuyển sang một hướng mới. Từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các chỉ tiêu về xây dựng, chỉ tiêu vật tư hàng hoá nay chuyển sang xây dựng kế hoạch các chương trình, dự án, trên cơ sở quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. II- Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lạng Sơn Nghị định số 75/CP của Chính Phủ và quyết định số 322 QĐ/UB-TC của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 12 tháng 4 năm 1996 đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau: 1. Chức năng Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đề các chủ trương, biện pháp tại địa phương. Làm đầu mối phối hợp giữa các Sở, ngành của tỉnh nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Nhiệm vụ Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế-xã hội, tham mưu, đề xuất cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các chủ trương, giải pháp, biện pháp điều hành nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa phương. Xác định, lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các nguồn vốn do ngân sách địa phương quản lý, đầu mối quản lý các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ (NGO). Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên dịa bàn. Là cơ quan đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính về hoạt động đầu tư trong nước, nước ngoài trên địa bàn tỉnh; quản lý và cấp đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ thường trực một số Ban chỉ đạo các chương trình, dựa án, trủ trì thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp, thẩm định các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, thẩm định kết quả đấu thầu. Trực tiếp điều hành một số việc theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm dự thảo các báo cáo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch đầu tư về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong kỳ. Dự thảo các văn bản phục vụ các kỳ họp thường kỳ của UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh, HĐND tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính- Vật giá xây dựng dự toán ngân sách để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh. Kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 3. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ Ban giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc thực hiện làm việc theo chế độ chủ trưởng Giám đốc là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh , Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định. Các phó giám đốc có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của một số phòng trong cơ quan và những công việc được Giám đốc phân công, đôn đốc và chỉ đạo các phòng triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, nhiệm vụ chuyên môn do Chi bộ, Ban giám đốc đề ra. Sở Kế hoạch làm việc theo chế độ phòng, trong phòng có trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc điều hành, thực hiện mọi công việc trong phòng theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng xây dựng chương trình công tác của phòng (tháng, quý, năm) và phân công các cán bộ, công chức trong phòng thực hiện. Phó phòng là người giúp việc cho trưởng phòng điều hành mọi công việc được phân công và trực tiếp thực hiện một số công việc cụ thể. Phòng tổng hợp : Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, kế hoạch dài hạn hoặc trung hạn (5 năm), và kế hoạch hàng năm. Tổng hợp, tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành, biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch. Trực tiếp quản lý nguồn vốn quy hoạch và tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, thành phố, quy hoạch phát ttriển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển vùng; theo dõi, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch theo từng thời kỳ, là đầu mối xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển; nghiên cứu về đổi mới phương pháp kế hoạch hoá của địa phương. Phòng xây dựng cơ bản : Tổng hợp, dự kiến kế hoạch phân bổ các nguồn vốn đầu tư do ngân sách địa phương quản lý; dự kiến điều chỉnh, điều hoà vốn đầu tư cho các dự án trong năm kế hoạch; tham gia thẩm định các dự án đầu tư trên địa bàn; tham gia giám định đầu tư, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án. Phòng hợp tác đầu tư: Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục về cấp phép đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài. tham gia thẩm định các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, NGO; theo dõi, quản lý các xí nghiệp liên doanh. Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài (FDI, ODA, phi Chính Phủ). Phòng đăng ký kinh doanh : làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp, thông báo thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanhcho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Phòng công-thương: xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ của toàn tỉnh. Tham gia thẩm dịnh, quản lý các dự án phát triển công nghiệp, điện. Giúp việc cho Ban chỉ đạo thực hiện phương án tổng thể đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN giai doạn 2002-2005 của tỉnh. Phòng nông - lâm nghiệp : Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm về phát triển nông-lâm nghiệp, thẩm định, phân bổ vốn các chương trình mục tiêu thuộc ngành nông – lâm nghiệp (chương trình 135, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, định canh định cư, di dãn dân,…). Tham gia phân bổ và quản lý vốn đầu tư cho lĩnh vực thuỷ lợi, nông-lâm nghiệp. Phòng Lao động-Văn xã : xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm về phát triển văn hoá, xã hội. Phân bổ quản lý các nguồn vốn và mục tiêu của chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội; chủ trì tổng hợp, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu. Tham gia phân bổ và quản lý vốn đầu tư cho lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ. Phòng tổ chức hành chính : tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức cán bộ và quản trị cơ quan. Đề xuất kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của cơ quan và của toàn ngành. Làm các thủ tục điều động, bố trí tiếp nhận các cán bộ. Công tác nâng bậc lương hàng năm, công tác khen thưởng và kỷ luật lao động, bố trí nghỉ phép cho cán bộ, công chức theo Luật lao động hiện hành. Đảm bảo cho các điều kiện hoạt động của cơ quan, chế độ tiền lương cho công chức theo quy định, công tác văn thư lưu trữ, quản lý điều hành xe cộ, đánh máy in ấn tài liệu, quản lý tài sản, môi trường của cơ quan. Tiếp khách trong và ngoài tỉnh để làm việc với cơ quan và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các cuộc họp,… Công việc trong cơ quan là một thể thống nhất, các phòng phối hợp chặt chẽ thường xuyên với nhau để chịu trách nhiệm chung hoàn thành công việc được giao. Các phòng có thể trao đổi trực tiếp với nhau hoặc bằng văn bản. Các phòng có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch (thuộc lĩnh vực chuyên môn phòng đảm nhiệm) theo 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 5 năm, và chiến lược dài hạn,… gửi phòng tổng hợp để dự thảo báo cáo chung của cơ quan trình ban Giám đốc. Phòng Tổng hợp là đầu mối thường trực chủ trì việc tổng hợp báo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao. Công nhân viên chức lao động của Sở Kế hoạch và đầu tư có 37 người. Trong đó : nam 26 người, nữ 11 người - Cơ cấu về lao động : biên chế chính thức có 33 người, hợp đồng lao động có 4 người. - Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật : trình độ đại hoc có 26 người (chiếm 70,27%), trung cấp có 5 người(chiếm 13,51%), số còn lại 6 người có lái xe, nhân viên kỹ thuật, văn thư, bảo vệ(chiếm 16,22%). - Cơ cấu tổ chức : Lãnh đạo : 4 người : 1 giám đốc , 3 phó giám đốc Phòng Tổng hợp : 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 chuyên viên Phòng nông lâm nghiệp : 1 trưởng phòng, 3 chuyên viên Phòng xây dựng cơ bản : 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 chuyên viên Phòng hợp tác đầu tư : 1 trưởng phòng, 2 chuyên viên Phòng đăng ký kinh doanh : 1 phó giám đốc kiêm trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 chuyên viên Phòng văn xã : 1 trưởng phòng, 2 chuyên viên Phòng công thương : 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 2 chuyên viên Phòng tổ chức hành chính : 1 trưởng phòng, 1 phó phòng kiêm kế toán, một thủ quỹ, một đánh máy, 1 văn thư, một bảo vệ, 3 lái xe II. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của phòng tổng hợp 1. Cơ cấu tổ chức Phòng tổng hợp bao gồm 4 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 chuyên viên. 2. Nhiệm vụ của phòng tổng hợp Phối hợp giải quyết nhiệm vụ chuyên môn với các phòng chức năng các bộ phận có liên quan các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân, các huyện, thị xã. Biên tập các văn bản, dự thảo báo cáo trước khi trình lãnh đạo, các báo cáo định kỳ theo tháng, quý, kế hoạch hàng năm. Xử lý thông tin tổng hợp, điều chỉnh hệ thống số liệu thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, hợp tác đầu tư với nước ngoài, đăng ký kinh doanh, đầu tư xây dựng, thương mại, văn hoá, kinh tế, xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của tỉnh. Thẩm định kinh phí lập các dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách, đề án phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của tỉnh, các quy hoạch phát triển ngành, vùng, huyện. 3. Phương pháp xây dựng báo cáo quý a. Quy trình xây dựng báo cáo - Uỷ ban nhân dân thành phố ra văn bản giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện thành phố chuẩn bị báo cáo quý của mình gửi về văn phòng Uỷ ban Sở Kế hoạch đầu tư cục thống kê trước ngày 20 tháng cuối quý. - Sở Kế hoạch đầu tư xây dựng báo cáo giao ban quý về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội và tổ chức hội nghị giao ban vào 20 với các trưởng phòng kế hoạch của 18 Sở ban ngành và trưởng phòng kế hoạch – tài chính-thương mại của 11 huyện thành phố. - Trên cơ sở thông tin của hội nghị giao ban Sở Kế hoạch đầu tư dự thảo báo cáo giao ban của Uỷ ban nhân dân thành phố về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quý và nhiệm vụ trọng tâm điều hành của quý sau. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức cuộc họp giao ban với giám đốc các Sở ban ngành, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. - Sở Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện báo cáo quý trình cuộc họp thường kỳ của Uỷ ban nhân dân thành phố (đóng góp ý kiến) - Chỉnh sửa báo cáo trình cuộc họp thường kỳ Ban thường vụ Tỉnh uỷ. - Hoàn chỉnh thông qua cuộc họp thường kỳ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. - Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành chính thức gửi Chính Phủ, các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. b. Nội dung báo cáo - Đánh giá khái quát những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong kỳ báo cáo. - Phần tích đánh giá kết quả thực hiện của từng ngành, lĩnh vực cụ thể: + Về kinh tế: sản xuất nông lâm ngiệp, sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ và du lịch, hoạt động của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, thu-chi ngân sách, tín dụng tiền tệ, + Các lĩnh vực văn hoá xã hội: giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, công tác khám chữa bệnh, truyền thông dân số-kế hoạch hoá gia đình, các chính sách xoá đói giảm nghèo, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội,… + Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, công tác chống tham nhũng, buôn lậu. +An ninh trật tự an toàn xã hội. + Công tác chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Đánh giá các tồn tại, yếu kém trong các lĩnh vực. - Một số nhiệm vụ trọng tâm để tổ chức điều hành của quý tiếp theo III. Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ hiện nay của Sở Kế hoạch đầu tư Lạng Sơn 1. Các kết quả đạt được Sở Kế hoạch và đầu tư Lạng Sơn đã thực sự phát huy là vai trò cơ quan đầu mối, tham mưu tổng hợp cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh việc tổng hợp, cân đối từ các sở, ban, ngành và huyện, thành phố trong tỉnh, đề xuất các giải pháp, biện pháp chỉ đạo điều hành phù hợp với tình hình thực tế địa phương nhằm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong từng năm và 5 năm. Tổ chức và hướng dẫn cụ thể các đơn vị xây dựng kế hoạch hàng năm dựa trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, quyết định của Nhà nước và chủ trương của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước Sở kế hoạch và đầu tư đã nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách của địa phương trong một số lĩnh vực trọng yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển các lĩnh vực khác, nhằm phát huy nội lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống cho nhân dân, chủ động xây dựng các đề án phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển thương mại, du lịch thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cán bộ công chức theo chức năng nhiệm vụ được giao, thường xuyên nắm bắt kịp thời các hoạt động của cơ sở góp phần hoàn thiện các cơ chế, chính sách và những quy định cụ thể về công tác đầu tư và xây dựng, chống thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn lực khác. Tham mưu cho tỉnh ban hành các quy chế kiểm tra các chương trình, dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh, chủ động tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khó khăn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh các sai phạm về trình tự thủ tục, tiến độ thi công, chất lượng công trình theo đúng quy định. Tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh và hợp tác đầu tư nước ngoài theo tinh thần cải cách hành chính, chủ động nhanh chóng, chính xác không gây phiền hà, ách tắc được các nhà đầu tư đánh giá cao. Phối hợp với các ngành đặc biệt là Tài chính, Thống kê trong quá trình xây dựng, điều hành kế hoạch và dự toán ngân sách cũng như báo cáo định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong tỉnh hoàn thành nhiệm vụ. Đã chú ý nhiều hơn đến các lĩnh vực xã hội, khoa học công nghệ xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu và dự án của tỉnh, mở rộng và hội nhập kinh tế. 2. Những mặt còn hạn chế Nhận thức về vai trò, nội dung, phương pháp kế hoạch hoá của Ngành kế hoạch và một số các Sở, ngành khác còn chưa đầy đủ, hạn chế cả trong lý luận lẫn thực tiễn, còn lúng túng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở một số lĩnh vực, địa bàn còn bất cập, chưa được như mong muốn. Công tác dự báo thực hiện còn yếu, chưa đáp ứng được cho việc hoạch định phát triển các ngành lĩnh vực và tính khả thi của kế hoạch trung, dài hạn. Chưa dành nhiều thời gian cho công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn tại các đơn vị cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch. Biên chế cán bộ công chức của Sở quá thiếu so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao; trình độ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Công tác đào tạo cán bộ còn hạn chế. IV. Một số hướng đổi mới trong công tác kế hoạch hoá của Lạng Sơn: Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tổng hợp và các ngành trong việc dự báo tình hình trong tỉnh cũng như phân tích thực trạng trong tỉnh bao gồm tất cả các thành phần kinh tế kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đảm bảo các điều kiện và tiền đề cho việc đổi mới công tác kế hoạch hoá: đổi mới hệ thống thu thập và xử lý thông tin, cung cấp cho người sản xuất, cho cơ sở và cho các cơ quan lãnh đạo Xây dựng và phát triển công tác dự báo và phân tích kinh tế , tiếp tục hoàn thiện nội dung và phương pháp kế hoạch hoá, kế hoạch hoá luôn luôn đổi mới trên các nội dung quy hoạch, xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, xây dựng cơ chế chính sách và công tác kiểm tra, thực hiện . Nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ để hoàn thiện bộ máy kế hoạch, thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng các bộ kế hoạch một cánh cơ bản. Tổ chức sắp xếp lại cán bộ, phù hợp với khả năng của từng người. - Đào tạo tiếp và đào tạo lại cho một số cán bộ về kiến thức mới cho phù hợp với công tác kế hoạch hoá hiện nay. - Luân chuyển cán bộ giữa các Sở ban ngành tránh chủ quan duy ý chí. - Trẻ hoá đội ngũ cán bộ kế hoạch, nâng cao số lượng cán bộ công nhân viên chức. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, tăng cường kiểm tra giám sát công trình xây dựng trong tỉnh. V. Chương trình 135 1. Đặc điểm chung Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, toàn tỉnh có 10 huyện và một thành phố bao gồm 226 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 80 xã và 45 thôn bản thuộc khu vực III (theo quyết định số 42/ UB-QD ngày 23 tháng 5 năm 1997 của UBDT và Miền núi). Năm 2001 được bổ xung thêm 20 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ, hiện nay toàn tỉnh có 101 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã biên giới được đầu tư theo chương trình 135. Nhìn chung các xã đặc biệt khó khăn đời sống kinh tế văn hoá chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu là tự cung tự cấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng rất yếu kém, các xã đã có đường đến trung tâm xã nhưng một số tuyến đã xuống cấp, việc giao lưu kinh tế văn hoá, xã hội với các vùng khác có nhiều hạn chế. Công tác thuỷ lợi đã đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, điện lưới quốc gia đã đưa đến trung tâm 44/101 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 7 xã có trạm biến áp nhưng chưa có đường dây hạ thế, tỉ lệ số hộ được sử dụng điện lưới còn rất ít, trường học còn tạm bợ tranh tre nứa lá, một số được đầu tư nhưng đã xuống cấp. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách lớn đầu tư vốn hỗ trợ phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa bằng các chương trình mục tiêu quốc gia để xoá đói giảm nghèo. Do đó trong những năm qua đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thuộc khu vực trên đã từng bước được nâng lên. Ngày 31 tháng 7 năm 1998 Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định 135 /1998/QĐ - TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa(gọi tắt là chương trình 135) với mục tiêu tổng quát là : nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự nghiệp chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Chưong trình trực tiếp đầu tư thực hiện các nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đào tạo cán bộ, quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất và xây dựng trung tâm cụm xã được lồng ghép với các chương trình dự án khác trên địa bàn các xã thuộc phạm vi chương trình 135. 2. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình Ngay sau khi có Quyết định 135 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi,vùng sâu, vùng xa, tỉnh Lạng Sơn đã sớm chủ động tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của chương trình, tổng hợp các danh mục của các công trình để chuẩn bị đầu tư xây dựng được dự kiến theo đề nghị của nhân dân từ cơ sở thôn xã 2 huyện Đình Lập và Bình Gia. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định 175/ QĐ - UB ngày 26 tháng 2 năm 1999 thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế, kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn. Xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã thuộc chương trình 3 năm từ 1999 đến 2001 đã thực hiện được nhiều kết quả to lớn. Tổng vốn đầu tư 3 năm của chương trình là 133. 465 triệu đồng, xây dựng hoàn thành 519 công trình theo các mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu như sau: Hệ thống đường giao thông đã xây dựng 205 công trình, nâng cấp, sửa chữa, và làm mới 261 km đường, 21 vị trí cầu, 75 cống, 26 công trình ngầm, giá trị thực hiện đã được thanh quyết toán là 61.147 triệu đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng đi lại dễ dàng. Hệ thống thuỷ lợi được củng cố: đầu tư 62 công trình gồm 39 đập, 21,8 km mương, 10 km đường ống, 1 trạm bơm, tổng kinh phí đầu tư 10.981 triệu đồng, cung cấp nước tưới cho 631,2 ha ruộng và hoa màu. Chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ có quy mô tưới dưới 50 ha đáp ứng mục đích yêu cầu tưới tiêu và phù hợp yêu cầu thực tế của các xã đặc biệt khó khăn. Đã có nhiều công trình đàu tư ít nhưng phát huy sử dụng cao (như công trình đập Phai Hợo xã Yên Khoái huyện Lộc Bình đã đầu tư xây dựng 110 triệu đồng tưới được 20 ha làm được 3 vụ lúa, khoai tây, dưa hấu cho năng suất cao, đưa giá trị thu hoạch bình quân từ 15 triệu đồng/ ha lên 25 – 30 triệu đồng/ ha). Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: chương trình 135 đã tham gia đầu tư xây dựng thêm 45 công trình hệ thống nước sạch gồm 113 bể, 83 km đường ống, vốn đầu tư 7739 triệu đồng, cung cấp nước sạch cho 1556 hộ dân.Việc sử dụng đường ống dẫn nước sinh hoạt kết hợp tưới tiêu rất tiện dụng thích ứng điều kiện miền núi vừa tiết kiệm công sức bảo trì, đảm bảo vệ sinh, giải phóng sức lao động phụ nữ các xã đặc biệt khó khăn tập trung tham gia sản xuất đem lại giá trị ngày công cao hơn. Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư thêm đưa điện hạ thế đến với các hộ gia đình vùng khó khăn cùng với các chương trình lồng ghép khác, hệ thống điện lưới quốc gia được mở rộng phạm vi phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Kết quả đầu tư xây dựng được 33 công trình gồm 75 km đường dây, 24 trạm biến áp, vốn đầu tư 7253 triệu đồng, cung cấp điện cho 25818 hộ dân/ 55701 hộ dân xã vùng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ 46,4%, trong đó các xã biên giới là 7194 hộ được dùng điện/ 11305 hộ chiếm tỷ lệ 63,6%. Riêng một số xã vùng cao, vùng sâu không có khả năng kéo điện lưới đã được nghiên cứu hỗ trợ đầu tư xây dựng máy phát điện bằng sức nước, sức gió, năng lượng mặt trời,… Lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến mới xây dựng 144 công trình gồm 416 phòng học và nhà ở giáo viên(251m2 xây dựng), tổng vốn đầu tư là 25068 triệu đồng.Về cơ bản đáp ứng nhu cầu lớp học, khắc phục tình trạng lớp học 3 ca, nhà tạm, tranh, tre, nứa, lá thu hút trên 97%các cháu trong độ tuổi đến trường, hầu hết các xã đã phổ cập giáo dục tiều học. Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và mở rộng đến nay tất cả các xã đặc biệt khó khăn và biên giới đã được đầu tư trạm xã, hoặc phòng khám đa khoa, có đầy đủ các bộ y tế xã, thôn bản có 50% xã có bác sĩ. Một số loại dịch bệnh hiểm nghéo đã được ngăn chặn kịp thời như sốt rét, lao, biếu cổ. Chương trình trung tâm cụm xã đã tham gia đầu tư: 3 công trình phòng khám đa khoa với tổng vốn đầu tư 1546 triệu đồng. Tạo điều kiện mở rộng giao lưu, phát triển hàng hoá giữa các vùng và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn của xã Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 3 công trình chợ trung tâm xã ở Văn Quan, Tràng Định, Bắc Sơn. Chương trình đầu tư xây dựng 21 dự án trung tâm cụm xã với tổng vốn 27516 triệu đồng xây dựng 43 hạng mục công trình, tính đến nay đã hoàn thành 5 dự án, chu yếu đã tạo mặt bằng, xây dựng công trình chợ, đường giao thông nội bộ, cửa hàng thương nghiệp, phòng khám đa khoa, trường phổ thông cơ sở, các công trình cấp thoát nước, điện, vệ sinh môi trường, nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện giao lưu sản phẩm hàng hoá thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế , văn hoá cho nhân dân trong vùng. Chương trình 135 đã tham gia đầu tư xây dựng 5 trạm phát lại truyền hình với vốn là 816,965 triệu đồng, góp phần phủ sóng các vùng trũng. Công tác văn hoá xã hội cũng được mở rộng và phát triển tính đến hết năm 2001 có 50%số xã được xem truyền hình, 100% số xã được nghe đài tiếng nói Việt Nam và thường xuên có báo đọc. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thành đã phát huy hiệu quả rõ rệt và làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi chương trình phù hợp với lòng dân, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, những kết quả đạt được đã góp phần xoá đói, giảm nghèo được 1,97%, trình độ dân trí không ngừng được nâng cao trật tự an toàn được bảo đảm, an ninh quốc phòng được giữ vững. Công tác quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất cũng được quan tâm đầu tư thông qua các dự án liên quan như định canh định cư, khai hoang vùng kinh tế mới, ổn định dân cư khắc phục tình trạng di dân tự do, dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng, căn cứ quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất để quy hoạch lại dân cư ở những nơi cần thiết trên địa bàn các xã vùng đặc biệt khó khăn nhất là các xã giáp biên. Hiện nay đang tiến hành lập dự án quy hoạch sắp xếp dân cư các xã đặc biệt khó khăn và dự án bố trí dân cư tái định cư dọc tuyến biên giới. Các chương trình dự án liên quan đến phát triển kinh tế xã hội miền núi như: dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, dự án định canh định cư ở các xã nghèo, dự án hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vẫn chưa được tổ chức thực hiện đầu tư. 3. Những khó khăn tồn tại khi triển khai thực hiện chương trình Chương trình 135 là chương trình đặc biệt thực hiện nhiều chủ trương chính sách mới, áp dụng nhiều cơ chế quản lý riêng thực hiện theo thông tư liên tịch416/TTLT chưa theo kịp quá trình vận hành cuẩ chương trình tuy thường xuyên được bổ xung hoàn thiện thêm nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng và giải ngân, thanh quyết toán các chương trình. Các xã triển khai thực hiện chương trình thuộc các xã đặc biệt khó khăn, biên giới cơ sở hạ tầng thấp kém, dân nghèo trình độ văn hoã thấp nên trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn. Do quá trình triển khai quá nhanh nên trong một thời gian ngắn, ở phạm vi địa bàn rộng nên lực lượng cán bộ ở các huyện, xã và nhân dân năm đaù thực hiện còn nhiều lúng túng, trước hết là xác định công việc cần làm trước, việc lấy ý kiến của dân còn nhiều bất cập nên khi thực hiện còn nhiều vướng mắc phải điều chỉnh thay đổi mất nhiều thơì gian làm chậm tiến độ dự án, nhất là các khâu khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập dự án, giải phóng mặt bằng, huy động nhân lực, vật tư tham gia xây dựng công trình tổ chức giám sát, quản lý khai thác công trình có hiệu quả sau khi xây dựng xong. 4. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và các năm tiếp theo a. Tình hình thực hiện kế hoạch 2002 * Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: Năm 2002 triển khai thực hiện chương trình 135 với tổng số vốn đầu tư là 42.400 triệu đồng cho 106 xã đặc biệt khó khăn của 10 huyện, gồm 169 công trình được thoả thuận với Sở Kế hoạch - Đầu tư (17 chương trình nợ thanh toán, 42 chương trình chuyển tiếp), cụ thể: - Giao thông: 95 công trình (11 chương trình thanh toán trả nợ khối lượng năm 2001, 26 chương trình chuyển tiếp, 58 chương trình khởi công mới). - Thuỷ lợi: 9 công trình (1 chương trình thanh toán trả nợ khối lượng năm 2001, 3 chương trình chuyển tiếp, 58 chương trình khởi công mới). - Trường học: 38 công trình (2 chương trình thanh toán trả nợ khối lượng năm 2001, 7 chương trình chuyển tiếp, 29 chương trình khởi công mới). - Nước sinh hoạt: 8 công trình (1 chương trình chuyển tiếp, 7 chương trình khởi công mới). - Điện: 10 công trình (2 chương trình thanh toán trả nợ khối lượng năm 2001, 3 chương trình chuyển tiếp, 5 chương trình khởi công mới). - Chợ: 9 công trình (2 chương trình chuyển tiếp, 7 chương trình khởi công mới). Kết quả thực hiện 10 tháng đạt được như sau: - Số công trình đã hoàn thành: 65 công trình… Đã giải ngân được: 11.826 triệu đồng. - Số công trình đang thi công: 55 công trình, giá trị khối lượng thực hiện: 9.437 triệu đồng, đã tạm ứng được: 1.107 triệu đồng. - Số công trình chưa khởi công: 28 công trình. * Dự án xây dựng Trung tâm cụm xã: Năm 2002 chương trình dự án xây dựng Trung tâm cụm xã của tỉnh Lạng Sơn được đầu tư là: 8.000 triệu đồng. UBND tỉnh Lạng Sơn đã phân bổ từ nguồn vốn chương trình mục tiêu để đầu tư xây dựng 16 trung tâm cụm xã, trong đó: Thanh toán khối lượng đã hoàn thành của năm 2001 là 03 trung tâm cụm xã với số vốn là: 4.162 triệu đồng. Đầu tư cho các công trình chuyển tiếp của 03 trung tâm cụm xã, giá trị đầu tư là 2.392 triệu đồng. Đầu tư xây dựng mới 05 trung tâm cụm xã giá trị đầu tư là 1.796 triệu đồng. Chuẩn bị đàu tư là 350 triệu đồng lập thêm các dự án: - Đã hoàn chỉnh dự án đang trình duyệt gồm: 1 - Dự án trung tâm cụm xã Mẫu sơn huyện Lộc bình 2 - Dự án trung tâm cụm xã Quốc Khánh huyện Tràng Định 3 - Dự án trung tâm cụm xã Bản Mạc xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc. 4 - Dự án trung tâm cụm xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng. - Các dự án đang lập gồm: 1 - Dự án trung tâm cụm xã Tri Lễ, huyện Văn Quan 2 - Dự án trung tâm cụm xã Thái Bình, huyện Đình Lập 3 - Dự án trung tâm cụm xã Nhất Hoà, huyện Bắc Sơn 4 - Dự án trung tâm cụm xã Hoa Thám, huyện Bình Gia. 5 - Dự án trung tâm cụm xã Nam Quan, huyện Lộc Bình. * Các dự án và Chương trình mục tiêu khác Vốn kế hoạch được giao là 5.500 triệu đồng đầu tư xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng và đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn của 9 huyện nhằm cung cấp giống cây con, hỗ trợ xây dựng hệ thống nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn như sau: Dự án kinh tế mới: Vốn kế hoạch được giao là 2.000 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 4 dự án; Dự án khắc phục tình trạng di dân tự do: (660/TTg). Tổng vốn được giao là 1.750 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 5 dự án. Dự án định canh định cư: Tổng vốn kế hoạch giao là 1.500 triệu đồng làm đường Khuổi Cấp - Công Sơn và đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn của 9 huyện. Dự án đào tạo cán bộ xã vùng đặc biệt khó khăn: Tổng vốn kế hoạch giao là 240 triệu đồng: Ban chỉ đạo tập trung đào tạo cho các đối tượng là trưởng ban giám sát xã và trưởng thôn. Chủ đầu tư đã tổ chức mở 2 lớp tập huấn, cho 185 người với thời gian học tập là 10 ngày tại trường chính trị tỉnh. b. Tiếp tục thực hiện kế hoạch năm 2002 và Phương hướng nhiệm vụ các năm tiếp theo Với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, với mục tiêu: đưa nông thôn các vùng đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước. Huy động các nguồn lực tập trung hỗ trợ đầu tư cho cơ sở hạ tầng và những nhu cầu cấp thiết về sản xuất và đời sống của đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, yêu cầu đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả cao, không để thất thoát. Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc vận hành Chương trình; dân chủ, công khai, xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập; hướng về cơ sở, chỉ đạo sát sao hơn nữa, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý giúp nhân dân tự mình làm chủ vươn lên thoát khỏi đói nghèo để cho Chương trình thật sự của dân, do dân và vì dân. Từ kế hoạch năm 2002, năm nhiệm vụ của Chương trình 135 trở thành 5 dự án thành phần để triển khai thực hiện như sau: * Dự án xây dựng hạ tầng cơ sở: Việc đầu tư xây dựng CSHT chỉ thực hiện trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 135 theo nội dung Quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày 29-11-2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất các dự án định canh định cư, chương trình xây dựng trung tâm cụm xã vào Chương trình 135 gồm 106 xã (trong đó có 101 xã vùng đặc biệt khó khăn và 5 xã biên giới), chủ yếu thực hiện đầu tư 7 loại công trình đã quy định tại thông tư liên tịch số 416/TTLT. Riêng hạng mục làm đường giao thông trong 3 năm qua bằng nguồn vốn chương trình đã đầu tư quá nhiều nhưng chưa thể đem lại hiệu quả cao bởi bình quân mức đầu tư mỗi xã chỉ có 400 triệu/ năm không đủ xây dựng hoàn thành dứt điểm công trình trong một năm theo quy định, thậm chí đồng bào còn chưa có đủ khả năng duy tu bảo dưỡng. Tại cuộc họp giao ban xây dựng cơ bản ngày 16-10-2002 đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã quán triệt tinh thần xây dựng kế hoạch năm 2003 các công trình giao thông sẽ được đầu tư riêng bằng các dự án chuyên ngành, nguồn vốn Chương trình 135 sẽ không đầu tư xay dựng mới các công trình giao thông dành tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các mục tiêu cần thiết khác như thuỷ lợi, khai hoang, trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp trực tiếp đem lại hiệu quả cho việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống của nhân dân. Dự án xây dựng trung tâm cụm xã: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 197/1999/QĐ-TTg ngày 30-9-1999 cho phép xây dựng trung tâm cụm xã được vận hành theo cơ chế quản lý của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn lồng ghép Chương trình mục tiêu trên địa bàn. * Dự án quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết: Trên cơ sở các công trình hạ tầng của Chương trình 135, hình thành các khu vực dân cư, sắp xếp xen ghép vào các làng bản tạo điều kiện để phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. UBND tỉnh đã cho lập dự án quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết thuộc các xã đặc biệt khó khăn và dự án quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới đề nghị nhà nước ghi vốn đầu tư vào kế hoạch năm 2003. * Dự án ổn định và phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm: được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn kinh phí sự nghiệp hỗ trợ sản xuất trong dự án định canh dịnh cư lồng ghép với các chương trình, dự án khác: Khuyến nông, khuyến lâm, 5 triệu héc ta rừng, các dự án phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ các tiểu vùng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập. * Dự án đào tạo cán bộ xã, bản làng, được thực hiện bằng nguồn vốn đào tạo cán bộ các xã nghèo, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đoàn kết các dân tộc và biết cách vận hành chương trình do Chi cục Định canh định cư vùng kinh tế mới lập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC743.doc
Tài liệu liên quan