- Sau một thời gian dài được trang bị kiến thức lý thuyết trên ghế nhà trường, thực tập là thời gian ít ỏi để cho sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức đã được học, qua đây em có thể hiểu rõ hơn về kiến thức đã được lĩnh hội ở trường, qua đó củng cố thêm kiến thức của mình để sau này áp dụng thực tế vào công việc tốt hơn
- Với nhận xét từ bên ngoài của bản thân em về chi nhánh mà mình thực tập thì: Chi nhánh có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
- Với đội ngũ công nhân viên : đội ngũ nhân viên của ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu là tốt nghiệp ở các trường đại học, và làm việc đúng chuyên ngành, hiểu biết cao, rất chịu khó cập nhật những văn bản pháp luật mới về ngân hàng
- Nhân viên trong ngân hàng thực hiện rất đúng giờ giấc làm việc,7h30 sáng thì tất cả các nhân viên đều đã có mặt ở văn phòng,trưa thì quá 11h30 mới nghỉ, chiều mặc dầu theo quy định của ngân hàng là 16h30 là được nghỉ nhưng nhân viên luôn rời văn phòng làm việc sau 17h. Một tác phong làm việc thực sự nghiêm túc ít thấy ở một cơ quan nhà nước
- Tuy nhiên với hiểu biết nhỏ bé của mình thì em cho rằng : đội ngũ nhân viên ở ngân hàng hơi nhiều hơn so với nhu cầu thực tế cần thiết, và nhân viên nữ thì hiệu quả làm việc chưa cao, đó chỉ là cái tồn tại duy nhất của ngân hàng
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNH&PTNT chi nhánh nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập cuối khoá là quá trình sinh viên đi tới các cơ sở để tìm hiểu và học tập cách làm việc, bước đầu tiếp cận với thực tế. Với mục đích của nhà trường là muốn sinh viên của mình có thể kiểm nghiệm những kiến thức đã được nhà trường trang bị nhằm nắm vững hơn những kiến thức mà mình đã có, cũng như giúp sinh viên có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế để sau này ra trường có thể dễ dàng thích nghi hơn với môi trường làm việc. Được sự giới thiệu của nhà trường và sự đồng ý của NHNH&PTNT chi nhánh nam Hà Nội, em có thời gian thực tập tại ngân hàng là 4 tháng, trong 5 tuần thực tập đầu tiên lên tìm hiểu em đã phần nào thấy được quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của ngân hàng. Điều đó được thể hiện qua bản báo cáo thực tập tổng hợp. Nội dung bản báo cáo gồm 3 phần:
Phần I : quá trình hình thành và phát triển của NHNN&PTNT chi nhánh nam Hà Nội
Phần II: tình hình hoạt động kinh doanh của NHNH&PTNT chi nhánh nam Hà Nội
Phần III: nhận thức của bản thân về quá trình thực tập
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH NAM H À NỘI
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNO&PTNT Nam Hà Nội.
Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội là một chi nhánh đầu tiên được thành lập trên địa bàn Hà Nội theo đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại 1 giai đoạn 2001-2005. So với các đơn vị thành lập sau này chi nhánh có những thuận lợi hơn, bên cạnh những khó khăn của đơn vị chưa có thương hiệu trên địa bàn cạnh tranh gay gắt. Trải qua 5 năm hoạt động, chi nhánh đã tự khẳng định mình đây là lợi thế hơn hẳn so với giai đoạn I.
Tình hình kinh tế nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng nhanh và ổn định, việc quản lý kinh tế ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Hệ thống tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng hội nhập và đã phát triển rất ổn định. Thương hiệu của ngân hàng nhất là chi nhánh NHNo Nam Hà Nội đã được nâng cao ở một tầm cao mới.
Bên cạnh đó 5 năm qua do sự tác động của tình hình kinh tế - chính trị trong và ngoài nước nên cũng là thời kỳ có nhiều biến động về giá cả: giá vàng, giá dầu lửa, sắt thép...và đặc biệt là biến động về lãi suất đồng USD làm cho mặt bằng lãi suất năm 2005 đã cao hơn rất nhiều so với năm 2001.
Thị trường tài chính tiền tệ đang hình thành và phát triển khá mạnh cùng với sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên lĩnh vực tài chính tiền tệ.
1.2 lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
a. hoạt động huy động vốn
- nhận tiền gửi bằng đồng việt nam, ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước,với lãi suất đa dạng, hình thức linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
- phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ, trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu....
b.hoạt động cho vay
- cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức kinh tế, cá thể, hộ gia đình
- cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức, cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, du học sinh...
- cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ, cho vay theo chương trình thẩm định của chính phủ
- nhận vốn uỷ thác, cho vay uỷ thác vốn đầu tư trong nước…
c .cung ứng các dịch vụ
- các dịch vụ thanh toán
+ thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT
+ chuyển tiền điện tử trong nước
+ thanh toán biên giới
chiết khấu, tái chiết khấu
dịch vụ thu hộ, chi hộ
dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ
đại lý chi trả kiều hối
kinh doanh ngoại tệ
các dịch vụ bảo lãnh
hợp tác đào tạo quảng cáo
d.Các dịch vụ đặc biệt
- ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lí các dự án nước ngoài
- ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chức có mạng lưới giao dịch trên toàn quốc
-giao dịch online với các khách hàng lớn
- thu xếp vốn đồng tài trợ
-internet_banking
e.Dịch vụ ATM
- phát hành thẻ ATM
- nhận nộp tiền vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch
- đại lý chấp nhận thanh toán các loại thẻ ngân hàng
1.3.mô hình tổ chức của chi nhánh.
A.. mô hình tổ chức của hội sở chính chi nhánh NHNN&PTNN nam hà nội
Căn cứ quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNO&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT -TCCB ngày 24/12/2004 của chủ tịch HĐQT ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Căn cứ thực tế và yêu cầu hoạt động của chi nhánh Nam Hà Nội quy định về mô hình tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của các phòng, tổ thuộc chi nhánh như sau:
CHI NHÁNHNO&PTNT NAM HÀ NỘI
CHI NHÁNH CẤP 1
PHÒNG GIAO DỊCH
PHÒNG GIAO DỊCH
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.KIỂM TRA_KIỂM TOÁN NBỘ
P.HÀNH CHÍNH _NHÂN SỰ
P. THẨM ĐỊNH
P. TÍN DỤNG
P.NGUỒN VỐN
GIÁM ĐỐC
P.THANH TOÁN QUỐC TẾ
P. KẾ TOÁN _NGÂN QUỸ
1.3.1,Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNO&PTNT Việt Nam. Xây dựng kế hoạch tiếp thị, các chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông...
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Đầu năm thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý RRTD.
Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển khai các phương án tiếp thị, báo chí, truyền thông.
Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, vật phẩm như phim tài liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình...của chi nhánh.
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNO&PTNT Việt Nam.
Tổng hợp việc bình xét khoán lương hàng tháng của chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc chi nhánh.
Trình duyệt cho vay các đơn vị trong ngành NHNO&PTNT Việt Nam theo quy định của Tổng giám đốc NHNOViệt Nam. Trình duyệt hồ sơ, thủ tục giải ngân của các dự án vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.
Tổng hợp, báo cáo và điều tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khac do Giám đốc chi nhánh giao.
1.3.2. Phòng tín dụng.
Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
1.3.3. Phòng thẩm định
Phòng thẩm định có các nhiệm vụ sau đây:
a. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
b. Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp I quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới.
c. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp I, đồng thời lập hồ sơ trình tổng giám đốc đề nghị xem xét, phê duyệt.
d. Thẩm định khoản vay do tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc chi nhánh cấp I quy định.
e. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.
f. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
g. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
h. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
i. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
k. Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh giao.
1.3.4. Phòng thanh toán quốc tế.
Phòng thanh toán quốc tế có các nhiệm vụ sau đây.
Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua- bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNO&PTNT Việt Nam.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
1.3.5.Phòng kế toán - Ngân quỹ.
Phòng kế toán - Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước, NHNO&PTNT Việt Nam.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của các NHNO&PTNT trên địa bàn.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý, giám sát, sử dụng, các thiết bị thông tin, điện toán, các thiết bị của hệ thống máy ATM theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.
Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, thiết bị mạng, thiết bị hệ thống ATM .
Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, hồ sơ, báo cáo các thông tin hoạt động vào hệ thống máy vi tính theo quy định.
Xử lý các nghiệp vụ tin học của chi nhánh phát sinh và tổ chức thực hiện các dịch vụ tin học.
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam.
Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.
m. Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ.
n. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra và cung cấp số liệu, thông tin theo chuyên đề.
o. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
1.3.6.Phòng Hành chính - Nhân sự.
Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ sau đây:
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tổ tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNO&PTNT Việt Nam.
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng, quản lý nhà ăn tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.
Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước.Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của tổng giám đốc NHNO&PTNT Việt Nam.
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngành ngân hàng.
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao.
1.3.7.Ph òng kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNO&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị.
Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNO&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở của chi nhánh phụ thuộc.
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các chế độ kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt dộng kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo cho hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao.
B.Mô hình tổ chức của chi nhánh cấp 2.
*Đối với chi nhánh cấp 2 chưa có các chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch phụ thuộc, thành lập hai tổ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tổ tín dụng
+Tổ kế toán - Ngân quỹ
*Đối với các chi nhánh cấp 2 đã có chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch phụ thuộc, thành lập bốn phòng (tổ) chuyên môn nghiệp vụ:
+Phòng tín dụng
+ Phòng kế toán - Ngân quỹ
+ Phòng (tổ) hành chính -nhân sự
+ Tổ thẩm định
( Trường hợp chưa thành lập phòng (tổ) hành chính, tổ thẩm định thì phòng tín dụng đảm nhận nhiệm vụ của các tổ trên )
Các phòng, tổ nghiệp vụ chi nhánh cấp 2, cấp 3 có nhiệm vụ tương đồng như nhiệm vụ của các phòng chuyên môn của chi nhánh cấp 1, trong phạm vị hoạt động của đơn vị mình
1.4. MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH CỦA NHNH&PTNT NHÁNH NAM HÀ NỘI
PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI
2.1. Tình hình kinh tế -xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng.
2.1.1. Thuận lợi.
Tình hình kinh tế -xã hội năm 2004 cơ bản là thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng hơn.
Thương hiệu của NHNO&PTNT Việt Nam ngày càng có thêm uy tín trong thị trường tài chính tiền tệ.
Hoạt động của chi nhánh đã đi vào thời kỳ ổn định, đã có uy tín, có thị phần trên địa bàn.
Năm 2007 đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước: Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 10, sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo cao cấp sau kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội khoá XI, Việt Nam gia nhập WTO...đó là những nhân tố tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Thu nhập quốc dân tăng 8,4%; giá tiêu dùng tăng 6,6%; thị trường chứng khoán sôi động; giá USD đầu năm biến động; những tháng cuối năm lại khá ổn định; hệ thống văn bản luật pháp được hoàn thiện với tốc độ cao...Đây là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng.
2.1.2 khó khăn.
Biến động tình hình chính trị - kinh tế thế giới có ảnh hưởng khá sâu sắc: chiến tranh, lãi suất USD tăng, giá dầu tăng, giá vàng tăng đột biến...
Giá cả hàng tiêu dùng trong nước tăng 9,5%/ năm, lãi suất biến động, vốn thanh toán cuối năm của hệ thống căng thẳng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách khống chế dư nợ cuối năm của ngân hàng nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kinh doanh của chi nh¸nh
2.2.Đánh giá chung về ngân hàng
2.2.1 Những mặt được.
Hoạt động kinh doanh của NHNo Nam Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định với mức độ cao trên mọi lĩnh vực, đã hoàn thành vượt mức toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn và dư nợ đều tăng, hệ số lương cao, tỷ lệ thu dịch vụ tăng dần lên…
Mặc dù tình hình cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng quyết liệt, nhờ bám sát vào các chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tích cực chủ động linh hoạt trong việc khơi tăng nguồn vốn, duy trì và hoàn thiện các hình thức phục vụ, các dịch vụ hỗ trợ…cho nên tổng nguồn vốn tăng với tốc độ 48% là mức độ tăng cao so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.
Thực hiện đúng quy trình vay vốn, tăng cường công tác kiểm tra trước khi cho vay. Tổng dư nợ đã tăng trưởng 22,9% trong tình hình hạn chế tín dụng cuối năm như năm 2004, là tốc độ có thể chấp nhận được. Trong đó dư nợ tại địa phương đã tăng 43% so với đầu năm. Nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Bên cạnh đó năm qua chi nhánh còn tập trung nghiên cứu thẩm định một loạt dự án đầu tư lớn, mở rộng tiềm năng mở rộng cơ cấu dư nợ trong những năm tới.
Kiên trì thực hiện sự chỉ đạo về lãi suất của Tổng Giám Đốc, triệt để tiết kiệm chi tiêu, khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ vì vậy khả năng tài chính của chi nhánh ngày một vững mạnh thêm. Chênh lệch thu chi, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào, hệ số lương càng ngày càng tăng thêm.
Đảm bảo an toàn hệ thống trên các lĩnh vực từ tài sản đến cán bộ, không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra, đặc biệt là công tác tín dụng, công tác an toàn kho quỹ, điều chuyển tiền…Phát triển mạng lưới đi đôi với củng cố nâng cấp mạng lưới giao dịch.
Duy trì tốt công tác tự đào tạo, đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan đi đôi với chăm lo đời sống vật chất tinh, thần cho cán bộ nhân viên, duy trì tốt các phong trào thi đua, phong trào rèn luyện văn nghệ, thể dục thể thao.
2.2.2 Những mặt còn hạn chế
Công tác huy động vốn còn có lúc không chủ động, chưa có biện pháp thiết thực để đẩy nhanh tốc độ tăng tiền gửi dân cư, tỷ trọng vốn tổ chức tín dụng vẫn còn cao, lãi suất đầu vào ngày càng tăng lên.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, với tầm vóc của một chi nhánh trên địa bàn Hà Nội , dư nợ bình quân một cán bộ còn thấp, cơ cấu dư nợ còn chưa hợp lý và hiệu quả.
Tồn tại về chương trình giao dịch: chưa hoà mạng chung trong toàn hệ thống và trong cả chi nhánh nên không có điều kiện phát triển dịch vụ, phát triển thẻ, nối mạng khách hàng cũng như việc năng cao chất lượng thông tin báo cáo.
Chất lượng công tác tự đào tạo chưa đáp ứng được với yêu cầu, năng lực cán bộ còn hạn chế, bộ phận nào cũng thiếu cán bộ làm được việc.
Tồn tại về các cơ sở vật chất của mạng lưới giao dịch đều đi thuê, không có điều kiện xây dựng kho tiền, cải tạo khang trang, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút khách hàng dân cư.
Cơ chế khoán cho các chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch chưa toàn diện, quy định về lương khoán hàng tháng có điểm chưa thay đổi kịp tình hình.
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội trong những năm 2004-2006.
2.3.1 Công tác huy động vốn.
Đơn vị: tr đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
3,784,272
4,438,600
7,952,850
- nguồn vốn không kỳ hạn
720,120
906,204
1,188,470
- NV có kỳ hạn <12 T
1,444,878
938,317
1,488,998
- NV có kỳ hạn > 12 T
1,619,274
2,594,079
5,275,382
2. Phân theo loại NV
3,784,272
4,438,600
7,952,850
- Tiền gửi dân cư
1,121,080
1,390,000
4,226,550
- Tiền gửi TCTD
1,224,447
2,430,011
3,592,401
- Tiền gửi TCKT,TCXH
1,026,121
618,589
133,899
tổng nguồn vốn
3,784,272
4,438,600
5,275,382
*năm 2004
Tổng nguồn vốn năm 2004 là 3,784 tỷ tốc độ tăng trưởng là 48,4% cao hơn với mức tăng trưởng của ngành NHNO(23,5%) và bình quân tăng trưởng của các NHTM trên địa bàn (18,7%). So với ngày 15/10/2004, nguồn vốn bình quân tăng lên 152 tỷ.
Cơ cấu nguồn vốn :
+ Tiền gửi khách hàng 2,559 tỷ chiếm tỷ trọng 68% tăng 888 tỷ so với đầu năm (tăng 53%). Trong đó tiền gửi dân cư đạt 1,121 tỷ tăng 265 tỷ so với đầu năm (tăng 31% ) chiếm tỷ trọng 30% tồng nguồn vốn và 44% tổng tiền gửi khách hàng. So với khách hàng trung ương giao là 40% tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nguồn vốn dân cư của chi nhánh chưa đạt.
+ Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng : Những quý đầu năm 2004 chi nhánh đã giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này. Đến ngày 15/10/2004 nguồn các TCTD chỉ còn 21% nhưng do. Thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc để giải quyết khó khăn về thanh toán những tháng cuối năm chi nhánh đã tích cực huy động vốn từ các TCTD, do đó quý VI/ 2004, chi nhánh đã vay thêm 521 tỷ đồng, nâng mức vay của các TCTD lên 1,224 triệu chiếm 32.
Xét theo kỳ hạn :
Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 19% là nguồn tăng nhanh nhất trong năm(tăng 130%) điều đó phản ánh của việc tích cực khai thác các nguồn vốn dự án, bộ nghành, kết quả của việc phát triển mạng lưới các dịch vụ khác.
Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38% tổng nguồn.
Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 43% tổng nguồn nhưng có tốc độ tăng chậm lại (tăng 8,9%), phản ánh sự phát triển chưa ổn định của nền KT-XH.
Xét về nguồn vốn của địa phương : Nguồn huy động hộ TW 432 tỷ giảm 1tỷ so với đầu năm ; Nguồn vốn của địa phương 3,351 tỷ tăng 1,234 tỷ so đầu năm, so với kế hoạch giao vượt 42,5%.
*Năm 2005 và 2006
Năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của Nam Hà Nội trên cả về tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, thể hiện : Tổng nguồn vốn đạt 7.953 tỷ đồng, tăng 3.514 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 79%, vượt 5% so kế hoạch TSC giao. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, số lượng tăng nhiều nhất trong 5 năm hoạt động của Nam Hà Nội. Trong đó có nguồn vốn bằng nội tệ đạt 7.373 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 580 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn của Nam Hà Nội đã thay đổi theo hướng ổn định hơn, tỷ trọng nguồn vốn dài hạn chiếm hơn 66% tổng nguồn, tăng 7,89% so năm trước.
Xét theo tính chất nguồn : Nguồn vốn dân cư tăng 2.836 tỷ đồng so với năm trước, tỷ trọng tăng từ 31% năm 2005 lên 53% năm 2006, vượt mức kế hoạch TSC giao ; Nguồn vốn của tổ chức KT-XH cũng tăng hơn 1.000 tỷ nhưng tỷ trọng giảm so với năm trước, nguồn vốn của TCTD giảm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
Qua các số liệu trên có thể đánh giá nguồn vốn của năm 2006 có tính chất ổn định cao hơn năm trước điều đó dẫn đến mặt bằng lãi suất đầu vào cũng cao hơn năm trước. Bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn 1 số lượng vốn tính ổn định thấp, cụ thể : 1.191 tỷ đồng không kỳ hạn, 612 tỷ đồng của NHPT ký hợp đồng tiền gửi bậc thang, 500 tỷ đồng kỳ phiếu 2 năm đã quá thời hạn 13 tháng…
2.3.2Công tác tín dụng.
* năm 2006 Công tác tín dụng của Nam Hà Nội thực sự còn nhiều khó khăn, cho đến hết 9 tháng đầu năm dư nợ tại địa phương còn thấp hơn số đầu năm. Các dự án đầu tư dài hạn có chỉ tiêu kế hoạch cao nhưng giải ngân rất chậm, nhất là dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng mới giải ngân được 8 tỷ/100 tỷ kế hoạch, các nhu cầu cho vay vốn lưu động cũng không tăng trưởng được. Tình hình tín dụng tăng trưởng nhanh kể từ khi giải ngân cho công ty vận tai Biển Đông mua tầu chở dầu. Cuối năm dư nợ tại địa phương đạt 1.601 tỷ đồng bằng 99% kế hoạch giao, tăng 462 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 43%. Bên cạnh đó Nam Hà Nội còn cho vay 03 đơn vị trực thuộc NHNO&PTNTVN là : Công ty chứng khoán, công ty in thương mại NH, công ty cho thuê tài chính I với số dư cuối năm là2.145 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ của chi nhánh Nam Hà Nội cuối năm lên :3.747 tỷ đồng.
2.3.2.1. Dư nợ.
Đơn vị : tr đồng
chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Dư nợ theo thời hạn
873,764
1,119,140
1,601,154
- Ngắn hạn
580,765
805,558
952,358
-Trung, dài hạn
292,999
313,582
648,796
2. Dư nợ theo TPKT tại ĐP
873,764
1,119,140
1,601,154
- Dnghiệp nhà nước
671,885
876,276
840,305
- Dnghiệp ngoài QD
152,446
182,015
572,644
-Dư nợ HTX
100
53
281
- Tư nhân cá thể, hộ gđ
49,333
60,797
187,924
3.tổng dư nợ
1,571,349
2,130,476
3,746,687
*dư nợ theo thời hạn cho vay
+năm 2004
Năm 2004 dư nợ ngắn hạn 581 tỉ ,chiếm tỉ trọng 66% tăng 162 tỉ so với đầu năm,( tăng 38%).dư nợ trung và dài hạn là 293 tỉ chiếm tỷ trọng 34% tăng 81 tỷ so với đầu năm(tăng 39%). Như vậy là tỷ trọng cho vay vốn trung và dại hạn của chi nhánh còn thấp so với bình quân của toàn ngành và so với địa bàn hà nội là 44%
+năm 2006
Năm 2006 Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của hội đồng quản trị.Việc tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn năm qua chủ yếu là giải ngân 05/06 dự án đầu tư dài hạn. Tuy nhiên do các dự án này chủ yếu còn đang xây dựng dở dang nên trong 1 vài năm tới số thu nợ còn rất thấp, tỷ lệ cho vay trung, dài hạn sẽ tăng hơn 50%/tổng dư nợ
*dư nợ theo thành phần kinh tế tại địa phương
+năm 2004
-dư nợ DNNN : 672 tỷ, tăng 150tỷ so với đầu năm(tăng 28,9%) chiếm tỷ trọng 76,8%
-dư nợ DN ngoài quốc doanh :152 tỷ ,tăng 92 tỷ so với đầu năm,chiếm tỷ trọng 17,4%
-dư nợ HTX & kinh tế tư nhân:49 tỷ,tăng 21 tỷ so với đầu năm,chiếm tỷ trọng 6%
+năm 2006 dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh, vì vậy sự khó khăn của các doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của chi nhánh.
2.3.2.2. Nợ xấu.
* năm 2004 :Nợ quá hạn đầu năm là: 2,262 triệu đến 31/12/2004 là 544 triệu giảm 1,718 triệu, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại ĐP là 0,06% dưới mức TW cho phép 1%; tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,03%. Tuy nhiên có nợ quá hạn nhóm II ( Công ty TNHH Thiên Lương 296 triệu).
*năm 2006: Tuy tỷ lệ nợ xấu của Nam Hà Nội còn thấp hơn rất nhiều so mức TSC cho phép (3%) nhưng năm 2006 nợ xấu tăng từ 0,5%(năm 2005) lên 1,79% chủ yếu xẩy ra vào thời điểm cuối năm. Nợ xấu phát sinh, nguyên nhân chính do cuối năm thực hiện chỉ đạo của tổng giám đốc về việc tăng cường trích dự phòng rủi ro nên chi nhánh đã chuyển 20 tỷ đồng sang nợ nhóm III để trích thêm 7.163 triệu đồng dự phòng rủi ro.
2.3.3. Công tác kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ.
*Công tác kinh doanh ngoại hối và TTQT:
Phát huy kết quả đã đạt được năm 2005 đơn vị dẫn đầu hệ thống về kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý chó khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 12% so năm 2005, kết quả thể hiện ở bảng dưới đây.
Đơn vị: tr đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. TT hàng nhập khẩu
34.913
68.819
103.447
2. TT hàng xuất khẩu
32.020
48.231
59.099
3. Mua ngoại tệ
21.569
98.764
107.263
4. Bán ngoại tệ
49.577
101.142
109.404
*công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Wetern union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án…Bên cạnh đó còn phát triểm một số sản phẩm dịch vụ mới như:
+ Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tập trung của trung tâm chuyển tiền bưu điện: Với dịch vụ này đã thu hút toàn bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ nhu cầu chuyển tiền của ngành bưu điện về hệ thống NHNo với số dư thường xuyên 300-500 tỷ đồng và hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng.
+ Dịch vụ thu hộ phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện đang miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút 1 phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học.
Vướng mắc : 1 số chi nhánh không miễn giảm phí chuyển tiền học phí cho sinh viên, ngoài ra việc thu còn phải tổ chức ở tại địa điểm nhà trường mà chưa triển khai thu ở các địa điểm giao dịch của NHNo & PTNT.
+ Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: Đây là dịch vụ mang tính chất quảng bá thương hiệu cho tương lai nhiều hơn. Vướng mắc của dịch vụ này là khó phát triển do hạn chế của hệ thống thẻ ATM chưa nối mạng nên chưa tiện lợi và chủ yếu chỉ để rút tiền…
2.3.4Công tác Kế toán- Tài chính.
Đơn vị: tr đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Tổng thu 946A
206.739
332.929
556.189
2. Tổng chi theo 946A
162.844
274.485
461.630
3. Quỹ thu nhập 946A
43.895
58.444
94.559
4. Hệ số lương được hưởng
2,41
2,41
2.86
*năm 2006
Tổng thu 946A năm 2006 đạt 556.189 triệu đồng, tăng 223.260 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 67%. Trong đó thu hoạt động tín dụng 529.102 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 95%/ tổng thu; thu dịch vụ 18,288 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,3%/tổng thu.
Tổng chi 946A năm 2006 là 461.630 triệu đồng, tăng 187.145 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 94%/ tổng chi, trích thêm quỹ dự phòng rủi ro 7.163 triệu đồng.
Chênh lệch thu nhập-chi phí đạt 94.559 triệu đồng, tăng 36.115 triệu đồng so năm trước, tốc độ tăng trưởng 68,9%, so kế hoạch giao vượt 41%. Quỹ thu nhập bình quân đầu người đạt 732 triệu đồng /1 cán bộ/năm, tăng 64% so năm trước.
Chênh lệch lãi suất đầu vào: như các số liệu đã nêu ở phần trên, do tỷ trọng vốn trung và dài dạn tăng nên mặt bằng lãi suất đầu vào của Nam Hà Nội năm 2006 ở mức cao hơn, lãi suất đầu ra do tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ tăng hơn trước,
Dư nợ chỉ tăng trưởng những tháng cuối năm nên phần thu lãi của khách hàng tăng không đáng kể. Mặt khác do TSC triển khai quyết định 02 và thưởng lãi suất cho phần vượt kế hoạch nguồn, mà Nam Hà Nội vượt kế hoạch ngay từ tháng 3/2006 nên đã cải thiện phần nào lãi của chi nhánh. Tổng hợp chung của Nam Hà Nội lãi suất đầu vào, đầu ra đều tăng lên so năm 2005 nhưng chênh lệch đạt thấp hơn năm trước chưa đạt 0,298%/ tháng.
Hệ số lương đạt được là 2.86, tăng 0.45 so năm 2005.
Các lĩnh vực công tác khác.
Công tác thẩm định, kiểm tra kiểm toán nội bộ luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng.
Công tác tổ chức: Thực hiện đúng đủ các quy định về bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng kỷ luật, tuyển dụng, năm 2006 tăng biên chế được 2 cán bộ, đưa tổng số CBNV chi nhánh lên 131 người, không có ai bị kỷ luật, không có đơn thư khiếu nại.
Công tác phát triển mạng lưới: Năm 2007 thành lập thêm 2 PGD trực thuộc chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở mới cho 2 chi nhánh cấp II. Đánh giá chung, các đơn vị đều hoạt động tốt, tự trang trải chi phí và có lãi.
Công tác thi đua: Đã chỉnh sửa lại quy định khoán lương hàng tháng, công tác thi đua đã phát huy tác dụng thúc đẩy các hoạt động chuyên môn nhất là công tác tăng cường huy động nguồn vốn. Kết quả thi đua năm 2005 chi nhánh được công nhận trong năm nay là khá cao và trên nhiều lĩnh vực.
Công tác Đảng: Đảng bộ đã kiện toàn tổ chức và sinh hoạt thường xuyên, trong năm đã tổ chức kết nạp được 2 Đảng viên mới.
Công tác đoàn thể: Mọi chế độ trong Doanh nghiệp luôn hướng tới đời sống vật chất tinh thần cho CBNV vẫn được duy trì và đi vào nề nếp.
2.4. Chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2010.
2.4.1.Mục tiêu.
Tiếp tục tăng trưởng và ổn định nguồn vốn
Tăng trưởng nguồn vốn: Phát huy lợi thế của địa bàn có tiềm năng nguồn vốn lớn nhất trong cả nước, để góp phần hoà mình vào sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn, trong giai đoạn II, nhiệm vụ trung tâm của chi nhánh vẫn là: tính mọi biện pháp khai thác triệt để các nguồn vốn đồng thời thu về kinh doanh nguồn vốn vẫn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh.
Từng bước nâng cao tính ổn định của nguồn, tăng cường tính ổn định của nguồn vốn thì mới chủ động nguồn vốn có hiệu quả, điều này càng ngày càngcầc thiết trong xu thế đó sẽ tăng thêm nhiều chi nhánh tự cân đối được nguồn vốn.
Trong những năm tới, đối với hệ thống NHTMVN tăng trưởng tín dụng an toàn, vẫn là hướng nâng cao hiệu quả đầu tư cao nhất, cải thiện nhanh nhất chênh lệch lãi suất, tăng cường tiềm năng tài chính nhanh nhất.
Mở rộng tín dụng an toàn là nhu cầu cấp thiết của chi nhánh để góp phần nâng quy mô tín dụng, dư nợ bình quân đầu người tương xứng với tầm vóc của chi nhánh và là bước quan trọng để bù đắp phần lỗ do phí điều chuyển vốn thấp hơn mặt bằng lãi suất huy động như hiện nay.
Phát triển mạnh các dịch vụ Ngân hàng: Để nhanh chóng đưa chi nhánh hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế, định hướng kinh doanh của chi nhánh giai đoạn II là:
+ Tiếp tục làm tốt và từng bước hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ đã có.
+ Tích cực, chủ động triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của toàn ngành.
+ Nghiên cứu nhu cầu khách hàng, mạnh dạn đề xuất với trụ sở chính để triển khai 1 số sản phẩm dịch vụ mới như: Đầu mối thanh toán cho các doanh nghiệp, các mạng lưới trên toàn quốc…
Tăng cường công tác quốc tế và kinh doanh ngoại hối, mạnh dạn áp dụng những phương thức kinh doanh đối ngoại tiên tiến
Nâng cao hiệu suất đầu tư, tăng cường quản lý kinh tế, tiết kiện chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng cường tiềm lực tài chính, thực hiện đúng các chế độ quy định của ngành, trích đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.
Định hướng về tình hình khách hàng.
khách hàng nguồn vốn: Tiếp tục khai thác nguồn vốn của khách hàng truyền thống, chuyển sang khách hàng thuộc các bộ ngành.
Khách hàng tín dụng: Tập trung giải ngân tốt các dự án đầu tư dài hạn đã điều chỉnh phê duyệt , tiếp tục tìm kiếm, thẩm định các dự án của tổng công ty doanh nghiệp lớn làm cơ sở cho những năm sau, liên kết với chính quyền các cấp để mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh tế gia đình…giảm dần tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ.
Định hướng về tổ chức, đào tạo và phát triển mạng lưới.
Tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, theo hướng tăng cường tổ chức thi tuyển.
Nâng cao chất lượng đào tạo, coi công tác đào tạo là bước chủ yếu để năng cao trình độ cán bộ công nhân viên.
Tiếp tục phát triển mạng lưới, đi đôi với việc nâng cao các phòng giao dịch tại các địa điểm có khả năng phát triển kinh doanh, chú trọng đến các cơ sở vật chất của các điểm giao dịch, đảm bảo tính tiện ích, tính ổn định, khả năng thực hiện các chức năng và tính khang trang.
2.4.2 Các giái pháp thực hiện.
Giải pháp về quản trị điều hành: Từng bước nâng cao công tác quản lý điều hành theo kế hoạch, phát huy hơn nữa tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của từng dơn vị cơ sở, tăng dần tính quản lý tập trung, đảm bảo tính thanh khoản ngay từ chi nhánh.
Giải pháp về công nghệ thông tin: Thực hiện chương trình giao dịch, mở rộng việc phát triển thông tin hỗ trợ cho công tác thu hút khách hàng nối mạng thông tin với khách hàng, hỗ trợ khách hàng bán hàng qua mạng.
Giải pháp về huy động vốn, chăm sóc khách hàng: tập trung đầu tư để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đem lại tiện ích cho khách hàng, mở rộng các dịch vụ thu tiền, thu cước phí hộ, phục vụ dịch vụ thanh toán tập trung cho khối bưu điện, linh hoạt hơn trong việc định lãi suất, hình thức huy động từng kỳ, từng khách hàng, tập trung vào các nguồn vốn rẻ, các nguồn vốn có tính ổn định cao hơn, cải tiến cách thức giao dịch, giờ giấc giao dịch, cải tạo cơ sở vật chất.
Giải pháp về kinh doanh đối ngoại: Tiếp tục hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế, mở rộng thêm các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, cho phép 1 số chi nhánh cấp II điều chỉnh làm thanh toán quốc tế trực tiếp.
Giải pháp về tín dụng: Tiếp tục làm tốt công tác giải ngân cho các dự án cho vay dài hạn, tìm kiếm dự án mới làm cơ sở cho giai đoạn sau. Thực hiện đúng quy trình cho vay, tổ chức quản lý nợ thật chặt, tăng cường vai trò thẩm định, kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Giải pháp xây dựng củng cố mạng lưới, tăng cường vị thế cạnh tranh.
Giải pháp về quản lý và kiểm soát rủi ro: Luôn kiểm soát việc thực hiện nghiệp vụ theo đúng quy trình, thực hiện tốt việc thông tin rủi ro, định kỳ họp phân tích rủi ro hoạt động và môi trường.
Giải pháp về tài chính: Hoàn thiện công tác khoán tài chính cho các cơ sở, hạn chế miễn giảm phí dịch vụ, tận thu mọi nguồn thu, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu.
Giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo: Tăng cường thêm những nhân lực có trình độ nghiệp vụ, từng bước cải thiện dần khâu tuyển dụng cán bộ qua thi tuyển, nâng cao chất lượng đào tạo.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
PHẦN III: NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỢT THỰC TẬP TỔNG HỢP
Sau một thời gian dài được trang bị kiến thức lý thuyết trên ghế nhà trường, thực tập là thời gian ít ỏi để cho sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức đã được học, qua đây em có thể hiểu rõ hơn về kiến thức đã được lĩnh hội ở trường, qua đó củng cố thêm kiến thức của mình để sau này áp dụng thực tế vào công việc tốt hơn
Với nhận xét từ bên ngoài của bản thân em về chi nhánh mà mình thực tập thì: Chi nhánh có cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
Với đội ngũ công nhân viên : đội ngũ nhân viên của ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu là tốt nghiệp ở các trường đại học, và làm việc đúng chuyên ngành, hiểu biết cao, rất chịu khó cập nhật những văn bản pháp luật mới về ngân hàng
Nhân viên trong ngân hàng thực hiện rất đúng giờ giấc làm việc,7h30 sáng thì tất cả các nhân viên đều đã có mặt ở văn phòng,trưa thì quá 11h30 mới nghỉ, chiều mặc dầu theo quy định của ngân hàng là 16h30 là được nghỉ nhưng nhân viên luôn rời văn phòng làm việc sau 17h. Một tác phong làm việc thực sự nghiêm túc ít thấy ở một cơ quan nhà nước
Tuy nhiên với hiểu biết nhỏ bé của mình thì em cho rằng : đội ngũ nhân viên ở ngân hàng hơi nhiều hơn so với nhu cầu thực tế cần thiết, và nhân viên nữ thì hiệu quả làm việc chưa cao, đó chỉ là cái tồn tại duy nhất của ngân hàng
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC998.doc