Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ 5 CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 5 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 5 1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh: 5 1.3. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh: 7 1.3.1. Dịch vụ tín dụng: 7 1.3.2. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: 7 1.3.3. Dịch vụ thanh toán trong nước: 7 1.3.4. Dịch vụ nhận tiền gửi: 8 1.3.5. Các dịch vụ khác: 8 PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA: 9 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh: 9 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh: 11 2.2.1. Hoạt động huy động vốn: 11 2.2.2. Hoạt động tín dụng: 13 2.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác: 17 2.2.4. Trích lập dự phòng: 18 2.2.5. Kết quả tài chính: 19 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI 20 CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA: 20 3.1. Những kết quả đạt được: 20 3.2. Những hạn chế tồn tại và các giải pháp khắc phục: 21 3.2.1. Những hạn chế tồn tại: 21 3.2.2. Các giải pháp khắc phục: 22 3.3. Định hướng kinh doanh trong thời gian tới: 22 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN: 24 LỜI NÓI ĐẦU NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ngày càng hiện đại thì hoạt động của NHTM ngày càng được mở rộng. Và Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa cũng không nằm ngoài quy luật này. Bài báo cáo thực tập tổng hợp của em nhằm nêu lên thực trạng tình hình kinh doanh của Chi nhánh cùng những khó khăn và định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới. Bài báo cáo gồm ba phần chính: Phần 1: Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa. Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và chi tiết quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Phần 3: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo!

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh và quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại. NHNN: Ngân hàng nhà nước. NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước. HTX: Hợp tác xã. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. TD: Tín dụng. LỜI NÓI ĐẦU NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ngày càng hiện đại thì hoạt động của NHTM ngày càng được mở rộng. Và Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa cũng không nằm ngoài quy luật này. Bài báo cáo thực tập tổng hợp của em nhằm nêu lên thực trạng tình hình kinh doanh của Chi nhánh cùng những khó khăn và định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới. Bài báo cáo gồm ba phần chính: Phần 1: Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa. Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và chi tiết quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Phần 3: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo! PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 1988, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng có mạng lưới chi nhánh cấp 1 được thành lập theo QĐ/27/06/1988 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa là chi nhánh cấp II của NHNo & PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng. Từ ngày 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng chuyển sang mô hình cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặt tại 211 Xã Đàn- Đống Đa- Hà Nội. Cũng giống như các ngân hàng khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán, phát hành các loại kỳ phiếu, hối phiếu, v.v... và một số hoạt động khác. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh: a) Ban Giám Đốc: gồm 01 Giám Đốc, 02 Phó Giám Đốc điều hành hoạt động chung của ngân hàng. Họ có nhiệm vụ: - Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, Ngân hàng thành phố - Ngân hàng cấp uỷ quyền cơ sở. - Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, công tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với cán bộ công nhân viên. - Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. b) Phòng kế hoạch - kinh doanh: - Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn. - Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình vay vốn của các doanh nghiệp theo các quy định của NHNN, cũng như của ngân hàng cấp trên. - Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vay vốn, phân loại nợ... để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. - Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao. c) Phòng Kế toán - Ngân quỹ: - Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính, kinh doanh dịch vụ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và pháp luật hiện hành. - Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân quỹ. - Thực hiện nghiệp vụ dịch vụ. - Thực hiện nghiệp vụ điện toán. d)Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy định, các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, và mở tài khoản khách hàng nước ngoài. e) Phòng Hành chính Nhân sự: - Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc về pháp lý có liên quan đến toàn bộ hoạt động của chi nhánh. - Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh. - Thực hiện nghiệp vụ hành chính nhân sự. - Thực hiện nghiệp vụ Marketing. f)Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: - Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ. g)Phòng dịch vụ và marketing: - Tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. - Theo dõi lãi suất, tỷ giá, phí và thu thập các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn. - Tiếp thị khách hàng, chăm sóc khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng từng thời kỳ. h) Phòng giao dịch: - Huy động vốn và cho vay. - Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng. - Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu chi tiền mặt - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các loại hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt trang thiét bị làm việc. - Tuyên truyền giải thích các quy định về huy động vốn thủ tục cho vay và các dịch vụ Ngân hàng của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa, tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời với đơn vị trực tiếp quản lý. - Tổng hợp báo cáo, thống kê theo quy định của Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa. 1.3. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh: 1.3.1. Dịch vụ tín dụng: - Cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay người đi lao động ở nước ngoài. - Cho vay phục vụ nhu cầu sống. - Đồng tài trợ, ủy thác và nhận ủy thác, cho vay các dự án đầu tư. - Cầm cố giấy tờ có giá. - Tài trợ xuất nhập khẩu. … 1.3.2. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại: - Thanh toán xuất nhập khẩu: + Thư tín dụng. + Nhờ thu. + Chuyển tiền điện. + Thanh toán biên mậu với các nước có chung biên giới. - Mua bán, thu đổi các loại ngoại tệ. - Chuyển tiền phi thương mại - Cầm cố, chiết khấu bộ chứng từ. - Chuyển tiền Western Union. - Chuyển tiền kiều hối. 1.3.3. Dịch vụ thanh toán trong nước: - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các tổ chức và cá nhân. - Chuyển tiền điện tử. - Thu hộ, chi hộ. - Chi trả hộ lương. 1.3.4. Dịch vụ nhận tiền gửi: - Nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt. - Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. 1.3.5. Các dịch vụ khác: - Bảo lãnh. - Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng nội địa. - Dịch vụ ngân quỹ. - Phone- Banking - Đại lý bảo hiểm. - Tư vấn cho khách hàng. - Đại lý thẻ tín dụng. - Thanh toán cước điện thoại qua tài khoản. … Có thể nói, với những sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, Chi nhánh đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA: Những năm gần đây nền kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đóng góp vào thành tích đó có vai trò không nhỏ của các NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa nói riêng. Hoạt động của Chi nhánh đã đạt được kết quả quan trọng trong nhiều mặt, vốn huy động và cho vay của Chi nhánh ngày càng tăng, góp phần kiềm chế lạm phát… Chi nhánh đang ngày càng hoàn thiện, trở thành một ngân hàng hoạt động đa năng. Uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao, thu hút được một lượng lớn khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng đặt quan hệ thanh toán và tín dụng. 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh: Sơ đồ quy trình: Yêu cầu thẩm định Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ Tiến hành thẩm định Lập tờ trình thẩm định Hoàn tất hồ sơ và giải ngân Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay Trưởng phòng tín dụng đánh giá, xem xét lại, cho ý kiến đề xuất Đầy đủ Không đạt Đạt yêu cầu Chưa đầy đủ và hợp lệ (Nguồn: quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa) Cụ thể các bước của quy trình thẩm định một dự án như sau: Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định sau đó trình cho trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định. Bước 3: Thẩm định dự án: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện: tài chính, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án, tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định. Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung. Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp, xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ... của chủ đầu tư. Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền: - Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay: + Nếu cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản); + Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam. + Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết. - Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay đựơc chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt). - Thời gian thẩm định cho vay: + Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. + Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận. - NHNo nơi cho vay có trách nhiệm niêm yết công khai thời hạn tối đa thẩm định cho vay theo quy định. - Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, phù hợp với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và quy định này. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh: 2.2.1. Hoạt động huy động vốn: Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa đặc biệt quan tâm đến hoạt động huy động vốn. Kết quả đến hết năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt gần 1050 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2008, đạt 60% so với kế hoạch năm 2009. Chi nhánh đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Với nhiều hình thức huy động, Chi nhánh đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho đến các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các tổng công ty. Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh còn có địa điểm rất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách đến giao dịch tại chi nhánh. Kết quả cụ thể về tình hình huy động vốn được trình bày trong bảng sau: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 (+) (-) (%) (+) (-) (%) Tổng NV huy động 399.222 877.320 1.049.875 478.098 119 172.555 19 1. Nội tệ 327.815 779.128 889.201 451.313 137 110.073 14 - TG Dân cư 203.207 281.392 328.329 78.185 38 46.937 17 - TG TCKT 124.608 497.736 560.872 373.128 299 63.136 13 2. Ngoại tệ(quy đổi) 71.407 98.192 160.674 26.785 37 62.482 63 - TG Dân cư 66.219 97.444 151.437 31.225 47 53.993 55 - TG TCKT 5.188 748 9.237 -4.440 -86 8.489 1.135 (Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa.) Số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, điều này cho thấy Chi nhánh đã mở rộng quy mô hoạt động của mình. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh so với năm 2007, từ 399,2 triệu đồng lên 877,32 triệu đồng (tăng 119%). Đến năm 2009 thì quy mô này tăng chậm lại do chịu tác động của suy thoái kinh tế từ cuối năm 2008, từ 877,3 triệu đồng (năm 2008) lên 1.049,8 triệu đồng (tăng 19%). Phần lớn việc quy mô năm sau tăng hơn năm trước là do nguồn vốn huy động từ tiền gửi nội tệ, nguồn tiền này luôn chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn của Chi nhánh, tiền gửi ngoại tệ hầu như không đáng kể. Điều này đã phản ánh đúng đặc trưng của NHNNo là hoạt động trên lĩnh vực Nông nghiệp. Trong ba năm qua, tiền gửi nội tệ tăng khá nhanh: Năm 2008 tiền gửi của khách hàng trong nước là 779.128 triệu đồng, chiếm 89,2% so với tổng nguồn huy động, tăng 451.313 triệu đồng so với năm 2007. Điều này cho thấy Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động, xây dựng hình thức các loại tiền gửi với lãi suất, kì hạn phù hợp cùng với những chương trình khuyến mại hợp lý đã góp phần thu hút, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường. Đến năm 2009 thì nguồn huy động này là 889.201 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2008. Nguồn vốn này tăng chậm lại là do trong năm 2009, Chi nhánh đã áp dụng một số sản phẩm tiền gửi mới như: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5/2009; Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, Chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước... tuy nhiên kết quả đạt được không cao, do đó đã làm giảm nguồn vốn huy động của Chi nhánh. 2.2.2. Hoạt động tín dụng: Chi nhánh đã có những biện pháp quản lý tốt hạn mức dư nợ và kết quả là tổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008-2007 So sánh 2009-2008 (+) (-) (%) (+) (-) (%) Tổng dư nợ 190.180 333.154 508.918 142.974 75 175.764 53 1. Dự nợ NH 130.828 226.996 327.077 96.168 74 100.081 44 Ngoại tệ 3.500 370 19.984 -3.130 -89 19.614 5.301 Nợ xấu 4 6.620 17.460 6.616 165.400 10.840 164 2. Dư nợ TDH 59.352 106.158 181.841 46.806 79 75.683 71 Ngoại tệ 8.701 22.212 27.699 13.511 155 5.487 25 Nợ xấu 168 170 2.716 2 1 2.546 1.498 (Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh hàng năm của Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa.) Số liệu cho thấy cho vay ngắn hạn vẫn là hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng và chiếm gần 70% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên trong những năm qua thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần và ổn định, cho vay trung và dài hạn có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ (~35%). Sở dĩ có kết quả này là do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc chuyển đổi cơ cấu không theo kịp tốc độ đô thị hóa, nông dân mất tài sản không có nghề phụ, trong khi đó khách hàng chính của chi nhánh lại là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng trên địa bàn cũng tạo thêm những khó khăn trong việc kinh doanh của chi nhánh. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009: 509 tỷ đồng, tăng so với đầu năm: 176 tỷ đồng, tốc độ tăng 53%. Tỷ trọng dư nợ cho vay nền kinh tế (509 tỷ đồng) so với tổng nguồn vốn (không bao gồm tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính) 844 tỷ đồng, đạt 60,3%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đến 31/12/2009: 466 tỷ đồng, tăng so với đầu năm: 155 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 50%; chiếm 91,6% dư nợ cho vay nền kinh tế tại chi nhánh. Số doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng với chi nhánh: 58; số doanh nghiệp có trên địa bàn là: 30.000, chiếm tỷ trọng 0,19%. Trong đó: a) Dư nợ phân theo loại tiền cho vay: - Cho vay bằng nội tệ: 418 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,7% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. - Cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi): 48 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 10,3% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Đúng như tên gọi của mình là NHNo thì hoạt động cho vay của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp, do đó việc các khoản cho vay bằng đồng nội tệ của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ là hiển nhiên và điều này cũng phù hợp với đặc trưng của NHNo. b) Dư nợ phân theo thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: 304 tỷ đồng, chiếm 65,2% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. - Cho vay trung hạn: 139 tỷ đồng, chiếm 29,8% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. - Cho vay dài hạn: 23 tỷ đồng, chiếm 5 % tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Dễ dàng nhận thấy: tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn ở mức cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh số cho vay. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng trong những năm gần đây lại tăng trưởng khá đều. Điều này có thể lý giải là do các khoản vay dài có mức độ rủi ro cao, do đó việc huy động nguồn vốn dài hạn cũng khó hơn so với nguồn vốn ngắn hạn. Một nguyên nhân nữa của tình trạng này đó là do Chi nhánh vẫn còn thiếu các dự án có khả năng hấp thu vốn lớn, thời hạn cho vay dài. Chi nhánh cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Nông, Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho vay đối với các ngành nghề khác như Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ… ít hơn. c) Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế - Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp: + Cho vay doanh nghiệp lớn: Số doanh nghiệp đang quan hệ: 2; dự nợ đến 31/12/2009: 34 tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng so đầu năm; chiếm 7,3% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm 6,7% so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. + Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: Số doanh nghiệp đang quan hệ: 56; dự nợ đến 31/12/2009: 432 tỷ đồng, tăng 217 tỷ đồng so đầu năm; chiếm 93% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm 85 % so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Chi nhánh tập trung chủ yếu là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà chủ yếu là các công ty TNHH, công ty cổ phần. Trong những năm tới, với sự phát triển mạnh của các thành phần kinh tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời với chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dân doanh, tư nhân cá thể thì cơ cấu này sẽ phải có sự điều chỉnh tiếp và theo hướng tập trung vào các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần… mới đảm bảo vừa đẩy mạnh tăng trưởng, vừa đảm bảo hiệu quả vay vốn. - Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: + Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước: Số doanh nghiệp đang quan hệ: 5; dự nợ đến 31/12/2009: 67 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng so đầu năm; chiếm 14,4 % so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm 13,2 % so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. + Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Số doanh nghiệp đang quan hệ: 52; dư nợ đến 31/12/2009: 395 tỷ đồng, tăng 134 tỷ đồng so đầu năm; chiếm 85 % so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm 77,6 % so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. + Dư nợ cho vay Hợp tác xã: Số Hợp tác xã đang quan hệ: 1; dự nợ đến 31/12/2009: 4 tỷ đồng, không tăng, giảm so đầu năm; chiếm 0,86 % so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp và chiếm 0,79 % so tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Khi xem xét doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế ta thấy: doanh số cho vay đối với khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn ở mức cao. Những năm gần đây, dư nợ cho vay của khu vực này chiếm quá nửa tổng số tín dụng mà Chi nhánh cấp cho khu vực. Tuy nhiên thì tốc độ tăng về doanh số cho vay còn chậm, điều này xảy ra có thể là do Chi nhánh chưa chú trọng cho vay đối với khu vực này. Dư nợ cho vay đối với khu vực DNNN tăng chậm lại cho thấy Chi nhánh đã có sự điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng đa dạng hóa đối tượng khách hàng: khu vực DNNN vẫn là những khách hàng truyền thống, tuy nhiên Chi nhánh chỉ lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng giảm dần cho vay đối với khu vực hợp tác xã và tập trung nhiều hơn vào khu vực tư nhân và các công ty TNHH, công ty cổ phần. Từ năm 2007, trong khi các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể chưa thực sự đủ kinh nghiệm cọ sát thị trường, trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế thì Chi nhánh đã tập trung khá lớn vào khu vực tư nhân và các công ty TNHH, do đó đã góp phần đảm bảo tránh rủi ro và tổn thất cho vay. Điều này cũng cho thấy gói kích thích kinh tế của Nhà nước đã phát huy tác dụng và góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình này. d) Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành, lĩnh vực kinh tế: Đơn vị: tỷ đồng STT Ngành, lĩnh vực Doanh số cho vay Dư nợ Tỷ trọng (%) Tăng (giảm) so với năm 2008 Tổng dư nợ nền kinh tế Tổng dư nợ DN Tuyệt đối Tương đối 1 Ngành nông nghiệp. Trong đó: 31,2 12 2.35% 2.57% 6,8 56.74% 1.1 Cho vay thu mua lương thực 0 1.2 Chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa 0 1.3 Cho vay XK cà phê 0 1.4 Ngành mía đường 0 1.5 Khác 31,2 12 2.35% 2.57% 6,8 56.74% 2 Ngành công nghiệp. Trong đó: 512,5 196,8 38.69% 42.24% 75,4 38.28% 2.1 Ngành thép 44,5 17,1 3.36% 3.67% -19,2 -112.13% 2.2 Ngành điện 0 2.3 Ngành xi măng 0 2.4 Khác 467,9 179,7 35.33% 38.57% 94,5 52.60% 3 Ngành xây dựng 540,9 207,8 40.84% 44.59% 99,2 47.74% 3.1 Ngành giao thông 161,8 62,1 12.21% 13.33% 38,4 61.79% 3.2 Ngành kinh doanh bất động sản 33,2 32,2 6.32% 6.90% 30,3 94.33% 3.3 Khác 345,9 113,5 22.31% 24.35% 30,5 26.85% 4 Ngành Thương mại - Dịch vụ. Trong đó: 128,6 49,4 9.71% 10.60% 27,3 55.16% 4.1 Nhập khẩu. Trong đó: 0 - Nhập khẩu phân bón, thuốc BVTV 0 - Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 0 - Nhập khẩu xăng dầu 0 4.2 Xuất khẩu. Trong đó: 0 Cho vay ưu đãi xuất khẩu 0 4.3 Khác 128,6 49,4 9.71% 10.60% 27,3 55.16% Tổng cộng 1,213 466 91,5 155 50 (Nguồn: Tổng kết tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh NHNo & PTNT Đống Đa ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ cho vay các ngành nghề nhìn chung là tăng so với năm 2008. Dư nợ cho vay ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy hướng kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian gần đây tập trung nhiều vào các món vay trung và dài hạn, các dự án đầu tư lớn. 2.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác: - Bảo lãnh trong nước: + Số món phát hành: 574 món + Dư nợ bảo lãnh: 306.871 triệu + Thu phí: 6.653 triệu đồng tăng 60% so với năm 2008. Hạch toán vào thu nhập năm 2009: 3.432 triệu đồng. - Dịch vụ Thanh toán Quốc tế: + Mở và thanh toán L/C nhập khẩu: 139 món trị giá 13.950 ngàn USD + Chuyển tiền nước ngoài, nhờ thu hàng nhập: 437 món trị giá 17.470 ngàn USD + Hàng xuất khẩu ( L/C xuất, nhận tiền về): 140 món trị giá 13.240 ngàn USD + Thanh toán biên mậu: 111 món trị giá 14.776.694 CNY + Chuyển tiền phi thương mại: 04 món trị giá 57.023,57USD + Thu phí: 865 triệu tăng 57% so với năm 2008 - Dịch vụ chuyển tiền trong nước: thu phí 1.315 triệu tăng 151% so với năm 2008 - Dịch vụ Western: thu phí 69 triệu, tăng 21% so với năm 2008 - Dịch vụ thẻ: Phát hành 1.609 thẻ ATM tăng 516 thẻ so với năm 2008, 19 thẻ Visa tăng 16 thẻ so với năm 2008, 11 thẻ Master. - Lãi Kinh doanh ngoại tệ: 414 triệu tăng 100% so với năm 2008. Các hoạt động dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và đã mang lại lợi nhuận đáng kể và đã dần trở thành một phần không thể thiếu cảu ngânh hàng hiện đại. Chi nhánh đang ngày càng mở rộng các dịch vụ về thẻ, các dịch vụ thanh toán... nhằm đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân. Đặc biệt là Chi nhánh nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh một cách mạnh mẽ sang bên ngoài biên giới lãnh thổ với những dịch vụ quốc tế đa dạng, phong phú, chuyên nghiệp. Và các hoạt động này cũng có sự tiến bộ qua các năm cả về chất và lượng. 2.2.4. Trích lập dự phòng: Rủi ro là một phần không thể thiếu của đời sống nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, vì vậy mà việc kiểm soát và hạn chế rủi ro luôn là vấn đề cấp bách và được Chi nhánh quan tâm. - Trích lập dự phòng rủi ro: + Nguồn dự phòng năm 2009: 6.254,8 triệu Trong đó: Dự phòng chung: 862,3 triệu Dự phòng cụ thể: 5.392,5 triệu + Số trích lập đến 31/12/2009: 2.129 triệu đạt kế hoạch giao - Xử lý rủi ro + Số dư nợ xử lý rủi ro năm 2008: 8.688 triệu + Số xử lý rủi ro đến 31/12/2009: 0 + Số thu hồi nợ xử lý rủi ro đến 31/12/2009: 417 triệu đạt 15.44% kế hoạch năm 2009. + Dư nợ xử lý rủi ro đến 31/12/2009: 8.271 triệu Tôn chỉ hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa là luôn đưa vấn đề hạn chế rủi ro lên hàng đầu và qua số liệu chúng ta có thể nhận thấy rõ nét điều trên. Với những số liệu nêu trên ta thấy Chi nhánh đã trích lập khoản quỹ dự phòng rủi ro khá lớn và xử lý khá tốt các rủi ro. 2.2.5. Kết quả tài chính: ĐVT: Triệu đồng: Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh 2009- 2008 (+) (-) % Tổng thu 107.953 197.393 89.440 82,85 1. Thu lãi vay 40.155 51.276 11.121 27,69 2. Thu phí thừa vốn 62.442 137.502 75.060 120,20 3. Thu dịch vụ 5.356 9.052 3.696 69,00 Tổng chi 89.000 168.959 79.959 89,84 1. Trả lãi tiền gửi 78.526 156.427 77.901 99,20 2. Chi lương 2.968 4.218 1.250 42,11 3. Chi tài sản 5.322 6.667 1.345 25.27 4. Chi dự phòng RR và BH tiền gửi 2.184 2.647 463 21.19 Lợi nhuận 18.953 28.434 9.481 50,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh NHNo%PTNT Đống Đa) Số liệu trên cho thấy Chi nhánh hoạt động tốt, kinh doanh có lãi trong những năm gần đây và thu nhập không ngừng gia tăng theo thời gian. Lợi nhuận đạt được năm 2009 là 28.434 triệu đồng, tăng 9.481 triệu đồng so với năm 2008. Điều này xảy ra là do tốc độ tăng doanh thu của Chi nhánh tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí, trong đó phải kể đến là thu dịch vụ đạt 9.052 triệu, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước, đạt 114% kế hoạch giao. Qua đó đã chứng tỏ Chi nhánh đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn, việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận đạt kết quả tốt và có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế. Trong bối cảnh đất nước trong thời kì mở cửa cũng tạo ra cho ngân hàng nhiều cơ hội kinh doanh mới, chi nhánh cần biết nắm bắt những cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh mới và xây dựng một hệ thống quản lý tốt để nâng cao lợi nhuận cho mình. PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA: 3.1. Những kết quả đạt được: Tính đến cuối năm 2009, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh là 508.918 tỷ VNĐ. Cơ cấu cho vay và đầu tư được đổi mới và dịch chuyển theo hướng: mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế và dân cư, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, mở rộng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, các chương trình tín dụng tài trợ bằng nguồn vốn nước ngoài, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng, thị trường trái phiếu. Chi nhánh đã huy động các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn cho vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài để đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cho các doanh nghiệp. Nhiều dự án của các doanh nghiệp đã được Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa cho vay và đầu tư với một chính sách ưu đãi về điều kiện giải ngân, về lãi suất hoặc về thời gian ân hạn. Cơ cấu cho vay của Chi nhánh phù hợp với phương hướng chiến lược của Đảng và Chính phủ về phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Bằng chứng là cơ cấu cho vay của Chi nhánh dịch chuyển theo hướng mở rộng với tất cả các thành phần kinh tế và dân cư, mọi ngành nghề kinh doanh được nhà nước cho phép, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn… Cụ thể cho vay theo lĩnh vực công nghiệp là 512,5 tỷ đồng; nông nghiệp là 31,2 tỷ đồng; thương mại dịch vụ là 128,6 tỷ đồng;… (số liệu năm 2009). Ngoài cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, ngân hàng còn mở rộng cho vay xuất khẩu, bảo lãnh trong nước, cho vay xóa đói giảm nghèo, … Đối với các nghiệp vụ cho vay khác như cho vay trên thị trường liên ngân hàng, … cũng ngày càng được mở rộng và đạt được những hiệu quả nhất định. Đây được coi là giải pháp tối ưu nhất trong việc khắc phục tình trạng đọng vốn trong những thời kỳ dư nợ cho vay giảm thấp mà vẫn đảm bảo được kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán và tránh rủi ro. Để đạt được kết quả trên, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã thực hiện đúng và đầy đủ các định hướng, quy định chung. Đồng thời Chi nhánh cũng đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm quản lý chất lượng TD nói chung và hoạt động Ngân hàng: Chi nhánh luôn giữ vững, củng cố và phát triển hiệu quả quan hệ TD, thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sỏ thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu tư có hiệu quả. Chi nhánh thường xuyên bám sát, tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu, chiến lược của Chính phủ, của các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư. Chi nhánh luôn coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, thường xuyên tiếp cận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao dần khối lượng đầu tư trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn. Hiện nay, Chi nhánh đang cố gắng rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định đảm bảo đúng chế độ TD nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh nhạy, kịp thời vốn cho các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện mình nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoạt động. 3.2. Những hạn chế tồn tại và các giải pháp khắc phục: 3.2.1. Những hạn chế tồn tại: Cơ chế lãi suất chưa thật sự linh hoạt nên việc huy động nguồn vốn chưa đạt chỉ tiêu dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng thấp, đặc biệt là do lãi suất huy động thấp hơn các NHTM nên việc huy động vốn trong dân cư tăng trưởng thấp. Yếu tố công nghệ cũng là một trong những điểm cần chú trọng trong hoạt động của Chi nhánh. Hiện nay Chi nhánh vẫn chưa áp dụng các hình thực giao dịch điện tử với các khách hàng điều này khiến giao dịch của khách hàng với chi nhánh chưa linh hoạt vì mất nhiều thời gian đi lại. Phương thức tín dụng còn chưa đa dạng, mới chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo dự án nên đã một phần hạn chế các doanh nghiệp vay vốn. đối với cán bộ TD, NH chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Vì là chi nhánh mới nâng cấp nên cán bộ các phòng trong chi nhánh còn thiếu, có phòng cán bộ phải kiêm nhiệm như trưởng phòng kinh doanh, vừa kiêm nhiệm kiểm soát thanh toán quốc tế. Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ có hai cán bộ lãnh đạo kiêm kiểm tra lẫn làm các loại báo cáo nên thực sự để đáp ứng một cách đầy đủ và chất lượng cao như các yêu cầu đặt ra của các chương trình đề cương kiểm tra thì chưa thực hiện được, mà chỉ thực hiện kiểm tra theo chọn mẫu. Ngoài những khó khăn trên NHNo&PTNT Đống Đa còn gặp một số khó khăn liên quan tới NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN, Chính phủ và các ban ngành liên quan. Đó là các chủ trương chính sách của Nhà nước chưa thực sự ổn định và hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ. 3.2.2. Các giải pháp khắc phục: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc phân quyền phán quyết và thẩm định như văn bản quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu để góp ý điều chỉnh mức phán quyết sao cho phù hợp với tình hình của chi nhánh, từng loại đối tượng khách hàng, từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao tính cạnh tranh. Tổ chức thẩm định cần phải sắp xếp theo hướng ngày càng tinh giảm gọn nhẹ nhưng phải lành mạnh, không dàn trải, tập trung vào nâng cao chất lượng và đảm bảo về số lượng để đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong việc phân công công việc, cần phải căn cứ vào khả năng, năng lực của mỗi cán bộ để phát huy trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi cán bộ trong hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư. Chi nhánh cần tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về thực tiễn hoạt động thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án trung dài hạn nói riêng. Bên cạnh đó ban lãnh đạo cần sắp xếp tổ chức các buổi giao lưu liên đơn vị để tạo điều kiện cho các cán bộ của Chi nhánh Đống Đa gặp gỡ tiếp xúc với các cán bộ của chi nhánh khác, của ngân hàng khác để học hỏi kinh nghiệm của đơn vị bạn. Đào tạo đội ngũ cán bộ theo mảng dự án lớn và cho vay doanh nghiệp để đảm đương công việc thẩm định và quản lí khi cho vay đối với các dự án có quy mô lớn và đối với các doanh nghiệp. Cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi, khen thưởng thoả đáng đối với các cán bộ tín dụng giỏi làm việc có kinh nghiệm, hiệu quả công việc cao, đồng thời kỉ luật nghiêm minh các hành vi tiêu cực. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng thông qua các hình thức tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt. Chi nhánh Đống Đa cần tiếp tục triển khai và nhân rộng các khoá đào tạo cho cán bộ tín dụng chuyên sâu về lĩnh vực thẩm định dự án, có thể thực hiện việc đào tạo lại đối với những cán bộ tín dụng còn thiếu năng lực, trình độ còn hạn chế nhằm nâng cao chất lượng cán bộ. Chi nhánh cũng nên thiết lập một trung tâm thông tin riêng. Trung tâm này có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin cho phòng thẩm định, hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định trong việc tìm kiếm các thông tin cần thiết, giảm bớt thời gian ra quyết định. Ngân hàng cũng cần sớm xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu riêng cho mình. 3.3. Định hướng kinh doanh trong thời gian tới: Năm 2010 tiếp tục là một năm thách thức và cơ hội của ngành ngân hàng, mục tiêu của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa là tiếp tục phát triển bền vững, thực hiện hoàn thành kế hoạch giao, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, an toàn và có khả năng sinh lời, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đáp ứng được yêu cầu năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường mở rộng cho vay, tìm kiếm các địa bàn mới trong đó tập trung đầu tư TD cho các DN nhỏ và vừa, hộ sản xuất. Nâng cao chất lượng TD. Chỉ đạo phân công cán bộ TD thường xuyên bám sát các đơn vị có quan hệ TD để chủ động nắm nhu cầu vốn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đồng thời tiếp tục xử lý các món nợ còn tồn đọng. Trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và đúng quy định. Tiếp tục thực hiện huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn tăng 30% so với năm 2009. Tỷ trọng huy động từ khu vực dân cư trên 30% tổng nguồn. đặc biệt cần quan tâm đến việc huy động vốn dài hạn tại chi nhánh, nhất là cân đối nguồn vốn ngoại tệ. Hướng đầu tư thời gian tới của Chi nhánh tập trung vào các công ty cổ phần TNHH, các DN nhỏ và vừa, bắt đầu sàng lọc, hạn chế đầu tư cho các DNNN. Trong thời gian tới phải quyết tâm hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, tiếp tục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giao dịch tiên tiến như thanh toán thẻ, kết nối đường truyền. Hoàn thành việc kết nối mạng, kết nối đường truyền đảm bảo tất cả các đơn vị trực thuộc đều có máy ATM hoạt động đủ 24/24. Bên cạnh đó phải sớm triển khai và đưa chương trình World Bank vào thực hiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh và các dịch vụ thanh toán khác. Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động của Ngân hàng, xử lý những tồn tại trong công tác TD, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thu hồi những khoản nợ quá hạn, hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%, tăng lợi nhuận lãi ròng tăng 30% so với năm 2009. Đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cố gắng thoả mãn mọi nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu. tổ chức thanh toán quốc tế nhanh, kịp thời, chính xác đảm bảo chữ tín với khách hàng cũng như Ngân hàng nước ngoài. Kiện toàn công tác tiền mặt ngân quỹ, nâng cao chất lượng thông tin phòng ngừa rủi ro, tăng cường cômg tác kiểm tra kiểm toán nội bộ. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và pháp luật cho công nhân viên. Đẩy mạnh công tác tiếp thị thu hút khách hàng lớn như: các DNNN, các tổng công ty và các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu giao dịch với chi nhánh, từ đó tạo ra nguồn mở rộng tín dụng trung và dài hạn. Thu thập thông tin về khách hàng dự định đầu tư, chủ động tìm đến khách hàng có những dự án khả thi góp phần phát triển đất nước, tiến hành mở rộng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn và ngoài địa bàn quận. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN: Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và trên địa bàn nói chung. Chi nhánh đã cố gắng khắc phục những khó khăn, hạn chế hạn chế về nguồn huy động để có thể đáp ứng cao nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Đồng thời chi nhánh cũng rất chú trọng đến công tác kiểm tra xét duyệt trước khi cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản cho vay để hạn chế mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn cho các khoản vay trung-dài hạn. Nhờ vậy mà quy mô hoạt động cho vay nói chung và cho vay trung - dài hạn nói riêng của chi nhánh không ngừng được mở rộng. Trong thời gian thực tập, em đã có những hình dung về công việc ngân hàng. Hơn thế nữa, em cảm nhận được môi trường làm việc năng động, cởi mở nhưng không kém phần nghiêm túc và chuyên nghiệp của phòng kế hoạch- kinh doanh nơi mình thực tập. Ngoài ra, ban Giám đốc còn hết sức quan tâm đến nhân viên của mình, luôn sẵn sàng chỉ bảo và tổ chức các lớp tập huấn để hoàn thiện kỹ năng của nhân viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Em mong rằng trong tương lai, hoạt động tín dụng của Chi nhánh sẽ đạt được những thành công hơn nữa, nâng cao mức doanh lợi, nâng cao uy tín cho Chi nhánh trên thị trường trong nước và quốc tế. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ phòng Kế hoạch- Kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi nên trong quá trình nghiên cứu, bài viết của em không thể tránh khỏi có sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy cô giáo để bài báo cáo này được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_tham_dinh_du_an_tai_ngan_hang_506.doc
Tài liệu liên quan